Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Đề tài nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 98 trang )

Đê tài nghiên cứu khoa học
Đề tài nghiên cứu
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
điều hành chính sách lãi suất của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam
Đê tài nghiên cứu khoa học
MUC LUC
Đề tài nghiên cứu 1
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách
lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1
LỜI NÓI ĐÀU 3
í 5
ĩẽspộ(l) 23 5
imw) 23 6
1.3.Ctf chế xác đinh lãi suất: 8
1.4.2.Sư ển đinh của nền kinh tế 14
1.6.Chính sách điều hành lãi suất 26
Vai trò điều tiết lãi suất của NHTƯ 38
Những chính sách lãi suất giai đoạn 2009 đến nay 54
về vấn đề cho vay hỗ trợ lãi suất có thể phát sinh đảo nợ: 65
về sự chia sẻ khó khăn của hệ thống ngân hàng với các doanh nghiệp: 65
về ý kiến xem xét kéo dài thời hạn giải ngân cho vay hỗ trợ lãi suất vượt quá năm
2009: 66
ĐINH HƯỚNG PHÁT HUY TÁC ĐÔNG TÍCH CƯC CỦA CHÍNH • • •
SÁCH LÃI SUẤT TRONG QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI NỀN KINH TẾ Ở
VIÊT NAM HIÊN NAY 81
3.1. Định hướng chính sách lãi suất của NHNN cho năm 2010 3ếlẳlẳ Muc
tiêu và nhiêm vu: 81
Chính sách lãi suất ngăn chặn khủng hoảng, thúc đẩy phục hồi nền kỉnh tếẳ 89
KẾT LUÂN 95
Tài liêu tham khảo 96


Đê tài nghiên cứu khoa học
LỜI NÓI ĐÀU
Kinh nghiệm thực tiễn của các nước qua nhiều thập kỷ và kết quả nghiên
cứu của các nhà kinh tế học trên thế giới cho thấy chính sách lãi suất có vai trò
quan trọng trong việc góp phần cải thiện kinh tế và tăng mức sống của xã hội.
Thông qua chính sách lãi suất Ngân hàng Trung ương tác động làm thay đổi tổng
cung, tổng cầu của nền kinh tế, từ đó tác động đến lạm phát, sản lượng và công
ăn việc làm. Chính sách lãi suất là một trong các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô
chủ yếu của Nhà nước nhằm góp phần đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô đã đề
ra cho từng giai đoạn nhất định. Do đó, việc tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu
quả chính sách lãi suất luôn được các nước đặc biệt quan tâm. Bài học rút ra từ
thực tiễn của nhiều nước cho thấy để chính sách lãi suất có hiệu quả, trước hết
cần xác định rõ ràng các mục tiêu của từng giai đoạn phát triển kinh tế; kế tiếp
đó là lựa chọn, xây dựng và điều hành có hiệu quả hệ thống các công cụ chính
sách lãi suất nhằm góp phần đạt được các mục tiêu cuối cùng đã đề ra. Để hỗ trợ
việc nâng cao hiệu quả điều hành chính sách lãi suất còn có thêm một số điều
kiện như : điều hành chính sách lãi suất của NHTW cần có tính độc lập, xác định
rõ trách nhiệm và thể hiện tính minh bạch,chính xác.
Nền kinh tế thế giới trong đó có nền kinh tế Việt Nam vừa oằn mình trải
qua một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Để khắc phục và giúp nền nền
kinh tế nước ta thoát khỏi khó khăn Chính Phủ đã lựa chọn giải pháp kích cầu
qua công cụ lãi suất. Các chính sách hỗ trợ lãi suất được NHNN đưa ra và áp
dụng. Tại Quyết định số 131/QĐ-TTg, trong năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã
quyết định hỗ trợ 4% lãi suất cho khách hàng vay để sản xuất - kinh doanh, nhằm
giảm giá thành sản phẩm hàng hoá, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm,
trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế thế giới. Các chính sách đã có những hiệu quả tốt đưa nền kinh tế nước ta
dần thoát khỏi khủng hoảng. Sau khủng hoảng thì chính sách lãi suất trong thời
Đê tài nghiên cứu khoa học
kỳ hậu khủng hoảng cũng không kém phần quan trọng . Làm thế nào để phục hồi

nhanh chóng nền kinh tế trong nước, bù lại những thiệt hại do khủng hoảng gây
ra , tiếp tục phát triển kinh tế mạnh, nhanh,sâu hơn,và cùng với đó là sự kiềm chế
lạm phát. Mục tiêu điều hành kinh tế của Chính phủ trong năm 2010 là "tăng
trưởng kinh tế 6,5%, lạm phát dưới 7%".Vậy xuất phát từ thực trạng nền kinh tế
nước ta cùng với mục tiêu của Chính Phủ nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài :
"Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách lãi suất
củã Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phan Thị Thu Hà cùng
giảng viên Trần Trọng Phong đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn chúng tôi trong
suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Do còn hạn chế trong việc hiểu biết về lĩnh vực tài chính kinh tế, nên đề tài
của chúng tôi không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong thầy cô giúp đỡ, góp
ý để chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Chủng tôi xỉn chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 01 tháng 06 năm 2010,
Chương I
VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT VÀ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT
ĐÓI VỚI NỀN KINH TẾ
l

l

Khái niệm và các phép đo về lãi suất:
1.1.1 Khái niêm về lãi suất
Lãi suất là một trong những biến số kinh tế vi mô hết sức quan trọng của nền
kinh tế, mỗi sự thay đổi của lãi suất sẽ kéo theo hàng loạt sự thay đổi khác trong
các hoạt động kinh tế, từ hành vi tiết kiệm hay tiêu dùng của dân cư, mở rộng hay
thu hẹp sản xuất của các doanh nghiệp. Kết quả là sự thay đổi các chỉ tiêu lạm phát,
tăng trưởng và việc làm. Tại sao lãi suất lại quan trọng và có ý nghĩa như vậy?
Lãi suất là giá cả của tiền tệ và là tỷ lệ giữa số lợi tức phải trả cho một khoản

Đê tài nghiên cứu khoa học
vay và số tiền gốc cho vay tính cho cùng một thời kỳ nào đó (năm, tháng, ngày).
i=

