Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

de tai NCKHSPUD MON HOA HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 30 trang )

Mục lục
Trang
Tóm tắt 2
Giới thiệu 3
Phương pháp 4
Phân tích dữ liệu và kết quả 7
Bàn luận 8
Kết luận – khuyến nghị 9
Tài liệu tham khảo 10
Kế hoạch bài học 11
Đề kiểm tra trước tác động 19
Đáp án bài kiểm tra trước tác động 20
Đề kiểm tra sau tác động 21
Đáp án bài kiểm tra sau tác động 23
Bảng điểm lớp thực nghiệm 24
Bảng điểm lớp đối chứng 25
Hình ảnh minh họa 26
Mô tả dữ liệu 27
So sánh dữ liệu 29
Liên hệ dữ liệu 31
1
Tóm tắt
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu hàng đầu mà ngành
giáo dục đang vận động và tổ chức thực hiện. Đổi mới phương pháp dạy học là đổi
mới cách dạy của thầy và cách học của trò nhằm thông qua đó mà học sinh lĩnh hội
kiến thức được tốt hơn. Với môn Hóa học ở trường THCS tuy chương trình học chỉ
bắt đầu từ lớp 8 nhưng các em tiếp thu kiến thức còn gặp phải nhiều khó khăn do đó
còn nhiều em học tập đạt kết quả chưa cao, thậm chí có em học rồi vẫn không biết gì.
Qua thời gian giảng, dạy tôi nhận thấy các em thường lúng túng trong việc viết
phương trình phản ứng hóa học và làm các bài toán tính theo phương trình, cho nên
mỗi lần làm kiểm tra các em thường ít đạt điểm tối đa ở các dạng bài tập này, trong


khi đó các dạng bài tập này là những dạng bài tập trọng tâm, cơ bản nhất của môn
Hóa học nói chung và Hóa học lớp 8 nói riêng.
Là giáo viên giảng dạy Hóa học trong nhiều năm qua, tôi luôn trăn trở về vấn
đề này và luôn tìm mọi biện pháp để giúp các em học tốt môn Hóa học hơn, đặc biệt
là giúp các em có khả năng viết công thức Hóa học, viết phương trình Hóa học và
làm được các dạng bài tập tính toán qua phương trình.
Qua một thời gian nghiên cứu, với phương pháp là cho các em học tập có
mang theo bảng phụ trong các giờ học Hóa học để các em vừa học, vừa thảo luận
nhóm, nhằm giúp cho việc tiếp thu bài học vừa sâu vừa nhớ lâu hơn và đó cũng chính
là một trong những phương pháp dạy học theo hướng đổi mới hiện nay.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm ngẫu nhiên nhưng có sự tương
đương về trình độ ở hai lớp 8 ở trường THCS Minh Thạnh. Lớp 8a2 là lớp thực
nghiệm và lớp 8a3 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay
thế khi dạy các bài từ 24 – 29 (hóa học 8, nội dung thuộc chương : oxi – không khí).
Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh:
lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm
tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8.0; điểm bài kiểm tra
tương tự của lớp đối chứng là 6.5. Kết quả kiểm chứng T-Test cho thấy p <0.05 có
nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối
2
chứng. Điều đó chứng minh rằng việc sử dụng bảng phụ để học sinh học theo nhóm
trong dạy học làm nâng cao kết quả học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 8 trường
THCS Minh Thạnh.
Giới thiệu
Qua khảo sát trước tác động khi dạy bằng phương pháp cơ bản như thuyết
trình, đàm thoại, nêu vấn đề… Học sinh tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo
viên, phát hiện và giải quyết vấn đề. Kết quả là học sinh thuộc bài nhưng chưa sâu
sắc về cách làm bài tập, do đó việc nhớ và vận dụng làm bài tập Hóa học đạt hiệu quả
chưa cao. Bên cạnh đó lớp học thường bao gồm những học sinh có khả năng học tập
khác nhau, giáo viên không thể hỗ trợ mọi học sinh cùng một lúc, nếu các em không

được giáo viên quan tâm, chú ý thì các em thường từ bỏ nhiệm vụ, không cố gắng
giải quyết vấn đề, không làm bài tập. Học sinh tỏ ra chán nản, mệt mỏi, thiếu tập
trung, sao nhãng việc học, thậm chí có em ngủ gật trong lớp. Do đó các em thường
đạt kết quả thấp trong các bài kiểm tra và thi học kì, cuối cùng là mất đi hứng thú với
môn Hóa học.
Để thay đổi hiện trạng trên, tôi tiến hành lồng ghép việc dạy học theo phương
pháp truyền thống và dạy học theo phương pháp đổi mới là tổ chức cho học sinh học
tập theo nhóm có sử dụng bảng phụ và xem đó như là biện pháp tác động chính để
học sinh nắm vững kiến thức về hóa học.
-Giải pháp thay thế: Sử dụng bảng phụ trong mỗi tiết học để giải quyết các
dạng bài tập Hóa học cho tất cả học sinh khi dạy chương “Oxi – Không khí” ở lớp 8.
Giáo viên cho các em thảo luận nhóm, làm các dạng bài tập sau đó trình bày
kết quả tìm được qua bảng phụ, các nhóm đối chiếu kết quả và nhận xét lẫn nhau, rút
ra được kinh nghiệm khi làm bài tập từ đó khắc sâu được kiến thức.
-Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng bảng phụ cho các nhóm học sinh khi học
các bài thuộc chương “Oxi – Không khí” có làm tăng kết quả học tập môn hóa học
cho học sinh lớp 8 không?
3
-Giả thuyết nghiên cứu: Việc sử dụng bảng phụ cho các nhóm học sinh khi học
các bài thuộc chương “Oxi – Không khí” có làm tăng kết quả học tập môn hóa học
cho học sinh lớp 8 trường THCS Minh Thạnh.
Phương pháp
a.Khách thể nghiên cứu:
Tôi thực hiện nghiên cứu trên hai lớp 8 ở trường THCS Minh Thạnh.
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có giới tính, thành phần dân tộc cụ thể
như sau:
Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc của học sinh 2 lớp 8 ở Trường
THCS Minh Thạnh.
LỚP Số học sinh các lớp Dân tôc
Tồng số Nam Nữ Kinh Khơ me

