Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

BÁO CÁO QUY HOẠCH MÔ HÌNH VAC TẠI XÃ GIAO AN, GIAO THỦY, NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 33 trang )

GIAO THỦY, 2009
BÁO CÁO QUY HOẠCH MÔ HÌNH VAC
TẠI XÃ GIAO AN, GIAO THỦY, NAM ĐỊNH
Trần Ngọc Hiện
Ths. Nguyễn Sỹ Linh
Vũ Quốc Đạt
BÁO CÁO QUY HOẠCH MÔ HÌNH VAC
TẠI XÃ GIAO AN, GIAO THỦY, NAM ĐỊNH
GIAO THỦY, 2009
Người thực hiện
Trần Ngọc Hiện- UBND xã Giao An
Ths. Nguyễn Sỹ Linh- Viện Kinh Tế Sinh Thái (Eco-Eco)
Vũ Quốc Đạt- CORIN-Asia Việt Nam
Đơn vị chủ trì
UBND xã Giao An
Đơn vị hỗ trợ/tài trợ
Viện Phát Triển Các Nguồn Lực Ven Biển Á Châu tại Việt Nam
(CORIN-Asia Việt Nam)
Chương Trình Liên minh Đất ngập nước (WAP)
Cơ quan hợp tác và phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA)
Hình Ảnh
Vũ Quốc Đạt- CORIN-Asia Việt Nam
Thiết kế
Nguyễn Xuân Thuận- CORIN-Asia Việt Nam
1
MỤC LỤC
I. Giới thiệu chung 2
II. Thực trạng và tiềm năn phát triển VAC tại Giao An 2
II.1. Các mô hình VAC vùng trong đê 3
II.2. Các mô hình VAC vùng ngoài đê và vùng chuyển đổi 3
III. Mô hình dự án phát triển VAC tại Giao An 4


III.1. Tiến trình thực hiện 4
III.2. Giới thiệu đặc trưng các mô hình VAC 6
III.3. Tiêu chuẩn lựa chọn mô hình và
sơ đồ quy hoạch mô hình điểm 7
III.4. Cơ cấu cây trồng trong vườn
được lựa chọn trên cơ sở 11
IV. Kỹ thuật nuôi trồng VAC 13
IV.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại cây ăn quả 13
IV.1.1. Đặc điểm cây bưởi diễn và hình thức chọn giống 14
IV.1.2. Đặc điểm cây xoài và các giống điển hình 14
IV.1.3. Đặc điểm cây thanh long và một số giống chính 14
IV.1.4. Đặc điểm cây nhãn và một số giống chính 15
IV.2. Cách thức nuôi một số loại các chính 20
V. Kết quả ban đầu sau 06 tháng thực hiện 24
V.1. Những kết quả cụ thể đã đạt được 24
V.2. Nhận xét và các ý kiến đề xuất 29
PHỤ LỤC 30
2
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Thực hiện mục tiêu “Tăng cường năng lực cho các đối tác địa
phương trong quản lý Đất ngập nước, giảm áp lực khai thác lên khu
vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy bằng cách tạo sinh kế mới cho cộng
đồng”, Chương trình Liên minh Đất ngập nước (WAP) đã tiến hành rất
nhiều hoạt động tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Thông qua
những đối tác địa phương là các đơn vị: Sở Tài nguyên&Môi trường
tỉnh Nam Định, Vườn Quốc gia Xuân Thủy, UBND các xã Giao An, Giao
Xuân, Chương trình đã có nhiều hoạt động thiết thực góp phần cải
thiện đời sống nhân dân trong khu vực giúp quản lý bền vững Đất
ngập nước. Cụ thể đó là những hỗ trợ của Chương trình trong việc
phát triển đàn ong của xã Giao An, hình thành sinh kế mới trồng nấm

trong cộng đồng các xã vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy, phát
triển mô hình VAC nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất trong
các hộ gia đình của xã Giao An.
II. THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN VAC TẠI GIAO AN
Giao An là một trong 5 xã của huyện Giao Thủy thuộc vùng
đệm vườn quốc gia Ramsar Xuân Thủy. Cải thiện sinh kế và giảm áp lực
lên vườn quốc gia là mục tiêu của chính quyền địa phương cũng như
cơ quan quản lý vườn. Nhiều dự án, chương trình hỗ trợ đã và đang
thực hiện tại vùng lõi cũng như vùng đệm Vườn Quốc gia Giao Thủy
với mục tiêu bảo vệ và phát triển lâu bền. Đa dạng nguồn sinh kế và
khai thác tài nguyên một cách khôn khéo là những hoạt động thu hút
nhiều người dân tham gia và nhận được sự ủng hộ của cơ quan quản
lý.
Hiện nay với diện tích tự nhiên: 820ha
- Chia làm ba khu vực: Đất trong đê, đất ngoài đê, đất chuyển
đổi.
- Tổng diện tích đất canh tác hai lúa là 423.11ha
- Tổng số gia súc: 7608 con
3
- Tổng số gia cầm của xã là: 30.135 con
Hầu hết trong mỗi hộ gia đình đều đã phát triển mô hình VAC
với quy mô vừa và nhỏ.
Dựa trên kết quả khảo sát thực địa tại một số gia đình có
nguyện vọng xây dựng mô hình VAC và thông tin thu tập của dự án
cho thấy hiện nay tại xã Giao An các mô hình VAC chủ yếu phân bố
theo 3 vùng:
- Vùng phía trong đê
- Vùng ngoài đê
- Vùng chuyên đổi (vùng kinh tế mới)
II.1. Các mô hình VAC vùng trong đê