100%
í
p
i: lãi suất tính theo %; I: số tiền các lợi tức; p : Tiền gốc.
Theo Samuelson, lãi suất là giá mà người đi vay phải trả cho người cho vay để
được sử dụng một khoản tiền trong một thời gian xác định. Nó là giá cả của việc
mua bán quyền sử dụng tiền trong một thời gian xác định. Trong nền kinh tế thị
trường, giá cả của hàng hoá được hình thành là kết quả của sự vận động giữa cung
và cầu Quyền sử dụng vốn là một loại hàng hoá đặc biệt và kết quả của sự vận
động giữa cung và cầu về vốn chính là lãi suất.
Một đồng tiền bỏ ra hôm nay sẽ tạo ra một giá trị lớn hơn trong tương lai do
đồng tiền đó được trả lãi. Chính vì vậy, lãi suất là một biến số làm cân bằng giá trị
của một lượng tiền nhận được trong tương lai với giá trị của nó ở
thời điểm hiện tại, hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn. Lãi suất hoàn vốn là thước
đo chính xác nhất của khái niệm "lãi suất" mà người ta thường dùng. Do đó phép
đo lãi suất chính là phép đo lãi suất hoàn vốn. Tuỳ theo các công cụ tài chính mà
chúng ta có các phép đo khác nhau.
1.1.2. Các phép đo về lãi suất:
Thông thường lãi suất được đo lường thông qua 4 công cụ cơ bản:
-văyđcm:
m
l Pi "
Fn: số tiền vay và lãi thu về trong tương lai.
p,n,i: số tiền vay ban đầu, thời hạn vay tín dụng và lãi suất đơn.
FPFPFPFP
ĩẽspộ(l)

23
TV: toàn bộ món tiền vay
FP: số tiền trả cố định hàng năm.
Đê tài nghiên cứu khoa học
N: số năm cho tới mãn hạn
-Trái khoán coupon:
Ễb+++
CCCF____ ______
imw)
23
Pb: giá trái khoán c : Tiền
coupon hàng năm F : Mệnh giá
trái khoán n : số năm tới ngày
mãn hạn.
-Trái khoán giảm giá:
_FPd
Pd
F: mệnh giá của trái khoán giảm giá
Pd: Giá hiện thời của trái khoán.
Ở Việt Nam hiện nay, do sự hạn chế về kỹ thuật cũng như tính đơn điệu của
thị trường, hai công cụ cho vay hoàn trả cố định và trái khoán giảm giá được sử
dụng rất hạn chế mà chủ yếu là sử dụng hai công cụ vay đơn và trái khoán Coupon.
l

2

Phân loai lãi suất
Nói chung lãi suất là giá cả của tiền hay giá cả của quyền sử dụng vốn trong
một thời gian nhất định. Tuy nhiên căn cứ vào các tiêu chuẩn khác nhau người ta
chia lãi suất thành các loại lãi suất khác nhau:

> Căn cứ vào giá trị thực tế của tài sản: Người ta có sự phân biệt giữa lãi
suất thực tế và lãi suất danh nghĩa. Trong đó lãi suất danh nghĩa là mức lãi suất áp
dụng tính đến sự gia tăng của giá cả hàng hoá hay tỷ lệ lạm phát. Lãi suất thực hay
giá cả thực tế của tiền là lãi suất được đo bằng giá trị tài sản hay được đo bằng
hàng hoá và dịch vụ, tức giá cả của tiền đã trừ đi yếu tố lạm phát. Nếu gọi r là lãi
suất thực, i là lãi suất danh nghĩa, p là tỷ lệ lạm phát thì ta có r = i-p.
> Căn cứ vào cách thức NHNN cấp vốn cho các NHTM: Có sự phân biệt
giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn trong đó lãi suất tái cấp vốn là lãi
suất do NHNN áp dụng khi tái cấp vốn cho các NHTM (chủ yếu là các NHTMCP).
Đê tài nghiên cứu khoa học
Còn lãi suất tái chiết khấu là lãi suất áp dụng trong trường hợp NHNN cấp vốn cho
các tổ chức tín dụng trên cơ sở chiết khấu các giấy tờ có giá.
> Căn cứ vào đối tượng sử dụng: Ta có sự phân biệt giữa lãi suất huy động
và lãi suất cho vay; trong đó lãi suất huy động là lãi suất mà các tổ chức tái sử dụng
khi huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư, lãi suất cho vay là lãi suất mà
các NHTM áp dụng khi cho vay hoặc đầu tư.
> Căn cứ vào thời hạn của các khoản vay: Ta có sự phân biệt giữa lãi suất
ngắn hạn và lãi suất trung và dài hạn.
> Căn cứ vào cách thức trả lãi: Ta có sự phân biệt giữa lãi suất đơn và lãi
suất kép.
> Căn cứ vào cơ chế quản lý lãi suất: Ta có sự phân biệt giữa lãi suất
cố
Đê tài nghiên cứu khoa học
8
Dựa vào mô hình chúng ta thấy có 4 nhân tố tham gia vào việc xác định
định và lãi suất thay đổi. Trong đó lãi suất cố định là lãi suất áp dụng một cách
thống nhất ừên cơ sở có sự thương lượng từ đầu ừong suốt thời gian tồn tại của khoản
vay. Còn lãi suất thay đổi là lãi suất có thể được điều chỉnh theo các biến động của thị
trường trong khoảng thời gian tồn tại của khoản vay.
1.3. Ctf chế xác đinh lãi suất:

Từ những khái niệm trên về lãi suất, ta có thể mô hình hoá những yếu tố tham
gia vào việc hình thành nên lãi suất trong nền kinh tế.
Hình 1.1
Đê tài nghiên cứu khoa học
9
Đê tài nghiên cứu khoa học
10
lãi suất:
1.3

1

Thị trường
Thành phần thuộc nhóm này gồm :
*Người cho vay : những người dư thừa vốn.
*Người đi vay : những người cần vốn để kinh doanh, tiêu dùng.
*Các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính trung gian: những chủ thể tham
gia vào thị trường tài chính, hoạt động tín dụng, huy động vốn để cho vay nhằm mục
đích kinh doanh thu lợi nhuận. Họ có những vai trò, vị trí, lợi thế mà tài chính trực
tiếp không có được.
Những thành phần này tham gia vào việc xác định lãi suất tuân theo quy luật thị
trường. Khi nhu cầu về vốn được đáp ứng bằng cung về vốn ở mức toàn dụng vốn thì
lãi suất cân bằng được hình thành. Những biến động của các biến số kinh tế vĩ mô sẽ
ảnh hưởng đến hành vi của các thành phần này, thay đổi cung cầu về vốn và lãi suất
cân bằng được điều chỉnh cho phù hợp.
Hình 1.2
1.3

