THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 7/2008
MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt đề tài (gồm tiếng Việt và tiếng Anh)
I
Mục lục
II
Danh sách các chữ viết tắt
III
Danh sách bảng
IV
Danh sách biểu đồ và hình vẽ
V
Bảng quyết toán (giám đònh giai đoạn 1)
VI
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
1.1 Tổng quan về môn xe đạp thể thao. 7
1.1.1 Đặc điểm môn xe đạp thể thao. 7
1.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến thành tích thi đấu trong XĐĐT. 14
1.1.3 Hệ thống và các giai đoạn huấn luyện VĐV XĐĐT. 18
1.2 Cơ sở lý luận về tuyển chọn VĐV xe đạp đường trường. 23
1.2.1 Những cơ sở chung. 23
1.2.2 Cơ sở lý luận tuyển chọn VĐV XĐĐT.
41
1.3 Đặc điểm tâm, sinh lý và phát triển thể chất lứa tuổi 13 - 15.
54
1.3.1 Đặc điểm giải phẩu và cấu trúc cơ thể VĐV 13 – 15 tuổi 54
1.3.2 Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực VĐV 13 – 15 tuổi. 55
1.3.3 Đặc điểm sinh lý VĐV 13 – 15. 59
1.3.4 Đặc điểm tâm lý VĐV lứa tuổi 13 – 15. 67
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 69
2.1 Phương pháp nghiên cứu: 69
2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. 69
2.1.2 Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm. 69
2.1.3 Phương pháp kiểm tra chức năng. 70
2.1.4 Phương pháp nhân trắc học. 73
2.1.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm. 76
2.1.6 Phương pháp quan sát sư phạm. 82
2.1.7 Phương pháp kiểm tra thần kinh – tâm lý. 83
2.1.8 Phương pháp toán học thống kê. 87
2.2 Tổ chức nghiên cứu: 90
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu. 90
2.2.2 Kế hoạch nghiên cứu. 90
2.2.3 Đơn vò phối hợp nghiên cứu. 90
2.2.4 Đòa điểm nghiên cứu. 91
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 92
3.1 Xác đònh các chỉ tiêu về hình thái, thể lực, kỹ thuật, tâm lý và
chức năng cơ thể trong tuyển chọn VĐV XĐĐT 13 – 15 tuổi.
92
3.1.1 Tổng hợp các chỉ tiêu trong tuyển chọn và đánh giá trình độ
tập luyện VĐV XĐTT của các tác giả trong và ngoài nước.
92
3.1.2 Phỏng vấn các huấn luyện viên, các chuyên gia, các nhà chuyên
môn nhằm xác đònh các chỉ tiêu tuyển chọn VĐV XĐĐT 13 – 15
tuổi.
99
3.1.3 Kiểm nghiệm độ tin cậy và tính thông báo các chỉ tiêu tuyển
chọn VĐV XĐĐT 13 – 15 tuổi (chỉ tiêu điều kiện).
102
3.1.4 Nghiên cứu mối tương quan giữa các chỉ tiêu tuyển chọn VĐV
XĐĐT 13 – 15 tuổi:
104
3.1.5 Thảo luận về các chỉ tiêu về hình thái, thể lực, kỹ thuật, tâm lý
và chức năng cơ thể trong tuyển chọn VĐV XĐĐT 13 – 15 tuổi.
106
3.2 Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chỉ tiêu tuyển chọn VĐV XĐĐT 13
– 15 tuổi.
121
3.2.1 Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV XĐĐT 13 – 15 tuổi
theo nhóm chỉ tiêu điều kiện.
121
3.2.2 Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV XĐĐT 13 – 15 tuổi
theo nhóm chỉ tiêu mở rộng.
126
3.2.3 Hướng dẫn cách sử dụng thang tuyển chọn VĐV XĐTT 13 – 15
tuổi.
127
3.2.4 Kiểm nghiệm tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV XĐĐT 13 – 15
tuổi.
130
3.2.5 Thảo luận hệ thống tiêu chuẩn chỉ tiêu tuyển chọn VĐV
XĐĐT 13 – 15 tuổi:
131
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 133
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trong qui trình đào tạo tài năng đua xe đạp trẻ cho nước nhà không chỉ
đề ra kế hoạch huấn luyện với các giáo án, các bài tập chuyên môn, các bài
tập thể lực, các bài tập bổ trợ . . . có hiệu quả cao mà việc tuyển chọn chính
xác là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Thật vậy, tuyển chọn là khâu
then chốt quyết đònh thành tích thể thao và tiết kiệm được kinh phí đào tạo
cũng như công sức tập luyện của vận động viên. Hiện nay ở nước ta việc
tuyển chọn vận động viên xe đạp chưa được tiến hành theo hệ thống thống
nhất, chưa có chuẩn mực chung và tiêu chuẩn tuyển chọn khoa học cho tất cả
các độ tuổi. Do đó việc xây dựng một tiêu chuẩn tuyển chọn toàn diện cả về
hình thái, thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý và khả năng chức phận của cơ
thể vận động viên, theo một qui trình và trong một hệ thống chặt chẽ, khoa
học được coi là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết.
Đề tài nghiên cứu đã xác đònh các chỉ tiêu về hình thái, thể lực, kỹ
thuật, chức năng thần kinh – tâm lý, chức năng sinh lý và xây dựng tiêu
chuẩn tuyển chọn vận động viên nam xe đạp đường trường tuổi 13 - 15 theo
ba mức độ khác nhau. Góp phần tuyển chọn ban đầu các vận động viên trong
toàn bộ qui trình huấn luyện nhiều năm của môn xe đạp đường trường.
SUMMARY OF RESEARCH CONTENT
In our country, the whole of training racers’ young talents process is not
only to provide effectively training plan including lesson plans, specialised
exercises, physical fitness exercises, supplemental exercises . . . but racers-
selection exactly is very important and indispensable, too. Really, racers
selection is a key to decide sport achievements and saving some things as
training expenditure or racers’ efforts. Nowadays, in our nation, the selections
for racers are not carried out to an unity of system. It hasn’t a general standard
to select scientifically racers at any age. So, it’s very important and
indispensable to build a selection system with the perfect standard for racers
such as forms, physical finesses, techniques, psychology, and abilities of parts
of body.
Topic of research determined the norms of form, physical fitness,
technique, nervous functions, psychology functions, psychological functions… It
also built a standard selection following three different levels for male racers
at ages 13 -15. All of them are going to contribute initially for selection racers
in whole of training process of road racing cycle.
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
HLV Huấn luyện viên
VĐV Vận động viên
HLTT Huấn luyện thể thao
TDTT Thể dục thể thao.