8A2 33 14 19 32 1
8A3 35 22 13 35 0
-Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động trong
học tập.
-Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm
số của tất cả các môn học. Nhìn chung hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có
nhiều điểm tương đồng nhau về học lực.
b.Thiết kế:
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 8a2 là nhóm thực nghiệm và lớp 8a3 là nhóm
đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra học kì I môn hóa học làm bài kiểm tra trước tác
động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do
đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số
trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
4
Bảng 2: Kết quả kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng Thực nghiệm
TBC 6.8 7.1
P= 0.535
P=0.535 > 0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm
thực nghiệm và đối chứng là không có nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Tôi lựa chọn thiết kế 2: kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương (được mô tả ở bảng 2):
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm Kiểm tra trước
tác động
Tác động Kiểm tra sau tác
động
Thực nghiệm 01 Dạy học có sử dụng
bảng phụ
03

Đối chứng 02 Dạy học không có
sử dụng bảng phụ
04
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
c/Quy trình nghiên cứu
Tôi tiến hành dạy lớp đối chứng theo phương pháp truyền thống, thiết kế bài
học không sử dụng bảng phụ để học theo nhóm và làm bài tập theo nhóm.
Lớp thực nghiệm tôi vừa dạy theo phương pháp truyền thống, vừa kết hợp cho
các em sử dụng bảng phụ để học theo nhóm và làm bài tập theo nhóm.
*Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian dạy thực nghiệm vẫn tuân theo phân phối chương trình và theo thời
khóa biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 4: Thời gian dạy thực nghiệm
Tuần Thứ ngày Tiết theo
PPCT
Tên bài dạy
5
20 2/01/2013 39 Tính chất của oxi
3/01/2013 40 Tính chất của oxi (tt)
21 9/01/2013 41 Sự oxi hóa – phản ứng hóa hợp - ứng dụng của oxi
11/01/2013 42 Oxit
22 15/01/2013 43 Điều chế khí oxi, phản ứng phân hủy
16/01/2013 44 Không khí – sự cháy
23 22/01/2013 45 Không khí – sự cháy (tt)
23/01/2013 46 Bài luyện tập 5
d/ Đo lường :
Bài kiểm tra trước tác động là bài thi học kì I môn hóa học 8, đã được tổ
chuyên môn và ban giám hiệu nhà trường xét duyệt.
Bài kiểm tra sau tác động là bài là bài kiểm tra 1 tiết sau khi học xong chương
“oxi - không khí” cũng được tổ chuyên môn và ban giám hiệu nhà trường xét duyệt.

Bài kiểm tra sau tác động có 10 câu hỏi trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn, đúng
sai, câu điền khuyết và 3 câu hỏi tự luận.
*Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
Sau khi thực hiện dạy xong các bài trên, tôi tiến hành kiểm tra một tiết (nội
dung kiểm tra được trình bày ở phần phụ lục). Bài kiểm tra được tiến hành kiểm tra
tập trung, sau khi kiểm tra xong nộp về nhà trường để cắt phách. Sau đó bài kiểm tra
được tiến hành chấm chéo theo đáp án đã xây dựng và do ban giám hiệu nhà trường
phân công giáo viên dạy hóa khối khác chấm.
Phân tích dữ liệu và kết quả
Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
Điểm trung bình 6.5 8.0
Độ lệch chuẩn 1.82 1.67
Giá trị p của T-Test 0.00052
6
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn (SMD) 0.82
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương.
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p =
0.00052 , cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực
nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả
tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.82
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.82 cho
thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng bảng phụ đến kết quả học tập của
nhóm thực nghiệm là trung bình.
Giả thuyết của đề tài: “Việc sử dụng bảng phụ cho các nhóm học sinh khi học
các bài thuộc chương “Oxi – Không khí” làm nâng cao kết quả học tập môn Hóa học
cho học sinh lớp 8 trường THCS Minh Thạnh” đã được kiểm chứng.

Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng.
7
Bàn luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung
bình = 8.0, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình =
6.5. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1.5; Điều đó cho thấy điểm trung bình
của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có
điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0.82. Điều
này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là trung bình.
Phép kiểm chứng T-Test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp
là p = 0.00052 < 0.005. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của
hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực
nghiệm.
*Hạn chế:
Với việc sử dụng bảng phụ để học sinh học tập theo nhóm là một biện pháp rất
tốt, nhưng điểm hạn chế ở phương pháp này là mất thời gian khi thảo luận và đôi khi
các em thảo luận còn làm ồn, ảnh hưởng đến các lớp học xung quanh. Do đó đòi hỏi
người giáo viên phải biết cách điều khiển các em học tập tích cực để đạt hiệu quả cao
và phải biết thiết kế kế hoạch bài học hợp lí phù hợp với nội dung bài học.
Kết luận và khuyến nghị
*Kết luận:
Việc sử dụng bảng phụ cho các nhóm học sinh khi học các bài thuộc chương
“Oxi – Không khí” môn Hóa học lớp 8 trường THCS Minh Thạnh đã góp phần nâng
cao kết quả học tập của học sinh.
*Khuyến nghị:
Đối với các cấp lãnh đạo cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang bị bàn, ghế
đầy đủ cho học sinh để các em học tập đạt hiệu quả.
8

