Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN: NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ NỮ TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC SAU 3 THÁNG TẬP LUYỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.22 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN
MÔN CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ NỮ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC
SAU 3 THÁNG TẬP LUYỆN
Người nghiên cứu:
VÕ VĂN XUÂN
Năm học: 2012 - 2013
1
MỤC LỤC
1. Tóm tắt Trang 2
2. Giới thiệu Trang 3
3. Phương pháp Trang 4
3.1. Khách thể nghiên cứu Trang 4
3.2.Thiết kế nghiên cứu Trang 4
3.3. Quy trình nghiên cứu Trang 5
3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu Trang 7
4. Phân tích dữ liệu và bàn luận Trang 7
5. Kết luận và khuyến nghị Trang 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 13
PHỤ LỤC Trang 14
PHIẾU ĐÁNH GIÁ Trang 20
DANH MỤC VIẾT TẮT
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT
Hội khỏe phù đổng HKPĐ
Huấn luyện viên HLV
Trung học phổ thông THPT
Thể lực chuyên môn TLCM


Vận động viên VĐV
2
Đề tài
NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN
MÔN CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ NỮ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC
SAU 3 THÁNG TẬP LUYỆN
1. Tóm tắt đề tài:
Bóng đá là môn thể thao được mọi người biết đến, ham thích và tập
luyện. Đã từ lâu bóng đá được xem là môn thể thao “Vua” bởi nó mang lại sự
hấp dẫn đối với mọi tầng lớp xã hội. Để khẳng định được là môn thể thao
được ưa chuộng, bóng đá phải không ngừng phát triển đi lên, đặc biệt là bóng
đá đỉnh cao.
Trên con đường phát triển, bóng đá đã qua nhiều giai đoạn phát triển về
chất và lượng để có một nền bóng đá hiện nay. Từ lối chơi bóng đá thuở sơ
khai với những hoạt động ngẫu hứng, tự phát đến thứ bóng đá có tổ chức chặt
chẽ trong chiến thuật, phong phú đa dạng và hoa mỹ trong kỹ thuật như ngày
nay.
Qua thực tế cho thấy, để phát triển và nâng cao chất lượng bóng đá
đỉnh cao, vấn đề trước tiên là phát triển bóng đá phong trào, đặc biệt là đối
với lứa tuổi đang còn ngồi trên ghế nhà trường, để các em VĐV phải có nền
tảng thể lực và kỹ thuật từ lúc nhỏ, dần bước trở thành tài năng thể thao sau
này.
Hằng năm, Hội Khỏe Phù Đổng vòng tỉnh được tổ chức trong đó có
môn bóng đá đã tạo được sân chơi lành mạnh. Qua đó, chúng ta có thể phát
triển thể lực, trí lực, phẩm chất, đạo đức cho các em. Từ đây các nhà chuyên
môn, những người làm công tác huấn luyện có thể phát hiện những VĐV có
năng khiếu và đào tạo bồi dưỡng để các em có thể chơi bóng đá đỉnh. Việc
3
nghiên cứu phát triển các tố chất thể lực và kỹ thuật, nhằm giúp cho công tác

huấn luyện có đủ cơ sở khoa học để nâng cao trình độ thể lực cho VĐV đang
là vấn đề mà các nhà chuyên môn hết sức quan tâm. Đặc biệt, những năm gần
đây thành tích bóng đá nữ của trường THPT Nguyễn Trung Trực – Hòa
Thành – Tây Ninh trong các kỳ HKPĐ vòng tỉnh gần đây luôn đạt thứ hạng
cao. Để được kết quả đó, chúng tôi luôn duy trì thời gian tập luyện để trình độ
thể lực các em đủ điều kiện thi đấu.
Từ nhận định thực tế và những suy nghĩ chính đáng về sự phát triển
phong trào bóng đá nhà trường, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đánh giá sự
phát triển thể lực chuyên môn của VĐV bóng đá nữ trường THPT Nguyễn
Trung Trực sau 3 tháng tập luyện.
Nghiên cứu được tiến hành trên một nhóm gồm 15 học sinh trường
THPT Nguyễn Trung Trực. Các em được tuyển chọn từ kết quả thi HKPĐ
vòng tỉnh và bổ sung những em có năng khiếu môn bóng đá
Kết quả kiểm tra ttest (phụ thuộc) cho thấy: p đều nhỏ hơn < 0,05
Tức là có sự khác biệt đối với điểm trung bình của lần kiểm tra trước và
sau tác động. Kết quả cho thấy sau 3 tháng tập luyện TLCM của các VĐV
tăng nhưng không lớn.
Nhìn chung, qua 3 tháng tập luyện TLCM của VĐV bóng đá nữ trường
THPT Nguyễn Trung Trực đều có sự phát triển.
2. Giới thiệu:
Trên thực tế giảng dạy và làm công tác huấn luyện cho thấy thể lực của
các VĐV nữ còn nhiều hạn chế, phần lớn học sinh chưa đạt được thể lực tốt.
Từ đó chúng tôi đã đúc kết kinh nghiệm, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến
việc thể lực các VĐV không đảm bảo trong quá trình thi đấu.
Giải pháp thay thế: Giáo viên huấn luyện theo chương trình, kế hoạch
đề ra. Từ đó chúng tôi có điều kiện quan sát, nghiên cứu cụ thể hơn và đánh
4
giá thể lực chuyên môn của VĐV sau 3 tháng huấn luyện.Vấn đề nghiên cứu
đánh giá thể lực của VĐV đã có nhiều đề tài nghiên cứu như:
- Nghiên cứu đánh giá về thể lực và kỹ thuật của VĐV đội câu lạc bộ