Các mô hình ở phía trong đê do đã có thời gian phát triển lâu đời,
tổng số dân của cả xã lên tới 10.600 ngườ nên diện tích mô hình thường
nhỏ (khoảng 500m2), chủ yếu là đất thịt pha cát. Các loài cây tương
đối đa dạng (nhãn, vải, xoài, cam, bưởi, thanh long,…). Sản phẩm của
VAC chủ yếu phục vụ nhu cầu của gia đình. Như vậy những sản phẩm
VAC của địa phương đã đóng góp một phần nào vào việc đảm bảo an
ninh lương thực của địa phương. Xét về giá trị kinh tế có thể chưa lớn
nhưng xét trên góc độ xã hội các mô hình VAC này đã phát huy hiệu
quả lớn, gắn kết người xa quê và các sản phẩm của quê hương. Tuy
nhiên sự phát triển VAC không đồng đều giữa các hộ, có người nhiều
tuổi thường phát triển VAC tốt hơn. Đối với các mô hình VAC có quy mô
nhỏ hơn 1000m2 thì chỉ cần 1 lao động, nhưng cần chuyên tâm và có
kỹ thuật. Sự phát triển của 3 thành phần vườn, ao, chuồng chưa đồng
bộ, một số hộ vườn phát triển tốt, trong khi đó ao và chuồng chưa
được đầu tư phát triển. Hầu hết các ao nuôi cá không hiệu quả do ao
không được vệ sinh thường xuyên và thiếu nguồn nước cấp cũng như
hạn chế trong việc thoát nước. Phụ phẩm của vườn, ao, chuồng chưa
được tận dụng triệt để, hay nói cách khác vòng tuần hoàn vật chất
trong mô hình VAC chưa khép kín.
II.2. Các mô hình VAC vùng ngoài đê và vùng chuyển đổi
4
Nhìn chung các mô hình VAC hiện có vùng ngoài đê đều chưa có
quy hoạch, cây trồng trong vườn hộ chưa phát huy được tính đa tác
dụng. Nhiều gia đình dù có diện tích tương đối lớn so với vùng trong
đê nhưng chưa thực sự quan tâm phát triển VAC. (???? Diện tích bình
quân mỗi hộ bao nhiêu m2). Vườn chủ yếu là vườn tạp, ao chủ yếu vẫn
có diện tích nhỏ, không được cải tạo, vệ sinh thường xuyên, chuồng
trại chăn nuôi vì thế cũng chưa được quy hoạch để hỗ trợ phát triển
vườn hộ.
Đối với vùng chuyển đổi, do thời gian chuyển đổi còn ngắn (từ

năm 2006), diện tích tương đối lớn (10.000-20.000m²) nên nhìn chung
chưa được quy hoạch và phát triển. Diện tích chủ yếu trồng cây ngắn
ngày, chăn nuôi phát triển nhưng chưa hình thành khu vực riêng nhằm
sử dụng hiệu quả không gian và tận dụng nguồn thức ăn từ trồng
trọt.
III. MÔ HÌNH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VAC TẠI GIAO AN
III.1. Tiến trình thực hiện
Để khai thác các lợi thế về lao động, điều kiện khí hậu và định
hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương theo hướng
bền vững. Hoạt động xây dựng mô hình VAC tại Giao An được tiến
hành như một trong những phương thức tạo sinh kế bền vững cho
người dân vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy. Được sự hỗ trợ của
Chương trình Liên minh đất ngập nước, Vườn quốc gia Giao Thủy,
UBND xã Giao An đã đề xuất hoạt động đánh giá tiềm năng, quy hoạch
phát triển mô hình VAC cho một số nhóm hộ.
Trên cơ sở định hướng của chính quyền địa phương, chuyên gia
tư vấn xây dựng mô hình VAC tại xã Giao An đề xuất các bước triển khai
cụ thể như Bảng 1.
5
Hình 1. Sơ đồ tóm tắt các bước xây dựng mô hình VAC
Bảng 1. Các bước triển khai mô hình VAC tại xã Giao An
TT Bước thực hiện Thời gian Người thực hiện
1
Khảo sát hiện trạng vườn-
ao-chuồng
10/2008 Tư vấn +DA+địa phương
2
Đánh giá nhu cầu phát triển
VAC (lựa chọn hộ tham gia)
11/2008 Tư vấn+Địa phương

