Tải bản đầy đủ (.pdf) (266 trang)

Nghiên cứu xây dựng một số công cụ trợ giúp và mô hình phục vụ khí tượng thủy văn ở địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.4 MB, 266 trang )


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN QUỐC GIA






BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ CÔNG CỤ TRỢ GIÚP VÀ
MÔ HÌNH PHỤC VỤ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Ở ĐỊA PHƯƠNG






CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. Nguyễn Kiên Dũng
Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ KTTV&MT








HÀ NỘI, 10 - 2010


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN QUỐC GIA


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ CÔNG CỤ TRỢ GIÚP VÀ
MÔ HÌNH PHỤC VỤ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Ở ĐỊA PHƯƠNG
Những người tham gia thực hiện:
1. TS. Nguyễn Văn Hải Chuyên gia
2. TS. Nguyễn Hữu Nhân Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
3. TS. Nguyễn Thị Tân Thanh Đài Khí tượng Cao không
4. TS.Nguyễn Viết Thi Trung tâm Dự báo KTTV TƯ
5. ThS. Đỗ Lệ Thủy Trung tâm Dự báo KTTV TƯ
6. KS. Bùi Đức Long Trung tâm Dự báo KTTV TƯ
7. TS. Trần Quang Tiến Trung tâm ƯDCN&BDNV KTTV&MT
8. ThS. Trịnh Hoàng Long Trung tâm ƯDCN&BDNV KTTV&MT
9. ThS. Hà Trọng Ngọc Trung tâm ƯDCN&BDNV KTTV&MT
10. KS. Lò Huy Hoàn Trung tâm KTTV tỉnh Yên Bái
11. KS. Nguyễn Văn Lượng Trung tâm KTTV tỉnh Thanh Hóa
12. KS. Khương Lê Bình Trung tâm KTTV tỉnh Đồng Tháp

Ngày tháng năm 2010
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI








TS.Nguyễn Kiên Dũng
Ngày tháng năm 2010
CƠ QUAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI







TS. Trần Quang Tiến
Ngày tháng năm 2010
CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI





Hà Nội, ngày tháng năm 2010
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ CHÍNH THỨC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


Hà Nội, ngày tháng năm 2010
CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ T
À
I


VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TL. BỘ TRƯ

NG

KT.VỤ TRƯỞNG
PHÓ VỤ TRƯỞNG



BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN QUỐC GIA







BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ CÔNG CỤ TRỢ GIÚP VÀ
MÔ HÌNH PHỤC VỤ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Ở ĐỊA PHƯƠNG









CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. Nguyễn Kiên Dũng
Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ KTTV&MT








HÀ NỘI, 10 - 2010












PHẦN PHỤ LỤC







BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN QUỐC GIA






BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ CÔNG CỤ TRỢ GIÚP VÀ
MÔ HÌNH PHỤC VỤ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Ở ĐỊA PHƯƠNG







CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. Nguyễn Kiên Dũng
Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ KTTV&MT











HÀ NỘI, 10 - 2010



i
MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHỤC VỤ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG
VÀ NGOÀI NƯỚC 5
1.1. Khái quát về chức năng phục vụ của cơ quan khí tượng thủy văn 5
1.2. Hoạt động và hướng dẫn phục vụ của Tổ chức Khí tượng Thế giới 5
1.2.1. Phục vụ trong các chương trình của WMO 6
1.2.2. Các ấn phẩm hướng dẫn phục vụ của WMO
7
1.3. Hoạt động phục vụ khí tượng thủy văn ở các nước 8
1.3.1. Đối tượng phục vụ 8
1.3.2. Các dạng sản phẩm phục vụ 8
1.3.3. Cơ chế phục vụ 9
1.3.4. Hoạt động phục vụ KTTV cụ thể ở một số nước 9
1.4. Hiện trạng hoạt động phục vụ KTTV ở nước ta 14
1.5. Tổng quan tình hình và kinh nghiệm phục vụ
ở ba tỉnh Yên Bái, Thanh
Hoá và Đồng Tháp 21
1.5.1. Một vài đặc điểm tự nhiên và tình hình phục vụ KTTV ở Yên Bái 21

1.5.2. Một vài đặc điểm tự nhiên và tình hình phục vụ KTTV ở Thanh Hóa 28
1.5.3. Một vài đặc điểm tự nhiên và tình hình phục vụ KTTV ở Đồng Tháp 34
1.5.4. Nhận xét chung về công tác phục vụ KTTV ở ba tỉnh 37
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG VÀ CHUYỂN GIAO MỘT SỐ CÔNG CỤ
NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC PHỤC VỤ KHÍ T
ƯỢNG THỦY VĂN Ở ĐỊA
PHƯƠNG 39
2.1. Tình hình nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ nhằm nâng cao
năng lực phục vụ khí tượng thủy văn ở địa phương 39
2.2. Nghiên cứu xây dựng một số công cụ nâng cao năng lực phục vụ khí
tượng thủy văn ở địa phương 42
2.2.1. Nghiên cứu xây dựng một số công cụ nâng cao năng lực dự báo khí
tượng thủy vă
n ở địa phương 42
2.2.2. Xây dựng các công cụ nâng cao năng lực phục vụ tư liệu KTTV ở địa
phương 85
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU, CẢI TIẾN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC SẢN
PHẨM, XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHỤC VỤ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Ở ĐỊA
PHƯƠNG 107

ii
3.1. Nghiên cứu, cải tiến các bản tin dự báo, thông báo KTTV 107
3.1.1. Cải tiến nội dung và hình thức các bản tin dự báo KTTV hạn ngắn 107
3.1.2. Cải tiến nội dung và hình thức các bản tin dự báo KTTV hạn vừa . 111
3.1.3. Cải tiến nội dung và hình thức các thông báo KTTV hàng tháng 112
3.1.4. Cải tiến nội dung và hình thức các thông báo KTTV mùa 114
3.1.5. Cải tiến nội dung và hình thức các thông báo KTTV năm 115
3.2. Xây dựng mô hình phục vụ của Trung tâm KTTV tỉnh 116
3.2.1. Đối tượng phục vụ 117
3.2.2. Các sản phẩm ph

ục vụ 117
3.2.3. Công cụ tạo ra sản phẩm phục vụ 118
3.2.4. Các sản phẩm khác 119
3.2.5. Mô hình phục vụ của Trung tâm KTTV tỉnh 120
3.3. Xây dựng qui trình phục vụ KTTV của Trung tâm KTTV tỉnh 122
3.3.1. Qui trình phục vụ 122
3.3.2. Trình tự thực hiện các nội dung phục vụ 126
3.4. Cách thức phối hợp hoạt động phục vụ giữa Trung tâm KTTV tỉnh 126
3.4.1. Cách thức phối hợp hoạt động phục vụ giữa Trung tâm KTTV tỉnh
v
ới Trung tâm KTTV tỉnh lân cận, Đài KTTV khu vực và các cơ quan
KTTV ở trung ương 126
3.4.2. Cách thức phối hợp hoạt động phục vụ giữa Trung tâm KTTV tỉnh
với các ban ngành ở địa phương 128
3.5. Quảng bá hoạt động KTTV ở địa phương 129
3.6. Công tác chuyển giao công nghệ và kết quả ứng dụng 130
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO 134




iii
DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống dự báo KTTV 16
Hình 1.2: Sơ đồ mạng lưới thông tin KTTV nội địa 18
Hình 1.3: Hệ thống rađa thời tiết 19
Hình 1.4: Bản đồ tỉnh Yên Bái 23