bóng đá Thành Phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện, Dương Văn
Hiền (2008).
- Nghiên cứu sự tăng trưởng về hình thái, thể lực, kỹ thuật cơ bản và sự
cải thiện về chức năng sinh lý của VĐV bóng đá trẻ tỉnh Đồng Nai lứa
tuổi 15 – 16 sau hai năm tập luyện, Nguyễn Xuân Thảo (2009).
Các đề tài này đều đề cập đến sự phát triển thể lực của VĐV sau một
thời gian tập luyện, với một chương trình huấn luyện phù hợp, kết quả được
ứng dụng trong thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu.
Vấn đề nghiên cứu: Qua quá trình huấn luyện 3 tháng thể lực chuyên
môn cho VĐV bóng đá nữ trường THPT Nguyễn Trung Trực có phát triển hay
không?
Giả thuyết khoa học: Sau quá trình huấn luyện 3 tháng, thể lực chuyên
môn của VĐV bóng đá nữ trường THPT Nguyễn Trung Trực có phát triển.
3. Phương pháp:
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Chúng tôi chọn một nhóm gồm 15 học sinh nữ khối 10, 11 của trường
THPT Nguyễn Trung Trực.
3.2. Thiết kế nghiên cứu:
Cho học sinh thực hiện hai lần kiểm tra trước huấn luyện và sau huấn
luyện. Hai lần kiểm tra này cách thức thực hiện như nhau. Do chọn thiết kế
kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm duy nhất nên chúng tôi đã sử
dụng phép kiểm chứng t - test (phụ thuộc) để kiểm chứng độ tăng trưởng sau
tác động.
5
3.3. Qui trình nghiên cứu:
Chuẩn bị nghiên cứu:
- Phát và thu phiếu phỏng vấn
- Lập chương trình huấn luyện
- Chuẩn bị sân bãi, dụng cụ đo lường
- Thu thập và xử lí dữ liệu

Phương pháp kiểm tra:
+ Bật xa tại chỗ (cm)
Mục đích: Dùng đánh giá sức mạnh bộc phát tổng hợp của các nhóm cơ
chi dưới và cơ lưng.
Dụng cụ sân bãi: Mặt sân phẳng có kẻ vạch xuất phát, thước dây dùng
để đo thành tích.
Quy cách kiểm tra và công nhận thành tích:
Sử dụng hố cát nhảy xa hoặc nền đất bằng phẳng để tránh gây chấn
thương cho các em.
Người thực hiện đứng 2 chân song song rộng bằng vai ngay sát sau
vạch, lấy đà thấp sâu tại chỗ rồi bật xa lao về trước, hai chân tiếp xúc đất,
thành tích được tính bằng cm từ vạch xuất phát đến điểm chạm đầu tiên của
gót chân với đất (đo theo đường thẳng). VĐV thực hiện 3 lần lấy thành tích
tốt nhất.
+ Chạy tốc độ 30m xuất phát cao (s)
Mục đích: Nhằm đánh giá sức nhanh của vận động viên, đánh giá khả
năng của cơ thể di chuyển với tốc độ nhanh nhất.
Sân bãi: Đường chạy thẳng, trên đường chạy kẻ vạch đích và vạch xuất
phát cách nhau 30m, sau vạch đích có khoảng trống ít nhất 10m để giảm tốc
độ sau khi về đích.
Quy cách kiểm tra và công nhận thành tích:
6
Thực hiên chạy xuất phát cao tại chỗ, VĐV đứng sát vạch xuất phát,
khi có hiệu lệnh “xuất phát” thì VĐV lao người gắng sức chạy thật nhanh về
đích.
Người kiểm tra đứng ngang vạch đích, bấm giờ khi VĐV xuất phát và
bấm giờ kết thúc khi chạm vạch đích. Thành tích chạy được xác định là giây
và được tính đến 1% giây.
+ Chạy xoay trở 6 x 5m (s)
Mục đích: Nhằm đánh giá sức nhanh và khéo léo của VĐV.

