Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

nghiên cứu nọc bò cạp heterometrus sp với tác dụng kháng viêm giảm đau tạo nguồn nguyên liệu dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 74 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ










BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)

(TÊN ĐỀ TÀI)

NGHIÊN CỨU NỌC BÒ CẠP HETEROMETRUS SP. VỚI TÁC
DỤNG KHÁNG VIÊM, GIẢM ĐAU TẠO NGUỒN NGUYÊN
LIỆU DƯỢC



CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
(Ký tên)



Hoàng Ngọc Anh




CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ
(Ký tên/đóng dấu xác nhận) (Ký tên/đóng dấu xác nhận)








THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 01/ 2010



TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Bò cạp đen Heterometrus sp. phân bố ở các vùng Tây Ninh và An Giang được
xác định thuộc loài Heterometrus laoticus Couzijn 1981. Nọc bò cạp được thu bằng
xung điện ở tần số 2,63 kHz. Nọc thu được lúc mới nuôi bò cạp trên cột sắc ký với
Bio-Gel P10 đã tách ra làm 10 phân đoạn, trong đó có 6 phân đoạn có độc tính. Kết
quả điện di các phân đoạn có độc tính cho thấy chúng có khối lượng phân t
ử tương
đương khối lượng phân tử của các neurotoxin và các enzyme, trong đó có
phospholipase. Các neurotoxin là thành phần được cho là có dược tính chính của nọc
bò cạp. Bảo quản nọc này ở điều kiện -20
0
C trong 6 tháng và phân tích nọc sau bảo
quản bằng phương pháp sắc ký và điện di với điều kiện như trên thì trong 10 phân đoạn
tách ra chỉ có 4 phân đoạn có độc tính. So với nọc đã khảo sát 6 tháng trước thì hai

phân đoạn không gây độc là các enzyme. Các enzyme là các protein có khối lượng
phân tử lớn hơn và dễ thay đổi tính chất trong khi đó các neurotoxin có khối lượng
phân tử nhỏ nên bền hơn và tính chất không thay đổi sau thời gian bảo quản. K
ết quả
này cho thấy nọc bảo quản trong điều kiện như vậy có thể sử dụng làm nguyên liệu
dược. Tính chất của nọc thu sau 6 tháng nuôi bò cạp trong phòng thí nghiệm cho thấy
với điều kiện phân tích như trên thì trong 10 phân đoạn tách ra chỉ có 2 phân đoạn có
độc tính, đó là các phân đoạn chứa các neurotoxin. Như vậy tính chất neurotoxin không
thay đổi và nọc thu sau 6 tháng nuôi bò cạp trong phòng thí nghiệm có thể sử dụng làm
nguyên liệu dược.
Nọc thu được có độc tính cấp trên theo đường tiêm tĩnh mạch là 12,4 mg/kg và
đường tiêm dưới da là 190 mg/kg. Khảo sát độc tính bán trường diễn của nọc bò cạp
đường tiêm dưới da cho thấy nọc tiêm vào không làm thay đổi các chỉ số sinh hoá về
chức năng gan, thận và sự tăng trưởng thể trọng bình thường của chuột thử nghiệm sau
30 ngày sử dụng. Khảo sát tác dụng dược lý, nọc bò cạp cho thấy có tác dụng giảm đau
trung ương nhưng không bằng morphin, tác dụng giảm đau ngoại biên tốt hơn aspirin
liều 50 mg/kg và tác động kháng viêm tương đương tác động kháng viêm của
ketoprofen liều 2,5 mg/kg. Dựa trên những kết quả nghiên cứu, các tiêu chuẩn của nọc
bò cạp để dùng làm nguyên liệu dược đã được đề xuất.

i
SUMMARY OF RESEARCH CONTENT

Scorpions Heterometrus sp. found in Tay Ninh and An Giang provinces are
determined as Heterometrus laoticus Couzijn 1981. Their venoms were collected by
electro-stimulation at frequency 2.63 kHz. Venom was separated into ten fractions by
column chromatography on Bio-Gel P10. Tests on mice showed six from these
fractions were toxic. The toxic fractions are neurotoxins and enzymes. Neurotoxins
were principal pharmacological actives in scorpion venom. This scorpion venom was
preserved under -20

0
C in six months and then it was analysed by column
chromatography with the above conditions. This venom was separated into tent
fractions, and four from these were toxic. In comparing with the result getting six
months ago we knew two enzyme fractions became no toxic. This result showed the
proterties of neurotoxins remain unchanged in preserving time. The analysis of venom
collected from scorpions breeding for six months in labotatory, showed from ten
separated fractions only two are toxic and they are neurotoxic fractions. The properties
of neurotoxins from breeding scorpions do not change so this venom can be using in
pharmacology.
The LD
50
of scorpion venoms was 12,4 mg/kg B.W. mouse (i.i) and 190 mg/kg
B.W. mouse (s.c.). There is no signs of subchronic toxicity after one month duration of
subcutaneous administration. Scorpion venomhas not only central and peripheral
analgesic effect in acetic acid induced writhing test and tail immersion test, but also
anti-inflammatory effect in carrageenin incluced inflammation test at the dosages 9,5
or 19 mg/kg, s.c.
On getting result proposed the standard of scorpion venom.






ii
BÁO CÁO NGHIỆM THU
1.Tên đề tài: Nghiên cứu nọc bò cạp Heterometrus sp. với tác dụng kháng viêm,
giảm đau tạo nguồn nguyên liệu dược
Chủ nhiệm đề tài: TSKH. Hoàng Ngọc Anh

Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng, Viện KH&CNVN
Thời gian thực hiện đề tài: 2 năm (10/2007-10/2009)
Kinh phí được duyệt: 305 triệu đồng
2. Mục tiêu (theo đề cương đã duyệt):
Nghiên cứu thu nọc từ bò cạp đen Heterometrus
sp. của Việt Nam và khảo sát độc tính,
tác dụng kháng viêm, giảm đau của nọc bò cạp ứng dụng trong y dược.
3. Nội dung (theo đề cương đã duyệt)
• Khảo sát các vùng có thể thu mua bò cạp; định danh tên bò cạp thu mua để lấy nọc.
• Xây dựng quy trình và tiến hành thu gom nọc bò cạp bằng phương pháp xung điện.
• Khảo sát tính chất và thành phần của nọc ở thời điểm thu mua bò cạp từ
tự nhiên.
• Khảo sát độ ổn định của nọc trong điều kiện bảo quản ở -20
0
C.
• Khảo sát độc tính cấp, bán trường diễn của nọc bò cạp.
• Khảo sát tác dụng dược lý thực nghiệm của nọc bò cạp toàn phần lên chuột nhắt.
• Khảo sát tinh chất và thành phần nọc bò cạp sau thời gian nuôi.
• Khảo sát độc tính của các phân đoạn sắc ký lên chuột nhắt.
• Xây dựng tiêu chuẩn nọc bò cạp đen làm nguyên liệu dược.
Các thành viên tham gia thực hiện đề tài:
1. TSKH. Hoàng Ng
ọc Anh
2. TS. Trần Thanh Lương
3. KS. Phạm Nguyên Đông Yên
4. CN. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
5. ThS. Nguyễn Thị Mai Hương
6. TS. Võ Phùng Nguyên
Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh


iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FPLC Fast protein liquid chromatography (Sắc ký lỏng nhanh protein)
AA Ammonium acetate
PAGE Polyacrylamide gel electrophoresis (Điện di gel polyacrylamide)
LD
50
Lethal dose 50 (Liều gây tử vong 50% thú vật thử nghiệm)
LD
0
Lethal dose 0 (Liều tối đa không gây tử vong cho thú vật thử nghiệm)
LD
100
Lethal dose 100 (Liều tối thiểu gây tử vong 100% thú vật thử nghiệm)
SDS Sodium dodecylsulfate






















iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG

Số Tên bảng Trang
1 Kết quả nuôi bò cạp trong 6 tháng 13
2 Tác dụng tần số của xung điện vào việc thu nọc 15
3 Tác dụng của tần số xung điện đến việc thu nọc 16
4 Tác dụng của tần số xung điện đến việc thu nọc 16
5 Kết quả thu nọc sau thời gian nuôi 17
6 Lượng nọc thu được và độ ẩm của nọc trong thời gian nuôi 18
7 Kết quả đo mật độ quang của mẫu và chuẩn 19
8 Kết quả đo pH nọc bò cạp 20
9 Kết quả thử độc tính của các phân đoạn lên chuột 21
10 Thử độc tính các phân đoạn sắc ký tách ra từ nọc bò cạp 24
11 Liều LD
0
và LD
100
của nọc bò cạp An Giang 26
12 Tỉ lệ tử vong của chuột sau 24 giờ tiêm tĩnh mạch nọc bò cạp 27
13 Bảng tính kết quả theo phương pháp Karber-Behrens sau 24 giờ
tiêm tĩnh mạch nọc bò cạp An Giang
27

14 Tỉ lệ tử vong của chuột sau 24 giờ tiêm dưới da nọc bò cạp An
Giang
28
15 Bảng tính kết quả LD50 theo phương pháp Karber-Behrens sau
24 giờ tiêm dưới da nọc bò cạp An Giang
28
16 Các chỉ số hồng cầu của lô chứng và lô thử 29
17 Các chỉ số bạch cầu của lô chứng và lô thử 30
18 Các chỉ số tiểu cầu của lô chứng và lô thử 31
19 Các chỉ số sinh hóa về tổn thương tế bào gan và gan mật 31
20 Nồng độ BUN và Creatinin huyết thanh của chuột lô chứng và lô
thử sau 30 ngày thử nghiệm
32
21 Kết quả sinh thiết gan, thận của chuột ở 2 lô 34

v
22 Thể trọng trung bình của chuột ở 2 lô trong 30 ngày thử nghiệm 35
23 Thời gian có phản ứng giật mạnh đuôi ở các lô vào các thời điểm 36
24 Số lần đau quặn trung bình của chuột ở các lô vào các thời điểm 37
25 Độ phù chân chuột viêm 38
26 Kết quả đo mật độ quang của mẫu và chuẩn 39
27 Kết quả đo pH nọc bò cạp 40
28 Khảo sát độc tính của các phân đoạn tách ra từ nọc bò cạp H.
laoticus thu sau 6 tháng nuôi trong phòng thí nghiệm
42
29 Kết quả thử độc tính trên chuột của các phân đoạn nọc thu lúc
mới nuôi bò cạp
45
30 Kết quả thử độc tính trên chuột của các phân đoạn nọc thu lúc
mới nuôi bò cạp sau 6 tháng bảo quản ở -20

0
C
46
31 Kết quả thử độc tính trên chuột của các phân đoạn nọc thu sau
khi nuôi bò cạp 6 tháng trong phòng thí nghiệm
47
32 Xác định độ giảm khối lượng của nọc khô (độ ẩm) 48



vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Số Tên hình Trang
1 Bò cạp Heterometrus laoticus 12
2 Thu nọc bò cạp 17
3 Đồ thị đường chuẩn nồng độ protein 19
4 Kết quả sắc ký nọc tan 20
5 Kết quả điện di các phân đoạn tách ra từ nọc bò cạp qua cột 23
6 Phân tách nọc bò cạp H. laoticus trên cột với Bio-Gel P 10 24
7 Kết quả điện di các phân đoạn tách ra từ nọc bò cạp qua cột 25
8 Các chỉ số hồng cầu và hemoglobin của lô chứng và lô thử 30
9 Số lượng bạch cầu của lô chứng và lô thử sau 30 ngày 30
10 Số lượng tiểu cầu của lô chứng và lô thử sau 30 ngày 31
11 Nồng độ SGOT, SGPT của lô chứng và lô thử 32
12 Nồng độ Bilirubin (toàn phần, trực tiếp, gián tiếp) lô chứng và lô
thử
32
13 Giá trị BUN và Creatinin huyết thanh chuột lô thử và lô chứng 33
14a Mô gan có cấu trúc bình thường 34
14b Mô gan viêm 34