Đối với giáo viên cần không ngừng tự học tập và rèn luyện để nâng cao tay
nghề, ngày càng có nhiều phương pháp giảng dạy mới phù hợp với yêu cầu đổi mới
của ngành giáo dục nước ta hiện nay.
Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý về tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng trong trường trung học cơ sở.
2. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường (Phan Trọng Ngọ).
3. Các phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả (Trịnh Văn Biều)
9
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
I. KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 20 Tiết 39
Ngày soạn: 31/12/2012
Ngày dạy: 2/01/2013
TÍNH CHẤT CỦA OXI (Tiết 1)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Biết được :
 Tính chất vật lí của oxi : Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ
khối so với không khí.
 Tính chất hoá học của Oxi: Oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt
ở nhiệt độ cao : tác dụng với hầu hết kim loại ( Fe, Cu…) , nhiều phi kim ( S,
10
P…) và hợp chất ( CH
4
… ) .Hóa trò của oxi trong các trường hợp thường bằng
II.
 Sự cần thiết của oxi trong đời sống.
2. Kó năng :
 Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với Fe, S, P, C, rút ra
được nhận xét về tính chất hóa học của oxi.

 Viết được các phương trình hóa học.
 Tính được thể tích khí oxi ( đktc ) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ: u thích mơn học
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: Phiếu học tập
2. HS: Chuẩn bị bài mới, bảng phụ.
.C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- u cầu HS nêu những gì biết được về
khí
oxi ( như: KHHH, CTHH, NTK, PTK).
- GV cung cấp thêm thơng tin về oxi.
*. Hoạt động1:
- GV cho HS quan sát lọ thuỷ tinh có
chứa khí oxi, u cầu HS nhận xét về:
Màu sắc, mùi, trạng thái và tính tan
trong nước.
- u cầu HS tính tỉ khối của oxi đối với
khơng khí.
- GV bổ sung.
*. Hoạt động 2:
* GV làm thí nghiệm: Đưa mi sắt có
chứa bột S vào ngọn lửa đèn cồn. Sau đó
đưa S đang cháy vào lọ thuỷ tinh có
chứa khí oxi.
- u cầu HS quan sát và nêu hiện
tượng.

? So sánh các hiện tượng S cháy trong
khơng khí và trong oxi.
- GV: Chất khí đó là lưu huỳnh đioxit:
- KHHH: O.
- CTHH : O
2
.
- NTK : 16.
- PTK : 32.
I. Tính chất vật lí:
- Chất khí, khơng màu, khơng mùi, ít tan
trong nước, nặng hơn khơng khí. Hố
lỏng ở -183 độ C.

II. Tính chất hố học:
1. Tác dụng với phi kim:
a. Với lưu huỳnh:
- PTHH:
S + O
2
→
0
t
SO
2
(Lưuhuỳnh đioxit)
11
SO
2
( còn gọi là khí Sunfurơ).

- GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ bằng bảng
phụ, các nhóm đối chiếu kết quả.
* GV làm TN: Đốt P đỏ trong không khí
và trong khí oxi.
- Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện
tượng.
? So sánh các hiện tượng P cháy trong
không khí và trong oxi.
- GV giới thiệu: Bột đó là Điphotpho
penta oxit P
2
O
5
tan được trong nước.
- GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ bằng bảng
phụ, các nhóm đối chiếu kết quả.
b. Với photpho:
- PTHH:
4P + 5O
2
→
0
t
2P
2
O
5
(Điphotpho pentaoxit)
IV. Củng cố:
- Yêu cầu HS làm các bài tập sau theo nhóm và trả lời đáp án qua bảng phụ:

* Bài tập 1: Đốt cháy 6,2g P trong bình chứa 6,72 l khí oxi ( ở đktc) tạo thành P
2
O
5
.
a. Chất nào còn dư, chất nào thiếu?
A. P dư, O
2
hết. B. P hết, O
2
dư.
C. Cả 2 chất vừa đủ. D. Tất cả đều sai.
b. Khối lượng chất tạo thành là bao nhiêu?
A. 15,4g. B. 16g.
C. 14,2g. D. Tất cả đều sai.
* Bài tập 2: Đốt cháy S trong bình chứa 7 lít khí O
2
. Sau phản ứng người ta thu được
4,48 lít khí SO
2
. Biết các khí ở đktc. Khối lượng S đã cháy là:
A. 6,5g. B. 6,8g.
C. 7g. D. 6,4g.
V. Dặn dò: - Đọc phần ghi nhớ, học bài, làm bài tập 4,6 SGK.
Tuần 21 Tiết 41
Ngày soạn: 2/01/2013
Ngày dạy: 9/01/2013
SỰ OXI HOÁ - PHẢN ỨNG HOÁ HỢP
ỨNG DỤNG CỦA OXI
12


