Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

nghiên cứu tình hình phạm tội của người chưa thành niên tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2001-2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 147 trang )

SỞ KHOA HỌC CƠNG NGHỆ

TỊA ÁN NHÂN DÂN

TP. HỒ CHÍ MINH

TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH PHẠM TỘI CỦA
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐỌAN 2001 – 2005
(Đã chỉnh sửa sau nghiệm thu)

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
CN. Lê Thị Minh Ngọc

TP. HCM - NĂM 2007


SỞ KHOA HỌC CƠNG NGHỆ

TỊA ÁN NHÂN DÂN

TP. HỒ CHÍ MINH

TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI:


NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH PHẠM TỘI CỦA
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐỌAN 2001 – 2005
(Đã chỉnh sửa sau nghiệm thu)

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
CN. Lê Thị Minh Ngọc
Danh sách công tác viên:
1. CN. Bùi Hòang Danh – Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh
2. CN. Phan Bá - Tịa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh
3. TS. Trần Thị Hương – Khoa Tâm lý Giáo dục, ĐHSP TP. Hồ Chí MInh
4. CN. Nguyễn Thị Thu Huyền - Khoa Tâm lý Giáo dục, ĐHSP TP. Hồ
Chí MInh
5. TS. Hồ Văn Liên - Khoa Tâm lý Giáo dục, ĐHSP TP. Hồ Chí MInh
6. CN. Lê Phan Minh Nguyệt - Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh
7. CN. Trần Thị Thanh Minh - Tịa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh
2


Lời cảm ơn
Thực hiện đề tài này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ qúy báu của các
tập thể và cá nhân:
- Sở Khoa học - Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
- Tịa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Tịa án 24 Quận, Huyện TP. Hồ Chí
Minh
- Cơng an TP. Hồ Chí Minh, Cơng an các Quận, Huyện Thành phố Hồ
Chí Minh
- Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh
- Ủy ban Dân số - Gia đình - Trẻ em TP. Hồ Chí Minh
- Giáo viên, cán bộ công nhân viên, học viên Trung tâm giáo dục dạy

nghề Thiếu niên 2, 3 TP. Hồ Chí Minh
- Các vị lãnh đạo, Cán bộ các cơ quan chức năng liên quan đến cơng tác
phịng chống người chưa thành niên phạm pháp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
- Hội đồng xét duyệt và thẩm định đề tài
- Các nhà khoa học và cán bộ nghiên cứu tham gia thực hiện đề tài
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ, quan tâm,
ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện đề tài này.

Trân trọng cám ơn!

3


MỤC LỤC
Trang
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ NCTNPT........ ......

9

MỞ ĐẦU.....................................................................................................

14

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................

14

2. Mục đích nghiên cứu................................................................................

15


3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ..........................................................

15

4. Giả thuyết khoa học..................................................................................

15

5. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................

15

6. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 16
7. Nội dung nghiên cứu chi tiết......................................................................... 16
8. Sản phẩm đề tài...........................................................................................

16

9. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................

17

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NCTN PHẠM TỘI.......

20

1.1. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
VẤN ĐỀ NCTNPT.........................................................................


20

1.1.1. Vai trò con người trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước....................

20

1.1.2. Giáo dục lại là một bộ phận trong quá trình giáo dục nhân cách............ 22
1.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề
NCTN phạm tội................................................................................................. 23
1.2. LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI ............... 27
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản........................................................................ 27
1.2.2. Những đặc điểm tâm sinh lý của NCTN phạm tội ................................ 34
1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phạm tội của NCTN ........................ 41
Chương 2: THỰC TRẠNG PHẠM TỘI CỦA NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 2001 – 2005 .........................

48

2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH TP. HỒ CHÍ MINH............ 48
2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên - sinh thái ...........................................
4

48


2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................

49

2.1.3. Vài nét về mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế- xã hội

với tình hình NCTN vi phạm pháp luật ở TP. Hồ Chí Minh .........................

50

2.2. THỰC TRẠNG PHẠM TỘI CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 2001 – 2005............................................................ 53
2.2.1. Thực trạng phạm tội của NCTN bị xử lý theo pháp luật hình sự ......

53

2.2.2.Thực trạng VPPL của NCTN bị xử lý theo pháp luật hành chính............. 77
2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH HÌNH PHẠM TỘI CỦA NGƯỜI
CHƯA THÀNH NIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.....................

86

2.3.1. Những nguyên nhân từ gia đình..........................................................

88

2.3.2. Những nguyên nhân từ nhà trường.......................................................

95

2.3.3. Những nguyên nhân từ xã hội............................................................... 100
2.3.4. Những nguyên nhân từ bản thân người chưa thanh niên phạm tội........ 105
Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, GIÁO DỤC LẠI
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM PHÁP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH... 112
3.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH
PHÁP LUẬT, HỆ THỐNG GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG NGƯỜI

CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM PHÁP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH.............. 112
3.1.1. Việc thực hiện các chính sách pháp luật............................................... 112
3.1.2. Việc thực hiện một số giải pháp phòng chống NCTNPP....................... 116
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, GIÁO DỤC LẠI
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM PHÁP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 120
3.2.1. Các giải pháp kinh tế - xã hội.............................................................

120

3.2.2. Các giải pháp về pháp luật .................................................................

123

3.2.3. Các giải pháp về văn hoá, giáo dục...................................................... 130
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 141
1. KẾT LUẬN................................................................................................. 141
2. KIẾN NGHỊ................................................................................................ . 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 145
5


CHÚ GIẢI CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. BLHS:

Bộ luật hình sự

2. BLTTHS:

Bộ luật tố tụng hình sự


3. CNH - HĐH:

Cơng nghiệp hố - hiện đại hóa

4. CB:

Cán bộ

5. HV:

Học viên

6. NCTN:

Người chưa thành niên

7. NCTNPT:

Người chưa thành niên phạm tội

8. NCTNPP :

Người chưa thành niên phạm pháp

9. TP. HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

10. TH:


Tiểu học

11. THCS:

Trung học cơ sở

12. THPT:

Trung học phổ thông

13. TTGDDNTN

Trung tâm giáo dục dạy nghề thiếu niên

14. VTN:

Vị thành niên

6


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1


Tổng hợp số NCTN PT ở TP. HCM giai đoạn 2001 – 2005

54

Bảng 2.2

Diễn biến tình hình NCTNPT từ 2001 – 2005

55

Bảng 2.3.