14c Mô thận bình thường 35
15 Sự thay đổi thể trọng chuột ở 2 lô theo thời gian thử nghiệm 35
16 Tiềm thời giật mạnh đuôi của các lô vào các thời điểm 36
17 Số lần đau quặn trung bình của các lô vào các thời điểm 37
18 Phần trăm độ sưng phù chân chuột sau 3 giờ tiêm carrageenin
(ngày 0) và 30 phút sau tiêm thuốc mỗi ngày (trong 6 ngày)
38
19 Đường chuẩn nồng độ protein 40
20 Kết quả sắc ký nọc bò cạp thu sau 6 tháng nuôi 41
21 Kết quả điện di một số phân đoạn tách ra từ nọc bò cạp qua cột 43
22 Điện di các phân đoạn của nọc bò cạp 49

vii
MỤC LỤC

Trang
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1. THU MUA BÒ CẠP, NUÔI VÀ XÁC ĐỊNH LOÀI 4
2.1.1. Khảo sát vùng và thời gian thu mua bò cạp, xác định tên 4
2.1.2. Nghiên cứu nuôi bò cạp trong phòng thí nghiệm 4
2.2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH THU NỌC BÒ CẠP 4
2.3. KHẢO SÁT TÍNH CHẤT HOÁ LÝ VÀ THÀNH PHẦN NỌC
BÒ CẠP 5
2.4. KHẢO SÁT ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA NỌC TRONG ĐIỀU KIỆN BẢO
QUẢN Ở -20
0
C 5
2.5. XÁC ĐỊNH ĐỘC TÍNH CẤP, BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA NỌC
BÒ CẠP 5

2.5.1. Phương tiện nghiên cứu độc tính cấp 5
2.5.2. Phương pháp thực nghiệm xác định độc tính cấp 6
2.5.3. Phân tích thông kế xác định độc tính cấp 6
2.5.4. Phương tiện nghiên cứu độc tính bán trường diễn 7
2.5.5. Phương pháp thực nghiệm xác định độc tính bán trường diễn 7
2.5.6. Phân tích thống kê xác định độc tính bán trường diễn 8
2.6. KHẢO SÁT TÁC DỤNG GIẢM ĐAU, KHÁNG VIÊM CỦ
A NỌC
BÒ CẠP 8
2.6.1. Phương tiện nghiên cứu 8
2.6.2. Phương pháp thực nghiệm tác dụng giảm đau trung ương 8
2.6.3. Phương pháp thực nghiệm giảm đau ngoại biên 8
2.6.4. Khảo sát tác động kháng viêm 9
2.6.5. Phân tích thống kê 9
2.7. KHẢO SÁT TÍNH CHẤT HOÁ LÝ VÀ THÀNH PHẦN NỌC

viii
SAU THỜI GIAN NUÔI 9
2.8. KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CỦA CÁC PHÂN ĐOẠN SẮC KÝ
LÊN CHUỘT NHẮT 10
2.9. TIÊU CHUẨN NỌC
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 11
3.1. THU MUA BÒ CẠP, NUÔI VÀ XÁC ĐỊNH LOÀI 11
3.1.1. Thu mua bò cạp và xác định loài 11
3.1.2. Nuôi bò cạp 12
3.2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH THU NỌC 14
3.3. KHẢO SÁT TÍNH CHẤT HOÁ LÝ VÀ THÀNH PHẦN
NỌC BÒ CẠP 18
3.3.1. Tính chất hoá lý của nọc bò cạp 18
3.3.2. Hàm lượng protein trong nọc và pH của nó 18

3.3.3. Thành phần protein của nọc 20
3.3.3.1. Phân tích nọc bằng phương pháp s
ắc ký lọc gel 20
3.3.3.2. Khảo sát độc tính của các phân đoạn sắc ký 21
3.3.3.3. Kết quả điện di trên gel SDS-polyacrylamide 22
3.4. KHẢO SÁT ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA NỌC TRONG ĐIỀU KIỆN
BẢO QUẢN Ở -20
0
C 23
3.4.1. Hàm lượng protein trong nọc và pH của nó 23
3.4.2. Thành phần protein của nọc 24
3.4.2.1. Phân tích nọc bằng phương pháp sắc ký lọc gel 24
3.4.2.2. Khảo sát độc tính của các phân đoạn sắc ký 24
3.4.2.3. Kết quả điện di trên gel SDS-polyacrylamide 25
3.5. XÁC ĐỊNH ĐỘC TÍNH CẤP, BÁN TRƯỜNG DIỄN 26
3.5.1. Xác định độc tính cấp 26
3.5.1.1. Tình trạng chung của chuột thử nghiệm 26
3.5.1.2. Kết quả xác định LD
0
và LD
100
27
3.5.1.3. Liều LD
50
đường tiêm tĩnh mạch 27

ix
3.5.1.4. Liều LD
50
đường tiêm dưới da 28

3.5.2. Độc tính bán trường diễn của nọc bò cạp đường tiêm dưới da 29
3.5.2.1. Khảo sát các chỉ số huyết học 30
3.5.2.2. Khảo sát các chỉ số sinh hoá 32
3.5.2.3. Giải phẫu bệnh gan thận 34
3.5.2.4. Sự thay đổi về thể trọng chuột 36
3.6. KHẢO SÁT TÁC DỤNG GIẢM ĐAU, KHÁNG VIÊM
CỦA NỌC BÒ CẠP 38
3.6.1. Tác dụng giảm đau trung ương 38
3.6.2. Tác dụng giảm đau ngoại biên 39
3.6.3. Tác dụng kháng viêm 39
3.7. KHẢ
O SÁT TÍNH CHẤT HOÁ LÝ VÀ THÀNH PHẦN
NỌC THU SAU THỜI GIAN NUÔI BÒ CẠP TRONG
PHÒNG THÍ NGHIỆM 41
3.7.1. Hàm lượng protein trong nọc và pH của nó 41
3.7.2. Thành phần protein của nọc 43
3.7.2.1. Phân tích nọc bằng phương pháp sắc ký lọc gel 43
3.7.2.2. Khảo sát độc tính của các phân đoạn sắc ký 43
3.7.2.3. Kết quả điện di trên gel SDS-polyacrylamide 44
3.8. KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CÁC PHÂN ĐOẠN SẮC KÝ
LÊN CHUỘT NHẮT 46
3.9. TIÊU CHUẨN NỌC 48
3.9.1. Xác định độ giảm khối lượng (độ ẩm) củ
a nọc bò cạp khô 48
3.9.2. Xác định hàm lượng protein và pH của nọc bò cạp 48
3.9.3. Phân tích thành phần protein của nọc bò cạp 49
3.9.4. Khảo sát độc tính của các phân đoạn tách ra 49
3.9.5. Phân tích các phân đoạn có độc tính 49
3.9.6. Kết luận về tiêu chuẩn nọc bò cạp 49
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50


