Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tâm lý cho vận động viên bóng bàn trẻ của tp.hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 138 trang )


ỦY BAN NHÂN DÂN ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCH








BÁO CÁO NGHIỆM THU




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC TÂM LÝ CHO VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG BÀN
TRẺ CỦA TP. HCM






Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Lê Nguyệt Nga













Thành phố, Hồ Chí Minh
Tháng 12 / 2009
MỤC LỤC

Trang
Báo cáo nghiệm thu đề tài Bóng bàn 1
Danh sách bảng
Danh sách các chữ viết tắt
Danh sách hình
Phần mở đầu 2
Chương 1: Tổng quan 6
1.1 Lịch sử phát triển môn bóng bàn 6
1.1.1 Nguồn gốc và sự phát triển 6
1.1.2 Các giai đoạn phát triển 7
1.1.2.1 Thời kỳ Châu Âu độc tôn 7
1.1.2.2 Sự đột phá của Nhật Bản 8
1.1.2.3 Sự bùng nổ của Trung Quốc 8
1.1.2.4 Cục diện đối kháng giữa châu Âu và châu Á 8
1.1.3 Các cuộc thi đấu bóng bàn Quốc tế lớn 9
1.1.3.1 Giải Vô địch bóng bàn Thế giới 9
1.1.3.2 Cúp bóng bàn Thế giới 10
1.1.3.3 Bóng bàn trong Đại hội Olympic 10

1.1.3.4 Giải Vô địch bóng bàn châu Á và Cúp bóng bàn châu Á 10
1.1.4 Thành tích của bóng bàn Việt Nam trên đấu trường quốc tế 11
1.2 Những đặc điểm tâm lý về giáo dục thể chất ở lứa tuổi thiếu niên 12
1.2.1 Một vài đặc điểm tâm lý của tuổi thiếu niên có liên quan với những đặc
điểm phát triển thể chất 12
1.2.2 Sự phát triể
n các quá trình tâm lý nhận thức trong quá trình tập luyện thể
thao 13
1.2.3 Phát triển sự chú ý và vai trò của nó trong việc tiếp thu và thực hiện những
bài tập thể chất 15
1.2.4 Những biểu hiện và phát triển cảm xúc ý chí của thiếu niên trong thực hiện
các bài tập thể chất 15
1.2.5 Những đặc điểm nhân cách của thiếu niên và những điều cần chú ý trong
công tác huấn luyện các VĐV trẻ 17
1.3 Đặc điểm phát triển tâm lý
ở trẻ em lứa tuổi phổ thông 19
1.3.1 Đặc điểm nổi bật trong sự phát triển về chất của tâm lý trẻ em 19
1.3.2 Cơ cấu tâm lý của hoạt động thể thao 19
1.3.3 Cơ sở tâm lý của giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật 20
1.3.3.1 Độ chính xác, cường độ và độ tin cậy điều khiển các động tác và các
hành động 20

1
1.3.3.2 Đặc điểm tâm lý của công tác giảng dạy và huấn luyện kỷ thuật 20
1.4 Đặc điểm và yêu cầu tâm lý của môn bóng 21
1.4.1 Các môn bóng có đặc điểm đặc trưng là tính đối kháng cao, tình huống
thay đổi liên tục và bất ngờ 21
1.4.2 Đặc trưng thứ hai của các môn bóng là sự đa dạng về kỹ - chiến thuật 22
1.4.3 Đặc điểm thứ 3 của các môn bóng là sự căng thẳng về cảm xúc và ý chí.23
1.4.4 Đặc điểm tiếp theo của các môn bóng là sự gắng sức về thể chất 23

1.5 Huấn luyện tâm lý cho VĐV bóng bàn 24
1.6 Các công trình nghiên cứu 27
1.6.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 27
1.6.1.1 Biểu tượng vận động có thể xúc tiến nắm vững động tác kỹ thuật 28
1.6.1.2 Xây dựng bảng “tự mình yêu cầu” và “tự mình khống chế” là thủ đoạn
tốt để đánh giá trạng thái kỹ thuật thi đấu của họ
c trò 29
1.6.1.3 Những vấn đề gặp phải trước và trong thi đấu 30
1.6.1.4 Điều tra tâm lý là trợ thủ đắc lực của công việc chỉ dẫn tâm lý 30
1.6.1.5 Nhắc nhở chính diện là sự phản hồi tích cực 30
1.6.1.6 Áp dụng ‘‘tự ám thị’’ để nâng cao tâm lý thi đấu, từ đó điều khiển khống
chế khả năng 31
1.6.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 45
Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu 48
2.1 Phươ
ng pháp nghiên cứu 48
2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 48
2.1.2 Phiếu phỏng vấn 48
2.1.3 Phiếu thăm dò 67
2.1.4 Bài thử nghiệm (Test) 67
2.1.5 Kiểm tra y sinh 67
2.1.6 Kiểm tra thần kinh tâm lý 67
2.1.7 Phương pháp ghi điện não đồ 67
2.1.8 Phương pháp toán thống kê 68
2.2 Khách thể nghiên cứu 68
2.3 Địa điểm nghiên cứu 68
2.4 Thời gian nghiên cứu 68
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 69
3.1 Nội dung nghiên cứu 1: Xác định hệ thống test đánh giá năng lự
c tâm lý

của VĐV bóng bàn 69
3.1.1 Tổng hợp các tư liệu có liên quan 69
3.1.1.1 Các tài liệu tham khảo chính 69
3.1.1.2 Phân loại các bài test 71
3.1.2 Phỏng vấn các huấn luyện viên 73
3.1.3 Kiểm nghiệm độ tin cậy của các test 75

2
3.2 Nội dung nghiên cứu 2: Hiện trạng một số đặc điểm tâm lý của VĐV
bóng bàn trẻ của TP.HCM 77
3.2.1 Trạng thái tâm lý của VĐV 77
3.2.1.1 Phương pháp xác định trạng thái cảm xúc – Xan test 77
3.2.1.2 Phương pháp tự đánh giá trạng thái cảm xúc của A.WASHMAN và
D.RISH 77
3.2.1.3 Phương pháp đánh giá mức độ lo lắng của TR.SPILB EGER 77
3.2.1.4 Trắc nghiệm về một số nét tính cách: Tính lạc quan – bi quan (Mỹ) 77
3.2.2 Khí chất 77
3.2.2.1 Tìm hiểu tính cách và khí chất 77
3.2.2.2 Trắc nghiệm khí chấ
t 77
3.2.2.3 Loại hình thần kinh 77
3.2.2.4 Phương pháp xác định các tính chất của hệ thần kinh theo các dấu hiệu
biểu hiện tốc độ của các quá trình thần kinh 78
3.2.3 Năng lực trí tuệ 78
3.2.3.1 Năng lực thu nhận xử lý thông tin (Landolt) 78
3.2.3.2 Đánh giá tư duy thao tác 79
3.2.3.3 Xác định hiệu quả trí nhớ thao tác 79
3.2.3.4 Đánh giá tổng hợp các tính chất chú ý 79
3.2.3.5 Xác định khả năng phân phối chú ý 79
3.2.3.6 Trắc nghiệm hình thành khái niệm 79

3.2.3.7 Kiểm tra độ
rộng chú ý 80
3.2.3.8 Kiểm tra sự ổn định chú ý 80
3.2.3.9 Kiểm tra sự di chuyển chú ý 80
3.2.3.10 Tổng hợp kết quả nghiên cứu về năng lực trí tuệ của VĐV bóng bàn trẻ
TP.Hồ Chí Minh 80
3.2.3.11 Xây dựng tiêu chuẩn phân loại năng lực trí tuệ của VĐV bóng bàn trẻ
TP.Hồ Chí Minh 82
3.2.4 Chức năng tâm vận động 84
3.2.4.1 Phản xạ mắt – tay 84
3.2.4.2 Phản xạ mắt – chân 84
3.2.4.3 Phản xạ l
ựa chọn 84
3.2.4.4 Bốn mưới điểm vòng tròn tính theo điểm và thời gian 84
3.2.4.5 Bắt gậy cải tiến 84
3.2.4.6 Tổng hợp kết quả kiểm tra chức năng tâm vận động 85
3.2.4.7 Xây dựng bảng tiêu chuẩn phân loại chức năng tâm vận động của VĐV
bóng bàn trẻ TP.Hồ Chí Minh 86
3.2.4.8 So sánh với một số kết quả nghiên cứu của các tác giả khác 87
3.2.5 Nổ lực ý chí 87
3.2.5.1 Hoài bảo đạt thành tích th
ể thao 87

3
3.2.5.2 Sự nổ lực ý chí để đạt mục đích (Endoraph) 88
3.2.5.3 Thăm dò ý chí chiến thắng 88
3.2.5.4 Cảm xúc tranh đua thể thao 88
3.2.5.5 Phương pháp xác định thông số Torremor (độ run) 89
3.2.5.6 Tự đánh giá cá nhân 89
3.2.5.7 Thị trường 89