Tổng hợp số NCTNPP bị phát hiện và bị xét xử 2001– 2005

56

Bảng 2.4

Thống kê số liệu bị cáo và NCTN phạm tội từ 2001 – 2005

57

Bảng 2.5

Tổng hợp các loại tội danh NCTN vi phạm từ 2001 – 2005

58

Bảng 2.6


Tổng hợp các tội danh NCTNPT bị xét xử trong 5 năm

60

Bảng 2.7

Tình hình NCTN vi phạm một số tội danh điển hình 2001 – 2005

62

Bảng 2.8

Thống kê số vụ và số đối tượng NCTNPP từ 2001 – 2005

63

Bảng 2.9

Tổng hợp kết quả xét xử NCTNPT từ 2001 – 2005

65

Bảng 2.10

Tổng hợp số NCTNPT theo giới tính từ 2001 – 2005

67

Bảng 2.11


Tổng hợp số NCTNPT theo độ tuổi từ 2001 – 2005

68

Bảng 2.12

Tổng hợp số NCTNPT theo trình độ học vấn từ 2001 – 2005

70

Bảng 2.13

Tình hình NCTNPP theo trình độ học vấn từ 2001 – 2005

73

Bảng 2.14. Tổng hợp số NCTNPT theo địa bàn cư trú từ 2001 – 2005

74

Bảng 2.15

Tình hình NCTN PP ở TP. HCM giai đoạn 2001 – 2005

77

Bảng 2.16

Tổng hợp tội danh NCTNPP bị xử lý hành chính 2001 – 2005


80

Bảng 2.17

Các biện pháp xử lý hành chính đối với NCTN PP 2001 – 2005

81

Bảng 2.18

Số lần NCTN vi phạm pháp luật trong giai đoạn 2001 – 2005

83

Bảng 2.19

Đặc điểm đối tượng khảo sát

86

Bảng 2.20. Đánh giá của CB về ngun nhân từ phía gia đình

88

Bảng 2.21

Đánh giá của HV về ngun nhân từ phía gia đình

88


Bảng 2.22

Người mà trẻ sống trước khi vào trường

91

Bảng 2.23. Đánh giá của CB về nguyên nhân từ phía nhà trường

95

Bảng 2.24

Những lỗi thường mắc phải của NCTN khi còn học ở PT

99

Bảng 2.25

. Đánh giá của CB về nguyên nhân từ phía xã hội

101

Bảng 2.26

Đánh giá của HV về nguyên nhân từ phía xã hội

101

Bảng 2.27


Đánh giá của cán bộ về nguyên nhân từ phía bản thân NCTNPP

106

Bảng 2.28

Đánh giá của học viên về nguyên nhân từ phía bản thân dẫn tới

106

7


hành vi phạm pháp
Bảng 2.29

Nhận thức của HV về mức độ nguy hiểm của hành vi PP

107

Bảng 2.30

Sở thích của HV trước khi vào trường

109

Bảng 2.31

Tổng hợp mức độ các ngun nhân dẫn tới tình trạng NCTNPT


110

Bảng 3.1

Hiệu quả cơng tác phòng chống NCTNPP của cơ quan chức năng

116

Bảng 3.2

Đánh giá hiệu quả các họat động phòng chống NCTNPP

118

Bảng 3.3

Nguyên nhân hạn chế hiệu quả cơng tác phịng chống NCTN PP

120

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Số biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1.

Tình hình NCTNPP giai đoạn 2001 – 2005


56

Biểu đồ 2.2.

Cơ cấu NCTNPT theo giới tính trong 5 năm (2001 - 2005)

68

Biểu đồ 2.3.

Cơ cấu NCTNPT theo độ tuổi trong 5 năm (2001 - 2005)

70

Biếu đồ 2.4.

Cơ cấu NCTNPT theo trình độ học vấn trong 5 năm (2001 -

72

2005)
Biểu đồ 2.5.

Cơ cấu NCTNPT theo địa bàn cư trú trong 5 năm (2001 - 2005)

76

Biểu đồ 2.6.


Tình hình NCTNPP 2001 – 2005

79

Biểu đồ 2.7.

Tình hình NCTN PP xử lý hành chính 2001 – 2005

83

Biểu đơ 2.8.

Ngun nhân dẫn đến tình trạng NCTNPT TP. HCM 2001 -

111

2005
Sơ đồ 3.1.

Tổ chức họat động của mơ hình phịng ngừa, giáo dục lại
NCTNPP trên địa bàn dân cư

8

140


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
PHẠM TỘI CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGỊAI NƯỚC