x
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


xi
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
Bò cạp là một trong những động vật cổ nhất trên trái đất với hơn 450 triệu năm tiến
hoá, chúng gồm khoảng 1500 loài khác nhau [18]. Chúng thuộc lớp Arachnida, bộ
Scorpionida. Bò cạp là động vật ăn thịt. Thức ăn của chúng rất đa dạng từ các côn
trùng như châu chấu, dế, kiến, rết, nhện, đến các động vật nhỏ như thằn lằn, rắn,
chuột mớ
i sinh, Những nghiên cứu đã công bố cho thấy châu chấu, dế là thức ăn
đứng thứ hai sau thức ăn tổng hợp để nuôi bò cạp [34]. Bò cạp hoạt động về đêm, ban
ngày chúng ẩn nấp trong hang, dưới lá cây khô, nhiệt độ để phát triển bình thường của
chúng là 25-28
0
C, độ ẩm là khoảng 72-82%. Từ khi mới sinh ra đến khi trưởng thành
chúng trải qua 5 lần lột xác [19]. Những bò cạp nguy hiểm đối với con người thuộc họ
Buthidae, gồm khoảng 500 loài phân bố nhiều ở châu Phi, châu Mỹ và châu Á [1,8,9].
Nọc bò cạp chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học sử dụng vào việc săn mồi. Trong số
các thành phần của nọc bò cạp thì các polypeptide neurotoxin đóng vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc gây tê liệt c
ơ. Các toxin này tác dụng trên các kênh ion của tế
bào thần kinh bị kích thích và qua đó tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, thần kinh
thực vật, tim mạch và hô hấp [3,35]. Phụ thuộc tác dụng của các toxin với các kênh
ion, người ta chia chúng làm 4 loại, đó là các toxin tác dụng với các kênh ion : kênh

Na
+
, kênh K
+
, kênh Cl
-
và kênh Ca
2+
. Tất cả các toxin tác dụng với kênh Na
+
được cấu
tạo từ 60-76 gốc axit amin và cấu trúc của chúng được ổn định bởi bốn cầu disulfid
[20,4]. Trong khi đó các toxin tác dụng với các kênh K
+
thường cấu tạo từ 31-39 gốc
axit amin và cấu trúc của chúng được ổn định nhờ ba hoặc bốn cầu disulfid [26,27,36].
Có hai peptide khác nhau của nọc bò cạp tác dụng với kênh Ca
2+
, chúng thay đổi sự
liên kết của ryanodine với kênh Ca
2+
. Một trong số peptide đó cấu tạo từ 33 gốc axit
amine, toxin này tăng sự liên kết với ryanodine, còn toxin khác là heterodimer peptide
cấu tạo từ 104 và 27 gốc axit amine, nó ức chế sự liên kết với ryanodine [37,38].
Chlorotoxin tác dụng với kênh Cl
-
là peptide cấu tạo từ 36 gốc axit amine với bốn cầu
disulfide [10,21].

1

Hơn 1000 năm nay, nọc bò cạp đã được sử dụng trong các bài thuốc gia truyền của
người Trung Quốc để chữa một số bệnh thần kinh như động kinh, thần kinh tọa và có
một số đã đăng ký phát minh sáng chế như thuốc điều trị thấp khớp từ nọc bò cạp, rượu
bò cạp chăm sóc sức khoẻ [5].
Các nghiên cứu gần đây cho thấy
độc tố chlorotoxin tách từ nọc bò cạp vàng Leiurus
quinquestratus của Israel có khả năng gắn rất đặc hiệu với các tế bào ung thư não
[30,13,23]. Điều này mở ra triển vọng sử dụng chúng như các chất đặc hiệu để đưa
thuốc đặc trị đến các tế bào ung thư hoặc sử dụng chúng như các loại thuốc để tiêu diệt
tế bào ung thư.
Nghiên cứu của nhóm Grez Kaczorovski tại công ty Merck đã xác định độc tố
margatoxin, tách chiết nọc bò cạp Centruroides margaritatus, có tác động rất đặc hiệu
lên kênh thần kinh ion Ca
2+
, tham gia vào quá trình hoạt hoá lymphocyte, làm ức chế
hoạt hoá lymphocyte và quá trình tổng hợp ra interleukin-2 bởi T-lymphocyte người.
Công ty Merck đã đăng ký bản quyền sử dụng margatoxin như chất ức chế miễn dịch
dùng để điều trị các bệnh tự miễn dịch hoặc dùng để ngăn cản sự đào thải trong quá
trình cấy ghép cơ quan [14,24].
Chế phẩm “Escozul” – sản xuất từ nọc bò cạp Rhopalurus junceus được sử dụ
ng ở
Cuba để điều trị các bệnh ung thư và Parkinson [31]. Sự thay đổi cấu trúc bậc một của
độc tố bò cạp có thể sử dụng để chế tạo ra những loại thuốc mới với những hoạt tính
riêng. Ví dụ nghiên cứu cấu trúc của charybdotoxin đã mở ra khả năng sản xuất ra
những protein nhỏ nhưng ổn định có các hoạt tính mới có thể ứng dụng trong y-dược.
Ngoài ra nọc độc bò cạp còn có tính kháng khuẩn và kháng nấm, vì vậy cũng có thể
dùng làm thuốc trị các bệnh do vi khuẩn và nấm gây nên. Chính vì các dược tính quan
trọng của nọc bò cạp hiện nay nhiều hãng dược phẩm lớn trên thế giới như Wyeth,
Ayest, Genetech, rất quan tâm đến việc ứng dụng của chúng để sản xuất thuốc [2].
Nọc bò cạp đã được chứng minh có tác dụng giảm đau [6] kháng viêm [28,39], chống

co giật,
động kinh [29,7]. Những năm gần đây đã có những nghiên cứu nọc bò cạp loài
Heterometrus để ứng dụng trong y dược [22,33].

2
II. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Trong y học cổ truyền của Việt Nam, bò cạp được sử dụng là một trong các vị thuốc để
điều trị bệnh động kinh [11]. Ngoài ra trong dân gian, bò cạp được sử dụng rộng rãi
làm nguồn dược liệu trong đó có tác dụng giảm đau hiệu quả, nhưng còn hạn chế trong
việc nghiên cứu để sử dụng chúng làm nguồn dược liệu.
Nghiên c
ứu nọc bò cạp nâu (Lychas mucronatus họ Buthudae) của chúng tôi đã cho
thấy trong nọc này có hai nhóm toxin với khối lượng phân tử 3500 – 5000 Da và 6000
– 8000 Da [15]. Từ nọc bò cạp này chúng tôi đã tách ra và khảo sát tính chất bảy toxin
ngắn (Mr = 3500 – 5000 Da), những toxin này có tác dụng ức chế dây thần kinh bị kích
thích. Ngoài bò cạp nâu, ở Việt Nam còn có một số loài bò cạp đen Heterometrus như
H.spinifer, H.petersii, H.laoticus, H.cyaneus, H. sp. [19]. Những bò cạp này thường
được gọi là bò cạp rừng vì chúng thường gặp trong rừng nhiệ
t đới. Trong những năm
gần đây việc phá rừng tràn lan nên bò cạp nâu rất ít, bò cạp đen còn rất nhiều và có thể
nghiên cứu sử dụng chúng trong y dược. Trước tình hình đó, chúng tôi đã thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu nọc bò cạp Heterometrus sp. với tác dụng kháng viêm, giảm đau tạo
nguồn nguyên liệu dược”. Dưới đây chúng tôi xin báo cáo việc thưc hiện đề tài này.