A. Mục tiêu:
1.Kiến thức :
 Sự oxi hoa là sự tác dụng của oxi với một chất khác .
 Khái niệm phản ứng hoá hợp.
 Ứùng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.
2.Kó năng :
 Xác đònh được có sự oxi hóa trong một số hiện tượng thực tế.
 Nhận biết được một số hiện tượng hóa học cụ thể thuộc loại phản ứng
hóa hợp.
3. Thái độ: u thích mơn học
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: Phiếu học tập
2. HS: Chuẩn bị bài mới, bảng phụ.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu các tính chất hố học của oxi, viết phương trình phản ứng minh hoạ.
2. Bài tập 4 (SGK trang 84)
Đáp án
1- PTHH:
S + O
2
→
0
t
SO
2
4P + 5O
2

→
0
t
2P
2
O
5
3Fe + 2O
2
→
0
t
2Fe
3
O
4
CH
4
+ 2O
2
→
0
t
CO
2
+ 2H
2
O
2-Bài tập 4. a/ Oxi dư, số mol oxi dư là 0.03 mol.
b/Chất tạo thành là P

2
O
5
. mP
2
O
5
= 142g.
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ NỘI DUNG
*. Hoạt động1:
- GV u cầu HS nhận xét các VD
4P + 5O
2
→
0
t
2P
2
O
5
3Fe + 2O
2
→
0
t
2Fe
3
O
4

? Hãy cho biết các phản ứng hố học trên
có đặc điểm gì giống nhau.
( Những PƯ trên đều có O
2
t/d với các
chất).
- GV: Những PƯHH kể trên được gọi là
sự oxi hố các chất đó.
I. Sự oxi hóa.
* Định nghĩa: Sự tác dụng của oxi với
một chất là sự oxi hố.
13
? Vậy sự oxi hoá một chất là gì.
* GV lưu ý: Chất đó có thể là đơn chất
hay hợp chất.
- Yêu cầu HS lấy VD về sự oxi hoá xãy
ra trong đời sống hằng ngày. Ghi VD vào
bảng phụ sau đó trình bày trước lớp
*. Hoạt động2:
* GV đưa ra 1 số VD: Hãy quan sát 1 số
p/ư sau.
2Na + S
→
0
t
Na
2
S.
2Fe + 3Cl
2


→
0
t
2FeCl
3
Na
2
O + H
2
O

2NaOH
? Hãy nhận xét và ghi số chất p/ư và số
chất sản phẩm trong các PƯHH.
- GV thông báo: Các PƯHH trên được
gọi là phản ứng hoá hợp.
? Vậy phản ứng hoá hợp là gì.
* GV giới thiệu về phản ứng toả nhiệt
( Như các PƯ trên).
Ngoài ra còn có một số phản ứng thu
nhiệt.
VD: N
2
+ O
2


2NO
0H∆

2KClO
3

→
0
t
2KCl + 3O
2
0H∆
*. Hoạt động2:
- GV treo tranh vẽ ứng dụng của oxi cho
HS quan sát.
? Em hãy kể tên các ứng dụng của oxi mà
em biết trong cuộc sống.
- GV chiếu lên màn hình những ứng dụng
của oxi.
- GV: Hai lĩnh vực quan trọng nhất là:
+ Sự hô hấp.
+ Sự đốt nhiên liệu.
II. Phản ứng hoá hợp:
* Định nghĩa: Phản ứng hoá hợp là
PƯHH trong đó chỉ có một chất mới
(SP) được tạo thành từ 2 hay nhiều chất
ban đầu.
III. ứng dụng của oxi:
1. Sự hô hấp:
- Sự hô hấp của con người và động vật.
- Phi công, thợ lặn, chiến sĩ chữa cháy.
2. Sự đốt nhiên liệu:
- Nhiên liệu cháy trong o xi tạo ra nhiệt

độ cao hơn trong không khí.
- Sản xuất gang thép.
- Chế tạo mìn phá đá.
- Đốt nhiên liệu trong tên lữa.
IV. Củng cố:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài.
- Yêu cầu HS làm các bài tập sau theo nhóm và trả lời đáp án qua bảng phụ:
* Bài tập 1: Hoàn thành các PTPƯ sau:
a. Mg + ?
→
0
t
MgS.
b. ? + O
2

→
0
t
Al
2
O
3
.
14
c. H
2
O
→
DP

H
2
+ O
2
.
d. CaCO
3

→
0
t
CaO + CO
2
.
e. ? + Cl
2

→
0
t
CuCl
2
.
f. Fe
2
O
3
+ H
2


→
0
t
Fe + H
2
O.
* Bài tập 2: Lập PTPƯ biểu diễn các phản ứng hố hợp sau:
a. Lưu huỳnh với nhơm.
b. O xi với magie.
c. Clo với kẽm.
V. Dặn dò:
- Đọc phần ghi nhớ, học theo bài ghi.
- Bài tập: 1, 2, 3, 4, 5 (Sgk- 87).
Tuần 21 Tiết 42
Ngày soạn: 5/01/2013
Ngày dạy: 11/01/2013
OXIT
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức : Biết được :
 Đònh nghóa oxit.
 Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trò, oxit
của phi kim có nhiều hóa trò.
 Cách lập công thức hóa học của oxit.
 Khái niệm oxit axit, oxit bazơ.
2.Kó năng :
 Phân loại oxit bazơ, oxit axit dựa vào CTHH của một chất cụ thể.
 Gọi tên một số oxit theo CTHH và ngược lại.
 Lập được CTHH của oxit khi biết hóa trò của nguyên tố và ngược lại
biết CTHH cụ thể, tìm hóa trò.
3. Thái độ: u thích mơn học

