Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

xây dựng thành phố hồ chí minh thành trung tâm thương mại quốc tế- vai trò, định hướng phát triển, chính sách và các giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.94 KB, 178 trang )

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Khoảng 40 năm về trước, Saigon dưới con mắt của các doanh nhân, khách du
lịch quốc tế, là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Nhưng hậu quả của chiến tranh, những khó
khăn của thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp, thời kỳ nhiều nước thực thi chính
sách hạn chế buôn bán với Việt Nam… làm cho Saigon xưa, nay là Thành phố Hồ
Chí Minh, mất đi vị thế là trung tâm kinh tế và thương mại của khu vực.
Ngày nay, sau 20 năm thực thi chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế (1986
– 2006) của Đảng và Nhà nước, đưa nền kinh tế Việt Nam chuyển từ cơ chế quản
lý tập trung sang nền kinh tế thị trường, mở cửa để hội nhập với khu vực và thế
giới, đất nước đã gặt hái nhiều thành tựu kinh tế, vị thế kinh tế của Việt Nam ngày
càng được nâng lên trong khu vực và trên thế giới: là nước đứng thứ hai thế giới về
tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và đều trong 20 năm vừa qua; nhiều mặt hàng
xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ hạng cao trên thế giới: đứng đầu thế giới về xuất
khẩu hồ tiêu; đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo; đứng thứ ba thế giới về
xuất khẩu cà phê; điều nhân; đứng thứ tư về thế giới về xuất khẩu cao su; là một
trong 10 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng dệt may; giày dép; đồ gỗ; thủy
sản…
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh trong
suốt 20 năm thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, luôn giữ vị trí số một về kinh tế,
trong đó có hoạt động thương mại: chiếm khoảng gần 40% tổng doanh thu thương
mại của cả nước (kể cả thương mại quốc tế). Tuy nhiên, vị trí của Thành phố trong
khu vực Đông Nam Châu Á còn mờ nhạt, chưa tương xứng với tiềm năng của nó.
Và ngay cả ở trong nước, cùng với tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, đã
và đang xuất hiện nhiều nhân tố ảnh hưởng bất lợi đến vai trò làm trung tâm
thương mại của các tỉnh phía Nam của Thành phố Hồ Chí Minh: triển khai dự án
sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai); di dời cảng Saigon; việc nâng cấp mạnh
các cảng ở đồng bằng sông Cửu Long; ở Bà Rịa – Vũng Tàu; sự phát triển mạnh
các khu kinh tế mở Chu Lai; khu kinh tế Dung Quất với nhiều ưu đãi… Tất cả các
sự kiện này sẽ làm giảm bớt sự tập trung kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh,
trong đó có sự tập trung về thương mại. Cho nên, việc nghiên cứu vai trò hiện tại
và tương lai của Thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động thương mại quốc tế, đánh


giá, dự báo được những nhân tố thuận lợi, những thách thức đối với Thành phố để
đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo cho Thành phố chẳng những giữ vững là
trung tâm thương mại quốc tế hàng đầu của Việt Nam mà còn trở thành trung tâm
thương mại của khu vực. Đây chính là ý nghóa và tính cấp thiết của đề tài đặt hàng
nghiên cứu của Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đối với các nhà
khoa học, các viện nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
1


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
2.1 Về phương diện lý luận:
• Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng và phát triển trung tâm thương mại quốc tế
của Singapore, HongKong, Dubai… để rút ra những kết luận: một trung tâm thương
mại quốc tế mang tính khu vực phải có những biểu hiện nào trên khía cạnh kinh tế
và có những điều kiện nào về cơ chế chính sách (đảm bảo hành lang pháp lý cho
trung tâm thương mại quốc tế hoạt động).
• Làm rõ bản chất trung tâm thương mại quốc tế khu vực (khái niệm, tiêu chí,
điều kiện phát triển).
2.2 Mục tiêu thực tiễn:
• Phân tích vai trò nòng cốt của Thành phố Hồ Chí Minh trên giác độ là trung
tâm thương mại quốc tế của Việt Nam.
• Phân tích khả năng trở thành trung tâm thương mại quốc tế của khu vực:
+Nêu bật các yếu tố và điều kiện hiện có mà thành phố cần phát huy để trở
thành trung tâm thương mại quốc tế;
+Nêu những điểm yếu, những điều kiện cần phải có để thành phố trở thành
trung tâm thương mại quốc tế.
• Đề xuất các giải pháp:
+Nhằm duy trì vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại
quốc tế của cả nước;
+Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền về các điều kiện để xây dựng Thành

phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm thương mại quốc tế của khu vực (cơ sở hạ
tầng, khung pháp lý…);
+Đề xuất lộ trình để thực hiện các kiến nghị đề xuất.

3. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI:
Thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu tiếp cận với hàng chục công trình, bài báo
có liên quan ít nhiều đến đề tài.
Điểm mới nổi bật của đề tài nghiên cứu khác với các công trình khác thể hiện
ở các điểm sau đây:
1. Thông qua nghiên cứu tài liệu quốc tế, khảo sát thực tế ở nước ngoài, mô
phỏng đặc điểm cơ bản của một trung tâm thương mại quốc tế của khu vực để qua
đó hình dung được hình ảnh (cái đích) mà Thành phố Hồ Chí Minh tiến tới phải đạt
được.
2


2. Đánh giá vai trò hiện tại của Thành phố Hồ Chí Minh đối với vùng kinh tế
phía Nam trong lónh vực thương mại quốc tế, qua đó chỉ rõ: vai trò nào đã làm tốt;
vai trò nào còn chưa thực hiện tốt. Tìm nguyên nhân chủ quan và khách quan tác
động thuận lợi và không thuận lợi đến các vai trò này.
3. Đánh giá khả năng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm thương mại
quốc tế của khu vực Đông và Đông Nam Châu Á: khả năng nào là hiện thực, khả
năng nào cần phải phấn đấu xây dựng.
4. Đề xuất hệ thống các giải pháp dưới dạng phác hoạ đề án tiền khả thi để duy
trì vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại quốc tế của các tỉnh
phía Nam và trở thành trung tâm thương mại quốc tế của khu vực.

4. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng và các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành

trung tâm thương mại quốc tế khu vực.

4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Hoạt động thương mại quốc tế có 2 mảng lớn: thương mại hàng hoá hữu
hình (hay còn gọi là hoạt động xuất nhập khẩu) và thương mại hàng hoá vô hình
(hay còn gọi là hoạt động mua bán các loại dịch vụ: du lịch; tài chính; logistics…).
Nhóm nghiên cứu sẽ tập trung chủ yếu nghiên cứu Thành phố Hồ Chí Minh với vai
trò là trung tâm thương mại hàng hoá hữu hình. Tuy nhiên, 2 mảng thương mại hữu
hình và vô hình có liên quan chặt chẽ với nhau, cho nên nhóm nghiên cứu xem xét
các vấn đề thương mại dịch vụ dưới giác độ là những nhân tố quan trọng tác động
đến hoạt động thương mại quốc tế hàng hữu hình của Thành phố Hồ Chí Minh, xem
xét dưới giác độ là trung tâm thương mại quốc tế của khu vực.
Ngoài ra, nhóm đề tài sẽ chỉ giới hạn nghiên cứu về trung tâm thương mại
quốc tế trên phạm vi địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, chứ không đi sâu mọi loại
hình trung tâm thương mại hoạt động trên địa bàn Thành phố.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
đây:

Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu chủ yếu sử dụng các phương pháp sau

*Phương pháp phân tích thống kê: là phương pháp nhóm nghiên cứu sử dụng ở
Chương 2 để phân tích các số liệu thứ cấp thu thập nhằm đánh giá khả năng trở
thành trung tâm thương mại quốc tế kc của Thành phố Hồ Chí Minh.
3


*Phương pháp duy vật lịch sử: nhóm nghiên cứu sử dụng các tư liệu lịch sử để
nghiên cứu rút ra bản chất của trung tâm thương mại quốc tế.
*Phương pháp duy vật biện chứng: nhóm đề tài sử dụng trong cả 3 chương của

đề án.
*Phương pháp chuyên gia: thông qua hội thảo và gửi đề án nghiên cứu đến các
chuyên gia, các nhà nghiên cứu thương mại để xin ý kiến giúp chúng tôi hoàn thiện
công trình nghiên cứu của mình.

