Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

nghiên cứu trình độ tập luyện của vận động viên judo khiếm thị sau một năm tập luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 169 trang )


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ







BÁO CÁO NGHIỆM THU




Đề tài khoa học

NGHIÊN CỨU TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN CỦA
VẬN ĐỘNG VIÊN JUDO KHIẾM THỊ
SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN


CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: Th.S. LÝ ĐẠI NGHĨA




CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ

















THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 1 / 2009


II

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Trên cơ sở phân tích, tổng hợp lý luận và thực tiễn, đề tài "Nghiên cứu trình độ
tập luyện của vận động viên Judo khiếm thị sau 1 năm tập luyện" bước đầu nghiên
cứu xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện (về hình thái, kỹ thuật, thể
lực, y sinh học và tâm lý), từ đó đánh giá hiệu quả kế hoạch huấn luyện vận động viên
Judo khiếm thị thuộc chương trình mục tiêu Para Games giai đoạn 2007 - 2009 tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Với 3 nội dung nghiên cứu sau: (1) Xác định và ứng dụng
các test đánh giá trình độ tập luyện của VĐV Judo khiếm thị; (2) Nghiên cứu thực

trạng về trình độ tập luyện của các vận động viên Judo khiếm thị thuộc chương trình
mục tiêu Para Games 2009, và đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên Judo
khiếm thị qua các giai đoạn huấn luyện; và (3) Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ
tập luyện của vận động viên Judo khiếm thị qua các giai đoạn huấn luyện.
Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: tổng hợp và phân tích các tài
liệu có liên quan (trong và ngoài nước), phỏng vấn chuyên gia, kiểm tra sư phạm,
nhân trắc, y sinh học, kiểm tra tâm lý, thực nghiệm sư phạm và toán thống kê, đề tài
nghiên cứu trên 32 đối tượng là VĐV Judo khiếm thị.
Kết quả nghiên cứu:
1. Xác định các test đánh giá trình độ tập luyện của VĐV Judo khiếm thị, gồm
7 chỉ tiêu hình thái, 6 chỉ tiêu chức năng, 9 chỉ tiêu kỹ chiến thuật, 5 chỉ tiêu tố chất và
4 chỉ tiêu tâm lý.
2. Có sự tăng trưởng mang ý nghĩa thống kê về mặt hình thái, chức năng, kỹ
chiến thuật, tố chất và tâm lý của VĐV Judo khiếm thị qua các giai đoạn huấn luyện
và sau một năm tập luyện.
3. Xây dựng thang điểm đánh giá tổng hợp trình độ tập luyện của VĐV Judo
khiếm thị ở từng giai đoạn huấn luyện (giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi đấu và giai
đoạn chuyển tiếp).




III

SUMMARY OF RESEARCH CONTENT

RESEARCH ON PERFORMANCE EVALUATION OF BLIND JUDO ATHLETES
AFTER A-YEAR TRAINING
Judo for the blind has been developed rapidly and international competition
continues to gain popularity. In Viet Nam, Judo for the blind took shape and

developed in Ho Chi Minh City (2004). 2006, Vietnamese Blind Judo team got 1
silver medal in FESPIC Games, got 1 gold, 1 silver and 1 bzonze medal in Para
Games 2007 and joined in Paralympic Beijing 2008 with 1 athlete. Although there
were some researches focused on rehabilitation, growth and development of physical
and metal disability individuals, there was few research on blind athletes. The aims of
this study were to research on performance evaluation of blind Judo athletes after a-
year training. Purposive sampling included 32 blind athletes who were Vietnamese
national team members for Para Games 2009.
The instruments and test used in this study included:
- Martin type anthropometry to measure players' figure data.
- Inbody 720 Body Composition Analyzer, Biospace Co. Ltd. to measure
intracellular fluid, extracellular fluid, protein mass, mineral mass, fat mass, percent
body fat, weight, height and BMI.
- Monark 828 Ergometer (for Wingate and Astrand-Ryhming Tests) to
measure anaerobic peak power, relative peak power, anaerobic capacity and VO2max.
- 10-second Uchikomi test, 30-second Randori test, 1-minute Uchikomi test,
continuing attack test, kaeshi waza test, osaekomi waza test.
- Grip-hand power, back power, belly power, shoulder power.
- 3-S psychology survey to measure stability, mobilization and self control of
athletes.
The data was analyzed by using SPSS software, paired samples t-test, factor
analysis. Significant level was set at 0.05.
Results:
1. Found performance evaluation creteria of blind judo athletes included:
. 7 body figure and composition creteria.
. 6 physiological creteria.
. 9 technical creteria.
. 5 fitness creteria.
. 4 psychological creteria.
2. There was significant difference of some creteria between pre-test and

mid-test, pre-test and post-test (<.05).
3. Building the standard to evaluate performance of blind judo athletes.

IV

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC

Tóm tắt nội dung nghiên cứu (tiếng Việt) II

Tóm tắt nội dung nghiên cứu (tiếng Anh) III

Mục lục IV

Danh sách các chữ viết tắt VI

Danh mục các bảng biểu VII

Danh mục các biểu đồ, hình ảnh VIII


PHẦN MỞ ĐẦU

9


CHƯƠNG 1. Tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn

12


1.1. Khái niệm về trình độ tập luyện
12

1.2. Tổng quan về thể thao khuyết tật
18

1.2.1. Thể thao khuyết tật - một bộ phận của văn hóa 18

1.2.2. Lịch sử phát triển thể thao khuyết tật 19

1.3. Đặc điểm môn Judo
21

1.3.1. Khái lược lịch sử môn Judo 21

1.3.2 Đặc điểm thể lực môn Judo 22

1.4. Đặc điểm huấn luyện vận động cho người khiếm thị và
ứng dụng trong huấn luyện Judo
25

1.4.1. Đặc điểm, nhận thức của người khiếm thị và phương pháp
giáo dục người khiếm thị
25

1.4.2. Hệ thống kỹ thuật Judo và luật thi đấu cho người khiếm thị

29


1.4.3. Đặc điểm huấn luyện Judo cho người khiếm thị 36

1.5. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
44


CHƯƠNG 2. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu

50

2.1. Phương pháp
50

2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu có liên quan 50

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 50

2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm 50

2.1.4. Phương pháp nhân trắc 53

2.1.5. Phương pháp y sinh học 53

2.1.6. Phương pháp kiểm tra tâm lý 56

2.1.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 57

2.1.8. Phương pháp toán thống kê 57

2.2. Tổ chức nghiên cứu

57

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 57


V

2.2.2. Thời gian nghiên cứu 58

2.2.3. Địa điểm nghiên cứu 58



CHƯƠNG 3. Kết quả nghiên cứu


59

3.1. Nhiệm vụ 1: Xác định và ứng dụng các test đánh giá
trình độ tập luyện của VĐV Judo khiếm thị
59

3.1.1. Tổng hợp các test 59

3.1.2. Phỏng vấn các nhà chuyên môn về các chỉ tiêu thường
dùng trong thực tiễn
61

3.1.3. Kiểm nghiệm độ tin cậy các chỉ tiêu được chọn 63


3.2. Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu thực trạng trình độ tập luyện
và đánh giá trình độ tập luyện của VĐV Judo khiếm thị
qua các giai đoạn huấn luyện
64