Tình trạng phạm tội là một dạng đặc biệt của các hiện tượng sai trái trong xã hội,
có tính nguy hiểm cho xã hội cao nhất. Nó khơng chỉ đơn thuần là hiện tượng xã hội
mà còn là hiện tượng pháp luật hình sự. Vì vậy các vấn đề về tình trạng phạm tội được
coi là đối tượng nghiên cứu cùa ngành tội phạm học ở nhiều quốc gia trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng.
Hiện tượng người chưa thành niên phạm tội là một thực tế tồn tại trong tất cả các
quốc gia. Nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu vấn đề người chưa thành niên
phạm tội và giáo dục lại đối tượng này. Từ những năm đầu thế kỷ XX, nhà giáo dục vĩ
đại Nga A.X.Macarencơ đã có những cống hiến rất lớn về vấn đề giáo dục trẻ em hư,
phạm pháp trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Trong q trình cơng tác với
những trẻ em phạm pháp vị thành niên, những trẻ em vô gia cư, vô thừa nhận…, tác
giả đã xây dựng hệ thống lý luận giáo dục và cải tạo trẻ em phạm pháp với những quan
điểm nhân đạo và tiến bộ. Những tác phẩm nổi tiếng của ông như "Bài ca sư phạm",
"Giáo dục trong lao động"... thể hiện thái độ lạc quan cách mạng, lòng nhân đạo, niềm
tin tưởng đối với con người với nguyên tắc "vàng" - "tôn trọng và yêu cầu cao đối với
trẻ", thể hiện quan điểm giáo dục trong lao động, giáo dục trong tập thể... Lý luận đó
đã được đúc kết từ thành công của Macarencô trong việc cải tạo, giáo dục hàng nghìn
trẻ em hư hỏng, lưu manh, phạm pháp..., biến chúng từ những "cặn bã" của xã hội trở
thành những cơng dân tích cực của xã hội.
Tác giả A.I.Cơchêtốp trong cơng trình nghiên cứu: “Những vấn đề lý luận đức
dục” đã nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề giáo dục lại. Theo ơng, cơng tác gíao
dục lại bao gồm việc giáo dục những trẻ em vô kỷ luật, tăng cường chăm sóc những trẻ
em lêu lỏng và việc cải tạo những trẻ em phạm pháp. Ông đã chỉ ra những ngun
nhân của trẻ có biểu hiện tính chất khó dạy, đó là nguyên nhân xã hội, nguyên nhân
tâm lý, nguyên nhân giáo dục và nhấn mạnh nguyên nhân giáo dục: “thơng thường
ngun nhân của sự khó dạy là những sai lầm sư phạm trong việc giáo dục, là sự lạc

9



hậu, sự vụng về về mặt giáo dục”. Từ đó tác giả đi sâu phân tích khái niệm, nội dung
và những yêu cầu của hệ thống các phương pháp giáo dục lại [3].
Vào những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, có nhiều cơng trình nghiên cứu của các
tác giả ở nhiều nước đề cập đến vấn đề người chưa thành niên phạm tội. Một số cơng
trình tiêu biểu như sau:
- Trong cuốn sách: “Tư pháp vị thành niên: chính sách, thực tiễn và pháp luật”,
tác giả H.Ted Rubin đã nghiên cứu về vấn đề tư pháp vị thành niên ở Mỹ. Tác giả đã
đề cập đến các vấn đề chính như: tội phạm nghiêm trọng và tái phạm đối với trẻ vị
thành niên, vai trò của cơ quan cảnh sát đối với đối tượng này, quá trình giáo dưỡng và
phi xét xử, cơ quan công tố trong tư pháp vị thành niên, tổ chức toà án vị thành niên,
cơ cấu lại hệ thống tư pháp vị thành niên [25].
- Trong cuốn: “Phòng ngừa vi phạm pháp luật trong thanh niên”, tác giả
N.M.Vetrop (Nga) đã nêu những tiền đề bảo đảm cho cơng tác phịng ngừa vi phạm
pháp luật trong thanh niên có hiệu quả, phương pháp phịng ngừa, cơng tác phòng
ngừa vi phạm pháp luận trong thanh niên… [27].
- Tác giả A.I. Dongova đã nghiên cứu về những khía cạnh tâm lý – xã hội về
tình trạng phạm tội của người chưa thành niên ở Liên xô (cũ) [9].
- Zhang Wenbang, Chen Banglin, Zhou Zuyong đã nghiên cứu thực trạng tình
hình tội phạm của thanh thiếu niên Trung Quốc trong những năm 90 và đưa ra các biện
pháp nhằm ngăn ngừa tệ nạn này [30].
- Trong cuốn: “Phạm nhân vị thành niên: luật, chính sách và thực hành”, các tác
giả đã đề cập đến vấn đề phạm nhân và cảnh sát, chuyển đổi từ q trình phạm tội, tồ
án vị thành niên, quá trình kết án ở Anh [21].
- I.A.Dvojmennyj, V.A.Lelekov đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của gia đình đến
tình trạng phạm tội của lứa tuổi vị thành niên ở Nga [10].
- Tác giả Rita Reddy đã nghiên cứu về chiến lược và kinh nghiệm phòng ngừa trẻ
em lang thang, phạm pháp trong khu vực Đông Nam Á. Tác giả tập trung đề cập về
vấn đề luật pháp, giới thiệu các kinh nghiệm can thiệp của công đồng một số nước khu
vực Đông Nam Á như: Thái Lan, Philipin, Malaysia [24].


10


- Trong bài viết: “Những nguyên nhân xã hội của tội phạm vị thành niên ở Hồng
Kông” tác giả đã trình bày nghiên cứu của mình về những nguyên nhân xã hội dẫn đến
tính trạng phạm tội của vị thành niên [20]...
Như vậy, ở rất nhiều nước trên thế giới vấn đề người chưa thành niên phạm tội đã
được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Hệ thống hóa các cơng trình
nghiên cứu kể trên, chúng tơi thấy các hướng nghiên cứu tập trung vào các vần đề sau:
- Nghiên cứu tình hình phạm tội nói chung và phạm tội vị thành niên nói riêng
- Nghiên cứu nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình phạm tội.
- Nghiên cứu các chính sách pháp luật, hệ thống thi hành pháp luật xử lý vị thành
niên phạm tội.
- Nghiên cứu hệ thống các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tình hình phạm tội của
vị thành niên.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Ở Việt Nam, từ sau khi nước ta dành được độc lập (1945), Chủ Tịch Hồ Chí
Minh đã đặt vấn đề “phải giáo dục lại nhân dân chúng ta…”. Đảng và Nhà nước luôn
quan tâm đến vấn đề giáo dục lại trẻ em hư, người chưa thành niên phạm pháp trong
tồn bộ cơng tác giáo dục trẻ. Từ đó các Bộ, Ngành chức năng ln chú trọng vấn đề
này. Một số cơng trình và dự án nghiên cứu tình hình, nguyên nhân và các giải pháp
ngăn chặn, giáo dục lại thanh thiếu niên phạm pháp của các Viện nghiên cứu, Tổng
cục cảnh sát, Công an các tỉnh, thành thực hiện. Một số đề tài nghiên cứu về vấn đề trẻ
em lang thang cơ nhỡ, trẻ em hư và phạm pháp… ở các địa phương. Có thể điểm qua
một số cơng trình sau:
- Năm 1991 Viện nghiên cứu khoa học pháp lý thực hiện đề tài: Tình hình,
ngun nhân và các giải pháp đấu tranh phịng ngừa người chưa thành niên phạm tội”.
Đề tài đã nghiên cứu tình hình người chưa thành niên phạm tội trong thời gian từ 1987
– 1990, nêu lên những nguyên nhân cơ bản, trực tiếp làm phát sinh, phát triển tình hình

