Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

nghiên cứu xây dựng một số công cụ kinh tế nhằm quản lý khí thải tại tp.hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 163 trang )



1
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài:”Nghiên cứu xây dựng một số công cụ kinh tế nhằm quản lý khí
thải tại thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ tháng 3/2007 đến tháng
9/2008. Các nội dung nghiên cứu đã được thực hiện đầy đủ so với nội dung đề
cương đã được phê duyệt:
1). Bổ sung phần tổng quan về tính tóan và áp dụng phí khí thải, thuế bảo vệ
môi trường và giấy phép xả khí th
ải trên thế giới.
2). Phân tích, đánh giá phương pháp tính và suất phí khí thải do Vụ Môi
trường đề xuất.
3). Hoàn thiện phương pháp luận tính phí khí thải và suất phí đối với thành
phố Hồ Chí Minh (Khảo sát bổ sung một số loại nguồn thải tại thành phố Hồ
Chí Minh; Xác định đối tượng, thị trường và ước tính tổng số tiền thu được từ
phí khí thải tại TP.Hồ Chí Minh và đề xuất phương h
ướng sử dụng nhằm hạn
chế phát thải; Tính thử phí khí thải theo chi phí xử lý; Tính thử phí khí thải
đối với nguồn thải di động (đánh trên nhiên liệu) theo tỷ lệ phí trên giá nhiên
liệu; Đề xuất áp dụng suất phí khí thải, hệ thống tổ chức và phương thức thu
phí khí thải tại TP.Hồ Chí Minh).
4). Nghiên cứu, đề xuất phương pháp luận tính thuế và suất thuế bảo vệ môi
trường áp dụ
ng cho thành phố Hồ Chí Minh : Thuế C, thuế S, thuế các chất
CFC.
5). Nghiên cứu đề xuất quy trình cấp giấy phép xả khí thải tại tại Việt Nam
nói chung và tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng
6). Tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia và các doanh nghiệp đối
với các công cụ đề xuất.
7). So sánh ưu, nhược điểm của 3 công cụ, xác định tính thực tế, khả thi và tác


động của từng công cụ và đề xuất áp d
ụng công cụ phù hợp.



2

SUMMARY OF RESEARCH CONTENT
Project Title: Research and proposal of some economic instruments for air
emissions management in Ho Chi Minh city
Coordinator: Ass. Prof. Dr. Phung Chi Sy
Implementing Institution: Military Sub-Institute of Tropicalization and
Environment.
Duration: from March, 2007 to September, 2008
1. Objectives:
- To provide scientific and actual bases to propose some economic
instruments for air emission management in Ho Chi Minh city (air
pollution fees, environmental taxes, tradable permits).
- To propose application of appropriated economic instruments in the
actual condittions of HCM in particular and in Vietnam in general.
2. Results obtained:
1). Updating the overview on calculation methods and application of air
pollution fees, environmental taxes, tradable permits in the world.
2). Analyzing and evaluating the calculation methods and rates of air emission
fees proposed by the Department of Environment .
3). Finalizing the methodology for calculation of the air emission fees and
rates in Ho Chi Minh city (additional inventory of the air pollution sources in
HCM city; determination of the fee’s payers and estimation of total amound
of fees in HCM city )
4). Research and proposal of methodology for calculation of the air pollution

taxes and its rates applied for HCM city, including taxes on carbon (C),
sulfur (S) and CFC.
5). Research and proposal of procedures for the tradable air emission
permitting in HCM in particular and Vietnam in general.


3
6). Organizing the workshops to getting the expert’s comments and
consultation about the proposed economic instruments, applied for air
emission management in Ho Chi Minh city.
7). Comparing advantages and disadvantages of 3 proposed instruments;
evaluating the feasibility and impacts of each instrument (emissions fees,
taxes and tradable permits) and proposing the appropriated instruments for air
emission management in Ho Chi Minh city.


4
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 9
THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 10
DANH SÁCH CÁC CÁN BỘ THAM GIA ĐỀ TÀI 12
PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU 13
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CÔNG CỤ PHÍ VÀ THUẾ 14
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ VÀ
HẠN CHẾ PHÁT THẢI KHÍ THẢI VÀO MÔI TRƯỞNG 16
1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ NHẰM HẠN CHẾ
PHÁT THẢI KHÍ THẢI VÀO MÔI TRƯỜNG 16
1.1.1. Ảnh hưởng c
ủa việc xả thải khí thải đến môi trường 16

1.1.1.1. Hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu 16
1.1.1.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam: 17
1.1.1.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Vùng Kinh tế trọng điểm phía
Nam 22
1.1.1.4. Ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng
đồng 28
1.1.2. Sự cần thi
ết áp dụng công cụ kinh tế để hạn chế việc xả thải khí thải.30
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC 34
1.2.1. Quyển sở hữu rõ ràng khu vực thải - Định lý COASE 34
1.2.2. Thuế môi trường 36
1.2.3. Phí ô nhiễm môi trường 38
1.2.4. Hạn ngạch ô nhiễm - Giấy phép xả thải có thể mua bán 44
1.2.5. Ký quỹ - hoàn trả 49
1.2.6. Trợ cấp môi trường 51
1.2.7. Nhãn sinh thái 52
1.2.8. Sử dụng hỗn hợp các công cụ
kinh tế trong bảo vệ môi trường 52
I.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 57
I.3.1. Tổng quan về áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý khí thải tại Việt Nam
57
I.3.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến công cụ kinh tế quản lý môi trường
tại Việt nam 60
CHƯƠNG 2. HOẢN THIỆN PHƯƠNG PHÁP LUẬN, ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG TỔ
CHỨC VÀ PHƯƠNG THỨC THU PHÍ KHÍ THẢI TẠI TP.HỒ CHÍ MINH 65
2.1. HIỆN TRẠNG CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄ
M KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH 65
2.2. ĐIỀU TRA BỔ SUNG MỘT SỐ NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 69

2.1.1. Công nghiệp có đốt nhiên liệu hóa thạch 73
2.1.2. Cơ sở sản xuất sản xuất kim loại 74
2.1.3. Cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng 75
2.1.4. Phương tiện giao thông 76
2.3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ SUẤT PHÍ KHÍ THẢI
DO VỤ MÔI TRƯỜNG – BỘ TN&MT ĐỀ XU
ẤT 77
2.3.1. Khái quát về phương pháp tính phí khí thải và suất phí khí thải do Vụ
Môi trường – Bộ TN&MT đề xuất 78
2.3.2. Phân tích, đánh giá tính phù hợp của phương pháp tính phí và suất phí
khí thải do Vụ Môi trường đề xuất 82


