Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề tham khảo môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.54 KB, 5 trang )

Đề tham khảo môn Văn
Câu 1: (2 điểm)
… Hồn sương nương nương đường chuông ngân
Bao anh lính trẻ rời phiên gác mộ
Sóng lặng lẽ bước gió trở về
Sum vầy dưới mái chùa cong cong khói hương
Rầm rì chuyện giao trồng cày cấy
Rì rầm chuyện học hành thi cử
Như trở về dưới mái nhà xưa mẹ già thắc thỏm chờ con
mỗi bữa cơm chiều…
(Trích Tiếng chuông chùa giữa đại dương xanh – Phan Hoàng)
1. Câu thơ đầu đoạn Hồn sương nương nương đường chuông ngân có gì đặc biệt
về thanh điệu? Anh chị đã gặp câu thơ nào có hình thức tương tự? Điều này
mang đến cho anh, chị ấn tượng gì? (0,5 điểm)
2. Tư tưởng chủ đạo của đoạn thơ trên là gì? (0,5 điểm)
3. Đoạn thơ sử dụng hai từ láy đặc biệt gieo liên tiếp ở hai câu thơ là “rầm rì”
và “rì rầm”. Theo anh, chị hai từ láy này có giá trị như thế nào trong việc biểu
đạt tư tưởng của tác giả? (1 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
QUẢ BÓNG ĐEN
Một cậu bé da đen đang chơi đùa trên bãi cỏ, phía bên kia đường một
người đàn ông đang thả nhẹ những quả bóng lên bầu trời, những quả bóng đủ
màu sắc, xanh, đỏ, tím, vàng và có cả màu đen nữa.
Cậu bé nhìn khoái chí, chạy tới chỗ người đàn ông, hỏi nhỏ:
- Chú ơi, những quả bóng màu đen có bay cao được như những quả bóng khác
không ạ?
Người đàn ông quay lại, bất giác giấu đi những giọt nước mắt sắp lăn nhẹ trên
đôi gò má, ông chỉ lên những đám bóng bay này chỉ còn những chấm nhỏ và trả
lời cậu bé;
- “……”
Không biết người đàn ông nói gì mà chỉ thấy “cậu bé nở nụ cười rạng rỡ”.


(Theo Internet)
Theo anh (chị), người đàn ông đã nói gì với cậu bé? Hãy trình bày những
suy nghĩ của mình về câu chuyện trên.
Câu 3: (5 điểm)
Sự kết hợp giữa chính luận với trữ tình trong đoạn trích “Đất Nước”
(Trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.


GỢI Ý LÀM BÀI

Câu 1: (2 điểm)
1. Câu thơ đầu đoạn … Hồn sương nương nương đường chuông ngân sử
dụng toàn là thanh bằng (thanh huyền và thanh ngang)
Câu thơ có hình thức tương tự:
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
(Xuân Diệu)
Cách sử dụng toàn bộ thanh bằng đem đến cho người đọc ấn tượng về
cảm xúc bâng khuâng, không xác định. Sắc thái nhẹ nhàng bay bổng của cảm
xúc nhờ có âm điệu của loạt thanh bằng sẽ đem lại sức gợi cho người đọc,
truyền cảm xúc một cách trực tiếp thông qua chính bề mặt bên ngoài của câu
chữ.
Trong bài thơ Tiếng chuông chùa giữa đại dương xanh, câu thơ đã tạo
nên một cảm giác buồn man mác khi miêu tả hiện thực về công việc của những
anh lính trẻ sau đêm gác mộ.
2. Qua đoạn thơ, người đọc nhận thấy biển đảo không chỉ có những gì là
khô cằn, bỏng rát mà còn có những khoảnh khắc lãng mạn, bình yên qua cảm
nhận của người lính biển đảo. Đoạn thơ diễn tả chân thực cảm giác của người
lính, đó là những khoảnh khắc đầy giá trị, là phút tĩnh lặng để người lính chiêm
nghiệm, là nguồn sức mạnh để người lính tiếp bước trên con đường gian nan

bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc.
(Học sinh có thể trình bày những cảm nhận riêng của mình nhưng đảm
bảo được nội dung cơ bản đã gợi ý)
3. Tác dụng của việc sử dụng hai từ láy “rầm rì” và “rì rầm”:
- Từ láy miêu tả chân thực câu chuyện của người lính đảo khi nhớ về quê
nhà, nhớ về những kỷ niệm xưa để từ đó như được tiếp thêm sức mạnh để hoàn
thành nhiệm vụ.
- Diễn tả chân thực âm thanh nói chuyện một cách sinh động. Người đọc
nhận thấy không khí của cuộc nói chuyện từ chính bề mặt của hai từ láy tượng
thanh này.

