1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN 3
1.1. Mở ñầu 3
1.2. Tình hình nghiên cứu triển khai về elearning 3
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 3
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 4
1.3. ðặt vấn ñề 4
1.3.1. Công việc cần thực hiện: 5
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC CHUẨN TRONG E-LEARNING 7
2.1. Tổng quan hệ thống elearning 7
2.1.1. Một số ñịnh nghĩa e-Learning tiêu biểu 7
2.1.2. Cấu trúc một mô hình elearning ñiển hình 8
2.2. Chuẩn 12
2.2.1. ðịnh nghĩa chuẩn 12
2.2.2. ðặc ñiểm các chuẩn e-Learning 12
2.2.3. Các chuẩn e-Learning hiện có 13
2.2.4. ðề xuất chuẩn giáo trình ñiện tử 23
2.3. Kết luận 25
CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI HỆ THỐNG NỀN 26
3.1. Giới thiệu: 26
3.1.1. Ưu ñiểm: 26
3.1.2. ðối tượng sử dụng: 26
3.2. Các phân hệ của hệ thống: 27
3.2.1. Hệ thống quản lý tài khoản 27
3.2.2. Hệ thống quản lý khóa học 28
3.2.3. Hệ thống cung cấp khoá học 31
3.2.4. Hệ thống tương tác 33
3.3. Một số màn hình chức năng chính 34
3.3.1. Tạo khóa học 34
3.3.2. Công cụ soạn nội dung môn học 36
3.3.3. Công cụ kiểm tra trực tuyến 38
3.3.4. Công cụ ra ñề & làm nộp bài tập trực tuyến 40
3.3.5. Diễn ñàn thảo luận 41
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG NỘI DUNG 43
4.1. Giáo trình ñiện tử 43
4.1.1. ðịnh nghĩa 43
4.1.2. Ưu ñiểm của giáo trình ñiện tử so với các loại giáo trình khác như: 44
4.1.3. Những yêu cầu cơ bản của một giáo trình ñiện tử 44
4.2. ðề xuất hình thức và nội dung giáo trình ñiện tử 47
4.2.1. Nội dung toàn văn giống như giáo trình giấy 47
4.2.2. Slide nội dung bài giảng 47
4.2.3. Tài liệu tham khảo 49
4.2.4. Nội dung một số một học 49
2
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG 65
5.1. ðánh giá của các ñơn vị, trường tham gia thử nghiệm hệ thống 65
5.2. ðánh giá của các học sinh tại các ñơn vị thử nghiệm. 65
KẾT LUẬN 72
PHỤ LỤC 1: CÁC BẢNG CSDL CHÍNH CỦA HỆ THỐNG 84
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ ðÁNH GIÁ VÀ KHẢO SÁT 74
PHỤ LỤC 3 HỆ THỐNG BLACKBOARD 88
3
CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN
1.1. Mở ñầu
E-learning (electronic learning: Học ñiện tử) bao hàm một tập hợp các ứng
dụng và quá trình, như học qua Web, học qua máy tính, lớp học ảo và sự liên kết số.
Trong ñó bao gồm việc phân phối nội dung các khoá học tới học viên qua Internet,
mạng intranet/extranet (LAN/WAN), băng audio và video, CD-ROM, và các loại học
liệu ñiện tử khác.
Với các thành quả của công nghệ thông tin ngày nay, các mô hình giảng dạy và
học qua mạng không còn là ñiều xa lạ. Các công nghệ hỗ trợ giao tiếp trực tuyến ña
phương tiện ñã làm phong phú rất nhiều các hình thức giao tiếp và giúp truyền ñạt
những kiến thức mà trước ñây chỉ có thể truyền ñạt với hình thức lớp học trực tiếp. Hệ
thống mạng ñã thu hẹp các khoảng cách và giúp cho học viên cũng như giáo viên linh
hoạt về thời gian. Các dạng tài liệu ñiện tử còn cho phép mang ñến cho người học tri
thức ở những dạng tiện lợi, dễ tiếp thu mà tài liệu in truyền thống không làm ñược.
Các hệ thống trực tuyến ñã ñược áp dụng nhiều ở bậc ñại học, sau ñại học, ñào tạo
nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của các công ty. Ở bậc phổ thông trung học, ñã bắt ñầu
xuất hiện một số hệ thống ôn thi qua mạng, trao ñổi qua mạng. Một số trường trung
học tại Tp. Hồ Chí Minh ñã bắt ñầu xây dựng bài giảng ñiện tử, giáo trình ñiện tử của
một số môn học trong chương trình phổ thông. ðây là các tiền ñề cho phép triển khai
ñề tài” nghiên cứu – xây dựng hệ thống giáo dục trực tuyến (e –learning) cho trường
phổ thông trung học”.
1.2. Tình hình nghiên cứu triển khai về elearning
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nhiều nhà chuyên môn cho rằng E-learning - phương pháp giáo dục ñào tạo
mới ñược ñánh giá là cuộc cách mạng trong giáo dục thế kỷ 21. Theo ông Keith
Holtham, Giám ñốc phụ trách các giải pháp cho doanh nghiệp khu vực châu á - Thái
Bình Dương (Intel), E-Learning căn bản dựa trên công nghệ mạng ngang hàng (P2P).
