Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

tiết 47 quần thể sinh vật - giáo án sinh học 9 bồi dưỡng thao giảng, thi giáo viên giỏi tham khảo (10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 27 trang )

TÍN CHỈ 1. CƠ SỞ SINH THÁI HỌC NÔNG NGHIỆP
CHƯƠNG 2. QUẦN THỂ SINH VẬT
CHƯƠNG 2. QUẦN THỂ SINH VẬT
2.1. Khái niệm quần thể sinh vật
E. P. Odum (1971): Quần thể là một nhóm cá thể của 1 loài (hoặc
các nhóm khác nhau, nhưng có thể trao đổi về thông tin di truyền),
sống trong một khoảng không gian xác định, có những đặc điểm
sinh thái đặc trưng của cả nhóm, chứ không phải của từng cá thể
riêng biệt.
Các đặc trưng:
1. Mật độ
2. Tỷ lệ sinh sản, mức tử vong
3. Phân bố của các sinh vật
4. Cấu trúc tuổi và giới tính
5. Biến động số lượng quần thể
Phân loại quần thể:
Loài -> Quần thể địa lý -> Quần thể sinh thái -> Quần thể sơ cấp
2.2. Mật độ quần thể
Mật độ quần thể là một đại lượng biểu thị số lượng
của quần thể trong một đơn vị không gian sống.
Mật độ QT thường được tính bằng số lượng cá thể
hay sinh khối của QT trên một đơn vị diện tích hay
thể tích.
VD. 50 cây/m
2
, 3 triệu VSV/cm
3
đất, 300kg cá/sào
diện tích mặt nước…
2.2. Mật độ quần thể


Mật độ QT được coi là 1 trong những đặc tính cơ bản
vì nó quyết định nhiều đặc tính khác của QT. Nó biểu
thị mức độ ảnh hưởng của QT ấy với QT khác, nói lên
nguồn sống trong sinh cảnh đó.
MĐ QT biểu hiện khoảng cách không gian TB giữa
các cá thể, khả năng cạnh tranh của các cá thể trong
QT và mức độ tác động của QT tới QX SV.
Mỗi QT có MĐ riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
môi trường (vô sinh, hữu sinh), cấu trúc nội tại của QT.
Sự biến đông số lượng QT có giới hạn riêng.
2.2. Mật độ quần thể
Phương pháp nghiên cứu MĐ
-
PP kiểm kê tổng số: SV lớn, SV dễ nhận biết, SV
sống tập đoàn
-
PP lấy mẫu theo diện tích: thống kê và cân đong SV
trong 1 diện tích, khu vực
-
PP đánh dấu và bắt lại: ĐV hiếu động, côn trùng.
2.3. Cấu trúc tuổi và giới tính của quần thể
1.Cấu trúc tuổi
Thành phần tuổi của QT ảnh hưởng đến khả
năng sinh sản và chỉ số tử vong => quyết định
chiều hướng và tốc độ phát triển của QT.
3 nhóm tuổi cơ bản trong sinh thái học:
Trước sinh sản
Sinh sản
Sau sinh sản
Sự phân bố lứa tuổi trong quần thể có thể biểu