3
Tập huấn kỹ thuật (kỹ thuật
quy hoạch không gian, lập
kế hoạch thực hiện và kỹ
thuật trồng, chăm sóc cây,
con trong mô hình)
12/2008
Tư vấn + địa phương (cán
bộ +bà con nông dân)
4 Xây dựng mô hình 1-4/2009 Bà con nông dân+DA
5
Theo dõi, kiểm tra và giám
sát
1-6/2009 DA+địa phương
6
III.2. Giới thiệu đặc trưng các mô hình VAC
Sơ lược cơ sở lý thuyết của VAC, chính sách của nhà nước khuyến
khích phát triển nông nghiệp nông thôn về VAC, Tiêu chuẩn chính của
VAC.
VAC là thuật ngữ viết tắt của “Vườn-Ao-Chuồng”, đây là kinh
nghiệm lâu đời của cư dân đồng bằng sông Hồng nơi có không gian
sống kết hợp giữa chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng cây và nuôi cá
Đồng bằng sông Hồng có nhiều ao, có nơi “đào ao” “vượt thổ” để có đất
cư trú. Vì vậy, cùng nhà ở, một số nông dân còn cả vườn và ao với cách
bố trí “trước cau, sau mít, cá vít chân bèo”, cùng với chuồng nuôi gia
súc, gia cầm.
Theo quan điểm ngày nay, đây là một hệ sinh thái nông nghiệp
nhỏ với quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần, cho nên giảm hao phí
năng lượng, giảm năng lượng vô công trong chuyển hóa năng lượng
tất yếu. Phân bón lấy từ chuồng ra dùng bón ruộng, bón vườn. Màu

của đất vườn trôi xuống ao, sinh vật phù du dễ phát triển làm thức
ăn cho cá. Các loại chất thải đổ xuống bùn ao, bùn ao xúc lên để bón
vườn. Bèo cái trên mặt ao là thức ăn của lợn. Nhiều hệ sinh thái nông
nghiệp nhỏ ấy, kết hợp với nhau, có tính hàng hoá.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chọn phương án sản
xuất cây, con mới đạt năng suất cao ngày càng phù hợp theo hướng
sản xuất hàng hóa tiếp tục nhân rộng những mô hình kinh tế VAC, kinh
tế trang trại có hiệu quả đến nhân dân trong tỉnh nhằm giúp họ tăng
thu nhập, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Hiện
nay Nhà nước khuyến khích phát triển nông nghiệp, trong đó mô hình
VAC được xem là có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. Đặc biệt,
sản phẩm của mô hình VAC còn góp phần vào việc cung cấp các sản
phẩm an toàn cho gia đình và xã hội vì trong mô hình VAC hiệu quả
việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu độc hại không thể xảy
ra.
Mục đích phát triển mô hình VAC là tận dụng tối đa diện tích
đất đai, địa hình, nguồn nước, nguồn lao động nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế cho nông hộ. Vì vậy, không có một khuân mẫu chuẩn về
7
cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong mô hình VAC. Muốn có một mô hình
VAC hiệu quả cần có cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự
nhiên (diện tích, đặc điểm đất đai, địa hình, nguồn nước, khí hậu,…) và
điều kiện xã hội (lao động, thị trường tiêu thụ, vận chuyển,…). Cơ cấu
cây trồng, vật nuôi của từng hợp phần trong mô hình cũng phụ thuộc
lẫn nhau: Ví dụ, nuôi gà, nuôi cá trong điều kiện diện tích vườn hẹp thì
cần phải lựa chọn các loài cây ít rụng lá, có tán che tạo điều kiện thuận
lợi cho gà, cá phát triển.
VAC là mô hình của nền nông nghiệp đa dạng, gồm các sản •
phẩm của trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Đây là mô
hình của nền nông nghiệp sạch, bền vững vì tất cả các phế thải đều

được sử dụng, đất đai, mặt nước không bị nghèo kiệt đi mà ngày
thêm màu mỡ.
V (vườn): Trồng cây trên đất đai màu mỡ nhờ bón phân của vật •
nuôi thải ra từ chăn nuôi, đồng thời nước của Ao tưới cho Vườn giữ
ẩm cho đất và hàng năm bùn của Ao được vét lên làm sạch cho ao
vừa đắp lên cây làm cây tươi tốt
A (ao): Không chỉ nuôi cá mà còn thả bèo, thả rau để làm thức •
ăn hỗ trợ cho chăn nuôi. Chất thải của ao như cá tạp, đầu cá, ruột
cá dùng để nuôi gia súc, vệ sinh cho chuồng trại.
C (chuồng): Cung cấp phân, nước thải (trâu, bò, lợn), nước rửa •
chuồng, thức ăn thừa (lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng) được làm thức ăn
cho cá dưới ao,
Mối quan hệ hai chiều này giúp cho A và C cùng phát huy hiệu •
quả, làm tăng năng suất A nuôi cá chăn nuôi và làm sạch môi sinh
Chuồng phát tiển dựa vào sản phẩm của vườn (V) là rau xanh, •
cỏ,lá và chất bột ngô, khoai, sắn
III.3. Tiêu chuẩn lựa chọn mô hình và sơ đồ quy hoạch mô hình
điểm
Trong chương trình hoạt động, chuyên gia tư vấn VAC và UBND
xã Giao An đã thống nhất đưa ra các tiêu chí để lựa chọn những hộ
tham gia chương trình làm mô hình điểm:
8
Gần đường giao thông (thuận lợi cho việc nhân rộng mô hình)•
Có diện tích (chưa có nhiều công trình xây dựng, cây trồng,…)•
Có tâm huyết (chủ hộ có tâm huyết và cam kết thực hiện,…)•
Có tính đại diện cho các nhóm hộ khác nhau (nhóm làng trong •
đê+ngoài đê và nhóm kinh tế mới)
Dựa trên các tiêu chí đã nêu trên, 02 hộ gia đình đã được lựa
chọn để làm mô hình điểm. Hình 2 là sơ đồ mô hình đại diện cho nhóm
hộ trong đê và ngoài đê và hình 3 là sơ đồ mô hình đại diện cho nhóm