Hình 1.5: Bản đồ tỉnh Thanh Hoá 29
Hình 1.6: Bản đồ tỉnh Đồng Tháp 34
Hình 2.1: Dự báo 48 giờ của mô hình HRM cho các yếu tố: gió 10m, khí áp qui về
mặt biển và lượng mưa tích luỹ trong 06 giờ. 46
Hình 2.2: Meteogram cho Hà Nội từ dự báo tổ hợp h
ạn ngắn (72 giờ), đa mô
hình, đa phân tích (20 thành phần). Dự báo bắt đầu 00Z 03/12/2008 cho thấy
đợt gió mùa đông bắc tương đối mạnh sẽ ảnh hưởng đến Hà Nội sáng sớm ngày
05/12/2008 47
Hình 2.3: Lát cắt thẳng đứng - vĩ hướng qua vĩ độ 21N, cho trường gió (cờ gió
màu nâu nhạt) và độ phân kỳ (bôi màu) và hội tụ (đường đứt nét). Trường phân
tích của mô hình toàn cầu GSM (Nhật) tại thời điểm 18Z ngày 30/10/2008 (01
giờ sáng ngày 31/10/2008) bắ
t đầu đợt mưa to lịch sử tại Hà Nội 48
Hình 2.4: Profile nhiệt ẩm cho trạm Hà Nội 49
Hình 2.5: Mây tầng trên sản phẩm PPI và RHI của ra đa TRS-2730 53
Hình 2.6: Mây tích trên sản phẩm PPI và RHI của ra đa TRS-2730 53
Hình 2.7: Bản đồ mưa được chiết suất từ bản đồ PHVT 54
Hình 2.8: Bản đồ PHVT mây bên trái và bản đồ dông xác suất 70% được chiết
xuất từ bản dông PHVT mây 54
Hình 2.9: Sự dịch chuyển của vùng mưa 54
Hình 2.10: S
ản phẩm TRACK của cơn 55
Hình 2.11: Xác định tâm cơn bão DURIAN trên sản phẩm PPIV 55
Hình 2.12: Mô hình dự báo cho lưu vực sông Bưởi 57
Hình 2.13: Giao diện của mô hình dự báo lũ sông Bưởi 57
Hình 2.14: Giao diện Xử lý số liệu 58
Hình 2.15: Sơ đồ tham số tính toán cho các lưu vực con 59
Hình 2.16: Sơ đồ tính toán các tham số điều tiết 59
Hình 2.17: Đường quá trình lưu lượng thực đo và tính toán bằng mô hình LTANK

tại trạm Thạch Quảng năm 2008 62
Hình 2.18: Đường quá trình mực nướ
c thực đo và tính toán bằng mô hình LTANK
tại trạm Kim Tân năm 2008 62
Hình 2.19: Đường quá trình lưu lượng thực đo và dự báo bằng mô hình LTANK tại
trạm Thạch Quảng năm 2009 63

iv
Hình 2.20: Đường quá trình mực nước thực đo và dự báo bằng mô hình LTANK
tại trạm Kim Tân năm 2009 63
Hình 2.21: Phân chia lưu vực Ngòi Thia 66
Hình 2.22: Giao diện chính của chương trình dự báo lũ sông Ngòi Thia 66
Hình 2.23: Quá trình mực nước dự báo và thực đo trạm Ngòi Thia 2005 70
Hình 2.24: Quá trình lưu lượng dự báo và thực đo trạm Ngòi Thia 2006 70
Hình 2.25: Quá trình mực nước dự báo và thực đo trạm Ngòi Thia mùa lũ 2007 71
Hình 2.26: Quá trình lưu lượng dự báo và thực đo trạm Ngòi Thia mùa lũ 2008 71
Hình 2.27: Quá trình mực nước dự
báo và thực đo trạm Ngòi Thia mùa lũ 2009 72
Hình 2.28: Quá trình lưu lượng dự báo và thực đo trạm Ngòi Thia mùa lũ 2009 73
Hình 2.29: Bản đồ sông ngòi và kênh rạch của khu vực tỉnh Đồng Tháp 73
Hình 2.30: Cấu trúc CSDL biên cứng xấp xỉ vùng nghiên cứu trong HYDROGIS
3.0 75
Hình 2.31: Cấu trúc dữ liệu biên khí tượng thủy văn - môi trường 76
Hình 2.32: Sự tương ứng giữa mạng lưới tính toán thủy lực trong HYDROGIS 3.0
và bức tranh thực tế 78
Hình 2.33: Mô phỏng ngập lụt ở Đồ
ng Tháp ngày 24/8/2000 80
Hình 2.34: Mô phỏng ngập lụt ở Đồng Tháp ngày 19/9/2000 80
Hình 2.35: Mực nước dự báo và thực đo tháng VIII/2008 tại Tân Châu 81
Hình 2.36: Mực nước dự báo và thực đo tháng VIII/2008 tại Trường Xuân 81

Hình 2.37: Mực nước dự báo và thực đo tháng VIII/2008 tại Tràm Chim 82
Hình 2.38: Mực nước dự báo và thực đo tháng VIII/2008 tại Hồng Ngự 82
Hình 2.39: Mực nước dự báo và thực đo tháng VIII/2009 tại Tân Châu 83
Hình 2.40: Mực nước dự báo và thực đo tháng VIII/2009 tại Trường Xuân 83
Hình 2.41: Mự
c nước dự báo và thực đo tháng VIII-IX/2009 tại Tràm Chim 84
Hình 2.42: Mực nước dự báo và thực đo tháng VIII/2009 tại Hồng Ngự 84
Hình 2.43: Cửa sổ chính của chương trình 86
Hình 2.44: Cửa sổ chính của phần cập nhật dữ liệu khí tượng thủy văn 87
Hình 2.45: Các chức năng xem, nhập và xuất dữ liệu 87
Hình 2.46: Các chức năng nhập dữ liệu 88
Hình 2.47: Hộp thoại chọn file số liệu cần nhập 88
Hình 2.48: Hộp thoại chọn loại số liệu cần nhập 88
Hình 2.49: Cửa sổ nhập số liệu thủy văn 88
Hình 2.50: Cửa sổ nhập số liệu khí tượng 89
Hình 2.51: Hộp thoại xuất dữ liệu khí tượng 89
Hình 2.52: Hộp thoại xuất dữ liệu thủy văn 89
Hình 2.53: Cửa sổ tính toán thống kê 90

v
Hình 2.54: Chọn các điều kiện thống kê yếu tố khí tượng 90
Hình 2.55: Kết quả thống kê yếu tố khí tượng 90
Hình 2.56: Chương trình vẽ hoa gió WRPLOT View 91
Hình 2.57: Giao diện chính của chương trình Wind Rose Plot View 91
Hình 2.58: Hoa gió trạm Hồi Xuân 92
Hình 2.59: Phân bố tần suất gió theo cấp tốc độ gió trạm Hồi Xuân 92
Hình 2.60: Nhiệt độ không khí trung bình năm tỉnh Thanh Hoá 94
Hình 2.61: Nhiệt độ không khí tối cao năm tỉnh Thanh Hoá 94
Hình 2.62: Nhiệt độ không khí tối thấp năm tỉnh Thanh Hoá 95
Hình 2.63: Độ ẩ

m không khí tương đối trung bình năm tỉnh Thanh Hoá 95
Hình 2.64: Lượng mưa trung bình năm tỉnh Thanh Hoá 96
Hình 2.65: Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất tỉnh Thanh Hoá 96
Hình 2.66: Số ngày mưa trung bình năm tỉnh Thanh Hoá 97
Hình 2.67: Số giờ nắng trung bình năm tỉnh Thanh Hoá 97
Hình 2.68: Hướng và tốc độ gió trung bình năm tỉnh Thanh Hoá 98
Hình 2.69: Dòng chảy năm tỉnh Thanh Hoá 98
Hình 2.70: Dòng chảy mùa lũ tỉnh Thanh Hoá 99
Hình 2.71: Dòng chảy lũ 3 tháng lớn nhất tỉnh Thanh Hoá 99
Hình 2.72: Dòng chảy lũ tháng nhỏ nhất tỉnh Thanh Hoá 100
Hình 2.73: Dòng ch
ảy mùa kiệt tỉnh Thanh Hoá 100
Hình 2.74: Nhiệt độ nước sông tỉnh Thanh Hoá 101
Hình 2.75: Giao diện chính của chương trình 105
Hình 2.76: Giao diện chính của phần tính toán các chỉ số khí tượng 105
Hình 2.77: Hộp thoại lựa chọn thời gian tính 106
Hình 2.78: Kết quả tính toán hiển thị 106
Hình 3.1: Các biểu tượng dùng trong dự báo thời tiết 108
Hình 3.2: Bản đồ dự báo mực nước nội đồng tỉnh Đồng Tháp ngày 19/IX/2009
110
Hình 3.3: Bản đồ dự báo độ sâu ngập nội đồ
ng tỉnh Đồng Tháp ngày 19/IX/2009
110
Hình 3.4: Mô hình xử lý thông tin tại các Trung tâm KTTV tỉnh 120
Hình 3.5: Mô hình phục vụ KTTV của Trung tâm KTTV tỉnh 121
Hình 3.6: Sự phối hợp hoạt động phục vụ giữa Trung tâm KTTV tỉnh với Trung
tâm KTTV tỉnh lân cận, Đài KTTV khu vực và các cơ quan KTTV ở trung ương . 127




vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Đề tài khoa học công nghệ dự kiến chuyển giao cho các Đài khí tượng
thủy văn khu vực và Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh 40
Bảng 2.2: Chuỗi tính toán trọng số mưa cho các lưu vực con 58
Bảng 2.3: Tổng hợp các tham số tính toán 59
Bảng 2.4: Kết quả tính các tham số 60
Bảng 2.5: Danh sách các trạm 60
Bảng 2.6: Quan hệ H-Q trạm Kim Tân 61
Bảng 2.7: Số liệu thực đo và tính toán cho các lưu v
ực con của sông Bưởi từ
ngày 15 tháng VI đến 02 tháng VII năm 2008 61
Bảng 2.8: Tỷ trọng đóng góp mưa Thai Sơn 67
Bảng 2.9: Tham số mô hình 68
Bảng 2.10: Kết quả mô phỏng mùa lũ trạm Ngòi Thia 2003 - 2008 69
Bảng 2.11: Kết quả mô phỏng mùa lũ trạm Ngòi Thia 2007 - 2008 69
Bảng 2.12: Kết quả dự báo tác nghiệp mùa lũ trạm Ngòi Thia năm 2009 72
Bảng 2.13: Các thực đơn trong thư mục của cửa sổ chính 86
Bảng 2.14: Bảng phân loại h
ạn đánh giá theo chỉ số khô hạn 102
Bảng 3.1: Dự báo thuỷ văn hiện nay ở Đồng Tháp 109





vii

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT


APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương
CSDL Cơ sở dữ liệu
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
DEM Mô hình số hóa độ cao
IRI Viện Nghiên cứu Quốc tế về khí hậu và xã hội
KHCN Khoa học công nghệ
KTNN Khí tượng nông nghiệp
KTTV&MT Khí tượng thủy văn và môi trường
KTTVQG Khí tượng thủy văn Quốc gia
KTTVTƯ Khí tượng thủy văn Trung ương
PCLB Phòng chống lụt bão
PDSI Chỉ số hạn Palmer
PE Bố
c hơi tiềm năng
PHVT Phản hồi vô tuyến
PR Tiềm năng tái nạp ẩm trong đất
PRO Chênh lệch giữa mưa tiềm năng và PR
TKCN Tìm kiếm cứu nạn
TT DBKTTVTƯ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương
TT KTTVQG Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia
TT MLKTTV&MT Trung tâm Mạng lưới Khí tượng thủy văn và Môi trường
TT TL KTTV Trung tâm Tư liệu Khí tượng thủy văn
UBND Ủy ban nhân dân
WMO World Meteorological Organization (Tổ chức khí tượng thế gi
ới)

1
MỞ ĐẦU


Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, các thiên tai có nguồn gốc khí
tượng thủy văn (KTTV) xảy ra bất thường, trái qui luật, khốc liệt với qui mô ngày
càng lớn, tần suất ngày càng cao, thiệt hại ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy nhu
cầu phục vụ phòng chống thiên tai ở các địa phương ngày càng cấp thiết, đòi hỏi
các bản tin dự báo KTTV phải được cung cấp sớm và quảng bá kịp thời trên các
phương tiện đạ
i chúng.
Công tác phục vụ KTTV ở địa phương trước kia do các Đài KTTV tỉnh/thành
phố thực hiện. Sau khi Tổng cục KTTV sắp xếp lại tổ chức, thiết lập các Đài KTTV
khu vực vào năm 1996, các Trung tâm Dự báo KTTV tỉnh/thành phố bị giảm bớt
phương tiện và nhân lực, không còn khả năng phục vụ KTTV rộng rãi như trước,
phần lớn chức năng dự báo, phục vụ chuyển về
Đài KTTV khu vực.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu phục vụ KTTV ở các địa
phương ngày càng nhiều hơn, đối tượng phục vụ KTTV cũng đa dạng hơn. Các
Đài KTTV khu vực không thể đáp ứng được hết các yêu cầu phục vụ đa dạng trên
địa bàn rộng lớn bao gồm nhiều tỉnh. Hơn nữa, bộ máy tổ chức, quản lý hành
chính của tỉ
nh đòi hỏi phải có cơ quan KTTV ngay bên cạnh để đáp ứng các yêu
cầu cấp thiết trong quá trình chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế-xã hội, phòng
tránh thiên tai. Căn cứ Quyết định số 128/2008/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2008
của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, các Trung tâm Dự báo phục vụ
KTTV tỉnh đã được quan tâm, đổi tên thành Trung tâm KTTV tỉnh. Tuy nhiên
ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất hoặc cung cấp một số thông tin dữ liệu phục vụ
dự báo, các Trung tâm KTTV tỉnh vẫn chưa có nhiều công cụ hoặc công nghệ cần
thiết để có thể nâng cao hiệu quả phục vụ KTTV.
Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang
thiết bị
kỹ thuật, công nghệ và cán bộ nhưng hầu hết các Trung tâm Dự báo

phục vụ KTTV tỉnh hoạt động khá tốt, tham mưu đắc lực cho cấp ủy đảng và
chính quyền địa phương trên mặt trận phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai
có nguồn gốc KTTV. Tuy nhiên cho đến nay, nội dung phục vụ của Trung tâm
KTTV tỉnh chưa được những qui định cụ thể, hoạt động phục vụ ở
địa phương chủ
yếu theo truyền thống; nguồn thông tin, tư liệu, số liệu có nhiều nhưng chưa
được sắp xếp, lưu trữ gọn gàng, khoa học, khai thác, sử dụng hiệu quả phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh đó, đề tài Nghiên cứu xây dựng một số công cụ trợ giúp
và mô hình phục vụ khí tượng thuỷ văn ở địa phương
đã được Bộ Tài
nguyên và Môi trường cho phép triển khai thực hiện với mục tiêu là: “Tăng cường
công tác phục vụ KTTV và nâng cao vai trò của các Trung tâm Dự báo KTTV tỉnh
trên cơ sở hoàn chỉnh, chuyển giao một số công cụ trợ giúp đã được nghiên cứu
và đề xuất mô hình phục vụ KTTV thích hợp”. Các nội dung chủ yếu của Đề tài
bao gồm:



2
1. Điều tra khảo sát công tác phục vụ KTTV ở địa phương
1.1. Tổng quan tình hình phục vụ KTTV ở quy mô địa phương trong và ngoài
nước.
1.2. Điều tra đánh giá các yêu cầu, nhu cầu về phục vụ, năng lực phục vụ KTTV
hiện tại ở địa phương trong đó có ba tỉnh: Yên Bái, Thanh Hoá và Đồng
Tháp.
1.3. Tổng quan tình hình và kinh nghiệm phục vụ ở ba tỉnh: Yên Bái, Thanh Hoá
và Đồng Tháp.
2. Nghiên c
ứu xây dựng mô hình điển hình phục vụ KTTV ở địa phương

2.1. Nghiên cứu xác định các nội dung, hình thức, đối tượng và cơ chế phục vụ
tại địa phương trên cơ sở ứng dụng khuyến cáo của WMO và kinh nghiệm
một số nước trong khu vực và trên thế giới.
2.2. Nghiên cứu xây dựng mô hình điển hình phục vụ KTTV cấp tỉnh.
3. Nghiên cứu, đ
ánh giá và lựa chọn một số công cụ có khả năng
chuyển giao cho các Trung tâm KTTV ở địa phương
4. Nghiên cứu, hoàn chỉnh và chuyển giao công cụ nhằm nâng cao
năng lực dự báo KTTV ở địa phương
4.1. Nghiên cứu biên soạn và tổ chức tập huấn chuyển giao tài liệu hướng dẫn
sử dụng khai thác số liệu và sản phẩm mô hình số trị.
4.2. Nghiên cứu soạn thảo và tổ
chức tập huấn chuyển giao tài liệu hướng dẫn
khai thác sử dụng thông tin từ rađa thời tiết.
4.3. Nghiên cứu xây dựng và chuyển giao chương trình tính toán chỉ tiêu hạn
hán.
4.4. Nghiên cứu, hoàn chỉnh các mô hình dự báo thủy văn cho các lưu vực nhỏ
của Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương (mô hình thống kê, mô hình mưa-
dòng chảy: TANK, NAM kết hợp diễn toán trong sông) và mô hình dự báo
ngập lụt (mô hình HYDROGIS) của Đài KTTV khu vực Nam Bộ; tổ chứ
c
chuyển giao và làm thí điểm cho ba tỉnh Yên Bái, Thanh Hoá, Đồng Tháp.
4.5. Nghiên cứu cải tiến nội dung, thiết kế, xây dựng các bản tin dự báo KTTV
hạn ngắn và vừa; tổ chức tập huấn chuyển giao cho 03 tỉnh Yên Bái, Thanh
Hoá, Đồng Tháp.
5. Nghiên cứu, hoàn chỉnh và chuyển giao công cụ nhằm nâng cao năng
lực phục vụ số liệu KTTV ở địa phương
5.1. Nghiên cứu, xây dựng phần mềm lưu trữ
và khai thác số liệu KTTV ở địa
phương; xây dựng thí điểm, tổ chức tập huấn chuyển giao cơ sở dữ liệu

KTTV cho 03 tỉnh Yên Bái, Thanh Hoá, Đồng Tháp.
5.2. Nghiên cứu, hoàn chỉnh chương trình tính toán đặc trưng thống kê của các
yếu tố KTTV; xây dựng thí điểm, tổ chức tập huấn chuyển giao cơ sở dữ liệu
KTTV cho ba tỉnh Yên Bái, Thanh Hoá, Đồng Tháp.