3.2.1. Về hình thái 64

3.2.2. Về chức năng 69

3.2.3. Về kỹ chiến thuật 75

3.2.4. Về tố chất 82

3.2.5. Về tâm lý 87

3.3. Nhiệm vụ 3: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của
VĐV Judo khiếm thị qua các giai đoạn huấn luyện
90

3.3.1. Phân tích nhân tố xác định sự tương quan giữa các chỉ tiêu 90

3.3.2. Lập thang điểm đánh giá tổng hợp 100

3.3.3. Áp dụng thang điển đánh giá TĐTL của VĐV Judo khiếm
thị qua các giai đoạn huấn luyện
114

3.3.4. Kiểm nghiệm độ tin cậy của bảng điểm đánh giá TĐTL 118



Kết luận và khuyến nghị

121


TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
1. Kế hoạch huấn luyện năm.
2. KHHL Triệu Thị Nhỏi tham dự Paralympic Bắc Kinh
3. Biên bản Wingate Test
4. Biên bản Astrand-Ryhming Test
5. Biên bản kết quả Inbody 720
6. Bộ phiếu hỏi khảo sát tâm lý trực tuyến (Bảng gốc tiếng
Anh, bản dịch tiếng Việt và thang điểm đánh giá).






VI


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
KH-CN Khoa học - Công nghệ
NCKH Nghiên cứu khoa học
TDTT Thể dục Thể thao

TĐTL Trình độ tập luyện
TKCB Thời kỳ chuẩn bị
TKCT Thời kỳ chuyển tiếp
TKTĐ Thời kỳ thi đấu
HLV Huấn luyện viên
VĐV Vận động viên
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
BMI Body Mass Index - Chỉ số khối lượng cơ thể
VO2max Lượng hấp thụ Oxy tối đa















VII

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Hệ thống kỹ thuật Judo áp dụng huấn luyện cho người khiếm thị (so sánh với
hệ thống kỹ thuật chung).

31

Bảng 3.2.1.a. Bảng tổng hợp hình thái giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi đấu và sau 1
năm tập luyện của nhóm VĐV nữ (n=10)
65

Bảng 3.2.1.b. Bảng tổng hợp hình thái giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi đấu và sau 1
năm tập luyện của nhóm VĐV nam hạng cân 55kg (n=9)
66

Bảng 3.2.1.c. Bảng tổng hợp hình thái giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi đấu và sau 1
năm tập luyện của nhóm VĐV nam hạng cân 60kg (n=6)
67

Bảng 3.2.1.d. Bảng tổng hợp hình thái giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi đấu và sau 1
năm tập luyện của nhóm VĐV nam hạng cân trên 60kg (n=7)
68

Bảng 3.2.2.a. Bảng tổng hợp chức năng y sinh học giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi đấu
và sau 1 năm tập luyện của nhóm VĐV nữ (n=10)
70

Bảng 3.2.2.b. Bảng tổng hợp chức năng y sinh học giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi
đấu và sau 1 năm tập luyện của nhóm VĐV nam 55kg (n=9)
71

Bảng 3.2.2.c. Bảng tổng hợp chức năng y sinh học giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi đấu
và sau 1 năm tập luyện của nhóm VĐV nam 60kg (n=6)
72


Bảng 3.2.2.d. Bảng tổng hợp chức năng y sinh học giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi
đấu và sau 1 năm tập luyện của nhóm VĐV nam trên 60kg (n=7)
74

Bảng 3.2.3.a. Bảng tổng hợp kỹ chiến thuật giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi đấu và sau
1 năm tập luyện của nhóm VĐV nữ (n=10)
75

Bảng 3.2.3.b. Bảng tổng hợp kỹ chiến thuật giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi đấu và sau
1 năm tập luyện của nhóm VĐV nam hạng cân 55kg (n=9)
77

Bảng 3.2.3.c. Bảng tổng hợp kỹ chiến thuật giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi đấu và
sau 1 năm tập luyện của nhóm VĐV nam hạng cân 60kg (n=6)
79

Bảng 3.2.3.d. Bảng tổng hợp kỹ chiến thuật giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi đấu và sau
1 năm tập luyện của nhóm VĐV nam hạng cân trên 60kg (n=7)
81

Bảng 3.2.4.a. Bảng tổng hợp tố chất thể lực giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi đấu và
sau 1 năm tập luyện của nhóm VĐV nữ (n=10)
82

Bảng 3.2.4.b. Bảng tổng hợp tố chất thể lực giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi đấu và sau
1 năm tập luyện của nhóm VĐV nam hạng cân 55kg (n=9)
84

Bảng 3.2.4.c. Bảng tổng hợp tố chất thể lực giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi đấu và sau
1 năm tập luyện của nhóm VĐV nam hạng cân 60kg (n=6)

85

Bảng 3.2.4.d. Bảng tổng hợp tố chất thể lực giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi đấu và sau
1 năm tập luyện của nhóm VĐV nam hạng cân trên 60kg (n=7)
86

Bảng 3.2.5.a. Bảng tổng hợp số liệu tâm lý giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi đấu và sau
1 năm tập luyện của nhóm VĐV nữ (n=10)
87

Bảng 3.2.5.b. Bảng tổng hợp số liệu tâm lý giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi đấu và sau
1 năm tập luyện của nhóm VĐV nam hạng cân 55kg (n=9)
88


VIII

Bảng 3.2.5.c. Bảng tổng hợp số liệu tâm lý giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi đấu và sau
1 năm tập luyện của nhóm VĐV nam hạng cân 60kg (n=6)
89

Bảng 3.2.5.d. Bảng tổng hợp số liệu tâm lý giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi đấu và sau
1 năm tập luyện của nhóm VĐV nam hạng cân trên 60kg (n=7)
90

Bảng 3.3.1. Tổng hợp sự tương quan có ý nghĩa giữa các chỉ tiêu đánh giá TĐTL 91

Bảng 3.3.2. Thang điểm đánh giá TĐTL VĐV Judo khiếm thị nữ giai đoạn chuẩn bị 101