ðây là giải pháp sử dụng công nghệ cao ñể hỗ trợ quá trình học tập, cung cấp các dịch
vụ ñào tạo, khóa học qua mạng Internet hoặc Intranet cho người dùng máy tính. Ưu
4
ñiểm nổi trội của E-Learning so với các phương pháp giáo dục truyền thống là việc tạo
ra một môi trường học tập mở và tính chất tái sử dụng các ñơn vị tri thức (learning
object). Với công nghệ này, quá trình dạy và học sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn,
giúp giảm chi phí, ñồng thời giảm thời gian ñào tạo so với phương pháp giảng dạy
truyền thống. E-learning chuyển tải nội dung phong phú, ấn tượng và dễ hiểu thông
qua trang web, bảo ñảm chất lượng ñào tạo qua những phần mềm quản lý. Mô hình
này cho phép học viên cũng như nhân viên tại các công ty chọn học những thứ cần
thiết chứ không bó buộc như trước. Bên cạnh ñó, học viên có thể học bất cứ lúc nào
bằng cách nối mạng mà không cần phải ñến trường.
Trên phạm vi toàn cầu hiện nay có nhiều công ty lớn ñầu tư vào E-Learning. Năm
2000, thị trường này ñã ñạt doanh số 2,2 tỷ USD. Người ta dự tính, ñến năm 2005, E-
Learning trên toàn cầu sẽ ñạt tới 18,5 tỷ USD. ở các nước công nghiệp phát triển, ñiển
hình là Mỹ, lĩnh vực này ñang phát triển rất nhanh. Thị trường E-Learning ở Mỹ sẽ ñạt
11,4 tỷ USD vào năm 2004. Tại châu Á, thị trường này tăng trưởng 25% mỗi năm (ñạt
6,2 tỷ USD).
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong nước, nhiều cơ sở ñào tạo ñã nghiên cứu ứng dụng e-learning vào Giáo dục-ñào
tạo. ðHQG-HCM ñã ñi ñầu trong việc ứng dụng e-learning vào ñào tạo ở bậc ñại học
và sau ñại học, chuyên ngành CNTT như ðHQG-HCM, ðại học Cần thơ, Học Viện
Công nghệ Bưu Chính Viễn thông. Một số trường phổ thông trung học tại Tp. Hồ Chí
Minh ñã bắt ñầu xây dựng trang Web, áp dụng giáo án ñiện tử.
1.3. ðặt vấn ñề
Xuất phát từ tình hình thực tế cần phát triển hệ thống e-learning cho bậc phổ thông
trung học. Sở khoa học công nghệ ñã cho phép triển khai ñề tài “Nghiên cứu – xây
dựng hệ thống giáo dục trực tuyến (e- learning) cho trường phổ thông trung học” với
các nội dung sau:
− Nghiên cứu hệ thống giáodục trực tuyến e –learning và áp dụng vào giáo dục
phổ thông .
5
− ðề xuất qui trình và xây dựng hệ thống quản lý giáo dục trực tuyến cho học
sinh phổ thông
− Xây dựng giáo trình ñiện tử cho một số môn học mẫu trong chương trình phổ
thông trung học
− Xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên học tập
− Xây dựng hệ thống trao ñổi thảo luận qua mạng
− Xây dựng hệ thống phục vụ ôn thi qua mạng
− Áp dụng thí ñiểm hệ thống vào một số trường trung học tại Tp. Hồ Chí Minh
ðề tài có các sản phẩm sau:
− Qui trình và hệ thống quản lý giáo dục trực tuyến cho học sinh phổ thông.
− Giáo trình ñiện tử cho một số môn học mẫu trong chương trình phổ thông
trung học.
1.3.1. Công việc cần thực hiện:
a) Nghiên cứu:
- Nghiên cứu các khái niệm và cấu trúc hệ thống e-learning và áp dụng
vào trường phổ thông trung học.
- Nghiên cứu các chuẩn áp dụng trong lĩnh vực e-learing.
b) Triển khai hệ thống hỗ trợ e-learning
Tìm hiểu và triển khai sử dụng hệ thống hỗ trợ e-learning LCMS dựa
trên mã nguồn mở bao gồm các phân hệ:
- Phân hệ quản lý người dùng
- Phân hệ quản lý khóa học
- Phân hệ cung cấp khóa học
- Phân hệ tương tác.
Xây dựng nội dung các môn học minh họa và thử nghiệm hệ thống.
c) Triển khai các môn học minh họa
Môn tin học:
1. Lập trình Pascal: 12 bài
2. Lý thuyết ñồ thị: 12 bài
3. Các chuyên ñề: 05 bài
6
4. Bài tập môn học: 50 bài
5. Bài tập nâng cao, tổng hợp: 200 bài
6. ðề thi học sinh giỏi: 500 bài
Môn toán:
1. Bài giảng: 10 bài
2. Bài tập môn học: 50 bài
3. Bài tập nâng cao, tổng hợp: 150 bài.
4. ðề thi: tuyển tập, chọn lọc ñề thi học sinh giỏi các năm qua tại các
trường: Nguyễn Du, PT Năng Khiếu, Lê Hồng Phong.
Môn Anh Văn
1. Bài giảng: 10 bài
2. Câu hỏi ôn tập: 800 câu hỏi trắc nghiệm.
7
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC CHUẨN TRONG E-LEARNING
2.1. Tổng quan hệ thống elearning
2.1.1. Một số ñịnh nghĩa e-Learning tiêu biểu
Có nhiều quan ñiểm, ñịnh nghĩa khác nhau về e-Learning, dưới ñây sẽ trích ra một số
ñịnh nghĩa e-Learning ñặc trưng nhất.
•
E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập (William
Horton).
•
E-Learning là một thuật ngữ dùng ñể mô tả việc học tập, ñào tạo dựa trên công
nghệ thông tin và truyền thông ( Compare Infobase Inc).