3
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung 1: Thu mua bò cạp, nuôi và xác định loài.
2.1.1. Khảo sát vùng và thời gian thu mua bò cạp, xác định tên

Việc khảo sát khả năng thu mua bò cạp đã được tiến hành tại các vùng Bình Phước,
Tây Ninh và An Giang. Việc thu mua bò cạp được tiến hành vào mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 11. Bò cạp sống được đem ngâm cồn 96 và gửi sang Bảo tàng quốc gia về
lịch sử tự nhiên ở Paris cho TSKH. Lourenςo chuyên gia về phân loại bò cạp để xác
đị
nh tên.
2.1.2. Nghiên cứu nuôi bò cạp trong phòng thí nghiệm
Thử nghiệm nuôi bò cạp trong các chậu nhựa và thu được các điều kiện nuôi phù hợp
như sau:
Bò cạp được nuôi trong các chậu nhựa đường kính 70 cm, cao 25 cm. Mỗi chậu thường
nuôi 60-70 con bò cạp. Trong mỗi chậu có đặt một mẫu bọt xốp (kích thước 10cm x
20cm x 4cm) chứa nước để bò cạp uống, lượng nước tẩm vào bọt xốp khoảng 25ml.
Chậu được phủ cỏ và lá khô lên trên để
tạo sinh thái. Miệng chậu được bọc kín bằng 1
lớp lưới để ngăn chặn bò cạp và các con mồi làm thức ăn cho bò cạp di chuyển ra
ngoài môi trường.
Việc cho bò cạp ăn được tiến hành 1 tuần 1 lần. Thức ăn cho bò cạp là châu chấu hoặc
dế. Trước mỗi lần cho bò cạp ăn thì dọn dẹp vệ sinh thau nuôi. Nhiệt độ nuôi bò cạp là
nhiệt độ phòng khoảng 24
0
C đến 32
0
C, độ ẩm để nuôi bò cạp theo độ ẩm của môi
trường là từ 78% đến 82%.
2.2. Nội dung 2: Xây dựng quy trình thu nọc bò cạp
Sử dụng máy tạo xung điện hình kim có tần số nằm trong vùng từ 2,15 kHz đến 4 kHz
để khảo sát điều kiện tối ưu cho việc lấy nọc có nghĩa là thu được lượng nọc nhiều và
bò cạp không chết. Bò cạp dùng để lấy nọc là bò cạp trưởng thành kích thướ
c từ 12-14
cm. Sau khi xác định được tần số tối ưu để thu nọc, điểm đạt tối ưu đó được đánh dấu

trên máy lấy nọc, và tần số đó là tần số làm việc trong quá trình lấy nọc.
Bò cạp được giữ chặt ở vị trí đầu và đuôi rồi kích thích xung điện với tần số đã chọn
vào đốt cuối cùng hoặc cận cu
ối trên đuôi bò cạp (xem hình 1). Nọc tiết ra từ đuôi bò

4
cạp được thu giữ trên các lam kính, đem làm khô trong bình hút ẩm có chứa CaCl
2
khan. Nọc khô gom lại trong 1 lọ thủy tinh nhỏ và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ -
20
o
C cho đến khi dùng.
2.3. Nội dung 3: Khảo sát tính chất hoá lý và thành phần nọc bò cạp
Máy so màu quang điện hiệu Thermo (Anh) được sử dụng để xác định hàm lượng
protein trong nọc bằng phương pháp so màu Biure.
Máy đo pH hiệu Meter (Thuỵ Sỹ). Hoá chất dùng cho phân tích là của hãng Merk.
Máy sắc ký FPLC của hãng Bio-Rad (Mỹ) được dùng để tách các phân đoạn bằng
phương pháp lọc qua gel trên cột với Bio-Gel P 10 (1,5 x 100 cm) ở nhiệt độ phòng.
Cột đã được cân bằng trong đệm ammonium axetat 20 mM (pH 4,7), l
ượng nọc thô
mỗi lần dùng chạy cột 80-200 mg, tốc độ rửa cột 0,16 ml/phút, thể tích mỗi ống thu 4
ml. Sự có mặt của protein trong các phân đoạn sắc ký được xác định theo mật độ quang
tại bước sóng 280 nm. Độc tính của các phân đoạn tách ra được thử lên chuột trắng
ddY ở cả hai giới (18-20 g) bằng cách tiêm tĩnh mạch đuôi. Tác dụng của các phân
đoạn lên chuột được quan sát trong 24 giờ. Lượng protein mỗ
i lần tiêm cho mỗi chuột
là 0,2 mg.
Điện di được tiến hành trên gel polyacrylamit 14% theo Laemmli trên máy Colparmer.
2.4. Nội dung 4: Khảo sát độ ổn định của nọc trong điều kiện bảo quản ở -20
0

C
Bảo quản nọc ở -20
0
C trong thời gian 6 tháng sau đó chạy sắc ký, điện di và so sánh
với kết quả chạy sắc ký lúc mới thu nọc. Điều kiện thử nghiệm như đã trình bày ở phần
2.3.
2.5 Nội dung 5. Xác định độc tính cấp, bán trường diễn của nọc bò cạp
2.5.1. Phương tiện nghiên cứu độc tính cấp
- Nọc bò cạp thu được từ bò cạp đen thu mua ở An Giang bằng phương pháp kích
thích đi
ện. Nọc bò cạp được hòa trong nước cất pha tiêm thành dung dịch để thử độc
tính cấp theo đường tiêm dưới da.
- Chuột nhắt trắng (Mus musculus albinos) khỏe mạnh, giống ddY, cả hai phái đực và
cái, được cung cấp bởi Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh. Chuột mua về được nuôi
ổn định ít nhất trong 2 ngày trong phòng thí nghiệm trước khi tiến hành nghiên cứu.