Bảng 3.3.3. Thang điểm đánh giá TĐTL VĐV Judo khiếm thị nữ giai đoạn thi đấu 102


Bảng 3.3.4. Thang điểm đánh giá TĐTL VĐV Judo khiếm thị nữ giai đoạn chuyển tiếp 103

Bảng 3.3.5. Thang điểm đánh giá TĐTL VĐV Judo khiếm thị nam 55kg giai đoạn
chuẩn bị
104

Bảng 3.3.6. Thang điểm đánh giá TĐTL VĐV Judo khiếm thị nam 55kg giai đoạn thi
đấu
105

Bảng 3.3.7. Thang điểm đánh giá TĐTL VĐV Judo khiếm thị nam 55kg giai đoạn
chuyển tiếp
106

Bảng 3.3.8. Thang điểm đánh giá TĐTL VĐV Judo khiếm thị nam 60kg giai đoạn
chuẩn bị
107

Bảng 3.3.9. Thang điểm đánh giá TĐTL VĐV Judo khiếm thị nam 60kg giai đoạn thi
đấu
108

Bảng 3.3.10. Thang điểm đánh giá TĐTL VĐV Judo khiếm thị nam 60kg giai đoạn
chuyển tiếp
109

Bảng 3.3.11. Thang điểm đánh giá TĐTL VĐV Judo khiếm thị nam trên 60kg giai
đoạn chuẩn bị
110


Bảng 3.3.12. Thang điểm đánh giá TĐTL VĐV Judo khiếm thị nam trên 60kg giai
đoạn thi đấu
111

Bảng 3.3.13. Thang điểm đánh giá TĐTL VĐV Judo khiếm thị nam trên 60kg giai
đoạn chuyển tiếp
112

Bảng 3.3.14. Thang điểm đánh giá tâm lý VĐV Judo khiếm thị giai đoạn chuẩn bị 113

Bảng 3.3.15. Thang điểm đánh giá tâm lý VĐV Judo khiếm thị giai đoạn thi đấu 113

Bảng 3.3.16. Thang điểm đánh giá tâm lý VĐV Judo khiếm thị giai đoạn chuyển tiếp 113

Bảng 3.4.1. Tổng điểm đánh giá TĐTL của VĐV ở giai đoạn chuẩn bị 115

Bảng 3.4.2. Tổng điểm đánh giá TĐTL của VĐV ở giai đoạn thi đấu 116

Bảng 3.4.3. Tổng điểm đánh giá TĐTL của VĐV ở giai đoạn chuyển tiếp 117

Bảng 3.4.4. Bảng phân loại TĐTL của VĐV Judo khiếm thị 118

Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra test và thành tích thi đấu năm 2008 120


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ trình độ học vấn của người phỏng vấn 62



IX

PHẦN MỞ ĐẦU

Các quốc gia trên thế giới đã sớm quan tâm đến các hoạt động thể
dục thể thao cho người khuyết tật. Các tổ chức quốc tế, châu lục về thể
thao cho người khuyết tật đã được thành lập với nhiệm vụ hướng dẫn, phát
triển phong trào tập luyện thể thao cho người khuyết tật, tổ chức các giải
thể thao người khuyết tật cấp khu vực, châu lục và thế giới. Thế vận hội thể
thao người khuyết tật (Paralympic), Đại hội thể thao người khuyết tật
Châu Á - Thái Bình Dương (FESPIC Games), Đại hội thể thao người
khuyết tật Đông Nam Á (Para Games) là những đấu trường đỉnh cao của
VĐV khuyết tật, là nơi họ có thể tham gia tranh tài, thể hiện giá trị và sức
sống mãnh liệt của người khuyết tật. Tại Việt Nam, phong trào thể thao
người khuyết tật phát triển mạnh mẽ trong những năm đầu thiên niên kỷ
mới, nhiều thanh thiếu niên khuyết tật tham gia tập luyện các môn Điền
kinh, Bơi lội, Đua xe lăn, Cử tạ, Bơi lội, Bóng đá, Cờ , trong số đó có
những vận động viên đã thi đấu đạt thành tích cao tại FESPIC Games,
Para Games.
Phong trào người khiếm thị tập luyện Judo hình thành và phát triển
đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2004. Đến nay, phong trào đã
phát triển mạnh mẽ thu hút nhiều người khiếm thị tham gia tập luyện ở các
cơ sở: Hội người mù Thành phố, Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình
Chiểu, Trung tâm nuôi hướng nghiệp và nuôi dạy trẻ khiếm thị Bừng Sáng,
Mái ấm trẻ khiếm thị Thiên Ân, Mái ấm trẻ khiếm thị Nhật Hồng, Trung
tâm giáo dục hướng nghiệp cho người khiếm thị - Chùa Kỳ Quang II. Một
số tỉnh bạn cũng từng bước xây dựng phong trào tập luyện Judo cho người
khiếm thị như: Đồng Nai, Cần Thơ, Hà Nội Năm 2005, Hội Võ thuật
người khiếm thị Thành phố được thành lập với nhiệm vụ xây dựng, hỗ trợ
phát triển phong trào, tổ chức các cuộc thi đấu thể thao đặc thù cho người


X

khiếm thị. Từ đó, hàng năm đã có các cuộc thi đấu đặc thù cho người
khiếm thị như: Hội thao người khiếm thị, Giải Vô địch Judo cá nhân và
đồng đội người khiếm thị, Giải Judo trẻ người khiếm thị. Đây là vận hội để
các vận động viên Judo khiếm thị tranh tài sau một thời gian tập luyện và
cũng là cơ sở để phát hiện những vận động viên Judo có năng khiếu để
huấn luyện nâng cao tham dự các giải quốc tế. Năm 2006, lần đầu tiên Judo
khiếm thị nước ta tham dự thi đấu chính thức tại FESPIC Games với
thành phần gồm 1 HLV và 2 VĐV, kết quả đạt 1 huy chương bạc (VĐV
Triệu Thị Nhỏi, 52kg) và 1 hạng tư (VĐV Trần Việt Hùng, 60kg). Với
thành tích ban đầu đó, năm 2007 Hội Võ thuật người khiếm thị Thành phố
với vai trò là một trung tâm đào tạo VĐV Judo khiếm thị của cả nước đã
xây dựng và triển khai thực hiện chương trình mục tiêu "Đào tạo VĐV
Judo khiếm thị hướng đến Para Games giai đoạn 2007 - 2009", mục tiêu
của chương trình này là đạt 2 - 3 huy chương vàng tại Para Games 2009.
Với sự phát triển của phong trào Judo khiếm thị hiện nay và định
hướng phát triển thành tích quốc tế ở những năm tiếp theo của Judo khiếm
thị Việt Nam. Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác đào tạo
chuyên biệt cho vận động viên Judo khiếm thị là rất cần thiết. Do đó, chúng
tôi chọn đề tài "Nghiên cứu trình độ tập luyện của vận động viên Judo khiếm
thị sau 1 năm tập luyện", đề tài nghiên cứu toàn diện về trình độ tập luyện
(hình thái, chức năng, tâm lý, tố chất, kỹ chiến thuật) đặc trưng của vận
động viên Judo khiếm thị được thực hiện như một tất yếu phù hợp với định
hướng phát triển của phong trào Judo khiếm thị hiện nay. Có thể nói, đây