15
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: Phiếu học tập,
2. HS: Chuẩn bị bài mới, bảng phụ.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
1.Nêu định nghĩa phản ứng hoá hợp - Cho VD.
2.Nêu định nghĩa sự ôxi hoá? Cho VD.
Đáp án
1. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có một chất mới sinh ra
từ hai hay nhiều chất ban đầu.
VD: CaO + CO
2
 CaCO
3
.
2. Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.
VD: S + O
2

→
0
t
SO
2
.
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
*. Hoạt động1:

- GV VD ở (1). Giới thiệu : Các chất tạo
thành ở các PƯHH trên thuộc loại oxit.
? Hãy nhận xét thành phần của các oxit
đó.
( Phân tử có 2 nguyên tố, trong đó có 1
nguyên tố là oxi)
- Gọi 1 HS nêu định nghĩa oxit.
* GV đưa bài tập: Trong các hợp chất
sau, hợp chất nào thuộc loại oxit.
H
2
S, CO, CaCO
3
, ZnO, Fe(OH)
2
, K
2
O,
MgCl
2
, SO
3
, Na
2
SO
4
, H
2
O, NO.
- GV: Yêu cầu HS viết bằng bảng phụ,

các nhóm đối chiếu kết quả.
? Vì sao các hợp chất H
2
S, Na
2
SO
4
không
phải là oxit.
*. Hoạt động2:
- GV yêu cầu HS nhắc lại:
+ Qui tắc hoá trị áp dụng đối với hợp
chất hai nguyên tố.
+ Thành phần của oxit.
*. Hoạt động 3:
- Yêu cầu HS viết công thức chung của
I. Định nghĩa:
* Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai
nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là
oxi.
* VD: CuO, Na
2
O, FeO, SO
2
, CO
2

II. Công thức:
* Công thức chung:


IIynxOM
II
y
n
x
=→
III. Phân loại:
* 2 loại chính :
+ Oxit axit.
+ Oxit bazơ.
a. Oxit axit: Thường là oxit của phi kim
16
oxit.
- GV cho HS quan sát VD (Phần I).
? Dựa vào thành phần có thể chia oxit
thành mấy loại chính.
- GV chiếu lên màn hình.
? Em hãy cho biết kí hiệu về một số phi
kim thường gặp.
- Yêu cầu HS lấy 3 VD về oxit axit.
- GV giới thiệu một số oxit axit và các
axit tương ứng của chúng.
* GV lưu ý: Một só kim loại ở trạng thái
hoá trị cao cũng tạo ra oxit axit.
VD: Mn
2
O
7

axit pemanganic HMnO

4
.
CrO
3

axit cromic H
2
CrO
3
.
? Em hãy kể tên những kim loại thường
gặp.
- Yêu cầu HS lấy 3 VD về oxit bazơ.
- GV giới thiệu một số oxit bazơ và các
bazơ tương ứng của chúng.
- GV chiếu lên màn hình nguyên tắc gọi
tên oxit.
- Yêu cầu HS gọi tên các oxit bazơ ở
phần III b.
- Nêu nguyên tắc gọi tên oxit đối với
trường hợp kim loại nhiều hoá trị và phi
kim nhiều hoá trị.
? Em hãy gọi tên của FeO, Fe
2
O
3
, CuO,
Cu
2
O.

- GV: Yêu cầu HS viết bằng bảng phụ,
các nhóm đối chiếu kết quả.
- GV giới thiệu các tiền tố (tiếp đầu ngữ)
- Yêu cầu HS đọc tên: SO
2
, CO
2
, N
2
O
3
,
N
2
O
5
.
- GV: Yêu cầu HS viết bằng bảng phụ,
và tương ứng với một axit.
- VD: CO
2
, SO
2

b. Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và
tương ứng với một bazơ.
- VD: K
2
O, MgO…
IV. Cách gọi tên:

* Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit.
VD: K
2
O : Kali oxit.
MgO: Magie oxit.
+ Nếu kim loại có nhiều hoá trị:
Tên oxit bazơ:
Tên kim loại (kèm theo hoá trị) + oxit.
- FeO : Sắt (II) oxit.
- Fe
2
O
3
: Sắt (III) oxit.
- CuO : Đồng (II) oxit.
- Cu
2
O : Đồng (I) oxit.
+ Nếu phi kim có nhiều hoá trị:
Tên oxit bazơ:
Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử
PK) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử
oxi).
Tiền tố: - Mono: nghĩa là 1.
- Đi : nghĩa là 2.
- Tri : nghĩa là 3.
- Tetra : nghĩa là 4.
- Penta : nghĩa là 5.
- SO
2

: Lưu huỳnh đioxit.
- CO
2
: Cacbon đioxit.
- N
2
O
3
: Đinitơ trioxit.
- N
2
O
5
: Đinitơ pentaoxit.
* HS làm vào vở.
17
các nhóm đối chiếu kết quả.
* BT:Trong các oxit sau, oxit nào là oxit
axit, oxit nào là oxit bazơ: SO
3
, Na
2
O,
CuO, SiO
2
.
Hãy gọi tên cac oxit đó.
- GV: Yêu cầu HS viết bằng bảng phụ,
các nhóm đối chiếu kết quả.
IV. Củng cố:

- Yêu cầu HS làm các bài tập sau theo nhóm, sau đó đối chiếu kết quả.
* Bài tập 1: Cho các oxit có CTHH sau:
1. SO
2
; 2. NO
2
; 3. Al
2
O
3
; 4. CO
2
; 5. N
2
O
5
; 6. Fe
2
O
3
; 7. CuO; 8. P
2
O
5
; 9. CaO;
10. SO
3
.
a. Những chất nào thuộc loại oxit axit:
A. 1, 2, 3, 4, 8, 10. B. 1, 2, 4, 5, 8, 10.