hộ vùng chuyển đổi.
Hình 2. Sơ đồ quy hoạch mô hình VAC của gia đình ông Trần Quang Kỳ (trong
đê)
9
Nguyên tắc quy hoạch là tận dụng không gian, ánh sáng đáp
ứng nhu cầu của cây, tạo cảnh quan vườn hộ. Những cây trồng đều
có vai trò đa tác dụng. Cây thanh long ruột đỏ trồng ở nơi có thoáng,
không bị che khuất, nhãn muộn trồng nơi đất thịt nhẹ, có độ ẩm,….
Hình 3. Sơ đồ quy hoạch mô hình VAC của gia đình ông Nguyễn Văn Quỳnh
(mô hình điểm cho nhóm hộ vùng kinh tế mới)
10
Nguyên tắc quy hoạch, bố trí cây thanh long tại nơi có ánh sáng, trồng
theo hình răng lược để cây tiếp nhận tối đa nguồn sáng và trồng trên
đất pha cát. Đối với cây nhãn+bưởi+xoài trồng tại nơi có đất thịt nhẹ
(đất lấy từ ao).
Như vậy, sau khi được tập huấn kỹ năng quy hoạch, cải tạo VAC
tại hộ gia đình, nhìn chung các hộ đã có thể lên một kế hoạch cụ thể
cho diện tích đất của hộ gia đình mình tránh hiện tượng hoang hóa,
lãng phí. Phát huy được hiệu quả và vai trò của VAC. Nhìn vào hai sơ đồ
trước và sau khi quy hoạch VAC của hai hộ gia đình được chọn làm mô
hình điểm ta có thể thẩy rõ điều đó.
Hình 4. Hiện trang VAC tại hộ gia đình ông Trần Quang Kỳ
11
Hình 5. Hiện trạng mô hình VAC tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Quỳnh
III.4. Cơ cấu cây trồng trong vườn được lựa chọn trên cơ sở
Phù hợp với điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu)•
Phù hợp với điều kiện xã hội (khả năng đầu tư, trình độ kỹ thuật, •
thị trường tiêu thụ,…)
Đáp ứng được yêu cầu đa mục đích (lấy quả, tán che, mật hoa, •
cảnh quan,…)

Phù hợp với yêu cầu của người dân •
12
Về vườn hộ (trồng cây ăn quả+cây ngắn ngày)
Dựa trên các tiêu chí nêu trên, nhãn chín sớm, nhãn chín muộn,
thanh long ruột đỏ được lựa chọn như 3 loại cây ăn quả chính trồng
trong các mô hình. Bên cạnh đó, bưởi diễn, táo, ổi cũng được các hộ
tham gia mô hình lựa chọn. Việc lựa chọn các giống cây nói trên có
xét đến yếu tố cung cấp phấn hoa cho đàn ong do các hội viên nhóm
nuôi ong tại địa phương. Việc kéo dài thời vụ phấn hoa sẽ góp phần
tăng sản lượng mật ong, vì vậy tăng hiệu quả kinh tế cho hoạt động
nuôi ong. Bên cạnh đó việc trồng các giống cây chín sớm và chín muộn
cũng đảm bảo thị trường tiêu thụ sản phẩm quả. Ngoại trừ, thanh long
ruột đỏ, các giống cây khác được lựa chọn trong mô hình đều đảm bảo
tiêu chí có tán che thuận lợi cho việc phát triển nuôi gà thả vườn khi
cây đã khép tán, hoặc trồng các loài cây ưa bóng như gừng, địa liền
góp phần đa dạng nguồn thu cho hộ gia đình. Khi cây ăn quá dài ngày
chưa khép tán, việc trồng các cây ngắn ngày khác là cần thiết, tùy vào
mùa vụ người dân có thể trồng rau, màu các loại như xu hào, củ đậu,
đậu đũa, hành tỏi. Đặc biệt nhóm hộ vùng kinh tế mới có thể trồng
hành, tỏi xen giữa các khoảng trồng cải, đậu đũa góp phần hạn chế
sâu bệnh >> ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật >> giảm chi phí đầu vào
>> tăng hiệu quả sản xuất. Vì vậy, việc xen canh là cần thiết trong các
mô hình VAC.
Về chăn nuôi (chuồng): Chăn nuôi là hoạt động quan trọng
trong mô hình VAC. Chăn nuôi trực tiếp cung cấp nguồn thu nhập cho
người dân, cung cấp nguồn phân bón cho vườn cây, ao cá. Chăn nuôi
trong mô hình VAC ở Giao An có cơ cấu tương đối đặc trưng, ngoài
nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan), gia súc (lợn và bò ở một số ít gia đình), việc
nuôi ong, giun quế được xem là nét mới cần được đánh giá hiệu quả
kinh tế để nhân rộng. Ngoài mối quan hệ qua lại giữa ba thành phần