đề tài khoa học đầu tiên nghiên cứu toàn diện về trình độ tập luyện của
vận động viên Judo khiếm thị. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trình

độ tập luyện chuyên biệt phù hợp với đặc điểm người khiếm thị trong môn
Judo. Về thực tiễn, kết quả của đề tài sẽ đánh giá thực trạng trình độ tập
luyện của vận động viên Judo khiếm thị thuộc chương trình đào tạo mục

XI

tiêu Para Games giai đoạn 2007 – 2009, từ đó giúp điều chỉnh kế hoạch
huấn luyện, nâng cao thành tích cho vận động viên. Bên cạnh đó, hệ thống
chỉ tiêu được nghiên cứu còn có thể áp dụng rộng rãi để đánh giá trình độ
tập luyện của tất cả người khiếm thị đang tham gia tập luyện Judo.
Mục tiêu của đề tài:
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp lý luận và thực tiễn, đề tài bước đầu
nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện (về hình
thái, kỹ thuật, thể lực, y sinh học và tâm lý), từ đó đánh giá hiệu quả kế
hoạch huấn luyện vận động viên Judo khiếm thị thuộc chương trình mục
tiêu Para Games giai đoạn 2007 - 2009 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, chúng tôi thực hiện 3 nội dung
nghiên cứu sau:
1. Xác định và ứng dụng các test đánh giá trình độ tập luyện của
VĐV Judo khiếm thị
2. Nghiên cứu thực trạng về trình độ tập luyện của các vận động viên
Judo khiếm thị thuộc chương trình mục tiêu Para Games 2009. Đánh giá
trình độ tập luyện về của vận động viên Judo khiếm thị qua các giai đoạn
huấn luyện.
3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của vận động
viên Judo khiếm thị qua các giai đoạn huấn luyện.







XII






CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Khái niệm về trình độ tập luyện:
Trong huấn luyện thể thao, việc đánh giá trình độ tập luyện của VĐV
theo độ tuổi, giới tính và môn thể thao chuyên sâu rất có ý nghĩa về mặt
thực tiễn và lý luận. Đối với VĐV cấp cao, việc đánh giá trình độ tập luyện
thường gắn với trạng thái sung sức trong các chu kỳ huấn luyện và thành
tích thi đấu, điều này giúp cho các HLV có những thông tin để đánh giá
hiệu quả của mỗi giai đoạn huấn luyện, từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung nội
dung, phương pháp huấn luyện trong chu kỳ huấn luyện tiếp theo. Đối với
VĐV trẻ thì việc đánh giá trình độ tập luyện chủ yếu nhằm mục đích xác
định khả năng tiềm tàng, trên cơ sở đó đưa ra dự báo về triển vọng của
VĐV (Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, 2000). Trình độ tập luyện đã được
nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu và đưa công bố các
khái niệm như sau:
- Theo tự điển TDTT Trung Quốc (1991): trình độ tập luyện là mức
đo khả năng thích nghi của cơ thể VĐV đối với vận động. Do ảnh hưởng
của lượng vận động trong tập luyện, tính thích nghi về mặt sinh học của cơ
thể cũng thay đổi, tức là nâng cao năng lực hoạt động chức năng của các tổ
chức, cơ quan, hệ thống và năng lực tiềm tàng của VĐV, cải thiện năng lực


XIII

điều tiết của hệ thống thần kinh trung ương đối với chức năng của các tổ
chức, cơ quan. Trong hoạt động TDTT được biểu hiện ở mức độ phát triển
tổng hợp về các mặt tố chất thể lực, kỹ thuật chiến thuật môn chính, trí tuệ
và tố chất tâm lý. Trình độ tập luyện càng cao thì năng lực thể thao càng
mạnh, thành tích thể thao càng tốt. Khi đánh giá trình độ tập luyện của
VĐV cần tổ chức kiểm tra chuyên môn và đánh giá theo các số liệu đã đo
đạc được so với các tài liệu có liên quan. Trình độ tập luyện là thước đo
đánh giá hiệu quả huấn luyện. Tìm hiểu trình độ tập luyện có tác dụng
quan trọng đối với việc khắc phục sự mù quáng, nâng cao tính tích cực tự
giác của VĐV, điều khiển quá trình huấn luyện 1 cách khoa học (Nguyễn
Thành Lâm, 2008).
- Aulic I. V. (1992) cho rằng trình độ tập luyện là năng lực tiềm tàng
của VĐV để đạt được những thành tích nhất định trong môn thể thao được
lựa chọn. Trình độ tập luyện chính là mức độ thích ứng của cơ thể đối với 1
nhiệm vụ cụ thể đạt được bằng con đường tập luyện.
- Theo Nôvicốp A. D. và Mátvêep L. P. (1980), “Khái niệm trình độ
tập luyện thường được gắn chủ yếu với những biến đổi thích ứng về mặt
sinh học (về chức năng và hình thái) xảy ra trong cơ thể VĐV dưới tác
dụng của các lượng vận động trong tập luyện và được biểu hiện ở sự nâng
cao năng lực hoạt động Trình độ tập luyện càng cao thì VĐV hoàn thành
1 hoạt động nhất định càng có hiệu quả và hoàn thiện hơn. Do đó, trình độ
tập luyện là thước đo mức thích ứng của cơ thể đối với 1 hoạt động cụ thể
đạt được qua tập luyện”.
- Theo Harre D. (1996), trình độ tập luyện của VĐV thể hiện ở sự
nâng cao năng lực thể thao nhờ ảnh hưởng của lượng vận động thi đấu và
các biện pháp bổ trợ khác.