6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Công trình nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 101 trang, chứa đựng 04 sơ đồ
và 19 bảng, biểu số liệu, chia thành 3 chương:

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Ở Chương 1 nhóm nghiên cứu 5 vấn đề quan trọng làm nền cho nghiên cứu
Chương 2 và Chương 3.
VẤN ĐỀ THỨ NHẤT: NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA THẾ
GIỚI
Trong mục này, nhóm đề tài tâm đắc nhất là đã nghiên cứu kinh nghiệm hình
thành và phát triển của Hongkong, và Singapore và Dubai để trở thành trung tâm
thương mại quốc tế của khu vực, và rút ra các bài học sau đây cho Thành phố Hồ
Chí Minh:
• Phải xây dựng cơ chế chính sách thông thoáng cho việc tự do hóa thương
mại: tiến tới thuế xuất nhập khẩu bằng 0; các rào cản phi thuế được bác bỏ; các nhà
thương mại nước ngoài được phép vào hoạt động và được quyền hoạt động bình
đẳng như các nhà thương mại trong nước
• Xây dựng bộ máy Nhà nước gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả hỗ trợ cho các
doanh nghiệp kinh doanh thương mại; chống tham nhũng quyết liệt tạo môi trường
tốt cho hoạt động kinh doanh
• Phải xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho hoạt động thương mại tốt: cảng

biển; sân bay; hệ thống kho tàng bến bãi
4


• Phát triển các dịch vụ thương mại: tài chính, ngân hàng, phát triển công
nghệ thông tin, bưu chính viễn thông
• Xây dựng môi trường mang tính cạnh tranh cao (cả Hongkong và Singapore
đều được quốc tế xếp hạng trong 10 nước có môi trường cạnh tranh cao, hấp dẫn
các nhà đầu tư)
• Xây dựng mối liên hệ thương mại và hệ thống phân phối hàng hóa với các
loại hàng trong khu vực và trên thế giới
• Phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại đa phương và song phương để mở rộng
thị trường thuận lợi cho hoạt động thương mại (ký nhiều Hiệp định xây dựng FTA)
• Phát triển mạnh hoạt động kinh tế thị trường, xây dựng đồng tiền mạnh có
khả năng tự do chuyển đổi
• Coi trọng đầu tư vào nguồn nhân lực; tiếng Anh phải được đào tạo phổ cập
để mọi người dân; kể cả lao động phổ thông sử dụng thành thạo
VẤN ĐỀ THỨ HAI của Chương: nhóm đề tài đã làm rõ:

*Các khái niệm:
- Về thương mại quốc tế (khái niệm; đặc điểm)
- Về trung tâm thương mại quốc tế (khái niệm; phân loại; đặc điểm)

*Làm rõ đặc điểm trung tâm thương mại quốc tế khu vực:
Nghiên cứu các trung tâm thương mại quốc tế từ thời cổ xưa cho đến nay,
Nhóm đề tài rút ra các đặc điểm cơ bản sau đây về trung tâm thương mại quốc tế
mang tính khu vực
Thứ nhất – Về vị trí địa lý: Phải nằm trong vùng kinh tế có các nước đang
phát triển theo hướng “mở cửa” lấy thị trường bên ngoài làm động lực để phát triển
kinh tế trong nước. Vị trí trung tâm thương mại khu vực phải có điều kiện thuận lợi

để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho thương mại: phát triển vận tải hàng không;
đường thủy; đường bộ… phát triển hệ thống kho bãi; phát triển công nghệ thông tin…
Thứ hai – Về khả năng phân phối và điều phối hàng hóa giữa các nước.
Nơi trung tâm thương mại quốc tế khu vực phải có:
Các tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia về thương mại quốc tế (bán
buôn và bán lẻ)
Các thương nhân có mối liên hệ thương mại với khắp toàn cầu; với các nhà
cung cấp; với các đại lý thương mại; với các trung tâm giao dịch hàng hóa.
5


Các hình thức thương mại chuyên như: chuyển khẩu; tạm nhập tái xuất
khẩu; môi giới thương mại; thương mại điện tử là những phương thức kinh doanh
chủ yếu giúp đưa nhanh hàng hóa từ người bán đến người mua ở các nước khác
nhau
Là nơi có khả năng tập trung các thông tin thương mại: về thị trường; về
cung cầu hàng hóa; về giá cả…
Là nơi có khả năng mua và cung cấp khối lượng lớn hàng hóa với giá cạnh
tranh (với cả người mua và người bán)
Thứ ba – Đặc điểm về thu hút các doanh nghiệp quốc tế: nơi trung tâm
thương mại quốc tế mang tính khu vực phải có môi trường kinh doanh thuận lợi như:
Thành lập; phát triển; làm thủ tục phá sản doanh nghiệp dễ dàng
Các doanh nghiệp được đối xử công bằng; bình đẳng
Luật lệ đầy đủ; rõ ràng; công khai và ổn định
Có cơ sở hạ tầng tốt với chi phí mang tính cạnh tranh
Có trọng tài quốc tế có uy tín để giải quyết tranh chấp kinh tế (nếu có)
Có nguồn nhân lực có chất lượng cao
Có tỷ lệ người biết ngoại ngữ quốc tế lớn
Doanh nghiệp được tự do kinh doanh theo luật định, ít có sự can thiệp trực
tiếp của Nhà nước bằng những biện pháp hành chính

Nước chủ nhà ký được nhiều Hiệp định tự do thương mại với nhiều nước
Thứ tư – Đặc điểm về cơ sở hạ tầng để phát triển thương mại và thương
mại dịch vụ quốc tế.
Trung tâm thương mại quốc tế khu vực phải có:
Hệ thống cảng biển mang tính tổng hợp và chuyên dụng tốt; hiện đại… có
khả năng thu hút các hãng vận tải lớn quốc tế vào hoạt động
Có sân bay quốc tế lớn và hiện đại, thu hút nhiều hãng hàng không quốc tế
ở nhiều khu vực đến hoạt động
Có hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tốt, mở cửa liên thông với thị
trường tài chính quốc tế.
thương

Có hệ thống kho tàng, bến bãi hiện đại phục vụ phát triển Logicstic ngoại
Có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại; tốc độ nhanh
6


quốc tế

Có hệ thống khách sạn, nhà hàng đầy đủ, cao cấp phục vụ cho doanh nhân
Giá cả dịch vụ cơ sở hạ tầng rẻ; mang tính cạnh tranh cao

