Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

đánh giá khả năng thu khí và tái sinh năng lượng của bãi chôn lấp đông thạnh, phước hiệp và nghiên cứu các tác động môi trường do họat động của dự án thu khí và tái sinh năng lượng theo cơ chế phát triển sạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 97 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tên đề tài: Đánh giá khả năng sinh khí và tái sinh năng lượng của bãi chôn lấp
Đông Thạnh và Phước Hiệp và nghiên cứu các tác động do hoạt động của dự án
thu khí và tái sinh năng lượng theo cơ chế phát triển sạch CDM đến môi trường

Chủ nghiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Phương Loan
Cơ quan chủ trì:
Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ và Quản lý Môi trường
(CENTEMA),
45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh,
Điện thoại: 08.82912930, Fax: 08.2912928, E-mail:
Thời gian thực hiện: 6 tháng (từ tháng 7 năm 2007 đến tháng 1 năm 2008)
Kinh phí được duyệt: 275.000.000 đồng

2. Mục tiêu

Đề tài thực hiện với các mục tiêu chính sau:

- Xác định thành phần chất thải rắn có khả năng phân hủy sinh học (khả năng sinh khí
methane CH
4
trong điều kiện kị khí) còn lại trong hai bãi chôn lấp Đông Thạnh và
Phước Hiệp 1.
- Đánh giá khả năng sinh khí và tái sinh năng lượng của bãi chôn lấp Đông Thạnh và
Phước Hiệp 1.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của dự án thu khí bãi chôn lấp và phát điện đến môi trường.

3. Nội dung


Nội dung nghiên cứu theo đề cương được duyệt bao gồm:

Nội dung 1 – Tổng quan và phân tích tài liệu

Nội dung 1.1 – Tổng quan tài li
ệu tổng quát

- Bãi chôn lấp hợp vệ sinh và bãi đổ;
- Phương pháp khoan và lấy mẫu chất thải rắn tại các bãi chôn lấp;
- Thành phần chất thải rắn sinh hoạt và phương pháp phân tích chất thải rắn;
- Các phương pháp tính lưu lượng và thành phần khí tạo thành trong quá trình phân hủy
kỵ khí chất thải rắn;
- Phương pháp tính toán và đánh giá tốc độ phân hủy của các chất thải rắn có kh
ả năng
phân hủy sinh học;
- Các phương pháp tính toán lan truyền ô nhiễm;
- Phương pháp đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của các nguồn ô nhiễm và phương
pháp khắc phục;


2
Nội dung 1.2 – Tổng quan tài liệu cụ thể

- Tài liệu thiết kế cấu tạo hai bãi chôn lấp Đông Thạnh, Phước Hiệp 1 và các công trình
phụ trợ (hệ thống thu và xử lý nước rỉ rác, khí bãi chôn lấp, cấu tạo lớp phủ hàng ngày
và phủ đỉnh, đường giao thông nội bộ);
- Thời gian, khối lượng và thành phần (nếu có) chất thải rắn đã được chôn lấp;
- Tài liệu v
ệ khí hậu từ năm 1990 đến 2007;
- Kết quả quan trắc chất lượng môi trường (nước rỉ rác và khí bãi chôn lấp) của hai bãi

chôn lấp;
- Các kết quả nghiên cứu có liên quan đến hai bãi chôn lấp Đông Thạnh và Phước Hiệp
1.

Nội dung 2 – Đánh giá thành phần và khối lượng chất thải rắn có khả năng phân
hủy sinh học trong bãi chôn lấp

Nội dung 2.1 – Điều tra, khảo sát khối lượng chấ
t thải rắn

- Điều tra khối lượng chất thải rắn được chôn lấp tại hai bãi chôn lấp Đông Thạnh và
Phước Hiệp 1;
- Xác định tốc độ phân hủy rác ở hai bãi chôn lấp.

Nội dung 2.2 – Khảo sát thành phần chất thải rắn

- Thành phần vật lý;
- Thành phần hóa học;
- Độ ẩm, chất có khả năng cháy và lượng tro;
- TOC.

Nội dung 2.3 – Khảo sát thành phần khí bãi chôn lấp

- Xác định hàm lượng, thành phần của khí bãi chôn lấp;
- Xác định tốc độ phát sinh khí ở hai bãi chôn lấp.

Nội dung 3 – Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của dự án khai thác khí bãi hcôn
lấp và tái sinh năng lượng

Nội dung 3.1 – Tổng quan điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế xã hội


- Điều kiện tự nhiên và môi trường;
- Điều kiệ
n kinh tế và xã hội.

Nội dung 3.2 – Khảo sát, phân tích môi trường 2 bãi chôn lấp

- Khảo sát thành phần khí bãi chôn lấp trên bãi và từ các hệ thống thu khí (nếu có);
- Chất lượng không khí trong bãi chôn lấp: CO
2
, CH
4
, H
2
S, NH
3
, SO
2
, NO
x
, bụi, tiếng
ồn, độ ẩm;
- Chất lượng không khí xung quanh: bụi, tiếng ồn, độ ẩm, CO
2
, SO
2
, NO
x
;
- Khảo sát chất lượng nước ngầm: pH, COD, N-NH

3
, Ecoli, Coliform;

3
- Lưu lượng nước rỉ rác;
- Khảo sát lưu lượng nước rỉ rác phát sinh tại hai bãi chôn lấp;
- Thành phần nước rỉ rác phát sinh tại hai bãi chôn lấp (pH, TDS, độ cứng, COD, N-
NH
3
, N-Org).

Nội dung 3.3- Đánh giá các ảnh hưởng của dự án và biện pháp giảm thiểu tác động
tiêu cực

- Đánh giá các ảnh hưởng của dự án về môi trường đất, nước, không khí;
- Đánh giá các ảnh hưởng kinh tế, xã hội;
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, cam kết thực hiện biện pháp bảo vệ
môi trường;
- Đề xuất các biện pháp giám sát chất lượ
ng môi trường xung quanh;
- Khảo sát, tham vấn ý kiến cộng đồng.

4. Sản phẩm của đề tài

Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học, kinh tế
Các số liệu điều tra khảo sát về khối
lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt
có khả năng phân hủy sinh học còn lại
trong 2 bãi chôn lấp
Báo cáo rõ ràng, thể hiện rõ khối lượng,

thành phần các nguồn gây ô nhiễm
Mô hình lan truyền khí bãi chôn lấp và
nước rỉ rác
Mô hình mô phỏng được các lan truyền
của khí bãi chôn lấp và nước rỉ rác
Báo cáo đánh giá lượng khí và ước tính
lượng khí có thể tạo thành.
Báo cáo có tính chính xác cao
Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt
động dự án đến môi trường của bãi chôn
lấp Đông Thạnh và Phước Hiệp 1
- Thể hiện rõ các tác động của dự án lên
môi trường khu vực
- Biện pháp giảm thiểu các tác động xấu

5. Tổ chức và thành viên thực hiện đề tài

Tổ chức và các thành viên chính thực hiện đề tài gồm:

ThS. Nguyễn Thị Phương Loan Trung Tâm CENTEMA
TS. Trần Thị Mỹ Diệu Khoa Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Văn Lang
ThS. Đào Thành Dương
ThS. Vũ Thùy Linh
Trung Tâm CENTEMA
Phòng Quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên và Môi trường
ThS. Phùng Hoàng Vân Phòng Quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên và Môi trường
KS.
Lê Mạnh Đệ Phòng Quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên và Môi trường
KS. Vương Trọng Nghĩa Phòng Quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên và Môi trường
KS. Nguyễn Thị Thu Hằng

KS. Nguyễn Thị Thanh Trang
CN. Nguyễn Đình Phong

Trung Tâm CENTEMA
Trung Tâm CENTEMA
Trung Tâm CENTEMA
TÓM TẮT

4

Đề tài “Đánh giá khả năng sinh khí và tái sinh năng lượng của bãi chôn lấp Đông Thạnh và
Phước Hiệp và nghiên cứu các tác động do hoạt động của dự án thu khí và tái sinh năng lượng
theo cơ chế phát triển sạch CDM đến môi trường” thuộc chương trình nghiên cứu Bảo vệ Môi
trường và Tài nguyên do Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM quản lý và Trung tâm Nghiên
cứu Ứng dụng Công nghệ và Quản lý Môi trường – CENTEMA chủ trì thực hiện.

Nhóm nghiên cứu đ
ã khảo sát xác định thành phần, khối lượng chất thải rắn hiện hữu trong hai
bãi chôn lấp Đông Thạnh và Phước Hiệp 1 cũng như hiện trạng phát sinh khí bãi chôn lấp, nước
rỉ rác, chất lượng nước ngầm. Các nguồn số liệu sẵn có từ các chương trình giám sát và quản lý
bãi chôn lấp cũng được sử dụng để so sánh và bổ sung thông tin cho những nội dung cần phần
tích, đánh giá. Dựa trên kết quả
điều tra, khảo sát hiện trạng và bằng cách vận dụng các phương
pháp, mô hình tính toán khác nhau, nhóm nghiên cứu đã ước tính được lượng khí bãi chôn lấp
còn có khả năng phát sinh và thu hồi được từ hai bãi chôn lấp này.