TTTT Thành tích thể thao
LVĐ Lượng vận động
XĐTT Xe đạp thể thao
XĐĐT Xe đạp đường trường
Nxb Nhà xuất bản
VO
2
max Thể tích hấp thụ oxy tối đa (ml/ph).
VCO
2
max Thể tích khí cacbonic thở ra tối đa (ml/ph).
VO
2
max/kg
Thể tích hấp thụ oxy trên trọng lượng cơ thể
(ml/ph/kg).
DANH SÁCH BẢNG
SỐ TÊN BẢNG SỐ LIỆU TRANG
1.1
Tỷ lệ được tuyển chọn và thời lượng phát dục của thiếu niên
trong trường thể thao trẻ.
35
1.2
Phân loại mối quan hệ về thể hình của bố mẹ với con cái
(nhi đồng, thiếu niên)
36
1.3
Tỷ lệ chiều cao của trẻ em Việt Nam so với chiều cao người
Việt Nam ở lứa tuổi 18.
38
1.4 Độ di truyền một số tố chất thể lực. 40
2.1 Đánh giá chỉ số công năng tim 71
3.1
Hệ thống hoá các chỉ tiêu kiểm tra, đánh giá và tuyển chọn
VĐV XĐTT của các tác giả trong và ngoài nước.
Sau
trang 98
3.2
So sánh kết quả hai lần phỏng vấn các chỉ tiêu tuyển chọn
vận động viên nam môn xe đạp đường trường 13 – 15 tuổi.
Sau
trang101
3.3
Hệ số tương quan cặp giữa các chỉ tiêu tuyển chọn vận động
viên xe đạp đường trường qua hai lần kiểm tra – 13 tuổi.
3.4
Hệ số tương quan cặp giữa các chỉ tiêu tuyển chọn vận động
viên xe đạp đường trường qua hai lần kiểm tra – 14 tuổi.
3.5
Hệ số tương quan cặp giữa các chỉ tiêu tuyển chọn vận động
viên xe đạp đường trường qua hai lần kiểm tra – 15 tuổi.
Sau
trang103
3.6 Hệ số tương quan thứ bật giữa các chỉ tiêu tuyển chọn vận
động viên xe đạp đường trường 13 – 15 tuổi với thứ hạng thi
Sau
trang104
đấu.
3.7
Mối tương quan giữa các chỉ tiêu tuyển chọn vận động viên
xe đạp đường trường – 13 tuổi.
3.8
Mối tương quan giữa các chỉ tiêu tuyển chọn vận động viên
xe đạp đường trường – 14 tuổi.
3.9
Mối tương quan giữa các chỉ tiêu tuyển chọn vận động viên
xe đạp đường trường – 15 tuổi.
3.10
Hệ thống các chỉ tiêu (điều kiện) tuyển chọn vận động viên
xe đạp đường trường 13 – 15 tuổi
.
Sau
trang105
3.11
Kiểm đònh tính chuẩn tập hợp số liệu từng chỉ tiêu tuyển
chọn vận động viên xe đạp đường trường - 13 tuổi.
3.12
Kiểm đònh tính chuẩn tập hợp số liệu từng chỉ tiêu tuyển
chọn vận động viên xe đạp đường trường - 14 tuổi.
3.13
Kiểm đònh tính chuẩn tập hợp số liệu từng chỉ tiêu tuyển
chọn vận động viên xe đạp đường trường - 15 tuổi.
3.14
Thang điểm tuyển chọn vận động viên xe đạp đường trường
theo từng chỉ tiêu – 13 tuổi
3.15
Thang điểm tuyển chọn vận động viên xe đạp đường trường
theo từng chỉ tiêu – 14 tuổi
3.16
Thang điểm tuyển chọn vận động viên xe đạp đường trường
theo từng chỉ tiêu – 15 tuổi
Sau
trang122
3.17
Bảng điểm tổng hợp phân loại các chỉ tiêu tuyển chọn VĐV
nam XĐĐT 13 – 15 tuổi
.
123
3.18
Hệ số tương quan giữa các yếu tố tuyển chọn vận động viên
xe đạp đường trường với nhau và với thành tích thi đấu – 13
tuổi.
3.19
Hệ số tương quan giữa các yếu tố tuyển chọn vận động viên
xe đạp đường trường với nhau và với thành tích thi đấu – 14
tuổi.
3.20
Hệ số tương quan giữa các yếu tố tuyển chọn vận động viên
xe đạp đường trường với nhau và với thành tích thi đấu – 15
tuổi.
3.21
Tỷ trọng ảnh hưởng (β) các yếu tố tuyển chọn vận động
viên xe đạp đường trường với thành tích thi đấu 13 – 15 tuổi.
Sau
trang124
3.22
Bảng điểm tổng hợp phân loại tuyển chọn VĐV nam XĐĐT
13 – 15 tuổi theo tỷ trọng ảnh hưởng.
126
3.23
Kiểm nghiệm bảng điểm và phân loại các chỉ tiêu điều kiện
tuyển chọn VĐV XĐĐT – 13 tuổi
3.24
Kiểm nghiệm bảng điểm và phân loại các chỉ tiêu điều kiện
tuyển chọn VĐV XĐĐT – 14 tuổi
Sau
trang130
3.25
Kiểm nghiệm bảng điểm và phân loại các chỉ tiêu điều kiện
tuyển chọn VĐV XĐĐT – 15 tuổi
Sau
trang131
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
SỐ TÊN BIỂU ĐỒ TRANG
1.1 Các yếu tố quyết đònh khả năng đào tạo VĐV quốc gia xuất sắc 25
1.2 Thành tích thể thao tương lai – chỉ số cuối 31
2.1 Mạng lưới Heath – Carter đánh giá Somaty của VĐV 76
3.1 Đối tượng phỏng vấn lần 1 100
3.2 Đối tượng phỏng vấn lần 2 100
DANH SÁCH HÌNH
SỐ TÊN HÌNH ẢNH TRANG
1.1 Quá trình sinh trưởng phát dục của con người. 34
1.2
Tỷ lệ phát dục các bộ phận trong cơ thể từ ấu nhi đến
trưởng thành (theo A.A. KNOPF, 1943).
37
2.1 Đạp xe 200m tốc độ cao (giây). 79
2.2 Đạp xe 1000m xuất phát đứng (giây) 79
2.3 Test đạp xe giữa hai cọc. 82
2.4 Test đạp xe thành hình số 8 giao nhau. 82
3.1 Hệ thống đòn bẩy tạo lực khi đạp xe 107
3.2
Cách đo chiều dài chân, chiều cao ngồi và chiều dài đùi bàn
đạp.