3.2.5.8 Kết quả kiểm tra điện não đồ 89
3.3 Nội dung nghiên cứu 3: Một số biện pháp nâng cao năng lực tâm lý cho
VĐV bóng bàn trẻ 90
3.3.1 Đối với đội ngũ HLV 90
3.3.1.1 Đánh giá hiện trạng nhân thức c
ủa HLV về một số phương pháp huấn
luyện tâm lý 90
3.3.1.2 Nội dung nâng cao kiến thức về tâm lý học cho HLV và HDV bóng bàn
trẻ TP.HCM 93
3.3.1.3 Tìm hiểu tâm lý của VĐV bóng bàn trẻ TP.HCM 94
3.3.2 Phương pháp tác động bằng ngôn ngữ 96
3.3.2.1 Phương pháp trao đổi khích lệ 96
3.3.2.2 Phương pháp thuyết phục 97
3.3.2.3 Phương pháp dẫn giải 97
3.3.2.4 Phương pháp ám thị và gợi ý 97
3.3.2.5 Phương pháp phê bình 97
3.3.2.6 Phương pháp hài hước 97
3.3.3 Bài tập chuyên môn 98
3.3.3.1 Lựa chọn một số bài tậ
p chuyên môn bóng bàn phát triển khả năng chú ý
của VĐV bóng bàn trẻ 98
3.3.3.2 Tiến hành thực nghiệm 100
3.3.4 Huấn luyện ý chí và điều tiết cảm xúc 100
3.3.4.1 Phương pháp điều tiết cảm xúc bằng hoạt động thân thể 100
3.3.4.2 Phương pháp tác động bằng hoàn cảnh 100
3.3.4.3 Phương pháp tác động bằng hành vi và biểu lộ tình cảm 101
3.3.4.4 Các bài tập rèn luyện khả năng ổn định cảm xúc thi đấu và các bài tập
tăng độ khó trong huấn luy
ện chuyên môn 102
3.3.5 Huấn luyện biểu tượng 102

3.3.5.1 Biểu tượng vận động có thể xúc tiến nắm vững động tác kỹ thuật. 102
3.3.5.2 Các bài tập dùng trong huấn luyện biểu tượng 103
3.3.6 Liệu pháp xoa bóp hồi phục 103
3.3.6.1 Cơ sở sinh lý của xoa bóp 104
3.3.6.2 Xoa bóp hồi phục 107
3.4 Nội dung nghiên cứu 4: Đánh giá hiệu quả của hệ thống các bài tập
trong việc phát triển năng lực tâm lý cho VĐV bóng bàn trẻ TP.HCM 108

4
3.4.1 Tìm hiểu tâm lý VĐV 108
3.4.1.1 VĐV tự mình yêu cầu và và tự mình khống chế 108
3.4.1.2 Những vấn đề gặp phải trước và sau thi đấu 109
3.4.1.3 Điều tra tâm lý VĐV 112
3.4.1.4 Ghi nhớ hành vi của HLV(điểm) 116
3.4.2 Sự phát triển các tính chất của hệ thần kinh theo các dấu hiệu biểu hiện tốc
độ của các quá trình thần kinh 116
3.4.3 Năng lực trí tuệ 117
3.4.4 Huấn luyện biểu tượng 121
3.4.5 Sự biến đổ
i nhịp tim, huyết áp và cảm giác của VĐV khi có sử dụng liệu
pháp xoa bóp hồi phục và không sử dụng liệu pháp xoa bóp hồi phục 123
3.4.5.1 Sự biến đổi của nhịp tim sau buổi tập 123
3.4.5.2 Sự biến đổi huyết áp 123
3.4.5.3 Cảm giác của VĐV sau buổi tập 124
Kết luận và kiến nghị 130
Kết luận 130
Kiến nghị 131
Phụ lục 88 trang trong đó 35 bảng
Tài liệu tham khả
o 7 trang


5

1
BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI BĨNG BÀN
__________________

¾ Tên đề tài : “Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực
tâm lý cho vận động viên bóng bàn trẻ của Thành phố Hồ Chí Minh”
¾ Chủ nhiệm đề tài : PGS-TS Lê Nguyệt Nga
¾ Cơ quan chủ trì : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM.
¾ Thời gian thực hiện đề tài : Từ tháng 12/2006 tới tháng 06/2009 (theo
Phụ lục hợp đồng số 328/HĐ-SKHCN ngày 28 tháng 12 năm 2006)
¾ Kinh phí được duyệt : 192.000.000 đ
(Theo TB số 290/TB Sở KHCN ngày
22/12/2006)
Bổ sung : 58.000.000 đ (Theo Phụ lục hợp đồng NCKH và TKCN số
328/HD-SKHCN ngày 28/12/2006).
Tổng số : 250.000.000 đ
¾ Kinh phí đã cấp : 120.000.000 đ (Theo TB số 290/TB-SKHCN ngày
22/12/2006)
110.000.000 đ (Theo TB số 219/TB-SKHCN ngày 04/11/2008)
Tổng số : 230.000.000 đ
 Mục tiêu : Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tâm lý của VĐV bóng bàn nói
chung và của VĐV bóng bàn trẻ TP.HCM nói riêng. Xây dựng hệ thống
đánh giá năng l
ực tâm lý và hệ thống các bài tập nhằm nâng cao năng lực
tâm lý cho VĐV góp phần nâng cao thành tích của bóng bàn TP.HCM.
 Nội dung :
1. Xác định hệ thống test đánh giá năng lực tâm lý của VĐV bóng bàn.

2. Hiện trạng một số đặc điểm tâm lý của VĐV bóng bàn trẻ của
TP.HCM.
3. Một số biện pháp nâng cao năng lực tâm lý cho vận động viên Bóng
bàn trẻ.
4. Đánh giá hiệu quả của hệ thống các bài tập trong việc phát triển năng
lự
c tâm lý.
 Những nội dung thực hiện Giai đoạn 1 :
Cơng việc dự kiến Cơng việc thực hiện
1. Xây dựng được hệ thống các test kiểm tra tâm lý VĐV
bóng bàn trẻ TP.HCM.
Đã hồn thành
2. Thực trạng một số đặc điểm tâm lý của VĐV bóng bàn
trẻ TP.HCM
Đã hồn thành
3. Thực ngiệm các bài tập bóng bàn phát triển khả năng Đã hồn thành

2
tâm lý của VĐV
4. Kiểm tra đánh giá sự phát triển một số chức năng tâm lý
sau thời gian thực nghiệm.
Đã hoàn thành
5. Nội dung bồi dưỡng nâng cao kiểm thức cho HLV. Đã hoàn thành
 Sản phẩm của đề tài :
1. Xây dựng được hệ thống đánh giá năng lực tâm lý cho các VĐV bóng
bàn trẻ (bao gồm các test và tiêu chuẩn đánh giá).
2. Xây dựng được những bài tập nâng cao năng lực tâm lý cho VĐV bóng
bàn trẻ.
3. Thông tin về đặc điểm tâm lý VĐV bóng bàn trẻ TP.HCM.


PHẦN MỞ ĐẦU

Bóng bàn là môn thể thao mang tính quần chúng rộng rãi, dễ phát triển vì
trang thiết bị đơn giản, thích hợp với thể chất của mọi người, mọi lứa tuổi,
nam nữ nhất là thanh thiếu niên. Bóng bàn cũng là môn thể thao Việt Nam ta
đã có truyền thống, có lịch sử phát triển sớm, có thành tích ở thế giới, Châu
Á, Đông Nam Á…, nên đã được ngành TDTT coi là môn thể thao mũi nhọn ở
VN. Tại TP.HCM bóng bàn cũng là một trong các môn thể thao trọng đ
iểm.

Bóng bàn là môn thể thao mang tính kỹ năng, kỹ xảo và nghệ thuật cao và
cũng là môn thể thao đối kháng khác sân có lưới ngăn cách đối thủ. Bàn và
bóng đều nhỏ, nhẹ, tác động của lực vào bóng phải qua vợt sao cho bóng
chuyển động nhiều phương, chiều tới các địa điểm chạm bàn khác nhau. VĐV
bóng bàn thường biến hoá tốc độ, độ xoáy khác nhau nhằm mục đích đối
phương không phán đoán được
đường bóng, điểm rơi, hướng sau chạm bàn,
đối phó không kịp, thất lỡ hỏng nhiều để ta được điểm, thắng ván, thắng trận.
Muốn giành thắng lợi, VĐV phải đạt được năng lực thi đấu cao vế các mặt kỹ
thuật, chiến thuật, thể lực và tâm lý… VĐV bóng bàn gặp nhiều đối thủ khác
nhau, quả bóng mình đánh sang là quả bóng mà do đối phương khống chế
điểm rơi, xoáy, tốc độ, sức mạnh nên càng dễ tạo ra sự phức tạp trong ý thức
tâm lý, tư tưởng của VĐV trong lúc đánh bóng.