Tổng lượng chất thải rắn còn lại trong bãi Đông Thạnh khoảng 5.901.366 tấn. Đa phần chất hữu
cơ trong rác đã chuyển hóa thành mùn. Thành phần rác có khả năng phân hủy sinh học nhanh chỉ
còn giấy (15,18%) và tre, lá cây, rơm (0,10%). Thành phần rác có khả
năng phân hủy sinh học

chậm chủ yếu gồm vải (4,02%), cao su (1,86%), da (0,52%) và gỗ (1,63%). Với khối lượng và
thành phần như vậy, ước tính tổng lượng khí BCL và khí CH
4
có thể thu hồi được từ bãi rác
Đông Thạnh từ năm 2008 đến năm 2022 lần lượt là 549.671.296 m
3
và 274.835.648 m
3
. Khi
triển khai dự án CDM, trung bình mỗi năm có thể giảm được 154.852 tấn CO
2
tương đương phát
thải từ bãi rác Đông Thạnh.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy lượng rác hiện nay trong BCL Phước Hiệp (tính đến tháng 6
năm 2008) là 3.690.407 tấn. Đây là bãi chôn lấp đang hoạt động nên nói chung rác trong các ô
chưa bị phân hủy như trường hợp bãi Đông Thạnh. Thành phần rác thực phẩm vẫn chiếm một tỷ
lệ khá cao (66,20%). Kết quả ước tính cho thấy tổng lượng khí BCL và khí CH
4
có thể thu hồi
được từ BCL Phước Hiệp 1 từ năm 2003 đến năm 2022 lần lượt là 495.267.781 m
3

247.633.891 m
3
(tương đương với 177.702 tấn). Khi thực hiện dự án CDM, trung bình mỗi năm
có thể giảm được 136.800 tấn CO
2
tương đương phát thải từ BCL Phước Hiệp 1.


Trên kết quả dự báo khả năng sinh khí và tái sinh năng lượng của bãi chôn lấp Đông Thạnh và
Phước Hiệp 1, theo yêu cầu triển khai dự án thu khí và tái sinh năng lượng theo cơ chế phát triển
sạch CDM, nhóm nghiên cứu cũng đã dự báo, phân tích, đánh giá quy mô và mức độ của các tác
động tích cực và tiêu cực đến môi trường khi thực hiện dự án trong tương lai. Các biện pháp
ngă
n ngừa và giảm thiểu các tác động tiêu cực cũng đã được đề xuất.

Chúng tôi chân thành cảm ơn Sở Khoa học & Công nghệ TP. HCM, Sở Tài nguyên & Môi
trường TP. HCM, Công ty Môi trường Đô thị, các cơ quan ban ngành chức năng, đặc biệt là các
cán bộ trực tiếp vận hành bãi chôn lấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm nghiên cứu thực hiện
công tác điều tra khảo sát trong thời gian qua. Chân thành cảm ơn tất cả
các bạn đồng nghiệp đã
tích cực đóng góp để hoàn thiện đề tài.


5
SUMMARY

A research title “Assessment on landfill gas generation and energy recovery capacity of Dong
Thanh and Phuoc Hiep landfills and evaluation environmental impacts caused by the
implementation of a project on landfill gas recovery and energy regeneration towards clean
development mechanism CDM” belongs to the The Natural Resource and Environmental
Protection Research Program under management of Department of Science and Technology, Ho
Chi Minh City. Center for Environmental Technology and Management – CENTEMA is
responsible for carrying out the research.

The research team carried out field surveys, samplings, analysis and determination of
composition and amount of solid waste presented in Dong Thanh and Phuoc Hiep 1 landfills as
well as status of landfill gas composition, characteristics of leachate and ground water quality.
Available secondary data from landfill monitoring and management programs were also used as

additional information to evaluate the surveyed results. On the basis of surveyed results and by
applying different estimation methods and models, amount of landfill gas to be generated and
recovered from Dong Thanh and Phuoc Hiep 1 landfill is estimated.

Total amount of solid waste remained in Dong Thanh dumping site is about 5,901,366 tons.
Almost organic materials from dumped solid waste degraded and converted to humus. Rapid
biodegradable materials contain mainly wasted paper (15.18%) and yard wastes (0.10%). Slowly
biodegradable materials consist of textile (4.02%), rubber (1.86%), leather (0.52%) and wood
(1.63%). With such amount of remaining wastes and its characteristics, it is estimated that total
amount of landfill gas and CH
4
to be recovered from Dong Thanh dumping site from 2008 to
2022 is about 549,671,296 m
3
and 274,835,648 m
3
CH
4
, respectively. If CDM project is
implemented, it is possible to reduce about 154,852 tons CO
2
e every year from Đong Thanh
dumping site.

The results of study at Phuoc Hiep 1 sanitary landfill indicate that total amount of solid waste
contain in the landfill (up to June 2008) is 3,690,407 tons. As this is operating landfill,
compositions of solid waste in the landfill are different from that of Dong Thanh dumping site.
Food refuses have highest percentage in the landfilled waste (66.20%). It is estimated that about
495,267,781 m
3

of landfill gas and 247,633,891 m
3
of CH
4
could be recovered from Phuoc Hiep
1 landfill from 2003 to 2022. If CDM project is implemented, it is possible to reduce about
136,800 tons CO
2
e

every year from Phuoc Hiep 1 landfill.

Based on estimated amount of landfill gas generated and energy regeneration from Dong Thanh
and Phuoc Hiep 1 landfills, consideration activities and requirements to implement a project on
landfill gas recovery and energy regeneration towards clean development mechanism CDM, the
research team predicted and assessed scale and level of positive and negative impacts to
environment in future. Environmental pollution prevention and minimization solutions were also
identified and suggested in the report.

We sincerely acknowledge the support from Department of Science and Technology,
Department of Natural Resource and Environment, Urban Environmental Company, other
authorities, especially the officers working at the landfills, during doing research. We highly
appreciate our colleagues, who are contributed significantly to complete this research.
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN



6

1.1 NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN
SẠCH

Tại hội nghị của Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển ở Rio de Jannerio, Brazil,
tháng 06/1992, 155 quốc gia đã ký Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí
hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change - UNFCCC). Mục tiêu
cuối cùng và quan trọng nhất của UNFCCC là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí
quyển ở mức có thể ngăn ngừ
a được các tác động có hại của con người đến khí hậu
(Shrestha và cộng sự, 2005).

Nghị định thư Kyoto là một nghị định của UNFCCC được phê chuẩn tại Kyoto, Nhật Bản
tháng 12 năm 1997. Nghị định đưa ra nghĩa vụ bắt buộc mang tính pháp lý cho 38 nước
công nghiệp bao gồm 11 nước Trung và Đông Âu, giảm lượng phát thải khí nhà kính
xuống một mức trung bình dưới 5,2% so với mức của năm 1990. Đây là mức trung bình
trong thời kỳ cam kết thứ 1 từ 2008-2012. Mục tiêu đề cập đến 6 loại khí nhà kính chính
bao gồm (1) carbon dioxide, (2) methane, (3) nitrous oxide, (4) hydrofluorocarbons
(HFCs), (5) perfluorocarbons (PFCs), và (6) sulphur hexafluoride. Mục tiêu cũng đề cập
đến một số hoạt động thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp như phá rừng phát tán carbon
dioxide ra khí quyển và tái trồng rừng hấp thụ dioxide từ khí quyển
1
.
Sau khi Nghị định thư Kyoto được phê chuẩn, các cuộc đàm phán thỏa thuận vẫn tiếp tục
diễn ra nhằm xây dựng chi tiết thể thức hoạt động của Nghị định thư. Mặc dù Nghị định
thư xác định một số thể thức nhằm giúp Các bên đạt được mục tiêu của họ nhưng nó
không đi sâu vào chi tiết cụ thể. Sau hơn 4 năm tranh luận, cuố
i cùng các chính phủ đã
thống nhất được một nguyên tắc chung tổng hợp, hiệp ước Marrakech, làm thế nào để
thực hiện Nghị định thư Kyoto. Hiệp ước cũng cung cấp cho các chính phủ những thông
tin chi tiết, đầy đủ để họ có thể tham khảo trong quá trình xem xét đưa ra quyết định phê

chuẩn.
Nghị định thư Kyoto có hiệu lực vào ngày 16/2/2005 sau khi Cộng hòa Liên bang Nga
phê chuẩn, thỏa mãn yêu cầu: (1) không dưới 55 nước tham gia UNFCCC và (2) phối
hợp với các bên trong Phụ lục 1, chiếm ít nhất 55% tổng lượng phát thải CO
2
năm 1990
của các bên trong bảng phụ lục này.