•
E-Learning nghĩa là việc học tập hay ñào tạo ñược chuẩn bị, truyền tải hoặc
quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác
nhau và ñược thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục ( MASIE Center).
•
Việc học tập ñược truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ ñiện tử. Việc truyền tải
qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng
dạy thông minh, và việc ñào tạo dựa trên máy tính ( CBT ) ( Sun Microsystems,
Inc ).
•
Việc truyền tải các hoạt ñộng, quá trình, và sự kiện ñào tạo và học tập thông
qua các phương tiện ñiện tử như Internet, intranet, extranet, CD-ROM, video
tape, DVD, TV, các thiết bị cá nhân ( e-learningsite).
•
"Việc sử dụng công nghệ ñể tạo ra, ñưa các dữ liệu có giá trị, thông tin, học
tập và kiến thức với mục ñích nâng cao hoạt ñộng của tổ chức và phát triển khả
năng cá nhân." (ðịnh nghĩa của Lance Dublin, hướng tới e-learning trong
doanh nghiệp).
8
2.1.2. Cấu trúc một mô hình elearning ñiển hình
2.1.2.1.
Kiến trúc hệ thống
Hình 2.1: Cấu trúc mô hình e-learning
Quan sát trên hình vẽ, chúng ta thấy:
•
Học tập sẽ dựa trên mạng Internet là chủ yếu, thông qua World Wide Web
(WWW).
•
Hệ thống e-Learning sẽ ñược tích hợp vào portal của trường học hoặc doanh
nghiệp. Như vậy hệ thống e-Learning sẽ phải tương tác tốt với các hệ thống
khác trong trường học như hệ thống quản lý sinh viên, hệ thống quản lý giáo
viên, lịch giảng dạy…cũng như các hệ thống của doanh nghiệp như là ERP,
HR…
•
Một thành phần rất quan trọng của hệ thống chính là hệ thống quản lý học tập
(Learning Management System), gồm nhiều module khác nhau, giúp cho quá
trình học tập trên mạng ñuợc thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các ñiểm mạnh
của mạng Internet ví dụ như
Diễn ñàn ñể trao ñổi ý kiến giữa các thành viên của một lớp
9
Module khảo sát lấy ý kiến của mọi người về một vấn ñề nào ñó
Module kiểm tra và ñánh giá
Module chat trực tuyến
Module phát video và audio trực truyến
Module Flash
•
Với các trường và cơ sở có quy mô lớn cần phải quản lý kho bài giảng lớn và
muốn chia sẻ cho các trường khác thì phải nghĩ ñến giải pháp kho chứa bài
giảng. Kho chứa bài giảng này cho phép lưu trữ, quản lý thông tin về các bài
giảng (thường dùng các chuẩn về metadata của IEEE,IMS, và SCORM). Hơn
nữa, thường có engine tìm kiếm ñi kèm, tiện cho việc tìm kiếm các bài giảng
(hoặc tổng quát hơn là ñối tượng học tập). ðôi khi các LCMS cũng ñủ mạnh ñể
thực hiện việc quản lý này hoặc cũng có các sản phẩm chuyên biệt cho nhiệm
vụ này (chẳng hạn các sản phẩm của Harvest Road,
).
•
Các chuẩn/ñặc tả là một thành phần kết nối tất cả các thành phần của hệ thống
e-Learning. LMS, LCMS, công cụ soạn bài giảng, và kho chứa bài giảng sẽ
hiểu nhau và tương tác ñược với nhau thông qua các chuẩn/ñặc tả. Chuẩn và
ñặc tả e-Learning cũng ñang phát triển rất nhanh tạo ñiều kiện cho các công ty
và tổ chức tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm e-Learning, và người dùng có rất
nhiều sự lựa chọn.
2.1.2.2. Mô hình chức năng
Mô hình chức năng có thể cung cấp một cái nhìn trực quan về các thành phần tạo nên
nôi trường E-learning và những ñối tượng thông tin giữa bao gồm:
Hệ thống quản lý học tập (LMS) như là một hệ thống dịch vụ quản lý việc phân
phối và tìm kiếm nội dung học tập cho người học, tức là LMS quản lý các quá
trình học tập.
10
Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS): Một LCMS là một môi trường ña
người dùng, ở ñó các cơ sở ñào tạo có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và
phân phối nội dung học tập trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm.
LCMS quản lý các quá trình tạo ra và phân phối nội dung học tập.
Hình 2.2: Mô hình chức năng hệ thống e-learning
Hệ thống LMS cần trao ñổi thông tin về hồ sơ người sử dụng và thông tin ñăng nhập
của người sử dụng với các hệ thống khác, vị trí của khoá học từ LCMS và lấy thông
tin về các hoạt ñộng của học viên từ LCMS. Chìa khoá cho sự kết hợp thành công giữa
LMS và LCMS là tính mở, sự tương tác. Hình 2.3 mô tả một mô hình kiến trúc của hệ
thống E-learning sử dụng công nghệ Web ñể thực hiện tính năng tương tác giữa LMS
và LCMS cung như với các hệ thống khác.
11
Hình 2.3: Kiến trúc hệ thống E-learning sử dụng công nghệ Web
Trên cơ sở các ñặc tính của dịch vụ Web, người ta thấy rằng các dịch vụ Web có khả
năng tốt ñể thực hiện tính năng liên kết của các hệ thống E-learning.
2.1.2.3.