2


Chính sách tiền tê
Đê tài nghiên cứu khoa học
11
NHTƯ - Cơ quan có nhiệm vụ phát hành tiền, quản lý hành chính hệ thống ngân
hàng, vai trò người cho vay cuối cùng, xây dựng chính sách tiền tệ. Nó tác động đến
lãi suất bằng các công cụ mang tính quyền lực nhà nước hoặc các công cụ mang tính
thị trường.
NHTƯ sử dụng công cụ lãi suất để tác động vào lượng tiền cung ứng và các biến
số kinh tế vĩ mô khác nhằm đạtđược các mục tiêu của chính sách tiền tệ:
* Ổn định tiền tệ.
* Tạo việc làm.
* Tăng trưởng kinh tế.
Cách sử dụng công cụ lãi suất phụ thuộc vào chính sách điều hành lãi suất của
NHTƯ ở mỗi giai đoạn khác nhau của nền kinh tế. Xây dựng chính sách lãi suất đúng
đắn nhằm hướng dẫn phân bổ hợp lí nguồn vốn, huy động được tất cả các nguồn lực
tiềm năng trong nền kinh tế, kích thích đầu tư, phù hợp tỷ giá và tạo thuận lợi cho
hoạt động ngoại thương, mang lại đà phát triển vững mạnh cho nền kinh tế là một yêu
cầu bức thiết luôn được đặt ra cho mỗi quốc gia cũng như các nhà hoạch định chính
sách của nó.
Các học thuyết , nghiên cứu về cơ chế điều hành lãi suất chỉ ra rằng, NHTƯ có
thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động (qua hệ thống NHTM) lên lãi suất.
Cơ chế tác động trực tiếp: NHTƯ sử dụng lãi suất với vai trò là một công cụ trực
tiếp của chính sách tiền tệ. NHTƯ với hành động mang tính chủ quan áp đặt một
khung lãi suất, chênh lệch lãi suất tiền gửi- tiền vay hoặc trần- sàn lãi suất và buộc các
tổ chức tín dụng phải tuân theo. Công cụ này mang tính cưỡng bức với sự đảm bảo
bằng quyền lực nhà nước, đặc trưng của cơ chế kiểm soát lãi suất.
Cơ chế tác động gián tiếp: NHTƯ sử dụng công cụ gián tiếp- mang tính thị
trường- của chính sách tiền tệ để tác động đến lãi suất thông qua hành vi của hệ thống
ngân hàng.
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất

l

4

l. Mức cung cầu tiền tệ
- Cung tiền tệ là tổng thể tiền tệ được sử dụng để giao dịch thanh toán trên thị
Đê tài nghiên cứu khoa học
12
trường. Các nhà kinh tế đã định nghĩa M là tiền giao dịch bao gồm: Ml là tổng số tiền
kim khí và tiền giấy lưu thông bên ngoài ngân hàng cộng với tiền gửi ngân hàng có
thể rút ra bằng séc và định nghĩa rộng hơn (M2) bao gồm những tài sản như tài khoản
tiền gửi tiết kiệm ngoài tiền kim khí, tiền giấy và tiền gửi ngân hàng có thể rút ra bằng
séc.
Quyền kiểm soát mức cung tiền tệ được dành cho Chính phủ, bởi vì hạn chế mức
cung tiền tệ là điều cần thiết để tiền có giá trị.
-Cầu tiền tệ là nhu cầu về tiền của cá nhân, đơn vị, tổ chức để làm phương tiện
giao dịch, trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ
Đường thẳng đứng s biểu thị ngân hàng trung ương giữ cung cấp tiền tệ ở một
lượng định trước gọi là M. Đường cong về mức cung tiền tệ được vẽ thẳng đứng vì
việc cung cấp tiền tệ được định ra ở M cho mọi lãi suất.
Công chúng (các gia đình và các hàng kinh doanh) muốn giữ lượng tiền MI khác
nhau ở những mức lãi suất khác nhau, lãi suất thấp thì số tiền dôi ra lớn hơn.
Giao điểm giữa cung và cầu trên đồ thị xác định lãi suất cân bằng. Đây là mức
lãi suất ở điểm số lượng tiền do ngân hàng trung ương đề ra làm mục tiêu phù hợp với
số tiền mà công chúng muốn nắm giữ.
Sự thay đổi cung cầu tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến lãi suất.
*Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ: khi ngân hàng trung ương
muốn kiềm chế lạm phát, sẽ thực hiện một chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua công
cụ của nó (thay đổi tăng mức dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu, giảm hạn mức
tín dụng). Mức cung tiền tệ sẽ giảm đi, đường s dịch chuyển sang trái thành S’, lãi

suất tăng. Trên đồ thị lãi suất chuyển từ i sang iA.
Lãi suất tăng, mức đầu tư sẽ giảm, mức cầu tiền tệ giảm, các nhà doanh nghiệp
và các gia đình cắt giảm lượng tiền mặt và tài khoản séc của họ, đường D dịch chuyển
về bên trái tạo thành D\ Giao điểm giữa D’ và S’ là A’ với mức lãi suất cân bằng mới
i’A.
*Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ: khi ngân hàng trung ương lo
Đê tài nghiên cứu khoa học
13
sợ sắp có suy thoái sẽ tăng mức cung tiền tệ bằng cách bơm tiền vào lưu thông qua
các công cụ của chính sách tiền tệ, lãi suất có xu hướng giảm xuống. Tín dụng trở nên
dồi dào hơn, lãi suất trên đồ thị chuyển tò I sang iB. Kết quả là việc tiến hành các dự
án đầu tư mới trở nên có lợi hơn, số tiền chi tiêu về nhà máy, thiết bị, kho hàng tăng
lên, người tiêu dùng có khuynh hướng mua nhiều hàng hơn .vốn đầu tư tăng, tổng
mức cầu tăng lên, dịch đường D sang phải tạo ra thăng bằng mới trên thị trường.
Ngoài ra những thay đổi dự định trong cầu tiền tệ (không phải do sự thay đổi
trong mức giá cả, tổng sản phẩm, hoặc lãi suất gây ra) cũng ảnh hưởng đến lãi suất
cân bằng.
Nghiên cứu nhân tố cung cầu tiền tệ tác động qua lại đến lãi suất có một ý nghĩa
quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách tiền tệ. Khi nào thì ngân hàng trung
ương bơm tiền ra lưu thông, khi nào thì hút tiền từ lưu thông về để điều chỉnh lãi suất
thị trường một cách hợp lý, trên cơ sở đó ổn định thị trường, thúc đẩy sự tăng trưởng
của nền kinh tế, giảm lạm phát.
1.4.1. Lạm phát
Chúng ta hãy sử dụng cung cầu quỹ với lãi suất để giải thích sự biến động của
lạm phát ảnh hưởng đến lãi suất như thế nào.
Trước tiên hãy giả định, với mức giá cả ổn định và dự tính lạm phát trong tương
lai là không đáng kể, cung quỹ cho vay được biểu hiện bằng So và cầu quỹ cho vay
được biểu hiện bằng Do và lãi suất io.
Khi lạm phát tăng, dù ở từng mức lãi suất riêng lẻ hay ở tất cả mọi lãi suất, yếu
tố kích thích làm tăng cung quỹ cho vay gần như triệt tiêu bởi giá trị thực tế của vốn