Các mốc thời điểm chính về tình hình đối ứng với biến đổi khí hậu trên thế giới
2
:

1
Tham khảo từ mục Thông tin cơ bản về CDM của Chương trình xây dựng các dự án CDM về trồng rừng/tái trồng
rừng tại Việt Nam – VIETNAM AR – CDM, tại địa chỉ .

2
Tham khảo từ tài liệu Hội thảo CDM Nguyên tắc triển khai và kinh nghiệm thực hiện dự án, do Sở Tài nguyên và
Môi trường và Quỹ Tái Chế Chất Thải TP.HCM phối hợp tổ chức vào 01/2008 tại TP.HCM.

7
1990 : Báo cáo đánh giá lần 1 của Ủy ban quốc tế về biến đổi khí hậu IPCC
(Intergovernment Panel on Climate Changes);
1992 : UNFCCC được ký kết bởi 155 quốc gia tại Rio de Janeiro;
1994 : Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu UNFCCC
có hiệu lực vào ngày 21/03/1994;
1995 : Hội nghị các bên lần thứ nhất COP–1 (Conference of Parties)
họp tại Berlin;
Báo cáo đánh giá lần 2 của IPCC;
1997 : Nghị định thư Kyoto được thông qua tại COP – 3;

2001 : Hiệp ước Marrakesh được thông qua tại COP – 7;
Báo cáo đánh giá l
ần 3 của IPCC;
2005 : Nghị định thư Kyoto có hiệu lực vào ngày 16 tháng 02 năm 2005.

Cơ chế phát triển sạch CDM (Clean Development Mechanism) là một trong ba cơ chế
linh động đã được ký kết trong Nghị định thư Kyoto, cho phép các nước công nghiệp có
quyền chuyển nhượng lượng giảm thải khí nhà kính. Các nước công nghiệp đầu tư vào
các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển sau đó mua lại các tín chỉ giảm phát
thải thu được t
ừ dự án thay cho việc phải tiến hành giảm phát thải, vốn tốn kém hơn rất
nhiều, ở trên chính đất nước của họ. Như vậy, CDM giúp các nước công nghiệp giảm
mạnh các chi phí cho việc giảm thải trong khi vẫn vẫn đạt được cùng mức giảm thải so
với các dự án không có CDM.

Các dự án CDM được giám sát bởi Ủy Ban Điều Hành CDM (CDM Executive Board –
CDM EB) và được thực hiện theo các hướng dẫn của UNFCCC.

1.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CDM

1.2.1 Mục tiêu

Mục tiêu của cơ chế phát triển sạch CDM được quy định tại Điều 12 của Nghị định thư
Kyoto: “Mục tiêu của cơ chế phát triển sạch là giúp các quốc gia không nằm trong bảng
phụ lục 1 đạt được sự phát triển bền vững và đóng góp vàp mục tiêu cuối cùng của Công
ước và giúp các quốc gia thuộc bảng phục lục 1 đạt được giới hạn phát thải và cam kết
gi
ảm thải”. Mức giảm thải từ các dự án CDM được thể hiện qua các tín chỉ giảm phát
thải CERs (Certification Emission Reductions).


CERs được hiểu đơn giản là sự chênh lệch giữa mức phát thải thực tế và mức phát thải
giới hạn (một CERs tương đương với một tấn CO
2
được giảm thải hằng năm). Dĩ nhiên,
khi mức phát thải thực tế phải thấp hơn mức phát thải giới hạn, CERs mới được CDM EB
cấp phép. Các CERs có thể được giao dịch như một loại hàng hóa trên thị trường thế giới,
thậm chí còn có thể tăng giảm theo từng khu vực và tình hình giảm thải chung của thế
giới.

8
1.2.2 Lợi ích khi thực hiện CDM

Đối với các nước công nghiệp thuộc bảng phụ lục 1. Theo Nghị định thư Kyoto, các
nước trong bảng phụ lục 1 phải đạt được một chỉ tiêu giảm thải khí nhà kính nhất định.
Cơ chế phát triển sạch CDM là một trong ba cơ chế linh động giúp các nước này có thể
đạt được chỉ tiêu đó một cách dễ dàng hơn mà không cần phải giả
m sản xuất công nghiệp
hay tốn một khoản chi phí lớn cho việc đầu tư giảm thải tại chỗ. Thay vào đó, họ có thể
đầu tư vào các dự án CDM tại các nước đang phát triển hoặc mua lại các tín chỉ giảm thải
trên thị trường thế giới.

Bảng 1.1 Các nước trong bảng Phụ Lục 1

Australia Hungary Portugal
Austria Iceland Romania
Belgium Ireland Russian Federation
Bulgaria Italy Slovakia
Canada Japan Slovenia
Croatia Latvia Spain
Czech Republic Liechtenstein Sweden

Denmark Lithuania Switzerland
Estonia Luxembourg Turkey
European Community Monaco Ukraine
Finland Netherlands United Kingdom
France New Zealand United States of America
Germany Norway
Greece Poland

Đối với các nước đang phát triển. Mục tiêu hàng đầu của các nước này là phát triển
kinh tế. Muốn phát triển kinh tế, việc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, khai thác tài
nguyên thiên nhiên là tất yếu và hệ quả là môi trường ngày càng bị ô nhiễm và xuống
cấp. Kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường luôn eo hẹp và bị động do đa phần phải
dựa vào nguồn tài chính của Nhà nước, mục tiêu phát triển bền vững cũng vì thế
mà ngày
càng khó đạt được. Với sự ra đời của cơ chế phát triển sạch, các nước đang phát triển đã
ký Nghị định thư Kyoto có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững từ các dự án CDM
với sự hỗ trợ về vốn và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển thuộc bảng phụ lục 1
và các nhà đầu tư.

Nhà đầu tư chỉ hoạt độ
ng dựa trên khả năng phát sinh lợi nhuận của dự án. Trước khi cơ
chế phát triển sạch ra đời, các dự án về giảm phát thải, cải thiện môi trường hầu như
không được họ quan tâm. Chính khả năng sinh lợi nhuận từ việc bán các CERs thu được
đã hướng các nhà đầu tư vào các dự án giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi
trường. Với nguồn tài chính từ CERs, việc đạt được mụ
c tiêu phát triển bền vững tại các
nước đang phát triển là rất khả thi, thậm chí còn góp phần vào phát triển kinh tế xã hội tại
các nước này. Sau năm 2008, 1 tấn CO
2
phát thải sẽ bị phạt từ 20-30 €; sau năm 2010, 1

tấn CO
2
phát thải sẽ bị phát từ 50-70 €, sau năm 2012, 1 tấn CO
2
phát thải sẽ bị phạt từ
120-150 € và để giảm 1 tấn CO
2
phải tốn từ 210-250 € (tính theo tỷ giá năm 2005).

9
1.2.3 Một số điều kiện áp dụng CDM vào các dự án môi trường

Phạm vi áp dụng

Theo quy định chung của quốc tế, dự án CDM được xây dựng trong 15 lĩnh vực sau
3
: (1)
sản xuất năng lượng; (2) chuyển tải năng lượng; (3) tiêu thụ năng lượng; (4) nông nghiệp;
(5) xử lý, loại bỏ chất thải; (6) trồng rừng và tái sinh rừng; (7) công nghiệp hóa chất; (8)
công nghiệp chế tạo; (9) xây dựng; (10) giao thông; (11) khai mỏ hoặc khai khoáng; (12)
sản xuất kim loại; (13) phát thải từ nhiên liệu (nhiên liệu rắn, lỏng và khí); (14) phát thải
từ sản xuất và tiêu thụ Halocarbons và Sulphur hexafluoride và (15) sử dụng dung môi

Riêng tại Việt Nam, các dự án CDM được khuyến khích đầu tư trước hết là dự án ứng
dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, thân thiện với môi trường, giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính, giảm ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ khí hậu, phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội bền vững. Địa bàn khuyến khích đầu tư tập trung vào các khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, các khu v
ực có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn.


Điều kiện áp dụng cơ chế phát triển sạch CDM cho dự án


Dự án CDM cần phải đảm bảo các yêu cầu sau (Shrestha và cộng sự, 2005):

- Giảm phát thải khí nhà kính.
- Việc tham gia vào các hoạt động dự án CDM là tự nguyện, không có sự ép buộc nào
từ cả hai phía.
- Các quốc gia đã ký kết Nghị định thư Kyoto mới có thể đăng ký và tham gia vào dự
án CDM.
- Dự án được thực hiện tại nước chủ nhà theo quy định của Nghị định thư Kyoto.
- Phù hợp với chương trình, kế ho
ạch phát triển kinh tế - xã hội của nước chủ nhà.
- Hỗ trợ nước chủ nhà đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
- Đảm bảo lượng giảm thải của dự án là có thực, mang tính bổ sung, được tính toán và
kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp và có kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể.
- Dự án sử dụng vốn ODA không được đăng ký hoạt động CDM.
- Bản thân dự án không tự sinh l
ợi cho đến khi có hoạt động CDM.