3
6. Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức chuyển giao công nghệ xây dựng
bản đồ điện tử một số đặc trưng KTTV qui mô tỉnh
6.1. Nghiên cứu công nghệ xây dựng bản đồ điện tử trên nền Mapinfo/Arcview
một số đặc trưng KTTV ở qui mô cấp tỉnh.
6.2. Xây dựng thí điểm và chuyển giao bản đồ điện tử đặc trưng khí hậu t
ỉnh
Thanh Hóa của 10 chỉ tiêu: nhiệt độ không khí trung bình, nhiệt độ không
khí tối cao, nhiệt độ không khí tối thấp, số giờ nắng, độ ẩm không khí tương
đối, mưa năm, mưa tháng, hướng và tốc độ gió
6.3. Xây dựng thí điểm và chuyển giao bản đồ điện tử đặc trưng thủy văn tỉnh
Thanh Hóa của 07 chỉ tiêu: dòng chảy năm, dòng chảy mùa lũ, dòng chảy lũ,
dòng chảy mùa kiệt, dòng chảy kiệt…
7. Nghiên cứu, đề xuất cách thức phối hợp hoạt động phục vụ giữa
Trung tâm KTTV tỉnh với Trung tâm KTTV tỉnh lân cận, Đài KTTV khu
vực và các cơ quan KTTV ở trung ương
7.1. Nghiên cứu, đề xuất cách thức phối hợp hoạt động phục vụ giữa Trung tâm
KTTV tỉnh với Trung tâm KTTV tỉnh lân cận.
7.2. Nghiên cứu, đề xuất cách thức ph
ối hợp hoạt động phục vụ giữa Trung tâm
KTTV tỉnh với Đài KTTV khu vực.
7.3. Nghiên cứu, đề xuất cách thức phối hợp hoạt động phục vụ giữa Trung tâm
KTTV tỉnh với các cơ quan KTTV ở trung ương.
8. Nghiên cứu, đề xuất cách thức phối hợp hoạt động phục vụ giữa
Trung tâm KTTV tỉnh với các ban ngành ở địa phương nhằm đa dạng

hoá các bản tin phục vụ tốt hơn công tác phòng tránh thiên tai.
8.1. Nghiên cứu, đề xuất cách thức phối hợp hoạt động phục vụ giữa Trung tâm
KTTV tỉnh với các ban ngành ở địa phương trong điều kiện bình thường
không có thiên tai.
8.2. Nghiên cứu, đề xuất cách thức phối hợp hoạt động phục vụ giữa Trung tâm
KTTV tỉnh với các ban ngành ở địa phương trong điều kiệ
n có thiên tai và
các nhiệm vụ tăng cường thêm của địa phương.
9. Xây dựng quy trình phục vụ KTTV cho một Trung tâm KTTV cấp tỉnh
9.1. Nghiên cứu xây dựng quy trình và hướng dẫn phục vụ cho Trung tâm Dự
báo KTTV địa phương: các nội dung phải làm, phương pháp và công nghệ áp
dụng, các sản phẩm (ngày, tháng, mùa, năm), đối tượng phục vụ.
9.2. Nghiên cứu, thiết kế nội dung và hình thức của các thông báo KTTV định kỳ
(tháng, mùa và năm).
9.3. Nghiên cứu, xây dựng các phần mềm xử lý và tạo các sản phẩm (báo cáo)
phục vụ tại địa phương.
9.4. Nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn phục vụ KTTV ở tỉnh (kể cả thiết kế
mẫu biểu).
10. Marketing tuyên truyền và quảng bá công tác phục vụ

4
10.1. Nghiên cứu đưa thông tin KTTV lên Website của UBND tỉnh hoặc của Sở Tài
nguyên và Môi trường.
10.2. Nghiên cứu xây dựng một số tài liệu quảng bá sản phẩm phục vụ KTTV.
10.3. Tập huấn và thử nghiệm Marketing sản phẩm phục vụ tại ba tỉnh Yên Bái,
Thanh Hoá, Đồng Tháp.
Đề tài đã nghiên cứu, hoàn chỉnh và đưa vào thử nghiệm một số phương
pháp, công cụ, công nghệ trên cơ sở chọn lự
a các kết quả nghiên cứu trong và
ngoài nước thích hợp với điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực

của các địa phương nhằm đảm bảo tính khả thi, dễ sử dụng và hiệu quả.
Đề tài đã thực hiện thí điểm ở ba tỉnh Yên Bái, Thanh Hoá và Đồng Tháp. Đó
là các địa phương hàng năm phải gánh chịu các loại thiên tai điển hình ở Việt
Nam; Trung tâm KTTV có truy
ền thống và tiềm năng phục vụ, có tinh thần hợp
tác nghiên cứu, có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với địa phương; chính quyền địa
phương quan tâm đến công tác phục vụ KTTV.
Trong quá trình thực hiện đề tài đã được sự quan tâm chỉ đạo của Vụ Khoa
học và Công nghệ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và của Ban Khoa học Công
nghệ và Hợp tác quốc tế thuộc Trung tâm KTTV quốc gia, sự giúp đỡ của các
đơn
vị liên quan trong Trung tâm KTTV quốc gia.
Mặc dù đã cố gắng bám sát mục tiêu, nội dung và sản phẩm đã được phê
duyệt trong đề cương, song đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn
chế. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, quản lý
và các bạn đồng nghiệp gần xa.
Xin chân thành cám ơn.





5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHỤC VỤ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1. Khái quát về chức năng phục vụ của cơ quan khí tượng thủy văn
Nhiệm vụ cơ bản của cơ quan KTTV quốc gia là quan trắc, nghiên cứu và dự
báo điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn; sử dụng số liệu, sản phẩm, kiến thức
có liên quan đến KTTV nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và an

ninh quốc gia cũng như các ngh
ĩa vụ quốc tế. Bản chất của các hoạt động KTTV
là phục vụ. Từ lâu công tác phục vụ KTTV đã được đa số các nước nhìn nhận như
một quyền lợi và sự cần thiết mang tính công cộng nên hoạt động KTTV luôn
được coi như một trong các nhiệm vụ của nhà nước. Chức năng của cơ quan
KTTV là cung cấp kịp thời và có hiệu quả những thông tin chính xác nhất về th
ời
tiết, thủy văn và hiện tượng liên quan để giúp người dùng có quyết định đúng
đắn. Theo truyền thống, các bản tin dự báo KTTV thường được cung cấp qua các
phương tiện truyền thông. Toàn bộ công tác phục vụ ở các địa phương ở nước ta
cũng thực hiện theo cách này. Tuy nhiên, nhu cầu xã hội ngày nay không chỉ là
các bản tin dự báo KTTV có chất lượng cao với thời gian dự kiến dài hơn và không
gian dự báo cụ thể h
ơn mà còn cần nhận được các chuỗi số liệu lịch sử, kết quả
tính toán các đặc trưng thống kê, đo đạc KTTV… phục vụ qui hoạch và thiết kế
công trình. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho các dịch vụ KTTV phát triển.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện dịch vụ, cơ quan KTTV các cấp phải có đủ cơ sở
vật chất kỹ thuật và năng lực công nghệ.
M
ột vai trò khác của cơ quan KTTV là nâng cao nhận thức và cung cấp cho
công chúng những kiến thức cơ bản và cần thiết trong việc phòng chống, giảm
nhẹ tác động của thiên tai. Các cơ quan KTTV có xu hướng ứng dụng KHCN để
nâng cao chất lượng sản phẩm và trình bày sản phẩm thích hợp hơn; phân phối
sản phẩm đúng lúc và ở dạng dễ hiểu và dễ sử dụng với người dùng; tìm hiểu để
nắm b
ắt nhu cầu và tìm cách đáp ứng yêu cầu của người dùng; tuyên truyền phổ
biến cho công chúng về thiên tai và phòng ngừa hậu quả của thiên tai; phổ biến
ứng dụng thông tin KTTV trong các hoạt động kinh tế - xã hội. Những chức năng
trên đây đã được WMO và các nước thực hiện trong các hoạt động của mình.
Trong phần này sẽ khái quát về các hoạt động phục vụ của WMO và các nước.