người chưa thành niện phạm tội ở các tầm vĩ mô, vi mô và dự báo xu hướng trong
những năm tới.
- Năm 1991 Viện khoa học hình sự cũng nghiên cứu đề tài: “Tình hình thanh
thiếu niên phạm pháp ở Việt Nam và xu hướng đến năm 2000”. Đề tài tập trung phân
tích, đánh giá và phác thảo bức tranh khái quát về thực trạng phạm tội của thanh thiếu
11


niên Việt Nam trong 10 năm (1978 – 1988); Dự báo xu hướng phát triển của tội phạm
thanh thiếu niên đến năm 2000; Nêu ra và phân tích các yếu tố tác động đến tình hình
và xu hướng phạm tội trong thanh thiếu niên, từ đó kiến nghị hệ thống các biện pháp
phòng chống tội phạm trong thanh niên.
- Năm 1994 Tổng cục cảnh sát nhân dân thực hiện đề tài: “Tội phạm ở Việt Nam:
thực trạng, nguyên nhân, giải pháp”. Trên cơ sở đánh giá khái quát thực trạng tội phạm
và nguyên nhân dẫn đến tội phạm, đề tài cũng dự báo tình hình tội phạm đến năm 2000
và đưa ra phương hướng phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trong giai đoạn mới.
- Năm 1996 Viện nghiên cứu thanh niên trong "Tổng luận về tình hình vi phạm
pháp luật trong lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay" đã đưa ra một bức tranh khái quát
về tình hình thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm
tội của thanh thiếu niên và đề xuất những biện pháp phòng ngừa hiện tượng này.
- Năm 2000 Tổng cục cảnh sát tiếp tục “Nghiên cứu các giải pháp phòng ngừa trẻ
em làm trái pháp luật” nhằm đề ra các giải pháp đồng bộ, có tính khả thi giảm tình
trạng trẻ em làm trái pháp luật, góp phần thực hiện chiến lược bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em thời kỳ 2000 – 2010.
- Năm 1985 Phân viện KHGD tại TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện "Dự án ngăn
chặn và giáo dục lại trẻ chưa ngoan và trẻ phạm pháp tại TP. Hồ Chí Minh" [19]. Các
tác giả đã khái quát về thực trạng trẻ phạm pháp và trẻ chưa ngoan ở thành phố từ năm
1977 – 1985, nêu lên những nguyên nhân của thực trạng và các biện pháp ngăn chặn
và giáo dục lại trẻ chưa ngoan, phạm pháp.
Một số cơng trình, đề tài nghiên cứu về vấn đề này được thể hiện trong các tác

phẩm, bài báo khoa học:
- “Cơ sở lí luận và thực tiễn của quá trình giáo dục lại học sinh hư, học sinh
phạm pháp” [12]
- “Bước đầu tìm hiểu quá trình biến đổi tâm lý của trẻ bình thường đến vị thành
niên phạm pháp” [22].
- “Tìm hiểu nguyên nhân trẻ em phạm pháp và việc nghiên cứu nhân cách” [15].
- “Vấn đề gia đình và trẻ em phạm pháp” [16].
- “Một số vấn đề tâm lý học về thiếu niên phạm pháp” [23]...

12


Nhìn chung, các cơng trình, đề tài nghiên cứu đều chú trọng đến tình hình vi
phạm pháp luật của một bộ phận thanh thiếu niên, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên,
nguyên nhân của tình trạng này và những biện pháp ngăn chặn, giáo dục lại. Các nhà
nghiên cứu đã đóng góp cho khoa học giáo dục một hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn
sâu sắc về quá trình giáo dục lại trẻ em hư, phạm pháp. Từ đó cũng cho thấy vấn đề trẻ
em phạm pháp đang ngày càng trở nên nóng bỏng và phức tạp ở tất cả các địa phương
trong tồn quốc, trong đó có TP Hồ Chí Minh, địi hỏi sự quan tâm của các cấp, các
ngành và toàn xã hội.
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình người chưa thành niên phạm tội trên
địa bàn TP. HCM có những diễn biến phức tạp, chưa có cơng trình nào tập trung
nghiên cứu thực trạng NCTNPT với những diễn biến phức tạp đó. Vì vậy đề tài nghiên
cứu của chúng tơi tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng, nguyên nhân của thực trạng
người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn TP. HCM trong giai đọan 5 năm (từ 2001
- 2005). Từ đó góp phần xây dựng hệ thống giải pháp để ngăn chặn, giáo dục lại đối
tượng này.

13



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - LêNin đặt vấn đề con người là trung tâm của
mọi hệ thống chính trị - xã hội. Con người là vốn qúy nhất, là chủ thể sáng tạo ra mọi
giá trị, con người làm nên lịch sử... Trong tiến trình tồn tại và phát triển, con người
chịu sự tác động của tồn tại khách quan, đồng thời với tư cách là một chủ thể hoạt
động có ý thức, con người lại tác động trở lại, làm biến đổi và cải tạo tồn tại khách
quan. Xuất phát từ những quan điểm của chủ nghĩa Mác - LêNin về con người, trong
giai đoạn phát triển hiện nay, chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và chiến
lược phát triển giáo dục nói riêng của nước ta đặt ra mục đích phát triển tồn diện nhân
cách con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.
Trong quá trình thực hiện mục đích giáo dục đối với thế hệ trẻ, một bộ phận thanh
thiếu niên yếu kém về nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống... nên có sự phát
triển lệch lạc về nhân cách, đi ngược lại với những yêu cầu của các chuẩn mực xã hội
qui định. Vì vậy, vấn đề giáo dục lại nhân cách trong tồn bộ q trình giáo dục là một
vấn đề cấp bách hiện nay.
1.2. Tuổi vị thành niên là một giai đọan phát triển đặc biệt và mạnh mẽ trong cuộc
đời mỗi con người. Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn và
được đặc trưng bởi sự phát triển mạnh mẽ về vật chất, tinh thần, tình cảm và khả năng
hịa nhập cộng đồng. Ở Việt Nam, vị thành niên chiếm khoảng 23% dân số (Số liệu
điều tra năm 1999). Đây là một lực lượng lao động đầy tiềm năng góp phần to lớn vào
cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước sau này, nhưng đây cũng là lực lượng chưa
có sự ổn định về phát triển nhân cách nên dễ dàng tiêm nhiễm những thói hư tật xấu
của xã hội. Vì vậy, quan tâm quản lý, giáo dục đối với lứa tuổi vị thành niên, làm cho
lứa tuổi này phát triển đúng đắn về nhân cách khơng chỉ là vấn đề có ý nghĩa giáo dục
mà cịn mang ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội sâu sắc. "Trẻ em hôm nay - Thế giới
ngày mai" là khẩu hiệu hành động tình nguyện vì trẻ em của Liên Hợp Quốc, theo đó,
bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của tồn xã hội.
1.3. Trong quá trình phát triển của đất nước, mặt trái của nền kinh tế thị trường và