Thứ năm – Đặc điểm về cơ chế chính sách có liên quan đến hoạt động
thương mại quốc tế:
Thành phố (tỉnh) nơi trở thành trung tâm thương mại quốc tế phải là nơi có
nền kinh tế thị trường và được quốc tế thừa nhận
Thực thi chính sách tự do hóa thương mại hoàn toàn, thuế xuất nhập khẩu
bằng 0; hàng rào phi thuế quan được dở bỏ; không phân biệt đối xử Nhà thương mại
quốc tế và trong nước.
Cơ chế tài chính tín dụng thông thoáng phù hợp với các thông lệ quốc tế;

xây dựng đồng tiền mạnh có khả năng tự chuyển đổi
Thủ tục hải quan đơn giản, mang tính Hội nhập, miễn visa xuất nhập cảnh
cho các thương gia
Chống tham nhũng triệt để, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh; chính
quyền hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi.
VẤN ĐỀ THỨ BA: CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH TRUNG TÂM
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ KHU VỰC
Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển một thành phố trở thành trung tâm thương
mại quốc tế khu vực, Nhóm đề tài nhận thấy cần phải trải qua 3 giai đoạn chủ yếu
sau đây:
- Giai đoạn ban đầu
- Giai đoạn phát triển
- Giai đoạn duy trì vị trí trung tâm thương mại quốc tế khu vực
(1) Giai đoạn ban đầu:
Đây là giai đoạn chủ yếu do chính quyền nhà nước tiến hành bao gồm các
công việc:
- Xây dựng nền kinh tế thị trường đầy đủ và được quốc tế thừa nhận
- Xây dựng chiến lược biến Thành phố (địa phương) trở thành trung tâm
thương mại quốc tế khu vực với các phương án tổ chức thực hiện
tế

- Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ đồng bộ; phù hợp với chuẩn mực quốc

7


- Quy hoạch cơ sở hạ tầng cho phát triển hoạt động thương mại: cảng; sân bay;
đường bộ; hệ thống công nghệ thông tin; hệ thống kho tàng; nơi tiến hành hội chợ
triển lãm…
- Trở thành trung tâm thương mại quốc tế của quốc gia; đây là điều kiện quan

trọng để trở thành trung tâm thương mại quốc tế khu vực
(2) Giai đoạn phát triển:
Đây là giai đoạn thu hút mạnh mẽ các Nhà đầu tư trong và ngoài nước vào
hoạt động kinh doanh thương mại cả thương mại hàng hóa và dịch vụ. Các công
việc cần tiến hành:
- Cần có một cơ chế đặc biệt hấp dẫn mang tính ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp hoạt động: tự do thương mại xóa bỏ các rào cản cho hoạt
động thương mại về thuế và các biện pháp phi thuế
Lưu ý: với các trung tâm thương mại quốc tế hình thành sau (muộn hơn) phải
hấp dẫn, mang tính cạnh tranh thì mới lôi kéo được các thương nhân tới hoạt động
- Có chiến lược tiếp thị, lôi kéo các tập đoàn đa quốc gia
- Thể chế chính sách vận hành nền kinh tế mang tính hội nhập; ổn định; có cơ
chế bảo vệ các nhà đầu tư
- Có chính sách khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ thương mại: môi
giới thương mại; tài chính; ngân hàng; kho vận; công nghệ thông tin…
- Xây dựng chiến lược đào tạo và thu hút nhân tài trong và ngoài nước
- Ngôn ngữ tiếng Anh phải là ngôn ngữ phổ biến, chẳng những được sử dụng ở
các đơn vị kinh doanh mà còn ở các cơ quan công quyền, nơi mà các nhà đầu tư làm
các thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình
(3) Giai đoạn duy trì vị trí trung tâm:
Ở giai đoạn này, chính quyền Nhà nước vẫn tiến hành hoàn thiện môi trường
kinh doanh theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động
- Loại bỏ tham nhũng, biến các cơ quan công quyền trở thành các đơn vị dịch
vụ hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động
- Kinh tế thị trường được phát triển tối đa có định hướng tích cực của Nhà nước
- Xây dựng môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh cao so với các trung
tâm thương mại khác trong khu vực: về cơ chế chính sách về cơ sở hạ tầng, về
nguồn nhân lực; các ngành dịch vụ…

8



Tóm lại, theo kinh nghiệm của các nước xây dựng thành công trung tâm
thương mại quốc tế là 3 giai đoạn kể trên phải được xây dựng như là chiến lược dài
hạn, có chia nhỏ từng thời kỳ, có các biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể do những
người có quyền lực cao nhất lãnh đạo với quyết tâm cao.
VẤN ĐỀ THỨ TƯ của Chương 1: NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM CỦA
HONGKONG, SINGAPORE VÀ BRUNEI ĐỂ RÚT RA CÁC BÀI HỌC PHÁT
TRIỂN TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA KHU VỰC CHO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Qua nghiên cứu kinh nghiệm sự phát triển trung tâm thương mại quốc tế mang
tính khu vực của Hongkong, Singapore và Brunei, nhóm đề tài rút ra 9 bài học kinh
nghiệm sau đây cho việc đề xuất các giải pháp ở Chương 3:
1. Phải xây dựng cơ chế chính sách thông thoáng cho việc tự do hóa thương
mại: tiến tới thuế xuất nhập khẩu bằng 0; các rào cản phi thuế được bác bỏ; các nhà
thương mại nước ngoài được phép vào hoạt động và được quyền hoạt động bình
đẳng như các nhà thương mại trong nước
2. Xây dựng bộ máy Nhà nước gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả hỗ trợ cho các
doanh nghiệp kinh doanh thương mại; chống tham nhũng quyết liệt tạo môi trường
tốt cho hoạt động kinh doanh
3. Phải xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho hoạt động thương mại tốt: cảng
biển; sân bay; hệ thống kho tàng bến bãi
4. Phát triển các dịch vụ thương mại: tài chính, ngân hàng, phát triển công
nghệ thông tin, bưu chính viễn thông
5. Xây dựng môi trường mang tính cạnh tranh cao (cả Hongkong và Singapore
đều được quốc tế xếp hạng trong 10 nước có môi trường cạnh tranh cao, hấp dẫn
các nhà đầu tư)
6. Xây dựng mối liên hệ thương mại và hệ thống phân phối hàng hóa với các
loại hàng trong khu vực và trên thế giới
7. Phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại đa phương và song phương để mở rộng

thị trường thuận lợi cho hoạt động thương mại (ký nhiều Hiệp định xây dựng FTA)
8. Phát triển mạnh hoạt động kinh tế thị trường, xây dựng đồng tiền mạnh có
khả năng tự do chuyển đổi
9. Coi trọng đầu tư vào nguồn nhân lực; tiếng Anh phải được đào tạo phổ cập
để mọi người dân; kể cả lao động phổ thông sử dụng thành thạo
9


VẤN ĐỀ THỨ NĂM: NHÓM ĐỀ TÀI CŨNG LÀM RÕ VAI TRÒ TRUNG
TÂM THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA KHU VỰC:
- Đối với nước chủ nhà
- Đối với các nước trong khu vực và thế giới
Và với những vai trò quan trọng của trung tâm thương mại quốc tế đã nêu
trong đề án cũng khẳng định việc nghiên cứu đề tài xây dựng Thành phố Hồ Chí
Minh trở thành trung tâm thương mại quốc tế mang ý nghóa lý luận và thực tiễn cao.

CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG
TRỞ THÀNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ KHU VỰC
CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ở Chương 2, nhóm nghiên cứu đã nêu được các vấn đề:

2.1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM:
Với dân số 6,24 triệu người (chiếm 7,6% dân số của cả nước), nhưng Thành
phố Hồ Chí Minh – là trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam – chiếm 22,61% GDP
của cả nước, rất ấn tượng là kinh tế tư nhân của Thành phố đóng góp 56,25% GDP
(so với khu vực, kinh tế này có đóng góp cho cả nước); khối kinh tế FDI cũng đóng

góp 34,39% so với sự đóng góp của khu vực này với cả nước. Và tốc độ tăng trưởng
của 2 khu vực kinh tế này đang tăng cao, điều này nó thể hiện phần nào kinh tế thị
trường ở Thành phố Hồ Chí Minh phát triển cao hơn so với cả nước, đây là điều
quan trọng để trở thành trung tâm thương mại quốc tế.