C. 1, 2, 4, 5, 7, 10. D. 2, 3, 6, 8, 9, 10.
b. Những chất nào thuộc loại oxit bazơ:
E. 6, 7, 9, 10. F. 3, 4, 5, 7, 9.
G. 3, 6, 7, 9. H. Tất cả đều sai.
* Bài tập 2: Phần trăm về khối lượng của oxi cao nhất trong oxit nào cho dưới
đây:
A. CuO B. ZnO C. PbO D. MgO E. CaO
V. Dặn dò:
- Đọc phần ghi nhớ, học theo bài ghi.
- Bài tập: 1, 2, 3, 4, 5 (Sgk- 91).
II. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
A. ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
I/TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn đáp án đúng:A, B, C hoặc D trong các câu sau:
Câu1) Dãy công thức hóa học sau đây đều là hợp chất :
A. CuCl
2
, MgO, H
2
SO
4
.
B. H
2
O, O
2
, CO
2

C. K

2
O , ZnO, Cu.
D. BaO , Mn , CO.
Câu 2) Số mol của 5,6 g Fe là
A. 0.05 mol B. 0.1 mol
C. 0.15 mol D. 0.2 mol
18
Câu 3) Cho biết CTHH hợp chất của ngun tố X với H và hợp chất của Y với Cl
như sau: XH
2
và YCl
3
. CTHH của hợp chất X và Y là:
A. XY
3
B. XY C. X
3
Y
2
D. X
2
Y
3

Câu 4) Có các hiện tượng sau:
- Đốt cháy khí hiđro, sinh ra nước
- Nước để trong ngăn đá tủ lạnh thành
nước đá.
- Hiện tượng cháy rừng
- Cồn để trong lọ khơng kín bị bay hơi

- Pháo hoa bắn lên trời cháy sáng rực rỡ.
Số hiện tượng hóa học là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 5) Phân tử khối của đá vơi (CaCO
3
) là:
A.98 đvC. B.102 đvC C. 100đvC. D.110 đvC.
Câu 6) Ở điều kiện tiêu chuẩn thể tích mol chất khí Hidro bằng:
A. 24(l ) B. 22,4(l ) C. 2,4(l ) D. 2,24(l)
Câu 7) Mol là lượng chất có chứa
A. 6.10
23
ngun tử B.6.10
23
phân tử
C.6.10
23
ngun tử hoặc phân tử. D.6.10
23
gam
Câu 8 ) Trong số các câu sau, câu có cách diễn đạt sai là:
A. 5Cu: năm ngun tử đồng. B. 2NaCl: hai phân tử natri clorua.
C. 3CaCO
3
: ba phân tử canxi cacbonat. D. 3H
2
: 3 ngun tử hiđro.
Câu 9 ) Hạt nhân ngun tử được tạo bởi :
A. electron, nơtron. B. proton.
C. proton, electron D. proton, nơtron.

Câu 10 ) Một hợp chất gồm một ngun tố X liên kết với 4 ngun tử hiđro có khối
lượng phân tử bằng khối lượng ngun tử oxi. Ngun tử khối của ngun tử X là:
A. 12 đvC B. 13 đvC C. 14 đvC D. 16 đvC
Câu 11 ) Khí nào sau đây nhẹ nhất ?
A. O
2
B. H
2
C.N
2
. D.Cl
2
.
Câu 12 ) Tỉ khối của khí X so với H
2
là 22. X là khí nào trong những khí sau đây:
A. CO B. NO C. SO
2
D. CO
2

II/Tự luận:
Câu 1) (2 điểm) Hồn thành các phương trình hố học sau:
a) Al + O
2
> Al
2
O
3
b) N

2
O
5
+ H
2
O > HNO
3
c) Fe(OH)
3
> Fe
2
O
3
+ H
2
O
d) Fe + HCl > FeCl
2
+ H
2
.
Câu 2) (2.5) Cho sơ đồ phản ứng : Zn + AgNO
3
> Zn(NO
3
)
2
+ Ag
a) Hãy cân bằng phương trình phản ứng hóa học trên và cho biết tỉ lệ số ngun
tử kẽm (Zn) lần lượt với 2 chất khác trong phản ứng.

19
b) Viết công thức về khối lượng của phản ứng. Tính khối lượng Ag thu được khi
cho 65 (g) Zn phản ứng với 170 (g) AgNO
3
sinh ra 189 (g) Zn(NO
3
)
2
?
Câu3) (1.5 đ)
a) Tính số mol và thể tích ở (đktc) của 8 (g) khí O
2

b) Khối lượng của 0,1 mol H
2
SO
4
.
Câu 4) (1đ) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố có trong hợp
chất: Fe
2
O
3
.
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
I- TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp
án

A B C A C B C D D A B D
Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
II Tự Luận (7 điểm)
Câu 1:
a/ 4Al + 3O
2
 2Al
2
O
3
(0,5đ)
b/ N
2
O
5
+ H
2
O  2HNO
3
(0,5đ)
c/ 2Fe(OH)
3
 Fe
2
O
3
+ 3H
2
O (0,5đ)
d/ Fe + 2HCl