tác hại của các tệ nạn xã hội đã làm phát sinh tình trạng một bộ phận người chưa thành

14


niên vi phạm pháp luật, làm đau đớn và nhức nhối cho gia đình và xã hội. Thực tế hiện
nay, tình hình người chưa thành niên phạm tội (NCTNPT) ngày càng có xu hướng gia
tăng và đa dạng về mức độ, tính chất vi phạm. Cùng với sự gia tăng số vụ phạm pháp
chung trong xã hội, tình hình NCTN vi phạm pháp luật đang có nguy cơ phải "báo
động" địi hỏi phải có sự nghiên cứu cụ thể và có những giải pháp phịng ngừa, giáo
dục lại, xử lý thích hợp, khơng chỉ nhằm đấu tranh với các loại tội phạm đảm bảo trật
tự an toàn cho cộng đồng mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) là một trong những trung tâm phát triển kinh
tế - văn hóa - xã hội lớn nhất trong cả nước. Trên con đường đổi mới và phát triển, TP.
HCM cũng đang đối mặt với vấn đề NCTNPT đang ngày càng diễn biến phức tạp, gây
nhiều khó khăn, bức xúc cho đời sống gia đình và xã hội. Xuất phát từ những cơ sở về
lý luận và thực tiễn trên đây, chúng tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu tình hình người
chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 - 2005".

2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá đúng tình hình người chưa thành niên phạm tội, xác định những nguyên
nhân phạm tội của người chưa thành niên trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2001 2005. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phịng ngừa, giáo dục lại đối với NCTNPT.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Cơng tác phịng chống người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn TP. HCM giai
đoạn 2001 - 2005.


4. Giả thuyết khoa học
Người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn TP. HCM trong 5 năm gần đây có
chiều hướng gia tăng. Tính chất, mức độ phạm tội diễn biến ngày càng phức tạp và do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu đánh giá đúng tình hình NCTNPT và xác định
được các ngun nhân phạm tội của NCTN thì sẽ có cơ sở khoa học cho việc xây dựng
một hệ thống giải pháp phòng ngừa, giáo dục lại đối với đối tượng này.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề người chưa thành niên phạm tội
15


5.2. Nghiên cứu thực trạng NCTNPT tại TP. HCM giai đoạn 2001 - 2005
5.3. Đề xuất giải pháp phòng ngừa, giáo dục lại đối với NCTNPT

6. Phạm vi nghiên cứu
* Về đối tượng khảo sát: Người chưa thành niên phạm tội theo Bộ luật hình sự
nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
* Về thời gian: Nghiên cứu tình hình phạm tội của NCTN tại TP. HCM trong giai
đoạn 5 năm: từ 2001 - 2005.
* Về địa bàn khảo sát
- Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình NCTN phạm tội bị xử lý hình sự trên địa
bàn thành phố TP. HCM - 24 quận, huyện.
- Đề tài nghiên cứu tình hình NCTN vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính trên địa
bàn TP. HCM.

7. Nội dung nghiên cứu chi tiết
7.1. Cơ sở lý luận của vấn đề người chưa thành niên phạm tội
7.1.1. Những cơ sở lý luận định hướng nghiên cứu vấn đề phạm tội của người chưa
thành niên

7.1.1.1. Vai trò con người trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước
7.1.1.2. Giáo dục lại là một bộ phận trong quá trình giáo dục nhân cách
7.1.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt nam về vấn đề phạm tội của người
chưa thành niên
7.1.2. Lý luận về người chưa thành niên
7.1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
7.1.2.2. Những đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên phạm tội
7.1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phạm tội của người chưa thành niên
7.2. Thực trạng tình hình phạm tội của người chưa thành niên tại TP. Hồ Chí
Minh 2001 – 2005
7.2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình TP. Hồ Chí Minh
7.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
7.2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
7.2.1.3. Mối quan hệ giữa bối cảnh kinh tế – xã hội với tình hình phạm tội người
chưa thành niên tại TP. Hồ Chí Minh
16


7.2.2. Thực trạng phạm tội của người chưa thành niên tại TP. Hồ Chí Minh 2001 –
2005
7.2.2.1. Thực trạng phạm tội của người chưa thành niên bị xử lý theo pháp luật
hình sự
7.2.2.2. Thực trạng phạm tội của người chưa thành niên bị xử lý theo pháp luật
hành chính
7.3. Nguyên nhân của tình hình phạm tội của người chưa thành niên ở TP. Hồ
Chí Minh 2001 – 2005
7.3.1. Nguyên nhân từ phía xã hội
7.3.2. Nguyên nhân từ phía nhà trường
7.3.3. Ngun nhân từ phía gia đình
7.3.4. Ngun nhân từ đặc điểm tâm sinh lý cá nhân