10


*Về hoạt động xuất khẩu:
Bảng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước
ĐVT: Triệu USD; Tỷ lệ %
NĂM
A

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
THÀNH PHỐ HỒ
CẢ NƯỚC
CHÍ MINH
1
2

TỶ TRỌNG
TPHCM SO VỚI
VIỆT NAM
3 = 1/2 x 100

2001

6,016


15,059

40,0

2002

6,415

16,706

38,4

2003

7,370

20,149

36,6

2004

9,848

26,485

37,2

2005


12,123

32,442

37,4

2006

13,695

39,605

34,58

Nguồn: Sở Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh

• Kim ngạch xuất khẩu của Thành phố chiếm đến trên 37% kim ngạch xuất
khẩu của cả nước.
• Cả nước có tình trạng nhập siêu lớn, từ 3,5-5 tỷ USD mỗi năm; nhưng qua
bảng 2.6 ta thấy Thành phố Hồ Chí Minh luôn trong tình trạng xuất siêu từ 2 đến
gần 6 tỷ USD/năm.
Ở Việt Nam, có 7 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD: dầu thô;
may mặc; giày dép; thủy sản; gỗ; hàng điện tử + máy tính và linh kiện; gạo. Thành
phố Hồ Chí Minh tham gia xuất khẩu chủ yếu ở tất cả các mặt hàng kể trên (chiếm
tỷ trọng ở mỗi mặt hàng chủ lực từ 15%-80%).
*Về hoạt động nhập khẩu:
Hoạt động nhập khẩu làm một mảng của hoạt động thương mại quốc tế của
Thành phố Hồ Chí Minh, không lớn như hoạt động xuất khẩu, năm 2005 chỉ là
6,371 tỷ USD bằng ½ kim ngạch xuất khẩu của Thành phố (12,132 tỷ USD); nhưng
so với Việt Nam thì kim ngạch nhập khẩu của Thành phố cũng chiếm 17,23% so

với cả nước.
Tóm lại, qua những phân tích kể trên minh chứng Thành phố Hồ Chí Minh là
trung tâm thương mại quốc tế của các tỉnh phía Nam nói riêng và của cả nước nói
chung. Tuy nhiên, hoạt động thương mại quốc tế của Thành phố còn thua xa so với
các trung tâm thương mại quốc tế của khu vực như Hongkong và Singapore, sau đây
là một vài số liệu:

11


Bảng vài số liệu về hoạt động thương mại quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh
so với Singapore và Hongkong năm 2004
STT

CHỈ TIÊU KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

HONGKONG

SINGAPORE

9,848

259

179,6

5,614


271

164

Kim ngạch xuất khẩu
1

(Tỷ USD)
Kim ngạch nhập khẩu

2

(Tỷ USD)

3

Kim ngạch xuất khẩu tính
trên đầu người (USD/người)

1.624,28
37.837,8
41.430,2
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005

Sở dó thương mại quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh còn quá nhỏ so với
Singapore và Hongkong là vì Thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ là trung tâm thương
mại của khu vực miền Nam Việt Nam, chứ chưa phải là trung tâm thương mại quốc
tế của cả khu vực Đông Nam Á và Đông Á, vì nhiều lý do mà nhóm nghiên cứu sẽ
phân tích ở các mục dưới đây.


2.2 NHỮNG ĐIỂM YẾU CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHÌN DƯỚI
GIÁC ĐỘ LÀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ:
2.2.1 Điểm yếu của Thành phố nhìn dưới giác độ là trung tâm thương mại
quốc tế của Việt Nam:
Tuy Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam,
nhưng vẫn còn tồn tại lớn sau đây đe dọa sự phát triển hoạt động thương mại quốc
tế như là một trung tâm của các tỉnh Nam bộ:
*Thành phố chủ yếu chỉ là nơi chuyển tải hàng hoá của các tỉnh miền Đông
và miền Tây Nam bộ ra nước ngoài.
*Tính bị động và lệ thuộc trong xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn
Thành phố rất cao, biểu hiện:
+ Gia công xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao;
+ Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thành phố đều phụ thuộc vào nguồn
nguyên liệu ở bên ngoài;
+ Các doanh nghiệp Thành phố không có cơ sở kinh doanh thương mại tại
nước ngoài;
+ Hoạt động xuất nhập khẩu của Thành phố còn phụ thuộc nhiều vào các văn
phòng đại diện của các công ty nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn Thành phố.
12


*Ở Thành phố chưa có các tập đoàn thương mại lớn đóng vai trò làm cầu nối
giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước với thị trường thế giới
Ngoài ra, số thương gia giỏi có khả năng bao quát thị trường; khả năng xây
dựng chiến lược thương mại mang tính toàn cầu còn quá ít, cũng là lực cản để hoạt
động thương mại quốc tế có vị trí vững mạnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập trong
những năm tới.

2.2.2 Những điểm yếu của Thành phố dưới giác độ là trung tâm thương

mại quốc tế của khu vực:
2.2.2.1 Cơ chế chính sách có liên quan đến kinh doanh thương mại quốc tế chưa
thông thoáng:
a. Môi trường kinh doanh:
Môi trường kinh doanh của Thành phố Hồ Chí Minh có thể tốt so với Việt
Nam, nhưng so với khu vực và thế giới chưa phải là môi trường lý tưởng để trở
thành trung tâm thương mại – tài chính của khu vực (vì có một số lãnh thổ có môi
trường kinh doanh vượt trội như Singapore (đứng thứ nhất); Hongkong (đứng thứ 5);
Thái Lan (đứng thứ 17)…).
b. Đánh giá về sự tự do kinh doanh của Thành phố Hồ Chí Minh:
Đánh giá về tiêu chí tự do kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh (không
khác nhiều so với Việt Nam vì cùng một cơ chế quản lý chung), thì vẫn đứng thứ
hạng thấp, xếp 138 trong tổng số 157 quốc gia. Trong khi đó, Hongkong đứng thứ
nhất; Singapore đứng thứ 2 về chỉ số tự do kinh tế.
c. Thành phố chưa có cơ sở pháp lý thông thoáng, cởi mở để trở thành trung tâm
thương mại quốc tế:
Thành phố chưa có quy chế đặc biệt ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu, thuế thu
nhập doanh nghiệp… khuyến khích tự do hoá thương mại và dịch vụ quốc tế. Điểm
này Thành phố Hồ Chí Minh bất lợi so với lãnh thổ Hongkong và Singapore vì như
trên đã đề cập, những nơi này có thuế xuất nhập khẩu gần bằng 0. Thêm vào đó,
hai nơi này ký với hơn 10 quốc gia và lãnh thổ có nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Úc… thành lập các khu vực mậu dịch tự do mà mục tiêu của nó là
thúc đẩy tự do hoá thương mại, biến các nơi này thành trung tâm thương mại quốc
tế.
2.2.2.2 Hoạt động tài chính – ngân hàng chưa mạnh để hỗ trợ cho Thành phố
trở thành trung tâm thương mại quốc tế của khu vực:
tế.