Sân bãi: Đường chạy có chiều dài 5m, bằng phẳng, chiều rộng khoảng
3m, kẻ vạch xuất phát và vạch đích (sau vạch suất phát và vạch đích có ít nhất
3m khoảng trống để tránh va chạm).
Quy cách kiểm tra và công nhận thành tích:
VĐV đứng sát vạch xuất phát tay chạm vạch xuất phát ở tư thế hạ thấp
trọng tâm. Khi có hiệu lệnh “xuất phát” thì VĐV chạy thật nhanh về vạch
đích cách vạch xuất phát 5m, tay chạm vào vạch đích. Sau đó chạy quanh về
chạm vào vạch xuất phát. Cứ như thế VĐV chạy liên tục 6 lần 5m. Người
kiểm tra đứng ngang vạch đích bấm giờ khi VĐV xuất phát và khi VĐV
chạm vạch đích lần cuối cùng. Thành tích chạy được xác định là giây và được
tính đến 1% giây.
+ Chạy 400m (s)
Mục đích: Đánh giá sức bền chuyên môn của VĐV
Dụng cụ, sân bãi: Dùng thước đo 400m vòng sân vận động, dùng cột
nhựa để đánh dấu đường chạy và các khúc quanh.
Quy cách kiểm tra và công nhận thành tích:
VĐV đứng ở vạch xuất phát, sau khi nghe còi bắt đầu chạy và người đo
bấm đồng hồ, tùy thể lực của từng em để có thể phân phối sức hợp lý và thực
hiện hết cự ly với khả năng cao nhất, thành tích tính bằng giây.
7
3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
*Tiến hành kiểm tra
Trước khi huấn luyện, chúng tôi tiến hành kiểm tra TLCM lần 1 thông
qua các chỉ tiêu đã được lựa chọn.
Sau một tuần, chúng tôi tiến hành kiểm tra TLCM lần 2 - Retest thông
qua các chỉ tiêu đã được lựa chọn để kiểm nghiệm độ tin cậy của test.
Sau 3 tháng huấn luyện theo kế hoạch đã đề ra, chúng tôi tiến hành
kiểm tra thể lực chuyên môn thông qua các chỉ tiêu đã được lựa chọn lần 3.
Sau khi thu thập đủ số liệu, chúng tôi đã tiến hành lập bảng thống kê và
tiến hành áp dụng các phương pháp kiểm chứng dữ liệu nhằm đánh giá chính

xác sự phát triển TLCM của VĐV sau 3 tháng tập luyện.
4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả:
4.1. Nghiên cứu lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá thể lực chuyên
môn của VĐV bóng đá nữ trường THPT Nguyễn Trung Trực.
4.1.1. Lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá.
Thực tế cho thấy, để đạt được hiệu quả cao trong quá trình huấn luyện
cũng như thi đấu môn bóng đá, thì một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng và
cần thiết là việc trang bị cho VĐV một nền tảng thể lực thật tốt. Vì thế, việc
sử dụng các chỉ tiêu đánh giá TLCM cho VĐV là cần thiết và quan trọng.
Qua tham khảo, tổng hợp nhiều tài liệu cũng như quan sát nhiều trong
quá trình huấn luyện, đề tài đã chọn ra được 10 chỉ tiêu để đưa vào khảo sát
tiếp theo. Các chỉ tiêu đó là:
+ Bật xa tại chỗ (cm)
+ Bật cao tại chỗ (cm)
+ Chạy 20m xuất phát cao (s)
+ Chạy 30 m xuất phát cao (s)
+ Chạy 60 m xuất phát cao (s)
8
+ Chạy xoay trở 6 x 5m (s)
+ Chạy 5 x 30m (s)
+ Chạy 400m (s)
+ Chạy 2000m (s)
+ Chạy cooper (chạy 12 phút) (m)
Căn cứ vào tình hình thực tế về cơ sở vật chất phục vụ cho TDTT của
trường hiện nay. Đồng thời, khách thể nghiên cứu là các em học sinh, chế độ
dinh dưỡng phụ thuộc vào hoàn cảnh từng địa phương, từng gia đình và năng
lực sức khỏe của các em chưa được kiểm tra y tế, nên khi lựa chọn các chỉ
tiêu thể lực phải hạn chế lượng vận động để các em có thể đáp ứng được. Từ
đó đưa ra các chỉ tiêu đánh giá phù hợp, sau đó lập phiếu phỏng vấn các HLV,
các thầy làm công tác huấn luyện bóng đá ở các trường THPT trong tỉnh (phụ