7.4. Đề xuất giải pháp phòng ngừa, giáo dục lại đối với người chưa thành niên
phạm tội tại TP. Hồ Chí Minh
7.4.1. Đánh giá khái quát việc thực hiện chính sách pháp luật, hệ thống giải pháp
phòng chống người chưa thành niên phạm tội tại TP. Hồ Chí Minh.
7.4.2. Đề xuất giải pháp
7.4.2.1. Các giải pháp có tính chất kinh tế – xã hội
7.4.2.2. Các giải pháp có tính chất pháp luật
7.4.2.3. Các giải pháp văn hóa, giáo dục

8. Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm của đề tài
Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đề tài đáp ứng các nội dung đã đặt ra trong đề
cương chi tiết

9. Phương pháp nghiên cứu
9.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hê thống hố và
khái qt hóa những vấn đề lý luận trong các tài liệu, làm cơ sở lý luận cho vấn đề
nghiên cứu.
9.2. Các phương pháp thống kê
Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê nhằm đưa ra đặc điểm số liệu về thực
trạng và động thái của tình hình người chưa thành niên phạm tội, xác định các mối liên
17


hệ phụ thuộc giữa các số liệu thống kê của thực trạng và động thái của tình hình
NCTNPT với quá trình đấu tranh, phịng chống NCTNPT. Các nghiên cứu thống kê
được tiến hành qua 3 giai đoạn: thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích. Chúng tơi thu
thập số liệu, nguồn thơng tin từ Tồ án TP. HCM, Tồ án các Quận, Huyện, Công an
TP. HCM và Công an các Quận, Huyện theo các mẫu phiếu được xây dựng phục vụ
cho các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể.

9.3. Phương pháp điều tra
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra nhằm thu thập thơng tin về tình hình phạm
tội, ngun nhân phạm tội của NCTN trên địa bàn TP. HCM, bằng cách:
- Xây dựng hai mẫu phiếu hỏi dành cho hai đối tượng khảo sát: một mẫu phiếu
hỏi dành cho cán bộ các cơ quan chức năng chuyên trách công tác phòng chống NCTN
vi phạm pháp luật; một mẫu phiếu hỏi dành cho NCTN vi phạm pháp luật đã bị xử lý
hình sự và hành chính.
9.4. Phương pháp trao đổi, phỏng vấn
Trao đổi, phỏng vấn, tọa đàm với các cấp lãnh đạo, cán bộ chun trách cơng tác
phịng chống NCTNPT.
9.5. Phương pháp quan sát
Quan sát các hoạt động đấu tranh, phòng chống NCTNPT trong thực tiễn ở địa
phương, cộng đồng dân cư... nhằm thu thập thêm thông tin hỗ trợ việc đánh giá thực
trạng và nguyên nhân vi phạm pháp luật của NCTN.
9.6. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
PP này nhằm thu thập ý kiến các chuyên gia về các vấn đề liên quan đến các nội
dung nghiên cứu thông qua trao đổi, tọa đàm, hội thảo.
9.7. Phương pháp xử lý thơng tin
Sử dụng phương pháp thống kê tốn học để xử lý và đánh giá các kết quả nghiên
cứu. các số liệu thống kê được xử lý bằng kỹ thuật máy tính và chương trình SPSS.

18


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

19


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN PHẠM TỘI
1.1. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VẤN
ĐỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
1.1.1. Vai trò con người trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước
Từ lâu lịch sử thế giới đã chứng minh vai trò to lớn của con người: con người là
vốn quý nhất, là chủ thể sáng tạo mọi giá trị, con người làm nên lịch sử. Tư tưởng coi
con người giữ vị trí trung tâm của xã hội là một thành tựu của sự phát triển văn minh,
văn hóa của lồi người, đặc biệt nổi lên trong những thời kỳ văn minh xán lạn nhất của
loài người: văn minh Phục hưng, cách mạng tư sản, cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách
mạng khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện nay. Trong thời đại ngày nay, với những
thành tựu thần kỳ của cách mạng khoa học – công nghệ, nhân tố người tiếp tục được
khẳng định là nhân tố rất quan trọng tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng
giai đọan phát triển, giữ vị trí trung tâm quyết định đối với toàn bộ hệ thống các nhân
tố khác tạo nên sự phát triển chung. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
phát triển.
Ở Việt Nam, tư tưởng lớn của Đảng ta ln ln đặt con người vào vị trí trung
tâm của sự phát triển, thể hiện trong các Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
lần thứ III (1960), lần thứ IV (1977), lần thứ V (1982)… Đại hội VI của ĐCSVN
(1986) đưa ra đường lối đổi mới của đất nước đã đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan
trọng của nhân tố con người, phát huy yếu tố người. Đại hội Đảng lần thứ VII (1991)
nhấn mạnh “sự phát triển kinh tế đặt con người vào vị trí trung tâm” “phát huy nhân tố
con người động lực trực tiếp của mọi sự phát triển” và hơn thế nữa”phát huy nhân tố
con người vì con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” [14]. Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội lần thứ
VII thông qua đã khẳng định: “Nguồn lực lớn nhất, qúy báu nhất của chúng ta là tiềm
lực con người Việt Nam, trong đó có tiềm lực trí tuệ” [14, tr.265]. Đại hội Đảng lần
thứ VIII (1996) khẳng định nước ta đã chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hố và nêu rõ: “mục tiêu của CNH – HĐH là xây dựng nước ta thành một
20