Câu 2: (3 điểm)
Ý 1: Nêu vấn đề cần nghị luận: Câu chuyện Quả bóng đen.
Ý 2: Giải thích ý nghĩa câu chuyện
- Câu chuyện đưa ra cuộc đối thoại của hai nhân vật người đàn ông và
cậu bé da đen về những quả bóng bay. Người đàn ông có thể trả lời cậu bé
rằng: Sự khác biệt của màu sắc bên ngoài không quyết định đến sự bay cao, bay
xa của những quả bóng. Sự khác biệt về vẻ bề ngoài của của con người không
phải là yếu tố quyết định đến thành công và hạnh phúc mà con người có thể có
được.
- Ý nghĩa được rút ra từ câu chuyện là niềm tin vào khả năng, năng lực
bên trong của con người. Con người có thể bay cao, bay xa đến đâu, điều đó
không phụ thuộc vào vẻ bề ngoài, vào sự khác biệt của hình thức. Con người ở
bất cứ giống loài nào cũng đều có năng lực, trí tuệ như nhau.
Ý 3: Phân tích – chứng minh
- Con người phải vượt qua sự khác biệt về xuất thân, giống nòi hay ngoại
hình bên ngoài và tin tưởng vào những khả năng thực sự bên trong.
+ Ngoại hình chỉ là cái bên ngoài ta, không quyết định đến cái bên trong.
Con người dù thuộc giống nòi nào, mang đặc điểm, dáng hình ta sao thì đều có
trí tuệ và nhân phẩm. màu da, tiếng nói, hay những khác biệt về ngoại hình

không quyết định đến phẩm chất và năng lực của con người đó.
+ Khả năng thực sự và phẩm chất bên trong mới khẳng định bạn là ai,
bạn có thể bay cao, bay xa tới đâu. Làm nên thành công thực sự của con người
không phải là ngoại hình hay những xuất thân mà quan trọng là phẩm chất và
năng lực mà con người đó có.
+ Vượt lên những mặc cảm tự ti về bản thân, con người có thể chiến
thắng được những thử thách khác. Trên con đường bay đến chân trời mơ ước,
con người có thể gặp phải nhiều khó khăn thử thách. Nỗi mặc cảm tự ti bản
thân chỉ là thử thách ban đấu. Nếu ngay từ đầu con người đã quỳ gối đầu hàng
thì không thể vươn tới những điều mơ ước.
- Lịch sử nhân loại đã chứng minh có nhiều người da màu là những
người làm nên kỳ tích lớn lao, có đóng góp lớn cho sự phát triển cung của loài
người. Có nhiều người mang sự khác biệt về ngoại hình nhưng cũng đã chinh
phục cả thế giới bằng chính khả năng, phẩm chất bên trong của mình. Sự khác
biết không là rào cản mà là bước đệm, giúp họ có nghị lực để bay cao, bay xa
hơn trong cuộc sống.
Dẫn chứng: Hellen Killer, Nick_Vujicic, Tổng thống Mỹ Obama, Tổng thư ký
liên hiệp quốc Cophi Anan…
Ý 4: Bình luận
- Nhận thức được sự khác biệt trong vẻ bề ngoài, con người ta cần phải rèn
luyện bản thân và phấn đấu không ngừng để không bị người khác quy chụp hay
nghĩ xấu về mình.
- Phê phán:
Có kẻ lợi dụng sự khác nhau để tạo khoảng cách giữa mình và mọi người, tự
tin quá đáng vào chính bản thân mình. Cũng có kẻ vì sự khác biệt mà trở nên
kiêu ngạo coi thường người khác.
Ngày nay, có không ít những kẻ mắc phải căn bệnh phân biệt vùng miền, quy
chụp và nghĩ xấu về người khác… Những kẻ như vậy thường không chịu rèn
luyện bản thân, chỉ quan tâm đến bề mặt, vì vậy mà không bao giờ đạt được
những điều cao quý. Đất nước chỉ toàn những người như vậy sẽ không thể đoàn

kết và phát triển được.
Ý 5: Bài học nhận thức và hành động
- Câu chuyện về cậu bé da màu đã nhắc nhở chúng ta về sự tự tin vào bản thân.
Quả bóng ù màu sắc có khác nhau thế nào, việc chúng có thể bay cao, bay xa tới
đâu phụ thuộc vào lượng khí bên trong nó. Con người dù khác biệt về nguồn
gốc, dáng vẻ hình thức bên ngoài thì việc con người vươn tới chân trời nào sẽ
phụ thuộc vào cái tâm và cái tài của chính người đó.
- Phải biết tự nhìn nhận, đánh giá lại bản thân mình để có những định hướng
tốt rèn luyện phẩm chất, năng lực vươn cao bay xa hơn trong cuộc sống.