Mô hình hệ thống
Một cách tổng thể một hệ thống E-learning bao gồm 3 phần chính:
Hình 2.4: Một ví dụ về mô hình hệ thống e-learning
-
Hạ tầng truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bị ñầu cuối người dùng (học viên),
thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông,
12
- Hạ tầng phần mềm: Các phần mềm LMS, LCMS, Authoring Tools (Aurthorware,
Toolbook, )
- Nội dung ñào tạo (hạ tầng thông tin): Phần quan trọng của E-learning là nội dung các
khoá học, các chương trình ñào tạo, các courseware
2.2. Chuẩn
2.2.1. ðịnh nghĩa chuẩn
ISO ñịnh nghĩa như sau:
"Các thoả thuận trên văn bản chứa các ñặc tả kĩ thuật hoặc các tiêu chí chính xác
khác ñược sử dụng một cách thống nhất như các luật, các chỉ dẫn, hoặc các ñịnh
nghĩa của các ñặc trưng, ñể ñảm bảo rằng các vật liệu, sản phẩm, quá trình, và dịch
vụ phù hợp với mục ñích của chúng".
2.2.2. ðặc ñiểm các chuẩn e-Learning
ðối với những người làm việc trong lĩnh vực e-Learning, các chuẩn e-Learning ñóng
vai trò rất quan trọng. Không có chuẩn e-Learning chúng ta sẽ không có khả năng trao
ñổi với nhau và sử dụng lại các ñối tượng học tập. Nhờ có chuẩn toàn bộ thị trường e-
Learning (người bán công cụ, khách hàng, người phát triển nội dung) sẽ tìm ñược
tiếng nói chung, hợp tác với nhau ñược cả về mặt kĩ thuật và mặt phương pháp:
•
Khả năng truy cập ñược: truy cập nội dung học tập từ một nơi ở xa và phân
phối cho nhiều nơi khác
•
Tính khả chuyển: sử dụng ñược nội dung học tập mà phát triển tại ở một nơi,
bằng nhiều công cụ và nền khác nhau tại nhiều nơi và hệ thống khác nhau
•
Tính thích ứng: ñưa ra nội dung và phương pháp ñào tạo phù hợp với từng tình
huống và từng cá nhân
•
Tính sử dụng lại: một nội dung học tập ñược tạo ra có thể ñược sử dụng ở nhiều
ứng dụng khác nhau
13
•
Tính bền vững: vẫn có thể sử dụng ñược các nội dung học tập khi công nghệ
thay ñổi, mà không phải thiết kế lại
•
Tính giảm chi phí: tăng hiệu quả học tập rõ rệt trong khi giảm thời gian và chi
phí.
2.2.3. Các chuẩn e-Learning hiện có
Trước tiên, chúng ta xem các loại chuẩn chính và chúng hỗ trợ tính khả chuyển như
thế nào trong một hệ thống học tập. Chúng ta nhìn nhận trên quan ñiểm của hai phía,
phía học viên và phía kia là người sản xuất cua học.
Hình 2.5: Chuẩn và mô hình e-learning
Người sản xuất cua học tạo ra các module ñơn lẻ hay các ñối tượng học tập sau ñó sẽ
tích hợp lại thành một cua thống nhất.
•
Các chuẩn cho phép ghép các cua tạo bởi các công cụ khác nhau bởi các nhà
sản xuất khác nhau thành các gói nội dung (packages) ñược gọi là các chuẩn
ñóng gói (packaging standards). Các chuẩn này cho phép hệ thống quản lý nhập
và sử dụng ñược các các cua học khác nhau.
•
Nhóm chuẩn thứ hai cho phép các hệ thống quản lý ñào tạo hiển thị từng bài
học ñơn lẻ. Hơn nữa, có thể theo dõi ñược kết quả kiểm tra của học viên, quá
trình học tập của học viên. Những chuẩn như thế ñược gọi là chuẩn trao ñổi
14
thông tin (communication standards), chúng quy ñịnh ñối tượng học tập và hệ
thống quản lý trao ñổi thông tin với nhau như thế nào.
•
Nhóm chuẩn thứ ba quy ñịnh cách mà các nhà sản xuất nội dung có thể mô tả
các cua học và các module của mình ñể các hệ thống quản lý có thể tìm kiếm và
phân loại ñược khi cần thiết. Chúng ñược gọi là các chuẩn metadata (metadata
standards).
•
Nhóm chuẩn thứ tư nói ñến chất lượng của các module và các cua học. Chúng
ñược gọi là chuẩn chất lượng (quality standards), kiểm soát toàn bộ quá trình
thiết kế cua học cũng như khả năng hỗ trợ của cua học với những người tàn tật.
Các loại chuẩn trên cùng nhau ñóng góp tạo ra các giải pháp e-Learning có chi phí
thấp, hiệu quả, và mang lại sự thoải mái cho mọi người tham gia e-Learning.
2.2.3.1. Chuẩn ñóng gói
Chuẩn ñóng gói e-Learning bao gồm:
•
Cách ñể ghép nhiều ñơn vị nội dung khác nhau thành một gói nội dung duy
nhất. Các ñơn vị nội dung có thể là các cua học, các file HTML, ảnh,
multimedia, style sheet, và mọi thứ khác xuống ñến một icon nhỏ nhất.
•
Gồm thông tin mô tả tổ chức của một cua học hoặc module sao cho có thể nhập
vào ñược hệ thống quản lý và hệ thống quản lý có thể hiển thị một menu mô tả
cấu trúc của cua học và học viên sẽ học dựa trên menu ñó.