5
2.2.3. Thử nghiệm tính phí khí thải trong điều kiện thành phố Hồ Chí Minh
theo đề xuất của Vụ Môi trường 87
2.4. HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP LUẬN TÍNH PHÍ KHÍ THẢI ĐỐI VỚI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 89
2.4.1. Mục tiêu 89
2.4.2. Nội dung 90
2.4.2.1. Thử nghiệm tính suất phí theo chi phí xử lý 90
2.4.2.2. Thử tính phí môi trường đối với nhiên liệu dựa trên tỷ lệ phí/ giá thành
nhiên liệu của các nước trên thế giới 93
2.4.2.3. Đề
xuất phương pháp tính phí áp dụng cho thành phố Hồ Chí Minh 97
2.4.2.4. Đề xuất hệ thống tổ chức, phương thức thu và quản lý phí khí thải tại
thành phố Hồ Chí Minh 98
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP LUẬN TÍNH THUẾ BVMT ĐỐI VỚI
CÁC CHẤT CÓ KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
104

3.1. SỰ CẦN THIẾT 104
3.2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN TÍNH THUẾ BVMT ĐỐI VỚI KHÍ THẢI 105
3.2.1. Thuế đối v
ới Carbon 105
3.2.2. Thuế đối với Lưu huỳnh (S) 107
3.2.3. Thuế đối với các chất CFC 109
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CẤP GIẤY PHÉP XẢ KHÍ THẢI TẠI TP. HỒ
CHÍ MINH 111
4.1. CÁC TIÊU CHÍ TIẾP CẬN 111
4.2. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT VỀ VIẾT BÁO CÁO XIN PHÉP XẢ
KHÍ THẢI VÀO KHÔNG KHÍ 111
4.2.1. Các nội dung liên quan đến kê khai nguồn khí thải công nghiệp 111
4.2.1.1. Quy định phân loại nguồn khí thải công nghiệp trong kê khai 111
4.2.1.2. Các đặ
c trưng nguồn thải cần xác định trong kê khai 111
4.2.1.3. Chế độ xả thải 112
4.2.1.4. Công trình xử lý khí thải 112
4.2.2. Các nội dung liên quan đến đặc trưng vùng không khí tiếp nhận khí thải
112
4.2.2.1. Các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội 112
4.2.2.2. Chất lượng không khí 113
4.2.2-3. Tiêu chuẩn chất lượng không khí khu vực tiếp nhận khí thải 113
4.2.3 Các nội dung liên quan đến đánh giá tác động của nguồn thải vào không
khí 113
4.2.3-1. Giới h
ạn đối tượng chịu tác động của khí thải: 113
4.2.3-2. Cơ sở xác định mức độ tác động của khí thải 113
4.2.3.3. Phương pháp xác định mức độ tác động của khí thải 114
4.2.4 Các nội dung liên quan đến biện pháp giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm
không khí do tiếp nhận nguồn khí thải 115

4.2.5 Đề xuất mẫu đơn xin phép xả thải khí thải vào không khí 115
4.2.5.1. Hình thức trình bày 115
4.2.5.2. Nội dung 115

4.3. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XÉT DUYỆT CẤP GIẤY PHÉP XẢ THẢI CÓ THỂ
CHUYỂN NHƯỢNG ĐƯỢC 116
4.3.1. Giới hạn nhóm đối tượng xét duyệt cấp giấy phép xả thải khí thải 116
4.3.2. Các tiêu chí để xét duyệt cấp giấy phép xả thải khí thải 116


6
4.4. ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ TRAO ĐỔI GIẤY PHÉP XẢ KHÍ THẢI GIỮA CÁC
DOANH NGHIỆP 118
4.4.1. Cơ chế đối với cơ sở không sử dụng hết định mức cho phép xả thải
(bên bán) 118
4.4.2. Cơ chế đối với cơ sở sử dụng quá định mức cho phép xả thải (bên
mua) 119
4.4.3. Cơ chế đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường 119

4.5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THỬ NGHIỆM TÍNH GIÁ TRỊ CỦA CÁC LOẠI
GIẤY PHÉP XẢ KHÍ THẢI ĐỐI VỚI BỤI, SO2, NO2, CO, CO2 120
4.6. THỬ NGHIỆM XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TRAO ĐỔI GIẤY PHÉP XẢ KHÍ
THẢI TẠI TP.HỒ CHÍ MINH 121
4.7. ĐỀ XUẤT KHUNG PHÁP LÝ NHẰM TRIỂN KHAI PHƯƠNG THỨC TRAO
ĐỔI GIẤY PHÉP XẢ KHÍ THẢI TẠI VIỆT NAM 125
4.7.1. Hiện trạng khung pháp lý của Việt nam về vấn đề triển khai phương
thức trao đổi giấy phép xả khí thải 125
4.7.2. Đề xuất khung pháp lý để tiến hành triển khai phương thức trao đổi giấy
phép xả khí thải tại Tp.HCM 127
CHƯƠNG 5. LỰA CHỌN, ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ

TRONG QUẢN LÝ KHÍ THẢI PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH 129
5.1. PHÍ KHÍ THẢI 129
5.2. THUẾ BVMT 131
5.3. GIẤY PHÉP CÓ THỂ MUA BÁN 133
5.4. L
ỰA CHỌN ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ KHÍ
THẢI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 135
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 136
PHỤ LỤC 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO 160



7
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

Bộ TN&MT Bộ Tài Nguyên & Môi Trường
CFC Chlorofluorocarbon
CO mônôxít cacbon
CO
2
cacbon dioxide
FO dầu nặng (fuel oil)
GDP Tổng sản phẩm nội địa (gross domestic product)
NO
2
nitrogen dioxide
OECD tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development)

S lưu huỳnh
SO
2

sulphur dioxide
WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
USA Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United States of America)


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam trong Thông báo Quốc gia lần 1
21
Bảng 1.2. Kịch bản biến đổi khí hậu tại khu vực Nam Bộ trong Thông báo Quốc
gia lần 2 (kịch bản cao) 21
Bảng 1.3. Dự báo số dân tại một số địa phương VKTTĐPN bị ảnh hưởng do mực
nước biển dâng 1 m 23
Bảng 1.4. Dự báo số người nghèo tại một s
ố địa phương VKTTĐPN bị ảnh hưởng
do mực nước biển dâng 1 m 24
Bảng 1.5. Khỏang cách từ các KCN tại VKTTĐPN đến khu vực ngập nước nếu
mực nước biển dâng 1 m 25
Bảng 1.6. Đánh giá việc áp dụng phí phát thải 41
Bảng 1.7. Đánh giá việc áp dụng phí sản phẩm 43
Bảng 1.8. Đánh giá việc áp dụng giấy phép mua bán được 48
Bảng 1.9. Đánh giá việc áp dụ
ng hệ thống ký thác – hoàn trả 50
Bảng 1.10 :Tình hình áp dụng phí khí thải tại một số nước trên thế giới 53
Bảng 1.11 :Tình hình áp dụng thuế BVMT đối với khí thải tại một số nước trên thế
giới 54
Bảng 1.12. Các công cụ khuyến khích về kinh tế tại các nước OECD 56