FeCl
2
+ H
2
(0,5đ)
Câu 2: a/ Zn + 2AgNO
3
 Zn(NO
3
)
2
+ 2Ag (0,5đ)
Tỉ lệ số nguyên tử Zn : Số phân tử AgNO
3
= 1 : 2 (0.5đ)
Tỉ lệ số nguyên tử Zn : Số nguyên tử Ag = 1 : 2 (0.5đ)
(Học sinh có thể chọn Zn với Zn(NO
3
)
2
)
b/-Công thức về khối lượng:
mZn + mAgNO
3
= mZn(NO
3
)
2
+ mAg (0,5đ)

-Khối lượng Ag thu được:
mAg = (mZn + mAgNO
3
) - mZn(NO
3
)
2

= (65 + 340) – 189 = 216 (g) (0,5đ)
Câu 3
a. Số mol O
2
n
O2
= m/M = 8/32 = 0,25 mol (0,5đ)
Thể tích của 0.25 mol O
2
: VO
2
= 22.4 x 0.25 = 5.6 (l) (0,5đ)
b. Khối lượng của 0,1 mol H
2
SO
4

m= n x M = 0,1 x 98 = 9.8 g (0,5đ)
Câu 4
Khối lượng mol Fe
2
O

3
= 160 g/mol
Trong 1 mol Fe
2
O
3
có 2 mol Fe và 3 mol O
 mFe = n x M = 2 x 56 = 112 g (0,25đ)
 mO = n x M = 3 x 16 = 48 g (0,25đ)
20
 %Fe = 112 x 100/160 = 70 % (0,25đ)
 %O = 100 – 70 = 30% (0,25đ)
B. ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
I.Trắc nghiệm: 3đ.
Chọn đáp án đúng:A, B, C hoặc D trong các câu sau:
Câu 1: Dãy chất nào sau đây đều là oxit:
A. CaO, CO
2
, Ca(OH)
2
, CaCO
3

B. SO
2
, SO
3
, H
2
SO

4
, H
2
SO
3

C. NO, NO
2
, HNO
2
, HNO
3

D. CaO, SO
2
, P
2
O
5
, CO
2

Câu 2: Dãy chất sau đây đều là oxit bazơ
A. Na
2
O , CaO, Fe
2
O
3
, CuO B. SO

2
, P
2
O
5
, NO
2
, CO
2

C. Al
2
O
3
, SO
3
, Fe
2
O
3
, H
2
O D.CuO, SO
2
, Al
2
O
3
, ZnO
Câu 3: Đi Nitơ tri oxit là tên gọi của oxit nào sau đây?

A. NO B. N
2
O. C. N
2
O
3
. D. N
2
O
5
.
Câu4: Phản ứng phân hủy là trong
đó sinh ra chất mới.
Câu 5: Chất nào sau được dùng để điều chế khí Oxi trong phòng thí nghiệm:
A.H
2
O B.KMnO
4
C.CaCO
3
D.Fe
2
O
3
Câu 6: Cho các phương trình phản ứng hoá học sau đây:
a/ CuO + H
2

→
0

t
Cu + H
2
O
b/ CaO + H
2
O  Ca(OH)
2

c/ 2KMnO
4

→
0
t
K
2
MnO
4
+ MnO
2
+ O
2

d/ 4P + 5O
2

→
0
t

P
2
O
5

Những phản ứng hóa học thuộc phản ứng hoá hợp là:
A. a,b,c B. a,b C. b,d. D. a,b,c,d.
Câu 7: Sự cháy là:
A. Sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng
B. Sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng
C. Sự tự bốc cháy
D. Sự oxi hoá mà không toả nhiệt
Câu 8 : Câu nào sau diễn tả đúng thành phần của không khí :
A. 21% khí Oxi, 78% khí nitơ và 1% các khí khác
B. 78% khí Oxi, 21% khí nitơ và 1% các khí khác
C. 1% khí Oxi, 78% khí nitơ và 21% các khí khác
D. 21% khí Oxi, 1% khí nitơ và 78% các khí khác
Câu 9: 1,5 mol khí O
2
có thể tích là bao nhiêu lít ( đo ở đktc) .
A. 11.2 (l) B. 22,4 (l) C. 33,6 (l) D.44,8 (l)
21
Câu 10: Dãy chất sau đây đều là oxit axit
A. Na
2
O , CaO, CO
2
, CuO B. SO
2
, P

2
O
5
, NO
2
, CO
2

C. Al
2
O
3
, SO
3
, Fe
2
O
3
, H
2
O D.CuO, Fe
2
O
3
, Al
2
O
3
, ZnO
II.Tự luận: (7đ)

Câu 1: (2đ) Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
a/ Na + O
2

→
0
t
Na
2
O
b/ SO
2
+ O
2

→
0
t
SO
3

c/ KClO
3

→
0
t
KCl + O
2
d/ Fe(OH)

3

→
0
t
Fe
2
O
3
+ H
2
O
Câu 2: (1đ) Không khí bị ô nhiễm sẽ gây ra những tác hại gì? Cần làm gì để bảo vệ
không khí trong lành, tránh ô nhiễm?
Câu 3: (4đ) Đốt cháy hoàn toàn 13g Zn .
a/Tính thể tích oxi và không khí cần dùng.
b/Tính số gam KMnO
4
cần dùng để điều chế lượng oxi trên.
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
I.Trắc nghiệm: 3đ
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp
án
D A C -phản ứng hóa học
-một chất
-hai hay nhiều
B C B A C B
Điểm 0.25 0.25 0.25 0.75 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25
II.Tự luận: 7đ

