Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

TRUYỆN ĐỌC CAI TET CUA MEO CON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.31 KB, 3 trang )

Cái tết của mèo con
Nguyễn Đình Thi đươc mọi người biết đến là một nghệ sĩ đa tài rất hiếm hoi
trong đội ngũ văn nghệ sĩ khá đông của Việt Nam. Ông soạn nhạc, viết văn, làm
thơ, sáng tác kịch, viết tiểu luận, phê bình. Ở mọi lĩnh vực Nguyễn Đình Thi
đều có những thành tựu riêng, để lại những dấu ấn tài hoa, lịch lãm riêng trong
những tìm tòi, sáng tạo góp phần quan trọng vào sự vận động phát triển từng thể
loại và văn học Việt Nam nói chung.
Nhắc đến nguyễn Đình Thi. Độc giả thường nhớ ngay đến truyện ngắn "cái tết
của mèo con", là tác phẩm duy nhất mà cố nhà văn Nguyễn Đình Thi viết tặng
thiếu nhi trong suốt cuộc đời cầm bút của mình. Cơ duyên khiến cố nhà văn lần
đầu tiên và duy nhất viết cho thiếu nhi trong suốt thời gian cầm bút của mình.
Ông là Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam và thường xuyên trong trạng thái
mệt mỏi, căng thẳng vì những diễn biến trong đời sống văn học. Nguyễn Đình
Thi yêu trẻ con, nhưng ông gần như không bao giờ có dịp sống cùng các con kể
từ năm 1945. Phải chăng, những ngày tết năm 1961 là cơ hội hiếm hoi để ông
thấy ấm áp, thư thái khi ngồi trong gia đình và có đủ rung cảm để viết nên câu
chuyện "cái tết của mèo con" duy nhất dành cho thiếu nhi.

Câu chuyện kể về một chú mèo con có một bộ lông trắng muốt đôi mắt
xanh lúc về nhà trong dịp cuối năm. Từ lúc nhìn cảnh vật và cái tết sắp đến bằng
đôi mắt trong veo ngơ ngác dần dần cũng tới lúc mèo con biết yêu ghét rõ ràng,
biết vượt qua nổi sợ hãi của bản thân để câm thù cái ác, cái xấu và đấu tranh vì
cái thiện,chống lại cái ác.
Tác giả đã vào đề lưng chừng, nhưng càng về sau, đoạn mở đầu đó càng
khiến người ta ấn tượng, vì càng về sau, sự việc càng được giải thích. Câu
chuyện tuy ngắn nhưng lại rất hay, thu hút nhiều người đọc và đặc biệt tạo cảm
giác thích thú cho thiếu nhi. Kể ra câu chuyện khá giản dị, gần gũi với đời sống
hàng ngày của mỗi người. Bà đi chợ mua một chú miu con về canh bếp cho lũ
chuột đỡ lục phá vì sắp đến tết. Thông thường, bao giờ chuột chẳng sợ mèo
nhưng đây lại là một tình huống khác chú miu con còn quá non nớt nên thấy
chuột chú chẳng dám ho he gì. Đêm khuya, lão chuột Cống to lớn dữ tợn kéo