Bảng 1.13. Hiện trạng áp dụng các công cụ quản lý khí thải tại Việt Nam 60
Bảng 2.1. Số lượng các cơ sở
sản xuất chế biến & các phương tiện giao thông
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 65
Bảng 2.2. Tải lượng của các chất ô nhiễm không khí chủ yếu của một số ngành
công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh (T/năm) 67
Bảng 2.3. Các loại hình sản xuất kinh doanh và các chất ô nhiễm chính 69
Bảng 2.4. Các nguồn sẽ điều tra bổ sung trong khuôn khổ đề tài 72
Bảng 2.5. Phương pháp đo và phân tích các chỉ tiêu khí thải 72
Bảng 2.6. Mẫu khí thải từ đốt nhiên liệu hóa thạch 73
Bảng 2.7. Mẫu khí thải từ cơ sở sản xuất kim loại 74
Bảng 2.8. Mẫu khí thải từ cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng 75


8
Bảng 2.9. Mẫu khí thải từ các phương tiện giao thông 76
Bảng 2.10. Suất phí khí thải đề xuất bởi Vụ Môi trường 79
Bảng 2.11. Mức phí khí thải đối với các phương tiện giao thông và các nguồn phát
tán di động 79
Bảng 2.12. Hệ số ô nhiễm đối với Nhà máy Nhiệt điện theo WHO 80
Bảng 2.13. Hệ số phát thải của một số phương tiện giao thông vận tải 84
Bảng 2.14. Phí khí thải tính cho các phương tiện giao thông vận tải 85
Bảng 2.15. Lượng phát thải từ các nguồn cố định tại Tp. Hồ Chí Minh 88
Bảng 2.16. Số phí thu được từ một số nguồn cố định tại Tp. Hồ Chí Minh 88
Bảng 2.17. Kinh phí hệ thống xử lý khí thải lò hơi 91
Bảng 2.18. Chi phí vận hành hệ thống xử lý khí thải lò hơi 91
Bảng 2.19. Hệ số ô nhiễm của lò hơi
đốt dầu FO 92
Bảng 2.20. Nồng độ các chất ô nhiễm của lò hơi đốt dầu FO 92
Bảng 2.21. Giá nhiên liệu tại một số nước trên thế giới 94

Bảng 2.22. Suất phí khí thải tính trên thành phần phát thải tương đương 95
Bảng 2.23. Mức phí khí thải đối với các nguồn di động tương đương 95
Bảng 2.24. Tỷ lệ phí khí thải trên giá nhiên liệu 96
Bảng 2.25. Phí khí thải trên giá nhiên liệu đề xuấ
t đối với Tp.Hồ Chí Minh 96
Bảng 3.1. Biểu thuế Carbon tại một số quốc gia (2006) 106
Bảng 3.2. GDP năm 2006 của một số quốc gia 106
Bảng 3.3. Suất thuế giả định tại Việt Nam so sánh với một số quốc gia 106
Bảng 3.4. Biểu thuế S tại một số quốc gia(2006) 107
Bảng 3.5. GDP năm 2006 của một số quốc gia 108
Bảng 3.6. Suất thuế
giả định tại Việt Nam so sánh với một số quốc gia 108
Bảng 3.7. Mức thuế CFC cơ bản 110
Bảng 3.8. Hệ số suy giảm tầng ôzôn của các chất CFC 110
Bảng 3.9. Thuế suất CFC đề xuất tại Việt Nam 110
Bảng 4.1. Bảng đơn giá và giá trị tài chính của giấy phép xả khí thải 121
Bảng 4.2. Khối lượng chất ô nhiễm khí thải của một số nghành công nghiệp t
ại
TP.HCM 122
Bảng 4.3. Doanh số trao đổi giấy phép xả thải khí thải với mục tiêu giảm 10%
lượng phát thải các chỉ tiêu ô nhiễm đến năm 2010 tại Tp.HCM 123
Bảng 4.4. Doanh số trao đổi giấy phép xả thải khí thải với mục tiêu giảm 30%
lượng phát thải các chỉ tiêu ô nhiễm đến năm 2010 tại Tp.HCM 123
Bảng 4.5. Doanh số trao đổi giấy phép xả thải khí thải với mục tiêu giảm 50%
lượng phát thải các chỉ tiêu ô nhiễm đến năm 2010 tại Tp.HCM 124
Bảng 5.1. Đánh giá tính phù hợp của các công cụ kinh tế 134
đối với Tp. Hồ Chí Minh 134
Bảng PLI.1. Thuế năng lượng tại bang Maryland (USA) 141
Bảng PLI.2. Ảnh hưởng tới giá cả do thuế Carbon tại Italia 144
Bảng PLI.3. Hệ số tải lượng các chất ô nhiễm tại Úc 147

Bảng PLI.4. Mức phí khí thải của Đài Loan theo các năm 150


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Biểu đồ giá hạn mức giao dịch thương mại khí SO
2
của Hoa kỳ 120



9
MỞ ĐẦU
Ô nhiễm không khí hiện nay không những đang là vấn đề nóng bỏng ở
nước ta mà còn là vấn đề nóng bỏng trên toàn thế giới. Làm thế nào để quản
lý hiệu quả sự phát thải của khí thải nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm đồng thời
lại không ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển kinh tế đang là một trong những
bài toán đối với nhà quản lý môi trườ
ng trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Trong những thời kỳ trước, việc áp dụng công cụ “ra lệnh & kiểm soát
“(command and control) thông qua các luật định, các qui định về tiêu chuẩn
xả thải…đã mang lại những hiệu quả to lớn trong việc quản lý ô nhiễm không
khí. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, với tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu
đang tăng nhanh, việc áp dụng công cụ “ra lệnh & kiểm soát” đang d
ần trở
nên cứng nhắc, và trong một số trường hợp đã gây ra một vài cản trở cho sự
phát triển kinh tế của doanh nghiệp. Vì vậy, sự ra đời của các công cụ kinh tế
(Economic Instruments) và việc triển khai áp dụng nó song song với các công
cụ “ra lệnh & kiểm soát” là một quá trình tất yếu trong quản lý ô nhiễm khí
thải tiến tới sự phát triển bền vững.
Trong những năm gần đây, trong đà phát triể

n kinh tế nhanh chóng của
cả nước, thành phố Hồ Chí Minh đã tăng cường áp dụng những biện pháp
quản lý nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên các biện pháp chủ yếu vẫn là sử
dụng công cụ “ra lệnh & kiểm soát”, và việc áp dụng cứng nhắc chỉ một công
cụ này đã trở nên không còn thích hợp.
Từ năm 2004, phí xả thải (một công cụ kinh tế) đã được áp dụng đối
v
ới nước thải tại thành phố Hồ Chí Minh đã mang lại ý nghĩa quan trọng
trong công tác quản lý ô nhiễm nước thải. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tính
riêng trong 6 tháng đầu năm 2005 (từ tháng 12/1004 đến 6/2005), đã có 1.689
doanh nghiệp (trong khoảng 6.000 doanh nghiệp) đăng ký nộp phí xả thải
nước thải công nghiệp với tổng số phí khoảng 3,3 tỷ đồng, và đã thu được
khoảng 2,5 tỷ đồng của 827 doanh nghiệp. Nguồn kinh phí thu được đã b