Bên cạnh đó, việc thực hiện dự án CDM cần phải lưu ý một số vấn đề có liên quan tới
Luật tại Việt Nam, như:

- Nếu dự án phải tiến hành giảm thải theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi phần
giảm thải bắt buộc này trong khi tính CERs.
- Các dự án đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường mới được đăng ký CDM.

1.3 KINH NGHIỆM THỰC HIỆN DỰ ÁN CDM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM


1.3.1 Trên thế giới


3
Tham khảo từ Thông tư 10/2006/TT – BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ngày 12/12/2006 về Hướng
dẫn xây dựng dự án Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto.

10
Dự án thu hồi khí tại các bãi chôn lấp tại Meizhou, Quảng Đông, Trung Quốc và sử
dụng làm năng lượng (11/2005)
4


Mô tả sơ lược dự án

Thành phố Meizhou thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc với hơn 5 triệu dân. Thành phố
hiện có 8 bãi chôn lấp (BCL) đang trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Sự phát tán
mùi hôi và nước rỉ rác từ các BCL này không thể kiểm soát được. Công suất tiếp nhận rác
trung bình tại 8 BCL trên vào năm 2004 là 1160 tấn/ngày và được dự báo tăng 9% mỗi
năm.

Dự án do Công ty Công nghệ PhasCon Shenzhen, một công ty chuyên cung cấp các giải
pháp nâng cao hiệu quả s
ử dụng/tái sử dụng năng lượng và giảm thải khí nhà kính tại
Trung Quốc thực hiện. Công ty PhasCon đã mời Công ty Dịch vụ Môi trường Comcor,
Canada làm đơn vị tư vấn thiết kế kỹ thuật và đào tạo cán bộ vận hành, quản lý dự án.
Kết quả phân tích cho thấy tiềm năng giảm thải khí nhà kính tại đây vào khoảng 5,9 triệu
tấn CO
2
trong vòng 21 năm.


Phương pháp luận đường cơ sở và giám sát

Các phương pháp xây dựng đường cơ sở cũng như phương pháp giám sát áp dụng trong
dự án đều tuân thủ ACM0001 (Approved consolidated baseline methodology) đã được
Ban Điều Hành CDM (CDM Executive Board) thông qua và chứng nhận. AMC0001 là
phương pháp được áp dụng cho các hoạt động thu khí tại bãi chôn lấp (bao gồm thu hồi
khí để đốt hoặc sản xuất năng lượng) phổ biến nhất hiện nay.

Thời hạn tín dụng: 7 năm. Dự án bắt đầu tính tín dụng từ ngày 01/09/2005, ước tính thời
gian hoạt động của dự án có thể kéo dài đến 30 năm, tùy vào lượng khí sinh ra từ các
BCL. Giai đoạn đầu tiên tính tín dụng có thời hạn là 7 năm, sau khi kết thúc chủ dự án có
thể xin gia hạn thêm 2 lần nữa.

Tính toán lượng khí nhà kính phát thải tại bãi

Dự án sử dụng công thức tính toán mức giảm thải cho dự án như sau:

ER
y
= (MD
project,y
– MD
reg,y
)

x GWP
CH4



4
Thông tin v d án Meizhou đc tham kho t Tài Liu Thit K D Án PDD – Project Design
Document, đc đng trên trang ch ca UNFCCC vào 07/2004, ti đa ch .


11
Trong đó:

ER
y
: lượng khí nhà kính giảm thải được trong năm y (tCO
2
e)
MD
project,y
: lượng CH
4
được tiêu hủy trong năm y do hoạt động của dự án (tCH
4
)
MD
reg,y
: lượng CH
4
được tiêu hủy trong năm y trong trường hợp không có hoạt động
của dự án (tCH
4
)
GWP
CH4

: tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính của CH
4
, giá trị này được sử dụng mặc định
là 21.

Nếu luật pháp nước chủ nhà hoặc các điều khoản trong hợp đồng không ghi rõ MD
reg,y

bao nhiêu, MD
reg,y
sẽ được tính theo MD
project,y
và hệ số điều chỉnh AF.

MD
reg,y
= MD
project,y
x AF

Trong trường hợp tại Meizhou thì AF = 0.

Tổng lượng khí sinh ra tại BCL được tính dựa trên mô hình LandGem của US EPA
(United State Environment Protection Agency). Mô hình phản ứng bậc nhất này tính toán
dựa trên tổng lượng rác được chôn lấp, thành phần rác và hệ số phân hủy k. Theo mô
hình này lượng khí nhà kính giảm thải được tổng lượng CH
4
sinh ra từ chất thải phải trừ
đi khoảng 35% nhằm đảm bảo cho giá trị giảm thải tính toán không quá lớn hơn so với
thực tế đạt được.


Lượng CH
4
tiêu hủy bởi hoạt động của dự án MD
project,y
được xác định bằng cách kiểm tra
lượng khí CH
4
thực sự được đốt trong họng đốt và lượng CH
4
dùng trong sản xuất điện
năng.

MD
project,y
= MD
flared,y
+ MD
electricity,y


MD
flared,y
= LFG
flared,y

*
W
CH4


*
D
CH4

*
FE

Trong đó:

MD
flared,y
: lượng CH
4
tiêu hủy bằng phương pháp đốt (tCH
4
)
LFG
flared,y
: lượng khí BCL đưa vào họng đốt trong năm y (m
3
khí BCL)
W
CH4
: phần trăm CH
4
có trong khí BCL trong năm y (m
3
CH
4
/m

3
khí BCL)
D
CH4
: khối lượng riêng của CH
4
. (tCH
4
/m
3
CH4)
FE : hiệu suất đốt.

MD
electricity,y
= LFG
electricity,y

*
W
CH4

*
D
CH4


Trong đó:

MD

electricity,y
: lượng CH
4
dùng trong sản xuất điện.
LFG
electricity,y
: lượng khí BCL được dẫn vào máy phát điện.

Công thức tính này được lấy từ ACM0001 phiên bản 03 và được áp dụng rất phổ biến
cho các dự án CDM tại các bãi chôn lấp trên thế giới. Tuy nhiên, tại mỗi các khu vực, các

12
quốc gia khác nhau trên thế giới, tùy vào khối lượng, thành phần chất thải, kỹ thuật chôn
lấp, điều kiện khí hậu,… các ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy của chất thải rắn và khả
năng sinh khí bãi chôn lấp sẽ khác nhau. Việc tính toán này đòi hỏi kinh nghiệm và trình
độ kỹ thuật cao vì liên quan trực tiếp đến tính chính xác, mức độ tin cậy của đường cơ sở
của dự án.

Đánh giá phương diện môi trường

Môi trường không khí. Với hệ thống thu hồi khí BCL, dự án đã góp phần giảm thiểu ô
nhiễm môi trường không khí cho khu vực xung quanh BCL một cách đáng kể. Bên cạnh
lượng khí đã được thu hồi, việc một lượng nhỏ các khí BCL thoát ra ngoài vừa gây tác
động tiêu cực đến môi trường và người dân cư địa phương vừa dẫn tới nguy cơ xảy ra nổ
BCL. Tuy vậy, nếu hệ thố
ng thu hồi khí được vận hành đúng cách, những tác hại nêu trên
có thể được giảm đáng kể.

Nước rỉ rác. Công ty PhasCon đề nghị được sử dụng công nghệ đã có chứng nhận độc
quyền của họ tại Trung Quốc về tuần hoàn nước rỉ rác. Theo công nghệ này, nước rỉ rác

được thu hồi từ đáy BCL sau đó được bơm ngược lên hệ thống phân phối đặt tại
đỉnh ô
chôn lấp với hai mục đích chính sau: (1) giữ các chất gây ô nhiễm lại trong thành phần
rắn của BCL bằng cách làm bay hơi thành phần nước có trong nước rỉ rác và (2) tăng khả
năng sinh khí BCL bằng cách cung cấp nước cho quá trình phân hủy sinh học các thành
phần hữu cơ trong chất thải.

Về mặt đóng góp cho xã hội, tuy không nhiều nhưng dự án cũng giúp cho một số lao
động tại địa phương có việc làm khi tuyển công nhân phục v
ụ công tác vận hành bãi.

Dự án thu hồi khí BCL và phục hồi năng lượng tại Krubong, thành phố Melaka,
Malaysia
5


Mô tả sơ lược dự án

Dự án được thực hiện bởi Kajima Corporation và Mitsui & Co.,Ltd., Nhật Bản, nhằm
mục đích thu hồi khí BCL bằng cách lặp đặt các đường ống thu khí ngang và đứng tại bãi
chôn lấp. Sau đó sử dụng lượng khí này để chạy máy phát điện. Ước tính:

- Lượng phát thải CH
4
hằng ngày khoảng 14.000 – 41.000 m
3
.
- Lượng CH
4
thu hồi hằng ngày khoảng 5.000 – 15.000 m

3
.
- Lượng CH
4
giảm thải trung bình hằng năm khoảng 60.000 tấn CO
2
tương đương.
- Lượng điện sản xuất hằng ngày khoảng 500 – 1.600 KW.
Thời hạn tín dụng: 10 năm.