gốc và tiền lời thu được đã bị hao mòn do tác động của lạm phát. Trong tình hình ấy
những người có khả năng cho vay không muốn giữ tiền mặt, đổ xô đi mua hàng hóa
dự trữ vàng, ngoại tệ. Điều đó dẫn đến cung quỹ cho vay giảm, đường So chuyển về
bên trái thành SI lãi suất tăng.
Lạm phát tăng, không chỉ làm giảm độ lớn của cung mà còn kéo theo việc tăng
thêm quy mô về cầu quỹ cho vay. Bởi với lãi xuất danh nghĩa cho trước , khi lạm phát
Đê tài nghiên cứu khoa học
14
dự tính tăng lên , chi phí thưc của việc vay tiền giảm xuống , kích thích người ta đi
vay hơn là cho vay. Người đi vay sẽ kiếm được khoản thu lợi do giá hàng hóa được
mua bằng tiền đi vay sẽ tăng lên, đường Do dịch chuyển sang phải tạo thành Dl

Do
cầu quỹ cho vay tăng, lãi suất tăng.
Một sự giảm xuống của cung và một sự tăng lên của cầu đối với quỹ cho vay sẽ
đẩy lãi suất tăng tò io đến il.
Theo Friedman, ông cho rằng trong mọi trường hợp tỷ lệ lạm phát của một nước
là cực kỳ cao trong bất cứ thời kỳ kéo dài nào, thì tỷ lệ tăng trưởng của cung ứng tiền
tệ là cực kỳ cao.
Tóm lại, khi lạm phát dự tính tăng, lãi suất tăng. Điều này có một ý nghĩa quan
trọng trong việc dự đoán lãi suất khi nền kinh tế có xu hướng lạm phát tăng. Trên cơ
sở đó, có một chính sách lãi suất hợp lý. Khi lạm phát cao, nhà nước cần phải nâng lãi
suất danh nghĩa, đảm bảo cho lãi suất thực dương, hoặc nhà nước tung vàng, ngoại tệ
ra bán để kiềm chế lạm phát.
Nhiều nhà kinh tế đã khuyến nghị rằng cuộc chiến chống lạm phát nhất định sẽ
thất bại nếu chúng ta muốn hạ thấp lãi suất.
1.4.2. Sư ển đinh của nền kinh tế
• •
-Ảnh hưởng đến cung tiền vay: khi nền kinh tế ổn định và phát triển, của cải
tăng lên, công chúng chỉ muốn giữ một số tiền nhất định đủ cho nhu cầu sử dụng, họ

muốn đầu tư vào những tài sản thay thế có lợi tức dự tính cao: đầu tư vào các trái
khoán công ty. Bởi vì khi nền kinh tế ổn định, thị trường trái khoán trở nên ổn định
hơn, rủi ro trái khoán giảm, trái khoán trở thành một tài sản hấp dẫn hơn, vì vậy cung
tiền vay tăng lên, đường cung dịch chuyển về bên phải, lãi suất có xu hướng giảm.
-Ảnh hưởng đến cầu tiền vay: khi nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất là trong
giai đoạn phát đạt của một chu kỳ kinh doanh, các công ty càng có nhiều ý định vay
vốn và tăng số dư nợ nhằm tài trợ cho các cuộc đầu tư được trông đợi là sinh lời. cầu
tiền vay tăng lên, đường cầu dịch chuyển về bên phải, lãi suất có xu hướng tăng lên.
Khi đường cung và đường cầu tiền vay tăng lên và dịch chuyển về bên phải, sẽ
Đê tài nghiên cứu khoa học
15
đạt được một điểm cân bằng mới về bên phải. Tuy nhiên nếu đường cung dịch chuyển
nhiều hơn đường cầu thì lãi suất cân bằng mới có xu hướng giảm xuống, ngược lại,
nếu đường cầu dịch chuyển nhiều hơn thì lãi suất cân bằng mới tăng lên.
Trong nền kinh tế ổn định và có xu hướng phát triển, nhà nước nên sử dụng các
công cụ lãi suất để tăng vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần phát triển cho sự cân đối
của nền kinh tế, đặc biệt từ các nguồn vốn trên thị trường trái khoán.
1.4

4

Các chính sách củã Nhà nước Mục
tiêu của nền kinh tế phát triển là:
-Tạo ra sản lượng cao, tăng nhanh tổng sản phẩm quốc dân -Đạt tỷ lệ
người có công ăn việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp.
-Đảm bảo ổn định giá cả trong điều kiện thị trường tự do hoạt động.
Để đạt được mục tiêu trên, Nhà nước phải sử dụng các công cụ bằng các chính
sách có thể điều chỉnh tốc độ và phương hướng của hoạt động kinh tế.
Quá trình thực hiện các chính sách của Nhà nước đều tác động lãi suất cân bằng
trên thị trường.

*Chính sách tài chính: bao gồm chi tiêu của chính phủ và thuế khóa. Chi tiêu của
chính phủ là một nhân tố then chốt định mức tổng chi tiêu.
Khi nhà nước thực hiện một chính sách tài chính bành trướng (tăng chi tiêu của
Chính phủ và giảm thuế) sẽ ảnh hưởng đến thăng bằng của thị trường hàng hóa và thị
trường tiền tệ, từ đó ảnh hưởng đến lãi suất.
Khi chi tiêu của chính phủ tăng trực tiếp làm tăng tổng cầu, đường cầu dịch
chuyển về bên phải, khi chính phủ giảm thuế, làm cho nhiều thu nhập hơn được sẵn
sàng để chi tiêu và làm tăng tổng sản phẩm bằng cách tăng chi tiêu, tiêu dùng. Mức
cao hơn của tổng sản phẩm làm tăng lượng cầu tiền tệ, đường cầu dịch chuyển về bên
phải, lãi suất tăng.
Ngoài ra, thuế còn có thể tác động đến mức sản lượng tiềm năng, chẳng hạn việc
giảm thuế đánh vào thu nhập từ đầu tư làm cho các ngành tăng đầu tư vào máy móc,
nhà máy, tổng sản phẩm tiềm năng được tăng lên, tăng lượng cầu tiền tệ, đường cầu
Đê tài nghiên cứu khoa học
16
dịch chuyển về bên phải, lãi suất tăng lên.
*Chính sách tiền tệ: với tư cách ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng trung
ương thực hiện vai trò chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng của một quốc gia.
Với công cụ lãi suất, ngân hàng trung ương có thể điều tiết hoạt động của nền kinh tế
vĩ mô bằng các phương pháp sau:
-Ngân hàng có thể quy định lãi suất cho thị trường, chủ động điều chỉnh lãi suất
để điều chỉnh tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, hạn chế hoặc mở rộng
hoạt động tín dụng nhằm thực hiện được mục tiêu giảm lạm phát và tăng trưởng kinh
tế theo từng thời kỳ.
-Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách lãi suất tái chiết khấu: ngân hàng
trung ương tái chiết khấu các chứng từ do ngân hàng thương mại xuất trình với điều
kiện ngân hàng phải trả một lãi suất nhất định do ngân hàng trung ương đơn phương
quy định.
Mỗi khi lãi suất chiết khấu thay đổi có xu hướng làm tăng hay giảm chi phí cho
vay của ngân hàng trung ương đối với ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng

do đó khuyến khích hay cản trở nhu cầu vay vốn. Vì vậy thông qua việc điều chỉnh lãi
suất chiết khấu, ngân hàng tiring ương có thể khuyến khích mở rộng hay làm giảm
khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cấp cho nền kinh tế. Do thay đổi lãi
suất chiết khấu, ngân hàng trung ương có thể tác động gián tiếp vào lãi suất thị
trường. Một lãi suất chiết khấu cao hay thấp sẽ làm thay đổi lượng vay của ngân hàng,
tức lượng tiền cung ứng của ngân hàng cho nền kinh tế và cuối cùng sẽ làm thay đổi
mức lãi suất thị trường.
-Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách thị trường mở: có nghĩa là ngân
hàng trung ương thực hiện việc mua bán giấy tờ có giá trên thị trường chứng khoán.
Nhiệm vụ chính của chính sách thị trường mở là điều hòa cung cầu về các chứng
phiếu có giá để tác động vào các ngân hàng thương mại trong việc cung cầu tiền tệ,
cung ứng tín dụng.
-Ngân hàng trung ương tăng hay giảm mức dự trữ bắt buộc: khi tỷ lệ dự trữ tăng
Đê tài nghiên cứu khoa học
17
lên tức là ngân hàng trung ương quyết định giảm bớt số vốn khả dụng của ngân hàng
kéo theo những khó khăn ngân quỹ cho các ngân hàng, hạn chế tín dụng của ngân
hàng và ngược lại. Do đó cũng ảnh hưởng gián tiếp đến lãi suất trên thị trường.
*Chính sách thu nhập: đó là chính sách về giá cả và tiền lương. Nếu mức giá cả
giảm mà cung tiền tệ không thay đổi, giá trị của đơn yị tiền tệ theo giá trị thực tế tăng,
bởi vì nó có thể dùng để mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Do vậy cũng như ảnh
hưởng của một sự tăng lên trong cung tiền tệ khi mức giá được giữ cố định, làm lãi
suất giảm. Ngược lại một mức giá cao hơn làm giảm cung tiền tệ theo giá tri thực tế,
làm tăng lãi suất. Như vậy một sự thay đổi về chính sách giá cả cũng làm thay đổi lãi
suất.
Yếu tố cấu thành quan trọng nhất của chi phí sản xuất là chi phí tiền lương, khi
tiền lương tăng làm chi phí sản xuất tăng, làm giảm lợi nhuận theo đơn vị sản phẩm
tại một mức giá cả, giảm nhu cầu đầu tư, cầu tiền tệ giảm, lãi suất giảm.
*Chính sách tỷ giá: bao gồm các biện pháp liên quan đến việc hình thành quan
hệ về sức mua giữa tiền của nước này so với một ngoại tệ khác, nhất là đối với các

ngoại tệ có khả năng chuyển đổi.
Tỷ giá sẽ tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng
hóa của một nước. Khi nhà nước tăng tỷ giá ngoại tệ sẽ làm tăng giá của hàng nhập
khẩu, dẫn đến tăng chi phí đầu vào của các xí nghiệp, giá hàng hóa trong nước tăng
lên, lợi nhuận giảm, nhu cầu đầu tư giảm, cầu tiền tệ giảm, lãi suất giảm. Mặt khác,
khi tỷ giá ngoại tệ tăng, lượng tiền cung ứng để đảm bảo cân đối ngoại tệ cần chuyển
đổi tăng lên, lãi suất giảm.
Vì vậy khi thấy đồng tiền của nước mình sụt giá, ngân hàng trung ương sẽ theo
đuổi một chính sách tiền tệ thặt chặt hơn, giảm bớt cung tiền tệ, năng lãi suất trong
nước, làm cho đồng tiền của mình vững mạnh.
Khi tỷ giá ngoại tệ giảm, đồng tiền tăng giá, không kích thích xuất khẩu, nền
công nghiệp trong nước có thể bị sự cạnh tranh của nước ngoài tăng lên, kích thích
nhập khẩu. Lượng tiền tệ tăng do với một tỷ giá thấp, với một lượng vốn đầu tư nhất
Đê tài nghiên cứu khoa học
18
định, tài sản đầu tư sẽ nhiều hơn, kích thích đầu tư vào sản xuất, lãi suất tăng lên. Như
vậy khi có một sự cạnh tranh giữa nền công nghiệp trong nước với công nghiệp nước
ngoài tăng lên, có thể gây áp lực buộc ngân hàng trung ương phải theo đuổi một tỷ lệ
tăng trưởng tiền tệ cao hơn nhằm hạ thấp tỷ giá.
1.4

5

Những thay đổi trong đời sống xã hội
Ngoài những yếu tố trên, sự thay đổi của lãi suất còn chịu ảnh hưởng của các
yếu tố thuộc về đời sống xã hội khác như tình hình về kinh tế, chính trị cũng như
những biến động tài chính quốc tế như các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế
giới, các luồng vốn đầu tư ra vào đối với các nước
Tất cả những điều này gợi ý cho những nhà nghiên cứu, soạn thảo và điều hành
chính sách lãi suất phải có một cách nhìn và đánh giá một cách tổng thể trước khi đưa

ra bất cứ một kết luận hay một quyết định nào có liên quan đến lãi suất.
1.5. Những nhân tố chịu ảnh hưởng của lãi suất
l