5
Các chuột có thể trọng 20±2gam được đưa vào thử nghiệm. Các thử nghiệm được bắt
đầu từ 8 giờ sáng mỗi ngày.
2.5.2. Phương pháp thực nghiệm xác định độc tính cấp
a) Nghiên cứu sơ khởi: Khởi đầu từ liều cao nhất có thể qua được kim cho uống. Xác
định liều LD
0
là liều tối đa không gây chết chuột nào và liều LD
100
là liều thấp nhất gây
chết 100% chuột.
b) Nghiên cứu xác định: Chuột nhắt trắng đạt tiêu chuẩn nghiên cứu được chia làm 06
lô, mỗi lô ít nhất 6 con, cho sử dụng thuốc ở các liều trong khoảng LD
0

và LD
100
, chia
theo cấp số. Ở những liều gần LD
50
tăng số lượng chuột lên để sự đo lường được chính
xác hơn. Quan sát chuột trong 24 giờ sau khi dùng thuốc, ghi nhận các phản ứng xảy ra
trên chuột và số lượng chuột sống, chết ở mỗi lô. Theo dõi chuột còn sống sau 14 ngày
kể từ ngày dùng thuốc. Giải phẫu đại thể chuột còn sống và chuột chết sau khi cho
uống. LD
50
được tính theo phương pháp Miller – Tainter và Karber – Behrens.
2.5.3. Phân tích thống kê xác định độc tính cấp
Phương pháp Miller – Tainter
Vẽ đường biểu diễn tỉ lệ % chuột chết theo liều trên giấy logarit. Đọc kết quả LD
50
= m
trên trục hoành và sau đó xác định sai số chuẩn E. Từ đồ thị, ta suy ra m; probit 6,0
(84% chết); probit 4,0 (16% chết). Liều LD
50
được tính theo công thức sau:
LD
50
= m ± E với
'2
2
N
S
E =


2S: sự gia tăng liều cần thiết để gia tăng kết quả lên thêm 2 probit
N’: Tổng số thú vật dùng ở các liều tương ứng với các phân suất tử vong ở trong
khoảng probit từ 4 đến 6.
Phương pháp Karber-Behrens
Công thức của Karber-Behrens:
n
ab
DLD
f

−=
50

Df: liều tối thiểu làm chết tất cả thú vật.
a: chỉ số trung bình của số thú vật chết ở hai liều kế tiếp.

6
b: hiệu số giữa hai liều kế tiếp.
n: số thú vật dùng ở mỗi liều hoặc số trung bình của những trị số trên
2.5.4. Phương tiện nghiên cứu độc tính bán trường diễn
Chuột nhắt trắng giống ddY ở cả hai giới, trọng lượng từ 18 – 26 gam được cung cấp
bởi viện Pasteur TP.HCM. Chuột được nuôi ổn định 2 ngày trước khi tiến hành thử
nghiệm.
Trong suố
t quá trình thử nghiệm, chuột được cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống.
Các thử nghiệm được thực hiện từ 8 – 15 giờ mỗi ngày.
Nọc bò cạp: nọc đông khô có màu trắng đục, bảo quản ở -20 ºC, được đem ra ngoài và
cho rã đông trong 30 phút ở nhiệt độ thường. Nọc được pha thành dung dịch thử
nghiệm trong dung dịch nước muối sinh lý.
2.5.5. Phương pháp thực nghiệm xác định độ

c tính bán trường diễn
Thăm dò độc tính bán trường diễn bằng cách theo dõi các chỉ số huyết học, sinh hóa,
sự thay đổi vi-đại thể của một số phủ tạng của các chuột lô chứng và lô thử sau khi cho
dùng một liều nhất định thuốc trong một thời gian dài (2 tháng).
Các chuột nhắt trắng đủ điều kiện thí nghiệm được chia ngẫu nhiên thành 2 lô:
- Lô chứng: 20 con
- Lô thử: 30 con.
Các chuột được tiêm dưới da dung dị
ch sinh lý (lô chứng), và dung dịch nọc bò cạp 9,5
mg/kg (lô thử) với lượng 0,1 ml/ 10 g thể trọng/ ngày. Liều chất thử là liều trong
khoảng 1/20 – 1/10 liều LD50 đường tiêm dưới da của chuột và thể hiện có tác động
trong các thử nghiệm dược lý.
Chuột ở 2 lô được đánh giá và so sánh dựa vào các chỉ số: sự thay đổi thể trọng, chỉ số
sinh hóa, chỉ số huyết học, các xét nghiệm đại thể và vi thể gan, thận.
Chu
ột được gây mê bằng đá CO
2
khô và mổ để lấy máu trực tiếp từ tim và xét nghiệm
huyết học và sinh học vào ngày thứ 31 tại Phòng sinh hóa và huyết học bệnh viện Chợ
Rẫy. Các mẫu gan, thận được bảo quản trong dung dịch formol 10% pha trong đệm
phosphat và gửi Bộ Môn Giải Phẫu Bệnh – Khoa Y – Đại học Y Dược TP.HCM xét
nghiệm và đọc kết quả vi thể.

7
2.5.6. Phân tích thống kê xác định độc tính bán trường diễn
Các số liệu được trình bày dưới dạng Số trung bình (MEAN) ± Sai số chuẩn của số
trung bình (SEM). Sự khác biệt giữa các lô được xác định bằng phép kiểm Kruskal –
Wallis, test Mann-Whitney U, Chi-squared test & Fisher's Exact Test với phần mềm
thống kê Minitab 14.0.
2.6. Nội dung 6. Khảo sát tác dụng giảm đau, kháng viêm của nọc bò cạp