lục 1). Qua 35 phiếu phát ra, thu về được 35 phiếu, kết quả được tổng hợp ở
phụ lục 1.
Qua đó cho thấy các chỉ tiêu được đề nghị trong phiếu phỏng vấn có sử
dụng trong thực tế của công tác huấn luyện bóng đá trong các trường THPT
nhằm đánh giá thể lực chuyên môn của VĐV. Bằng phương pháp toán học tính
tỷ lệ % từng chỉ tiêu về mức độ sử dụng, chúng tôi chọn các chỉ tiêu có tổng số
phiếu trả lời ở hai mức thường xuyên sử dụng và ít sử dụng đạt trên 75% bao
gồm:
Các chỉ tiêu đánh giá thể lực chuyên môn:
- Bật xa tại chỗ (cm) (100%)
- Chạy 30m xuất phát cao (s) (86%)
- Chạy xoay trở 6 x 5m (s) (89%)
- Chạy 400m (s) (86%)
Tuy nhiên để đảm bảo tính khách quan, cũng nhằm tránh sai sót của
bản thân (theo chủ quan) khi chọn các chỉ tiêu, ở mỗi phiếu phỏng vấn chúng
9
tôi có thêm phần trống cho các HLV, các nhà chuyên môn có thể bổ sung các
test mà họ cho là cần thiết khi đánh giá thể lực chuyên VĐV bóng đá nữ trong
các trường THPT. Kết quả không có phiếu nào bổ sung thêm ý kiến.
4.1.2. Kiểm nghiệm độ tin cậy của test
Độ tin cậy của test là mức độ phù hợp giữa kết quả các lần lập test trên
cùng một đối tượng thực nghiệm trong cùng một điều kiện.
Việc kiểm nghiệm được tiến hành trên 15 VĐV bóng đá nữ trường
THPT Nguyễn Trung Trực. Tiến hành kiểm tra hai lần: lần 1 (đầu giai đoạn
huấn luyện), lần 2 - Retest (sau 7 ngày), các điều kiện và thứ tự quy trình
kiểm tra giữa hai lần là như nhau. Để kiểm tra độ tin cậy của test, chúng tôi
tiến hành tính hệ số tương quan (r) của từng test giữa kết quả kiểm tra lần 1 và
lần 2 (phụ lục 3).
- Nếu hệ số tương quan r > 0.7, p < 0.05 thì test có đủ độ tin cậy để sử
dụng.

Bảng: Kết quả kiểm nghiệm độ tin cậy các chỉ tiêu TLCM.
CHỈ TIÊU
LẦN 1 LẦN 2
Sx Sx
1. Bật xa tại chỗ (cm) 182.87 17.39 182.87 15.89 0.99 < 0.001
2. Chạy 30m xuất phát cao (s) 5.47 0.28 5.47 0.30 0.96 < 0.001
3. Chạy xoay trở 6 x 5m (s) 10.46 0.65 10.43 0.70 0.92 < 0.001
4. Chạy 400m (s) 96.07 6.83 96.40 6.43 0.89
< 0.001
Bảng trên cho thấy hệ số tin cậy giữa hai lần kiểm tra đều có (r > 0.7 và
p < 0.001). Điều này cho thấy hệ thống các test trên điều có mối tương quan
chặt chẽ với nhau, đủ độ tin cậy và có tính khả thi để đánh giá TLCM cho các
VĐV bóng đá trường THPT Nguyễn Trung Trực.
10
X
X
Qua các bước tổng hợp tài liệu, phỏng vấn và kiểm tra độ tin cậy, đề tài
đã xác định được các chỉ tiêu đánh giá TLCM cho các VĐV bóng đá trường
THPT Nguyễn Trung Trực như sau:
- Bật xa tại chỗ (cm)
- Chạy 30m xuất phát cao (s)
- Chạy xoay trở 6 x 5m (s)
- Chạy 400m (s)
4.2. Đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn của các VĐV bóng đá nữ
trường THPT Nguyễn Trung Trực sau 3 tháng tập luyện.
Để đánh giá trình độ TLCM của các VĐV bóng đá nữ trường THPT
Nguyễn Trung Trực sau 3 tháng tập luyện, chúng tôi tiến hành kiểm tra
trên 15 khách thể nghiên cứu lần 1 vào tháng 12/2012. Và sau 3 tháng tập
luyện theo kế hoạch chúng tôi tiến hành kiểm tra lần 3 vào tháng 3/2013
(phụ lục 3).