5

l
ế
Lãi suất ảnh hưởng đến nền kỉnh tế
Đầu tiên chúng ta xét sự ảnh hưởng của lãi suất cho vay.
Khi lãi suất cho vay thấp, mọi người có thể vay tiền một cách dễ dàng để mua
nhà , mua xe Việc mua nhà, mua xe này lại theo cái vòng đó mà giúp phát triển
những nhu cầu khác như đồ gỗ, các thiết bị thiết yếu, vì vậy mà cung cấp một lực đẩy
cho nền kinh tế. Trong trường hợp như vậy, khách hàng có thể phải trả ít lãi phí hơn
và lấy về được nhiều sản phẩm hay dịch vụ hơn.
Lãi suất thấp cũng khiến cho các nhà sản xuất, các chủ nông nghiệp và các cơ sở
kinh doanh khác dễ dàng mượn vốn và đầu tư vào thiết bị hoặc những phạm trù cần
các chi phí lớn khác. Thêm vào đó, nguồn thu lại từ những khoản đầu tư như vậy thì
có giá trị hơn tại thời điểm ấy (tức là thời điểm khi mà lãi suất thấp) hơn khi là lãi suất
cao, điều này khiến cho các doanh nghiệp lời nhiều hơn khi đầu tư với mức lãi suất
thấp, và cũng theo đà đó mà giúp kinh tế phát triển nhanh hơn vì nang suất lao động
tăng mạnh.
Tuy nhiên, chỉ lãi suất cho vay không thôi thì dường như ko thể ảnh hưởng được
Đê tài nghiên cứu khoa học
19
khối lượng tiền tiết kiệm thuần của con người ( tức là tiền tiết kiệm được khi đã giảm
bớt mọi thủ tục chi phí). Và dẫn đến 2 mặt của một vấn đề. Một mặt, khối lượng tiền
tiết kiệm thu về cao hơn giúp con người có thêm lời để tiết kiệm. Tuy nhiên, mặt
khác, điều này cũng khiến con người cảm thấy mình giàu hơn và có thể sẽ kết thúc
bằng cách chi tiều nhiều hơn là tiết kiệm.

Vậy lãi suất ảnh hưởng đến giá trị đồng đô Mỹ trong thị trường Forex như thế
nào?
Lãi suất cho vay có thể và hoàn toàn có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến giá trị
của đồng đô đối với các loại tiền tệ khá. Tất cả những yếu tố khác vẫn đứng nguyên,
khi lãi suất cho vay thực (lãi suất cho vay có điều chỉnh về mặt lạm phát) ở Mỹ cao
hơn ở những nước khác, các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư bằng tiền Mỹ để thu
về lợi nhuận cao hơn. Và như thế nhu cầu gia tăng tất yếu của tiền Mỹ sẽ giúp đẩy giá
trị đồng tiền này lên. Điều ngược lại cũng xảy ra khi lãi suất Mỹ thấp.
Vậy lãi suất ảnh hưởng đến tình hình của một nền kỉnh tế nói chung như thế
nào?
Lãi suất cho vay thể hiện tình trạng của nền kinh tế bằng cách ảnh hưởng đến
nguồn và nguồn cầu về số lượng tiền gửi ngân hàng.
VD: nguồn thu nhập của con người rơi vào tình trạng khủng hoảng, nên lượng
tiền họ tiết kiệm được cũng giảm đi nhu cầu vay tiền của các doanh nghiệp cũng giảm
đi trong thời gian khủng hoảng kinh tế vì doanh nghiệp không tốn nhiều vào các toà
nhà mới, trang thiết bị Và Hội đồng dự trữ liên bang ( FED) thường giảm lãi suất
suốt thời gian khủng hoảng kinh tế để thúc đẩy các hoạt động kinh tế.
VD: nhu cầu của chính phủ liên bang Mỹ về các khoản vay tiền thường là tăng
khi kinh tế khủng hoảng, vì các doanh nghiệp giảm thiểu các hoạt động và nguồn thu
nhập của khách hàng giảm thuế thu nhập, và các chương trình phúc lợi như bảo hiểm
thất nghiệp thường là tăng.
Hậu quả tồn đọng lại của toàn bộ những thay đổi này là lãi suất thường giảm khi
kinh tế khủng hoảng.
Đê tài nghiên cứu khoa học
20
Tất cả những yếu tố khác không đổi, nhu cầu vay tiền tăng sẽ đẩy lãi suất lên.
Tuy nhiên, nếu lãi suất mà khách hàng và doanh nghiệp phải trả tăng lên quá nhanh,
chi tiêu sẽ tụt giảm và dẫn đến kinh tế sẽ bị chậm lại.
1.5


2

Lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
Lãi suất cho vay của NHTM và hoạt động của các DN
Trong quan hệ tín dụng giữa DN và Ngân hàng, lãi suất cho vay phản ánh giá cả
của đồng vốn mà người sử dụng vốn là các DN phải trả cho người cho vay là các
NHTM. Đối với các DN, lãi suất cho vay hình thành nên chi phí vốn và là chi phí đầu
vào của quá trình SXKD. Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường
cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD hay nói cách khác là tác động trực
tiếp đến lợi nhuận của DN và qua đó điều chỉnh các hành vi của họ các hoạt động
kinh tế. Khi lãi suất cho vay của NHTM tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào và giá thành sản
phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của DN, gây ra
tình trạng thua lỗ, phá sản trong hoạt động SXKD. Xu hướng tăng lãi suất Ngân hàng
sẽ luôn đi liền với xu hướng cắt giảm, thu hẹp quy mô và phạm vi của các hoạt động
SXKD trong nền kinh tế. Ngược lại, khi lãi suất Ngân hàng giảm sẽ tạo điều kiện cho
DN giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
Lãi suất cho vay thấp luôn là động lực khuyến khích các DN mở rộng đầu tư, phát
triển các hoạt động SXKD và qua đó kích thích tăng trưởng trong toàn bộ nền kinh tế.
Ở nước ta, do điều kiện thị trường tài chính chưa phát triển, các kênh huy động
vốn đối với DN còn rất hạn chế nên nguồn vốn từ các Ngân hàng luôn đóng một vai
trò hết sức quan trọng, do đó, lãi suất cho vay của các NHTM luôn có tác động rất lớn
đến hoạt động của các DN. Trong năm 2008, dưới sức ép của tình trạng lạm phát tăng
cao và tác động tò các giải pháp chống lạm phát của Chính phủ, mặt bằng lãi suất cho
vay của các NHTM trên thị trường đã có những biến động bất thường và gây ra nhiều
xáo trộn trong nền kinh tế, trong đó khu vực DN là nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Có
lẽ mãi sau này người ta không thể quên được cảnh tượng “dòng người” xếp hàng để
rút tiền tò nơi lãi suất thấp sang nơi lãi suất cao vì lãi suất tiền gửi được đẩy lên liên
Đê tài nghiên cứu khoa học
21
tục, cao nhất là 19-20%/năm. Theo đó lãi suất cho vay được đẩy lên đúng bằng lãi

