CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN
1. Nu na nu nống:
Nu na nu nống
Cái cóng nằm trong
Cái ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Bụt ngồi bụt khóc
Con cóc nhảy ra
Ông già ú ụ
Bà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Tè he chân rụt.
Đám trẻ ngồi thành hàng ngang, duỗi hai chân ra trước. Một đứa ngồi
đối diện, lấy tay đập vào từng bàn chân theo nhịp từng từ một của bài
hát trên. Dứt bài, từ "rụt" đúng vào chân em nào thì phải rụt nhanh. Nếu
bị tay của cái đập vào chân thì em đó thua cuộc: ra làm cái ở ván chơi
kế tiếp, hoặc chịu hình phạt (nhảy lò cò một vòng, trồng chuốị ) hay
phải đứng ra làm cái cho một trò chơi khác (bịt mắt bắt dê, ú tìm, cá sấu
lên bờ ).
2. Tập tầm vông:
Bài đồng dao này phổ biến khắp bắc, trung, nam
nhại theo âm trống tầm vông tức "trống cơm":
Tập tầm vông
Chị có chồng,
Em ở vá.
Chị ăn cá,
Em mút xương.
Chị ăn kẹo,
Em ăn cốm.
Chị ở Lò Gốm,
Em ở Bến Thành.
Chị trồng hành,
Em trồng hẹ.
Chị nuôi mẹ,
Em nuôi chạ
Cách chơi hiện nay của trò này là hai người chơi
ngồi đối mặt nhau, vừa hát vừa theo nhịp đập
lòng bàn tay vào nhau: hoặc đập thẳng, hoặc đập
chéo, hoặc một cao một hạ thấp, hoặc kết hợp
nhiều cách khác nhau. Nói chung, cách chơi rất
giống trò Thìa la thìa lảy sau đây.
3. Thìa là thìa lảy:
Là trò chơi luyện tập sự nhịp nhàng.
Giống như trò Tập tầm vông, song
bài ca lại là bài vè "Con gái hư" -
chê tật xấu của các cô gái lười:
Thìa la thìa lảy,
Con gái bảy "tài"
Ngồi lê là một,
Dựa cột là hai.
Thày lay là ba.
ăn quà là bốn
Trốn việc là năm
Hay nằm là sáu
Láu táu là bảỵ
1
4. Đánh trổng:
… Thôi hãy hượm đừng đi anh ạ
Nầy con khăng tôi đã sẵn rồi
Cùng nhau ta hãy đánh chơi
Lát rồi ta sẽ tới nơi cũng vừa …
Trò chơi gồm hai khúc cây. Một khúc dài một khúc ngắn ngủn. Khoét cái lỗ dài bằng khúc cây ngắn.
Đặt khúc ngắn nửa trên nửa dưới cái lỗ, lấy khúc dài đánh lên khúc ngắn rồi quất mạnh khúc ngắn
khi nó còn trên không. Đo tầm xa bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Nếu không vượt qua vạch quy định là
thua. Đứa chơi chung thì bị chạy - không được thở - đi lượm khúc ngắn về cho đứa kia đánh tiếp.
Cái này trên miệt tui kêu là "đánh trổng"
Trổng làm bằng cây tầm vông (nếu có tre gai thì càng "ngon" ). Lựa khúc ngọn, đường kính cỡ 2, 3
phân là vừa. Cây lớn dài độ 6 tấc, trổng độ 2 tấc.
Tìm một khoảnh đất rộng, thoáng, và đặc biệt phải dài Khoét một cái lỗ tròn tròn, dài dài, sâu
sâụ thường là dùng cây dài sủi đất lên, vuốt vuốt cho láng là được. Vạch một cái mức cách lỗ chừng
2 thước, tính là 10 điểm, phía trên gạch thêm 20, 90,40, chia "quân" làm 2 phe, bắt đầu chơi .
Một bên đánh trổng, một bên "bắt "
Có ba bước, thứ nhất là Vít, thứ nhì là Tán, thứ ba là Gồng.
Vít thì dễ, để cây nhỏ nằm ngang trên miệng lỗ, cây lớn xeo bên dưới, vít một cái thật mạnh. Xong
gác cây lớn nằm ngang. Dưới mức là bị "tử", bị bên kia bắt trên không cũng "tử", bị cây trổng thảy
về trúng cây lớn cũng "tử".