•
Gồm các kĩ thuật hỗ trợ chuyển các cua học hoặc module từ hệ thống quản lý này sang
hệ thống quản lý khác mà không phải cấu trúc lại nội dung bên trong.
15
Hiện tại có các chuẩn ñóng gói nào?
Tổ chức Nhận xét
AICC
(Aviation
Industry CBT
Committee)
ðể ñảm bảo các cua học khả chuyển khi tuân theo
chuẩn AICC ñòi hỏi phải có nhiều file, tuỳ thuộc vào
mức ñộ phức tạp. Cụ thể là bao gồm file mô tả cua học,
các ñơn vị nội dung khác, các file mô tả, file cấu trúc
cua học, các file ñiều kiện Chuẩn này có thể thiết kế
các cấu trúc phức tạp cho nội dung. Tuy nhiên, các nhà
phát triển phàn nàn rằng chuẩn này rất phức tạp khi
thực thi và nó không hỗ trợ sử dụng lại các module ở
mức thấp.
IMS Global
Consortium
Ngược lại, ñặc tả IMS Content and Packaging ñơn giản
hơn và chặt chẽ hơn. ðặc tả này ñược cộng ñồng e-
Learning chấp nhận và thực thi rất nhiều. Một số phần
mềm như Microsoft LRN Toolkit hỗ trợ thực thi ñặc tả
này.
SCORM(Sharable
Content Object
Reference Model)
SCORM kết hợp nhiều ñặc tả khác nhau trong ñó có
IMS Content and Packaging. Trong SCORM 2004,
ADL (hãng ñưa ra SCORM) có ñưa thêm Simple
Sequencing 1.0 của IMS. Hiện tại ña số các sản phẩm
e-Learning ñều hỗ trợ SCORM. SCORM có lẽ là ñặc tả
ñược mọi người ñể ý nhất.
Chuẩn ñóng gói nội dung trong SCORM
Do ñặc tả về ñóng gói nội dung của SCORM và IMS gần như giống nhau và SCORM
ñược biết ñến rộng rãi hơn, chúng tôi sẽ giới thiệu qua về chuẩn ñóng gói nội dung của
SCORM. Bạn nào muốn tìm hiểu kĩ hơn về SCORM 1.2, SCORM 2004 có thể vào
website của ADL ñể download các ñặc tả.
16
Hình 2.6: Các thành phần trong chuẩn SCORM
Cả SCORM và IMS ñều dùng ñặc tả IMS Content and Packaging. Bộ công cụ
Mirosoft LRN Toolkit hỗ trợ ñặc tả này.
Cốt lõi của ñặc tả Content Packaging là một file manifest. File manifest này phải ñược
ñặt tên là imsmanifest.xml. Như phần ñuôi file ñã ñưa ra, file này phải tuân theo các
luật XML về cấu trúc bên trong và ñịnh dạng.
Trong file này có bốn phần chính:
•
Phần Meta-data ghi các thông tin cụ thể về gói.
•
Phần Organizations là nơi mô tả cấu trúc nội dung chính của gói. Nó gần như
một bảng mục lục. Nó tham chiếu tới các các tài nguyên và các manifest con
khác ñược mô tả chi tiết hơn ở phần dưới.
•
Phần tiếp theo là Resources. Nó bao gồm các mô tả chỉ tới các file khác ñược
ñóng cùng trong gói hoặc các file khác ở ngoài (như là các ñịa chỉ Web chẳng
hạn).
•
Sub-manifests mô tả hoàn toàn các gói ñược gộp vào bên trong gói chính. Mỗi
sub-manifest cũng có cùng cấu trúc bao gồm Meta-data, Organizations,
Resources, và Sub-manifests. Do ñó manifest có thể chứa các sub-manifest và
các sub-manifest có thể chứa các sub-manifes khác nữa.
17
ðặc tả này cho phép gộp nhiều cua học và các thành phần cao cấp khác từ các bài học
ñơn lẻ, các chủ ñề, và các ñối tượng học tập mức thấp khác.
ðặc tả này cũng cung cấp các kĩ thuật gộp manifest và các file thành một gói vật lý.
Các ñịnh dạng file ñược khuyến cáo ñể ghép các file riêng rẽ là PKZIP (ZIP) file, Jar
file (JAR), hoặc cabinet (CAB) file. Phương pháp thực thi một chuẩn theo một công
nghệ cụ thể ñược gọi là binding và không phải là phần lõi của chuẩn.
Những công cụ nào giúp tuân theo chuẩn ñóng gói?
Nếu bạn tự mình phát triển công cụ tạo ra các gói tuân theo chuẩn ñóng gói thì rất mất
thời gian và tốn kém tiền của. Rất may, vào thời ñiểm hiện tại ñã có một số công cụ
miễn phí, thậm chí mã nguồn mở giúp chúng ta ñóng gói nội dung tuân theo chuẩn.
2.2.3.2. Chuẩn trao ñổi thông tin
Các chuẩn trao ñổi thông tin xác ñịnh một ngôn ngữ mà con người hoặc sự vật có thể
trao ñổi thông tin với nhau. Một ví dụ dễ thấy về chuẩn trao ñổi thông tin là một từ
ñiển ñịnh nghĩa các từ thông dụng dùng trong một ngôn ngữ.
Trong e-Learning, các chuẩn trao ñổi thông tin xác ñịnh một ngôn ngữ mà hệ thống
quản lý ñào tạo có thể trao ñổi thông tin ñược với các module.