2.6.1. Phương tiện nghiên cứu
- Nọc bò cạp thu được từ bò cạp đen thu mua ở An Giang b
ằng phương pháp kích
thích điện. Nọc bò cạp được hòa trong nước cất pha tiêm thành dung dịch để thử tác
động dược lý.
- Chuột nhắt trắng (Mus musculus albinos) khỏe mạnh, giống ddY, cả hai phái đực và
cái, được cung cấp bởi Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh. Chuột mua về được nuôi
ổn định ít nhất trong 2 ngày trong phòng thí nghiệm trước khi tiến hành nghiên cứu.
Các chuột có thể trọng 20±2gam được đưa vào thử nghiệm. Các thử nghiệm đượ
c thực
hiện trong khoảng thời gian từ 8– 15 mỗi ngày.
2.6.2. Phương pháp thực nghiệm tác dụng giảm đau trung ương
Mô hình giảm đau trung ương theo phương pháp nhúng đuôi chuột [16].
Chuột được cố định trong lồng với đuôi được đưa ra ngoài tự do. Nhúng đuôi chuột
ngập không quá 5 cm trong một bình nước ổn định ở nhiệt độ 50±0,5
0
C. Ghi nhận thời
gian từ lúc nhúng đuôi chuột vào nước nóng đến lúc chuột giật mạnh đuôi ra khỏi
nước. Tiến hành tại các thời điểm 30, 60, 90, 120 phút sau khi chuột dùng thuốc. Nếu
chuột không giật mạnh đuôi sau 10 giây thì nhấc chuột ra để tránh gây bỏng cho đuôi
chuột. So sánh tiềm thời giật mạnh đuôi của chuột giữa các lô với nhau.
2.6.3. Phương pháp thực nghiệm giảm đau ngoại biên
Mô hình giả
m đau ngoại biên theo phương pháp gây đau quặn bằng acid acetic
[12,17,32].
Sau khi cho chuột uống thuốc nghiên cứu 30 phút, tiêm phúc mô lần lượt từng chuột
với 10 mL/Kg acid acetic 0,7%. Số lần đau quặn của chuột được quan sát và ghi nhận
trong 5 phút ở các thời điểm 5, 20 và 35 phút sau khi tiêm acid acetic. Chuột được cho

8

là đau quặn khi đau quặn bụng và duỗi ít nhất một chân sau. So sánh số lần đau quặn
của chuột giữa các lô tại các thời điểm với nhau.
2.6.4. Khảo sát tác động kháng viêm
Nghiên cứu tác động kháng viêm theo phương pháp gây phù chân chuột bằng
carrageenin [40].
Tác động kháng viêm của dung dịch nọc bò cạp thô đường sát tiêm dưới da được khảo.
Carrageenin được cung cấp bởi Sigma Aldrich, được dùng làm tác nhân gây viêm. Đo
độ phù chân chuột bằng Plethymometer model 7140, hãng Ugo Basile.
Gây viêm bằng cách tiêm vào gan bàn chân chu
ột 0,025 mL dung dịch carrageenin 1%
pha trong dung dịch sinh lý. Đo thể tích chân chuột 3 giờ sau khi gây tiêm. Các chuột
có thể tích chân sưng phù trên 50% so với bình thường được lựa chọn cho nghiên cứu
và chia ngẫu nhiên thành các lô và lần lượt tiêm dưới da các dung dịch: Lô chứng:
dung dịch sinh lý 0,09%; Lô đối chứng: dung dịch ketoprofen (Profenid®), 5 mg/Kg/
benzyl alcohol 2,5 %; Lô trắng: dung dịch benzyl alcohol 2,5 %; Lô thử thuốc dung
dịch nọc bò cạp ở hai liều khác nhau 19 mg/kg và 9,5 mg/kg được tiêm dưới da.
Theo dõi thể tích sưng phù của chân chuột sau 3 giờ gây viêm và sau khi tiêm thuốc 30
phút mỗi ngày vào một giờ
nhất định trong 6 ngày liên tiếp. Độ tăng thể tích chân của
từng chuột còn gọi là độ sưng phù, được tính theo công thức:
100%
0
0
x
V
VVt
V

=∆


V0: Thể tích chân chuột trước khi gây viêm (đo 1/100 mL)
Vt : Thể tích chân chuột sau khi gây viêm (đo 1/100 mL)
2.6.5. Phân tích thống kê
Dữ liệu được trình bày ở dạng Mean ± SEM. Sự khác biệt giữa các nhóm được phân
tích bằng phương pháp Kruskal– Wallis sau đó là Mann-Whitney-U test với phần mềm
Minitab 14.0. P < 0,05 được cho là có ý nghĩa thống kê.
2.7. Nội dung 7: Khảo sát tính chất hóa lý và thành phần nọc sau thời gian nuôi
Nọc được thu sau 6 tháng nuôi bò cạp trong phòng thí nghiệm. Điều kiện nuôi và thu
nọc đã thực hiện như trong phần 2.2 trên đ
ây. Phân tích nọc bằng phương sắc ký lọc

9
gel, điện di và so sánh kết quả thu được với kết quả phân tích nọc lúc mới nuôi bò cạp.
Điều kiện chạy sắc ký, điện di và thử độc tính giống như đã làm ở phần 2.3 trên đây.
2.8. Nội dung 8: Khảo sát độc tính các phân đoạn sắc ký lên chuột nhắt
Các phân đoạn sắc ký đem đông khô sau đó được thử độc tính. Để thử độc tính dùng
0,2 mg nọc khô mỗ
i phân đoạn đem hòa tan trong 0,2 ml nước cất và tiêm vào tĩnh
mạch đuôi của chuột nhắt sau đó quan sát biểu hiện của chuột trong 24 giờ. Mỗi phân
đoạn tiêm lên 5 chuột.
2.9. Nội dung 9: Tiêu chuẩn nọc
Để đề xuất tiêu chuẩn của nọc bò cạp thì độ ẩm của nọc được xác định bằng phương
pháp ghi trong phụ lục 5.16 của Dược điển Việt nam. Hàm lượng protein trong nọc
được xác định bằng phương pháp so màu Biure (như trình bày trong mục 2.3). pH của
nọc được xác định trên máy đo pH hiệu Meter (như trong phần 2.3). Nọc được phân
tích bằng phương pháp sắc ký trên cột Bio-Gel P10 (như trình bày trong phần 2.3).
Thành phần protein của các phân đoạn độc được xác định bằng phương pháp điện di
trên gel polyacrylamide như trong phần 2.3).