Bóng bàn là môn vận động đối kháng hai bên thi đấu kỹ thuật, đọ sức
chiến thuật. Trong quá trình ấy cũng lại là đọ sức và thi đấu về chính trị và tư
tưởng, ý chí phẩm chất, tác phong. Thắng bại của thi đấu tất nhiên quyết định
bở
i 2 bên thực lực kỹ thuật mạnh yếu, vận dụng chiến thuật đúng sai, đồng
thời trong quá trình ấy lại còn quyết định ở trạng thái tinh thần tốt xấu. Muốn

giành thắng lợi thi đấu cần có kỹ thuật tốt, nhưng đó mới chỉ là khả năng
giành thắng lợi. Muốn thực hiện khả năng này cần phải phát huy tính năng
động chủ quan củ
a con người. Nỗ lực chủ quan, trong điều kiện nhất định có

3
thể trở thành tác dụng có tính quyết định thắng lợi. Lúc này tinh thần biến
thành lực lượng vật chất to lớn. Trong thi đấu bóng bàn thường diễn ra tình
trạng VĐV trình độ yếu hơn nhưng do tâm lý vững vàng mà biến thành mạnh,
thậm chí giành chiến thắng. Ngược lại, VĐV có trình độ mạnh hơn nhưng do
tâm lý thiếu vững vàng, mắc sai lầm mà trở thành yếu, thậm chí bị thua. Hai
VĐV có trình độ tương đươ
ng thì yếu tố tâm lý càng có ý nghĩa quyết định
phân thắng bại. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả yếu tố tâm lý có
khi tác động tới 90% kết quả thi đấu.

Thi đấu bóng bàn cũng như thi đấu các môn khác giống như các cuộc
chiến tại chiến trường: “ tướng lĩnh phải có mưu trí, binh lính phải có lòng
dũng cảm”, HLV có mưu lược, suy tính kỹ càng, chỉ huy một cách bình tĩnh;
VĐV phải có gan dám đánh dám
đấu, bền gan vững trí, coi thường nguy
hiểm, hăng hái mạnh bạo, tranh thủ từng trái bóng, giữ vững trạng thái tâm lý
tốt mới có thể phát huy được tiềm năng tối đa, tranh thủ thành tích tốt nhất.

Quá trình huấn luyện thể lực, kỹ chiến thuật và thi đấu – phẩm chất ý chí
luôn biểu hiện giữa 2 mặt có quan hệ với nhau và đối lập lẫn nhau, giữa mặt
tốt và mặt xấu c
ủa cá nhân như giữa sự dũng cảm và sự sợ hãi, giữa lòng tin
và sự dao động, giữa tính cương nghị kiên nhẫn và sự nhu nhựơc yếu ớt… rèn
luyện ý chí phẩm chất cho VĐV phải dựa trên cơ sở phát triển phẩm chất ý

chí cá nhân phải căn cứ vào những ưu nhựơc điểm của mình để bổ khuyết.
Như trong huấn luyện thể lực các bắp cơ
bị căng thẳng mệt mỏi… nếu kiên trì
khắc phục thì ý chí sẽ được rèn luyện. Trong huấn luyện kỹ chiến thuật: luyện
đánh chuẩn xác cao hàng trăm quả trở lên chân tay mỏi, mắt hoa nếu kiên trì
dần sẽ quen. Khi thi đấu gặp đối phương đánh bóng dai không sợ không ngại,
dám có ý chí chiến thắng. Trong huấn luyện chiến thuật thi đấu phải rèn luyện
tinh thần luôn chấp hành chiến thuật đã
định, từng quả đánh phải luôn suy
nghĩ rút kinh nghiệm. Huấn luyện thể lực và kỹ thuật bóng bàn ngoài phát
triển các tố chất như sức mạnh, sức bền , sức nhanh, khéo léo… còn nhằm
làm cho VĐV bóng bàn phát triển năng lực quan sát, về sự chú ý, ký ức, tư
duy của VĐV.

Ngày nay với xu thế phát triển của bóng bàn thế giới “càng tăng cường
tranh giành tích cực chủ động, đặc biệt trên cơ s
ở kỹ thuật toàn diện, sở
trường mũi nhọn đột xuất, chiến thuật biến hoá đa dạng.” Và với sự thay đổi
các quy tắc của ITTF (tháng 10/ 2000 đường kính quả bóng từ 38 mm đổi
thành 40 mm, trọng lượng từ 2,5 gr thành 2,7 gr; tháng 9/ 2001 thi đấu bóng
bàn mỗi ván từ 21 điểm thành chế độ 11 điểm; tháng 9/ 2002 thi đấu bóng bàn
chấp hành qui định giao bóng không được che chắn) càng đòi hỏi VĐV phải

4
có ý chí mạnh mẽ hơn trước rất nhiều, không có ý chí mạnh rất dễ thất lỡ mất
điểm đáng tiếc.

Thành tích thể thao ngày càng được nâng cao, việc huấn luyện cho VĐV
bên cạnh sự chuẩn bị về kỹ thuật, thể lực, chiến thuật thì việc chuẩn bị tâm lý
cho VĐV ngày càng đóng vai trò quyết định. Khoa học thể thao hiện đại cũng

như thực tế ch
ứng minh ngày nay các VĐV trên thế giới đã có sự đồng đều về
mặt thể lực, kỹ chiến thuật, hơn kém nhau chênh lệch không bao nhiêu, yếu tố
tâm lý trở thành quyết định thắng thua.Với các VĐV có cùng trình độ, điều
kiện, chế độ tập luyện… thì tâm lý của VĐV sẽ là yếu tố quyết định thắng
thua trong thi đấu. Tâm lý được xem là yếu tố quyết định đến 90% trong thi
đấ
u (Grosser, M ; Starischa, S – 1982).

Tâm lý không chỉ điều kiển hành động, giúp con người thích nghi và tồn
tại trong những điều kiện hoạt động bình thường mà tâm lý còn có khả năng
huy động kích phát các khả năng thể chất và tinh thần tiềm tàng để con người
có thể thực hiện được những hành động phi thường [ Đỗ Vĩnh – 60]

Các phương pháp chuẩn đoán tấm lý giúp HLV phân biệt được những
phẩm chất ý chí, trí tuệ, trạng thái cả
m xúc là những thành phần có tính linh
hoạt cao. Nhờ đó mà HLV dự đoán được mức độ tin cậy trong thi đấu của
VĐV cũng như hành vi của VĐV trong những tình huống khác nhau.

Mục đích công tác huấn luyện tâm lý trong thể thao là góp phần nâng cao
trình độ thể thao trên cơ sở phát triển các phẩm chất tâm lý cần thiết cho
VĐV.

Trong huấn luyện tâm lý người ta sử dụng các bài tập tâm lý để làm
phương tiện. Bài tập tâm lý là quá trình l
ập lại nhiều lần hành động vận động
dưới các nhiệm vụ khác nhau với các mục đích nâng cao hoạt tính của các
biểu hiện tâm lý cần thiết cho VĐV. Nội dung và các hình thức bài tập tâm lý
được xác định bằng nội dung của môn thể thao chuyên sâu và hình thức các

biểu hiện tâm lý chuyên môn của các VĐV. Huấn luyện tâm lý thi đấu được
tổ chức và thực hiện trong suốt quá trình tập luyện, đồng thời cả trong khi
chu
ẩn bị trực tiếp cho một cuộc thi đấu cụ thể.

Trong những năm gần đây khi Việt Nam tham gia trở lại đấu trường
SEAGames, bóng bàn cũng giành được nhiều thành tích như Nguyễn Mạnh
Cường 2 lần giành huy chương Vàng đơn nam và Nguyễn Tuấn Quỳnh 1 huy
chương vàng SEAGames 23 tổ chức ở Việt Nam. Nhưng nhìn chung bóng

5
bàn Việt Nam vẫn phát triển chưa bắp kịp trình độ thế giới cũng như châu lục.
Ở khu vực với xu hướng nhập khẩu các VĐV Trung Quốc của các nước
Singapo, Indonexia, Malaixia hay Philippin thì việc giành huy chương vàng
của các VĐV bòng bàn Việt Nam ngày càng trở nên khó khăn.

Đối với các VĐV bóng bàn trẻ, đây là giai đoạn huấn luyện chuyên
môn hóa, đồng thời đây cũng là giai đoạn mẫn cảm với các t
ố chất thể lực,
tâm sinh lý như: năng lực vận động phát triển nhanh, xuất hiện hứng thú lớn
với các hoạt động tập luyện, sẵn sàng học tập, trạng thái sẵn sàng lập thành
tích, có ý thức tự giác. Việc tận dụng thời kỳ mẫn cảm của các tố chất thể lực
cũng như các năng lực tâm lý của thời kỳ này rất quan trọng trong quá trình
hu
ấn luyện nhiều năm của các VĐV bòng bàn và không nằm ngoài quy luật
tâm sinh lý lứa tuổi. Đây cũng là giai đoạn đi vào chuyên môn hóa, định hình
các kỹ thuật cũng như định hình tích cách, bản lĩnh của VĐV.

Nghiên cứu tâm lý trên đối tượng các VĐV các môn bóng ở nước ta
khá mới mẻ, một vài nghiên cứu chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu một số phẩm

chất tâm lý của các VĐV các môn bóng chưa có công trình nào nghiên c
ứu
sâu về năng lực tâm lý của VĐV bóng bàn.