XIV

- Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn (2000) đưa ra khái niệm: “Trình
độ tập luyện của VĐV đó là kết quả của việc tổng hợp giải quyết các nhiệm
vụ trong thực tiễn huấn luyện thể thao. Trình độ tập luyện thể hiện ở mức
độ nâng cao chức phận cơ thể, năng lực hoạt động chung và chuyên môn
của VĐV ở mức hoàn thiện các kỹ xảo thể thao phù hợp”.
- Theo Trịnh Trung Hiếu và Nguyễn Sỹ Hà (1994): Trình độ tập
luyện là trạng thái gắn liền với những biến đổi thích nghi của các đặc tính
sinh học trong cơ thể VĐV. Những biến đổ đó xác định mức độ, khả năng
của các hệ thống chức năng cơ thể.
- Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995) cho rằng: “Trình độ tập
luyện là mức độ thích nghi của cơ thể đối với hoạt động cụ thể nào đó, đạt
được bằng tập luyện đặc biệt. Trình độ tập luyện được xác định thông qua
các phương pháp sư phạm, tâm lý và y sinh học. Trình độ tập luyện là một
khái niệm tổng hợp, đặc trưng cho khả năng của toàn bộ cơ thể. Nguyên lý
cơ bản để xem xét trình độ tập luyện là nguyên tắc tổng hợp, nghĩa là phải
xem xét một cách toàn diện tất cả các mặt hoạt đ ộng của cơ thể: trạng thái
sức khỏe, trạng thái tâm lý, trình độ kỹ chiến thuật, trình độ thể lực… Biểu
hiện cao nhất của trình độ tập luyện là trạng thái sung sức thể thao, có thể
xác định thông qua các chỉ tiêu sinh lý nhất định”.
- Theo Nguyễn Ngọc Cừ, Dương Nghiệp Chí (2000): “Trình độ tập
luyện là phạm trù đa giá trị, có tính tương đối trừu tượng, tiềm ẩn, không
thể nhận biết ngay được bằng trực quan vì nò là tổng hòa những biến đổi
thích nghi của vô số các yếu tố thuộc các lĩnh vực khoa học y – sinh, sư
phạm và tâm lý diễn ra bên trong cơ thể của VĐV, thông qua quá trình
huấn luyện lâu dài,được biểu hiện ra bên ngoài bằng năng lực vận động và
thành tích thể thao. Trình độ tập luyện được coi là tiền đề, nền tảng cho sự
sáng tạo các thành tích thể thao. Nhưng không phải lúc nào trình độ tập
luyện tốt cũng được biểu hiện 1 cách vô điều kiện ra ngoài bằng thành tích


XV

thể thao cao bởi lẽ chúng ta không thể lường hết và cũng không thể điều
tiết được tất cả những yếu tố chi phối tiêu cực đối với các cuộc thi đấu thể
thao”.
- Bùi Huy Quang (trong luận án tiến sĩ, 1996) quan niệm: “Trình độ
tập luyện của VĐV là khả năng thích ứng ngày càng cao của VĐV, khả
năng này đạt được trong quá trình tập luyện và thi đấu, được biểu hiện
bằng sự phát triển tổng hợp những năng lực kỹ chiến thuật, tố chất thể lực
và tâm lý”.
- Theo Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn
(2002), trình độ tập luyện là 1 phức hợp gồm nhiều thành tố y – sinh, tâm
lý, kỹ chiến thuật, thể lực ngày càng được nâng cao nhờ ảnh hưởng trực
tiếp lâu dài của lượng vận động tập luyện và thi đấu cũnh như các liệu
pháp hỗ trợ ngoại sinh khác.
Khái niệm về quá trình biến đổi lâu dài của trình độ tập luyện luôn
luôn gắn liền với các phạm trù “phát triển” và “thích nghi”.
+ Phát triển là một quá trình những biến đổi trạng thái của tất cả các
thành tố tạo nên thực thể trong tự nhiên và xã hội diễn ra theo quy luật
nhất định. Sự biến đổi các thực thể đó có mối quan hệ tương hỗ về lượng và
chất, tính ngẫu nhiên,tính đa dạng của những biến đổi đó theo xu hướng
chung và tồn tại lâu dài. Sự phát triển trình độ tập luyện nhờ tác động lâu
dài của lượng vận động tạo nên những biến đổi về chức năng và cấu trúc
trong các cơ quan và các hệ thống cơ thể. Tuy nhiên mọi quá trình phát
triển đều mang tính tịnh tiến (bước một) thường gắn với các yếu tố có tính
chu kỳ. Do đó quá trình phát triển trình độ tập luyện được thực hiện không
theo đường vòng, không theo đường thẳng mà dường như theo đường xoáy
chôn ốc bao gồm cả các yếu tố đối lập nhau nghĩa là vừa có tính chu kỳ,


XVI

vừa có dạng tuyến tính (đường thẳng) trong quá trình phát triển của trình
độ tập luyện.
Nếu xem xét quá trình phát triển trình độ tập luyện ở tầm chu kỳ dài
hạn thông qua lăng kính “trạng thái sung sức thể thao”, thì càng cần phải
lưu ý tới tính chất xoáy chôn ốc của quá trình phát triển trình độ tập luyện.
Theo phạm vi một chu kỳ huấn luyện dài hạn, trạng thái của VĐV
thường thay đổi theo quy luật và theo từng giai đoạn: giai đoạn có trạng
thái sung sức thể thao (tương ứng với trình độ tập luyện cao) được thay
bằng giai đoạn tương đối ổn định và tiếp đến là giai đoạn suy giảm tạm thời
trạng thái sung sức thể thao. Ngoài ra mỗi chu kỳ mới, như thường lệ đều
có điểm khác so với chu kỳ trước đó ở chỗ sự phát triển trình độ tập luyện
ở mức độ cao hơn. Sự phát triển trình độ tập luyện theo từng giai đoạn và
mang tính chu kỳ, do vậy tính chất lặp lại là quy luật phổ biến và chung
nhất đối với bất kỳ quá trình phát triển trình độ tập luyện nào.
+ Thích nghi – thích ứng “thích ứng là sự biến đổi của các hệ thống
chức năng tâm lý và sinh lý trên 1 trình độ cao hơn,sự thích nghi với các
điều kiện chuyên môn bên ngoài. Sự thích nghi về sinh lý và tâm lý luôn
được coi là 1 quá trình thống nhất” (Harre D., 1996; Phan Hồng Minh,
2002).
Quá trình phát sinh giai đoạn thích nghi cũng gần giống như sự phát
triển trình độ tập luyện song giữa trình độ tập luyện và giai đoạn thích
nghi cũng có sự khác nhau. Trình độ tập luyện có trạng thái động, nó tạo
cơ sở để phát triển không ngừng các thành tích thể thao,trong khi đó giai
doạn thích nghi đánh dấu những kết quả đã đạt được của khả năng thích
nghi của cơ thể ở mức độ ổn định cụ thể nào đó và giai đoạn này chỉ nói lên
khả năng có thể nâng cao lượng vận động lên nữa.