Chủ trương của Malaysia trong khi thực hiện các dự án CDM

- Ưu tiên sử dụng năng lượng có thể phục hồi.
- Phát triển nền công nghiệp sử dụng năng lượng có thể phục hồi.

5
Thông tin v d án CDM ti Krubong đc tham kho t Tài Liu Thit K D Án PDD – Project
Design Document, đc đng trên trang ch ca UNFCCC vào 06/2008, ti đa ch


13
- Sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu tại địa phương.

Đánh giá phương diện tài chính

Trong trường hợp không có CDM

- Chi phí đầu tư ban đầu là 14.200.000 RM.
- Chi phí vận hành và quản lý hằng năm khoảng 1.250.000 RM.
- Doanh thu bán điện trong 10 năm khoảng 14.110.000 RM (với 83.000 MWh điện sản

xuất được và lợi nhuận trên mỗi KWh điện là 0,17 RM)
- Lợi nhuận ròng : không có, thậm chí còn bị lỗ 90.000 RM.

Trong trường hợp có CDM

- Chi phí
đầu tư ban đầu khoảng 14.200.000 RM.
- Chi phí vận hành và quản lý hằng năm khoảng 1.250.000 RM.
- Doanh thu bán điện trong 10 năm khoảng 14.110.000 RM ((CERs ~ 600.000 tấn
CO
2
e).

Với giá bán cho mỗi tấn CO
2
trên thị trường thế giới hiện nay khoảng 14$. Tổng lợi
nhuận thu được từ việc bán CERs của dự án vào khoảng 8.400.000 $, như vậy dự án sinh
lợi nhuận và mang tính khả thi. Dự án trên là một ví dụ về việc áp dụng CDM nhằm mục
đích mang lại tính khả thi cho dự án về mặt tài chính.

Tính toán lượng khí nhà kính phát thải tại bãi

Công thức và phương pháp tính tương tự như trong dự án tại Meizhou.

Đánh giá phươ
ng diện môi trường

Giảm mùi hôi.Được giảm thiểu tới mức tối đa bởi các lớp đất phủ trung gian và lớp phủ
đỉnh.


Giảm tác hại của khí nhà kính sinh ra. Thông qua việc biến đổi CH
4
thành CO
2
trong quá
trình đốt hay chạy máy phát điện, lượng khí nhà kính thải vào khí quyển lúc này (phần
lớn là CO
2
) ít gây hại cho tầng ozone hơn.

Giảm nguy cơ cháy nổ. Khi CH
4
trong khí BCL kết hợp với O
2
trong khí quyển với một
tỷ lệ nhất định sẽ xảy ra phản ứng cháy, thậm chí còn gây nên hiện tượng nổ BCL. Hệ
thống thu hồi và kiểm soát khí BCL được sử dụng trong dự án đã góp phần làm giảm
nguy cơ gây cháy nổ BCL này một cách đáng kể.

1.3.2 Tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển, không thuộc bảng Phụ Lục I, có
hiện trạng sản xuấ
t và kinh tế xã hội phù hợp cho việc khai thác các dự án CDM tiềm
năng. Theo ước tính sơ bộ và được báo cáo tại Hội nghị về UNFCCC vào ngày

14
06/12/2007 tại Bali, dự kiến Việt Nam sẽ thu về khoảng 250 triệu USD từ các dự án
CDM trong vòng 4 năm tới (từ 2008 – 2012).


Về mặt quản lý nhà nước, Việt Nam đã thành lập Cơ quan thẩm quyền quốc gia (DNA),
trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để điều phối hoạt động của các dự án CDM.
Đồng thời, một số văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện Nghị
định thư Kyoto đã
được ban hành và có hiệu lực áp dụng như:

- Chỉ thị 35/2005/CT – TTg về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto.
- Thông tư 10/2006/TT – BTNMT về hướng dẫn xây dựng dự án CDM trong khuôn khổ
Nghị định thư Kyoto.
- Quyết định 47/2007/QĐ – TTg về phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư
Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hiệp quố
c về biến đổi khí hậu (UNFCCC) giai
đoạn 2007 – 2010.
- Quyết định 130/2007/QĐ – TTg về cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án CDM.

Dự án CDM điển hình nhất bãi chôn lấp tại Việt Nam có thể kể đến là dự án thu hồi khí
BCL và sản xuất điện năng tại hai bãi Đông Thạnh (Hóc Môn) và Phước Hiệp 1 (Củ Chi)
do công ty KMDK của Hàn Quốc đang thực hiện. Do việc lập hồ sơ dự án, tính toán gi
ảm
thải tại hai bãi tương đối giống nhau nên đề tài chỉ trình bày về dự án CDM tại bãi Phước
Hiệp 1.

Dự án CDM tại bãi chôn lấp Phước Hiệp 1, thành phố Hồ Chí Minh
6


Mô tả dự án

Chủ dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp
với Công ty TNHH KMDK (Hàn Quốc) thực hiện. Công ty TNHH KMDK (Hàn Quốc)

là công ty Liên doanh được thành lập ngày 12 tháng 12 năm 2006 nhằm thực hiện dự án
tái sinh năng lượng và phát điện tại bãi chôn lấp Đông Thạnh và Phước Hiệp 1 tại Thành
phố Hồ Chí Minh, Việt Nam và Thành phố Andong, Hàn Quốc.

BCL Phước Hiệp 1 thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải r
ắn Tây Bắc TP.HCM, xã Phước
Hiệp, huyện Củ Chi, TP.HCM. Hiện nay, bãi đang tiếp nhận chất thải rắn từ TP.HCM với
dân số khoảng 8 triệu.

Diện tích tiến hành thu khí tại bãi là 195.297 m
2
. Từ năm 2003 đến 03/2007, đã có
1.940.891 tấn chất thải rắn đô thị đã được đổ và chôn lấp hoàn toàn tại đây.

Mức giảm thải khí nhà kính dự kiến của dự án trong khoảng thời gian từ 01/2008 đến
12/2014 là 957.597 tCO
2
tương đương (tCO
2
e).

Thời gian sản xuất điện từ 04/2008 đến 12/2014 với tổng sản lượng khoảng 137.653
MWh. Trong đó có khoảng 130.770 MWh sẽ được hòa vào mạng lưới điện quốc gia.
Thông thường, để sản xuất ra điện, các nhà máy nhiệt điện phải sử dụng rất nhiều than

6
Thông tin v d án CDM ti bãi Phc Hip 1 đc tham kho t Tài Liu Thit K D Án do
Công ty TNHH KMDK cung cp vào ngày 28 tháng 7 nm 2006.



15
đá, dầu diesel,… quá trình đốt các loại nhiên liệu này sản sinh ra rất nhiều CO
2
(thành
phần chủ yếu) và các khí nhà kính khác (lượng nhỏ). Theo tính toán của KMDK, để sản
xuất 130.770 MWh các nhà máy nhiệt điện thải ra khoảng 76.267 tCO
2
e. Như vậy, lượng
giảm thải từ sản xuất điện năng này cũng được tính vào mức giảm thải chung của dự án.

Mục tiêu của dự án

- Giảm khí nhà kính và giảm nguy cơ gây nổ BCL bằng hệ thống kiểm soát khí CH
4
.
- Giảm ô nhiễm không khí và mùi hôi.
- Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
- Phát triển công nghệ mới phục vụ cho môi trường.
- Góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Thời hạn tín dụng: 7 năm. (dự án bắt đầu từ 01/01/2008)

Phương pháp luận đường cơ sở và giám sát

Các phương pháp luận sử dụng trong dự án được lấy từ ACM0001.

Phân tích tài chính

Dựa trên ch
ỉ số giá trị thực tại của dự án Net Present Value (NPV), sau khi tính toán các

khoản lợi nhuận từ việc bán điện, CERs và chi phí đầu tư, vận hành, KMDK đưa ra kết
quả như sau:

NPV
- Không có đăng ký hoạt động CDM cho dự án. – 6.562.076 (US$)
- Có đăng ký hoạt động CDM và thu lợi từ việc bán CERs. 4.989.309 (US$)

Kết quả phân tích tài chính của KMDK cho thấy dự án chỉ khả thi khi có đăng ký hoạt
động CDM. Kết quả phân tích phải cho th
ấy rằng dự án giảm thải khí nhà kính thực sự
không mang lại bất kỳ lợi ích nào về phương diện kinh tế. Nếu không thể chứng minh
được rằng các khoản lợi nhuận thu được từ dự án thấp hơn chi phí đầu tư và vận hành dự
án thì dự án đó không thể đăng ký hoạt động CDM.

Tính toán giảm thải cho dự án

Được tính toán dựa trên công thức trong ACM0001 phiên bản 05.