Hình 2.7: Chuẩn trao ñổi thông tin
18
Qua hình vẽ chúng ta thấy một vài chủ ñề chính dùng trong trao ñổi thông tin:
•
Hệ thống quản lý cần biết khi nào thì ñối tượng (học tập) bắt ñầu hoạt ñộng
•
ðối tượng cần biết tên học viên
•
ðối tượng thông báo ngược lại cho hệ thống quản lý học viên ñã hoàn thành ñối
tượng bao nhiều phần trăm
•
Hệ thống quản lý cần biết thông tin về ñiểm học viên ñể lưu vào cơ sở dữ liệu.
•
Hệ thống quản lý cần biết khi nào học viên chấm dứt học tập và ñóng ñối tượng
học tập.
Chuẩn trao ñổi thông tin bao gồm 2 phần: giao thức và mô hình dữ liệu. Giao thức xác
ñịnh các luật quy ñịnh cách mà hệ thống quản lý và các ñối tượng học tập trao ñổi
thông tin với nhau. Mô hình dữ liệu xác ñịnh dữ liệu dùng cho quá trình trao ñổi như
ñiểm kiểm tra, tên học viên, mức ñộ hoàn thành của học viên
2.2.3.3. Chuẩn meta-data
Metadata là dữ liệu về dữ liệu. Với e-Learning, metadata mô tả các cua học và các
module. Các chuẩn metadata cung cấp các cách ñể mô tả các module e-Learning mà
các học viên và các người soạn bài có thể tìm thấy module họ cần.
Metadata là gì?
Metadata cung cấp một cách chuẩn mực ñể mô tả các cua học, các bài, các chủ ñề, và
media. Những mô tả ñó sẽ ñược dịch ra thành các catalog hỗ trợ cho việc tìm kiếm
ñược nhanh chóng và dễ dàng.
Với metadata bạn có thể thực hiện các tìm kiếm phức tạp. Bạn không bị giới hạn tìm
kiếm theo các từ ñơn giản. Bạn có thể tìm kiếm các cua học tiếng Nhật về Microsoft
Word có ñộ dài 2 tiếng và tìm kiếm bất cứ cái gì bạn muốn mà không phải duyệt toàn
bộ các tài liệu Microsoft Word bằng tiếng Nhật.
Metadata cho phép bạn phân loại các cua học, bài học, và các module khác. Metadata
có thể giúp người soạn bài tìm nội dung họ cần và sử dụng ngay hơn là phải phát triển
từ ñầu.
19
Hiện tại có các chuẩn metadata nào?
Qua nhiều năm, có 3 ñặc tả metadata ñã ñược ñưa ra và có các sản phẩm thực thi
chúng trong thực tế. Chúng bao gồm:
•
IEEE 1484.12 Learning Object Metadata Standard ()
•
IMS Learning Resources Meta-data Specification ()
•
SCORM Meta-data standards ()
Cũng lưu ý thêm là các tổ chức cũng chưa thống nhất về cách viết: meta-data hoặc
metadata. IMS và SCORM dùng meta-data, trong khi ñó IEEE và ña số các tổ chức
khác dùng metadata.
Trong ba ñặc tả metadata liệt kê ở trên, IEEE metadata có thể coi là ñặc tả duy nhất
ñược chứng nhận như là một chuẩn.
Các thành phần cơ bản của metadata
Các chuẩn metadata xác ñịnh nhiều thành phần yêu cầu và tuỳ chọn. Bây giờ, chúng ta
xem xét qua một số thành phần chính trong chuẩn IEEE 1484.12.
o Title
o Language
o Description
o Keyword
o Structure
o Aggregation Level
o Version
o Format
o Size
o Location
o Requirement
o Duration
o Cost
20
Ta sẽ ñi sâu phân tích một số thành phần chính. Title ghi tên chính thức của cua học.
Language xác ñịnh ngôn ngữ ñược sử dụng bên trong cua học và có thể có thông tin
thêm (như là tiếng Anh thì có thêm thông tin là Anh-Anh hoặc là Anh-Mĩ).
Description bao gồm mô tả về cua học. Keyword gồm các từ khoá hỗ trợ cho việc tìm
kiếm. Structure mô tả cấu trúc bên trong của cua học: tuần tự, phân cấp, và nhiều hơn
nữa. Aggregation Level xác ñịnh kích thước của ñơn vị. 4 tức là cua học, 3 là bài, 2 là
chủ ñề. Version xác ñịnh phiên bản của cua học. Format quy ñịnh các ñịnh dạng file
ñược dùng trong cua học. Chúng là các ñịnh dạng MIME. Size là kích thước tổng của
toàn bộ các file có trong cua học. Location ghi ñịa chỉ Web mà học viên có thể truy
cập cua học. Requirement liệt kê các thứ như trình duyệt và hệ ñiều hành cần thiết ñể
có thể chạy ñược cua học. Duration quy ñịnh cần bao nhiêu thời gian ñể tham gia cua
học. Cost ghi xem cua học có miễn phí hoặc có phí. ðể có thêm thông tin bạn nên
download ñặc tả này xuống.
Các công cụ giúp tuân theo chuẩn metadata
ðể ñảm bảo tính khả chuyển, metadata phải ñược thu thập và ñịnh dạng là XML,
không phải là một công việc dễ ñể thực hiện bằng tay. Hiện tại, các tổ chức chuẩn và
các người bán ñã có các công cụ ñể tạo các meta-data tuân theo chuẩn.
IMS ñưa ra Developer Toolkit phát triển bởi Sun Microsystems. Bạn có thể download
tại website chính thức của IMS. ADL ñưa ra SCORM Metadata Generator, có thể
download ở website của ADL.