10
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nội dung 1: Thu mua bò cạp, nuôi và xác định loài
3.1.1. Thu mua bò cạp và xác định loài
Qua khảo sát khả năng thu mua bò cạp tại các vùng: Bình Phươc, Tây Ninh và An
Giang chúng tôi nhận thấy:
1) Tại vùng Bình Phước có chủ yếu là loại bò cạp nâu (Lychas mucronatus).
Những năm 2004 trở về trước thì loại bò cạp nâu rất nhiều ở vùng này, có mùa
chúng tôi đã thu bắt được gần 5.000 con để nghiên cứu. Những năm gần đây do s

phá rừng nên loài bò cạp nâu còn rất ít. Việc thu mua bò cạp nâu làm nguyên liệu
nghiên cứu không thể thực hiện được. Vì vậy, chúng tôi tìm kiếm nguồn nguyên
liệu bò cạp khác đó là bò cạp đen Heterometrus sp.
2) Qua khảo sát lượng bò cạp đen Heterometrus sp. tại hai vùng Tây Ninh và An
Giang cho thấy lượng bò cạp phong phú, có thể thu mua dễ dàng, một tuần có thể
mua được 400-500 con. 6000 bò cạp đã được tiến hành thu mua 2 đợt vào năm
2007 và 2008, mỗi đợt 3000 con trong khoảng thời gian từ tháng 5
đến tháng 11.
3) Định danh bò cạp: mẫu bò cạp đen thu tại Tây Ninh và An Giang đã được
ngâm trong cồn etylic 96% và gửi cho TSKH. Lourenςo, chuyên gia về bò cạp
công tác tại Viện Bảo tàng Quốc gia của Lịch sử Tự nhiên tại Pari - Pháp để xác
định tên khoa học. Theo tài liệu và mẫu chúng tôi gửi, ông Lourenςo đã xác định
hai loại bò cạp đen thu mua tại Tây Ninh và An Giang đều thuộc loài
Heterometrus laoticus Couzijn 1981 theo những nguyên nhân sau:

- Ở Miền Nam Việt Nam có ba loài bò cạp Heterometrus đã được xác đị
nh là: H.
spinifer, H. laoticus và H. petersii. Loài bò cạp H. spinier rất hiếm ở Việt Nam
nên có thể loại trong danh sách xem xét. Hai loài bò cạp H. laoticus, H. petersii
phổ biến nhiều ở Miền Nam Việt Nam và chúng có thể phân biệt nhanh, sơ bộ
bằng đặc điểm là bò cạp H. laoticus có lớp giáp nhẵn còn lớp giáp của H. petersii
không nhẵn, có những hạt nổi bên trên. Ngoài ra, ông.Lourenςo đã xác định cả hai
loại bò cạp đen ở Tây Ninh và An Giang
đều là loại H. laoticus. Tuy bò cạp ở hai
vùng cùng một loài nhưng chúng tôi thu mua, nuôi và lấy nọc riêng từng vùng.
(Phụ lục 1).


11

Hình 1. Bò cạp Heterometrus laoticus
3.1.2. Nuôi bò cạp
Chúng tôi đã tiến hành nuôi bò cạp trong phòng thí nghiệm để thu nọc phục vụ
cho việc nghiên cứu. Bò cap nuôi trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ từ 24 đến
32
0
C, độ ẩm từ 78 đến 82%, ánh sáng tự nhiên. Theo tài liệu đó là điều kiện phát
triển bình thường của bò cạp [19]. Bò cạp là động vật ăn thịt, thức ăn của chúng
rất đa dạng từ các loại côn trùng và động vật nhỏ như: nhện, ruồi, dán, bướm, cào
cào, châu chấu, dế, kiến, rết …tới những con chuột nhắt mới sinh. Với điều kiện
trong phòng thí nghiệm chúng tôi ch
ọn thức ăn nuôi bò cạp là châu chấu và dế,
những côn trùng này dễ kiếm và theo tài liệu thức ăn này tốt để nuôi bò cạp [34].
Bò cạp An Giang đựơc mua về và nuôi trong chậu nhựa có phủ cỏ hoặc lá khô,
khoảng 60-70 con bò cạp được nuôi trong một chậu nhựa, cho thức ăn 2 lần/ tuần,

thường xuyên tưới nước làm ẩm và để bò cạp uống, vệ sinh chậu 2 lần/ tuần. Quan
sát lượng thức ăn không bị d
ư, bò cạp không ăn thịt lẫn nhau là lượng thức ăn đủ.
Khảo sát việc nuôi 3000 con bò cạp trong sáu tháng chúng tôi ghi nhận được các
số liệu trình bày trong bảng sau:

12
Bảng 1. Kết quả nuôi bò cạp trong 6 tháng
Thời gian nuôi Số lượng bò cạp còn sống (con)
chiếm (%)
Trọng lượng trung bình
của mỗi con bò cạp (g)
Khi mới mua về 3000 (chiếm 100%) 10,89
Sau 1 tuần 2318 (chiếm 77,3%) 10,80
Sau 2 tuần 2230 (chiếm 74,3%) 11,00
Sau 1 tháng 2066 (chiếm 68,9%) 11,54
Sau 2 tháng 1842 (chiếm 61,4%) 13,03
Sau 3 tháng 1696 (chiếm 56,5%) 15,06
Sau 4 tháng 1378 (chiếm 46%) 14,53
Sau 5 tháng 1145 (chiếm 38,2%) 15,00
Sau 6 tháng 1008 (chiếm 33,6%) 15,70

Qua kết quả trên , chúng tôi nhận thấy:
- Khi mới mua về bò cạp tử vong rất nhiều, có đợt tỉ lệ tử vong của bò cạp lên
đến 50% do vận chuyển từ An Giang về phòng thí nghiệm tại TP.HCM và do thay
đổi môi trường sống từ tự nhiên sang điều kiện phòng thí nghiệm. Chúng tôi đã
thay đổi nhiều cách khác nhau để làm giảm tỉ lệ tử vong của bò cạp trong quá trình
thu mua và vận chuyển. Phương pháp tốt để vận chuy
ển bò cạp, hạn chế tỉ lệ tử
vong khoảng dưới 5% là chuyên chở bò cạp khoảng 100 bò cạp trong mỗi thùng

giấy kích thước 20 x 40 x 60 cm, có thông hơi bằng cách xuyên các lỗ nhỏ 0,5 cm
đường kính, bên trong có cho một ít lá cây và quan trọng nhất là có cho lưới mắc
làm tăng diện tích bề mặt cho bò cạp bám, bò cạp không bị chèn ép, đè nhau gây
tử vong.
Với điều kiện nuôi và chăm sóc như đã đề cập ở trên, chúng tôi nhận thấy:
- Trong 15 ngày nuôi đầ
u tiên, khoảng 28% bò cạp tử vong và trong một tháng
nuôi bò cạp còn sống đạt tỉ lệ 62%.
- Sau 2 tháng nuôi, mặc dù có đủ nước và thức ăn, bò cạp vẫn chết rải rác và bò
cạp sống đạt tỉ lệ 58,57% (có thể do điều kiện phòng nuôi chưa phù hợp như
không có đủ ánh sáng,…)

13

×