suất tối đa, 21%/năm. Những tác động tiêu cực của lãi suất đến các DN trong năm
vừa qua có thể khái quát lại như sau:
-Do lãi suất cho vay tăng cao, hiệu quả SXKD của hầu hết các DN đã bị giảm
sút, nhiều DN bị thua lỗ, khả năng trả nợ bị suy giảm.
-Lãi suất vay cao, cùng với nguồn cung tín dụng bị hạn chế đã dẫn đến tình
trạng hầu hết các DN buộc phải cơ cấu lại hoạt động SXKD, cắt giảm việc đầu tư, thu
hẹp quy mô và phạm vi hoạt động.
-Nhiều DN có quy mô nhỏ, vốn ít, không chịu đựng được mức lãi suất cao,
không có khả năng huy động vốn để duy trì hoạt động SXKD đã phải ngừng hoạt
động, giải thể và phá sản.
Bước sang năm 2009, bằng nhiều giải pháp của Chính phủ và Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, mặt bằng lãi suất đã liên tục được điều chỉnh giảm, nguồn cung tín
dụng được nới lỏng, cùng với chính sách kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất vay vốn
phục vụ SXKD cho các DN, hoạt động SXKD của các DN trong nền kinh tế đã có
dấu hiệu phục hồi trở lại, nhu cầu vay vốn của DN cũng như số tiền giải ngân cho nền
kinh tế của các NHTM đã tăng trở lại. Điều đó cho thấy các tác động tích cực của lãi
suất trong bối cảnh cả nước đang tập trung thực hiện các giải pháp kích cầu, chống
suy giảm kinh tế, đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu đang diễn ra lan rộng.
1.5

3

Lãi suất ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán
Hiệu ứng của sự gia tăng lãi suất chiết khấu
Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu, việc này sẽ không tác động
ngay lập tức lên thị trường chứng khoán. Thay vì vậy, lãi suất chiết khấu lại có những
tác động trực tiếp theo cách của riêng nó. Nó khiến cho việc vay tiền của ngân hàng
thương mại từ ngân hàng trung ương trở nên đắt hơn. Tuy nhiên, sự gia tăng lãi suất
chiết khấu không chỉ dừng lại ở đó, nó còn tạo nên tác động lan truyền ảnh hưởng đến

hầu hết các cá nhân và doanh nghiệp.
Đê tài nghiên cứu khoa học
22
Tác động gián tiếp đầu tiên của việc gia tăng lãi suất chiết khấu: các ngân hàng
sẽ tăng lãi suất cho vay đối với khách hàng. Khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng thông
qua việc lãi suất tăng đối với thẻ tín dụng và các khoản vay ngắn hạn khác. Song song
đó, các cá nhân cũng có thể sẽ hạn chế mức vay nợ xuống, do vậy lúc này người tiêu
dùng sẽ có ít tiền hơn để chi tiêu. Sau cùng, mỗi tháng mọi người đều phải trả tiền
cho các hoá đơn và khi các hoá đơn này trở nên đắt hơn thì khoản thu nhập dự phòng
của mỗi gia đình sẽ trở nên ít hơn.
Lãi suất chiết khấu tác động đến các khách hàng tiêu dùng cá nhân, đến lượt
mình sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng cá nhân lại ảnh hưởng đến các
doanh nghiệp, tuy nhiên với doanh nghiệp ảnh hưởng của sự tăng lãi suất chiết khấu
không chỉ có thế, họ còn chịu tác động nhiều hơn. Dễ thấy, chính bản thân các doanh
nghiệp cũng cần vay tiền tò ngân hàng thương mại để duy trì hoạt động và mở rộng
sản xuất. Một khi các khoản vay từ ngân hàng trở nên đắt hơn thì các doanh nghiệp sẽ
có tâm lý ngại vay tiền và thực tế thì họ phải trả lãi suất cao hơn cho các khoản vay.
Với một doanh nghiệp trong thời kỳ tăng trưởng thì điều này có thể tác động nghiêm
trọng, doanh nghiệp phải thu hẹp phạm vi hoạt động và kết quả là lợi nhuận bị giảm
sút.
Tác động đến thị trường chứng khoán
Rõ ràng, sự thay đổi trong lãi suất chiết khấu đã ảnh hưởng đến hành vi của các
cá nhân cũng như các doanh nghiệp, nhưng câu chuyện không chỉ có như vậy mà thị
trường chứng khoán cũng bị ảnh hưởng. Như chúng ta đã biết, một trong những cách
để định giá một doanh nghiệp chính là đưa tất cả các dòng tiền kỳ vọng trong tương
lai chiết khấu về hiện tại. Lấy giá trị của doanh nghiệp chia cho số lượng cố phần
đang lưu hành ta có giá trị một cổ phần. Giá chứng khoán thay đổi tuỳ theo các kỳ
vọng khác nhau của nhà đầu tư về công ty ở các thời điểm khác nhau. Do đó mà nhà
đầu tư sẵn sàng mua hoặc bán cổ phần ở các mức giá khác nhau.
Một khi doanh nghiệp bị thị trường nhìn thấy là sẽ cắt giảm các chi phí đầu tư

tăng trưởng hoặc là doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận ít hơn vì chi phí vay nợ tăng
Đê tài nghiên cứu khoa học
23
cao hoặc là doanh thu sụp giảm do người tiêu dùng thì dòng tiền tương lai được dự
đoán sẽ giảm đi. Và hệ quả là giá cổ phần của doanh nghiệp sẽ thấp xuống. Nếu số
lượng doanh nghiệp trên TTCK có sự sụt giảm
này đủ lớn thì xét toàn bộ thị trường, chỉ số thị trường chứng khoán sẽ giảm.
Tác động đến đầu tư
Đối với nhiều nhà đầu tư, thị trường đi xuống hoặc giá chứng khoán sụt giảm là
điều không hề mong muốn. Nhà đầu tư nào cũng kỳ vọng giá trị khoản đầu tư của
mình sẽ không ngừng tăng lên, có thể là ở dạng lãi vốn, cổ tức hoặc cả hai. Nhưng với
kỳ vọng về sự tăng trưởng trong tương lai thấp hơn và dòng tiền trong tương lai của
doanh nghiệp không tốt như mong đợi, chắc chắn không nhà đầu tư thông minh nào
tiếp tục đánh giá cao doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ mong đợi ít hơn khi sở hữu các cổ
phần.
Hơn nữa, đầu tư vào cổ phiếu có thể được xem là rủi ro hơn so với việc đầu tư
vào các lĩnh vực khác. Khi ngân hàng trung ương công bố tăng lãi suất chiết khấu,
thường sẽ kèm theo là các chứng khoán chính phủ mới được phát hành thí dụ như trái
phiếu chính phủ. Đây được xem là cơ hội đầu tư an toàn nhất. Nói cách khác, lúc này
tỷ suất sinh lợi phi rủi ro sẽ tăng và do đó đầu tư vào trái phiếu chính phủ và các cơ
hội đầu tư tương tự trở nên hấp dẫn hơn. Nếu nhà đầu tư vẫn tiếp tục trung thành với
các cổ phiếu thì họ sẽ nâng tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của mình lên để bù đắp cho phần
rủi ro tăng thêm một lượng gọi là phần bù rủi ro. Tỷ suất sinh lợi mong đợi từ việc
nắm giữ cổ phiếu bao gồm tổng của tỷ suất sinh lợi phi rủi ro và phần bù rủi ro thị
trường. Dĩ nhiên là độ lớn của phần bù rủi ro khác nhau với mỗi nhà đầu tư, tuỳ thuộc
vào khả năng chịu đựng rủi ro cũng như doanh nghiệp mà họ đầu tư. Tuy nhiên nói
một cách tổng quát thì, khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu, lãi suất phi
rủi ro cũng tăng theo, và do đó tổng tỷ suất sinh lợi đầu tư đòi hỏi cũng sẽ tăng. Do
vậy, nếu phần bù rủi ro đòi hỏi giảm trong khi tỷ suất sinh lợi tiềm năng vẫn như cũ
hoặc thậm chí là thấp hơn, thì chắc là nhà đầu tư sẽ cảm thấy đầu tư vào cổ phiếu trở