XVII


Nếu xem xét những luận điểm cơ bản về lý thuyết phát triển trên cơ
sở lý thuyết thích nghi chúng ta nhận thấy rằng sự phát triển trình độ tập
luyện thực chất là chu kỳ của những phản ứng thích nghi.Như vậy,quá
trình thích nghi là 1 trong những mặt quan trọng của quá trình phát triển
trình độ tập luyện lâu dài. Trong mỗi chu kỳ phát triển trình độ tập
luyện có 1 giai đoạn thích ứng lâu dài với những biến đổi hình thái,chức
năng tương ứng trong các cơ quan và hệ thống cơ thể.Những biến đổi về
cấu trúc chịu sự tác động nhiều lần không thể diễn ra tức thời mà đòi hỏi 1
thời gian nhất định.
Sự biến đổi của trình độ tập luyện theo thời gian không diễn ra theo
1 lộ trình tuyến tính, ngay cả khi nâng lượng vận động tập luyện 1 cách hệ
thống,mà diễn ra có tính chất giai đoạn và thang bậc khác nhau. Bởi vậy
trong lý luận cũng như trong thực tiễn phải có những thông tin đầy đủ kịp
thời về sự biến động diễn ra trong quá trình tập luyện lâu dài của các biến
đổi về chức năng, hình thái và sinh hóa trong các cơ quan và hệ thống khác
nhau của cơ thể (Nguyễn Thế Truyền, 2001).
Từ những khái niệm và quan điểm của các nhà khoa học về trình độ
tập luyện, chúng tôi tổng hợp các quan điểm chính về trình độ tập luyện
như sau:
- Trình độ tập luyện bao gồm nhiều thành phần như: y-sinh, tâm lý,
trí tuệ, sư phạm, kỹ chiến thuật, thể lực, thành tích thi đấu. Trong đó chức
năng sinh học là nền tảng của trình độ tập luyện.
- Nghiên cứu trình độ tập luyện và nghiên cứu những biến đổi thích
nghi về hình thái và chức năng diễn ra trong cơ thể VĐV dưới tác động của
lượng vận động tập luyện và lượng vận động thi đấu.
- Trình độ tập luyện luôn luôn biến động trong quá trình tập luyện.

XVIII


- Thành tích thể thao được xem là yếu tố cơ bản và chung nhất của
trình độ tập luyện.
Trình độ tập luyện được phân loại gồm: trình độ tập luyện chung và
trình độ tập luyện chuyên môn.
- Trình độ tập luyện chung được biến đổi hợp lý dưới tác dụng củng
cố sức khỏe, nâng cao mức độ phát triển thể lực và các khả năng chức năng
của cơ quan, tổ chức cơ thể trong các hoạt động cơ bắp khác nhau.
- Trình độ tập luyện chuyên môn là kết quả hoàn thiện của một VĐV
trong hoạt động cụ thể được lựa chọn làm đối tượng chuyên môn hóa sâu.
Theo khái niệm về cấu trúc nhiều thành phần của trình độ tập luyện,
thành tích thể thao được xác định bằng cả một loạt yếu tố và có thể ghép
chúng vào một số nhóm. Chính vì vậy có thể nghiên cứu trình độ tập luyện
theo các giác độ khác nhau như: sư phạm, tâm lý, y học, xã hội.
- Ở giác độ sư phạm của trình độ tập luyện có trình độ kỹ thuật và
chiến thuật của VĐV.
- Ở giác độ tâm lý của trình độ tập luyện cần kể đến các trạng thái
tâm lý, các phẩm chất ý chí và đạo đức của VĐV.
- Ở giác độ y học của trình độ tập luyện người ta xem xét đến các chỉ
số hình thái sinh lý của cơ thể và tình trạng sức khỏe.
- Ở giác độ xã hội của trình độ tập luyện xác định ở vị trí của thể thao
và của VĐV trong xã hội, nó thể hiện ở điều kiện sống của VĐV, động cơ
và về những tính chất khác nhau của tính cách…
Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của VĐV cần lưu ý tới các
chỉ số chịu sự tác động của di truyền như: phản xạ vận động, test nhanh
mạnh như bật xa tại chỗ hay có đà, chạy 30m,l ực cơ tương đối, nhịp tim
tối đa, lượng oxy hấp thụ tối đa tương đối với trọng lượng cơ thể, hô hấp tế

XIX

bào, các chỉ số chuyển hóa yếm khí nhưng cũng cần quan tâm đến 1 số các

chỉ tiêu chịu ảnh hưởng của môi trường giáo dục, huấn luyện. Khi đánh giá
trình độ tập luyện của VĐV cấp cao trong huấn luyện chúng ta nhất định
phải định lượng được những thành tố tiềm tàng bên trong cơ thể đó là chỉ
tiêu y sinh gồm: hình thái, sinh lý, sinh hóa, sinh cơ đồng thời xác định
những thành tố biểu hiện bên ngoài gồm các chỉ số sư phạm về thể lực
chung, thể lực chuyên môn, kỹ chiến thuật và những phẩm chất tâm lý của
từng VĐV vào các thời điểm sung mãn nhất (trước các cuộc thi đấu quan
trọng) (Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn, 2002).
Tóm lại, trình độ tập luyện là phạm trù đa giá trị, đó sự tổng hòa
những biến đổi thích nghi và phát triển của nhiều yếu tố trong các lĩnh vực
y sinh học, khoa học sư phạm, tâm lý học, xã hội học thông qua huấn
luyện lâu dài và được biểu hiện thông qua năng lực vận động và thành tích
thể thao.

1.2. Tổng quan về thể thao khuyết tật:
1.2.1. Thể thao khuyết tật – một bộ phận của Văn hóa:
Văn hóa là thành tựu về vật chất và tinh thần của con người được cải
biến, nhân hóa và phát triển qua nhiều thế hệ. Văn hóa mang tính nhân
văn cao, con người là chủ thể chính để hình thành văn hóa, mà con người
cũng là những khách thể tác động và cải biến tích cực văn hóa.
Thể thao khuyết tật là một chuyên ngành hẹp của văn hóa thể chất
(hay thể dục thể thao) bao gồm các hoạt động văn hóa thể chất đặc thù phù
hợp cho người khuyết tật tham gia luyện tập. Thể thao khuyết tật bao gồm
các bài tập, phương pháp chuyên biệt dành cho các đối tượng khuyết tật
khác nhau như: cụt tay, cụt chân, bại não, bại liệt, câm, điếc, khiếm thị,
khuyết nội tạng…