Tán thì bước lên mức, một tay cầm cây dài và kẹp cây trổng bằng hai ngón tay. Hất cây trổng lên,
lấy cây dài quất một cái thật mạnh. Bên kia bắt không được thì lượm, ném về, nếu cách lỗ ngắn hơn
một "sào" (cây dài ) thì "tử", nếu dùng cây dài quất trúng thêm lần nữa thì sẽ tính điềm tuỳ theo xa
gần.
Gồng thì khó nhất. Đặt trổng xuống lỗ, một đầu nghếch lên. Lấy cây dài đập vào phần nghếch lên
cho nó tưng lên, rồi quất mạnh Nếu không bị bắt dính thì trổng rơi tới đâu tính điểm tới đó.
Vít không tính điểm, tán ngược (lúc bên kia ném về ) và gồng mới tính điểm. Gồng không lên (dưới
mức 10), gồng hụt kể như "tử". Mỗi bên cộng điểm chung với nhau. Một bên chia ra đứng để "bắt",
chờ bên kia "tử" hết thì tới phiên mình. Gồng và Tán mà bị bắt dính thì hết điểm. Trổng thảy về lọt
vào lỗ cũng bị hết điểm. Bắt đầu chơi thì gồng coi bên nào xa hơn sẽ được đi trước.
Giao trước 200, 300 điểm tuỳ, phe nào tới trước thì "ăn". Phe "ăn" thay phiên cho phe thuạ u . Cầm
trổng tán 1 sào, 2 sào, tuỳ theo "giao" lúc đầu, bên kia phải vừa chạy vừa ụ.ụ.u liên tục suốt đoạn
đường không được đứt hơi, bên "ăn" vừa phải chạy theo vừa coi chừng có ăn gian không (cũng
chẳng sướng ít gì ). Hãy mà đứt hơi thì sẽ bị "chồng án" gấp đôi
Câu nói ngoài bãi đánh trổng là " Hôm qua tụi tao cho tụi nó ụ khờ luôn." Hoặc là "Có sức chơi có
sức chịu " "U đầu lổ trán không được khóc, không được méc má "
Ủa, trò này của con trai mà, sao HSHB nhào dô ? Coi chừng lỗ đầu nghe, không được méc má,
không được mít ướt
2
5. Banh đũa (nẻ, khẻ, chuyền)
Hồi đó chơi banh đũa bị la là chơi đũa không có của mà ăn, nhưng mê vẫn lén lấy đũa đi chơi.
NĐ chơi đũa chỉ có 10 chiếc, có banh tenis thì chuyền được tới 8 lận đó dĩ nhiên phải tưng trái banh
thiếu điều đụng tới ông trời luôn đó. Hà hà coi chuyền là biết con nhỏ đó đánh banh đũa nghề không
nghen, xoay vòng đũa theo chiều kim đồng hồ là ngon lành, là chuyền đẹp, còn mà xoắn bó đũa là "vặn
cổ gà" bị chọc cho quê chết bỏ, mấy thằng con trai bày đặt cho đũa banh là chuyên môn vặn cổ gà.
Ngô Đồng nhớ khi chơi nẻ (khẻ, banh đũa, chuyền) theo thứ tự sau:
Chuyền từ 1 tới 5 hay tới v.v. tuỳ theo trình độ. Có nhiều thao tác, trước một thao tác mình phải chuyền.
Thí dụ Chuyền 2
(Chuyền có nghĩa là tung trái banh (hay bất cứ thứ gì như đá trò, bi , ổi ) lên cao tay kia cầm nắm đũa có
10 cây chuyền sang tay khác xong vừa kịp lúc chụp trái banh .)