Thành phố Hồ Chí Minh đã có sự đầu tư mạnh mẽ cho công tác nghiên
cứu khoa học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu góp phần nâng cao thành
tích thể thao như các đề tài về bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội, tennis, chạy cự
ly ngắn và nhảy cao, xe đạp thể thao đường trường, thể dục thể hình, cầu
lông…Đặc biệt về môn bóng bàn có đề tài cấp thành phố của c
ử nhân Nguyễn
Trọng Trúc “Nghiên cứu chương trình huấn luyện và hệ thống đánh giá
trình độ tập luyện VĐV bóng bàn trẻ trong giai đoạn chuyên môn hóa sâu
(12 – 14 tuổi)”.

Tuy nhiên theo thông tin chúng tôi được biết cho tới nay chưa có công
trình nào đi sâu vào nghiên cứu về năng lực tâm lý của VĐV bóng bàn của
TP.HCM. Với những lý do nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tâm lý cho vận
động viên bóng bàn trẻ củ
a thành phố Hồ Chí Minh” Trên cơ sở nghiên cứu
đặc điểm tâm lý của VĐV bóng bàn nói chung và của VĐV bóng bàn trẻ
TP.HCM nói riêng, xây dựng hệ thống đánh giá năng lực tâm lý, một số biện
pháp (trong đó có các bài tập chuyên môn bóng bàn) nhằm nâng cao năng lực
tâm lý cho VĐV góp phần vào việc đào tạo lực lượng dự bị cho VĐV bóng
bàn cấp cao của thành phố, để nâng cao thành tích của bóng bàn TP.HCM.


6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG BÀN
1.1.1 Nguồn gốc và sự phát triển.

Bóng bàn là môn thể thao có lịch sử từ lâu đời và được rất nhiều người ưa
thích. Về nguồn gốc của nó cho đến nay vẫn còn có nhiều quan điểm tranh
luận rất khác nhau, song quan điểm nghiêng về môn bóng bàn xuất hiện sớm
nhất tại đảo quốc sương mù.
Vào khoảng 1890, một VĐV Anh quốc mang từ Mỹ về
một một quả
bóng được chế tạo bằng Xenlulo rỗng bên trong và dùng làm bóng đánh trên
bàn. Do loại bóng này có độ nảy lớn, khi đánh xuống bàn phát ra tiếng kêu
“ping,pông ”nên có người đặt tên cho nó là “bóng ping pông”.
Theo Wikipedia (cập nhật 2009), Bóng bàn có nguồn gốc từ nước Anh,
vốn là một trò giải trí sau giờ ăn tối của giới thượng lưu dưới thời Nữ hoàng
Victoria của thập niên 1880.
Sự phổ biến của trò chơi này đã đưa đến việc các nhà sản xuất trò chơi
điện tử (electronic game) bán những dụng cụ thi đấu nhằm mục đích thương
mại. Âm thanh tạo ra trong lúc chơi các trò này được đặt cho các tên như
"whiff whaff" và "ping pong". Cái tên Ping pong được sử dụng rộng rãi trước
khi công ty J. Jaques & Son Ltd của Anh đăng kí bản quyền vào năm 1901.
Cái tên ping pong từ đó được dùng cho những trận đấu sử dụ
ng dụng cụ thi
đấu Jaques rất đắt tiền. Một tình trạng tương tự xảy ra ở
Hoa Kỳ nơi mà
Jaques đã bán quyền sử dụng tên ping pong.
Đầu thế kỷ 20, môn bóng bàn được phát triển ở Trung Âu và một số
quốc gia khác ở châu Á, đặc biệt là Nhật Bản. Tiếp đó lan sang các nước ở
châu Phi, châu Mỹ làm cho môn thể thao này phát triển mạnh trên phạm vi
toàn Thế giới.
Bóng bàn bắt đầu phát triển và phổ biến từ năm 1901 khi những cuộc

đấu bóng bàn được tổ chức, những cuốn sách viết về bóng bàn bắ
t đầu xuất
hiện, và một giải vô địch thế giới không chính thức được tổ chức vào năm
1902. Năm 1921 Tổ chức Bóng bàn được thành lập ở Anh, và Liên đoàn
Bóng bàn Thế giới (ITTF) được thành lập tiếp theo năm 1926.
London là chủ
nhà đầu tiên của giải vô địch thế giới năm 1927. Bóng bàn được chính thức
trở thành môn thi đấu ở
Thế vận hội 1988.

7
Sự thành lập liên đoàn bóng bàn Thế giới
Sau đại chiến TG lần thứ nhất 1918 các cuộc thi đấu và giao lưu môn
bóng bàn ngày một tăng. Các dụng cụ bóng bàn ngày càng đổi mới làm cho
kỹ thuật BB có cơ hội tiến bộ nhanh chóng. Trong bối cảnh như vậy cần thiết
phải thành lập một tổ chức thể thao thống nhất mang tính Quốc tế để thuận
tiện cho việc giao lưu rộng rãi và chính quy trên toàn Thế
giới.
Với sự khởi xướng và vận động của Anh quốc và một số Quốc gia châu
Âu khác, đến 12-1926 tại Luânđôn đã khai mạc Đại hội Liên đoàn BB Quốc
tế lần I. Đại hôi đã thông qua nghị quyết và chương trình chính thức thành lập
Liên đoàn các hội bóng bàn Quốc tế _ gọi tắt là Liên đoàn BB Quốc tế ITTF.

1.1.2 Các giai đoạn phát triển.

Nếu cuối thế kỷ 19 môn BB m
ới chỉ dừng lại ở một trò chơi giải trí thì đến
thế kỷ 20 đã dần trơt thành một môn thể thao được thi đấu theo luật quy định.
Từ cuộc thi Vô địch BB Thế giới tổ chức 1926 đến nay sự phát triển của môn
BB có thể tóm tắt như sau:


1.1.2.1 Thời kỳ châu Âu độc tôn.

BB bắt nguồn từ châu Âu rồi lan truyền khắp thế giới thì việc trước nh
ững
năm 50 của thế kỷ 20 các VĐV châu Âu hầu như làm mưa làm gió trên các
giải BB thế giới, giành phần lớn ngôi vị quán quân là điều dễ hiểu.

Năm 1902, người Mỹ phát minh ra mặt vợt cao su đã làm thay đổi phần lớn
kỹ chiến thuật trong BB, do mặt cao su có độ đàn hồi, độ ma sát tốt hơn so
với mặt vợt gỗ đã tạo ra sự thay đổi về độ xoáy và m
ột số cách đánh mới.
Thời kỳ này, tư tưởng chủ đạo về kỹ chiến thuật của các VĐV là coi trọng
phòng thủ, coi nhẹ tấn công, lấy phòng thủ chắc chắn làm nguyên tắc cơ bản,
làm cho trận đấu kéo dài vô nghĩa, mât hứng thú của khán giả.

Để thay đổi tình trạng này, ITTF đã quyết định sửa đổi luật: tăng chiều rộng
bàn bóng, hạ thấp chiều cao lướ
i, quy định thời gian thi đấu của mỗi ván
đấu
Biện pháp này đã cổ vũ và phát huy được lối đánh tấn công đẹp mắt, tăng
nhanh nhịp độ thi đấu và trong chừng mực nào đó đã hạn chế được cách đánh
phòng thủ tiêu cực.



8
1.1.2.2 Sự đột phá của Nhật Bản.

Đầu những năm 50 của thế kỷ 20, người ta đã cải tiến vợt và sử dụng mặt vợt

mút xốp. Loại vợt này mặt vợt có tính đàn hồi và phản lực tốt, tốc độ bóng
đánh đi tăng lên thuận lợi cho cách đánh tấn công. Năm 1952 lần đầu tiên
VĐV Nhật Bản đã sử dụng lo
ại vợt này trong thi đấu giải Vô địch Thế giới
với cách đánh vụt bóng xa bàn kết hợp với di chuyển nhanh đã dễ dàng giành
được 4 HCV và chuyển ưu thế môn BB về với châu Á.
1.1.2.3 Sự bùng nổ của Trung Quốc.

Đầu những năm 50 của thế kỷ 20 Trung Quốc đã tham gia một số cuộc giải
thi đấu lớn của Thế Giới. Nhờ việc tổng kết, tích lũy kinh nghiệ
m, nghiêm túc
huấn luyện kỹ thuật cơ bản và thể lực nên trình độ các VĐV bóng bàn của họ
nhanh chóng tiến bộ vượt bậc.

Năm 1959 TQ giành được chức VĐ đơn nam Thế giới.

Năm 1961 họ giành chức VĐ đồng đội nam.

Trong 3 giải Vô địch BB Thế giới liên tiếp: 26,27,28 các VĐV Trung Quốc
giành được hơn nửa trên tổng số HCV.

Trong thi đấu Quốc tế, Trung Quốc giành ưu th
ế áp đảo và hiện nay họ đã trở
thành một cường quốc Bóng bàn được cả Thế giới thừa nhận. (Phải chăng luật
bóng bàn Quốc tế sửa đổi thay đổi từ séc 21 xuống 11 là để hạn chế sự thống
trị của các VĐV Trung Quốc trên Thế giới_Đó là ý kiến riêng của tôi)
1.1.2.4 Cục diện đối kháng giữa châu Âu và châu Á.