Tài chính và ngân hàng có mối quan hệ hữu cơ với hoạt động thương mại quốc
13



Sau 20 năm đổi mới cơ chế chính sách kinh tế thì hoạt động thương mại của
Việt Nam nói riêng và của Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước tiến dài,
nhưng hệ thống tài chính ngân hàng mới ở giai đoạn đầu của tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế.
Bằng những số liệu có so sánh với các trung tâm tài chính Singapore,
Hongkong và Tokyo, nhóm nghiên cứu rút ra: Thị trường tài chính ở Thành phố Hồ
Chí Minh còn quá nhỏ so với các trung tâm khác của khu vực. Đây cũng là trở ngại
để Thành phố trở thành trung tâm thương mại quốc tế.
2.2.2.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển thương mại quốc tế còn yếu:
a. Tồn tại lớn về hệ thống vận tải ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế
của Thành phố:
*VẬN TẢI THỦY:

Thứ nhất, mật độ của cảng dày bất hợp lý:
Một nửa cảng nằm trên cửa sông Sài Gòn, nửa còn lại nằm rải rác trên sông
Hiệp Phước, Nhà Bè. Tại những nơi này, luồng, lạch nhỏ hẹp, nhiều khúc quanh
không đảm bảo an toàn giao thông thuỷ khi lượng tàu ra vào lớn.
Thứ hai, cảng nhỏ, thiếu cảng chuyên dụng, cảng gạo, cảng cá…, cơ sở vật
chất kỹ thuật chưa hiện đại ảnh hưởng đến giao nhận ngoại thương:
Cảng Sài Gòn được xem là cảng lớn nhất nhưng sản lượng chỉ trên 12 triệu
tấn/năm (trong khi đó, nước Bỉ nhỏ bé có 3 cảng lớn, công suất của cảng nhỏ nhất
cũng đạt trên 110 triệu tấn/năm).
Ngoài ra, thiếu cảng chuyên dụng lại thêm cơ sở vật chất kỹ thuật cảng chưa
hiện đại làm tốc độ bốc dỡ chậm: một tàu gạo 10.000 tấn bình quân bốc 10-12
ngày, trong khi ở cảng gạo của Thái Lan, một tàu gạo tương tự chỉ bốc 10-12 tiếng
(vì có hệ thống kho chuyên dụng tại cảng, có hệ thống bơm rót gạo lên tàu nhanh).
Thứ ba, chi phí lớn:
Do tàu vào cảng hẹp phải có hoa tiêu lai dắt, tốc độ bốc dỡ chậm, chỉ tàu nhỏ

mới vào cảng được, tàu phải nằm chờ nhiều ngày mới bốc hoặc dỡ xong hàng dẫn
tới vận tải quốc tế cao.
Theo khảo sát của Hiệp hội hàng hải Việt Nam năm 2006, cước phí vận tải
container từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Hoa Kỳ đắt hơn so với từ Thái Lan đi Hoa
Kỳ 450-500USD/container hàng khô, và 750USD/container hàng đông lạnh. Và
nguy hiểm hơn, mức chênh lệch trong chi phí vận tải đi các nước của Thành phố so
với các nước trong khu vực ngày càng tăng.
14


• Giá hàng hoá xuất khẩu từ Thành phố đi các nước, trong đó có Hoa Kỳ, tăng
lên, làm giảm tính cạnh tranh về giá hàng xuất khẩu của Việt Nam.
• Khó biến Thành phố Hồ Chí Minh là căn cứ hậu cần logistics hàng hoá, dịch
vụ của các nước trong khu vực.
Thứ tư, vị trí của các cảng không thuận lợi:
Giữa Thành phố điều khiển vận tải bằng ôtô đến cảng gặp khó khăn do xe tải
bị cấm chạy trong giờ hành chính và bị cấm chạy trên một số đoạn đường, cộng vào
đó giá xăng dầu hai năm qua đã hai lần điều chỉnh tăng làm phí vận tải container ra
cảng với đoạn đường chỉ 10 km, container 20 feet là 600.000 đồng; 40 feet giá là
1.000.000 đồng.
Ngoài ra, chưa kể đến hệ thống đường sắt và đường bộ được coi là sự nối
chuyến hàng container cho tàu biển chưa được quy hoạch hợp lý nên chưa hỗ trợ
trong tiếp nhận và xử lý hàng container chuyên chở bằng đường biển; chưa cho
phép phát triển hoạt động vận tải đa phương thức theo chuẩn mực quốc tế.
*VẬN TẢI HÀNG KHÔNG:

Khu vực Nam bộ chỉ có một sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, đảm nhận vận tải
5% khối lượng hàng hoá xuất khẩu. Những điểm bất hợp lý vận tải bằng đường
hàng không ảnh hưởng đến xuất khẩu:
Thứ nhất, sân bay nằm ngay sát Thành phố nên việc vận chuyển hàng hoá đi

ngang Thành phố đến sân bay gặp khó khăn.
Thứ hai, cước phí vận tải và giao nhận gia tăng ít nhất 15% trong vòng hai
năm qua (theo khảo sát của các Forwarder Thành phố Hồ Chí Minh). Điều này tất
yếu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giá xuất khẩu.
*VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ:

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài hai phương tiện vận tải thủy và hàng không,
thì khoảng 5% khối lượng hàng xuất khẩu được vận chuyển bằng đường ôtô để xuất
bán sang các nước có chung đường biên giới với Việt Nam: Campuchia, Lào, Trung
Quốc. Vận tải bằng đường ôtô chủ yếu do tư nhân đảm nhận, nhưng khoảng ba năm
gần đây, trạm thu phí mọc lên nhiều hơn, nạn mãi lộ cho cảnh sát giao thông tăng,
giá xăng dầu tăng… làm phí vận tải tăng. Theo khảo sát thì phí vận tải trái cây, cao
su, gạo xuất khẩu từ Thành phố Hồ Chí Minh đến biên giới Trung Quốc gồm cước
phí vận tải và các lệ phí vận tải chiếm đến 30-40% giá xuất khẩu. với bối cảnh hội
nhập đang gia tăng, phí vận tải quá cao dẫn tới hàng hoá của Thành phố khó cạnh
tranh chẳng những trên thị trường Trung Quốc mà ngay trên thị trường nội địa ở
phía Bắc và Miền Trung.
15


b. Tồn tại về hệ thống kho bãi ảnh hưởng đến khả năng Thành phố Hồ Chí
Minh trở thành trung tâm thương mại quốc tế của khu vực:
- Thứ nhất, hệ thống kho phát triển mang tính tự phát, không có quy hoạch,
nằm phân tán ở nhiều cơ quan, ban, ngành quản lý: Trung ương, Thành phố, Quận
huyện, doanh nghiệp…
- Thứ hai, khai thác kho bãi phần nhiều mang tính bao cấp, ví dụ giá cho
thuê kho bãi do UBND phê duyệt: một thời gian dài biểu giá cho thuê kho bãi rất
thấp, không đủ bù đắp chi phí, kko đảm bảo tích lũy để phát triển.
- Thứ ba, đa số chất lượng kho bãi thấp, không đáp ứng yêu cầu của sự phát
triển, đặc biệt nhu cầu xuất khẩu và các dịch vụ xuất khẩu.