Câu 1: (2đ) Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
a/ 4Na + O
2

→
0
t
2 Na
2
O 0.5đ
b/ 2SO
2
+ O
2

→
0
t
2SO
3
0.5đ
c/ 2KClO
3

→
0
t
2KCl + 3O
2
0.5đ

d/ 2Fe(OH)
3

→
0
t
Fe
2
O
3
+ 3H
2
O 0.5đ
Câu 2: (1đ) Không khí bị ô nhiễm sẽ gây ra những tác hại :
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người 0.25đ
-Phá hỏng các công trình xây dựng, gây hại trong sàn xuất nông nghiệp 0.25đ
Để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm ta cần:
22
-Trồng nhiều cây xanh 0.25đ
-Hạn chế thấp nhất các khí thải, thải ra môi trường 0.25đ
Câu 3:
a/ số mol Zn = 13/65 = 0.2 mol 0.5đ
2Zn + O
2

→
0
t
2ZnO 0.5đ
2 mol 1 mol

0.2 mol 0.1 mol 0.5đ
Thể tích khí O
2
: VO
2
= 0.1 x 22.4 = 2.24 (l) 0.5đ
Thể tích không khí cần dùng: V
KK
= VO
2
x 5 = 2.24 x 5 = 11.2 (l) 0.5đ
b/ 2KMnO
4

→
0
t
K
2
MnO
4
+ MnO
2
+ O
2
0.5đ
2 mol 1 mol
0.2 mol 0.1 mol 0.5đ
Khối lượng KMnO
4

:
mKMnO
4
= 158 x 0.2 = 31.6 (g) 0.5đ

III. BẢNG ĐIỂM
LỚP 8A2 (THỰC NGHIỆM)
STT Họ và tên Điểm kiểm tra
trước tác động
Điểm kiểm tra sau
tác động
1 Bùi Minh Đức 5 8.5
2 Nguyễn Sơn Hà 9.5 10
3 Từ Thị Minh Hiếu 8.5 9
4 Đặng Quốc Hùng 6.5 8.5
5 Danh Ngọc Linh 6 9
6 Vũ Thị Thùy Linh 5 9
7 Nguyễn Hữu Lợi 2.5 8.5
8 Nguyễn Thị Thiên Lý 5 4
9 Lê Thị Hồng Mai 8.5 7
10 Đoàn Thị Kiều My 8 8.5
11 Đỗ Phương Nam 5.5 7
12 Thái Thị Bích Ngọc 3 9
13 Nguyễn Thị Minh Nguyệt 9 9
14 Nguyễn Thị Yến Nhi 2 3.5
23
15 Nguyễn Thị Nhật Nhi 5.5 9
16 Phạm Thị Như 8.5 8
17 Vũ Thị Tuyết Nhung 8.5 6
18 Đặng Trường Phi 5.5 5.5

19 Phạm Thị Kim Phụng 9.5 6
20 Lê Hữu Phước 9 10
21 Trương Thị Bích Phượng 6 9.5
22 Phạm Thị Hồng Phượng 8.5 9.5
23 Đỗ Thị Linh Phương 10 7
24 Lê Văn Phương 9 8.5
25 Nguyễn Thanh Tiền 8.5 8
26 Vũ Mạnh Toàn 5 7.5
27 Ngô Vĩnh Thành 7.5 8
28 Bùi Thị Thương 9.5 10
29 Nguyễn Thị Thanh Thúy 9.5 9.5
30 Nguyễn Tử Thành 8.5 9.5
31 Hồ Minh Tiên 7 5.5
32 Ngô Thị Trúc Hoài 9 7
33 Nguyễn Phi Long 6.5 8
LỚP 8A3 (ĐỐI CHỨNG)
STT Họ và tên Điểm kiểm tra
trước tác động
Điểm kiểm tra sau
tác động
1 Nguyễn Thị Thúy An 7 8.5
2 Trần Đình cẩn 4.5 4
3 Hồ Thị Hoa 5 7
4 Trần Mạnh Khiêm 8 5.5
5 Lê Nhựt Nam 8 7
6 Phạm Tiến Nhiên 4 6
7 Huỳnh Minh Nho 8.5 6
8 Phạm Tiến Phúc 9 8.5
9 Bùi Thanh Phương 5.5 5.5
10 Phan Duy Thái 8.5 9.5

11 Lê Đức Thi 9 9
12 Nguyễn Ngọc Thiện 3 3
13 Đinh Hưng Thịnh 7.5 8
14 Trần Minh Thuận 9.5 8
15 Võ Thị Xuân Thủy 6 8.5
24
16 Nguyễn Thị Thanh Thúy 8.5 7.5
17 Ngô Thị Kim Tiền 5.5 9
18 Nguyễn Thị Thu Trang 5.5 7.5
19 Trần Thị Thu Trang 9 8
20 Trần Thị Hồng Trang 9 6
21 Huỳnh Thị Ngọc Trang 8.5 6
22 Lê Huỳnh Trâm 7 10
23 Trần Phú Triệu 6.5 7.5
24 Hồ Thị Phương Trinh 9.5 7.5
25 Nguyễn Minh Trung 3.5 5
26 Nguyễn Thành Trung 8 4.5
27 Đặng Minh Tuấn 7.5 4
28 Lê Thanh Tuấn 3 4
29 Đỗ Đình Văn 8 4.5
30 Lê Thanh Vân 10 7
31 Trần Thị Mai Vân 6.5 5.5
32 Thái Minh Vinh 6 4.5
33 Võ Minh Tấn Vũ 3.5 4.5
34 Trần Thanh Vũ 5 5
35 Phạm Bá Vương 5 6
Hình ảnh minh họa
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×