theo bầy chuột nhắt xông vào bếp lục lọi cái ăn.
Miu ta dựng lông run rẩy kêu “nghoeo nghoeo” mà lũ chuột cũng chẳng
thèm để mắt đến, vẫn ngang nhiên leo lên chạn lục cơm nguội, moi cá kho ra
ăn. Đánh chén xong chúng còn đua nhau nhảy múa trêu ngươi mèo con!
“Chít chít, chúng ta họ chuột
Đuôi chúng ta dài răng nhọn hoắt
Cá thịt hay lúa thóc ngô khoai
Họ chuột ta đây đều ăn tuốt”
Những ngày nắng ráo mèo con chạy ra sân, rửa tay rửa mặt, nằmm lim dim sưởi
ấm rồi tung tăng nhảy nhót, đùa với bướm, trèo cây cau, mài vuốt sắc, cuộn tròn
người lăn lông lốc…, nghịch ngợm như một đứa trẻ. Gặp Gián đất hôi xì lấm
lét, rồi gặp Cóc tía ung dung đĩnh đạc nói chuyện, mèo con mới hiểu ra rằng,
chẳng có gì đáng sợ, nhất là những kẻ xấu- chính nó mới phải sợ người ngay
thắng. Hiểu ra lẽ phải ấy, mèo ta đã dám nhảy lên ôm cổ kéo giật tên rắn Hổ
mang xuống đất khi nó định ăn cắp trứng gà. Và rồi, cũng nhờ sự hiểu đó mà
trong trận chiến căng thẳng đêm giáp tết, mèo con đã dũng cảm đương đầu với
lũ chuột, lại được chị Chổi rơm và bác Nồi đồng giúp sức nên mèo ta đã đánh
gục tên chuột Cống hung dữ, làm cho lũ chuột nhắt chạy tan tác! Xong việc, chú
mèo con lại thanh thản ngồi vuốt râu, giữ bếp sạch sẽ, như chưa từng có việc gì
xảy ra. Thế là tết cũng đến mèo con được đón tết trong không khí ấm áp cùng
gia đình Bống.
Trong truyện trên sử dụng rất nhiều phép nhân hóa tinh tế và khéo léo. Từ cái
cách tác giả gọi những vật thân thương với gian bếp như cái chổi, cái nồi đồng,
Mèo con mà tác giả nhân hóa chúng thành chị Chổi, bác Nồi Đồng, cậu Miu,
Rồi cả cách tác giả xây dựng tình huống, nó chỉ giản đơn thôi, nhưng lại hấp
dẫn đến lạ thường. Từng câu từng chữ của câu chuyện, lôi độc giả vào thế giới
của Mèo con trong gian bếp, vào cái Tết vui vẻ ý nghĩa của Mèo con. Câu
chuyện đưa độc giả quay lại thời tuổi thơ, cái thời mà ngồi trên lưng trâu huýt
sáo, chơi đánh trận giả bên bãi lau. Một thời đẹp đẽ. Giờ tôi - hay rất nhiều
những người khác, đã qua một tuổi ấu thơ đầy thơ ngây, trong trắng, đầy vui vẻ,

hồn nhiên đáng nhớ. Nếu được có một điều ước, tôi ước gì, mình được quay về
tuổi thơ. Và nhờ cuốn truyện này, điều ước của tôi nay đã thành sự thật.
Các bạn thấy đó. Mèo con chỉ là một chú mèo bé, mới sinh ra, mà đã đánh rắn
hổ mang, giết chết chuột cống. Nhân dân ta có câu "Tài không đợi tuổi".Cái
chính làm nên hai chiến thắng hiển hách đó của mèo con, không phải là chú ta
giỏi võ hay thông minh có thừa, mà cái cốt lõi là cả ba nhân vật chị Chổi, bác
Nồi Đồng, Mèo con đều đã xây dựng lên chiến thắng.
Họ có niềm tin vào cái thiện, cùng nhau chống lại cái ác, mặc dù bác Nồi Đồng
có hơi nhu nhược.
Truyện " Cái tết của mèo con" là một ví dụ điển hình cho công cuộc kiên
quyết chống lại tệ nạn xã hội, đấu tranh vì cái thiện, chống lại cái ác. Tôi mong
rằng cuốn truyện " Cái tết của mèo con" Sẽ được bạn đọc biết đến nhiều hơn, và
cùng nhau suy nghẫm về vấn đề, thông điệp của câu chuyện gửi gắm đến bạn
đọc.
Quan trọng hơn cả, là chúng ta cùng thư giãn, cùng quay về thời ấu thơ.
Truyện ngắn "cái tết của mèo con" được viết bằng lời văn giản dị, tình cảm
trong sáng đã giúp tôi sống lại không gian ngày têt ở vùng nông thôn đầy tình
người.

×