1.2. Hoạt động và hướng dẫ
n phục vụ của Tổ chức Khí tượng Thế giới
Phục vụ là một nhiệm vụ trọng tâm của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO)
nên WMO đã có nhiều hoạt động và hướng dẫn về công tác phục vụ (WMO 962,
WMO 965, WMO 134, WMO100, WMO 168, WMO 471, WMO 834). Quan điểm và
mục tiêu phục vụ được WMO nêu ra rất rõ là: tăng cường độ chính xác và tin cậy
của các thông tin KTTV và bảo đảm các thông tin đưa kịp thời đến các
đối tượng
sử dụng để có thể mang lại lợi ích cho người sử dụng; tăng giá trị phục vụ của
các thông tin KTTV nhằm mang lại lợi ích nhiều nhất; tăng cường vai trò và ảnh
hưởng của cơ quan KTTV trong các vấn đề liên quan đến KTTV, đóng góp trong
phát triển kinh tế - xã hội; thông tin, giáo dục cho công chúng và các cấp chính
quyền về lợi ích kinh tế - xã hội của sự hiểu biết về thời tiết, khí h
ậu, thủy văn,

6
nước và môi trường; quan trắc, thu thập số liệu đầy đủ về trạng thái khí quyển,
đại dương và môi trường để dự báo, cảnh báo và tăng cường trao đổi số liệu và
thông tin; tăng cường khả năng của cơ quan KTTV trong phục vụ; làm việc hiệu
quả với các đối tác phục vụ.
Hầu như các chương trình hoạt động của WMO đều có liên quan ít nhiều đến
hoạt động ph
ục vụ. Đặc biệt, trong các chương trình hoạt động của WMO có
riêng một Chương trình phục vụ công cộng.
1.2.1. Phục vụ trong các chương trình của WMO
Hoạt động phục vụ của WMO tập trung trong ba chương trình lớn là:
Chương trình Khí hậu Thế giới (World Climate Program), Chương trình Thủy văn
và Tài nguyên nước, Chương trình Phòng ngừa và Giảm nhẹ Thiên tai.
• Chương trình Khí hậu Thế giới:
Một trong những nội dung hoạ

t động quan trọng của Chương trình Khí hậu
Thế giới là Chương trình Ứng dụng và Phục vụ Khí hậu (World Climate Application
and Service Program). Mục tiêu Chương trình là giúp cơ quan KTTV các nước
thành viên góp phần bảo đảm an toàn, sức khỏe và tài sản cho công chúng, giảm
đói nghèo và thúc đẩy phát triển bền vững thông qua ứng dụng phục vụ khí hậu
giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai khí hậu gây ra. Chương trình Ứng dụng và Phục
vụ Khí hậu có bốn nội dung chính là: Phụ
c vụ Thời tiết Công cộng, Khí tượng
Nông nghiệp, Khí tượng Hàng không, Hải dương và Khí tượng Biển.
Chương trình Phục vụ Thời tiết Công cộng nhằm giúp đỡ phục vụ thời tiết có
hiệu quả bảo đảm an toàn tính mệnh và tài sản cho công chúng. Đây là một
chương trình có nhiều hoạt động hướng dẫn cụ thể về công tác phục vụ KTTV
công cộng với mục tiêu chính là tăng cường n
ăng lực cho cơ quan KTTV để đáp
ứng các yêu cầu của cộng đồng thông qua phục vụ thời tiết hoàn hảo và làm cho
công chúng hiểu rõ hơn khả năng của các cơ quan KTTV.
Chương trình Khí tượng Nông nghiệp nhằm phục vụ cho cộng đồng nông
nghiệp phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững, chú trọng nâng cao sản lượng
và chất lượng, giảm mất mát, giảm chi phí, tăng hiệu quả sử d
ụng nước, lao
động và năng lượng, giảm ô nhiễm do sử dụng hóa học làm suy thoái môi
trường, thông qua cung cấp số liệu khí hậu, thời tiết tức thời và dự báo.
Chương trình Khí tượng Hàng không nhằm giúp tăng cường ứng dụng khí
tượng trong hàng không thông qua các chương trình hợp tác quốc tế bảo đảm
phục vụ khí tượng trên toàn cầu có chất lượng tốt.
Chương trình Hải dương và Khí tượng Biển nhằm cung c
ấp số liệu, thông tin
phục vụ hỗ trợ bảo đảm an toàn tính mệnh và tài sản trên biển, các hoạt động
ven bờ và ngoài khơi, bảo vệ môi trường biển, quản lý hiệu quả tài nguyên biển.
Để thực hiện chương trình Chương trình Khí hậu Thế giới, WMO đã có riêng

một dự án Phục vụ Dự báo và Thông tin Khí hậu (Climate Information and
Prediction Service). Đây là một dự án cốt lõi, triển khai trên nhiều nước, trong đó
có các nước kém phát tri
ển hoặc đang phát triển. Dự án Phục vụ Dự báo và
Thông tin Khí hậu đã giới thiệu hàng loạt những sản phẩm dự báo hạn dài của
nhiều Trung tâm khí tượng lớn trên thế giới để các nước khác tham khảo, trong

7
đó có những trung tâm như Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Khí hậu và Xã hội Mỹ,
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Hàn Quốc. Để có
được các thông tin chi tiết thường phải tham gia với tư cách thành viên quốc gia.
Nước ta cũng đã tham gia vào APEC và có thể thu nhận các thông tin này. Các dự
báo phổ biến trên mạng thường là trên phạm vi rộng.
• Chương trình Thủy văn và Tài nguyên nước:
Chương trình này nhằm tăng cường ứng dụng thủ
y văn đáp ứng các nhu cầu
phát triển bền vững và sử dụng tài nguyên nước, phòng ngừa giảm nhẹ thiệt hại
do nước, quản lý môi trường. Cấu trúc của chương trình gồm năm chương trình
con là: Chương trình Hệ thống cơ bản Thủy văn, Chương trình Dự báo và Ứng
dụng Thủy văn, Chương trình Phát triển bền vững Tài nguyên nước, Chương trình
Xây dựng Cơ sở hạ tầ
ng Tài nguyên nước, Chương trình các vấn đề liên quan đến
Tài nguyên nước.
Chương trình Hệ thống cơ bản Thủy văn bao gồm các hoạt động thu thập,
truyền phát và lưu trữ số liệu, đánh giá tài nguyên nước, thực hiện hoạt động
thủy văn nghiệp vụ.
Chương trình Dự báo và Ứng dụng Thủy văn nhằm ứng dụng các phân tích
và phương pháp để giải quyết các vấn
đề thủy văn và tài nguyên nước, tổ chức
các hoạt động hỗ trợ quản lý và phát triển tài nguyên nước, thông tin và giáo dục

cho cộng đồng, chính quyền và các đối tượng khác về lợi ích kinh tế xã hội của
các vấn đề liên quan đến nước, các nhu cầu dự báo và cảnh báo với các công
nghệ mới.
Chương trình Phát triển bền vững Tài nguyên nước nhằm khuyến khích sử
dụng hiệu quả thủy văn trong hỗ trợ phát triển lâu bền, bảo vệ môi trường, tài
nguyên nước và các hệ sinh thái thông qua việc tham gia đầy đủ trong lập kế
hoạch quốc gia phát triển đất nước.
Chương trình Xây dựng Cơ sở hạ tầng Tài nguyên nước nhằm đưa ra các
hướng dẫn để thực hiện cải thiện hành chính thông qua giáo dục và đào tạo cán
bộ tăng cường nhận thức công chúng về tầm quan trọng của công tác thủ
y văn,
hỗ trợ hoạt động trợ giúp kỹ thuật.
Chương trình các vấn đề liên quan đến Tài nguyên nước nhằm tăng cường
hiệu quả và tầm nhìn của các cơ quan thủy văn thông qua hợp tác liên ngành.
• Chương trình Phòng ngừa và Giảm nhẹ Thiên tai:
Đây là một chương trình liên kết tích hợp các hoạt động khác nhau trong
các chương trình có liên quan đến lĩnh vực phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai, tạo
điều ki
ện phối hợp hiệu quả các hoạt động quốc tế, khu vực cũng như các tổ chức
và quốc gia.
1.2.2. Các ấn phẩm hướng dẫn phục vụ của WMO
Các chương trình hoạt động của WMO đã đưa nhiều ấn phẩm hướng dẫn
phục vụ trong các lĩnh vực khác nhau. Đây là những tài liệu rất quí. Có thể kể ra
một số tài liệu hướng d
ẫn chủ yếu được tham khảo.