xung đáng kể vào nguồn vốn tái bảo vệ môi trường tại thành phố và giảm
thiểu áp lực của nguồn này đối với ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên cho đến nay, ngoài phí xả nước thải, các công cụ kinh tế
khác nhằm quản lý ô nhiễm môi trường vẫn đang trong quá trình nghiên cứu,
lấy ý kiến trong giới khoa học, doanh nghiệp… và chưa được triển khai vào
thực tế. Cụ thể là chương trình thu phí khí thải được phát triển từ
kết quả
nghiên cứu của đề tài :” Nghiên cứu xây dựng hệ thống phí khí thải tại TP. Hồ
Chí Minh” do PGS.TS. Phùng Chí Sỹ làm chủ nhiệm (2004), đến nay vẫn
đang được Vụ Môi trường – Bộ TN&MT tiếp tục đề xuất và hoàn thiện Nghị
định trình Chính phủ.


10
Tầm quan trọng của các công cụ kinh tế trong quản lý bảo vệ môi
trường đã được nhìn nhận và được rất nhiều nước phát triển cũng như các

nước đang phát triển trên thế giới triển khai áp dụng.
Bản chất của việc sử dụng các công cụ kinh tế chính là sử dụng sức
mạnh của thị trường để bảo vệ môi trường. Nguyên tắc cơ bản c
ủa các công
cụ kinh tế là “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP – Polluter Pays
Principle). Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là người gây ra ô nhiễm phải
chi trả những chi phí cho việc phòng chống và kiểm soát ô nhiễm. Việc chi trả
cho những chi phí này được thể hiện dưới nhiều hình thức như : thuế, phí, lệ
phí hoặc những chi phí cho việc xây dựng, lắp đặt các công trình xử lý chất
thải. Nguyên tắc này còn đảm bảo sự công bằ
ng trong thương mại quốc tế:
Các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường có chi phí sản
xuất cao hơn và nó sẽ giúp các doanh nghiệp này không bị cạnh tranh bởi các
doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
còn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ý thức giám sát công tác
bảo vệ môi trường của mọi người dân. Người dân sẽ quan tâm đến môi
trường, sức khỏe và điều kiện sống của chính mình hơn. Từ đó ý thức chung
về bảo vệ môi trường của toàn xã hội sẽ được nâng lên.
Do vậy, việc triển khai thực hiện đê tài: “Nghiên cứu xây dựng một số
công cụ kinh tế nhằm quản lý khí thải tại TP. Hồ Chí Minh” là cần thiết và
cấp bách, nhằm đúc kết các kinh nghiệm áp dụng công cụ kinh tế trên thế gi
ới
và lựa chọn các công cụ phù hợp với điều kiện của thành phố Hồ Chí Minh,
góp phần tích cực vào việc giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
không khí tại thành phố.

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Nghiên cứu xây dựng một số công cụ kinh tế nhằm quản lý khí
thải tại TP. Hồ Chí Minh”

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Phùng Chí Sỹ
Cơ quan chủ trì: Phân Viện Nhiệt đới Môi trường Quân sự
Thời gian thực hiện đề tài: Tháng 3/2007 đến tháng 9/2008
Kinh phí được duyệt: 210.000.000 đ (Hai trăm mười triệu đồng chẵn)
Mục tiêu:
- Cung cấp cơ sở khoa học và th
ực tiễn nhằm đề xuất một số công cụ
kinh tế nhằm quản lý khí thải tại TP. Hồ Chí Minh (phí khí thải, thuế


11
môi trường đối với các nguyên liệu và sản phẩm có khả năng gây ô
nhiễm không khí, giấy phép xả khí thải có thể chuyển nhượng được ).
- Đề xuất áp dụng công cụ phù hợp với điều kiện thực tiễn tại TP. Hồ
Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.
Nội dung:
1. Tổng quan về tình hình áp dụng các công cụ kinh tế nhằm quản lý khí thải
trên thế giới : Bổ sung phần tổng quan về tính tóan và áp dụng phí khí thải,
thuế BVMT đối với các chất có khả năng gây ô nhiễm không khí, giấy phép
xả khí thải trên thế giới (các nước phát triển, các nước đang phát triển)
2. Phân tích, đánh giá phương pháp tính và suất phí khí thải do Vụ Môi
trường đề xuất.
3. Hoàn thiện phương pháp tính suất phí khí thải và phí khí thải phù hợp với
điều kiện TP. Hồ Chí Minh.
4. Nghiên cứu đề xuất phương pháp tính thuế suất và tính thuế BVMT đối với
các chất có khả năng gây ô nhiễm không khí tại Việt Nam nói chung và tại
TP. Hồ Chí Minh nói riêng.
5. Nghiên cứu đề xuất quy trình cấp giấy phép xả khí thải tại tại Việt Nam nói
chung và tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng (Bụi, SO
2

, NO
2
, CO, CO
2
):
6. Tổ chức lấy ý kiến của các nhà quản lý, các nhà khoa học và doanh nghiệp
về việc áp dụng một số công cụ kinh tế để quản lý chất lượng không khí: tổ
chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia và doanh nghiệp.
7. So sánh ưu, nhược điểm của 3 công cụ, xác định tính thực tế, khả thi và tác
động của từng công cụ và đề xuất áp dụng công cụ phù hợp.
Sản phẩm:

Báo cáo kết quả chi tiết của đề tài (3 bộ)
• Báo cáo tóm tắt và kiến nghị (3 bản)
• Tóm tắt tiếng Việt và tiếng Anh (1 trang A4 - 1 bản dạng file)
Formatted: English (U.S.)


12
• CD-ROM lưu toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài (3 bộ)
• Phiếu đăng ký kết quả nghiên cứu (3 bản)
• Bảng quyết toán kinh phí đề tài (3 bản)

DANH SÁCH CÁC CÁN BỘ THAM GIA ĐỀ TÀI

TT Họ và tên Cơ quan công tác Thời gian
A Chủ nhiệm đề tài:
PGS.TS.Phùng Chí Sỹ
Thư ký đề tài:
KS.Trần Ngọc Anh

Phân viện Nhiệt đới Môi
trường Quân sự
12 tháng
B Cán bộ tham gia nghiên cứu
01 ThS.Nguyễn Thế Tiến Phân viện Nhiệt đới Môi
trường Quân sự
6 tháng
02 KS.Lê Hoài Nam Phân viện Nhiệt đới Môi
trường Quân sự
6 tháng
03 ThS.Ngô Văn Thanh Huy Phân viện Nhiệt đới Môi
trường Quân sự
6 tháng
04 ThS.Nguyễn Thành Vinh Phân viện Nhiệt đới Môi
trường Quân sự
6 tháng
05 ThS.Hoàng Khánh Hoà Phân viện Nhiệt đới Môi
trường Quân sự
6 tháng
06 KS.Nguyễn Tấn Hưng Phân viện Nhiệt đới Môi
trường Quân sự
6 tháng
07 KS. Nguyễn Thị Thủy Phân viện Nhiệt đới Môi
trường Quân sự
6 tháng
08 PGS.TS.Nguyễn Đinh Tuấn Chi cục Bảo vệ Môi
trường TP. Hồ Chí Minh
6 tháng
09 ThS. Trần Ngọc Định Chi cục Bảo vệ Môi
trường TP. Hồ Chí Minh