2.2.3.4. Chuẩn chất lượng
Các chuẩn chất lượng liên quan tới thiết kế cua học và các module cũng như khả năng
truy cập ñược của các cua học ñối với những người tàn tật. Các chuẩn chất lượng ñảm
bảo rằng e-Learning có những ñặc ñiểm nhất ñịnh nào ñó hoặc ñược tạo ra theo một
quy trình nào ñó - nhưng chúng không ñảm bảo rằng các cua học bạn tạo ra sẽ ñược
học viên chấp nhận.
Tại sao bạn cần các chuẩn chất lượng?
21
Các chuẩn chất lượng ñảm bảo rằng nội dung của bạn có thể dùng ñược, học viên dễ
ñọc và dễ dùng nội dung bạn tạo ra. Nếu các chuẩn chất lượng không ñược ñảm bảo
thì bạn có thể mất học viên ngay từ những lần học ñầu tiên.
Các chuẩn chất lượng ñảm bảo các ñối tượng học tập không chỉ sử dụng lại ñược mà
sử dụng ñược ngay từ những lần học ñầu tiên.
Các chuẩn thiết kế e-Learning
Chuẩn chất lượng thiết kế chính cho e-Learning là e-Learning Courseware
Certification Standards của ASTD E-Learning Certification Institue. Certification
Institue chứng nhận rằng các cua học e-Learning tuân theo một số chuẩn nhất ñịnh như
thiết kế giao diện, tương thích với các hệ ñiều hành và các công cụ chuẩn, chất lượng
sản xuất, và thiết kế giảng dạy.
Bạn có thể download các chuẩn của Certification Institue tại
Thậm chí nếu bạn không có ñủ thời gian và công
sức ñể tham gia quá trình chứng nhận, bạn có thể dùng các chuẩn ñể tự thử chất lượng
các cua học.
2.2.3.5. Một số chuẩn e-Learning khác
ða số các chuẩn e-Learning là của IMS. Chúng tôi giới thiệu một số chuẩn như thế:
•
Test Questions: ðây là chuẩn về các câu hỏi kiểm tra. Các câu hỏi ñược phát
triển trong một LMS, LCMS hoặc các hệ thống trường học ảo thường không
thể di chuyển ñược sang các hệ thống khác. ðặc tả IMS Question and Test
Interoperabililty cố gắng tìm các cách chung ñể các bài kiểm tra, câu hỏi có thể
dùng ñược trong nhiều hệ thống khác nhau.
•
Enterprise Information Model: Các hệ thống quản lý cần trao ñổi thông tin với
các hệ thống khác của doanh nghiệp. IMS Enterprise Information Model tìm
một cách ñể xác ñịnh các ñịnh dạng cho phép trao ñổi các dữ liệu quản lý gi các
hệ thống.
•
Learner Information Packaging: Trong thực tế, những người quản trị dành rất
nhiều thời gian ñưa thông tin về học viên vào các hệ thống quản lý học tập khác
22
nhau. ðặc tả IMS Learner Information Packaging cố gắng xác ñịnh một ñịnh
dạng chung về thông tin học viên. Các mô tả tuân theo ñặc tả có thể trao ñổi
một cách tự do giữa các hệ thống khác nhau.
•
Một số ñặc tả khác như IMS Digital Repositories, IMS Simple Sequencing (ñã
ñược ñưa vào SCORM 2004),
2.2.3.6. Các chuẩn viễn thông
Các chẩn viễn thông áp dụng cho Internet và cũng như vậy với e-Learning. Một vài
chuẩn sẽ cần thiết cho bạn nếu bạn dự ñịnh kết hợp các công cụ khác nhau phục vụ
cho mục ñích liên kết, trao ñổi thông tin. Tổ chức quan trọng nhất trong việc ñưa ra
các chuẩn viễn thông là International Telecommunications Union ():
•
H.323 dùng cho các hệ thống trao ñổi thông tin multimedia dựa trên gói tin. Nó
tăng cường sự tương thích trong việc truyền hội thảo bằng video thông qua
mạng IP.
•
T.120 dùng cho các giao thức dữ liệu phục vụ cho hội thảo multimedia. Nó bao
gồm tài liệu hội thảo và phần chia sẻ ứng dụng của các cuộc gặp trực tuyến
(online-meetings).
Các chuẩn về trao ñổi thông tin có thể quan trọng trong một số dự án cụ thể. Nếu bạn
nhìn thấy các chuẩn bắt ñầu bằng "T" hoặc "H" thì bạn có thể vào website của ITU ñể
có thông tin cụ thể hơn.
2.2.3.7. Các chuẩn media
Các chuẩn media quy ñịnh các ñịnh dạng chuẩn của media. ða số các chuẩn có nguồn
gốc từ World Wide Web Consortium (W3C). Dưới ñây là một số chuẩn media thông
dụng trong e-Learning:
•
CSS (Cascading Style Sheet) ñể kiểm soát giao diện bên ngoài của các trang
HTML và XML
•
DOM (Document Object Model) ñể lập trình các trình duyệt và các trang của
nó
•
HTML (Hypertext Markup Language) ñể tạo các trang Web
23
•
HTTP (Hypertext Transfer Language) ñể gửi dữ liệu giữa server và trình duyệt
•
MathML (Mathematics Markup Language) ñể hiển thị các phương trình toán
học
•
PNG (Portable Network Graphics) dùng cho ñồ hoạ ñiểm
•
SMIL (Synchronized Multimedia Integration Language) ñể tạo các bài trình
bày multimedia
•
XML (eXtensible Markup Language) ñể tạo các ngôn ngữ ñánh dấu tuỳ biến
Còn một số chuẩn media của các tổ chức khác như sau:
•
GIF (Graphics Interchange Format) dùng cho ñồ hoạ ñiểm của CompuServe
•
JPEG (Joint Photographic Expert Group) dùng cho các ảnh
()
•
MPEG (Moving Picture Experts Group) phục vụ cho video
()
•
vCard dùng cho các thẻ thương mại ñiện tử ()
MIME (Multipurpose Internet Mail Extensions) bởi Internet Engineering Task Force
xác ñịnh các ñịnh dạng file và việc gửi chúng qua các thông ñiệp e-mail
().