nên rủi ro hơn và kết quả là họ sẽ chuyển tiền của mình vào các lĩnh vực đầu tư khác.
Đê tài nghiên cứu khoa học
24
Tuy nhiên lãi suất ảnh hưởng nhưng không quyết định thị trường
chúng khoán
Lãi suất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, ti vi, mạng
internet dễ dàng được người tiêu dùng biết đến và thật sự thì nó có một tác động rộng
lớn khác nhau đối với cả nền kinh tế. Khi lãi suất chiết khấu gia tăng, hiệu ứng tổng
thể là nó sẽ làm giảm lượng cung tiền nhằm mục đích duy trì lạm phát ở mức thấp. Nó
cũng làm cho việc vay tiền của các cá nhân và doanh nghiệp trở nên đắt hơn, nó tác
động đến hành vi tiêu dùng của các cá nhân và chiến lược kinh doanh của các doanh
nghiệp, gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp, khiến cho thu nhập thấp hơn và cuối
cùng là nó có khuynh hướng làm cho thị trường chứng khoán trở nên kém hấp dẫn
hơn đối với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên phải luôn nhớ rằng, mỗi sự kiện và kết quả luôn có liên hệ với nhau.
Lãi suất không phải là yếu tố có tính quyết định đối với giá chứng khoán và có rất
nhiều cách thức khác nhau để xem xét sự thay đổi của giá chứng khoán và khuynh
hướng thị trường - một sự gia tăng trong lãi suất chiết khấu chỉ là một trong những
cách đó. Do vậy, không ai có thể tự tin nói rằng một công bố gia tăng lãi suất chiết
khấu của ngân hàng trung ương có thể tạo nên ảnh hưởng xấu đến toàn bộ giá chứng
khoán.
Trần lãi suất ảnh hưởng lớn đến tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng
Trần lãi suất có thể sẽ ngăn cản tất cả các khoản cho vay có lãi suất xác định
dựa trên thống kê yếu tố rủi ro đối với người vay cao hơn mức trần này. Ngay với cho
vay doanh nghiệp, cho vay tiêu dùng thường có rủi ro và chi phí cao hơn nhưng vẫn
chịu chung một “trần”.
Hậu quả của quyết định trên ngân hàng ngừng hoặc hạn chế cho vay loại này,
đẩy một phần lớn khách vay ra khỏi thị trường tín dụng chính thức-có điều tiết để gia
nhập thị trường phi chính thức-chợ đen; làm giảm sự phát triển của việc cho vay dựa
trên những đánh giá khách hàng kỹ càng và quản lý rủi ro chặt chẽ, và do vậy bộ phận

có rủi ro cao hơn sẽ không được phục vụ đúng mức.
Đê tài nghiên cứu khoa học
25
Ngoài ra cơ chế điều hành lãi suất theo trần cũng có thể sẽ làm thui chột ngành
tín dụng tiêu dùng còn non trẻ của Việt Nam trước khi nó đạt đến một khối lượng đủ
lớn.
Điều đó xảy ra không chỉ đúng với các tổ chức tín dụng nước ngoài mà cả với
các ngân hàng trong nước. Sản phẩm mới như cho vay không có bảo đảm dưới hình
thức vay trả góp hay thẻ tín dụng sẽ bị cắt giảm hay chuyển thành khoản vay “có bảo
đảm”, và do đó sẽ làm giảm khả năng thâm nhập và tác động tích cực của lĩnh vực
dịch vụ tài chính.
1.5

5

Tác động củã lãi suất thực đến sản lượng và giá cả Lãi suất là biến số
kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động làm thay đổi hành vi sản xuất và
tiêu dùng của xã hội. về phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn các nước đã chứng
minh, sự thay đổi lãi suất thực sẽ có tác động nhạy cảm đến sản lượng và giá cả. Vì
vậy, Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) đã rất coi trọng việc điều tiết lãi suất nhằm đạt
được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ (CSTT) là kiềm chế lạm phát và góp
phần tăng trưởng kinh tế.
Lý thuyết kỉnh tế học đã chứng minh, lãi suất thực tác động đến
- Chi tiêu dùng và đầu tư: Một sự tăng lãi suất làm giảm sức hấp dẫn trong việc
chi tiêu hiện tại hơn là chi tiêu trong tương lai của cá nhân và công ty. Tín dụng trong
nước, tổng lượng tiền và cầu thực tế đều giảm (nếu lãi suất giảm sẽ có tác động ngược
lại): Khi lãi suất thực tăng lên, đối với hộ gia đình sẽ giảm nhu cầu mua sắm nhà ở
hoặc các hàng tiêu dùng lâu bền do chi phí tín dụng để mua các hàng hoá này tăng
lên. Cùng với lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi thực cũng tăng lên. Sự gia tăng lãi suất
này tác động tới quyết định tiêu dùng của khu vực hộ gia đình theo hướng giảm tiêu

dùng hiện tại và tăng tiết kiệm để cho tiêu dùng trong tương lai. Đối với khu vực
doanh nghiệp, sự gia tăng lãi suất làm tăng chi phí vốn vay ngân hàng. Điều này đòi
hỏi dự án đầu tư sử dụng vốn vay ngân hàng phải có tỷ lệ lợi nhuận lớn hơn và kết
quả là số dự án đầu tư có thể thực hiện với mức lãi suất cao hơn này có thể giảm hay
nói cách khác, đầu tư cố định có thể giảm. Ngoài ra, lãi suất cao cũng làm tăng chi phí

×