Câu 3: (5 đểm)
Ý 1: Nêu vấn đề nghị luận – giới thiệu tác giả và tác phẩm, đoạn trích Đất Nước
Ý 2: Giải thích
- Chính luận: Đoạn thơ có thiên hướng chính luận khi nhà thơ bộc lộ
quan niệm, tư tưởng chính trị xã hội của mình và muốn chia sẻ nhận thức,
thuyết phục người đọc tin tưởng vào tính đúng đắn khách quan của nhưng
quan niệm tư tưởng đó. Tính chiến luận có tính chiến đấu cao và tính cá nhân
sâu sắc.
- Trữ tình: Là tâm trạng, cảm xúc, tình cảm của nhà thơ trước hiện thực
cuộc sống mà tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm của mình.
- Đoạn thơ Đất Nước là sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố Chính
luận và Trữ tình, giữa lí trí và tình cảm. Đoạn thơ mang đậm chất suy tưởng,
triết lý.
Ý 2: Phân tích
1. Tính chính luận để thể hiện trong đoạn trích Đất Nước:
- Thức tỉnh ý thức dân tộc của mỗi người dân, đặc biệt là thanh niên, học
sinh vùng đô thị miền Nam để phá tan âm mưu của Mỹ - Nguỵ
- Khẳng định tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”
- Đất Nước được cảm nhận một cách toàn diện, sâu sắc, đầy đủ từ nhiều
gốc độ: Văn hoá, lịch sử, con người, địa lí,…

- Giúp mỗi người dân thấm sâu lòng yêu nước, thấy được trách nhiệm
của mình đối với đất nước.
2. Tính trữ tình được thể hiện đậm nét trong đoạn thơ:
- Tấm lòng yêu nước nồng nàn sâu sắc chi phối toàn bộ cảm hứng nghệ
thuật của tác giả.
- Yêu nước chính là yêu văn hoá, thiên nhiên, con người lao động – chủ
nhân của lịch sử đất nước.
- Niềm tự hào sâu sắc về vẻ đẹp tự nhiện, vẻ đẹp do nhân dân sáng tạo
nên.
- Bộc lộ cách cảm, một giọng điệu riêng rất Nguyễn Khoa Điềm.
3. Tính chính luận và Tính trữ tình kết hợp trong đoạn thơ và hiệu quả
nghệ thuật của sự kết hợp đó:
(Chọn phân tích một đoạn thơ tiêu biểu trong bài Đất Nước và chỉ rõ sự
kết hợp của hai yếu tố đó)
- Đoạn “Những người vợ nhớ chồng…. đã hoá núi sông ta” :
+ Đoạn thơ thấm đẩm chất trữ tình. Ở đó nhà thơ bộc lộ lòng trân trọng
sâu sắc những cuộc đời, những con người đã hoá thân một cách cao đẹp vào
hình hài của Đất Nước. Cảm xúc đó bộc lộ thật dạt dào nồng nàn và tha thiết.
+ Lời thơ là lời tâm tình giữa anh, em, giữa ta với người. Nhưng đoạn
thơ cũng là một lập luận nhằm thuyết phục và chia sẻ nhận thức : Thiên nhiên,
lịch sử, văn hoá… của Đất Nước. Tất cả đều do nhân dân xây dựng, tất cả là
của nhân dân. Nhìn vào thiên nhiên sông núi tươi đẹp kia (Núi Vọng Phu, Hòn
Trống Mái, những ao đầm làng Gióng, núi Bút, non Nghiên,…) liệu nơi nào lại
không hiện diện hình ảnh nhân dân ?
+ Tính chính luận làm cho nội dung tư tưởng của đoạn thơ thêm sâu sắc.
Yếu tố trữ tình làm cho đoạn thơ có sức lay động, truyền cảm, biến tưu tưởng,
quan niệm, nhận thức thành cảm hứng nghệ thuật. Sự kết hợp hai yếu tố này
sao cho nhuần nhuyễn, hiệu quả thực không dễ, nhưng NKĐ đã làm được. Đó
là thành công lớn của đoạn trích Đất Nước.
Ý 4 : Đánh giá

- Nhìn nhận Đất Nước của NKĐ từ sự kết hợp hai yếu tố chính luận và trữ
tình đã đem đến cho người đọc một góc nhìn mới mẻ về bài thơ này. Đoạn thơ là
sáng tạo nghệ thuật nổi bật của tác giả trong đoạn trích Đất Nước nói riêng và
thiên trường và Mặt đường khát vọng nói chung.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×