ER
y
= (MD
project,y
– MD
reg,y
)
*
GWP
CH4
+ EL
y *

CEF
eclectricity,y
– ET
y

*
CEF
thermal,y


Trong đó:

ER
y
: Mức giảm thải khí nhà kính (tCO
2
e)
MD
project,y
: Tổng lượng CH
4
tiêu hủy trong năm y (tCH
4
)
MD
reg,y
: Tổng lượng CH
4
tiêu hủy trong năm y khi không có dự án (tCH
4

).
GWP
CH4
: Tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính của CH
4
(bằng 21 tCO
2
e/tCH
4
).
EL
y
: Lượng điện cung cấp cho mạng điện quốc gia trong năm y (MWh).

16
CEF
eclectricity,y
: Hệ số phát thải CO
2
khi sản xuất điện (tCO
2
e/MWh).
ET
y
: Nhu cầu năng lượng phát sinh thêm khi dự án đi vào hoạt động (TJ)
CEF
thermal,y
: Hệ số phát thải CO
2
khi sản xuất năng lượng nhiệt/cơ (tCO

2
e/TJ)

Với phiên bản 05, mức giảm thải đạt được sau cùng có tính cả phần giảm thải do sản xuất
điện năng mà không dùng đến nhiên liệu hóa thạch và phần phát thải do dự án sinh ra. Do
đó, có thể xem cách tính này cho kết quả gần với thực tế hơn công thức của các phiên bản
trước.

Khi đi vào hoạt động, dự án được giám sát bởi Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM,
Công ty TNHH KMDK và Công ty TNHH Ecoeye, với chức năng cụ th
ể được trình bày
trong sơ đồ Hình 1.1.














Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức giám sát của dự án CDM tại BCL Phước Hiệp 1 và Đông Thạnh, TP. Hồ
Chí Minh, Việt Nam.



1.4 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN CDM DỰ KIẾN ÁP DỤNG TẠI BÃI RÁC
ĐÔNG THẠNH VÀ BÃI CHÔN LẤP PHƯỚC HIỆP 1

1.4.1 Giới thiệu chung

Tên dự án “Tái sinh năng lượng và phát điện từ khí bãi chôn lấp Đông Thạnh và Phước
Hiệp 1”

Mục tiêu đầu tiên của dự án là tái chế và sử dụng khí từ bãi chôn lấp Phước Hiệp và
Đông Thạnh nhằm làm giảm lượng phát thải khí nhà kính (GHG), nước rỉ chất thải rắn và
một số các chất ô nhiễm môi trường khác như NH
3
, H
2
S, các hợp chất gây mùi tại bãi
chôn lấp.

Mục tiêu thứ hai của dự án là thu khí mê tan sinh ra từ bãi chôn lấp để phát điện.

Chủ trì dự án: Công ty TNHH KMDK (Hàn Quốc) là công ty Liên doanh được thành
lập ngày 12 tháng 12 năm 2006 nhằm thực hiện dự án tái sinh năng lượng và phát điện tại
bãi chôn lấp Đông Thạnh và Phước Hiệp 1 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam và
Thành phố Andong, Hàn Quốc.

S Tài Nguyên Môi Trng TP.HCM
- Qun lý d án.
- Nhn h s d án.
- Kim tra d liu d án.
Công ty TNHH KMDK


- Kim tra trang thit b.
- Th
u

t
h
p

v
à l
u

t
r
qua
n
Công ty TNHH Ecoeye
- Kho sát và lp báo cáo cho d án.
- Thm tra d liu.
-
Tính lng CO
2
gim thi

17
Vị trí địa lý của dự án. Công ty TNHH KMDK (Hàn Quốc) sẽ tiến hành thực hiện dự án
xây dựng hệ thống thu khí bãi chôn lấp và lắp đặt hệ thống phát điện theo cơ chế phát
triển sạch (CDM) tại hai BCL Đông Thạnh và Phước Hiệp 1.

1.4.2 Nội dung chủ yếu của dự án


Bãi chôn lấp Đông Thạnh và Phước Hiệp 1 sẽ được xây dựng và lắp đặt hệ thống thu khí,
thiết bị đốt bỏ khí BCL, hệ thống tuần hoàn nước rỉ chất thải rắn và thiết bị phát điện.
Mỗi quá trình sẽ sử dụng một loại công nghệ nhằm thu và tái chế khí từ bãi chôn lấp một
cách hiệu quả.













Hình 1.2 Mô hình thu khí phát điện.

Hệ thống thu khí BCL

Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ sẽ dẫn đến việc hình thành khí sinh học, có
khả năng cháy được. Trong thành phần khí bãi chôn lấp, quan trọng nhất là 2 loại khí
chính CH
4
và CO
2
, CH
4

chiếm khoảng 45- 65%. Quá trình chuyển hóa chất thải rắn thành
khí bãi chôn lấp phụ thuộc vào một số yếu tố chính sau đây:

1. Thành phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn (TOC): TOC chiếm tỷ lệ càng cao, đặc
biệt là các hợp chất hữu cơ có khả năng phân hủy, việc tạo thành LFG càng thuận lợi.
Quá trình phân hủy này có thể kéo dài từ vài ngày (sau khi chôn chất thải rắn) cho
đến vài chục năm (chấ
t thải rắn đã phân hủy hết). Khối luợng chất thải rắn trong bãi
chôn lấp càng cao, sản luợng khí đi theo tương ứng càng lớn.
2. Độ ẩm: tổng lượng nước có trong ô chôn lấp sẽ gây tác động lên ẩm độ của toàn bãi
chôn lấp và ảnh hưởng lên quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ. Do điều kiện
nóng ẩm, mưa nhiều ở TP.HCM đã làm cho tổng lượng nước rỉ
rác tồn tại thường
xuyên trong các ô chôn lấp ở mức cao hơn mong muốn, làm ảnh hưởng đến tốc độ
phân hủy chất thải rắn. Khắc phục vấn đề này, một hệ thống bơm tuần hoàn nước rỉ
rác hoặc xử lý nước rỉ rác cần thiết được lắp đặt.
3. Nhiệt độ có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phân hủy kỵ khí, thường nhiệt t
ối ưu
cho quá trình phân hủy này là 30 – 35
O
C. Với mức nhiệt độ yêu cầu này, trong điều
kiện của TPHCM thì không cần phải điều chỉnh thêm.
4. pH: pH từ 6 – 8 là tối ưu cho quá trình phân hủy kỵ khí để hình thành CH
4
.
5. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác phụ thuộc vào điều kiện chôn lấp chất thải rắn ngay
từ giai đoạn đầu, ví dụ: độ chặt khi đầm nén, tính chất lớp đất phủ bề mặt hàng ngày,
Giếng đứng
Điều khiển
Ống đốt bỏ

Máy phát điện
Trạm thu khí
Quạt thổi

18
khối lượng nước mưa thâm nhập trong quá trình chôn lấp nhưng chưa đóng bãi, các
độc tố có trong chất thải rắn chôn lấp làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển các vi sinh
vật kỵ khí và ảnh hưởng lên sản luợng khí phát sinh

Hệ thống thu khí được thiết kế càng đơn giản và hiệu quả, càng dễ thu khí. Các giếng thu
thẳng đứng có niêm bằng đất sét nhằm tránh sự xâm nhập khí. Hệ thống thu khí bao gồm
các ống nằm ngang thu khí trên bề mặt để dễ kiểm tra và sửa chữa, các đầu của giếng thu
khí được nối đến ống thu chính để dễ cân bằng áp lực trong giếng, hệ thống ngưng tụ
được đặt tạ
i các vị trí thấp trong hệ thống thu khí để thu nước nhằm giảm thiểu nguy cơ
tắc nghẽn, quạt thổi và trạm đốt bỏ khí mêtan.

Để thu hồi khí từ các bãi chôn lấp chất thải rắn, cần lắp đặt một hệ thống thu khí bao
gồm:

1. Các giếng thu khí

Một số giếng thu khí đã được lắp đặt trong quá trình xây dựng bãi chôn lấp (trường
hợp BCL Phước Hiệp 1) hoặc tiếp tục lắp đặt khi đi vào khai thác khí bãi chôn lấp
cho các dự án sản xuất điện năng sau này (trường hợp bãi Đông Thạnh và một phần
phải tiến hành tiếp ở Phước Hiệp 1). Giếng thu khí bao gồm ống lồng có đường kính
khoảng 600 mm, bên trong là ống nhựa HDPE có đục lỗ,
đường kính thường 160
mm, được bao bọc bằng đá sỏi xung quanh (Hình 1.3). Giếng thu khí có chiều cao
tương ứng với chiều cao chôn lấp rác. Theo thiết kế, chiều cao giếng thu khí ở vị trí

cao nhất của bãi Đông Thạnh khoảng 20 m và bãi Phước Hiệp đạt khoảng 23 m.

2. Hệ thống đường ống thu hồi khí BCL

Bộ phận điều chỉnh áp suất tại các giếng thu khí có khả năng tự điều chỉnh áp suất hút
và lượng khí vào hệ thống từ mỗi giếng. Tổng số giếng theo thiết kế cho bãi Đông
Thạnh là 45 giếng và cho bãi Phước Hiệp là 50 giếng, được phân bố đều trên diện
tích của toàn bãi chôn lấp với bán kính hoạt động của mỗi giếng là 25 m. Các giếng
thu khí sẽ được nối vào
ống dẫn khí chính, ống này nằm ngoài biên của bãi chôn lấp
và dẫn khí đến thiết bị thu hồi khí.