Vườn-Ao-Chuồng, mỗi tương tác giữa cây trồng, vật nuôi trong từng
thành phần riêng biệt cũng cần phải xem xét: Ví dụ, nuôi gà và giun
quế, việc tính toán năng suất nuôi giun quế với kế hoạch phát triển
đàn gà cũng như việc nguồn phân cung cấp cho giun quế phát triển.
Hiện nay một số gia đình đã nuôi ba ba, ếch tuy nhiên quy mô chưa
13
lớn, trong thời gian tới cần đánh giá hiệu quả kinh tế và khả năng nhân
rộng các đối tượng nuôi này để đa dạng hóa
Về nuôi trồng thủy sản (Ao): Hiện nay do hầu hết các hộ gia
đình đều đã có ao, việc đào ao mới đối với nhóm hộ trong và ngoài đê
không nên khuyến khích vì diện tích vườn còn lại của nhóm hộ này
không lớn. Việc cải tạo ao là cần thiết vì hầu hết các ao không được
hút cạn và xử lý hàng năm nên cá phát triển chậm. Đối với các ao của
nhóm hộ trong và ngoài đê nên lựa chọn các loài cá truyền thống như
chép, trắm cỏ, mè và rô phi vì diện tích ao không lớn, không chủ động
nguồn nước cung và thả một cách thường xuyên. Đối với ao của nhóm
hộ vùng kinh tế mới nơi có diện tích ao lớn, nguồn nước cung dồi dào
có thể nuôi trắm đen, chép, trôi. Bên cạnh đó có thể nuôi cá điêu hồng,
cá mú nước lợ. Tuy nhiên để nuôi các giống cá này các ao cần được cải
tạo và nuôi với quy mô vừa phải trong giai đoạn thử nghiệm.
* Ý nghĩa của mô hình trong cộng đồng dân cư
Mô hình điểm có vai trò quan trọng đối với cộng đồng, là nơi để
cộng đồng địa phương tham quan, trao đổi kinh nghiệm. Tuy nhiên,
không phải tất cả các mô hình đều thành công vì vậy đối với các hộ
tham gia xây dựng mô hình tại địa phương cần có chính sách hỗ trợ
ban đầu như tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ một phần cây con giống. Khi mô
hình thành công đây sẽ là điểm tham quan, trao đổi kinh nghiệm để
mở rộng mô hình cho các hộ gia đình khác.
Vai trò và quy chế khuyến khích cũng như giám sát cộng đồng •
tham gia

Hệ thống giám sát đánh giá kết quả VAC (form biểu mẫu cập •
nhật thông tin kết quả…)
IV. KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG VAC
IV.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại cây ăn quả
Phần này mô tả các kỹ thuật VAC cơ bản và trọng yếu để chăm sóc các
hợp phần của VAC.
14
IV.1.1. Đặc điểm cây bưởi diễn và hình thức chọn giống
Bưởi thuộc nhóm cây có múi (cam, quýt, bưởi) nên hình thức
chọn giống chủ yếu hiện nay bằng phương pháp nhân giống vô tính
(chiết cành, ghép mắt, ghép cành). Để thực hiện phương pháp này,
cành chiết, mắt ghép được chọn từ cây mẹ đã có 3 vụ quả ổn định,
năng suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không bị các bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm như bệnh gân xanh lá vàng (greening), Tristera
Cành chiết: Tốt nhất có độ tuổi từ 16 - 18 tháng tuổi, đường •
kính cành 1,5 - 2,0 cm, cành ở giữa cây và phía ngoài tán, cành
không bị sâu bệnh. Không lấy những cành dưới gốc, cành vượt và
trên ngọn để làm giống.
Cây ghép: Mắt ghép phải lấy đúng giống cần chọn, chồi ghép •
sinh trưởng khoẻ, chiều cao chồi (tính từ điểm ghép trở lên) 30 -
40cm.
IV.1.2. Đặc điểm cây xoài và các giống điển hình
Xoài có tên khoa học là Mangifera Indica L, thuộc họ Anacardia-
cae. Xoài có rất nhiều giống, nhưng có 2 nhóm giống cơ bản là nhóm
Ấn Độ (hạt đơn phôi) và nhóm Đông Nam Á (hạt đa phôi). Nhóm đơn
phôi thường cho trái quanh năm. Do được du nhập từ nhiều nước,
thêm vào đó, trước đây dân ta chỉ nhân giống bằng hạt, không có sự
tuyển chọn nên giống xoài bị phân ly tương đối nhiều. Vì thế, “tập đoàn”
giống xoài của nước ta tuy khá phong phú (khoảng trên 100 giống). Ở
miền Bắc Việt Nam có một số giống xoài như Xoài Yên Châu (Sơn La),