XX

Thể thao khuyết tật là một bộ phận của văn hóa, mang tính nhân

văn, đạo đức và có bản chất xã hội cao. Thể thao khuyết tật có liên quan
chặt chẽ với các bộ phận khác của văn hóa, mà đặc biệt là văn hóa tinh
thần. Thật vậy, thể thao cho người khuyết tật không chỉ là các phương
pháp, phương tiện nâng cao sức khỏe, cải thiện thể chất cho người khuyết
tật, mà nó còn có tác dụng hết sức mạnh mẽ về mặt tinh thần, giúp người
khuyết tật tự tin hơn trong lao động, học tập, từ đó tự tin hội nhập vào các
hoạt động xã hội đời thường.
Theo đường lối, chủ trương của Đảng, thể thao khuyết tật Việt Nam
mang yếu tố dân chủ và nhân đạo cao. Thể thao khuyết tật Việt Nam thể
hiện tính công bằng, dân chủ và thể hiện rõ nét tính dân tộc (Lý Đại Nghĩa,
2006).
1.2.2. Lịch sử phát triển thể thao khuyết tật:
Sau chiến tranh thế giới thứ II, nhiều môn thể thao dành cho người
khuyết tật được hình thành và phát triển. Một số nhân tố có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến sự phát triển thể thao khuyết tật gồm:
- Sự phát triển nhanh chóng của y học đã tạo nhiều cơ hội sống sót
cho các chiến binh trong thế chiến.
- Sự gia tăng nhu cầu giải trí, sinh hoạt của hàng ngàn thương binh
trong cuộc chiến.
- Sự phát triển của chuyên khoa chấn thương cột sống.
Tháng 2 năm 1944, Giáo sư Sir Ludwig Guttman thành lập Trung
tâm chấn thương cột sống tại bệnh viện Stoke Mandeville ở Aylesbury,
Anh. Trong quá trình chữa trị cho các bệnh nhân ông thấy rằng thể thao
không chỉ là một liệu pháp hồi phục chức năng cho người bệnh mà còn
giúp họ đỡ buồn chán. Ông đã tổ chức Giải đua xe lăn đầu tiên dành cho
người liệt hai chi. Trong năm 1945, các giải bóng rổ, cầu lông, bắn cung,

XXI

bóng bàn dành cho người liệt hai chi trên xe lăn đã được tổ chức. Đại hội

thể thao trên xe lăn lần đầu tiên được tổ chức tại bệnh viên Stoke
Mandeville vào năm 1948 chỉ với 1 môn thi Bắn cung. Chỉ có 2 đội tham
dự gồm Stoke Mandeville và nhà mở Star & Garter. Năm sau đó, đã có 5
bệnh viện và nhà mở gửi đội tham dự Đại hội. Đến năm 1952, Đại hội trở
thành Đại hội quốc tế Stoke Mandeville (ISMG), khi Đội thương binh Hà
Lan đến Anh tham dự Đại hội.
Năm 1960 tại Rome, Thế vận hội Olympic người khuyết tật lần đầu
tiên được tổ chức thi đấu trên sân vận động Olympic. Kể từ đó, Thế vận
hội Olympic người khuyết tật được tổ chức 4 năm 1 lần. Năm 1984, chính
thức đổi tên thành Thế vận hội Paralympic cho đến ngày nay.
Tổ chức xã hội phi chính phủ quản lý phong trào thể thao khuyết tật
trên toàn thế giới là Ủy ban Paralympic quốc tế (IPC). Ngoài quản lý các
Ủy ban Paralympic các châu lục và các quốc gia, IPC có 7 Liên đoàn, Hội ,
tổ chức thể thao khuyết tật đặc thù cấp quốc tế gồm:
- Hội thể thao người khiếm thị quốc tế (IBSA).
- Liên đoàn xe lăn Stoke Mandeville quốc tế (ISMWF).
- Liên đoàn thể thao và giải trí người bại não quốc tế (CP-ISRA).
- Tổ chức thể thao người khuyết tật quốc tế (ISOD).
- Liên đoàn thể thao quốc tế dành cho người khuyết tật tinh thần
(INAS-FMH).
- Hội cưỡi ngựa quốc tế dành cho người khuyết tật (RDI).
- Ủy ban thể thao người điếc quốc tế (CISS).
Tại Việt Nam, Hiệp hội Paralympic Việt Nam là một tổ chức phi
chính phủ chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Hiệp hội thường xuyên tổ chức các Giải thể thao khuyết tật hàng năm và

XXII

Đại hội Thể thao người khuyết tật toàn quốc (4 năm / 1 lần). Hiện nay,
phong trào thể thao khuyết tật đã phát triển mạnh mẽ tại nhiều tỉnh, thành

trên cả nước với các môn thể thao như Đua xe lăn, Điền kinh, Cử tạ, Bơi
lội, Kéo co, Cờ… và Judo (Lý Đại Nghĩa, 2006).

1.3. Đặc điểm môn Judo:
1.3.1. Khái lược lịch sử môn Judo:
Judo còn được gọi là Nhu đạo được hình thành từ môn võ thuật
Jujutsu. Jujutsu là một trong những môn võ thuật đã được hình thành và
phát triển tại Nhật Bản trong suốt thời kỳ phong kiến. Jujutsu còn được
gọi là Taijutsu hay Yawara, là môn võ thuật với một hệ thống các kỹ thuật
đòn tấn công bao gồm ném, đấm, quật, siết, vặn, khống chế đối phương và
những kỹ thuật phòng thủ để tránh những đòn thế đó. Mặc dù Jujutsu
được biết đến từ rất sớm nhưng cho đến nửa sau thế kỷ 16, Jujutsu mới
được truyền bá một cách có hệ thống suốt thời kỳ Edo (1603 – 1868) và
được giảng dạy ở một số trường.
Jigoro Kano (1860 – 1938), khi còn trẻ ông đã theo học Jujutsu từ
nhiều võ sư xuất sắc. Tuy nhiên, mỗi vị võ sư lại thể hiện võ thuật của họ
dưới những dạng thức khác nhau và ông thường bị mất phương hướng. Sự
đa dạng của các trường phái của Jujutsu bên cạnh không có sự thống nhất
đã dẫn đến việc chưa ai có thể lĩnh hội được nguyên tắc chủ đạo phía sau
Jujutsu. Điều đó đã khiến ông tìm kiếm một nguyên tắc cơ bản trong
Jujutsu, đó là khi nào là lúc thích hợp để tấn công hay phản công đối
phương? Sau khi tìm hiểu một cách thấu đáo vấn đề, ông nhận ra một
nguyên tắc chung trên hết: “Sử dụng thật hiệu quả năng lượng tinh thần và
thể chất”. Cùng với nguyên tắc đó, ông nghiệm lại một lần nữa các kỹ thuật
đòn tấn công và phòng thủ mà ông đã được học, chỉ giữ lại những kỹ thuật