110
3.3 Các cơ tham gia chính vào quá trình tạo lực 111
3.4 Trục và hướng quay các đoạn của chân khi nhấn pêđan 112
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài:
“Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên nam 13 – 15 tuổi
môn xe đạp đường trường tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Chủ nhiệm đề tài: TS. Huỳnh Trọng Khải.
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành
phố Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện đề tài: 18 tháng (12/2005 – 6/2007) theo hợp đồng
số : 369/HĐ – SKHCN ký ngày 28/12/2005.
Kinh phí được duyệt: 170.000.000 đồng
Kinh phí đã cấp: 150.000.000 đồng (90.000.000 đồng theo thông báo
số 292/TBKHCN ngày 13/12/2005 và 60.000.000 đồng theo thông báo số
18/TBKHCN ngày 12/02/2007).
2. Mục tiêu:
Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên nam 13 –
15 tuổi môn xe đạp đường trường, tại Thành phố Hồ Chí Minh
.
3. Nội dung:
- Tổng hợp tài liệu có liên quan nhằm tìm ra cơ sở lý luận của đề
tài.
- Xác đònh các chỉ tiêu về hình thái, thể lực, tâm lý và y sinh học áp
dụng trong tuyển chọn vận động viên nam 13 – 15 tuổi môn xe đạp đường
trường.
- Xây dựng hệ thống (thang điểm) tuyển chọn vận động viên nam từ
13 – 15 tuổi môn xe đạp đường trường, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Sản phẩm của đề tài:
4.1 Hệ thống các chỉ tiêu tuyển chọn VĐV nam XĐĐT 13 – 15 tuổi gồm:
Chỉ tiêu điều kiện:
Các chỉ tiêu về hình thái: F%, dài chân A/ chiều cao đứng x 100, dài
đùi/ dài cẳng chân A x 100, dài bàn chân/ dài cẳng chân A x 100.
Các chỉ tiêu về thể lực: bật cao tại chỗ (cm), bật cóc 20m (giây), tần
số đạp chân (vòng/1 phút), đạp xe 200m tốc độ cao (giây), đạp xe 1.000m
xuất phát đứng (giây), đạp xe 4.000m xuất phát đứng (giây), đạp xe
20.000m xuất phát đứng (giây), lực đùi (KG), lực co duỗi cổ chân (w), lực
co duỗi cẳng chân (w).
Các chỉ tiêu về kỹ thuật: Đạp xe giữa hai cọc (10 cọc) (giây), đạp xe
thành hình số 8 giao nhau (giây).
Các chỉ tiêu về chức năng thần kinh và tâm lý: test phản xạ đơn (ms).
Các chỉ tiêu về chức năng sinh lý: test công năng tim; dung tích
sống/ trọng lượng cơ thể (ml/kg); VO
2
max/kg (ml/ph/Kg).
Nhóm chỉ tiêu mở rộng:
Đánh giá hình thể Somaty.
Test ổn đònh tiền đình.
Loại hình thần kinh.
Đánh giá của HLV về ý thức chiến thuật, tinh thần tập luyện và sự
phát triển thể chất của VĐV:
- Tiềm năng phát dục của VĐV về hình thái và thực trạng thể chất,
bao gồm chiều cao, sự cân đối và thực trạng sức khỏe.
- Năng lực tiếp thu: Khả năng tiếp thu động tác (nhanh hay chậm).
Tính nhòp nhàng, tiết tấu động tác, khả năng phối hợp động tác. Tính lính
hoạt của VĐV. Kỹ thuật đạp xe (không gò bó, hợp lý và nhòp nhàng).
- Phẩm chất ý chí, nghò lực và tác phong trong tập luyện của VĐV.
Yếu tố di truyền từ cha, mẹ và truyền thống thể thao của gia đình.
4.2 Bảng điểm tổng hợp phân loại theo tỷ trọng ảnh hưởng tuyển
chọn VĐV nam XĐĐT 13 – 15 tuổi.
Bảng điểm tổng hợp phân loại tuyển chọn VĐV nam XĐĐT
13 – 15 tuổi theo tỷ trọng ảnh hưởng.
Tổng điểm
Phân loại
13 tuổi 14 tuổi 15 tuổi
Tốt
≥ 86.4 ≥ 85.2 ≥ 89
Khá
67.2 →< 86.4 66.3 →< 85.2
69.2 →< 89
Trung bình
48 →< 67.2
47.3 →< 66.3 49.4 →< 69.2
Yếu
28.8 →< 48
28.4 →< 47.3 29.7 →< 49.4
Kém
< 28.8 < 28.4 < 29.7
- Ba phương trình xác đònh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến
thành tích thi đấu trong tuyển chọn VĐV nam XĐĐT 13 – 15 tuổi.
1
3
y
= 0.0403 + 0.2229X1 + 0.4563X2 + 0.2805X5
1
4
y
= 0.0535 + 0.1063X1 + 0.6463X2 + 0.1939X5
1
5
y
= 0.0115 + 0.0964X1 + 0.5014X2 + 0.1012X3 + 0.0687X4 + 0.2208X5
(Trong đó, Y: Dấu hiệu chỉ thành tích; X1: hình thái; X2: thể lực; X3:
kỹ thuật; X4: chức năng thần kinh – tâm lý; X5: chức năng sinh lý).
- Công thức (A) tính tổng điểm tuyển chọn VĐV nam XĐĐT 13 –
15 tuổi có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng.
∑
=
i
i
10n
C x
A
i
β
(A: Tổng điểm có tính tới tỷ trọng ảnh hưởng,
∑
: Ký hiệu tổng,
i
C
:
Điểm từng chỉ tiêu theo C,
i
β
: Tỷ trọng ảnh hưởng của từng chỉ tiêu,
i
n
: Số chỉ tiêu trong từng yếu tố, 10: là số điểm tối đa của từng chỉ tiêu).
Xe đạp là môn thể thao quần chúng gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân
nên được nhiều người hâm mộ và ưa thích luyện tập. Xe đạp là một trong
những môn thể thao trọng điểm của Việt Nam, vì nó là môn thể thao truyền
thống và có khả năng chiếm giữ thứ hạng cao trong khu vực và châu lục.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, môn xe đạp thể thao phát triển mạnh,
tại đây có nhiều đội đua mạnh với số lượng người tham gia tập luyện
thường xuyên ở hầu hết các quận huyện. Ở các quận trọng điểm đều có
hệ thống đào tạo VĐV chuyên sâu cho quận huyện nhà và Thành phố. Ở
Thành phố VĐVxe đạp được phân thành nhiều cấp như: năng khiếu
trọng điểm quận/huyện, năng khiếu trọng điểm Thành phố, năng khiếu
dự bò tập trung, đội tuyển trẻ cho tới đội tuyển Thành phố. Tuy phong
trào phát triển rộng như vậy, nhưng cho đến nay Thành phố Hồ Chí
Minh vẫn chưa xây dựng được cơ sở khoa học trong tuyển chọn và đào
tạo VĐV xe đạp thể thao, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Công tác
huấn luyện và tuyển chọn VĐV năng khiếu tất cả các tuyến ở các quận
huyện chưa được tiến hành theo một hệ thống và tiêu chuẩn thống nhất.