giống xoài nhập nội (Trung Quốc, Thái Lan, Úc). Hiện nay giống xoài
nhập nội (Trung Quốc) vì giống xoài này sinh trưởng và phát triển tốt,
diện tích thích nghi và nguồn giống dồi dào. Đối với giống xoài Úc, cho
quả to, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nhưng đòi hỏi kỹ thuật thâm canh
cao (phòng trừ sâu bệnh, cắt tỉa cành, bao quả).
IV.1.3. Đặc điểm cây thanh long và một số giống chính
Giống thanh long ruột đỏ có nguồn gốc từ Đài Loan được Chi
nhánh Tổng Cty Rau quả Việt Nam tại Lạng Sơn trồng khảo nghiệm,
15
bước đầu được đánh giá cho kết quả khá. Quả thanh long rất sai, ruột
đỏ tím, ăn ngọt (độ đường 16 – 18%), hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu
vitamin và chất khoáng Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn đã cho phép Viện Rau quả trồng thí điểm để nhân giống ra diện
rộng.
Quả thanh long Đài Loan có 3 loại: Thanh long vỏ đỏ ruột đỏ,
thanh long vỏ đỏ ruột trắng, thanh long vỏ vàng ruột trắng, đều có tên
quốc tế Hylocereas; tên khoa học H. Undatus Britton & Rose, S. Mege-
lanthus moran. Giống cây Thanh long Đài Loan có 4 loại:
Ruột trắng vỏ đỏ: Là giống cây của Việt Nam được đem về Đài •
Loan năm 1988.
Ruột trắng vỏ đỏ: Dòng từ Mêhicô, được đem vào Đài Loan •
năm 1995.
Ruột trắng vỏ vàng: Được đưa vào từ Mêhicô,•
Ruột đỏ vỏ đỏ•
Quả Thanh Long ruột đỏ thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng,
dưới ánh sáng cao, độ đường tăng, nhiệt độ thích hợp từ 15 – 35 oC,
nếu dưới nhiệt độ đó cây sẽ phát triển chậm hoặc không sinh trưởng
được (Lưu ý đối với khu vực miền Bắc nơi mùa đông nhiệt độ thường
xuống dưới 15 oC cần có biện pháp phòng rét thích hợp). Do đó khi
trồng cây tận dụng hướng nam và đông nam, trồng ở địa hình đất đai

bằng phẳng và ánh sáng nhiều. Là cây có tính chống hạn thích hợp với
các loại đất ở trên núi đá hay bờ rào ở nông thôn và vùng ven biển, đất
có tỷ lệ hạt dính 20%, hạt cát 40%, hạt đất 40% sẽ giúp cho cây thanh
long hấp thụ dinh dưỡng, hàng tháng lượng mưa từ 50 - 100mm thì
cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt.
IV.1.4. Đặc điểm cây nhãn và một số giống chính
Trong tập đoàn cây ăn quả ở nước ta thì cây Nhãn (Dimocarpus
longan Lour) là một trong những loại cây quan trọng có giá trị kinh
tế cao trên thị trường trong nước và trên thế giới. Nhãn là cây ít kén
đất, phổ thích nghi rộng nên có thể trồng được ở nhiều vùng sinh thái
khác nhau. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, hàng hoá được trao
16
đổi mạnh mẽ giữa các vùng miền trong cả nước và cả với nước ngoài,
các sản phẩm từ nhãn đã trở thành những mặt hàng có giá trị trên thị
trường, nhất là với thị trường Trung Quốc. Trồng nhãn mang lại giá
trị kinh tế lớn hơn nhiều so với nhiều loại cây trồng khác. Ở nhiều địa
phương, trồng nhãn đã cho thu nhập cao gấp 4 - 6 lần trồng lúa, thậm
chí có những giống nhãn mới cho thu nhập cao gấp 6 - 7 lần nên diện
tích trồng nhãn trong những năm gần đây không ngừng được mở
rộng. Do đó đã hình thành nhiều vùng nhãn lớn như Hưng Yên, Sông
Mã - Sơn La, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hoà Bình, Phú Thọ, Sóc Trăng,
Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long.v.v. Những năm gần đây, cây nhãn
được bà con nông dân ở nhiều vùng biết đến như là một cây xoá đói
giảm nghèo và có đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế cho
nhiều địa phương ở miền Bắc. Diện tích trồng nhãn ở nước ta trong
những năm gần đây đã được tăng lên nhanh chóng.
Một trong những giống nhãn cho năng suất và hiệu quả kinh tế
cao là giống nhãn chín muộn PH-M99-1.1. Ưu điểm nổi bật của giống
nhãn này là thời gian chín của quả muộn (vào cuối tháng 8 đầu tháng
9 dương lịch hàng năm) nên giá bán cao, phẩm chất của quả tốt, trọng