8
Hướng dẫn thực hành khí hậu hướng dẫn toàn bộ các vấn đề về khí hậu, từ
quan trắc, chỉnh lý lưu trữ số liệu đến tính toán các đặc trưng, đối tượng và sản
phẩm phục vụ, kể cả marketing. Phiên bản thứ hai vào năm 1983, hiện đã có

bản thảo của phiên bản thứ ba. Tài liệu này chỉ ra rất rõ các sản phẩm khí hậu và
hướng dẫn cách làm các sả
n phẩm này. Đặc biệt, tài liệu có hướng dẫn cụ thể
làm một số sản phẩm phục vụ như cách tính các đặc trưng khí hậu, tổng kết khí
hậu tháng và năm, atlas khí hậu…
Hướng dẫn thực hành thủy văn hướng dẫn toàn bộ các vấn đề về thủy văn,
từ qui hoạch mạng lưới trạm thủy văn, quan trắc đến tính toán, dự báo.
Hướng d
ẫn hệ thống dự báo và xử lý số liệu toàn cầu nhằm tạo điều kiện
cho các thành viên WMO hợp tác xử lý số liệu bảo đảm qui trình thống nhất trong
xử lý số liệu. Hướng dẫn cũng đưa ra danh mục các sản phẩm dự báo của các
nước; những hướng dẫn để phân tích và làm dự báo, khai thác sử dụng các sản
phẩm số trị, các phương pháp và qui định đánh giá d
ự báo.
Hướng dẫn phục vụ khí tượng biển là tài liệu hướng dẫn về khí tượng biển
bao gồm quan trắc, dự báo, phục vụ khí tượng biển.
Hướng dẫn thực hành khí tượng nông nghiệp đưa ra những hướng dẫn cụ
thể đối với phục vụ khí tượng nông nghiệp, từ quan trắc, chỉnh lý số liệu đến việc
tạo ra các sản phẩm ph
ục vụ đối với nông nghiệp.
Ngoài các tài liệu kể trên, WMO còn rất nhiều tài liệu hướng dẫn khác liên
quan đến phục vụ. Trong phạm vi đề tài, tài liệu sử dụng chính để tham khảo là
hai hướng dẫn Hướng dẫn thực hành khí hậu, Hướng dẫn thực hành thủy văn và
một số tài liệu của Chương trình phục vụ thời tiết công cộng.
1.3. Hoạt
động phục vụ khí tượng thủy văn ở các nước
1.3.1. Đối tượng phục vụ
Đối tượng phục vụ KTTV đầu tiên là cộng đồng, các cơ quan trực thuộc chính
phủ và chính quyền các cấp nhằm đưa ra các quyết định ứng phó với thiên tai
hay xây dựng các chiến lược, chính sách, chương trình, quy hoạch, kế hoạch…

phát triển kinh tế-xã hội thích ứng với đặc điểm và sự biế
n đổi của các yếu tố khí
tượng, khí hậu, thủy văn và môi trường. Đối tượng phục vụ KTTV tiếp theo là các
cá nhân, công ty, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế có yêu cầu cung cấp
thông tin KTTV phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh như: công nghiệp,
năng lượng, nông-lâm nghiệp, thuỷ sản, xây dựng, giao thông (đường không,
đường bộ và đường thuỷ), du lịch, bảo hiểm… Khách hàng lớn nhất của cơ quan
khí tượ
ng ở đa số các nước là ngành hàng không dân dụng. Để đáp ứng các yêu
cầu đa dạng này, cần phải có những nghiên cứu điều tra tỉ mỉ để đưa ra các sản
phẩm thích hợp với các yêu cầu của người dùng.
1.3.2. Các dạng sản phẩm phục vụ
Nội dung phục vụ KTTV thường bao gồm việc cung cấp số liệu (hiện tại và
quá khứ); sản xuấ
t và cung cấp các bản tin dự báo KTTV hạn ngắn, hạn vừa và
hạn dài, cảnh báo các hiện tượng KTTV nguy hiểm; tư vấn KTTV (tư vấn sử dụng
có hiệu quả các thông tin KTTV; khảo sát, đo đạc, tính toán các đặc trưng KTTV

9
phục vụ quy hoạch, thiết kế, thi công và vận hành các công trình…).
Cơ quan KTTV các nước đều có nhiều sản phẩm phục vụ khác nhau nằm
trong hai dạng chủ yếu là cung cấp số liệu và bản tin dự báo. Một số sản phẩm
dự báo phổ biến là: Dự báo thời tiết (dự báo thời tiết chung và dự báo thời tiết
các thành phố lớn/địa điểm du lịch), Dự
báo lũ trên các sông (hạn ngắn, hạn vừa,
hạn dài), Dự báo ngập lụt (cho các đô thị và nội đồng vùng đồng bằng châu thổ
và duyên hải đất thấp), Cảnh báo lũ quét, trượt lở đất (cho các vùng trung du,
miền núi đất dốc, địa hình bị chia cắt mạnh), Triển vọng thời tiết hạn dài và mùa,
Cảnh báo thời tiết (các thiên tai nguy hiểm, cảnh báo thời tiết nguy hiểm), D


báo khí tượng biển, Khí tượng hàng không, Khí tượng nông nghiệp (thông báo
KTNN 10 ngày, mưa, bốc hơi, bức xạ, nhiệt độ, phân bố độ ẩm đất, bốc thoát hơi
trung bình), Khí hậu (các thông báo KTTV hàng tháng và hàng năm).
Để thực hiện công tác phục vụ KTTV, ngành KTTV các nước đã đầu tư cả
về cơ sở vật chất và công nghệ. Ngoài các phương tiện quan trắc, thông tin liên
lạc, nhiều công nghệ xử lý đ
ã được đầu tư để đưa ra các sản phẩm có giá trị phù
hợp với các đối tượng khác nhau. Ví dụ trong xây dựng và thiết kế, để đáp ứng
các yêu cầu về thiết kế, thi công, các tham số cho qui hoạch được tính toán
chuẩn hóa thành một loại sản phẩm. Các tổng kết thời tiết hàng tháng và trung
bình nhiều năm cũng được sử dụng cho các công ty có nhu cầu dự báo dài hạn.
Các dự báo hạn vừ
a chi tiết cho 5 ngày những yếu tố quan tâm cũng được tính
đến. Trong nông nghiệp các phục vụ nhằm vào các hoạt động canh tác hàng
ngày của các trang trại. Các thông báo thời tiết hàng tháng được dùng để đánh
giá tình hình nhằm sắp xếp và bố trí công việc. Trong năng lượng, các thông tin
được dùng để tối ưu hoạt động của nhà máy điện, phục vụ an toàn cho các
đường dây tải điện, dự báo nhu cầu sử dụng để
phân phối điện.
1.3.3. Cơ chế phục vụ
Tất cả các nước trên thế giới đều có hai loại hình phục vụ KTTV là phục vụ
công cộng và phục vụ thu phí. Phục vụ công cộng gắn liền với việc bảo vệ tính
mạng và tài sản của đông đảo công chúng nên thường do các cơ quan KTTV quốc
gia thực hiện. Nguồn tài chính chủ yếu ở đây là từ ngân sách chính quyề
n các
cấp. Phục vụ thu phí là loại phục vụ theo yêu cầu do người dùng trả. Người dùng
chủ yếu của khí tượng thương mại là các doanh nghiệp và xí nghiệp. Ở phần lớn
các nước loại phục vụ thu phí này cũng do cơ quan KTTV của nhà nước đảm
nhiệm để đỡ gánh nặng cho thuế hoặc để bù chi phí đội lên do phải phục vụ nhu
cầu riêng.