Bước vào thập kỷ 70, các VĐV châu Âu qua nhiề
u năm thăm dò, tìm kiếm đã

sáng tạo ra 2 cách đánh tiên tiến là: Lấy tấn công nhanh là chính kết hợp với
cắt bóng và cách đánh lấy cắt bóng là chính kết hợp với tấn công nhanh. Kết
hợp chặt chẽ độ xoáy với tốc độ, đồng thời sử dụng cách đánh tấn công gần
bàn.
Sự học hỏi, giao lưu lẫn nhau giữa châu Âu và châu Á làm cho kỹ chiến thuật
của môn BB đạt được trình
độ cao mới và ngày càng hoàn thiện.
Hiện nay các nước như Thụy Điển, Hungari, Croatia, Nga, Đức, Áo của
châu Âu và các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên,
(và cả Việt Nam!!!!) của châu Á trình độ thực lực tương đương nhau. Do đó
trong những trận đấu quan trọng rất khó đoán được ai thắng thua, và sự cạnh
tranh giữa 2 châu lục càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.

9
1.1.3 Các cuộc thi đấu bóng bàn Quốc tế lớn.

1.1.3.1 Giải Vô địch bóng bàn Thế giới.

Là cuộc thi đấu Quốc tế được tổ chức sớm nhất, có ảnh hưởng lứon nhất và
trình độ cao nhất.

Từ giải Vô địch BB thế giới lần thứ nhất 1926 đến nay giải đã tổ chức được
42 lần, trong đó các nước châu Âu giành quyền đăng cai 32 lần.

Giải VĐTG có 10 n
ội dung, đó là:

- Đồng đội nam.

- Đồng đội nữ.


- Đơn nam.

- Đơn nữ.

- Đôi nam.

- Đôi nữ.

- Đôi nam nữ.

- Thi đấu các cây vợt xuất sắc.

- Thi đấu an ủi, động viên (đơn nam, đơn nữ không có thưởng)

1.1.3.2 Cúp bóng bàn Thế giới.

Là cuộc thi đấu quan trọng do Liên đoàn BB Thế giới tổ chức, mỗi năm 1 lần.
Cúp này quy định chỉ có 16 VĐV tham gia thi
đấu. Tư cách VĐV được tham
gia đó là:
• Các VĐV ưu tú Thế giới do Liên đoàn công bố.
• Các VĐV vô địch đánh nội dung đơn của các châu lục.
• Vô địch đơn của Liên đoàn BB nước đăng cai tổ chức.

10
Thể thức thi đấu chỉ tiến hành một nội dung duy nhất là đánh đơn.
1.1.3.3 Bóng bàn trong Đại hội Olympic

Tại các kỳ Đại hội Olimpic, môn BB là một trong các nội dung thi đấu chính

thức, do đó các nước tham gia đều có thể đăng ký tham gia tranh chức Vô
địch của Đại hội về môn BB.

1.1.3.4 Giải Vô địch bóng bàn châu Á và Cúp bóng bàn châu Á.

Đây là 2 cuộc thi đấu bóng bàn quan trọng nhất của khu vực châu Á
¾ Giải Vô địch bóng bàn châu Á hình thành từ năm 1972 và cứ 2 năm
tổ chức 1 lần.
¾ Cúp bóng bàn châu Á bắt đầu năm 1983 và mỗi năm tổ chức 1 lần.
Cúp này được tổ chức theo phương thức Cúp bóng bàn Thế giới, chỉ thi đấu 1
nội dung đơn.
Đến cuối năm 2000, ITTF đã thay đổi một vài luật thi đấu. Đầu tiên,
quả bóng cũ, đường kính 38 mm, được chính thức thay thế bằng quả bóng 40
mm. Điều này làm mở rộng sức cản không khí của quả bóng và giảm tốc độ
trậ
n đấu. Vào thời điểm đó, các tay vợt bắt đầu mở rộng độ dày của lớp cao
sau dưới cây vợt, làm cho trận đấu sẽ trở nên nhanh hơn, và rất khó có thể coi
được trên TV. Thứ hai, ITTF thay đổi từ hệ thống ván đấu 21 điểm xuống 11.
ITTF cũng đổi luật giao bóng để tránh việc vận động viện giấu bóng trong khi
giao để kéo dài độ dài đường bóng, và cũng để giảm bớt sự phụ thuộc vào
việc giao bóng.
1.1.4 Thành tích của bóng bàn Việt Nam trên đấu trường quốc tế
Trước năm 1975, bóng bàn
Việt Nam Cộng hoà đã từng giành giải vô
địch châu Á năm 1957 (tại
Manila, Philippines) và 1958 (tại Tokyo) với Mai
Văn Hoà, Lê Văn Tiết, Trần Cảnh Được, Trần Văn Liệu , và luôn đứng đầu
khu vực
Đông Nam Á trong những năm 1960-1969.
Năm 1953 đội tuyển nữ miền nam (lứa của Nguyễn Kim Hằng) đứng

thứ 2 châu Á.
Năm 1959, tại Giải vô địch thế giới ở
Dortmund (Đức), đội tuyển nam
Việt Nam Cộng hoà xếp hạng 3 thế giới.

11
Sau năm 1975, do chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố mà bóng bàn Việt
Nam không còn được quan tâm đào tạo như trước, nên đã trở nên yếu hơn rất
nhiều và đang dần tụt hậu.
Năm 1993, Việt Nam trở lại đấu trường khu vực, SEA Games 17 với
mục tiêu học hỏi và đã giành được chiếc huy chương vàng đồng đội nữ (Trần
Thu Hà và Nhan Vị Quân).
Năm 1995, 1997, 1999, 2001 và 2003, bóng bàn Việt Nam giữ ch
ức vô
địch đơn nam Đông Nam Á tại các kì SEA Games, với lứa vận động viên Vũ
Mạnh Cường, Trần Tuấn Quỳnh.
Từ năm 2002 đến nay, với sự tiến bộ ngày càng mạnh mẽ của các tay
vợt
Indonesia, Philippines, Thái Lan, đồng thời với trào lưu nhập quốc tịch
cho các vận động viên Trung Quốc - một cường quốc bóng bàn thế giới - của
Singapore, Malaysia đã khiến cho bóng bàn Việt Nam gần như mất dần vị thế
ngay cả ở đấu trường khu vực nhỏ nhất. Tại SEA Games 23 (
Bacalod,
Philippines), Singapore đã thống trị và Việt Nam ra về trắng tay.
Năm 2004, khi Liên đoàn Bóng bàn Thế giới quyết định cấp cho vùng
Đông Nam Á một suất tham dự
Thế vận hội 2004 tại Athena, Đoàn Kiến
Quốc đã xuất sắc vượt qua vòng loại khu vực để đặt chân lên đấu trường lớn
nhất thế giới. Tuy nhiên đây là sân chơi quá tầm, Quốc đã thua ngay trận đầu
tiên trước Yang Min (của

Ý) 1-4.
Hàng năm, khoảng tháng 7-8, luôn có giải bóng bàn Cây vợt vàng
(Golden Racket) thu hút nhiều vận động viên tham dự. Tuy chưa đến tầm cỡ
một giải Pro Tour của ITTF, nhưng nhiều tay vợt nổi tiếng cũng đã từng đến
với Cây vợt vàng như Mã Lâm, Joo Se Hyuk Đáng tiếc là các tay vợt Việt
Nam hầu như chưa bao giờ giành được chiếc huy chương vàng đơn cả. Đây là
giải đấu với mục đích họ
c tập. Năm 1992, Cúp bóng bàn Thế giới cũng được
tổ chức ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo

Thành tích bóng bàn của TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh sau giải phóng là nơi phong trào bòng bàn phát
triển mạnh nhất nước, nơi đã đào tạo nhiều VĐV nổi tiếng. Đội tuyển thành
phố luôn đứng đầu cả nước trong các kỳ tranh tài. VĐV Trần Anh Tuấn đã
từng vô địch 7 năm liên tục từ năm 1981 đến năm 1986, và 3 năm liên tục từ
1988 đến 1992. Nhan Vị Quân…. trong thời kỳ hoàng kim gần như không có

12
đối thủ. VĐV Nguyễn Mai Thy đã từng vô địch quốc gia năm 1999 và năm
2003. Tuy nhiên trong khoảng 5 năm gần đây, bóng bàn thành phố tuy vẫn
đứng đầu toàn quốc nhưng thực chất chỉ tập trung vào thành tích của đội nữ
và 2 cá nhân VĐV Mai Xuân Hằng và Mai Hoàng Mỹ Trang, còn các VĐV
đã bị giảm sút rất nhiều, thậm chí có lúc không nằm trong 8 đội đứng đầu,
không có một HCV, HCB, HCĐ nào cả. Lòng tin có ý chí vươn lên của các
VĐV nam đã bị
giảm sút. Thành tích đội tuyển nam đã bị một số trung tâm
bóng bàn mạnh trong cả nước vượt qua như Khánh Hòa, Hà Nội, Hải Dương,

Quân đội… Thành tích đội tuyển bóng bàn nữ tuy còn duy trì được thứ hạng
cao nhưng khoảng cách so với các trung tâm mạnh như Hà Nội, Quân
Đội…không còn như trước.