Do đó việc xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn cho các VĐV nam xe đạp
đường trường (13 – 15 tuổi) ở Thành phố Hồ Chí Minh là rất quan trọng
và cấp thiết. Thật vậy lứa tuổi 13 - 15 là giai đoạn huấn luyện ban đầu
trong toàn bộ qui trình huấn luyện nhiều năm của môn xe đạp đường
trường. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc đặt nền móng cho
(cơ sở) sức khỏe, thể chất và hình thành kỷ năng vận động chung cho các
VĐV trẻ.
Trong qui trình đào tạo tài năng thể thao cho nước nhà không chỉ
đề ra kế hoạch huấn luyện với các giáo án, các bài tập chuyên môn, các
bài tập thể lực, các bài tập bổ trợ . . . có hiệu quả cao mà việc tuyển chọn
chính xác là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Thật vậy, tuyển chọn
là khâu then chốt quyết đònh thành tích thể thao và tiết kiệm được kinh
phí đào tạo cũng như công sức tập luyện của vận động viên. Tuyển chọn
và đào tạo VĐV trong các môn thể thao luôn là những vấn đề bứt xúc, nó
thu hút được sự quan tâm của nhiều chuyên gia, huấn luyện viên và các
nhà khoa học nghiên cứu trên nhiều lónh vực khác nhau. Bởi vì, thành
tích thể thao tăng lên mạnh mẽ đạt tới trình độ mà không phải bất cứ
người nào cũng có khả năng vươn tới được, do đó công tác tuyển chọn
giúp tìm ra những người có năng lực và tài năng về thể chất, có khả năng
đạt thành tích thể thao cao trong môn thể thao đó.
Theo quan điểm hiện đại, để đạt thành tích thể thao cao trong môn
thể thao nào đó thì nhất thiết phải tiến hành tuyển chọn theo yêu cầu
của môn thể thao đó với mức độ phát triển các tố chất thể lực, trạng thái
chức năng, đặc điểm hình thái cơ thể . . . Chỉ có như vậy mới đảm bảo cho
quá trình chuyên môn hóa thể thao lựa chọn. Việc xác đònh, tuyển chọn
đúng chuyên môn thể thao lựa chọn có ý nghóa đặc biệt trong quá trình
giảng dạy, huấn luyện đạt kết quả cao và có thể trở thành tài năng thể
thao.
Vấn đề về hệ thống lý luận và tuyển chọn thể thao được nghiên cứu
từ những năm ở thập kỷ 60, hiện nay hệ thống tuyển chọn đã hình thành
với nay đủ cơ sở lý luận. Tuyển chọn các môn thể thao khác nhau được
nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu như: VônCốp,
Harre, Philin, O.Zolin, Nabatnhicova, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim
Minh, Trần Quốc Tuấn, Dương Nghiệp Chí và cộng sự .v.v. Tuy nhiên,
việc tuyển chọn VĐV xe đạp chưa được tiến hành theo hệ thống thống
nhất, chưa có chuẩn mực chung và tiêu chuẩn tuyển chọn khoa học cho
tất cả các độ tuổi. Do đó việc xây dựng một tiêu chuẩn tuyển chọn toàn
diện cả về thể lực, tâm lý và khả năng chức phận của cơ thể vận động
viên, theo một qui trình và trong một hệ thống chặt chẽ, khoa học được coi
là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết.
Từ đó chúng tôi chọn đề tài : “Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV nam
13 – 15 tuổi môn xe đạp đường trường, tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác đònh chỉ tiêu và xây dựng hệ thống tiêu
chuẩn tuyển chọn VĐV nam 13 – 15 tuổi môn xe đạp đường trường, tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó cung cấp cho các huấn luyện viên những
thông tin chính xác và khoa học trong tuyển chọn VĐV xe đạp đường
trường.
Để thực hiện mục tiêu trên đề tài giải quyết hai nội dung sau:
Nội dung 1
: Xác đònh các chỉ tiêu về hình thái, thể lực, kỹ thuật, tâm lý
và chức năng cơ thể trong tuyển chọn VĐV xe đạp đường trường 13 – 15
tuổi
.
Nội dung 2
: Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV xe đạp
đường trường 13 – 15 tuổi.
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về môn xe đạp thể thao.
1.1.1 Đặc điểm môn xe đạp thể thao.
1.1.1.1 Đặc điểm nguyên lý động lực học và kỹ thuật môn xe đạp thể thao:
Xe đạp thể thao là môn thể thao có chu kỳ vận động bằng hai chân theo
vòng tròn của đóa xe, có loại hình thi trong sân và thi đường trường trên quốc
lộ (đường nhựa), trong lòng chảo (Velodrom) và trên đòa hình gồ ghề (việt dã).
Các nội dung thi gồm tính thời gian (đường nhựa, lòng chảo), đua đồng đội
(đường nhựa, lòng chảo, đòa hình). Thời gian thi có thể là một ngày và nhiều
ngày trên đường vòng khép kín, trên đường cao, đường thẳng . . . quãng đua có
quãng ngắn nước rút vài trăm mét yêu cầu tốc độ hết sức cao đến những đường
đua dài trên 100km cần có sức bền tốc độ [23, tr 15].
Xe đạp thể thao là môn thể thao bồi dưỡng ý chí ngoan cường, quả
cảm, phát triển các tố chất vận động: nhanh – mạnh, bền. XĐTT thuộc môn
hoạt động có chu kỳ trên 4 vùng cường độ. LVĐ (lượng vận động) thi đấu,
tập luyện lớn nhất là 50 km và 100 km trở lên [34, tr 140].
Trong khi đạp xe, phần thân trên gồm lưng, tay, ngực cơ bản ở trạng
thái tónh, còn hai chân lại luôn luôn ở trạng thái vận động nên yêu cầu VĐV
(vận động viên) phải giữ thăng bằng cũng như cảm giác không gian tốt. Đặc
biệt yêu cầu cao các chức năng về tim mạch, hô hấp, năng lực trao đổi năng
lượng ưa khí và yếm khí tốt, nổi bật là sức mạnh rất tốt của đôi chân.