thị bằng các hình tháp tuổi
2.3. Cấu trúc tuổi và giới tính của quần thể
2. Thành phần giới tính
Thành phần giới tính mang đặc tính thích ứng của
chủng quần đối với điều kiện môi trường để đảm bảo
khả năng sinh sản và hiệu quả sinh sản của chủng quần.
Trong 1 QT động vật, tỷ lệ giới tính khác nhau ở từng
lứa tuổi và có ý nghĩa rất quan trọng với tập tính sinh
dục của chủng quần đó.
Tỷ lệ đực/cái thường là 1: 1, thay đổi theo nhóm tuổi,
điều kiện môi trường, mùa, vùng phân bố.
VD. Đực/cái của cá diếc Hồ Tây là 37,3%, hồ Ba Bể
20,0% (Lê Vũ Khôi, 1980)
2.4. Sự phân bố cá thể trong quần thể
1. Sự phân bố không gian của quần thể
3 kiểu phân bố cơ bản của cá thể trong quần thể
Đồng đều, ngẫu nhiên và nhóm họp
2.4. Sự phân bố cá thể trong quần thể
Phân bố ngẫu nhiên: môi trường có nhiều yếu tố với
trị số không lớn lắm, môi trường tương đối đồng đêù.
Phân bố đồng đều: các cá thể có sự cạnh tranh gay
gắt/có mâu thuẫn đối kháng/các quần thể nhân tạo.
Phân bố nhóm: Thường thấy trong thiên nhiên
2.4. Sự phân bố cá thể trong quần thể
2. Quy luật quần tụ (Nguyên tắc Allee)
Allee (1949): Độ quần tự đem lại cực thuận cho khả
năng sống và sự sinh trưởng của QT, nó thay đổi tùy
theo loài và tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.
Nguyên nhân xuất hiện quần tụ:

-
Sự khác biệt cục bộ của các điều kiện môi trường.
-
Sự biến đổi thời tiết theo ngày đêm và theo mùa
-
Các quá trình sinh sản
-
Sự hấp dẫn của quần hợp (xã hội)
2.4. Sự phân bố cá thể trong quần thể
3. Sự cách li và chiếm cứ vùng sống
Sự cách li là sự phân chia không gian của các cá thể
hoặc các nhóm cá thể trong QT.
Sự cách li xảy ra khi hiện tượng quần tụ đẩy QT vào
tình trạng khủng hoảng, cạnh tranh thức ăn hay mâu
thuẫn đối kháng giữa các cá thể.
Ở ĐV có xương sống và ĐV bậc cao, khu vực hoạt
động của cá thể hay nhóm cá thể cùng huyết thống gọi
là khu vực gia đình, nếu được bảo vệ tích cực gọi là
lãnh thổ.
-
Sự cách li sinh thái tạo nên nòi sinh học mới
-
Sự cách li địa lý tạo nên những quần thể địa lý, QT
địa lý tạo nên các loài phụ và có thể hình thành loài
mới.
-
Trong tự nhiên luôn gặp cả 2 kiểu quần tụ và cách li.
Quần tụ tăng sự cạnh tranh nhưng cũng tạo nhiều ưu
thế và ngược lại.

2.5. Tỷ lệ sinh đẻ và tỷ lệ sống sót
1.Tỷ lệ sinh đẻ
Tỷ lệ sinh đẻ được coi là động lực duy nhất để gia
tăng số lượng của QT, trị số này không bao giờ âm.
Tỷ lệ sinh đẻ biểu thị tần số xuất hiện các cá thể mới
của bất kỳ loài sinh vật nào, không phụ thuộc vào
phương thức sinh sản.
Tỷ lệ sinh đẻ tối đa (tỷ lệ sinh đẻ tuyệt đối hoặc tỷ lệ
sinh đẻ sinh lý): lượng cá thể mới hình thành trong 1
khoảng thời gian xác định trong điều kiện lý tưởng.
Tỷ lệ sinh đẻ sinh thái hay tỷ lệ sinh đẻ thực tế: lượng
cá thể mới hình thành trong 1 khoảng thời gian xác
định trong điều kiện môi trường.
2.5. Tỷ lệ sinh đẻ và tỷ lệ sống sót
2. Tỷ lệ sống sót
Tỷ lệ sống sót là kết quả của tỷ lệ sinh đẻ và tỷ lệ chết
Tỷ lệ chết (M): số cá thể trong QT bị chết/tổng số cá
thể ban đầu của QT
Tỷ lệ sống sót = 1 - M
Các dạng sống sót khác nhau
2.6. Biến động số lượng cá thể và các kiểu tăng trưởng
của quần thể
Sự biến động số lượng QT biểu hiện qua số lượng, thành phần
QT và chiều hướng biến đổi của QT.
Sự biến đổi của QT xảy ra theo 2 kiểu:
-
Biến động QT theo mùa
-
Biến động quần thể theo năm

Các kiểu tăng trưởng của QT (tự học)

×