3 tháng



13
PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện
đề tài bao gồm:
- Học tập kinh nghiệm quốc tế: Phân tích các chương trình áp dụng các
công cụ kinh tế trong quản lý môi trường đã được triển khai tại các
nước phát triển và đang phát triển trên thế giới, nhằm học hỏi những
điều phù hợp với thực tế của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng.
- Thu thập, kế
thừa các thông tin liên quan: Tìm kiếm, thu thập và tổng
hợp các thông tin dữ liệu liên quan tới các công cụ kinh tế trong quản
lý môi trường từ các nguồn: Hệ thống văn bản hiện hành của nhà nước
và thành phố, nguồn tài liệu nước ngoài, nguồn dữ liệu trên internet. Sử
dụng các thông tin tổng hợp này để phân tích và lựa chọn các công cụ
kinh tế phù hợp với điều kiện TP. Hồ Chí Minh.
- Phương pháp chuyên gia phân tích và thảo luận : Trên c
ơ sở các thông
tin tổng hợp từ các nguồn dữ liệu liên quan, phương pháp phân tích và
thảo luận sẽ được các chuyên gia thực hiện thông qua các hình thức
như viết các chuyên đề nghiên cứu và hội thảo khoa học.
- Phương pháp điều tra xã hội học : Đây là phương pháp không thể thiếu
trong việc kiểm chứng tính phù hợp và khả thi của các phương án lựa
chọn đề xuất. Việc điều tra sẽ
được thực hiện đối với các đối tượng
chịu ảnh hưởng trực tiếp của các công cụ kinh tế, cụ thể ở đây là một số

đối tượng sẽ phải trả phí, thuế cho việc phát thải khí thải (Các chủ
phương tiện giao thông vận tải, các doanh nghiệp có đốt nhiên liệu, các
doanh nghiệp ngành sản xuất vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp
ngành luyện kim, gia công cơ khí).
-
Phương pháp lấy mẫu, phân tích thực điạ : Khảo sát đo đạc các thông
số tại thực địa và lấy mẫu phân tích trong phòng thí nghiệm.
- Phương pháp đánh giá nhanh và mô hình hóa : Thực hiện đánh giá tải
lượng ô nhiễm, phạm vi và qui mô ô nhiễm không khí hỗ trợ cho quá
trình phân tích đánh giá các thông tin dữ liệu thu thập, đo đạc.
- Phương pháp phân tích lợi ích, chi phí : Áp dụng kỹ thuật phân tích lợi
ích - chi phí (Cost-Benefit Analysis ~ CBA) để đưa ra quyết định lựa
chọn giữa hai hay nhiều các đề xuất dự án loại trừ lẫn nhau. Cơ bản mà
nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn,
dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai.



14

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CÔNG CỤ PHÍ VÀ THUẾ
Thuế và phí thực chất là một khoản tiền phải trả tính trên một đơn vị
vật chất nào đó, ngay cả ở các nước phát triển trên thế giới khái niệm về phí
và thuế cũng không được phân định rõ ràng, một số nước nhìn nhận khoản
tiền phải nộp này là phí nhưng ở một số nước khác lại gọi đó là thuế (chẳng
hạn ở Thụy Đ
iển đánh thuế đối với lưu huỳnh trong nhiên liệu, nhưng ở Nhật
Bản lại thu phí phát thải đối với lưu huỳnh đối với các nguồn thải tĩnh và
động).
Ngay cả khái niệm có tính thuyết phục và dễ hình dung nhất để phân

biệt Phí và thuế là :
- Phí là khoản tiền đánh vào sản phẩm đầu ra của quá trình (ví dụ : các
chất ô nhiễm trong khí thải hay nước thải t
ừ quá trình sản xuất công
nghiệp )
- Thuế là khoản tiền đánh vào sản phẩm đầu vào của quá trình (ví dụ :
các nguyên, nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất công nghiệp )
cũng bị lung lay, bởi sản phẩm đầu ra của ngành công nghiệp này lại là
nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành công nghiệp khác (ví dụ : than đá,
dầu mỏ là sản phẩm đầu ra của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản
nhưng lại là nhiên liệu
đầu vào cho rất nhiều ngành công nghiệp khác ; hay
khí Biogas từ quá trình phân hủy kỵ khí phân hữu cơ lại là nguyên liệu đầu
vào của máy phát điện ).
Có thể suy luận theo ngôn ngữ dân gian, phí là khoản tiền để trả cho
phần vật chất dư thừa nhưng không có giá trị sử dụng (lãng phí) hay có thể
còn gây hại (như khí thải, nước thải, chất thải rắn ), còn thuế là khoản
tiền đánh vào những phần vậ
t chất có giá trị sử dụng nhằm điều chỉnh tính
dư thừa trên thị trường (ví dụ : nhiều ô tô quá thì đánh thuế và tăng mạnh
thuế đối với ô tô ) !!! Trên thực tế, luận điểm có tính hài hước này không
thể được chấp nhận bởi thiếu căn cứ pháp lý cũng như tính khoa học.
Theo từ điển bách khoa toàn thư mở (Wikipedia), người ta định nghĩa
như
sau:
- “Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao
dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân
phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế-xã hội” [45]
- Không có định nghĩa về phí.
Trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam và phạm vi nghiên cứu của đề tài

này, nhóm nghiên cứu căn cứ trên Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam


15
và các pháp lệnh về phí, lệ phí và thuế để đưa ra khái niệm về công cụ thuế
và phí, cụ thể như sau:
- ”Thuế là một khoản tiền hoặc hiện vật nhà nước thu trên của cải, tài sản
của tổ chức và công dân nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết của sự nghiệp
xây dựng và quản lí đất nước” [46]
- ”Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả
khi được một tổ chức,
cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban
hành kèm theo ” [44]
Trên thực tế, hai khái niệm nêu trên cũng rất rộng, trong quá trình triển
khai đề tài này, nhóm nghiên cứu sẽ kết hợp với những thông tin bổ sung
trong phần tổng quan về áp dụng các công cụ kinh tế trên thế giới để đưa
ra những đề xuất về phí và thuế phù hợp với tình hình chung.