Trong cuộc đua VĐV xe đạp phải tiêu hao năng lượng rất lớn, VĐV chỉ
đạt thành tích cao nhất khi bản thân họ dự trữ đủ năng lượng cần thiết cho cuộc
đua. Do cuộc thi có thể là cự ly ngắn như 200m nước rút đến thi đấu đường
trường 100km, kèm theo sự gắng sức nên năng lượng cung cấp cho đua xe đạp
không giống nhau và tùy thuộc vào cự ly thi đấu mà quá trình cung cấp năng
lượng có thể là yếm khí tạo acid lactic, yếm khí không tạo acid lactic và quá
trình ưa khí [23, tr 15 – 16]. Qua đó thấy, cự ly thi đấu càng dài lại kèm theo
một gắng sức lớn thì khả năng tiêu thụ tối đa oxy rất quan trọng. Sự tiêu thụ tối
đa oxy càng cao thì dung lượng, tiềm năng trong những vận động sức bền khi
đua XĐĐT, càng lớn. Cấu trúc nhòp điệu kỹ năng vận động của môn xe
đạp không phức tạp bằng môn điền kinh, hoạt động kỹ năng chỉ động tác
chuyển động vòng tròn lập lại ở chi dưới, nhưng khi tiến hành các động tác
bứt rút thì tính phối hợp chi dưới phức tạp, tốc độ co duỗi cơ nhanh vượt bất
kể môn nào hoạt động có chu kỳ, cho nên các bài tập đạp trên xe đạp được
dùng trong các phương pháp luyện tập tần suất phối hợp chi dưới của môn
chạy cự ly ngắn.
Trong quá trình thi đấu môn xe đạp, VĐV phải ép vai về phía
trước, nằm ngang lưng để giảm sức cản không khí và hai tay cùng nắm
phần dưới tay cầm và giữ trọng tâm cơ thể cân bằng và đồng thời VĐV
phải quan sát kòp thời các tình huống thay đổi trong khi đua và suy nghó
chiến thuật, phản ứng kòp thời.
Do vậy, VĐV luôn luôn ngẩng đầu quan sát động thái cuộc đua. Duy
trì trong thời gian dài như vậy, làm cho cơ lưng, cơ cổ cơ vai vào trạng
thái tónh lực, nhưng chân dưới lại hoạt động theo trạng thái động lực.
Đặc điểm mệt mỏi của VĐV xe đạp đầu tiên biểu hiện ở các phần
hoạt động tónh lực, sẽ giảm khả năng hoạt động và sẽ phá vỡ tư thế có lợi
như đã nói trên. Do vậy VĐV xe đạp cần phải duy trì cường độ trung bình
trong thời gian dài (cự ly trên 50 km). Trong quá trình tập, góc độ thân
mình trong điều kiện giảm sức cản không khí, luôn luôn phải điều chỉnh
lúc cao, lúc thấp VĐV hoạt động thay đổi để khi thi đấu khỏi bò mệt mỏi
các nhóm cơ cổ, cơ tay và ức chế thần kinh trung ương. Quan sát thấy:
những VĐV đạp xuất sắc trong thi đấu luôn luôn lợi dụng phản xạ tư thế
phần đầu, cố gắng điều chỉnh tư thế đầu và thân nhòp nhàng, hợp lý.
Từ những đặc điểm trên, trạng thái hoạt động của VĐV XĐTT so với
các VĐV của các môn thể thao khác có những đặc điểm khác sau đây:
Trọng lượng VĐV đè nặng thẳng đứng trên xe đạp trong quá trình đua
gây lực ma sát, nên trong quá trình thi đấu môn XĐTT VĐV phải chòu ngoại
lực tác động. Ngoại lực quan trọng nhất là lực ma sát sản sinh ra khi bánh xe
tiếp xúc với đất, khi VĐV chuyển động. Lực ma sát này tính theo công thức:
F
masát = Kn x r / h
Kn : Là tổng trọng lượng của xe đạp và cân nặng của VĐV.
r : Là bán kính của bánh xe đạp.
h : Là cự ly giữa bánh xe trước thực tế tiếp xúc với mặt đất và điểm
chống lý thuyết mặt đất với bánh xe.
Ngoại lực quan trọng nữa là sức cản của gió, VĐV xe đạp trong quá
trình thi đấu phải chòu lực cản của không khí, gió ngược.
Theo tác giả Hill – nhà sinh học – vật lý người Anh thì công thức sức
cản của gió như sau: F = ½ P . S . Cd .
2
V
Trong đó: F : Là sức cản của gió (Niutơn – N).
P : Là mật độ không khí (1,2 kg/
3
gy ).
S : Là tiết diện tiếp xúc thẳng góc vào vật thể (m
2
).
Cd: Là hệ số lực cản nghòch gió, hệ số này phụ thuộc vào hình thái cơ thể.
V : Là tốc độ chuyển động của VĐV (m/gy).
Theo các nhà sinh cơ học thì sức cản của gió của VĐV xe đạp được
tính theo công thức: F = 0.043 . S . V
2
Trong đó 0.043 là giá trò gần đúng của ½ tích số P. Cd.
S : Là diện tích tiếp xúc chính diện đến cơ thể VĐV(m
2
).
V : Là tốc độ VĐV xe đạp (km/giờ).
Chúng ta chú ý việc xác đònh diện tích tiếp xúc chính diện của VĐV
xe đạp tương đối khó khăn, vì hình thể VĐV xe đạp khác nhau và ngồi đạp
xe với tư thế khác nhau thì tiết diện tiếp xúc thẳng góc vật thể cũng thay đổi.
Theo nghiên cứu khi VĐV đứng diện tích tiếp xúc trực diện của VĐV với
không khí chiếm 30 – 36% diện tích toàn bộ cơ thể, lúc đi bộ chiếm 31%, lúc
chạy chiếm 26 – 28%, lúc cưỡi xe đạp chiếm 21%, nếu cưỡi tư thế cao chiếm
24%. Diện tích cơ thể phụ thuộc vào chiều cao và cân nặng của VĐV[28, tr
7].
Theo các tác giả y học thì diện tích cơ thể được tính theo công thức:
S = 71,84 x W 0,432 x h 0,725
Trong đó: W là trọng lượng (Kg) và h : chiều cao (cm) [28, tr 9].
Những cơ sở nguyên lý khí động học trên, VĐV xe đạp phải chòu lực
cản không khí rất lớn khi phải tiến hành thi đấu ngược gió. Để giảm sức cản
này trong quá trình thi đấu phải tập luyện sức bền, sức mạnh và thực hiện các
kỹ thuật động tác: đẩy ép vai về trước, nằm ngang lưng để giảm sức cản
không khí và hai tay cùng nắm vào phần dưới của tay lái, giữ trọng tâm cân
bằng và đồng thời VĐV phải quan sát kòp thời các tình huống thay đổi trong
đường đua và suy nghó chiến thuật, phản ứng kòp thời [34, tr 141].