2.2.4. ðề xuất chuẩn giáo trình ñiện tử
Theo nghiên cứu ở trên về chuẩn, tiêu chuẩn SCORM ñược sử dụng phổ biến trong
các hệ thống elearning nhằm mục ñích chia sẻ và tích hợp vào hệ thống. Chính vì vậy
ñể chuẩn hóa hệ thống biên soạn giáo trình ñiện tử cần tuân theo chuẩn này, hơn nữa
hiện có các công cụ hỗ trợ cho việc tạo và biên soạn giáo trình ñiện tử cũng khá phổ
biến.
ðối với nghiên cứu sản xuất giáo trình ñiện tử, tức là khía cạnh nội dung giáo trình
ñiện tử cần ñảm bảo các chuẩn meta-data, chuẩn media, và chuẩn ñóng góp SCORM
nhằm ñảm bảo thỏa các ñặc ñiểm của hệ thống elearning như ñã ñề cập ở trên. Sản
phẩm giáo trình ñiện tử cần ñảm bảo các yêu cầu sau:
24
(1) Sách ñiện tử (e-book): Là các ñịnh dạng ñiện tử có thể ñọc trên màn hình máy tính
(html, pdf, ) của học liệu in.
(2) Bài giảng ñiện tử (BGðT): Là bài giảng môn học-học phần ñược thể hiện dưới
dạng tổ hợp các ñịnh dạng ñiện tử (văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh ñộng, âm thanh,
lời giảng, ñoạn phim, ) ñược cấu trúc phù hợp theo Yêu cầu của màn hình trình diễn
BGðT, có thể ñọc, duyệt bằng các trình duyệt Web/Internet thông dụng.
Ngoài ra trong trường hợp BGðT có yêu cầu phải tích hợp trên Hệ thống quản lý nội
dung học (LMS) thì BGðT phải tuân thủ Tiêu chuẩn SCORM cho hệ thống giáo dục
ñiện tử (E-learning).
ðể có thể ñảm bảo yêu cầu trên cần soạn thảo văn bản giáo trình bằng trình soạn thảo
như FrontPage, DreamWave với ñịnh dạng tập tin html, htm, xml và tuân theo ñịnh
dạng bộ gõ font Unicode. Còn có soạn thảo các ñịnh dạng slide (ppt) với công cụ
powerpoint cùng với phần mềm tích hợp quay phim video của giáo viên vào slide
chiếu tương ứng
ðể có thể soạn thảo và tích hợp hay ñóng gói SCORM có thể dùng công cụ ReLoad,
hay eXe Editor hoặc hệ thống LCMS nguồn mở như Atutor ñể có kết xuất dạng
SCORM
SCORM là chuẩn phổ biến nhất hiện nay cho E-learning, do tổ chức ADL (advanced
Distributed Learning) ñưa ra. SCORM (Shareable Content Object Reference Model,
mô hình tham chiếu ñối tượng nội dung chia sẻ ñược) xác ñịnh các cơ sở kỹ thuật cho
một môi trường Elearning dựa trên Web. SCORM thừa kế nhiều ñề xuất và nghiên
cứu về chuẩn elearning có trước ñó. Hằng năm ñều có các hội nghị về SCORM. Chuẩn
SCORM ñã trải qua nhiều version và version mới nhất hiện nay là SCORM 2004 (hay
còn gọi là SCORM 1.3.1 theo cách ñánh số cũ). Có nhiều hãng phần mềm sản xuất của
LMS và content tuân theo chuẩn SCORM.
SCORM gồm các hướng dẫn (guideline), qui ñịnh (specification) và chuẩn (standard).
Có thể tìm thấy mọi tài liệu và thông tin về SCORM trên website www.adlne.gov. Các
tài liều quan trọng nhất về SCORM là:
1. Overview: Giới thiệu chung về vấn ñề cơ bản nhất
25
2. Content Aggregation Model (CAM): mô tả cách kết hợp, dán nhãn và ñóng gói
các nội dung học
3. Run-time Environment (RTE): mô tả cách LMS quản trị môi trường học
4. Sequencing and Navigation: mô tả cách sắp xếp và ñịnh vị nội dung học
2.3. Kết luận
Trong xu hướng phát triển kinh tế toàn cầu hóa và hội nhập thông tin thì hệ
thống elearning cũng cần phát triển và ñẩy mạnh theo xu hướng ñẩy mạnh liên thông
và trao ñổi thông tin cao giữa các cơ sở ñào tạo. Hệ thống elearning cũng cần ñảm bảo
tính khả dụng, tính khả chuyển giữa các hệ thống elearning trong ñịa phương, quốc gia
khu vực và toàn cầu. ðể ñảm bảo những yều cầu trên chuẩn SCORM ñã mang lại khả
năng tích hợp và phổ biến cao trong các hệ thống LCMS.