16
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN
LÝ VÀ HẠN CHẾ PHÁT THẢI KHÍ THẢI VÀO MÔI TRƯỞNG
1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ NHẰM HẠN
CHẾ PHÁT THẢI KHÍ THẢI VÀO MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Ảnh hưởng của việc xả thải khí thải đến môi trường
1.1.1.1. Hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu
Hiện tượng nóng lên toàn cầu do nồng độ các khí nhà kính (KNK) như
CO
2
, N

2
O, CH
4
và một số loại khí thải khác gây ra đang ngày càng gia tăng
trong khí quyển. Các lọai khí thải này phát thải ra hàng ngày từ vô số các hoạt
động của con người như: các quá trình tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch trong các
họat động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các họat động giao
thông, Con người thông qua các họat động của mình đã làm gia tăng nồng
độ các khí nhà kính nói trên và gây hậu quả là nhiệt độ trái đất ngày càng tăng
nhanh, dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn c
ầu, gây ra sự biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nhiều vấn đề quan trọng, bao gồm sự phát
triển nền kinh tế - xã hội cũng như bảo vệ sinh thái và môi trường, năng lượng
và tài nguyên nước, an ninh lương thực và sức khỏe con người, Biến đổi khí
hậu cũng liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của xã hội loài người. Biến đổi
khí h
ậu do con người gây ra sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như mực nước
biển dâng lên, bão xuất hiện thường xuyên hơn cùng với lũ lụt, hạn hán gây ra
nhiều thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Biến đổi khí hậu cũng gây ra sự
biến động dòng chảy sông, ảnh hưởng đến mùa sinh trưởng, phân bố cây
trồng, cấu trúc mùa màng hàng năm và hệ sinh thái rừng, làm tăng nguy cơ
di
ệt chủng của một số lòai động vật, thực vật quý hiếm, ảnh hưởng đến sức
khỏe con người, làm tăng dịch bệnh, đe dọa các công trình xây dựng, giao
thông, hệ thống kinh tế-xã hội và các khu dân cư vùng ven biển
Trước những hiểm họa và thách thức nói trên đối với nhân lọai, Hội nghị
các Bên của Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP)
đã thông qua Nghị
định thư Kyoto tại COP-3 tổ chức ở Kyoto, Nhật Bản năm



17
1997. Một trong những nét nổi bật của NĐT Kyoto là các nước công nghiệp
đã cam kết giảm các mức phát thải KNK để ngăn ngừa sự nóng lên toàn cầu.
Hơn một trăm Quốc gia, trong đó có Việt Nam đã phê chuẩn NĐT Kyoto
1
.
Một trong những đặc điểm quan trọng của Nghị định thư Kyoto là đưa vào
áp dụng các cơ chế Kyoto, bao gồm: Đồng thực hiện (JI), Cơ chế phát triển
sạch (CDM) và Mua bán phát thải (ET). Trong đó, có 2 hình thức phổ biến và
được quan tâm nhiều nhất là :
1. Hình thức mua bán hạn mức khí thải giữa các nước phát triển, nước gây
ô nhiễm nhiều có thể mua hạn mức thải khí chưa dùng hết củ
a các nước
khác để được quyền phát thải vượt hạn mức cho phép. Nước công
nghiệp nào hạn chế hoặc giảm được lượng phát thải nhiều hơn mức mà
Nghị định thư quy định cho họ, có thể bán tín dụng phát thải dư thừa
cho nước công nghiệp khác có khó khăn hoặc quá tốn kém khi tiến
hành giảm phát thải trong nước của họ. (Cơ chế buôn bán quyền phát
thải – ET)
1

2. Hình thức mua quyền thải khí thông qua việc đầu tư vào những dự án
môi trường ở các nước đang phát triển, như trồng rừng, bảo tồn đất, bảo
vệ đời sống hoang dã, tăng hiệu suất năng lượng, sử dụng năng lượng
tái tạo được, xử lý chất thải, các dự án tiết kiệm năng lượng, (Cơ chế
phát triển sạch - CDM)
1

1.1.1.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam

2
:
Theo nhận định của Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường,
Việt Nam là một trong số những nước có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất của
biến đổi khí hậu toàn cầu và mực nước biển dâng cao. Nhận định này đã được
đưa ra tại Diễn đàn quốc gia về thích ứng với hạn hán dựa vào cộng đồng
trong bối cảnh biến
đổi khí hậu toàn cầu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển

1
Giới thiệu Cơ chế phát triển sạch (CDM) trong quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam - Tổ chức phát triển năng
lượng mới và công nghệ công nghiệp Nhật Bản (NEDO) và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam (MONRE).

2
VN có thể bị ảnh hưởng nặng của biến đổi khí hậu toàn cầu - Thông tấn xã Việt Nam tại Hà Nội ngày 03/05/2007


18
nông thôn phối hợp với Tổ chức Oxfam và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ
chức tại Hà Nội, ngày 3/5/2007.
Theo thống kê, trong vòng 46 năm qua (từ năm 1960 đến năm 2006), Việt
Nam có tới 34 năm có hạn hán (chiếm 74%) và đặc biệt trong những năm gần
đây tình hình hạn hán ngày càng khốc liệt. Nguyên nhân của tình trạng trên
chủ yếu là do sự biến động của thời tiết, khí hậu ngày càng phức tạp và cực
đoan; sự phát triển của kinh tế, xã hội và môi trường dẫn đến nhu cầu nước
tăng nhanh, trong khi việc điều tiết các công trình thuỷ lợi của Việt Nam còn
nhiều hạn chế, mặc dù đã có sự gia tăng đầu tư.
Tại diễn đàn, đại diện các tổ chức quốc tế và các địa phương đã trao đổi về
những giải pháp và hành động giải quyết các vấ
n đề nhằm quản lý hạn hán

bền vững; hỗ trợ cộng đồng thích ứng với hạn hán trong bối cảnh biến đổi khí
hậu toàn cầu; và một số biện pháp khả quan nhằm giảm thiểu tác động của
hạn hán.
Trong những năm qua đã có một số nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Việt
Nam bao gồm :
- Biến đổi khí hậu ở Châu Á: Vi
ệt Nam (Viện QHTL và Viện KTTV phối
hợp với các cơ quan thực hiện (1992-1994) với sự tài trợ của ADB).
- Đánh giá tính dễ bị tổn thương của dải ven bờ Việt Nam do Tổng cục Khí
tượng Thủy văn thực hiện với sự hỗ trợ của chính phủ Hà Lan
- Đào tạo về Biến đổi khí hậu (Pha 1) (Việt Nam là 1 trong những nước
tham gia) do Viện KTTV thực hiện v
ới sự tài trợ của UNDP/ UNITAR/
GEF (1994 – 1996)
- Chiến lược giảm nhẹ khí nhà kính với chi phí thấp nhất ở Châu Á do Viện
KTTV thực hiện với sự tài trợ của UNDP, GEF và ADB (1995 – 1997)
- Kinh tế trong hạn chế phát thải khí nhà kính – Pha 1: Xây dựng phương
pháp luận cho việc đánh giá giảm nhẹ Biến đổi khí hậu do Viện KTTV
thực hiện với sự tài trợ của UNEP/GEF