- 1/ giai đoạn 1:nhặt đũa, 2, 4, 6, 8, 10 khôn thì rải đũa vừa tầm để nhặt cho dễ
- 2/ chừa đũa : đối phương bó đũa thành đống mình tung banh xong chụp sao cho còn lại đúng hai cây
- 3/ giọng (tung banh xong cầm nguyên bó đũa giọng xuống đất)
- 4/ đập (xoay bó đũa đập xuống đất)
- 5/ sang tay, bốc hai cây một bỏ sang tay bên kia cho đến khi đủ bó
- 6/ Lòn kim (co đùi lên thành hình tam giác lòn tay qua rồi chuyền, sang tay)
- 7/ lấy ra một cân còn 9 bắt đầu chuyể lên chuyền 3
Dĩ nhiên đứa chơi hay chơi một lèo đứa chơi dở chụp banh không kịp thì tử nhường cho đối phương , khi
đối phương tử mình mới được tiếp tục.
Đứa nào chơi xong trước (quy định với nhau chơi đến chuyền mấỷ) được khẻ đứa thua. Khẻ nghĩa là
nắm bó đũa khẻ vào chân của đối phương, trời ơi có lần NĐ khẻ thằng qủy xứ kia khóc thét hí hí nhớ gì
đâu á. Tưởng tượng ngồi ngoài hàng hiên chơi banh đũa sung sướng gì đâu. Bây giờ game điện tử hằng
hà sa số, rủ con cháu ra ngồi chơi đánh đũa coi chừng tụi nó tưởng mình điên.
Umhum có ai bị đòn vì lấy đũa ăn cơm đem dâng cho con nhỏ hàng xóm chơi banh đũa ở trong đây
không???? có thì giơ tay cho NĐ coi mặt nghen, biết đâu láng giềng hi hi hi hi hi hi
3
6. Trồng nụ trồng hoa
Trò chơi của con gái. Chọn hai người ngồi bệt xuống đất, đối diện nhau. Chồng các bàn chân rồi đến
các bàn tay, lần lượt nắm, rồi xoè ra, số người còn lại nhảy qua. Khi nào đủ bốn chân bốn tay xoè mà
người nhảy không bị chạm thì người nhảy được quyền chơi tiếp ván khác cho đến khi chạm chân thì
mất lượt, phải ngồi vào thay thế.
7. Chơi ô ăn quan: Trò chơi của con gái. Hai người ngồi đối diện nhau, vẽ một hình ê líp, hai đầu
đặt hai viên sỏi lớn làm quan. Còn lại chia thành năm ngăn, mỗi ngăn hai ô, mỗi ô đặt năm viên sỏi
nhỏ. Lần lượt mỗi người nhặt năm viên ở mỗi ô, rải mỗi ô một viên cho đến khi hết trước một ô
trống thì được ăn các viên sỏi ở tiếp ô trống đó. Cứ thế cho đến khi ăn hết hai quan. Hết quan tàn
dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ
các viên sỏi. Quan ăn 10 viên sỏi.
8. Trò chơi và đồng dao Hỏi Tuổi xứ Quảng:
Đồng dao "hỏi tuổi" về 12 con giáp diễn ra như một hoạt cảnh. Các
em ngồi vòng tròn, mỗi em sẽ là một con vật trong đồng dao, khi
được hỏi đến, phải bắt chước động tác của con vật ấy, đi, bò, hoặc
nhảy vòng quanh về chỗ cũ của mình.
Một em chỉ vào một bạn, hỏi : - Tuổi Tí con chi?
Trả lời : - Tuổi Tí con chuột.
Các em hỏi : - Con chuột nó kêu làm sao?
Trả lời : - Nó kêu chút chít
(đóng vai con chuột, vừa bò vừa kêu chút chít).
Các em nói : - Chút chít chi mày
Tau chặt khúc đầu
Tau thầu khúc giữa
Tau bửa lấy xương
Làm rường làm cột
Tau lột lấy da
Bỏ sông Ngân Hà
Còn chi chút chít!
Các em hỏi một bạn khác :
- Tuổi Sửu con chi?
Trả lời : - Tuổi Sửu con trâu.
Các em hỏi : - Con trâu nó kêu
làm sao?
Trả lời : - Nó kêu ngá ngạ.
(đóng vai con trâu, khệnh khạng
đi, dương đôi sừng).
Các em nói : - Ngá ngạ chi
mày ….
Cứ như thế, hát-nói hỏi, trả lời
đóng vai con vật, cho đến con
heo, mỗi con phải có tiếng kêu
riêng. Con rồng kêu "rống rộng"
con rắn kêu "rắn rặn" thì thật lạ
và …. đúng là con nít !
4
5