Tổng hợp kết quả qua hai lần kiểm tra được tính đề tài tiến hành đánh
giá sự phát triển về TLCM của khách thể nghiên cứu. Đề tài đã sử dụng các
phép đo: tính giá trị trung bình; t-test ( phụ thuộc); tính độ lệch chuẩn; mức độ
ảnh hưởng. Cụ thể như sau:
Bật xa Chạy 30m Chạy xoay trở Chạy 400m
Trung bình cộng 2.933333 2 2.666666 2.333333
Độ lệch chuẩn 1.533747 1.414213 1.676163 1.397276
Giá trị p của ttest 0.000001 0.006265 0.004281 0.027034
(SMD) 0.521598 0.565685 0.238640 0.286271
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, sau kiểm chứng chênh lệch điểm
trung bình bằng ttest cho kết quả của từng test như sau:
Bật xa: p
điểm kiểm tra
= 0,000001, chạy 30m p
điểm kiểm tra
= 0,006265, chạy
xoay trở p
điểm kiểm tra
= 0,004281, chạy 400m p
điểm kiểm tra
= 0,027034 cho thấy: sự
chênh lệch kết quả điểm trung bình kiểm tra trước tác động và sau tác động rất
11
có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình kiểm tra sau tác động
cao hơn điểm trung bình kiểm tra trước tác động là không ngẫu nhiên mà do
kết quả của tác động mang lại.
Bên cạnh đó, theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình
chuẩn SMD của điểm kiểm tra: bật xa là 0.521598, chạy 30m là 0.565685 cho
thấy mức độ ảnh hưởng của quá trình huấn luyện ở mức trung bình (0.5 –
0.79). Trong khi đó, test chạy xoay trở là 0.238640, chạy 400m là 0.286271

cho thấy mức độ ảnh hưởng của quá trình huấn luyện mức nhỏ.
Vậy: giả thuyết của đề tài “Sau quá trình huấn luyện 3 tháng, thể lực
chuyên môn của VĐV bóng đá nữ trường THPT Nguyễn Trung Trực có
phát triển” đã được kiểm chứng.
Biểu đồ: Điểm kiểm tra trước và sau huấn luyện:
5. Kết luận và khuyến nghị:
5.1 Kết luận:
Từ kết quả nghiên cứu thông qua tổng hợp các tài liệu có liên quan,
phỏng vấn các HLV, giáo viên, xác định độ tin cậy của test đề tài đã xác định
12
được 4 chỉ tiêu để đánh TLCM cho VĐV bóng đá nữ trường THPT Nguyễn
Trung Trực như sau:
- Bật xa tại chỗ (cm)
- Chạy 30m xuất phát cao (s)
- Chạy xoay trở 6 x 5m (s)
- Chạy 400m (s)
Sau 3 tháng tập luyện TLCM của các VĐV bóng đá nữ trường THPT
Nguyễn Trung Trực có sự phát triển nhưng không lớn.
5.2 Khuyến nghị:
- Đối với giáo viên: Nên nghiên cứu kỹ nhiều bài tập hợp lý hơn, gần
gũi thực tế hơn, những bài tập phù hợp với những đối tượng học sinh, khi
hướng dẫn tập luyện tùy tường đối tượng mà chọn những bài tập hợp lý phù
hợp với khả năng, năng lực của các em nhằm nâng cao thể lực cho các em.
- Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng những đồng nghiệp quan
tâm, chia sẻ, đóng góp ý kiến để đề tài hoàn chỉnh hơn.
- Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu với số lượng lớn hơn để kết quả
nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn.
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thiết Can, “Phát hiện tuyển chọn đào tạo bồi dưỡng năng khiếu và tài

năng”, Tài liệu bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận huấn luyện thể thao
toàn quốc năm 2007”, Ủy Ban TDTT, Vụ TTTT Cao.
2. Bộ GD ĐT. Dự án Việt- Bỉ. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Nhà
xuất bản ĐHQG Hà Nội
3. Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2004), Đề tài khoa học cấp nhà nước,
“Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nâng cao trình độ tập luyện thi đấu của
bóng đá trẻ” (tuổi mẫu giáo tới 18 tuổi), Viện khoa học TDTT, Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Cừ - Nguyễn Kim Minh (1999), “Các phương pháp Y sinh
học kiểm tra đánh giá lượng vận động của bài tập”, Tài liệu bồi dưỡng
nghiệp vụ HLV các môn thể thao (tập 1,2), Viện khoa học TDTT, Hà Nội.
5. Lê Văn Lẫm (2007), “Đo lường TDTT”, NXB TDTT, Hà Nội.
6. Piagie.G (1990), “Các tố chất thể lực của VĐV”, Nguyễn Trinh dịch,
NXB TDTT, Hà Nội.
7. Võ Đức Phùng (1999) cùng với các cộng sự, “Bước đầu nghiên cứu đánh
giá trình độ tập luyện và dự báo triển vọng của VĐV bóng đá U17 quốc
gia I Nhổn – Hà Nội”.
8. Nguyễn Thiệt Tình (1995), “Huấn luyện bóng đá thiếu niên”, Tài liệu
giảng dạy trường Đại học TDTT II.
9. Phạm Ngọc Viễn – Phạm Quang – Trần Quốc Tuấn – Nguyễn Minh Ngọc
(2004), “Chương trình huấn luyện bóng đá trẻ 11 – 18 tuổi”, NXB TDTT,
Hà Nội.
10. Đỗ Vĩnh - Huỳnh Trọng Khải (2008), “Thống kê học trong Thể dục Thể
thao”, NXB TDTT.
14
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
SỞ GD&ĐT TÂY NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
PHIẾU PHỎNG VẤN
Kính chào các bạn đồng nghiệp!

Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển
thể lực chuyên môn của vận động viên bóng đá nữ trường THPT Nguyễn
Trung Trực sau 3 tháng tập luyện”.
Kính mong các bạn đồng nghiệp vui lòng trả lời những câu hỏi trong
phiếu phỏng vấn này của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng với những kinh
nghiệm, sự hiểu biết của bạn đồng nghiêp sẽ là những thông tin bổ ích trong
việc thực hiện đề tài trên.
Xin các bạn đồng nghiêp hãy cho biết ý kiến của mình và đánh dấu (X)
vào ô trống cho biết những chỉ tiêu nào thường được sử dụng, ít sử dụng và
không sử dụng để đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của vận động viên
bóng đá nữ trong trường THPT hiện nay.
TT Chỉ tiêu
Mức độ sử dụng
Thường
xuyên sử
dụng
Ít sử
dụng
Không
sử dụng
1 Bật xa tại chỗ (cm)

2 Bật cao tại chỗ (cm)

3 Chạy 20 m xuất phát cao (s)

4 Chạy 30 m xuất phát cao (s)

5 Chạy 60m xuất phát cao (s)


6 Chạy xoay trở 6 x 5 m (s)

7 Chạy 5 x 30m (s)

8 Chạy 400m (s)

9 Chạy 2000m (s)

10 Chạy cooper (chạy 12 phút) (m)

15
Để góp phần làm phong phú và đầy đủ các chỉ tiêu đánh giá trình độ
thể lực chuyên môn cho VĐV bóng đá nữ THPT, theo các bạn đồng nghiệp
cần bổ sung thêm những chỉ tiêu:
1…………………………………………………………………………
2…………………………………………………………………………
3…………………………………………………………………………
4…………………………………………………………………………
5…………………………………………………………………………
Người được phỏng vấn
(Ký và ghi rõ họ tên)
16
TT TEST Mức độ sử dụng
Thường
xuyên sử
dụng
Ít sử
dụng
Không sử
dụng

Đồng
ý
%
Đồng
ý
%
Đồng
ý
%
Thể lực chuyên môn
1 Bật xa tại chỗ (cm) 31 89 4 11 0 0
2 Bật cao tại chỗ (cm) 11 31 10 29 14 40
3 Chạy 20 m xuất phát cao (s) 7 20 19 54 9 26
4 Chạy 30 m xuất phát cao (s) 27 77 3 9 5 14
5 Chạy 60m xuất phát cao (s) 12 34 7 20 16 46
6 Chạy 5 x 30 m (s) 10 29 13 37 12 34
7 Chạy xoay trở 6 x 5m (s) 29 83 2 6 4 11
8 Chạy 400m (s) 25 72 5 14 5 14
9 Chạy 2000m (s) 16 45 3 10 16 45
10 Chạy cooper (chạy 12 phút) (m) 12 34 4 11 19 55

17
PHỤ LỤC 2
KẾ HOẠCH
HUẤN LUYỆN BÓNG ĐÁ NỮ TRƯỜNG
THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC
Bảng 1: Thời gian huấn luyện.
Nội dung
Số tuần HL
trong 3 tháng

(12/2012-
02/2013)
Số buổi HL
trong tuần
Thời gian HL
trong ngày
(phút)
Số trận thi đấu
(tuần cuối mỗi
tháng)
(trận)
Thời gian 12 tuần
3 buổi
(thứ 3, 5, 7)
90 phút
(15h30’-17h)
3 - 4
Bảng 2: Phân bố thời gian cho các nội dung huấn luyện.
Nội
dung
Huấn luyện
kỹ thuật
Huấn
luyện
chiến
thuật
Huấn
luyện sức
nhanh
Huấn

luyện sức
bền
Huấn
luyện sức
mạnh
Huấn
luyện
khéo léo,
linh hoạt
Thời
lượng
45% 5 % 10 % 7 % 8 % 25 %
18
PHỤ LỤC 3
BẢNG ĐIỂM
NỘI DUNG: BẬT XA
STT Họ và tên
Trước tác động Sau tác động
K.quả
(m)
Điểm
Xếp
loại
K.quả
(m)
Điểm
Xếp
loại
1
Huỳnh Mỹ Duyên