19
- Thông báo quốc gia đầu tiên cho Công ước Khung của Liên hợp quốc về
BĐKH do Viện KTTV thực hiện với sự tài trợ của GEF/UNEP (2003)
- Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia về CDM do Viện KTTV thực hiện với sự
tài trợ của WB
- Phòng ngừa thảm họa liên quan đến Biến đổi khí hậu do Hội chữ thập đỏ
VN thực hiện
- Xây dựng năng lực thích
ứng với biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam

(2002 - 2005). CECI thực hiện
- Nghiên cứu tác động của Biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương và chính
sách thích nghi ở huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế do Viện KTTVMT
thực hiện với sự tài trợ của chính phủ Hà Lan
- Lợi ích của thích nghi với biến đổi khí hậu từ các nhà máy thuỷ điện vừa
và nhỏ, đồng bộ
với phát triển nông thôn do Viện KTTVMT thực hiện với
sự tài trợ của DANIDA
- Xây dựng kịch bản BĐKH cho Việt Nam và Khu vực do Viện KTTVMT
thực hiện với sự tài trợ của SEA START
- Các kịch bản về Nước biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro thiên tai ở
Việt Nam do Viện KTTVMT thực hiện với sự tài trợ của DANIDA
- Tác động của BĐKH
đến tài nguyên nước và các Biện pháp thích ứng do
Viện KTTVMT thực hiện với sự tài trợ của DANIDA
- Đánh giá thông tin về BĐKH của các Dự án do DANIDA tài trợ ở Việt
Nam do Viện KTTVMT thực hiện với sự tài trợ của DANIDA
- Roger Few (2006): “Linking Climate Change Adaptation and Disaster
Risk Management for Sustainable Poverty Reduction Vietnam Country
Study”.
- Peter Chaudhry và Greet Ruysschaert (2007): ”Biến đổi khí hậu và phát
triển con người ở Việt Nam”
- Nguyễn Hữu Ninh (2007): “Flooding in Mekong River Delta”.


20
- Trung tâm KH CN KTTVMT (2007): “Nâng cao nhận thức và tăng cường
năng lực cho địa phương trong việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí
hậu, góp phần thực hiện Công ước Khung của Liên hiệp quốc và Nghị
định thư Kyoto về biến đổi khí hậu”.

Các kết quả nghiên cứu ở trên đã bước đầu cho thấy tác động tiềm tàng
của biến đổi khí hậu tới Việt Nam đang và sẽ ngày càng nghiêm tr
ọng. Cụ thể
như sau :
- Việt Nam nằm trong số những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến
đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
- Nếu mực nước biển dâng cao 1 mét, Việt Nam sẽ mất hơn 12% diện tích
đất đai, nơi cư trú của 23% số dân.
- Biến đổi khí hậu cũng làm cho các trận bão thường xuyên xảy ra hơn vớ
i
mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn.
- Nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi sẽ ảnh hưởng nền nông nghiệp và
nguồn nước.
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0.1
o
C/thập kỷ. Trong một số tháng
mùa hè, nhiệt độ tăng khoảng 0.1- 0.3
o
C/ thập kỷ.
+ Mưa lớn thường xuyên hơn gây lũ đặc biệt lớn; Lượng mưa giảm trong
mùa khô (VII-VIII) và tăng trong mùa mưa (IV-XI)
- Đường đi của bão dịch chuyển về phía Nam và mùa bão dịch chuyển vào
các tháng cuối năm;
- Lũ đặc biệt lớn xảy ra thường xuyên hơn ở Miền Trung và Miền Nam;
- Hạn hán xảy ra hàng năm ở hầu hết các khu vực của cả nướ
c.
- ENSO ảnh hưởng mạnh hơn đối với chế độ thời tiết và đặc trưng khí hậu
của nhiều vùng ở Việt Nam;
- Mực nước biển dâng từ 2.5-3 cm/thập kỷ trong thế kỷ qua
Các kịch bản biến đổi khí hậu trong Thông báo Quốc gia lần 1 tóm tắt

trong bảng sau.



21
Bảng 1.1. Kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam trong Thông báo Quốc
gia lần 1
TT Năm Tăng nhiệt độ (
o
C)
Mực nước biển
dâng (m)
01 2010 0.3-0.5 0,09
02 2050 1.1-1.8 0,33
03 2070 1.5-2.5 0,45
(Nguồn : Viện KTTV và MT - 2003)
Thông báo Quốc gia lần thứ 2 của Việt Nam được xây dựng sẽ đưa ra
một số kịch bản biến đổi khí hậu giai đoạn 2010-2100 và các biện pháp thích
ứng với biến đổi khí hậu.
Bảng 1.2. Kịch bản biến đổi khí hậu tại khu vực Nam Bộ trong Thông báo
Quốc gia lần 2 (kịch bản cao)
TT Năm Mực nước biển dâng (m)
01 2010 0,23
02 2030 0,61
03 2050 1,21
04 2070 1,97
05 2100 2,80
(Nguồn : Viện KTTV và MT - 2007)
Với trên 3.000 km bờ biển, Việt Nam được coi là quốc gia có mức độ
dễ bị tổn thương cao hơn khi mực nước biển dâng do sự biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu có thể sẽ gây tác động xấu đến tất cả các thành phần môi
trường (đất, nước, không khí) và tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội
bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sả
n, công nghiệp, năng lượng, giao
thông, sức khỏe cộng đồng.
Tất cả những điều nói trên đều dẫn đến một hậu quả tất yếu là gia tăng
nghèo đói, trước hết là ở cộng đồng nông dân và ngư dân đã nghèo sẵn hoặc
mới thoát nghèo, làm cho chiến lược Quốc gia về xoá đói giảm nghèo trở nên
khó thực hiện và có nguy cơ phá sản .tại những vùng nhậy cảm nhấ
t trước


22
BĐKH. Nghèo đói thường đi kèm mất ổn định, cũng như tạo ra tác động tiêu
cực dây chuyền tới môi trường, xã hội và chính trị.
Với mức dự báo BĐKH có thể làm cho 22 triệu người Việt Nam mất
đất cư trú, cộng với sự gia tăng nghèo đói và dịch bệnh. Dòng người tị nạn
xâm nhập dần vào các đô thị it chịu ảnh hưởng của BĐKH, tạo ra các khu dân
c
ư kiểu “xóm liều, ổ chuột”, gia tăng lực lượng lao động giản đơn, bán hàng
rong, tạo thành các nhóm dân lang thang trong đô thị, góp phần nông thôn hoá
đô thị và làm cho quy hoạch các khu vực đô thị trở thành không thể kiểm soát
được.
1.1.1.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Vùng Kinh tế trọng
điểm phía Nam
Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD),
TP Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 10 thành phố bị đ
e doạ nhiều nhất bởi
biến đổi khí hậu (bao gồm Calcutta và Bombay của Ấn Độ, Dacca của
Bangladesh, Thượng Hải, Quảng Châu của Trung Quốc, TPHCM của Việt

Nam, Bangkok của Thái Lan và Yangon của Myanmar).
Một số kết quả đánh giá sơ bộ của các chuyên gia ADB và Trung tâm
Quản lý Môi trường Quốc tế (ICEM- Úc) trong thời gian chuẩn bị cho Dự án
ADB “Tác động của biến đổi khí hậu tới các thành phố lớn châu Á- Nghiên
cứu trình diễ
n tại TP. Hồ Chí Minh” cho thấy một số tác động của biến đổi
khí hậu (đối với kịch bản nước biển dâng 1 m) cần được xem xét và lồng ghép
vào quá trình quy họach phát triển KTXH và quy họach phát triển ngành tại
TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trong Vùng KTTĐPN như sau :

1). Diện tích đất bị ngập lụt do mực nước biển dâng 1 m :
- Đến năm 2010, 14.520 km2 (tương đượng 4,4% tổng diện tích Việt Nam)
bị ngập thường xuyên, trong
đó ĐBSCL chiếm 85% diện tích bị ngập
(tương đương 12.376 km2).