lượng quả lớn, năng suất ổn định và ít bị hiện tượng ra quả cách năm.
Đây là giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công
nhận và đang khuyến khích nhân rộng.
* Đặc điểm chính của một số loại nhãn:
+ Nhóm nhãn cùi: Trọng lượng quả 10-12g/quả, vỏquả màu
nâu, cùi dày, tỷ lệ cùi đạt 50-55%, cùi khô ăn giòn và ngọt.
+ Nhóm nhãn đường: Quả to trung bình, vỏquảmàu nâu sáng,
tỷ lệ cùi 55-60%, ráo nước, ăn ngọt đậm và mùi thơm đặc trưng. Thích
hợp với ăn tươi và chế biến.
+ Nhóm nhãn lồng: Trọng lượng quả10-15g/quả, tỷlệcùi quảđạt
60-65%, cùi ráo ăn ngọt và thơm.
Hiện nay Viện Nghiên cứu Rau quảđang trồng và nhân giống
nhãn đạt giải qua Hội thi nhãn Quốc gia tại Hưng Yên năm 1999: Nhãn
chín sớm, nhãn chín chính vụvà nhóm nhãn chín muộn.
17
Nhóm nhãn chín muộn được nhiều nhà vườn lựa chọn vì quảto,
cùi dày, không quá ngọt, ra qua không cách năm và giá bán cao. Thời
vụthu hoạch chính từ25/8-10/9 hàng năm
Trong mô hình VAC tại Giao An khuyến nghị bà con trồng giống
Nhãn muộn Hưng Yên (cây ghép)
* Thời vụ trồng và khoảng cách trồng:
+ Thời vụ trồng tuỳ từng vùng, tuy nhiên nhìn chung có 2 vụ
trồng chính: Tháng 3-4 và tháng 8-9 hàng năm
+ Nhãn được trồng phổ biến với khoảng cách 8m x 8m (156cây/
ha); 8m x 7m (178cây/ha) và 7m x 7m (204cây/ha); 7m x 6m (240cây/
ha); 6m x 6m ( 280cây/ha) và 5m x 5m (400cây/ha).
+ Trường hợp vườn hộ có diện tích vườn hộ nhỏ (Giao An), có
thể trồng mật độ 3m x 3m (560 cây/ha), sau đó khi đã thu hoạch một
số năm, cây khép tán có thể tỉa bớt cây (6m x 6m)
* Cách chuẩn bị hố trồng:

+ Kích thước hố: 0,7m x 0,7m x 0,7m hoặc 0,6m x 0,6m x 0,6m
+ Lượng phận bón lót cho một hốtrồng: 40-50kg phân hữu cơ+
0,1-0,15kg đạm Urê + 1,0 -1,5kg lân Supe, nếu vùng đất chua cần bón
thêm 0,5kg vôi bột. Trộn đều lượng phân trên với đất màu lấp đầy hố
trồng. Chuẩn bị hố trước khi trồng ít nhất 1 tháng
+ Cách trồng: Đào một hố nhỏ ở chính giữa hố trồng, xé bỏ bầu
nilon đặt bầu cây vào hố nhỏ, lấp đất vừa bằng cổ rễ (bầu cây) sau đó
tưới ẩm cho cây mới trồng
* Bón phân cho cây ăn quả:
+ Khi cây còn non:Lượng phân bón cho cây trong năm như sau:
30kg phân hữu cơ+ 0,1-1,5kg đạm Urê + 0,7-1,0kg lân super + 0,1kg
kali clorua. Tuỳ theo tuổi của cây mà tăng lượng phân bón. Thời gian
bón vào tháng 2-3, tháng 6-7 và tháng 9-10 hàng năm
+ Thời kỳ cho quả:Tuỳ theo tuổi của cây mà bón cho một cây
trong một năm với lượng phân khác nhau, thông thường: 50-60kg
phân hữu cơ+ 1-1,5kg Urê + 5-7 kg lân supe + 0,8 –1kg kali clorua.
18
Bón tháng 1-2: Bón đón hoa sử dụng nước phân chuồng ngâm
hoặc hoà phân để tưới với lượng 10% tổng lượng bón cho cảnăm
Bón tháng 3-4: Bón dưỡng hoa, bón nông trên mặt theo hình
chiếu tán cây với lượng phân bằng 20% tổng lượng bón cả năm
Bón tháng 5-7: Bón nuôi quả với 30% tổng lượng phân bón cả
năm. Có thể chia ra làm 3-4 lần để bón kết hợp giữ ẩm cho cây
Bón cơ bản sau thu hoạch: Bón toàn bộ lượng phân chuồng
+ 40% phân còn lại, bón theo rãnh hình chiếu của cây kết hợp cắt tỉa
cành, vệ sinh cây, quét vôi gốc nhằm hạn chế sâu bệnh hại cây. Nếu đất
chua bón thêm 0,5-0,7kg vôi bột/cây mỗi năm bón một lần hoặc bón
cách năm
* Chăm sóc cắt tỉa cành:
Cần tạo hình, sửa cành, tạo tán cho cây ngay từ năm đầu. Cắt tỉa