VĐV xe đạp khi hoạt động có trạng thái bò hạn chế về kích thước xe
đạp, nên khả năng hoạt động hẹp, khu vực hoạt động đùi cố đònh, nhưng
nhiệm vụ là phải cưỡi xe lao về trước. Do vậy huấn luyện kỹ thuật chuyên
môn phải tỉ mỉ và kiên trì tập luyện mỗi một mắt xích kỹ thuật và các yếu tố
tạo thành chúng. Ngoài ra trong khi thực hiện các kỹ thuật trên đường đua
phải chú ý đến tính ổn đònh tư thế đạp xe, tính nhòp điệu của động tác đạp xe
và tính hợp lý điều khiển tốc độ. Những yếu tố này rất quan trọng trong quá
trình huấn luyện cũng như thi đấu môn XĐTT.
Môn XĐTT dùng sức người để điều khiển phương tiện, làm chuyển động
lực, nên VĐV phải biết sử dụng hết các đặc điểm có lợi của chiếc xe để phát
huy hết tiềm năng hoạt động của cơ thể. Do vậy, sử dụng hợp lý chiếc xe đạp
đua là vấn đề quan trọng của công tác huấn luyện và thi đấu môn xe đạp. Ví dụ:
sử dụng hợp lý sự chuyển động với độ dài khác nhau của giò đạp, bàn đạp [69, tr
903].
Không dùng sức tối đa là đặc điểm quan trọng nhất trong quá trình luyện
tập và thi đấu. Trong quá trình thi đấu trên đường trường quốc lộ, VĐV không
nên dùng sức tối đa trừ khi thực hiện kỹ thuật xuất phát, ngay cả khi leo dốc nên
dùng tần số để nâng cao tốc độ là chính, trong quá trình thi đấu môn XĐTT
phần nhiều không nên dùng sức tối đa [28, tr 9 – 10]. Mặt khác, trong cuộc đua
VĐV phải luôn luôn giữ sức, phí sức sớm ảnh hưởng không tốt phần sau trong
cuộc đua, vì vậy VĐV phải giữ sức tốt ngay khi có thể như: tranh thủ uống, ăn
sớm ngay cả khi không cảm thấy đói và khát. Hơn nữa VĐV trong quá trình đua
phải có chiến thuật núp gió tốt và sử dụng hợp lý đóa và líp để giúp VĐV đạp xe
thoải mái và ít dùng sức nhất để giữ sức cho trường hợp cần thiết như: tấn công,
đối phó với tấn công bứt tốp của đối thủ, trên những đoạn đường đèo và rút về
đích [56, tr 165 – 166].
Theo Trònh Phước Tiến (1998):
“XĐTT là môn thể thao yêu cầu trình
độ kỹ năng (năng lực kỹ thuật điều khiển dụng cụ) diễn ra trong thời gian dài.
Trong nhiều môn thể thao bất kể là chuyên nghiệp hay nghiệp dư, các VĐV
đều cần đến sự hỗ trợ của các thiết bò phụ trợ, các loại máy móc để giúp VĐV
luyện tập và phô diễn các kỹ năng. Môn XĐTT là môn thể thao mà con người
và máy móc gắn liền với nhau. Lúc này chiếc xe đạp trở thành sự nối dài của
cơ thể, hai chân tiếp xúc với bàn đạp, hai tay giữ chặt tay cầm và phần xương
chậu luôn luôn được đặt ở phần lõm vào của yên xe gần như mọi lúc” [68, tr
17 - 18]. Do đó cũng như các môn thể thao có dụng cụ khác muốn có thành
tích tốt các VĐV XĐTT phải thực hiện tốt các kỹ thuật trên dụng cụ của mình
là chiếc xe đạp.
1.1.1.2 Đặc điểm sinh lý và quá trình cung cấp năng lượng cho VĐV XĐĐT.
Đặc điểm sinh lý của VĐV XĐĐT:
XĐĐT thuộc môn hoạt động có chu kỳ và dựa vào cường độ hoạt
động của cơ bắp môn thể thao này hoạt động trên 4 vùng cường độ:
Vùng cường độ tối đa: thời gian diễn ra từ 10 – 30 giây (đua nước
rút, hoặc nước rút về đích .v.v.).
Vùng cường độ gần tối đa: thời gian diễn ra từ 45 giây đến 3 – 5
phút (đua 1.000m, tấn công bứt tốp .v.v.).
Vùng cường độ lớn: thời gian diễn ra từ 7 – 50 phút (đua 20 km – 40
km cá nhân tính giờ, leo đèo .v.v.).
Vùng cường độ trung bình: thời gian từ 1 giờ trở lên (đua xe đạp
đường trường và đua theo chặng .v.v.).
Dù thi đấu trên đường lộ hoặc trong sân, VĐV xe đạp đều có tốc độ
trung bình 8,3 – 16 m/gy. Khi đua có tốc độ cao, yêu cầu các cơ quan cảm
giác tinh tế và khả năng cân bằng các bộ phận.
Trong quá trình huấn luyện, sự thay đổi tốc độ sẽ kích thích mạnh mẽ
vào cơ quan cảm giác vò trí cơ thể và gây nên phản ứng sinh lý rất lớn. Nhưng
khả năng và mức độ phản ứng sinh lý này nhỏ dần và không cảm thấy khi trình
độ huấn luyện của VĐV được nâng cao, bởi vì lúc đó năng lực cân bằng cơ thể
đã được nâng cao, chức năng cơ quan tiền đình cũng được nâng cao, tính ổn
đònh của cơ quan tiền đình là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ huấn
luyện của VĐV XĐĐT. Ngoài ra, VĐV XĐĐT yêu cầu có chức năng thò giác
tương đối cao. Bởi vì họ phải có trung tâm thò giác quan sát sự thay đổi phía
trước, đồng thời phải có khả năng thò giác quan sát các đối thủ hai bên. Các
vận VĐV XĐĐT xuất sắc đều có khả năng phân tích tổng hợp nhanh chóng
các tình huống xảy ra.
Đặc điểm cung cấp năng lượng cho VĐV XĐĐT:
Đua XĐĐT là môn thể thao sức bền hoạt động trong thời gian dài, nên
nhu cầu năng lượng cung cấp cho VĐV là rất lớn và liên quan mật thiết đến
thành tích thi đấu của họ. Để thực hiện chiến thuật có những đoạn VĐV cần
phải bứt phá vượt đối thủ hoặc rút về đích, với cường độ vận động tối đa nên
năng lượng cung cấp phải lớn và biến đổi tùy thuộc vào tốc độ trên đường đua.