1.3.4. Hoạt động phục vụ KTTV c
ụ thể ở một số nước
• Anh
Cơ quan Khí tượng Anh (Met Office) là một thương hiệu khí tượng có tiếng
trên thế giới với phạm vi phục vụ rộng rãi (bao gồm các vấn đề liên quan đến
thời tiết và môi trường), hình thức phục vụ đa dạng (từ điện thoại, di động, fax

10
đến internet). Đối tượng phục vụ phong phú, bao gồm nhiều lĩnh vực như: nông
nghiệp (phục vụ canh tác hàng ngày của các trang trại, tổng quan thời tiết hàng
tháng để đánh giá tình hình nhằm sắp xếp và bố trí công việc, tư vấn và cung
cấp số liệu phục vụ cho các công ty nông hóa ); hàng không (phục vụ đường
bay và sân bay, đào tạo); xây dựng và thiết kế (tổng kết thời tiết hàng tháng và
trung bình nhiều nă
m, tình hình thời tiết từng ngày trong tháng, dự báo chi tiết
cho 5 ngày… đáp ứng các yêu cầu về thiết kế và thi công); năng lượng (tối ưu
hoạt động của nhà máy điện nhất là các nhà máy chạy bằng khí, phục vụ an toàn
cho các đường dây tải điện, dự báo nhu cầu sử dụng để phân phối điện, tính khả
năng năng lượng tái tạo ); sức khỏe (thông báo tình hình bất lợi cho s
ức khỏe,
dự báo phục vụ điều hành bệnh viện); môi trường (thông báo chất lượng môi
trường, tư vấn các mô hình môi trường, hệ thống đánh giá môi trường); giao
thông (dự báo thời tiết để quản lý đường, cầu ); bảo hiểm (đánh giá thời tiết đã
qua để quản lý chi trả, dự báo thời tiết để phòng ngừa rủi ro, phân tích quan hệ
với thời ti
ết, đánh giá nguy cơ, dự kiến khả năng xảy ra rủi ro); luật pháp (tư
vấn, đưa các báo cáo thời tiết và ảnh hưởng của thời tiết làm chứng cứ cho việc
xét xử); nghỉ ngơi và giải trí (các dự báo và thông báo phục vụ cho nghỉ ngơi,
giải trí, các cuộc thi thể thao, giải trí ngoài trời ); phục vụ biển (dự báo phục vụ
cho các tàu ra vào cảng và ngoài khơi); tài nguyên nước (dự báo lũ, tư vấn tài

nguyên nước, hệ thống tưới tiêu); thời tiết không gian (phục vụ cho các hoạt
động trong vũ trụ); viễn thông (cung cấp cho các hãng viễn thông để tránh sự cố
cho mạng cố định, tối ưu trong liên lạc vệ tinh, giảm thiểu các nguy cơ do thời
tiết của mạng di động và các trung tâm điện thoại, dự báo thời tiết để bảo vệ
hạ
tầng viễn thông); cung cấp thông tin thời tiết cập nhật cho các website.
Toàn bộ hệ thống phục vụ của Met Office được thiết kế để tối đa các cơ hội
thương mại của phục vụ thời tiết. Các hoạt động được tập trung để đưa ra các
sản phẩm tiêu chuẩn. Một sản phẩm có thể phục vụ cho một vài lĩnh vực.
Để đáp
ứng các yêu cầu, đội ngũ chuyên gia sử dụng những thành tựu tiên tiến trong các
công việc xử lý và cung cấp sản phẩm và các công nghệ này được giới thiệu cho
khách hàng. Các sản phẩm KTTV thương mại của Cơ quan Khí tượng Anh bao
gồm nhiều dạng khác nhau như: tư liệu (số liệu KTTV quan trắc tức thời trên
toàn mạng lưới trạm, số liệu lịch sử, các bản đồ thờ
i tiết ở quy mô khu vực và
toàn cầu, các ảnh vệ tinh và rađa thời tiết); các dịch vụ tư vấn, tính toán KTTV
(phục vụ các ngành nông nghiệp, xây dựng, năng lượng ), các công cụ phần
mềm tính toán (thể hiện các sản phẩm KTTV đáp ứng yêu cầu của các ngành).
Met Office phục vụ dưới nhiều hình thức khác nhau: tư vấn trực tiếp, điện
thoại, fax, điện thoại di độ
ng, internet, phát thanh… trong đó rất phổ biến là điện
thoại và điện thoại di động.
• Mỹ
Cơ quan Thời tiết Mỹ (NWS) hàng năm đưa ra các kế hoạch cải thiện hoạt
động phục vụ KTTV. Kế hoạch này tập trung vào phục vụ các đối tác là các Văn
phòng dự báo ở các địa phương, các ngành khác và các công ty khí tượng tư
nhân trên cơ sở điều tra thường xuyên nhu cầu của các
đối tác.
Hệ thống phục vụ KTTV tại Mỹ có đặc điểm khác với phần lớn các nước

khác. Trung tâm dự báo cấp quốc gia cung cấp các sản phẩm dự báo từ các mô

11
hình cho toàn nước Mỹ với cơ sở dữ liệu dự báo gồm các số liệu, bản đồ, đồ thị số
hóa. Cơ sở dữ liệu dự báo này được các Văn phòng dự báo khu vực và các công
ty khí tượng chế biến thành các bản tin dự báo cụ thể cho từng địa phương hoặc
lĩnh vực. Các văn phòng dự báo khu vực là nơi cung cấp chủ yếu các thông tin
phục vụ công cộng. Tuy nhiên vi
ệc cung cấp thông tin cho các phương tiện
truyền thông chủ yếu là do các công ty khí tượng tư nhân đảm nhiệm. Các công
ty này sản xuất ra các chương trình thời tiết và bán cho các Đài truyền hình.
Toàn bộ các phục vụ KTTV chuyên ngành ở Mỹ là do các công ty khí tượng tư
nhân đảm nhiệm. NWS không có các phục vụ riêng mà chỉ bán số liệu cho các
công ty tư nhân.


Australia

Cơ quan Khí tượng Australia cung cấp rất nhiều sản phẩm KTTV phục vụ
dân sinh, hàng hải nội địa và quốc tế, hàng không, an ninh quốc phòng và các tổ
chức khác, phần lớn các sản phẩm là miễn phí, chỉ các sản phẩm phục vụ các
yêu cầu đặc biệt sẽ phải trả phí theo hợp đồng ký kết với từng đơn vị.
Thông tin KTTV được phát qua các phương tiện truyền thông như truyền
thanh, truyền hình, đ
iện thoại, fax, internet… Cơ quan Khí tượng Australia cũng
thành lập một tổng đài để cung cấp thông tin kịp thời cho người sử dụng. Bộ sản
phẩm cơ bản phục vụ công chúng bao gồm: các báo cáo về tình hình thời tiết
hiện tại và sắp tới; các thông tin quan trắc và dự báo KTTV hạn ngắn, hạn vừa (7
ngày) bao gồm: nhiệt độ, mưa, độ ẩm, gió, độ mây cho các thành phố chính, khí
tượng - hải vă

n ven biển và ngoài khơi cho một số vịnh và cảng biển; cảnh báo
các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: tố, lốc, bão, lũ lụt, sóng thần thời gian
dự báo trong vòng 48 giờ và cập nhật liên tục; các thông tin liên quan đến khí
hậu khác.


New Zealand

Cơ quan Khí tượng New Zealand (MetService) được thành lập tháng 6/1992
có trách nhiệm quan trắc và dự báo KTTV phục vụ 3 đối tượng chính là: Bộ Giao
thông, Hàng không quân sự và dân dụng, Công nghiệp và truyền thông. Chính
phủ New Zealand chi trả cho toàn bộ các hoạt động KTTV phục vụ công cộng,
trong đó có dự báo phòng chống thiên tai. Việc chi trả được thực hiện thông qua
hợp đồng giữa MetService và Bộ Giao thông. MetService hợp đồng với Bộ Giao
thông cung cấp các thông tin KTTV phục vụ công cộng theo từng thời hạn 05
năm. Nội dung hợp đồng quy định rõ số lượng, nội dung các bản tin phải có.
Ngoài hợp đồng chính với Chính phủ, MetService còn triển khai rất nhiều
hoạt động dịch vụ có giá trị khác như: (i) Sản xuất các chương trình thời tiết
trong nước và trên thế giới cung cấp cho nhiều đài truyền hình và phát thanh có
tiếng như: BBC quốc gia và khu vực, TV3 New Zealand, Foxtel’s Weather Channel
Australia, Nine Network Australia Channel Seven Australia, SBS Australia, CNBC
Europe; (ii) Cung cấp các dịch vụ KTTV từ dự báo thời tiết đến số liệu (quan trắc
và tính toán) cho các ngành hàng không, công nghiệp (dự báo nhu cầu sử dụng
điện và điều hoà hệ thống phân phối điện), thể thao, du lịch MetService thành
lập một tổng đài cung cấp thông tin KTTV qua điện thoại, fax, internet và tin
nhắn; (iii) Cung cấp các thiết bị KTTV (trạm khí tượng tự động và các hệ thống xử

12
lý); (iv) Kinh doanh, quảng cáo trên Web (trang Web của MetService có tới 30
vạn người truy cập mỗi ngày nên quảng cáo rất tốt).