nước cơng nghiệp, có cơ sở vật chất - kỹ thuật, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản
xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vất chất
và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh….Từ nay đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp”. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH – HĐH, vấn
đề cơ bản nhất là vấn đề con người như là nguồn lực mang tính chất quyết định nhất
bên cạnh các nguồn lực khác.
Ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, vai trò trung tâm của yếu tố con người càng
được khẳng định. Căn cứ vào những yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, vào hiện
trạng nhân cách của con người Việt Nam nói chung, vào kinh nghiệm, truyền thống
của dân tộc cũng như kinh nghiệm của các nước khác, các nhà nghiên cứu đã phác
họa mơ hình nhân cách con người Việt nam. Đó là con người “thiết tha gắn bó với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại;
phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát
huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư
duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong cơng nghiệp, có tính tổ chức và
kỷ luật, có sức khỏe…”... Nhìn chung sự nghiệp CNH - HĐH địi hỏi con người phải
có tri thức và kỹ năng hài hịa với đạo đức, thái độ, trong đó tri thức, kỹ năng phải
đóng vai trị là xuất phát điểm sáng tạo, là nguồn gốc của sức mạnh sáng tạo và là hạt
nhân của tiến bộ con người. Việc xây dựng và phát triển con người với những chuẩn
mực nêu trên chỉ đạt kết quả tốt nếu chú trọng đến quá trình giáo dục, hình thành và
phát triển nhân cách con người trong qúa trình con người hoạt động, giao lưu trong các
mối quan hệ xã hội. Đặc biệt phải quan tâm đến việc giáo dục con người ngay từ khi
con người là những cơng dân tí hon, như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trẻ em trong
như tấm gương, cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp thu” [18, tr.192].
Như vậy, đặt con người vào vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phát triển toàn diện nhân cách con người là tư tưởng xuất phát điểm của các

công trình nghiên cứu con người. “Muốn tiến hành CNH – HĐH thắng lợi phái phát

21


triển giáo dục, đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển
nhanh và bền vững”.

1.1.2. Giáo dục lại là một bộ phận trong quá trình giáo dục nhân cách
Giáo dục hiểu theo nghĩa rộng là một qúa trình tồn vẹn hình thành và phát triển
nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, thơng qua các hoạt động
và các mối quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và
chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của lồi người. Đó là q trình tổ chức hoạt
động của tồn xã hội một cách tích cực, chủ động nhằm mục đích phát huy tối đa tiềm
năng và sức mạnh thể chất, tinh thần của cá nhân bao gồm trí lực, tâm lực, thể lực.
Trong q trình giáo dục, không phải bao giờ cũng đào tạo được những nhân cách theo
định hướng của các chuẩn mực xã hội đã qui định, mà có những biểu hiện tiêu cực,
những hành vi "lệch chuẩn" của nhân cách. Vì vậy xuất hiện đối tượng của giáo dục lại
và có quá trình giáo dục lại nhân cách. Bản chất của giáo dục xã hội chủ nghĩa là nhân
đạo, mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau, khơng được phân biệt đối xử vì bất
kỳ lý do gì, điều đó có nghĩa là trong giáo dục khơng được có "phế phẩm", cho nên
giáo dục lại là một bộ phận trong quá trình giáo dục nhân cách nói chung.
Giáo dục lại là hoạt động giáo dục nhằm thay đổi quan điểm, ý thức tư tưởng,
nhận thức, thái độ, hành vi sai lệch với những chuẩn mực của xã hội của đối tượng
giáo dục để họ trở thành con người tốt, có nhân cách được xã hội chấp nhận. Trong
một xã hội luôn biến động và phát triển, bao giờ cũng có một bộ phận nhỏ các thành
viên phát triển theo chiều hướng tiêu cực, trái với qui luật của các khuôn mẫu, các
chuẩn mực về văn hóa xã hội và họ đều là đối tượng của quá trình giáo dục lại. Dù
muốn hay không, đối với đối tượng này, xã hội đều rất quan tâm điều chỉnh họ với
quan điểm nhân đạo, vì an ninh và lợi ích xã hội. Tuỳ theo quan niệm về mức độ sai

lệch mà cách đánh giá, xếp loại các đối tượng giáo dục lại, cách sử dụng phương tiện,
cấp độ, biện pháp, hình thức giáo dục ở từng mức khác nhau giữa các quốc gia, các cơ
quan chuyên ngành, các tổ chức xã hội... Trong ph ạm vi đề tài này, chúng tôi quan
tâm đến đối tượng của quá trình giáo dục lại là lứa tuổi vị thành niên.
Theo các nhà nghiên cứu giáo dục, vị thành niên là lứa tuổi đang trong giai đoạn
hình thành và phát triển nhân cách, cũng là lứa tuổi dễ dàng có sự phát triển lệch lạc về
nhân cách. Trong quá trình phát triển và trưởng thành, vị thành niên có thể có những
22


biểu hiện ý nghĩ và hành động vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật... nhưng nhà
trường, gia đình, xã hội không được xem là đối tượng của trừng phạt. Nhà giáo dục
phải đi sâu tìm hiểu hồn cảnh, điều kiện, nguyên nhân dẫn tới kết quả đó để tìm cách
phịng ngừa, ngăn chặn, giáo dục lại đối tượng này. Điều cốt lõi trong công tác giáo
dục lại là lòng nhân ái của nhà giáo dục, niềm tin vững chắc vào phẩm giá tốt đẹp còn
tiềm ẩn trong mỗi đối tượng giáo dục lại. Giáo dục lại là rất cần thiết khi nhà giáo dục
phải giải quyết những tình huống xung đột trong cuộc sống của vị thành niên, khi bản
thân VTN phải di chuyển hứng thú và nguyện vọng, khi lựa chọn con đường phát triển
chúng phải thay đổi mục đích và lí tưởng sống của bản thân mình. Yêu cầu của giáo
dục lại đối với đối tượng là đòi hỏi chúng phái từ bỏ những thái độ, niềm tin, hành vi,
thói quen sai trái, lạc hậu, cản trở sự phát triển lành mạnh của chúng. Với ý nghĩa và
tác dụng đó, giáo dục lại có vị trí quan trọng không thể thiếu trong công tác giáo dục,
giúp cho qúa trình hình thành, phát triển nhân cách của trẻ được thuận lợi.