Về các nguồn cung cấp năng lượng, có những đoạn chỉ cần sử dụng năng lượng
ưa khí nhưng cũng có đoạn phải huy động năng lượng yếm khí để tăng cường
cung cấp năng lượng cho những pha đua tốc độ.
Theo nghiên cứu của các tác giả (J.F.Mayer – G. Peres 1982) khi
nghiên cứu trong phòng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cự ly thi đấu
của một số môn đua xe đạp và tỷ lệ sử dụng nguồn năng lượng ưa khí và
yếm khí thì sức bền của VĐV XĐĐT chủ yếu do hệ năng lượng oxy hóa
(glucose và axít béo) cung cấp, chiếm tỷ lệ 95% [6, tr 18]. Tuy nhiên với
những pha đua tốc độ năng lượng được cung cấp từ nguồn yếm khí là rất
quan trọng. Như vậy, đặc điểm riêng biệt của môn đua XĐĐT thì các
nguồn năng lượng cung cấp chủ yếu cho VĐV trên đường đua biến đổi
liên tục theo tốc độ của tay đua như: bắt đầu cuộc đua xuất phát để đạt
tốc độ cao VĐV phải huy động năng lượng từ nguồn yếm khí; tiếp theo là
duy trì tốc độ VĐV được cung cấp năng lượng từ nguồn ưa khí; trong khi
đua có những đoạn phải tấn công, bức phá hoặc đi qua khu vực có đòa
hình đồi, dốc cơ thể VĐV cần phải tăng cường thêm năng lượng từ nguồn
yếm khí; . . . và cuối cùng là rút về đích với cường độ vận động lớn, VĐV
phải tăng cường nguồn năng lượng yếm khí để đạt tốc độ cao nhất. Có
thể diễn tả quá trình cung cấp năng lượng cho VĐV trong môn đua
XĐĐT như sau: yếm khí – ưa khí – yếm khí – ưa khí . . . . . . . yếm khí
1.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến thành tích thi đấu trong XĐĐT.
TTTT của mỗi VĐV là kết quả thực hiện toàn bộ năng lực của
người đó trong một môn thể thao nhất đònh. TTTT luôn là hiện tượng đa
nhân tố và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Những nhân tố và điều
kiện cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiến triển của TTTT là:
Năng khiếu cá nhân VĐV và mức độ đào tạo để đạt thành tích.
Hiệu quả của hệ thống đào tạo thể thao, nội dung tổ chức và điều
kiện đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật.
Các điều kiện xã hội đảm bảo cho thành tích phát triển.
Trong những điều kiện như nhau, TTTT của mỗi cá nhân phụ thuộc
vào năng khiếu và mức độ đào tạo của VĐV. Năng khiếu của VĐV là tiền
đònh. Còn trình độ đào tạo thì luôn thay đổi nhờ kết quả của tập luyện. Như
vậy, trong những điều kiện không đổi, yếu tố ảnh hưởng quyết đònh đến
TTTT của VĐV là sự đào tạo tác động có đònh hướng tới các yếu tố tiền
đònh và phát triển các khả năng nhằm tạo nên sự tiến bộ trong thể thao [39,
tr 423].
Theo Diên Phong thì thành tích thể thao của VĐV là do năng lực
thể thao quyết đònh. Năng lực thể thao là bản lónh vốn có tốt nhất mà
VĐV đạt được trong quá trình huấn luyện và thi đấu, là sự tổng hợp của
năng lực về tố chất thể lực, năng lực về kỹ chiến thuật, năng lực về trí
tuệ và năng lực về tâm lý [27, tr 59].
Theo D.Harre, các yếu tố xác đònh thành tích thể thao cá nhân bao
gồm: các phẩm chất nhân cách, các tố chất thể lực, kỹ thuật – phối họp
vận động, chiến thuật và các yêu cầu về cấu trúc cơ thể [9, tr 44]. Mặt
khác, ông đã chỉ ra lượng vận động tập luyện và lượng vận động thi đấu
là những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhòp độ phát
triển và độ ổn đònh của thành tích thể thao [9, tr 38].
Thành tích XĐTT là tập hợp các trạng thái sung sức, nghóa là của
khả năng về năng lượng sinh học, thần kinh – cơ, tâm lý và kỹ, chiến thuật.
Mỗi mặt này đều là những tố chất bẩm sinh (khả năng năng lượng sinh
học, hình thái học, nhân cách, trực giác, .v.v.) và phát triển nhờ tập luyện,
huấn luyện và hoàn thiện.
Ngoài ra những yếu tố cơ bản quan trọng khác có liên quan đến
thành tích môn xe đạp thể thao là: động cơ thi đấu, mức độ khát vọng đạt
thành tích, đặc điểm tâm lý và môi trường của VĐV [53, tr 129].
Theo Liên đoàn XĐTT Việt Nam thì những yếu tố đảm bảo cho việc
đạt được thành tích môn XĐTT đều thuộc về các chỉ số về: sinh lý học (VO
2
max, giới hạn xuất hiện các cơ chế Lactac .v.v.), tâm lý học (tập trung tư
tưởng, cảm xúc ổn đònh .v.v.), thần kinh vận động (thời gian phản ứng, khả
năng phối hợp …), hay thuộc chiến lược (các bước tiến hành, các phương
pháp thực hiện …) [50, tr 157].
Mặt khác theo Vesa Naukkarinen B.S thì thành tích của XĐTT
thường được biểu hiện bởi tốc độ của các tay đua. VĐV đua xe đạp phải
vượt qua 2 loại lực cản để sinh ra chuyển động: lực cản lăn tròn và lực
cản không khí.
Lực cản lăn tròn đã được chỉ ra là phụ thuộc vào trọng lượng cơ
thể của từng cá nhân, áp lực căng phồng của lốp xe, và những đặc trưng
của bề mặt đường đua và lốp bánh xe.
Sức cản không khí phụ thuộc vào khu vực phía trước của tay đua và
chiếc xe đạp của anh ta, mật độ không khí, tình trạng của gió, và tốc độ
di chuyển (di Prampero, Cortili, Mognoni và Saibene) [64, tr 3].