• Trung Quốc
Tại Trung Quốc, các hoạt động khí tượng được quản lý thống nhất theo Luật
Khí tượng. Đối tượng phục vụ của ngành khí tượng Trung Quốc bao gồm rất
nhiều lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, nghề cá, thương mại, năng lượng, giao
thông, xây dựng, tài nguyên nước, tài nguyên thiên nhiên và đất, hải dương,
nghề muối, bảo vệ môi trường, hàng không, viễn thông, phòng cháy, phân tích
và dự báo môi trường, thiết kế và thử nghiệm thiết bị chống sét, khí tượng sức
khỏe, phản ứng trong trường hợp khẩn cấp. Đến nay phục vụ khí tượng đã bao
trùm hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, cộng đồng xã hội và an ninh quốc gia.
Hệ thống phục vụ của khí tượng Trung Quốc cung cấp các lo
ại sản phẩm
như: dự báo thời tiết, dự báo khí hậu, làm mưa nhân tạo, dự báo và giám sát lũ
và hạn, phòng ngừa dông sét, khí tượng nông nghiệp, khai thác tài nguyên khí
hậu v.v.
Cơ chế phục vụ khí tượng ở Trung Quốc bao gồm hai loại chính: phục vụ
miễn phí và phục vụ thu phí. Phục vụ miễn phí chủ yếu là các hoạt động phục vụ
cho quản lý và thời tiết công cộng. Phục vụ thu phí chủ
yếu là các hoạt động
phục vụ theo yêu cầu đặc biệt của người dùng và được chia làm hai loại: bù chi
phí và thương mại. Loại phục vụ bù chi phí đáp ứng yêu cầu riêng của các tổ
chức và cá nhân trong các lĩnh vực khác nhau nhưng người sử dụng phải trả phụ
phí cho việc chuẩn bị phục vụ. Loại phục vụ thương mại đáp ứng các yêu cầu
riêng để làm tăng giá trị
trong kinh doanh của các doanh nghiệp và xí nghiệp mà
người dùng phải trả toàn bộ chi phí phục vụ theo hợp đồng thương mại ký kết với
cơ quan khí tượng.
Phục vụ quản lý và phục vụ thời tiết công cộng là nhiệm vụ quan trọng
nhất, gắn liền với việc bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân nên nguồn tài
chính cho loại hoạt động phục vụ này lấy từ ngân sách nhà nước. Phụ
c vụ bù chi

phí do yêu cầu riêng của các cấp chính quyền và người dùng ở các lĩnh vực, chi
phí sẽ do ngân sách thường xuyên và ngân sách bổ sung cấp hỗ trợ thêm.
Các hoạt động dịch vụ KTTV do các cơ quan KTTV của nhà nước cũng như tư
nhân cùng thực hiện. Phục vụ quản lý và thời tiết công cộng do các cơ quan nhà
nước đảm nhiệm. Phục vụ bù chi phí do các cơ quan trung gian đảm nhiệm và sẽ
dần chuyển sang xí nghiệp. Phục v
ụ khí tượng thương mại do các doanh nghiệp
thực hiện. Nhà cung cấp phục vụ khí tượng thương mại phải có giấy phép của cơ
quan quản lý khí tượng cấp và phải đăng ký với các các cơ quan công thương
nghiệp.
Tổ chức phục vụ ở Trung Quốc phân cấp khá rõ. Cơ quan khí tượng ở các
cấp (tỉnh, địa khu, huyện) chịu trách nhiệm về công tác phục vụ ở địa phương
mình.
• Hồng Công
Cơ quan KTTV của Hồng Công là Đài quan sát Hồng Công. Hồng Công tuy là
một lãnh thổ tự trị nhưng số lượng trạm KTTV chỉ như một tỉnh của Việt Nam.

13
Các hoạt động phục vụ KTTV của Hồng Công có thể tham khảo cho phục vụ của
một Trung tâm KTTV tỉnh mặc dù phạm vi, qui mô lớn hơn và trình độ cũng cao
hơn.
Đài quan sát Hồng Công có hai loại phục vụ chính là: (i) Dự báo và cảnh
báo phục vụ công cộng, (ii) Dịch vụ tư vấn.
Các dự báo bao gồm bản tin thời tiết, cảnh báo bão, cảnh báo các hiện
tượng nguy hiểm khác, phục vụ người dùng riêng, trong đ
ó có chính quyền.
Trong dự báo phục vụ công cộng có dự báo và phục vụ khí tượng biển là lĩnh vực
có truyền thống từ lâu phục vụ cho các tàu bè, khai thác dầu, thể thao nước với
các bản tin dự báo và cảnh báo thời tiết trên biển.
Dịch vụ tư vấn về khí tượng cho các công trình của các ngành khác và của

tư nhân. Các dịch vụ này được thực hiện theo qui định của chính quyền. Các đối
tượng phục vụ có trách nhiệm giữ bản quyền với tư vấn do chính quyền chỉ định.
Đôi khi có công trình cần thu thập số liệu và tư vấn trong thời gian dài. Khi đó
lập một đội riêng và mời đối tác đến để thảo luận về phương pháp, trình tự và
giá cả. Ngoài ra còn có tư vấn đặc biệt cho các thuyền trưởng, các công ty để
phục vụ các cuộc đua thuyền và các hoạt động cứu hộ, c
ứu nạn.
Phục vụ thông tin khí hậu đáp ứng các yêu cầu hàng hải, hàng không, xây
dựng Các thông tin bao gồm số liệu bề mặt và trên cao. Đài quan sát Hồng
Công thường xuyên công bố các tổng quan số liệu khí tượng (ngày, tháng, năm)
và một số báo cáo khí hậu đặc biệt (có thu phí riêng), đồng thời giải đáp thời tiết
khí hậu qua điện thoại.
Có hơn 200 ấn phẩm cung cấp theo yêu cầu. Một số ấn phẩ
m khí hậu xuất
bản thường xuyên như: Tổng quan thời tiết tháng cung cấp các thông tin khí hậu
hàng tháng và mô tả điều kiện thời tiết hàng ngày và trong tháng với các bảng,
đồ thị, bản đồ thể hiện sự biến đổi theo không gian và thời gian của các yếu tố
khí tượng, các giá trị trung bình và cực trị, tổng kết các cơn bão trong tháng);
Niên giám thời tiết hàng năm mô tả thời tiết hàng tháng sau đó đưa ra các bả
ng
số liệu của các yếu tố khí tượng hàng tháng trong năm như khí áp, nhiệt độ
không khí (trung bình và tối cao, tối thấp), điểm sương, độ ẩm tương đối, lượng
mây, lượng mưa, tổng số giờ nắng, số giờ giảm tầm nhìn, bức xạ tổng cộng hàng
ngày, bốc hơi tổng cộng, hướng gió thịnh hành, tốc độ gió trung bình. Riêng
lượng mưa có đồ thị biể
u diễn và so sánh với chuẩn cho từng tháng.
Ngoài các ấn phẩm định kỳ còn phục vụ nhiều tư liệu khác như cung cấp các
bản đồ thời tiết, trả lời điện thoại, thông tin khí hậu theo yêu cầu riêng.
Các sản phẩm phục vụ khí tượng mang tính phổ biến như: Tổng kết thời tiết
hàng tháng hoặc Niên giám thời tiết của Hồng Công không quá phức tạp và là

những gợi ý tham kh
ảo rất tốt. Một Trung tâm KTTV tỉnh được trang bị đầy đủ có
thể làm được.
• Nhật Bản
Khi xem xét hoạt động phục vụ của Cơ quan khí tượng Nhật Bản có điểm
đáng chú ý là tổ chức của hệ thống phục vụ cũng có ba cấp tương tự như Việt
Nam là: trung ương, khu vực và tỉnh với 06 Đài khu vực và 47 Đài tỉnh. Các Đài
t
ỉnh cũng đồng thời quản lý một trạm quan trắc khí tượng có quan trắc viên,

×