1.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở LỨA
TUỔI THIẾU NIÊN

1.2.1 Một vài đặc đi
ểm tâm lý của tuổi thiếu niên có liên quan với những
đặc điểm phát triển thể chất.
Thiếu niên đã bắt đầu tự nhận thấy thẹn thùng, rụt rè, e lệ (đặc biệt là
nữ). Những em đó trong giờ thể thao thường từ chối thực hiện các động tác
phức tạp sợ bạn bè chê cười. Trong trường hợp đó cần phải làm việc riêng với
từng em, cho các em đ
ó những bài tập không phức tạp nhằm phát triển vể đẹp
và cân đối. Nếu trong giai đoạn phát triển cơ thể nhanh và phức tạp này, vẻ
đẹp duyên dáng cân đối và mềm dẻo của các động tác không được phát triển
thì sự vụng về đặc trưng cho lứa tuổi thiếu niên có thể sẽ bị lưu lại trong suốt
cuộc đời. Cần chú ý là ở lứa tuổi 14- 16 khả năng tiế
p thu động tác phức tạp
kém hơn ở lứa tuổi 12 – 13.
Ở lứa tuổi 11 – 15, nhịp độ phát triển của nhịp tim vượt nhịp độ phát
triển của toàn thân. Trọng lượng của tim tăng lên hơn 2 lần còn trọng lượng
của cơ thể chỉ tăng 1,5 lần. Công suất hoạt động của tim vượt sự phát triển
của đường kính các mạch máu nên khi tập huyết áp thường tă
ng cao. Thêm
vào đó, sự tăng cường hoạt động của tuyến yên có thể gây nên sự cung cấp
máu không đều cho não. Não thường xuyên thiếu oxy nên hoạt động chóng
mệt (sức bền kém). Đồng thời nguyên nhân này cũng là do hệ thống hô hấp
của các em thiếu niên phát triển chưa hoàn chỉnh. Nhưng các em thiếu niên

không nhận thức được vấn đề đó. Trong các buổi tập với lượng vận động lớn
kéo dài có thể gây nên mệt m
ỏi lớn. Nó được xác định bằng các triệu chứng
(dấu hiệu) bên ngoài như môi và tay trở nên xanh xám, nhợt nhạt hay mặt đỏ
gay gắt.
Ở tuổi thiếu niên cấu trúc phức tạp của võ não đã hoàn thiện, vì thế trên
võ não tạo ra rất nhiều hệ thống phức tạp của các đường liên hệ thần kinh tạm
thời hơn ở lứa tuổi nhi đồng. So với lứa tuổi trước, các trung tâm ngôn ng
ữ,

13
đọc và viết tiếp tục phát triển. Vai trò của hệ thống tín hiệu thứ 2 trong các
quá trình phản xạ có điều kiện tăng lên do đó khả năng tư duy trìu tượng và
lập luận phát triển rất mạnh. Song đặc điểm hoạt động nội tiết có tính chất đặc
thù đối với thiếu niên đã để lại dấu vết trong hoạt động của não. Mối quan hệ
giữ
a các quá trình hứng phấn và ức chế của hệ thần kinh trở nên hoàn thiện
hơn. Mặc dù ở tuổi thiếu niên cũng như ở tuổi nhi đồng, quá trình hưng phấn
thường chiếm ưu thế hơn quá trình ức chế, nhưng nhìn chung quá trình ức chế
được tăng cường. Chức năng điều chỉnh ức chế của vỏ bán cầu đại não trở
nên rõ nét hơn. Thiếu niên càng lớ
n tuổi chúng ta càng thấy họ biết khống chế
mình, kìm hãm những động tác không cần thiết, thậm chí ngay cả trong
những trường hợp bị kích thích lớn.
Ở tuổi thiếu niên, các ức chế phân biệt phát triển nhanh là cơ sở cho sự
phân biệt tinh vi và chính xác. Vì vậy ở thời kỳ từ 11 – 15 tuổi không những
chỉ phát triển tốc độ mà còn cả độ chính xác của động tác. Đến năm 15 tuổi
tốc
độ, độ chính xác, sự phối hợp của động tác, độ bền vững của những định
hình động lực đạt được mức độ phát triển như của người lớn. Đến năm 14 –

15 tuổi, thiếu niên có thể đạt được thành tích cao trong một số môn thể thao.
Ở tuổi thiếu niên, kỹ năng vận động được củng cố nhanh và bền vững. Nếu
các em không hình thành được kỹ thuậ
t đúng thì những kỹ năng sai có thể
được củng cố và sau đó rất khó sửa.

1.2.2 Sự phát triển các quá trình tâm lý nhận thức trong quá trình tập
luyện thể thao.
Lứa tuổi thiếu niên có tất cả mọi khả năng để tiếp thu đúng các kỹ năng
vận động. Điều kiện quan trọng nhất của việc thực hiện đúng bài tập là sự
nhận thứ
c - hiểu được bản chất của các bài tập mà mình thực hiện. Đó là do
hoạt động trí tuệ trở nên hoàn thiện hơn do sự phát triển tiếp tục của các quá
trình tâm lý như tri giác, biểu tượng, tư duy, trí nhớ, tưởng tượng và chú ý.
Nhận thức được đúng động tác là do sự đúng đắn của tri giác, sự rõ
ràng của biểu tượng, khả năng phân tích bài tập hiểu được bản chất của nó và
hệ thống các thành phần của nó. Do đó trong quá trình tập luyện cần phải cân
nhắc những đặc điểm sau của quá trình nhận thức.
Khi tri giác vật thể ở tuổi thiếu niên, ấn tượng đầu tiên đóng một vai trò
quan trọng. Khi tri giác các nội dung học mới, nếu ấn tượng ban đầu không
đầy đủ và chỉ dừng lại ở các mặt thứ yếu không cơ bản sẽ dẫn tớ
i tiếp thu sai
nội dung đó. Điều đó hoàn toàn tương tự với việc tri giác động tác. Nhưng
mặt khác, thiếu niên có khả năng phân tích tinh vi các đối tượng tri giác của
các bài tập. Tri giác của họ đã có nội dung, trật tự và kế hoạch hơn. Điều đó
cho phép phát triển ở các em khả năng quan sát như là sự tri giác có mục đích
và tổ chức – chúng có ý nghĩa đặc biệt trong các môn bóng.

14
Tư duy của thiếu niên ở một mức đáng kể còn mang tính chất trực quan

hành động. Khi tiếp thu kiến thức các em thường dựa vào cac tài liệu trực
quan. Các khái niệm, các dấu hiệu quan trọng dễ tri giác thì các em tiếp thu
nhanh và dễ dàng hơn. Do đó trong quá trình giảng dạy, huấn luyện các hình
vẽ chính xác, phim ảnh nhấn mạnh các yếu lĩnh quan trọng của động tác sẽ có
một ý nghĩa lớn.
Mặt khác, tư duy của thi
ếu niên trở nên logic, hệ thống rõ ràng và có
căn cứ hơn. Trong quá trình học tập các em có khả năng tự phân tích, so sánh
và tổng kết. Ở lứa tuổi này các em có khuynh hướng đi sâu vào bản chất của
hiện tượng, hiểu được nguyên nhân của nó và thiết lập các mối quan hệ, các
sự vật hiện tượng riêng biệt. Ở các em thiếu niên, khái niệm trở nên đầy đủ và
sâu sắc hơn. Vì vậy trong công tác huấn luyện ngay từ
đầu HLV phải hình
thành ở các em các khái niệm và biểu tượng vận động rõ ràng và chính xác.
Biểu tượng động tác có một ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp thu tốt
kỹ thuật. Biểu tượng vận động về bài tập đúng, rõ ràng là tiêu chuẩn của trình
độ thể thao cao. Thí dụ: nếu ở VĐV thể dục có biểu tượng động tác rõ ràng
thì VĐV đó nhanh chóng tìm thấy sai lầm trong khi thực hiện một yếu lĩnh kỹ

thuật và có thể sửa chữa kịp thời.
Cần phải phát triển cho VĐV thói quen thực hiện chính xác mỗi một
yếu lĩnh kỹ thuật trong bất kỳ tình huống nào ngay từ khi mới chập chững
bước vào nghề. Quan sát sư phạm các buổi tập cho thấy: thậm chí ngay cả các
VĐV cao cấp trong khi khởi động cũng không chịu thực hiện đúng động tác
đơn lẻ.
Trong huấn luy
ện VĐV trẻ HLV cần phải thiết lập ở họ kĩ năng tập
biểu tượng. Kỹ năng này sẽ có một ý nghĩa lớn trong thời gian họ phải nghỉ
tập do chấn thương hoặc ốm. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh
rằng tập biểu tượng rút ngắn đáng kể quá trình hồi phục. Ngoài ra, trong một

loạt các môn thể thao (TDDC, cử tạ, ném đẩy, nhả
y) kĩ năng biết tập trung
suy nghĩ về toàn bộ bài tập hay những yếu lĩnh quan trọng nhất ngay trước
khi thực hiện chúng trong thi đấu sẽ tạo nên trạng thái sẵn sàng thi đấu tối ưu
để thực hiện bài tập.
Biện pháp cơ bản để hình thành ở VĐV những biểu tượng đúng là sự
mô tả bằng lời động tác được thực hiện. Mối liên hệ gi
ữa trung tâm vận động
với hệ thống tín hiệu thứ 2 là cơ sở của việc thực hiện hành động có ý thức và
chủ đích. Song song với việc mô tả bằng lời có thể sử dụng những phương
pháp khác.
Khi lập lại bài tập sẽ tốt hơn, nếu HLV yêu cầu một học sinh giải thích
và thị phạm những yếu lĩnh chính của một bài tập và những họ
c sinh còn lại
chú ý lắng nghe sau đó bổ xung những gì mà đồng đội của mình đã bỏ sót.
Ngoài ra, trong một số trường hợp HLV nên yêu cầu học sinh phân tích lại