XXIII

nào có liên quan đến nguyên tắc ấy, loại bỏ những kỷ thuật không liên
quan và nghiên cứu hình thành những kỹ thuật mới áp dụng theo nguyên

tắc trên và ông gọi hệ thống kỹ thuật mới này là Judo.
Các thuật ngữ Jujutsu và Judo đều được viết bằng hai chữ Trung
Quốc. Chữ Ju trong cả hai thuật ngữ trên có nghĩa giống nhau là “nhẹ
nhàng” hoặc là “nhu”. Jutsu có nghĩa là “thuật”, “kỹ thuật”, và “do” có
nghĩa là “đạo” hay “con đường”. Jujutsu có thể được gọi là Nhu thuật và
Judo được gọi là Nhu đạo.
Năm 1882, ông Jigoro Kano đã lập ra Kodokan để dạy Judo. Chỉ
trong vài năm số lượng võ sinh tăng lên nhanh chóng. Họ đến từ mọi nơi
trên khắp đất nước Nhật Bản, nhiều người rời bỏ Jujutsu để sang học
Judo. Dần dần Judo đã thay thế Jujutsu ở Nhật Bản.
Thế vận hội Olympic 1964 được tổ chức tại Nhật Bản, lần đầu tiên
Judo được đưa vào nội dung thi đấu chính thức. Và cho đến nay Judo đã
trở thành một trong những môn thể thao được hàng triệu người trên thế
giới say mê và tập luyện (Kodokan, 1994).
1.3.2. Đặc điểm thể lực môn Judo:
Theo S.Cochran (chuyên gia sức mạnh và thể lực, thành viên của
Hiệp hội Sức mạnh và Thể lực Quốc gia Mỹ – NSCA – chuyên nghiên cứu
về các môn võ thuật) đã tổng kết các yêu cầu đặc thù của môn võ thuật
Judo có sức bền ưa khí, hiếm khí cao, sức mạnh và công suất cao, độ linh
hoạt trung bình (Nguyễn Quốc Tuấn, 2004). Qua đó chúng ta có thể thấy
rằng Judo là môn thể thao có yêu cầu khá cao về các tố chất thể lực, đòi hỏi
vận động viên Judo phải có khả năng cao về sức bền ưa khí, sức bền yếm
khí, sức mạnh và công suất (sức mạnh tối đa). Để hiểu rõ hơn về các đặc
điểm thể lực chuyên biệt của môn Judo, chúng tôi đi sâu phân tích từng tố
chất thể lực như sau:

XXIV

- Sức mạnh trong Judo:
Hiện nay, trong giai đoạn phát triển thể thao thành tích cao, tố chất

sức mạnh chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình tập luyện và
thi đấu. Không thể hiểu một cách đ ơn thuần rằng Judo là môn võ thuật “dĩ
nhu chế cương” , nếu hiểu như thế thì sức mạnh trong Judo chỉ giữ một vai
trò kém quan trọng, ngược lại trong thi đấu Judo, vận động viên phải sử
dụng sức mình để khống chế, kiểm soát các hoạt động của đối thủ để thực
hiện các kỹ thuật ném (Nage Waza) và các kỹ thuật khống chế dưới thảm
(Ne Waza). Sức mạnh trong thi đấu và tập luyện có liên quan chặt chẽ với
tốc độ chuyển động của cơ thể hay tốc độ ra đòn tấn công. Tốc độ di chuyển
và thực hiện kỹ thuật càng nhanh càng làm tăng thêm sức mạnh của người
tấn công. Sức mạnh là tố chất nền tảng của năng lực vận động trong môn
Judo. Trong huấn luyện cần chú ý tập trung vào sức mạnh tốc độ (phát
triển công suất) sức mạnh bền (bền cơ). Tuy nhiên, huấn luyện sức mạnh
phải kết hợp đồng thời với huấn luyện các tố chất thể lực khác và huấn
luyện kỹ thuật để phát triển đồng bộ trình độ tập luyện của vận động viên
(Lý Đại Nghĩa, 2006).
- Sức nhanh trong Judo:
Trong tập luyện và thi đấu Judo không chỉ huấn luyện sức nhanh
đơn thuần mà cần chú trọng vào sức mạnh tốc độ. Thật vậy, đây là một
trong những tố chất thể lực quan trọng quyết định sự thắng bại trong thi
đấu Judo. Trong quá trình huấn luyện vận động viên Judo để phát triển
sức nhanh cần phải giải quyết hai nhiệm vụ chính là nâng cao sức mạnh tốc
độ và rèn luyện khả năng phát huy sức mạnh lớn trong điều kiện vận động
nhanh.
Cần lưu ý khi tập luyện sức mạnh tốc độ trong Judo các động tác vào
đòn (Uchikomi) hay ném ngã (Randori) phải được thực hiện với biên độ

XXV

cực đại. Để phát triển sức mạnh tốc độ cần thiết phải áp dụng các bài huấn
luyện sức mạnh đơn thuần làm cơ sở để phát huy sức mạnh tối đa (Lý Đại

Nghĩa, 2006).
- Sức bền trong Judo:
Sức bền là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài
nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được. Sức bền luôn liên quan đến khái
niệm mệt mỏi nên có thể hiểu: “Sức bền là năng lực của cơ thể chóng lại
mệt mỏi trong một hoạt động nào đó”. Trong Judo, sức bền giúp vận động
viên hoạt động liên tục trong suốt trận đấu với cường độ vận động cao với
những thao tác kỹ thuật tấn công, phòng thủ chính xác. Đặc điểm sức bền
của môn Judo trong tập luyện và thi đấu là sức bền hỗn hợp (kết hợp sức
bền ưa khí và sức bền yếm khí). Một trận thi đấu Judo là các hoạt động
liên tục và luân phiên của các thao tác tấn công, phòng thủ và di chuyển.
Đặc điểm sức bền của môn Judo là sức bền hỗn hợp, do vậy trong quá trình
huấn luyện cần thiết phải nâng cao khả năng ưa khí và yếm khí.
+ Nâng cao khả năng ưa khí:
Khả năng ưa khí phục vụ cho các hoạt động kéo dài hơn 2 phút trong
thi đấu. Cần phát triển, nâng cao khả năng ưa khí nhằm đạt tốc độ hồi
phục nhanh nhất và hiệu quả nhất. Nâng cao khả năng ưa khí trong thi đấu
Judo là nâng cao khả năng hấp thụ oxy tối đa làm cho tuần hoàn và hô hấp
nhanh đạt mức hoạt động với hiệu suất cao. Các phương pháp chủ yếu để
nâng cao khả năng ưa khí là áp dụng các bài huấn luyện đồng đều và liên
tục, biến đổi và lặp lại.
+ Nâng cao khả năng yếm khí:
Khả năng yếm khí trong Judo gồm: yếm khí ATP-CP phục vụ cho
các hoạt động kéo dài tối đa 10 giây; và yếm khí glycolysis phục vụ cho các
hoạt động có thời gian hoạt động dưới 2 phút. Trong thi đấu, năng lượng

×