- Thứ tư, tình hình kinh doanh kho bãi vừa mang tính tự phát, vừa mang
tính bao cấp làm giảm hiệu quả kinh doanh, Nhà nước bị thất thu ngân sách.
- Thứ năm, hầu như chưa đơn vị nào áp dụng phương thức kinh doanh kho
bãi hiện đại: phát triển kinh doanh logicstic, tham gia nối kết giữa thị trường Thành
phố với khu vực và thế giới.
Tóm lại, cơ sở hạ tầng của hệ thống kho bãi lạc hậu, còn thua xa so với các
nước trong khu vực như HongKong, Singapore và tạo nên trở ngại để biến Thành
phố thành trung tâm hậu cần dịch vụ và thương mại của các tỉnh phía Nam nói riêng
và của Đông Nam Á nói chung.
c. Tồn tại của hoạt động Forwarder tại Thành phố Hồ Chí Minh: nhóm nghiên
cứu đề cập đến các vấn đề:
+Dịch vụ đại lý tàu biển
+Kinh doanh mua bán cước với hãng tàu
+Dịch vụ đại lý giao nhận xuất nhập khẩu
+Kinh doanh kho ngoại quan
Ở tất cả các lónh vực trên của hoạt động Forwarder, mặc dù tốc độ phát triển
nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, tác động không thuận lợi
đến việc đưa Thành phố trở thành trung tâm thương mại quốc tế của khu vực.
d. Internet và thương mại điện tử:
Trong quá trình toàn cầu hoá, Internet được xem là cơ sở hạ tầng quan trọng
hỗ trợ thúc đẩy giao dịch thương mại phát triển với chi phí thấp, tiếp cận nhanh với
các cơ hội kinh doanh của khu vực và trên thế giới.
16


Năm năm trở lại đây, hệ thống Internet và hoạt động thương mại điện tử của
Thành phố có những bước phát triển nhanh, hỗ trợ cho sự phát triển thương mại
quốc tế của Thành phố. Tuy nhiên, với cơ sở hạ tầng Internet hiện nay và hoạt động
thương mại điện tử của Thành phố chưa đáp ứng để đưa Thành phố trở thành trung
tâm thương mại quốc tế của khu vực. Nhóm nghiên cứu tổng kết lại các điểm hạn

chế cần phải khắc phục như sau:
Thứ nhất, sự phát triển thương mại điện tử của Thành phố tăng nhanh, nhưng
so với các nước trong khu vực còn nhiều hạn chế, biểu hiện:
-Ít cổng dẫn truyền Internet; tốc độ đường truyền chậm.
-Chi phí sử dụng Internet còn cao so với các nước khác, khoảng 20-50%
(JETRO). (Để phổ cập Internet, năm 2006 Singapore xây dựng cả trăm địa điểm sử
dụng Internet không dây (wiless) miễn phí).
-Thiếu nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển công nghệ thông tin nói chung
và thương mại điện tử nói riêng. Theo khảo sát, hiện lực lượng công nghệ thông tin
chỉ mới đáp ứng 1/5 nhu cầu và chất lượng đào tạo còn nhiều hạn chế, ít người am
hiểu bài bản về thương mại điện tử.
Thứ hai, tốc độ ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp có
hoạt động thương mại quốc tế còn chậm.
Chỉ 70% các doanh nghiệp có hoạt động thương mại quốc tế có nối kết
Internet (trong khi đó, ở các nước trong khu vực là 100%). Trong số có kết nối
mạng thì có đến gần 50% chỉ sử dụng những hoạt động điện tử đơn giản như gửi
thư, nhận thư. Các trang web của các doanh nghiệp có nội dung cũ, không bắt mắt,
hiệu quả thể hiện thấp.
Thứ ba, nhiều trang web công của Thành phố Hồ Chí Minh đã có cải tiến
nhưng chưa phục vụ có hiệu quả và mang tính chuyên cho các doanh nghiệp có hoạt
động kinh doanh quốc tế. Chưa có trang web nào hay như trang web của cơ quan
xúc tiến thương mại của Thổ Nhó Kỳ (trang web www.yurdal.com ).
Thứ tư, cơ sở pháp lý hỗ trợ cho giao dịch điện tử còn thiếu; chưa có luật giao
dịch thương mại điện tử riêng.
Kết luận: hạ tầng để phát triển thương mại điện tử Thành phố Hồ Chí Minh
đã có những bước phát triển nhanh. Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn chưa thể đáp
ứng yêu cầu đưa Thành phố trở thành trung tâm thương mại quốc tế của khu vực.

17



2.2.2.4 Đánh giá hệ thống dịch vụ môi giới và tư vấn xuất khẩu trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh:
Sơ đồ hệ thống dịch vụ môi giới và tư vấn xuất khẩu trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh

Hệ thống

Dịch vụ môi giới
và tư vấn công

Các văn phòng
đại diện nước
ngoài tại Việt
Nam

Hiệp hội các
doanh nghiệp
nước ngoài ở
Việt Nam

Các DN Việt
Nam lập chi
chánh Văn
phòng ĐDNN

Các doanh
nghiệp dịch vụ
môi giới và tư
vấn


Hiệp hội các
ngành hàng

Ưu điểm của hệ thống dịch vụ môi giới và tư vấn xuất khẩu của Thành phố
Hồ Chí Minh:
So với cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh có đông đảo về số lượng các thành
phần tham gia: trên 90 hiệp hội ngành hàng và hiệp hội các doanh nghiệp nước
ngoài; gần 3000 văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài; hàng trăm công ty
dịch vụ và môi giới tư vấn kinh doanh chuyên. Đây là những đầu mối đưa hàng của
Việt Nam ra thị trường khu vực và thế giới và của thế giới vào Việt Nam. Chính hệ
thống dịch vụ môi giới và tư vấn hiện tại đã góp phần biến Thành phố Hồ Chí Minh
trở thành trung tâm thương mại quốc tế ở Việt Nam.
Tuy nhiên, với sự hoạt động của hệ thống dịch vụ môi giới và tư vấn thương
mại quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn có những tồn tại sau đây ảnh hưởng
cản trở đến việc đưa Thành phố trở thành trung tâm thương mại quốc tế của khu
vực.
• Hệ thống có chất lượng dịch vụ chưa cao, cho nên chưa được nhiều doanh
nghiệp xuất nhập khẩu của Thành phố hưởng ứng thuê dịch vụ.
18


• Tính chuyên nghiệp còn hạn chế đặc biệt với khu vực dịch vụ công và hiệp hội
các doanh nghiệp.
• Hoạt động môi giới và tư vấn chưa hướng tới góp phần đưa Thành phố trở
thành trung tâm thương mại quốc tế của khu vực vì quy mô giao dịch nhỏ, mang tính
cá biệt, chưa ổn định và lâu dài chưa hướng luồng kinh doanh hàng hoá từ trong
nước sang các nước và ngược lại.
2.2.2.5 Đánh giá nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động thương mại quốc tế:
Sau 20 năm đổi mới (1986-2006), Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm

đào tạo lớn của khu vực phía Nam với 84 trường, trong đó 60 trường đại học, 19
trường cao đẳng, 27 trường trung học chuyên nghiệp. Hiện có trên 300.000 người
đang theo học. Nghiên cứu riêng về nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động
thương mại quốc tế của Thành phố, nhóm nghiên cứu đưa ra các nhận xét sau:
*Về thành công:
Đã hình thành một lớp thương gia, các nhà quản trị, kinh tế có trình độ chuyên
môn và Anh ngữ làm trong các công ty dịch vụ thương mại quốc tế: buôn bán, tài
chính, bảo hiểm, logistics, vận tải, giao nhận… Một số người được đào tạo bài bản ở
nước ngoài, đội ngũ làm thương mại quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh đông về
số lượng và được xem là có kinh nghiệm nhất nước.
*Về những hạn chế:
• Đội ngũ doanh nhân làm thương mại quốc tế còn yếu so với các nước trong
khu vực, đặc biệt là so với Hongkong và Singapore: chưa có người có khả năng lãnh
đạo bao quát hoạt động kinh doanh thương mại mang tính khu vực và toàn cầu.
• Là thành phố lớn nhất nước nhưng tỷ lệ người giao tiếp tiếng Anh thành thạo
trong các công sở, các ngân hàng, các trung tâm thương mại còn ít.
Tóm lại, nguồn nhân lực của Thành phố ở thời điểm hiện tại chưa đáp ứng
yêu cầu phát triển thương mại quốc tế.
2.2.2.6 Tổng kết về khả năng trở thành trung tâm thương mại quốc tế khu vực
của Thành phố Hồ Chí Minh:
Tiêu chí đánh giá
(1). Vị trí địa lý