191 4 Khá 207 5 Tốt
2
Phạm Thị Thùy Dương
201 5 Tốt 215 5 Tốt
3
Lê Thị Hồng Gấm
173 2 Yếu 182 3 TB
4
Nguyễn Thị Ngọc Giàu
165 1 Kém 179 2 Yếu
5
Hồ Thị Ngọc Hân
195 4 Khá 211 5 Tốt
6
Vương Ngọc Ngọc
167 1 Kém 178 2 Yếu
7
Trần Thị Cẩm Thi
202 5 Tốt 210 5 Tốt
8
Nguyễn Kiều Thi
197 4 Khá 207 5 Tốt
9
Đặng Thị Kim Phượng
146 1 Kém 161 1 Kém
10
Nguyễn Hoảng Duyên
199 4 Khá 211 5 Tốt
11
Phạm Thị Ngọc Hân

178 2 Yếu 185 3 TB
12
Võ Mỹ Ngọc
161 1 Kém 178 2 Yếu
13
Phạm Thị Tố Quyên
192 4 Khá 203 5 Tốt
14
Nguyễn Thị Diễm Thúy
178 2 Yếu 187 3 TB
15
Trần Thị Thanh Trúc
198 4 Khá 205 5 Tốt
BẢNG ĐIỂM
NỘI DUNG: CHẠY 30m
STT Họ và tên
Trước tác động Sau tác động
K.quả
(s)
Điểm
Xếp
loại
K.quả (s) Điểm
Xếp
loại
1
Huỳnh Mỹ Duyên
5.02 5 Tốt 4.88 5 Tốt
2
Phạm Thị Thùy Dương

5.12 4 Khá 4.97 5 Tốt
3
Lê Thị Hồng Gấm
5.57 1 Kém 5.37 2 Yếu
4
Nguyễn Thị Ngọc Giàu
5.66 1 Kém 5.42 1 Kém
5
Hồ Thị Ngọc Hân
5.32 2 Yếu 5.13 4 Khá
6
Vương Ngọc Ngọc
5.78 1 Kém 5.56 1 Kém
7
Trần Thị Cẩm Thi
5.28 3 TB 5.32 2 Yếu
8
Nguyễn Kiều Thi
5.17 4 Khá 5.02 5 Tốt
9
Đặng Thị Kim Phượng
6.03 1 Kém 5.88 1 Kém
10
Nguyễn Hoảng Duyên
5.43 1 Kém 5.17 4 Khá
11
Phạm Thị Ngọc Hân
5.68 1 Kém 5.37 2 Yếu
12
Võ Mỹ Ngọc

5.82 1 Kém 5.57 1 Kém
13
Phạm Thị Tố Quyên
5.28 3 TB 5.09 5 Tốt
14
Nguyễn Thị Diễm Thúy
5.45 1 Kém 5.28 3 TB
15
Trần Thị Thanh Trúc
5.5 1 Kém 5.58 1 Kém
19
BẢNG ĐIỂM
NỘI DUNG: CHẠY XOAY TRỞ 6X5m
STT Họ và tên
Trước tác động Sau tác động
K.quả (s) Điểm
Xếp
loại
K.quả
(s)
Điểm
Xếp loại
1
Huỳnh Mỹ Duyên
10.95 1 Kém 10.78 1 Kém
2
Phạm Thị Thùy Dương
10.15 4 Khá 9.97 5 Tốt
3
Lê Thị Hồng Gấm

10.56 2 Yếu 10.47 2 Yếu
4
Nguyễn Thị Ngọc Giàu
10.11 4 Khá 9.86 5 Tốt
5
Hồ Thị Ngọc Hân
9.75 5 Tốt 9.67 5 Tốt
6
Vương Ngọc Ngọc
10.94 1 Kém 10.56 2 Yếu
7
Trần Thị Cẩm Thi
9.87 5 Tốt 9.79 5 Tốt
8
Nguyễn Kiều Thi
9.15 5 Tốt 9.21 5 Tốt
9
Đặng Thị Kim Phượng
11.52 1 Kém 11.35 1 Kém
10
Nguyễn Hoảng Duyên
10.07 4 Khá 9.87 5 Tốt
11
Phạm Thị Ngọc Hân
10.97 1 Kém 10.65 1 Kém
12
Võ Mỹ Ngọc
11.49 1 Kém 11.43 1 Kém
13
Phạm Thị Tố Quyên