1.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề người
chưa thành niên phạm tội
Mỗi thời đại, mỗi giai cấp có cách xem xét và giải quyết về vấn đề người phạm
tội khác nhau. Trong cách mạng XHCN, vấn đề người phạm tội được xem xét và giải
quyết trên một quan điểm hoàn toàn khác. Xuất phát từ quan điểm khoa học về bản
chất con người của Các Mác: "Bản chất con người không phải là cái gì chung chung,

trừu tượng vốn có của mỗi cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất con
người là tổng hồ các mối quan hệ xã hội" , quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin đặt
vấn đề con người và giáo dục lại con người trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng.
V.I.Lênin đã chỉ rõ: "Cần phải giáo dục lại quần chúng và chỉ có vận động và tuyên
truyền mới có thể giáo dục lại họ được, trước hết cần phải gắn liền quần chúng với sự
nghiệp xây dựng đời sống kinh tế chung" [19]. Ở nước ta, ngay sau Cách mạng tháng
8/1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng đặt ra vấn đề giáo dục lại con người: "chúng ta có
nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta... Tôi đề nghị mở một chiến
dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: cần, kiệm, liêm, chính" [19].
Quan điểm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về con người là sự kế thừa và phát triển lí luận
Mác – Lênin về con người nói chung, coi con người là một thực thể thống nhất giữa
yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, và muốn loại trừ sự tha hóa của con người thì phải cải
23


tạo các quan hệ nảy sinh sự tha hóa đó. Chiều sâu nhân bản trong triết lý về con người
của Hồ Chí Minh biểu hiện rõ trong luận đề: "Người đời không phải thánh thần, không
ai tránh khỏi khuyết điểm.... Con người dù là xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có
tình". Theo Người, người ta mới sinh ra vốn đều tốt cả, nhưng về sau do ảnh hưởng
của môi trường xã hội, giáo dục, mà dần dần mỗi người một khác: "Hiền dữ đâu phải
là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên"; đồng thời, "mỗi con người đều có thiện
và ác ở trong lịng... ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như
hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi... Đối với những người có thói hư tật xấu, ...
ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho phần thiện trong con người nảy nở để
đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời". Xuất phát từ lịng nhân ái bao la, Hồ
Chí minh có cái nhìn con người trong mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều. Theo đó, mỗi
con người, mỗi cộng đồng đều có mặt tốt, mặt xấu, mặt đựơc và mặt chưa được như
năm ngón tay có ngón ngắn, ngón dài... Vì vậy, Hồ Chí Minh ln trân trọng phần tốt,
phần thiện, dù nhỏ nhất của con người quy tụ lại thành sức mạnh to lớn của toàn dân
tộc, đồng thời Người tin tưởng mãnh liệt vào khả năng hướng thiện của con người tự

cải biến mình để cải biến xã hội. Quan điểm giáo dục của Hồ Chí Minh là phát triển
cái tốt, cái thiện để khắc phục, đẩy lùi cái xấu, cái ác trong bản thân con người. Niềm
tin vào khả năng hướng thiện và hoàn lương đối với con người chỉ có trên cơ sở thấu
hiểu tính nhân bản của con người để tin cậy và ra sức giúp đỡ, giáo dục con người trở
nên tốt đẹp với tất cả tấm lòng nhân ái, bao dung.
Kế thừa và phát triển tư tưởng giáo dục lại con người của Hồ Chí Minh. trong sự
nghiệp giáo dục, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn thể hiện quan điểm xem xét và giải
quyết vấn đề trẻ phạm pháp trong toàn bộ vấn đề giáo dục thế hệ trẻ nói chung. Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em là truyền thống
quý báu lâu đời của dân tộc ta, đồng thời cũng là nhiệm vụ lớn lao của tồn Đảng, tồn
dân. Vì vậy, vấn đề trẻ em được luật pháp Việt Nam ghi nhận trong nhiều văn bản
Luật và dưới luật. Tháng 2-1990, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và là quốc
gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em.
Trong số nhóm quyền bảo vệ trẻ em, Cơng ước đề cập đến nhu cầu phải bảo vệ trẻ em
khỏi bị phân biệt đối xử trong việc áp dụng luật pháp với người chưa thành niên, đồng
thời yêu cấu các quốc gia thành viên thực hiện tất cả những biện pháp thích hợp để
24


phịng chống sự bóc lột và xâm hại trẻ em, bảo vệ các nạn nhân là trẻ em và tạo điều
kiện cho các em phục hồi và tái hòa nhập [7]. Từ khi Công ước quốc tế về Quyền trẻ
em có hiệu lực, Nhà nước Việt Nam đã khơng ngừng nỗ lực hồn thiện hệ thống pháp
luật, hoạch định chính sách, chủ trương, làm hài hòa giữa pháp luật của quốc gia với
các quy định của Công ước. Việt Nam đã có những hoạt động thành cơng trên lĩnh vực
tư pháp với người chưa thành niên, lao động trẻ em và lạm dụng tình dục trẻ em. Hiến
pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã khẳng định: Trẻ em được gia đình, Nhà
nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Đây là một chế định pháp lý rất quan
trọng về quyền trẻ em. Các bộ luật khác như Luật quốc tịch Việt Nam, luật Hơn nhân
gia đình, Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Luật phổ cập giáo dục tiểu học.... đều có
những chương, điều qui định liên quan trực tiếp đến người chưa thành niên, nhất là

thực hiện các quyền của trẻ em và quyền được bảo vệ của trẻ em. Nhìn chung, những
chế định của luật pháp quốc gia đều thống nhất thực thi theo tinh thần Cống ước quốc
tế về Quyền trẻ em.
Đặc biệt Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 ngày 15/6/2004 thơng qua và có hiệu lực
thi hành từ 01/01/2005 đã qui định các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em, trách
nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có
hồn cảnh đặc biệt [31]. Bốn nguyên tắc cơ bản đã được thể hiện rõ trong Luật Bảo vệ,
Chăm sóc và Giáo dục trẻ em là: Không phân biệt đối xử với trẻ em; Dành lợi ích tốt
nhất cho trẻ em, thực hiện quyền, bổn phận và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ,
tinh thần và đạo đức; Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của mọi công
dân, gia đình, nhà nước và tồn xã hội; Trẻ em nghèo, trẻ em thuộc diện chính sách xã
hội, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt đều được giúp đỡ để hịa nhập gia đình, cộng đồng.
Trong chương IV về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, điều
58 qui định :
1. Trẻ em vi phạm pháp luật được gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục, giúp
đỡ để sửa chữa sai lầm, có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quy tắc của đời sống
xã hội và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Việc tổ chức giáo dục
trẻ em vi phạm pháp luật chủ yếu được thực hiện tại cộng đồng hoặc đưa vào trường
giáo dưỡng.
25


×