19

Hình 1.3 Cấu tạo giếng thu khí.

3. Các thiết bị tách khí ngưng

Để giải quyết tình trạng khí ngưng trong hệ thống đường ống, các lỗ rút nước cũng
được đưa vào lắp đặt để rút nước ra khỏi hệ thống. Nước rút ra từ các lỗ này sẽ được
tuần hoàn lại bãi chôn lấp hoặc dẫn đến hệ thống xử lý nước rỉ rác thông qua hệ thống
đường ống và các bơm chìm.

Để tách khí ra khỏi bãi chôn lấp và chuyển đến các máy phát điện, bên cạnh hệ thống
thiết bị thu khí ngoài hiện trường còn cần có một hệ thống điều khiển việc thu khí gắn
tập trung trên một tủ điều khiển. Cấu tạo chính của hệ thống thu hồi khí BCL gồm có:

1. Khử nước;
2. Theo dõi, phân tích thành phần O

2
và CH
4
có trong khí BCL;
3. Quạt piston có điều chỉnh tần số;
4. Flare (họng đốt ở nhiệt độ cao).

Các khí BCL sẽ được hút lên từ bãi chôn lấp bằng cách điều chỉnh áp lực hút không
đổi trên toàn đường ống chính. Khi khí BCL đi vào hệ thống thu hồi khí, nước sẽ
được tách ra bằng các dòng khí xoáy tụ và ở điểm cuối cùng bằng hệ thống làm lạnh.

Khí BCL sẽ được phân tích tự động thành phần CO
2
và CH
4
, trong đó CH
4
phải tối
thiểu đạt được 45% mới đáp ứng được yêu cầu của động cơ điện hoạt động bằng khí
sinh học. Thành phần của O
2
và CH
4
, nhiệt độ của khí sau khi làm lạnh sẽ được theo
dõi liên tục và điều chỉnh thích hợp để tránh tình trạng sự cố thiết bị hoặc ảnh hưởng
hiệu suất phát điện của toàn hệ thống.

Quạt có khả năng điều chỉnh tốc độ quay sao cho duy trì áp suất hút trên toàn hệ
thống như hoạch định. Nếu hệ thống máy phát điện hoạt động bình thường thì khí sẽ
được phân phối đến động cơ điện. Tại đây, các khí cháy được sẽ được đưa vào hệ

thống buồng đốt trong để đốt cháy hoàn toàn và cấp nhiệt qua các tua bin hơi nước,
nhiệt năng đượ
c chuyển hóa thành điện năng thông qua hoạt động của hệ thống tua

20
bin này. Phần điện sản xuất từ quá trình này, một phần sử dụng trở lại cho hoạt động
của bãi chôn lấp, một phần sẽ được đấu nối vào hệ thống lưới điện quốc gia để cung
cấp đến người sử dụng.

Nếu cần ngưng phát điện để duy tu bảo dưỡng, sửa chữa hoặc có sự cố ở phần hệ
thống phát điện, lượng khí sinh ra (hoặc lượng khí thừa do không sử dụng hết ở hệ
thống phát điện) sẽ được chuyển sang họng đốt (flare) để giải quyết tình trạng này,
đảm bảo áp lực đường ống dẫn khí là bình thường và an toàn cho hệ thống. Nhi
ệt độ
đốt của khí BCL tại họng đốt thường ở mức 900
O
C, thời gian cháy là 0,3 s. Họng đốt
này bao gồm bộ phận điều chỉnh hỗn hợp CH
4
và O
2
cho phản ứng cháy xảy ra hoàn
toàn (tạo thành CO
2
và hơi nước), có thể hoạt động riêng rẽ (khi có sự cố ở hệ thống
máy phát điện) hoặc hoạt động đồng thời (trong trường hợp sản luợng khí cung cấp
cao hơn nhu cầu sử dụng cho hệ thống máy phát điện).

4. Trạm thu gom khí


















Hình 1.4 Chi tiết trạm thu gom khí.
Trạm thu gom khí bao gồm tất cả các trang thiết bị cần thiết cho việc thu khí, đo đạc,
đánh giá và điều chỉnh lượng khí BCL. Hệ thống được lắp các van một chiều điều khiển
bằng tay và tự động, bộ dập lửa, miệng lấy mẫu khí, đồng hồ áp suất và nhiệt độ, bộ lọc,
đồng hồ đo lưu lượng, hệ thống điề
u khiển PLC, bộ phân tích khí liên tục phục vụ công
tác quan trắc, giám sát.

Hệ thống xử lý sơ bộ khí BCL

Một trạm xử lý khí được xây dựng thêm nhằm loại bỏ các tạp chất trong khí trước khi
đưa vào động cơ phát điện. Các tạp chất bao gồm độ ẩm, các hạt rắn nhỏ, H
2
S, các hợp

chất halogen, các axit và siloxane. Bước xử lý bổ sung này nhằm giúp tránh sự ăn mòn,
mài mòn quá sớm và sự nhiễm dầu.

Bảng 1.2 Các thiết bị chính và chức năng

Thiết bị Công suất Chức năng
Máy lạnh
Quạt thổi
Bộ phân
tích khí
Van đóng
nhanh
Bộ làm mát
Van điều
áp
Họng đốt
Máy tăng áp
Bộ lọc A/C
Bộ phân
tích khí
Bộ tách

m
Máy
lọc ướt
Động cơ máy phát
Khí tốt
Khí xấu

21

Quạt
- 20NM
3
/ phút
- 3000~500/700mmAQ
- 380V83P × 50HZ
- 200 kW
- 40NM
3
/ phút
- 3000~500/700mmAQ
- 380V83P × 50HZ
- 400 kW
Hút LFG từ
bãi chôn lấp
Máy lọc ướt
- Thân: FRP(6t)
- 1100D × 4750H
- Bộ tán sương: P, 300t
Loại bỏ
H
2
S, axit và
nước
Bộ làm mát
& Máy làm
lạnh, Bộ tách
ẩm
- Vào/ra: 45/5
- Tác nhân lạnh: R22

- Độ ẩm tương đối: 50%
Loại bỏ độ
ẩm khỏi
(Khí ngưng
tụ) khí BCL
Máy tăng áp
- Lưu lượng: 10~20 Nm
3
/phút
- Áp suất: -200~1500 mmAQ
- Kích cỡ vòi phun: 100A
- Cánh quạt: hợp kim nhôm
- Dòng: 380V × 3P × 50HZ
Cung cấp
khí BCL
cho động cơ
dưới điều
kiện áp suất
ổn định
Lọc than
hoạt tính
(Tháp
carbon)
- 2400D x 3320H
- C/S
- Tốc độ loại bỏ: 0,26/s
- Carbon: 1,8m
Loại
siloxane và
bụi

Họng đốt
- 20NM
3
/phút
- 2130D × 9380H
- Độ dày lớp cách nhiệt:
100t
- Cánh điều chỉnh: 3 cánh
- 40NM
3
/phút
- 2890D × 9380H
- Độ dày lớp cách nhiệt:
100t
- Cánh điều chỉnh: 4cánh
Đốt khí
không đạt
chất lượng
và SO
2


Hệ thống đốt LFG

Khí không được sử dụng cho động cơ máy phát điện sẽ được đưa thẳng tới hệ thống đốt
bằng bộ kiểm soát áp suất. Ở đây có đồng hồ giám sát thời gian vận hành ống đốt.
Hệ thống phát điện

Các thiết bị động cơ phát điện được lắp đặt theo từng cụm công suất 1 MW. Mỗi
động cơ

đốt trong được thiết kế chuyên để chạy với khí có nhiệt trị thấp, sẽ được nối với một máy
phát điện riêng. Việc sử dụng nhiều cụm động cơ sẽ giúp việc vận hành được linh động
theo thời gian khi lượng khí khai thác thay đổi cũng như làm giảm chi phí lắp đặt và bảo
dưỡng.

Hệ thống tuần hoàn nước rỉ rác

Hiện nay có m
ột số phương pháp tuần hoàn nước rỉ rác như làm ẩm trước, giếng phun
đứng, mương dẫn, hồ nước mặt và phun mưa. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây,
phương pháp thường được sử dụng là dùng mương dẫn nhưng cần xem xét cẩn thận trong
khâu thiết kế nhằm làm tăng hiệu quả làm việc.