Thuận lợi

Hạn chế

+Nằm cách đều thủ đô -Cảng nằm sâu trong lục
của các nước trong khu địa
vực

+Nằm trung tâm vùng
kinh tế lớn nhất ở Vieät
Nam
19


Tiêu chí đánh giá
(2). Về giao thông vận tải

(3). Về cơ sở hạ tầng
khác phục vụ cho thương
mại quốc tế: công ty tài
chính; ngân hàng; hệ
thống kho, bãi; công ty
môi giới; công ty pháp
luật…
(4). Khả năng phân phối
và điều phối hàng hóa
giữa các nước:
-do chính Thành phố sản
xuất
-thực hiện chức năng
chuyển tải
(5). Thể chế chính sách
có liên quan đến thương
mại

Thuận lợi
Là tỉnh duy nhất có cả 5
phương tiện vận tải nối

kết với quốc tế: đường
biển; đường sắt; đường
hàng không; đường bộ
+Phát triển với tốc độ
nhanh
+Tốt nhất Việt Nam hiện
nay

Hạn chế
Đường sắt chưa nối với
Đồng bằng Sông Cửu
Long và với các nước
Đông Nam Châu Á
-Tính cạnh tranh chưa cao
-Còn thiếu và yếu so với
khu vực

Là trung tâm xuất khẩu, -Hầu như chưa tham gia
nhập khẩu của Việt Nam
vào chuỗi hoạt động
thương mại khu vực và
toàn cầu
-Chưa có tập đoàn thương
mại quốc tế lập căn cứ
điểm
Hệ thống luật điều tiết -Chưa có cơ chế riêng
thương mại tương đối đầy mang tính hấp dẫn để
đủ, ngày càng hoàn thiện Thành phố Hồ Chí Minh
theo tinh thần WTO
trở thành trung tâm thương

mại quốc tế của khu vực
-Một số cơ chế thương
mại quốc tế và dịch vụ hỗ
trợ thương mại còn thiếu
Vẫn chưa tác động tốt đến
(6). Thủ tục hành chính và Ngày càng cải thiện
thương mại quốc tế
tham nhũng (quản lý nhà
nước; hải quan; thuế…)
Ngày càng nâng cao
-Chưa chuyên nghiệp
(7). Nguồn nhân lực:
-ở cơ quan quản lý nhà
-Tiếng Anh và các sinh
nước
ngữ khác còn yếu
-ở các doanh nghiệp dịch
-Trình độ thương mại chưa
vụ thương mại
cao
-ở các nhà thương mại
20


CHƯƠNG 3:

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ
XÂY DỰNG THÀNH PHỐ TRỞ THÀNH
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA
KHU VỰC

3.1 MỤC TIÊU - QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:
3.1.1 Mục tiêu các giải pháp:
(1) Duy trì, củng cố vị trí của Thành phố là trung tâm thương mại của Việt Nam
(vì đây là cơ sở quan trọng để Thành phố trở thành trung tâm thương mại quốc tế).
(2) Đề xuất dự án tiền khả thi để biến Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung
tâm thương mại quốc tế của khu vực vào năm 2025.

3.1.2 Quan điểm đề xuất giải pháp:
Nhóm nghiên cứu đề xuất các chiến lược giải pháp dựa trên 5 quan điểm:
3.1.2.1 Quan điểm phải coi phát triển hoạt động thương mại quốc tế là phát
triển lợi thế so sánh của Thành phố:
Với quan điểm này, theo nhóm nghiên cứu, thương mại quốc tế của Thành phố
về lâu dài không đi theo hướng chế biến sản xuất hàng xuất khẩu, mà phát triển
các dịch vụ thương mại quốc tế: dịch vụ môi giới hàng hoá; phân phối hàng;
logistics; trung tâm đấu giá hàng hoá; chuyển tải hàng…
Là nơi có nguồn nhân lực dồi dào và có môi trường hấp dẫn nhân tài đến làm
việc… Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy rằng nếu Thành phố phát triển mạnh
theo hướng chế biến hàng xuất khẩu thì sự phát triển mang tính lệ thuộc cao vì
Thành phố không có nguồn nguyên liệu, thêm vào đó đòi hỏi khối lượng lớn lao
động. Ngoài ra, các ngành chế biến hàng xuất khẩu gây ô nhiễm môi trường hơn so
với phát triển các ngành dịch vụ xuất khẩu.
3.1.2.2 Quan điểm nhiều vấn đề mang ý nghóa quyết định để Thành phố trở
thành trung tâm thương mại quốc tế của khu vực:
Những vấn đề này nằm ngoài tầm giải quyết của lãnh đạo Thành phố như: cơ
chế chính sách thông thoáng về thương mại; về chính sách hải quan; về thuế… Cho
21


nên, sự quyết liệt hỗ trợ của chính quyền trung ương có ý nghóa quan trọng trong
việc xây dựng Thành phố trở thành trung tâm thương mại quốc tế.

3.1.2.3 Thực thi nghiêm chỉnh các cam kết thương mại quốc tế song phương và
đa phương:
Đây là những điều kiện quan trọng để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho
hoạt động thương mại nói chung và hoạt động của trung tâm thương mại quốc tế
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
3.1.2.4 Quan điểm về tính cạnh tranh mang tính vượt trội:
Thành phố Hồ Chí Minh trong chiến lược phát triển trở thành trung tâm thương
mại quốc tế đã đi sau so với các nước khác như Hongkong hoặc Singapore đến vài
chục năm. Cho nên, Thành phố phát triển trong điều kiện: các trung tâm thương
mại – tài chính của khu vực đã hình thành, nếu môi trường kinh doanh thương mại
của Thành phố Hồ Chí Minh không tốt, mang tính cạnh tranh vượt trội hơn thì khó
lôi kéo các nhà thương mại quốc tế dịch chuyển, thay đổi địa điểm kinh doanh của
mình.
3.1.2.5 Quan điểm liên kết để phát triển trung tâm thương mại quốc tế của khu
vực:
Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, xét trên tất cả các tiêu chí về trung tâm
thương mại – tài chính khu vực; về thể chế chính sách; cơ sở hạ tầng; tính cạnh
tranh môi trường kinh doanh; quy mô kinh doanh; nguồn nhân lực… so với Singapore
và Hongkong thì Thành phố Hồ Chí Minh phải vài chục năm nữa mới đạt ở mức
hiện tại của các nước này (có chuyên gia nước ngoài đánh giá 100 năm nữa). Như
vậy, về phương diện lý thuyết, Thành phố Hồ Chí Minh không thể thay thế vị trí và
vai trò trung tâm thương mại – tài chính quốc tế của Singapore, Hongkong, nhưng
theo nhóm nghiên cứu nếu xây dựng cơ chế tốt ở tầm Chính phủ thì việc liên kết để
trở thành một khu vực trung tâm thương mại quốc tế Singapore và Thành phố Hồ
Chí Minh có thể xảy ra sớm hơn.