23
- 39/64 tỉnh thành (chiếm 60% số tỉnh) và 6/8 vùng kinh tế trọng điểm sẽ bị
ảnh hưởng
- 2.057/10.511 xã (chiếm gần 20% số xã) trên cả nước bị ngập một phần
họac tòan bộ.
Các tỉnh tại VKTTĐPN có diện tích bị ngập cao nhất khi mực nước
biển dâng 1 m là :
- Long An : 2.169 km2 bị ngập trên tổng số 4.389 km2 (chiếm 49,4% tổng
diện tích)
- TP.HCM : 862 km2 bị ngập trên tổ
ng số 2.003 km2 (chiếm 43,0% tổng
diện tích)
- Tiền Giang : 783 km2 bị ngập trên tổng số 2.397 km2 (chiếm 32,7% tổng

diện tích)

2). Số dân bị ảnh hưởng do mực nước biển dâng 1 m :
- Trên 6 triệu người (chiếm 7,3% dân số cả nước) bị ảnh hưởng, trong đó
TP. Hồ Chí Minh có 664.074 người (chiếm 12,1% dân số); Đồng Nai có
65.161 người (chiếm 2.9% dân số); Bình Dương có 20.870 người (chiếm
2.4% dân số), Bà Rịa-Vũng Tàu có 19.346 ngườ
i (chiếm 2.2% dân số);
Tây Ninh có 1.865 người (chiếm 0.2% dân số của tỉnh) bị ảnh hưởng
(Xem bảng 1.3).
- Nhiều khu dân cư của TP.HCM sẽ bị đe dọa ngập nước.

Bảng 1.3. Dự báo số dân tại một số địa phương VKTTĐPN bị ảnh hưởng
do mực nước biển dâng 1 m
TT Tên tỉnh/thành
Dân số
(người)
Số người bị
ảnh hưởng
(người)
Tỷ lệ số
người bị
ảnh hưởng
(%)
01 TP. Hồ Chí Minh 5.491.580 664.074 12.1
02 Đồng Nai 2.237.780 65.161 2.9
03 Bình Dương 865.760 20.870 2.4


24

TT Tên tỉnh/thành
Dân số
(người)
Số người bị
ảnh hưởng
(người)
Tỷ lệ số
người bị
ảnh hưởng
(%)
04 Bà Rịa-Vũng Tàu 890.000 19.346 2.2
05 Tây Ninh 1.099.480 1.865 0.2
(Nguồn : Jeremy Carew-Reid)
3

3). Số dân nghèo bị ảnh hưởng do mực nước biển dâng 1 m :
Số dân nghèo bị ảnh hưởng do ngập tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là 48.567
người (chiếm 0,9% dân số), tại Long An là 198.812 người (chiếm 14,1% dân
số), tại Tiền Giang là 121.743 người (chiếm 7,2% dân số)
Bảng 1.4. Dự báo số người nghèo tại một số địa phương VKTTĐPN bị ảnh
hưởng do mực nước biển dâng 1 m
TT Tên tỉnh/thành
Dân số
(người)
Số người
nghèo bị ảnh
hưởng
(người)
Tỷ lệ người
bị ảnh

hưởng (%)
01 TP. Hồ Chí Minh 5.491.580 48.567 0,9
02 Long An 1.412.700 198.812 14,1
03 Tiền Giang 1.700.900 121.743 7,2
(Nguồn : Jeremy Carew-Reid)

4). Doanh nghiệp bị ảnh hưởng do mực nước biển dâng 1 m :
- 20 tỉnh thành trên cả nước sẽ có các cơ sở sản xuất bị ngập nước, trong đó
có các tỉnh thuộc VKTTĐPN
- Khoảng 500 cơ sở sản xuất tại TP.HCM bị ảnh hưởng (chiếm 9% tổng số
doanh nghiệp sản xuất).
- 9 KCN, KCX tại TP. Hồ Chí Minh; 6KCN tại Long An, 1 KCN tại Tiền
Giang b
ị ảnh hưởng ngập lụt ở mức rủi ro rất cao.



3
Báo cáo tại Hội thảo về Tác động của Biến đổi Khí hậu tại TP.Hồ Chí Minh và vùng lân cận, TP.Hồ Chí
Minh, 04/03/2008.



25
Bảng 1.5. Khỏang cách từ các KCN tại VKTTĐPN đến khu vực ngập nước
nếu mực nước biển dâng 1 m

Mức độ rủi ro ngập lụt
TT Tên KCN
Khoảng

cách tới
khu vực bị
ngập nước
(km)
Rất cao (0-
1 km)
Cao (1-20
km)
Trung bình
và thấp (>
20 km)
01 Long An
Đức Hòa 1 0,2 ***
Đức Hòa 2 0,7 ***
Tân Đức 0,0 ***
Tân Kim 0,0 ***
Thuận Đạo 0,0 ***
Xuyên Á 0,0 ***
02 Tiền Giang
Mỹ Tho 3,4 **
Tân Hương 0,9 ***
03 TP. Hồ Chí Minh
Bình Chiểu 0,1 ***
Cát Lái 0,9 ***
Cát Lái 4 1,9 **
Hiệp Phước 1 0,8 ***
Hiệp Phước 2 0,7 ***
Lê Minh Xuân 0,0 ***
Linh Trung 1 2,5 **
Linh Trung 2 2,7 **

Phong Phú 1,8 **
Tân Bình 4,0 **
Tân Phú Trung 1,7 **
Tân Tạo 0,0 ***
Tân Thuận 0,1 ***
Tân Thới Hiệp 1,6 **
Tây Bắc Củ Chi 0,1 ***
Vĩnh Lộc 0,8 ***
(Nguồn : Jeremy Carew-Reid)

5). Cơ sở hạ tầng : Kết quả đánh giá sơ bộ cũng cho thấy có 16% đường bộ
tại TP.Hồ Chí Minh sẽ bị ngập nước nếu mực nước biển dâng 1 m .

×