Theo Burke hai dạng lực cản khí động lực học ảnh hưởng đến thành
tích đua xe đạp là lực cản áp suất (tình trạng sức khỏe) và lực cản ma sát ở
da. Lực cản áp suất sản sinh ra khi dòng không khí không thể theo kòp
những diễn biến quá nhanh của một cơ thể chuyển động liên tục. Sự phân
cách này làm thay đổi sự phân bổ áp lực không khí lên cơ thể, gây ra một
áp lực thấp ở những bề mặt phía sau và một áp lực cao ở những bề mặt
phía trước, dẫn đến sản sinh ra lực hãm lại. Do lực cản không khí chính là
sự hạn chế chủ yếu lên tốc độ đua xe đạp, hầu hết các chiến thuật sử dụng
trong các cuộc đua xe đạp đều dựa trên việc khai thác ảnh hưởng này.
Drafting (núp gió) theo sau rất sát một tay đua xe đạp khác, khiến cho tay
đua đi trước này phải chòu một gánh nặng lớn gây ra do sức cản của gió và
nó hoạt động đồng thời như một hàng rào chắn gió cho VĐV theo sát sau.
Chạy xe trong luồng không khí sinh ra phía sau một tay đua khác có thể
giảm đáng kể lực cản khí động lực học. Drafting không những chỉ giúp
giảm được áp lực lớn ở bề mặt phía trước mà còn làm giảm áp lực thấp ở
những bề mặt phía đằng sau. Do đó drafting đã làm giảm con số tổng cộng
về mặt đại số của những lực cản khí động lực học (Kyle & Burke, 1984).
Drafting là một kỹ thuật quan trọng thường được các VĐV đua đường
trường sử dụng trong thi đấu [64, tr 1 – 2].
Một trong những nhân tố vô cùng quan trọng được nhiều tác giả
trong và ngoài nùc quan tâm trong việc nâng cao thành tích cho các VĐV
XĐTT thi đấu nhiều ngày liên tục là các biện pháp hồi phục nhanh gồm:
dinh dưỡng, xoa bóp, thư giãn và giấc ngủ, sự chăm sóc và vệ sinh. Trong đó
dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng hàng đầu, dinh dưỡng phải được cung
cấp đầy đủ để bù đắp cho sự tiêu hao năng lượng hoạt động cơ thể. Mức
calori trong một ngày phải đáp ứng được lượng năng lượng cần cho ngày
hôm đó. Vì thế, phải tính đến mức dinh dưỡng căn bản cân đối và đầy đủ
cho một ngày thi đấu. Đối với lượng đạm (protit), mỡ (lipit) và đường (gluxit)
cần theo tỷ lệ họp lý. Theo Bác só Bùi Văn Đức thì các VĐV XĐTT cần ăn
theo công thức: 4/7 gluxit : 2/7 lipit : 1/7 protit [11, tr 75]. Cần lưu ý rằng
mỗi gram protit và gluxit cung cấp cho cơ thể 4,1 kg calories, 1 gram mỡ
cung cấp 9,3 kg calories.
Theo John Forester [59, tr 362 - 363] các VĐV đua XĐĐT phải thi
đấu nhiều ngày liên tục ngoài trời nên thời tiết (nóng, lạnh, mưa, nắng,
gió .v.v.) cũng ảnh hưởng đến thành tích của các tay đua.
Irvin E.Faria (1998) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích
thi đấu của VĐV là: “Khả năng phân phối và sử dụng oxy (VO2max), kỹ
thuật đua xe, các chiến thuật khi tham gia thi đấu, kinh nghiệm thực tế,
động lực của cá nhân” [57, tr 118].
Theo Trònh Phước Tiến [68] và Edmund R. Burke, PHD [54].Trong
các môn thể thao có dụng cụ, việc lựa chọn dụng cụ thi đấu quyết đònh
thành tích thi đấu của VĐV. Do đó, việc lựa chọn chiếc xe đạp để thi đấu
cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thành
tích thi đấu của VĐV XĐTT.
Ngoài ra, theo Loras S, CoWie, B.S [60, tr 2] các yếu tố bên ngoài
như trang phục thi đấu (giảm lực cản của gió), sự yêu thích trang phục và
các logo mà VĐV mang trên áo thi đấu, để quảng cáo (tạo tâm lý hưng
phấn, lòng quyết tâm, tự hào) cũng ảnh hưởng đến thành tích thi đấu của
VĐV.
1.1.3 Hệ thống và các giai đoạn huấn luyện VĐV XĐĐT.
1.1.3.1 Độ tuổi bắt đầu tập luyện môn xe đạp:
Việc xác đònh chính xác, hợp lý độ tuổi bắt đầu tập luyện ở môn thể
thao chuyên sâu có ý nghóa quan trọng, là tiêu chí cơ bản để phân chia
giai đoạn trong quy trình huấn luyện nhiều năm trên cơ sở các giai đoạn
phát triển sinh học tự nhiên của con người. Chuyên môn hoá thể thao
muộn hoặc quá sớm đều có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển
của VĐV sau này gây khó khăn trong đònh hướng, mục đích huấn luyện
và tuyển chọn tài năng trẻ [62, tr 19].
Tuyển tuyển chọn tập luyện ban đầu ở môn xe đạp thể thao cho tới
nay vẫn chưa thống nhất, tuỳ theo tình hình cụ thể của từng quốc gia mà
các nhà khoa học đưa ra có sự khác biệt nhất đònh. Theo V.L.Philin thì tuổi
bắt đầu tập luyện môn xe đạp thể thao là 10 tuổi [26, tr 20]; Lê Bửu –
Nguyễn Thế Truyền là 12 – 13 tuổi, tuy nhiên tác giả cũng nêu độ tuổi này
có thể cao hoặc thấp hơn 1, 2 tuổi; còn theo Diên Phong là 12 – 14 tuổi [27,
tr 348]; theo Harre là 10 – 12 tuổi [9, tr 27; theo Nguyễn Toán – Phạm
Danh Tốn là 12 – 13 tuổi [39, tr 465]; theo Nguyễn Toán là 12 – 14 tuổi [40,
tr 45].
Ở Việt Nam, theo Liên đoàn xe đạp Việt Nam thì lứa tuổi bắt đầu
tập luyện môn xe đạp là 10 – 12 tuổi [51, tr 1]. Xe đạp thể thao là môn thể
thao kỹ thuật phức tạp và phải tập luyện ngoài đường quốc lộ nên nguy
hiểm, do đó độ tuổi bắt đầu tập luyện môn này sẽ bắt đầu trể hơn so với
nhiều môn thể thao khác. Hiện nay nền kinh tế của nước ta đang được
từng bước nâng cao cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước là động
lực mạnh mẻ cho trẻ em ngày càng đông tham gia tập luyện Thể dục Thể
thao nói chung và xe đạp thể thao nói riêng. Theo xu hướng trẻ hoá của