15
hành động của mình sau khi thực hiện và phải nhấn mạnh những điểm đúng
và sai. Đôi khi, có thể trao cho một vài VĐV nhiệm vụ (đặc biệt trong các
trường hợp họ vì một lý do nào đó phải nghỉ tập) chú ý theo dõi đồng đội thực
hiện bài tập sau đó tìm ra những sai lầm chính. Những thủ pháp đó dần dần
hình thành ở VĐV thói quen thực hiện có ý thức bài tập.

1.2.3 Phát triển s
ự chú ý và vai trò của nó trong việc tiếp thu và thực hiện
những bài tập thể chất.
Điều kiện tâm lý quan trọng của việc tiếp thu và thực hiện bài tập thể
chất của các VĐV trẻ là tổ chức sự chú ý của họ và phát triển những thuộc
tính chú ý quan trọng nhất của mỗi môn thể thao.

Phát triển sự chú ý ở tuổi thiếu niên mang đặc tính mâu thuẫn. Một
mặt, ở
họ phát triển khả năng điều khiển sự chú ý của bản thân. Khi nghiên
cứu hay tiến hành một công việc thú vị và quan trọng các em thiếu niên có thể
giành sự chú ý trong một thời gian dài, biết nhanh chóng tập trung và phân
phối chính xác sự chú ý.
Từ những tháng đầu tiên tập luyện thể thao cần phải phát triển ở các em
thiếu niên kĩ năng tập trung sự chú ý trước khi thực hiện bài tập. Đối với các
em mới t
ập, cần phải giải thích cho các em nên tập trung sự chú ý vào đâu (
tới cấu trúc của bài tập, tới những nỗ lực cơ bắp, tới nhịp thực hiện động
tác…)

1.2.4 Những biểu hiện và phát triển cảm xúc ý chí của thiếu niên trong
thực hiện các bài tập thể chất.
Với quan điểm tâm lý, trong công tác huấn luyện thiếu niên thì điều
quan trọng cần phải tính đến là các đặc đ
iểm trạng thái cảm xúc của họ.
Những rung cảm, cảm xúc ở tuổi thiếu niên bắt đầu thay đổi về chất vì thái độ
của họ đối với thế giới xung quanh thay đổi nhiều. Đặc biệt, thái độ của thiếu
niên đối với người lớn và nhất là các bạn đồng tuổi trở nên phức tạp hơn, do
đó họ có một thái độ mới đối vớ
i học tập và đối với bản thân. Tất cả những
điều đó là nguồn gốc của những rung cảm đa dạng, phong phú, phức tạp và
đầy mâu thuẫn trong lứa tuổi thiếu niên.
Thiếu niên không chỉ có khả năng cảm giác sâu sắc mà còn biết đánh
giá những rung cảm của mình. Nhưng những biểu hiện cảm xúc của họ không
đầy đủ.
Nét đặc trưng của tuổ
i thiếu niên là độ hưng phấn cảm xúc cao, xúc

động lớn bất thường, hưng phấn trội hơn ức chế, tâm trạng thay đổi đột ngột.
Thiếu niên có xu hướng đối với các cảm xúc mạnh do cảm xúc của họ còn
chưa bền vững – biểu hiện tình cảm rất dữ dội.

16
Khi tính tới các đặc điểm này, cần phải tổ chức các buổi tập làm sao
các VĐV trẻ đạt được sự thỏa mãn – hứng thú. Các công việc nặng nhọc, đơn
điệu có khả năng gây nên trạng thái nặng nề đồng thời hưng phấn thừa quá
mức có thể gây ảnh hưởng tới kết quả tập luyện.
Những thay đổi không thuận lợi về trạng thái cả
m xúc đặc trưng cho
lứa tuổi này là có thể là phong vũ biểu của trạng thái chung và trước hết là
dấu hiệu của trạng thái tập luyện quá sức. Đồng thời cung như các thông số
kiểm tra y học luôn phản ánh những sự thay đổi báo động đang xảy ra trong
cơ thể. Điều đó là do sự mệt mỏi quá sức và trước hết nó ảnh hưởng tới chính
hệ thống cả
m giác – hệ thần kinh.
Những biểu hiện ý chí của trẻ em cấp 2 cũng khác so với tuổi cấp 1. Sự
tích lũy nhanh kiến thức và khả năng nhận thức, kinh nghiệm giao tiếp với
những người xung quanh, thái độ có phê phán đối với thê giới, sự yêu cầu cao
của người lớn về tinh thần trách nhiệm cao đối với hành vi của mình sẽ có
ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển ý chí c
ủa các em thiếu niên. Các em
thiếu niên thường đánh giá cao những phẩm chất ý chí của người lớn mà họ
mong muốn đạt được. Các em có thể đánh giá đúng những yêu cầu đòi hỏi.
Khi đã tin vào sự công bằng, tính thiết yếu và hợp lý của những yêu cầu, các
em thiếu niên sẵn sàng tuân thủ theo thậm chí với một sự hài lòng…
Đồng thời ở lứa tuổi này các em cũng biểu hiện tương đối rõ những
thiếu sót về mặt ý chí. Thứ nhất, tính vô tổ chức kỉ luật và không thực hiện
công việc đến cùng.

Trong các buổi tập TDTT, một điều rất quan trọng là phải tính tới
những mặt tốt, xấu về ý chí của các em thiếu niên, hơn nữa tập luyện thể thao
là một trong những biện pháp tác động mạnh tới việc giáo dục những phẩm
chất ý chí tốt ở
họ. Ở các em chưa có gánh nặng của những rung động cảm
xúc xấu như ở người lớn, vì thế ở lứa tuổi 12 – 14 là lứa tuổi thuận lợi nhất để
giáo dục lòng dũng cảm, quả quyết và sáng tạo.
Biện pháp chính để phát triển chuyên biệt các phẩm chất ý chí của các
VĐV trẻ họ phải thực hiện có hệ thống các bài tập đòi hỏi sự n
ỗ lực ý chí đặc
thù cho môn thể thao đó trong quá trình tập luyện. Chủ yếu là các bài tập
nhằm tiếp tục phát triển thể chất, tiếp thu kĩ, chiến thuật…có nghĩa là các bài
tập mà VĐV tập luyện hàng ngày. Để phát triển tốt các phẩm chất ý chí cần
phải giao cho các VĐV trẻ những bài tập mà khi thực hiện chúng đòi hỏi phải
có sự căng thẳng ý chí. Những nhiệm vụ quá nh
ẹ không đòi hỏi sự nỗ lực ý
chí khi thực hiện sẽ không có tác dụng phát triển các phẩm chất ý chí. Do đó,
cần phải kịp thời phức tạp hóa các bài tập cùng với độ khó trong đó phải tuân
thủ chặt chẽ nguyên tắc tuần tự và có tác dụng phát triển thể chất ở người tập.
Một điều kiện quan trọng để giáo dục có hiệu quả các phẩm chấ
t ý chí
của các VĐV trẻ là tính yêu cầu cao không ngừng của HLV trong việc kiểm

17
tra nghiêm túc quá trình thực hiện chính xác nhiệm vụ và chất lượng của các
bài tập được thực hiện.
Biết sử dụng các biện pháp chính để giáo dục như: thuyết phục sự cần
thiết phải thực hiện theo đúng yêu cầu, giải thích ý nghĩa của chúng, không
khuyến khích các biểu hiện yếu đuối… sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo
dục các phẩm chất ý chí của thiếu niên trong quá trình GDTC và HLTT.

Trang b
ị lý luận là một bộ phận thành phần quan trọng của công tác
huấn luyện ý chí cho các VĐV thiếu niên. Cần phải trang bị cho các em
những kiến thức có hệ thống về bản chất của các phẩm chất ý chí, đưa ra
những thí dụ điển hình về các biểu hiện ý chí trong các môn thể thao khác
nhau.