3.2 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:
3.2.1Cơ sở mang yếu tố quốc tế:
3.2.1.1 Những dự báo mà đề án phải tính đến khi xây dựng các giải pháp:
Vùng Đông và Đông Nam Châu Á sẽ trở thành khu vực thương mại tự do

lớn nhất toàn cầu trong 10 năm tới:

22


• ASEAN xây dựng khối TỪ khu vực mậu dịch tự do (FTA – liên kết kinh tế
bậc thấp) TRỞ THÀNH cộng đồng kinh tế (Economic Union – liên kết kinh tế bậc
cao) vào năm 2020 hoặc sớm hơn vào năm 2015.
• ASEAN và Trung Quốc sẽ xây dựng khu vực mậu dịch tự do (FTA) vào
năm 2010 (đã có văn bản thoả thuận) và khu vực mậu dịch tự do lớn nhất toàn cầu
này đã có những bước khởi động rất tích cực.
• Nhiều khả năng trước năm 2020, một siêu khu vực mậu dịch tự do ra đời,
bao gồm: ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, thậm chí Ấn Độ cũng có dự
kiến tham gia siêu FTA này.
• Tại diễn đàn Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Hà Nội tháng
11/2006, các nước đã bàn đến kế hoạch xây dựng APEC trở thành khu vực mậu
dịch tự do (FTA) để thúc đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hoá về thương mại, đầu tư
và dịch vụ giữa các nước thành viên vào năm 2020.
Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế lớn của thế giới, đe dọa vị thế
kinh tế của nhiều nước: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU… Cho nên, sẽ xuất hiện những
chiến lược phân tán sự tập trung kinh tế. Và sự tìm kiếm (hoặc sự tất yếu hình
thành) các trung tâm thương mại quốc tế mới gần Trung Quốc sẽ xảy ra.
Các rào cản trong hoạt động thương mại, thuế quan và phi thuế quan sẽ
giảm thiểu.
3.2.1.2 Lộ trình cam kết mở cửa nền kinh tế Việt Nam:
Khi đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành
trung tâm thương mại quốc tế của khu vực, nhóm nghiên cứu đã quán triệt đầy đủ
lộ trình “mở cửa” nền kinh tế Việt Nam theo nội dung cam kết song phương và đa
phương.


3.2.2 Cơ sở thực tiễn:
Đề án và các giải pháp thực hiện đề án xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh
trở thành trung tâm thương mại quốc tế khu vực được nhóm nghiên cứu dựa vào
phân tích thực trạng xuất nhập khẩu của Thành phố đứng trên giác độ là trung
tâm thương mại quốc tế của Việt Nam và khu vực (phân tích ở Chương 2).
Ngoài ra, đề án và các giải pháp mà nhóm nghiên cứu đưa ra được dựa vào:
• Phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tháng 12/2006 về quy hoạch phát triển
giao thông vận tải của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
• Dựa vào kết quả nghiên cứu tư vấn của Công ty Nikken Sekkei (Nhật Bản)
về quy hoạch xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị lớn của khu vực.
23


3.3 NHỮNG CHIẾN LƯC VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ ĐƯA THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TRỞ THÀNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
CỦA KHU VỰC:
3.3.1 Liệt kê SWOT:
Đây là cơ sở để xây dựng các định hướng chiến lược đưa Thành phố trở thành
trung tâm thương mại quốc tế của khu vực:
3.3.1.1 Điểm mạnh cần phát triển (S):
S1 – Thành phố Hồ Chí Minh đang là trung tâm thương mại quốc tế ở Việt
Nam.
S2 – Là nơi có dịch vụ tài chính tốt nhất Việt Nam.
tế.

S3 – Thành phố có gần đủa các loại hình vận tải phục vụ cho kinh doanh quốc

S4 – Có hệ thống kho lớn bắt đầu được hiện đại. Đặc biệt ngày 29/6/2007, kho
ngoại quan vàng đầu tiên của Việt Nam được lập tại Thành phố Hồ Chí Minh.
S5 – Thành phố Hồ Chí Minh đang là nơi tập trung hơn 3000 văn phòng đại

diện nước ngoài - là những đầu mối nối kết hoạt động thương mại, đầu tư, dịch vụ
giữa trong và ngoài nước.
S6 – Thành phố là nơi thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài lớn
nhất Việt Nam.
S7 – Là nơi có nhiều tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp lớn của Việt Nam
đang hoạt động.
S8 – Đã hình thành thị trường lao động cao cấp, nhiều người trong số họ có
đẳng cấp quốc tế, có năng lực điều hành công ty đa quốc gia.
S9 – Thành phố đang xây dựng và hoàn thiện các trung tâm triển lãm quốc tế
– đây là cơ sở quan trọng để trở thành trung tâm thương mại quốc tế.
S10 – Hai khu chế xuất thuần túy duy nhất của Việt Nam đều đóng trên địa
bàn Thành phố và đang là những khu chế xuất hoạt động tốt nhất của khu vực, đang
hấp dẫn các công ty đa quốc gia vào hoạt động.
S11 – Thành phố Hồ Chí Minh có đội ngũ lãnh đạo tâm huyết và được sự ủng
hộ mạnh mẽ của trung ương.

24


3.3.1.2 Những điểm yếu quan trọng cản trở Thành phố trở thành trung tâm
thương mại quốc tế của khu vực (W):
W1 – Môi trường kinh doanh thương mại và dịch vụ của Thành phố chưa
tốt (so với các trung tâm thương mại khác của khu vực như Hongkong và
Singapore):
- Vẫn chưa có hoạt động kinh tế thị trường đầy đủ (còn có sự can thiệp của
các cơ quan quản lý nhà nước nhiều vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
cơ quan quản lý nhà nước như Bộ, UBND các cấp tham gia quản lý nhà nước và
quản lý kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước…).
- Sự mở cửa "kinh tế" với thế giới chỉ mới trong giai đoạn đầu của lộ trình
tự do hoá thương mại.

- Sự hỗ trợ các nhà đầu tư, nhà kinh doanh thương mại của chính quyền
Thành phố chỉ mới dừng lại chủ yếu ở giai đoạn ban đầu cấp giấy phép đầu tư.
- Vẫn nảy sinh giữa chủ trương chính sách của Thành phố và của trung ương
gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thương mại quốc tế
nói riêng…
W2 – Hoạt động thương mại quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh so với
Hongkong và Singapore quá nhỏ (kim ngạch xuất nhập khẩu của Thành phố chỉ
bằng 1/30 so với các nước này).
W3 – Hiệu quả xuất khẩu thấp; trị giá gia tăng của sản phẩm xuất khẩu,
nhập khẩu qua địa bàn Thành phố thấp.
W4 – Phương thức kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu chưa đa dạng và còn lạc
hậu (gia công xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao).
W5 – Cơ sở hạ tầng phục vụ cho kinh doanh thương mại quốc tế như: giao
thông vận tải; hệ thống kho; Internet… so với các nước trong khu vực còn yếu,
không thuận lợi, chi phí dịch vụ thương mại còn cao.
W6 – Hệ thống tài chính – ngân hàng, chứng khoán của Thành phố tuy tốt
nhất so với cả nước, nhưng so với các trung tâm tài chính khác còn yếu, mới chỉ ở
giai đoạn đầu của quá trình phát triển phục vụ cho kinh tế thị trường; các hình thức
dịch vụ còn ít.
W7 – Tỷ lệ các công ty đa quốc gia lớn đầu tư hoặc lập văn phòng đại diện
tại Thành phố Hồ Chí Minh còn ít. Hoa Kỳ chưa có công ty thương mại nào đầu tư
vào Việt Nam. Phải chăng là họ chưa cho rằng môi trường hoạt động thương mại
của Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chưa hấp dẫn?
25


×