CHƯƠNG 2


22
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN VÀ KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN CÒN KHẢ
NĂNG PHÂN HỦY SINH HỌC TRONG BÃI CHÔN LẤP

2.1.1 Điều tra, khảo sát khối lượng chất thải rắn còn lại hai bãi chôn lấp Đông
Thạnh và Phước Hiệp 1

Để xác định khối lượng chất thải rắn (CTR) còn lại trong hai BCL Đông Thạnh và Phước
Hiệp 1, nhóm nghiên cứu đã áp dụng hai phương pháp chính sau đây:


Phương pháp 1

Bằng cách
đo diện tích chôn lấp CTR và chiều cao hiện hữu của lớp CTR tại thời điểm
khảo sát để ước tính. Kết quả xác định khối lượng CTR còn lại trong BCL được so sánh
với khối lượng CTR chôn lấp theo số liệu thống kê của Công ty Môi trường Đô thị

Phương pháp 2

Tham khảo kết quả xác định khối lượng CTR còn lại trong 2 BCL Đông Thạnh và Phước
Hiệp 1 do công ty KMDK thực hiện vào tháng 06/2007, s
ử dụng hệ thống định vị toàn
cầu GPS và mô hình dự báo sử dụng phần mềm mô phỏng 3D (Auto Desk 2007). Thể
tích rác hiện hữu trong bãi chôn lấp (cũng như diện tích chôn lấp) được tính toán dựa trên
các giá trị thu được từ mạng lưới định vị tọa độ và kết quả đo đạc chiều cao ở các tọa độ
này.

2.1.2 Khảo sát thành phần và đặc tính chất thải rắn

Thành phần

Tại BCL Đông Thạnh. Để lấy khảo sát
thành phần chất thải rắn, nhóm nghiên cứu
đã tiến hành lấy mẫu tại 3 vị trí khác
nhau. Do chất thải rắn được đổ xoay
vòng từ thấp đến cao dần nên thành
phần và đặc tính rác ở các vị trí khác
nhau ở khu vực chôn lấp gần như tương tự
nhau. Nhóm nghiên cứu đã chọn 3 vị trí cao
nhất và ít đổ xà bần nhấ

t của khu vực
chôn lấp để khoan lấy mẫu xác định
thành phần và đặc tính chất thải rắn còn lại
trong bãi. Với những mẫu lấy ở độ sâu từ 3
– 17 m dùng cobe với gàu xúc để lấy mẫu. Những mẫu lấy ở độ sâu từ 17 m trở lên phải
dùng cobe gắn mũi khoan để khoan lấy mẫu. Trên lý thuyết, để kết quả phân tích được
chính xác, khối lượng mỗi mẫu phân tích thường
được lấy khoảng 200 lb, tương đương
98 kg. Tuy nhiên, do dụng cụ lấy mẫu phải được cải tiến để phù hợp với đặc tính rác đã
phân hủy trong bãi chôn lấp nên các mẫu lấy được không đồng đều và dao động trong
Hình 2.1 Khoan lấy mẫu rác tại
b
ãi rác
Đông Thạnh.

23
khoảng 70-95 kg/mẫu. Khối lượng và ký hiệu các mẫu rác đã được lấy ở BCL Đông
Thạnh, theo các độ sâu chôn lấp, dụng cụ lấy mẫu tương ứng và thời gian lấy mẫu được
trình bày tóm tắt trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1 Ký hiệu và khối lượng các mẫu rác đã lấy tại BCL Đông Thạnh, theo độ sâu chôn lấp

Ký hiệu Độ sâu (m) Dụng cụ lấy mẫuKhối lượng (kg) Ngày lấy mẫu
I3 3 cobe 87,5 04/06/2007
I6 6 cobe 88,2 04/06/2007
I9 9 cobe 83,8 04/06/2007
I12 12 cobe 75,7 05/06/2007
I18 18 khoan 85,1 05/06/2007
II3 3 cobe 86,5 07/06/2007
II6 6 cobe 87,1 07/06/2007

II9 9 cobe 90,5 08/06/2007
II12 12 cobe 91,7 08/06/2007
II17 17 cobe 64,3 08/06/2007
II20 20 khoan 70,5 09/06/2007
II22 22 khoan 81,4 09/06/2007
III3 3 khoan 95,7 10/06/2007
III6 6 khoan 83,2 10/06/2007
III9 9 khoan 91,4 10/06/2007
III16 16 khoan 92,7 11/06/2007
III19 19 khoan 84,8 11/06/2007
Ghi chú: I, II, III là kí hiệu tương ứng với lỗ khoan 1, 2 và 3

Thành phần chất thải rắn được phân tích thủ công bằng cách lựa riêng từng thành phần,
cân xác định khối lượng từng thành phần và xác định tỷ lệ phần trăm so với tổng khối
lượng mẫu rác phân tích.

Đặc tính

Sự phân bố độ ẩm. Sự phân bố độ ẩm trong lòng BCL được xác định bằng 2 phương
pháp.

Phương pháp 1

Để đánh giá sự phân bố độ ẩm trong lòng BCL, tại mỗi BCL, nhóm nghiên cứu đã lấy
mẫu ở các vị trí khác nhau (theo mặt bằng) ở các tầng rác khác nhau (theo độ sâu) và
phân tích độ ẩm của mẫu rác. So sách các kết quả phân tích độ ẩm của mẫu rác theo vị trí
lấy mẫu
ở cùng một độ sâu và theo các độ sâu khác nhau để đánh giá sự phân bố độ ẩm
của CTR trong lòng BCL.


Phương pháp 2

Tham khảo kết quả đánh giá sự phân bố độ ẩm trong BCL do nhóm chuyên gia của công
ty KMDK thực hiện bằng phương pháp đo điện trở suất, xây dựng đường biểu diễn điện
trở suất bên trong BCL, xây dựng biểu đồ đường vành đai và bản đồ đường đồng m
ức
phát hiện dòng rò. Các kiểm tra thử nghiệm về điện trở suất được thực hiện từ 23 –

24
26/5/2007. Mục đích của các kiểm tra thử nghiệm này là để xác định trạng thái phân bố
nước rác và nước ngầm bên trong và ở bên dưới đáy BCL.

Độ ẩm, độ tro, chất cháy, nitơ, TOC, các thành phần C, H, O, N, S trong mẫu rác. Độ
ẩm, độ tro, chất cháy của mẫu rác được phân tích theo APHA 2540. Hàm lượng nitơ
được xác định theo APHA4500. TOC được phân tích bằng máy TOC. Thành phần các
nguyên tố C, H, O, N, S của mẫu rác được phân tích bằng thiết bị, trong khi đó C, N, H,
O, N, S của từng thành ph
ần rác được tra bảng theo tài liệu của Tchobanoglous và cộng
sự (1993).

Tại BCL Phước Hiệp 1. Do BCL Phước Hiệp đang hoạt động nên thành phần chất thải
rắn được xác định từ rác tiếp nhận tại BCL. Đặc tính của chất thải rắn cũng được xác
định tương tự như đã mô tả trên.

2.1.3 Khảo sát thành phần khí bãi chôn lấp

Tại bãi rác Đông Thạnh. Nhóm nghiên cứu đ
ã khoan 5 giếng lấy mẫu khí tại bãi rác
Đông Thạnh. Vị trí lấy mẫu khí được trình bày tóm tắt trong Hình 2.2. Mẫu khí được thu
ở các độ sâu chôn lấp khác nhau. Tuy nhiên, do bãi rác Đông Thạnh không sẵn có hệ

thống ống thu khí, việc đào và lắp đặt giếng thu khí gặp nhiều khó khăn do thành phần
rác còn lại chứa nhiều nilon, vải, cao su,… và bị ngập nước. Các ống thu khí chỉ có thể
đặt được ở độ sâu tối đa là 10 m tính từ lớ
p đất che phủ trên cùng. Thành phần khí C
x
H
y

và CH
4
, nhiệt độ được đo tại hiện trường bằng thiết bị TESTO 360 của Đức. Độ ẩm, H
2
S,
NH
3
được lấy mẫu và phân tích tại Phòng thí nghiệm.

Tại BCL Phước Hiệp 1. Vị trí lấy mẫu phân tích thành phần khí BCL tại BCL Phước
Hiệp 1 được trình bày trong Hình 2.3. Mẫu khí được thu từ các giếng thu khí sẵn có tại
BCL để phân tích.

25




















Hình 2.2 Vị trí lấy mẫu khí tại bãi rác Đông Thạnh.





















Hình 2.3 Vị trí lấy mẫu khí BCL Phước Hiệp 1.

2.1.4 Tính chất nước rỉ rác

Tính chất nước rỉ rác được xác định dựa trên số liệu khảo sát trong nhiều năm và tại thời
điểm thực hiện đề tài nghiên cứu này.

Đối với bãi rác Đông Thạnh, mẫu được lấy từ hồ tập trung nước rỉ rác và khi bơm nước rỉ
rác từ giếng lấy mẫu khí, sau đó vận chuyển về Phòng thí nghiệm để phân tích.

Gi□ng #1
Gi□ng
#2
Gi□ng #4
Gi□ng #3
L
A
N
D
F
I
L
L

G
A
S


B
U
R
N
E
R

R
A
C
H
T
R
A

R
I
V
E
R
I
II
ENTRANCE
GUARD
III
LEACHATE
POND
DRAINAGE
2
5

3
4
1

×