1.2.5 Những đặc điểm nhân cách của thiếu niên và những điều cần chú ý
trong công tác huấn luyện các VĐ
V trẻ.
Ở các em thiếu niên phát triển mạnh hứng thú “cái tôi” của chính mình,
muốn nhận thức về bản thân, khả năng, năng lực và sức mạnh của mình. Tự
nhận thức là tự đánh giá. Tự đánh giá nhân cách của bản thân ở tuổi thiếu
niên bắt đầu tự việc nghiên cứu những người khác. Họ chú ý quan sát bạn bè,
người lớn, chú ý lắng nghe những gì người ta phê phán, đánh giá về những
hành vi của mọi người và so sánh những đánh giá đó đối với bản thân. Nhà
tâm lý học nổi tiếng V.A Konteskin khi nghiên cứu về thiếu niên đã viết: “Ở
buổi ban đầu, trên cơ sở tự nhận thức của thiếu niên là những ý kiến của
người khác, người lớn (giáo viên, cha mẹ) tập thể , bạn bè về người thiếu niên
đó. Cùng với sự trưởng thành, các em bắt đầu có xu hướ
ng tự phân tích, đánh
giá nhân cách của bản thân. Tự nhận thức của thiếu niên mang đặc tính mâu
thuẫn giữa ý muốn nhận thức bản thân và khả năng thực tế để làm điều đó. Vì
không có đủ kiến thức và kinh nghiệm sống nên tự đánh giá của các em lứa
tuổi 11 – 15 còn chưa được hoàn thiện.
Các em thiếu niên có khuynh hướng đánh giá ý nghĩa của thành công
và thất bại, ở họ tính tự
tin có thể củng cố rất nhanh, tự kiêu trong trường hợp
khuyếch đại thành công hoặc không tin tưởng vào sức lực của mình khi HLV
nêu những thất bại của các em không có căn cứ.

Do sự phát triển ráo riết vấn đề tự nhận thức, ở lứa tuổi thiếu niên xuất
hiện rõ nét nhu cầu tự giáo dục. Nhu cầu này nảy sinh trong mối liên hệ với
quá trình hình thành tính độc lập của thiếu niên, mong muốn tự
xác định tự
khẳng định mình trong môi trường người lớn. Thiếu niên mong muốn được tự
hoàn thiện bản thân, muốn trở thành người mạnh khỏe, dũng cảm, bền bỉ hơn.
Trong công tác huấn luyện đối với VĐV trẻ bắt đầu tập luyện, các HLV
có thể dễ dàng sử dụng động cơ này để các em tiếp thu được những kỹ năng
vận động đ
a dạng và phức tạp. Nếu ở trong giai đoạn đầu tập luyện, các em

18
bắt đầu cảm nhận được tính khéo léo, tốc độ phản ứng và sức mạnh… thì
những động cơ này có thể dần dần biến thành những động cơ thuần túy thể
thao sâu sắc.
Đặc điểm nhân cách rất quan trọng và cơ bản của thiếu niên là mong
muốn tự khẳng định vai trò xã hội của bản thân và nó được thể hiện rõ nét ở
tính tự lập trong ý kiến, kế
t luận và quyết định. Những công trình nghiên cứu
xã hội học đã chứng minh rằng các chỉ số về tính tự lập quyết định ở các
VĐV lứa tuổi 13 – 14 cao hơn ở các VĐV lứa tuổi 17 – 22.
Tập thể nơi các em học tập, tập luyện hoặc những công việc ưa thích
nào đó có một ý nghĩa lớn trong cuộc sống của thiếu niên. Các em có nhu cầu
rất lớn về
tình hữu nghị, biểu hiện rõ nét tính tập thể, tình bạn, nghĩa vụ và
tính trung thực. Thiếu niên nhanh chóng chấp nhận những tiêu chuẩn đạo đức
và hành vi đã được thống nhất trong tập thể các bạn đồng lứa. Các em thiếu
niên tôn trọng ý kiến tập thể của bạn bè. Họ không hạ thấp vai trò của bản
thân trong con mắt của bạn bè và muốn giành được sự kính trọng của họ. Các
em thiếu niên có thể hành động đòi hỏi ở bản thân sự căng thẳng tâm lý lớn.

Hơn nữa, các em có yêu cầu cao đối với các thành viên khác của tập thể,
không tha thứ cho bạn bè hành động làm giảm danh dự của tập thể.
Tập thể của các em thiếu niên về cấu trúc phức tạp hơn rất nhiều so với
tập thể của các em nhi đồng. Nó là một hệ thống các mối quan hệ nh
ư “ tính
ràng buộc bởi công việc” những thái độ chủ quan – có cảm tình, không có
cảm tình, tin tưởng, tôn trọng, thờ ơ lãnh đạm… vị trí của mỗi thành viên tập
thể phụ thuộc rất nhiều vào các phẩm chất tâm lý – đạo đức của các thành
viên đó như lòng dũng cảm, kiên trì, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ, khả năng trở
thành người bạn tốt… sự ổn định về mặt cảm xúc c
ủa mỗi một học sinh trong
lớp.
Nhưng không phải lúc nào các em thiếu niên cũng hiểu đúng bản chất
của tình hữu nghị, danh dự và các phạm trù đạo đức khác. Hiểu sai về tình
bạn có thể dẫn tới việc bảo vệ tình bạn bằng cách bảo lãnh cho bạn. Hiểu sai
về danh dự thể thao có thể kích thích các VĐV trẻ vi phạm luật hoặc các hành
vi thô bạo khác trong thi đấu thể thao để tránh thua. Cầ
n phải sử dụng các
phương pháp và biện pháp khác nhau (mạn đàm, giải thích, lấy ví dụ điển
hình) để giáo dục các VĐV trẻ hiểu đúng các khái niệm đạo đức cơ bản và
hình thành chúng. Tất cả công tác giáo dục thiếu niên cần phải được thực hiện
trong một tập thể đoàn kết và có cùng một mục đích chí hướng.





19
1.3 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở TRẺ EM LỨA TUỔI PHỔ
THÔNG

Sự phát triển tâm lý của trẻ em thể hiện ở những biến đổi về lượng và
chất. Những nội dung và hình thức mới về các hiện tượng tâm lý của trẻ
thường xuất hiện theo những đặc điểm nhất định.
1.3.1 Đặc điểm nổi bật trong sự phát triển về
chất của tâm lý trẻ em.
1. Có những bước nhảy vọt đột biến về chất.
2. Không đồng đều ở các lứa tuổi: ở mỗi lứa tuổi mức độ phát triển tâm lý
nói chung và những quá trình thuộc tâm lý nói riêng phát triển theo những tốc
độ khác nhau. Thời kỳ có tốc độ phát triển mạnh yếu tố nào đó (thời kỳ nhạy
cảm) đồng thời cũng là thời
điểm giáo dục phát triển yếu tố đó thuận lợi.
3. Tâm lý trẻ em được phát triển chủ yếu nhờ động lực cảu cuộc đấu
tranh giải quyết các mâu thuẫn bên trong (mâu thuẫn nội tại) của mình.
Những ý nghĩ , thói quen và sự hứng thú được biến đổi bổ sung thêm những
nội dung và hình thức mới. Với môi trường cá nhân của trẻ em tạo sự cân
bằng tâm lý và chính nó là cơ s
ở nền tảng cho việc ổn định “cái tôi” của nhân
cách.
4. Mối liên hệ chặt chẽ giữa sự phát triển tâm lý với quy luật thích nghi
mang tính sinh học. Tâm lý chỉ có thể phát triển bình thường trong điều kiện
cơ thể khỏe mạnh, tâm trạng yêu đời. Vai trò của giáo dục thể chất như một
phương tiện có hiệu quả trong việc hình thành nhân cách của các em học sinh.

1.3.2 Cơ cấu tâm lý của ho
ạt động thể thao.
Theo nghĩa rộng thì hoạt động thể thao là toàn bộ quá trình tập luyện và
thi đấu thể thao. Đây là cấu trúc vĩ mô về hoạt động của VĐV. Đơn vị cấu
trúc của hoạt động là tập luyện, thi đấu, chế độ tập luyện và nghỉ ngơi. Những
nhiệm vụ cụ thể của hoạt động tập luyện, thi đấu…là thành phần quan trọ
ng

của cấu trúc tâm lý hoạt động thể thao.
Theo nghĩa hẹp thì tập luyện và thi đấu được biểu thị bằng cấu trúc
không gian. Đơn vị cấu trúc của những hoạt động này là hành động (cảm
giác, trí tuệ và vận động). Hoạt động này là một tổng thể những hành động
nhằm thảo mãn nhu cầu. Hoạt động không phải là một tổng thể những hành
động riêng lẻ mà được liên kế
t trong một hệ thống hoàn chỉnh có quan hệ mật
thiết với nhau và được thực hiện theo một chương trình tập luyện và thi đấu
dưới dạng những phương pháp giải quyết các nhiệm vụ vận động.
Những hành động vận động (các bài tập thể chất) bao gồm các thành
phần tâm lý, vận động và thực vật.
Các động tác được thực hiện theo một chương trình nhất định, đ
òi hỏi
sự lựa chọn thông tin về tình huống xảy ra hành động – có sự tham gia của
các cơ quan phân tích, bộ máy thần kinh trung ương có liên quan đến việc xử

×