10.28 3 TB 10.12 4 Khá
14
Nguyễn Thị Diễm Thúy
10.63 1 Kém 10.65 1 Kém
15
Trần Thị Thanh Trúc
10.5 2 Yếu 10.32 3 TB
BẢNG ĐIỂM
NỘI DUNG: CHẠY 400m
STT Họ và tên
Trước tác động Sau tác động
K.quả (s) Điểm
Xếp
loại
K.quả
(s)
Điểm
Xếp loại
1
Huỳnh Mỹ Duyên
86 4 Khá 89 4 Khá
2
Phạm Thị Thùy Dương
86 4 Khá 83 5 Tốt
3
Lê Thị Hồng Gấm
97 2 Yếu 94 3 TB
4
Nguyễn Thị Ngọc Giàu
104 1 Kém 102 1 Kém

5
Hồ Thị Ngọc Hân
101 1 Kém 97 2 Yếu
6
Vương Ngọc Ngọc
97 2 Yếu 94 3 TB
7
Trần Thị Cẩm Thi
89 4 Khá 91 3 TB
8
Nguyễn Kiều Thi
94 3 TB 91 3 TB
9
Đặng Thị Kim Phượng
106 1 Kém 101 1 Kém
10
Nguyễn Hoảng Duyên
101 1 Kém 98 2 Yếu
11
Phạm Thị Ngọc Hân
99 2 Yếu 96 2 Yếu
12
Võ Mỹ Ngọc
101 1 Kém 98 2 Yếu
13
Phạm Thị Tố Quyên
101 1 Kém 96 2 Yếu
14
Nguyễn Thị Diễm Thúy
94 3 TB 89 4 Khá

15
Trần Thị Thanh Trúc
85 5 Tốt 87 4 Khá
20
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cấp trường
1. Tên đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển thể lực chuyên môn của vận động viên
bóng đá nữ trường THPT Nguyễn Trung Trực”.
2. Người tham gia thực hiện:
− Võ Văn Xuân: Giáo viên Tổ Lý - Thể dục trường THPT Nguyễn Trung
Trực.
3. Họ tên người đánh giá:

Đơn vị công tác: trường THPT Nguyễn Trung Trực

Đơn vị công tác: trường THPT Nguyễn Trung Trực
4. Ngày họp:
5. Địa điểm họp:
6. Ý kiến đánh giá:
Tiêu chí đánh giá
Điểm
tối đa
Điểm
đánh
giá
Nhận xét
1. Tên đề tài:
− Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và tác động.
− Có ý nghĩa thực tiễn.
5

2. Hiện trạng:
− Nêu được hiện trạng.
− Xác định được nguyên nhân gây ra hiện trạng.
5
3. Giải pháp thay thế:
− Miệu tả rõ rảng giải pháp thay thế.
− Giải pháp khả thi và hiệu quả.
− Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài.
10
4. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu:
− Trình bày rõ ràng vấn đề nghiên cứu dưới dạng câu hỏi.
− Xác định được giả thuyết nghiên cứu
5
21
5. Thiết kế:
− Lựa chọn thiết kế phù hợp, đảm bảo giá trị của nghiên
cứu.
5
6. Đo lường:
− Xây dựng được công cụ và thang đo phù hợp để thu thập
dữ liệu
− Dữ liệu thu được đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị.
5
7. Phân tích dữ liệu và bàn luận:
− Lựa chọn phép kiểm chứng thống kê phù hợp với thiết kế.
− Trả lời rõ được vấn đề nghiên cứu.
5
8. Kết quả:
− Kết quả nghiên cứu: đã giải quyết được các vấn đề đặt ra
trong đề tài đầy đủ, rõ ràng, có tính thuyết phục.

− Những đóng góp của đề tài nghiên cứu: mang lại hiểu biết
mới về thực trạng. phương pháp, chiến lược…
− Áp dụng các kết quả: triển vọng phát triển tại địa phương,
cả nước, quốc tế.
20
9. Minh chứng cho các hoạt động nghiên cứu của đề tài:
− Kế hoạch bài học, bài kiểm tra, bảng điểm, thang đo, băng
hình, ảnh, dữ liệu thô…
35
11. Trình bày báo cáo:
− Văn bản viết (cấu trúc khoa học, hợp lí, diễn đạt mạch lạc,
hình thức đẹp).
− Báo cáo kết quả trước hội đồng (rõ ràng, mạch lạc, có sức
thuyết phục).
5
Tổng cộng 100
Đánh giá:
 A (Từ 85-100 điểm)  B (Từ 50-84điểm)  C ( Dưới 50 điểm)
Hòa Thành, ngày tháng năm 2013
(Kí tên và ghi họ tên)

22

×