cành mọc không đúng chỗ, cành la, cành tăm
Thường để 3-4 cành chính, mỗi cành chính để lại 2-3 cành khu
tạo tán cho cây, quét vôi gốc để hạn chế sâu bệnh hại
Trong thời gian nuôi quả, cây cần nhiều nước vì vậy đảm bảo
cho cây trong giai đoạn nay luôn đủ nước, đất đủ ẩm
Khơi thoát nước trong vườn tránh đọng nước và vệ sinh vườn
cây thường xuyên.
19
Hình 6a. Cách chăm sóc và tỉa cành
Hình 6b. Cách chăm sóc và tỉa cành
20
Nên tỉa bỏ: Các cành bị bệnh hoặc bị sâu hại nặng, các cành
hoặc chồi mọc không đúng hướng hoặc đúng vị trí (cành hoặc chồi
vượt, mọc chen ngang hoặc hướng vào bên trong tán cây ).
IV.2. Cách thức nuôi một số loại các chính
Quá trình nuôi cá trong VAC gồm 5 công đoạn:
Chọn hình thức nuôi
Việc chọn hình thức nuôi đơn hay nuôi ghép tùy thuộc vào quy
cỡ ao, nguồn cá giống và khả năng đầu tư của gia đình
Ao nuôi có diện tích nuôi dưới 300m², nước sâu 0.8-1,2m thì
nên nuôi đơn. Nếu thả cá Rôphi thì mật độ là 2-3 con/m2, nuôi cá trê
lai thì 8-10 con/m2
Ao có diện tích 300-2000m²,
nước sâu 1.2-2.5m nên chọn cách nuôi ghép, nuôi từ hai đến
nhiều lọai trong cùng một ao tùy thuộc vào có nhiều hay ít sản phẩm
phụ nông nghiệp
Chọn hình thức nuôi
Chuẩn bị ao nuôi
Mùa vụ thả cá
Chăm sóc

Thu hoạch
21
Nuôi cá Rô phi là chính mật độ là 2 con/m2, gồm 50% Rô phi,
20% Rô hu và Mrigan, mè trắng 15%, mè hoa 5%, chép 5%, trắm cỏ
5%
Nuôi cá trắm cỏ là chính, mật độ thả là 1 con/m2, gồm trắm cỏ
50%, mè trắng 20%, rôhu và mrigan 18%, rô phi 7%, chép 5%
Phải giải quyết tốt thức ăn cho cá trong ao nuôi trong suốt thời
gia nuôi, có biện pháp bổ sung thức ăn thêm cho cá nuôi thật hợp lý

Chuẩn bị ao nuôi
Làm cạn ao vét bùn hàng năm chậm nhất là 3 năm một lần, san
phẳng đáy để cải tạo ao và bón bùn ao cho cây trên vườn
Sữa chữa lại đăng cống, lấp hết hang hốc, đắp lại bờ cho chắc
Phát hoang cành cây bụi rậm trên bờ ao (nếu có)
Tẩy ao bằng vôi bột từ 8-10kg/100m2, nếu ao bị chua hay vụ
trước cá nuôi bị bệnh thì lượng ao tẩy ao cần từ 20-30kg/100m2, rải ao
đều khắp mặt đáy ao và phơi từ 2-3 ngày
Sau khi tẩy vôi từ 2-3 ngày thì bón lót phân chuồng 25-30kg+25-
30kg lá xanh/100m2. Bừa đáy ao 2-3 lượt trước khi lấy nước vào ao.
Lấy nước vào ao ngập 0.4-0.5m (lọc nước qua đăng chắn), ngâm
ao trong 3-5 ngày, vớt hết nước bẩn, lấy nước tiếp sâu khỏang 1-1.2m
trước khi thả cá
Dùng cá thử nước: cắm giai hay rổ thưa xuống ao, thả vào đó
10-15 con cá giống, quan sát cá sau 30 phút nếu thấy cá họat động
bình thường thì thả hết cá giống xuống ao, nếu thấy cá họat động yếu
hoặc có phản ứng mạnh với nước ao thì phải tạm ngừng thả cá để giải
quyết nguồn nước

Giống cá và mùa vụ thả cá:

Giống cá
Cá nuôi trong ao phải là các loài cá biết tận dụng chất thải của
vườn của chăn nuôi
Cá giống phải khỏe mạnh bơi lội họat bát, vây không rách, vẩy
không tróc, không bị dị hình không bị bệnh
22
Cá giống phải khỏe mạnh bơi lội họat bát, vây không rách, vẩy
không tróc, không bị dị hình không bị bệnh
Cỡ cá thả:
M ùa v ụ:
Thời gian thả cá thích hợp nhất là vào đầu vụ xuân (từ tháng 3
dương lịch). Nên thả đủ các lọai cá giống trong vòng 5-7 ngày, không
nên kéo dài thời gian thả cá trong cùng một ao. Cần cận trọng đối với
cá Rô phi khi nhiệt độ nước thấp
Cắm giai cạnh bờ ao, hoặc dùng xô, thùng chậu để mút 5-10 lít
nước ao thả 10-12 con cá giống, quan sát 10-20 phút nếu thấy cá họat
động bình thường thì có thể thả giống

Quản lý ao nuôi:
Đối với ao nuôi đơn thức ăn bổ sung trong ngày là bằng 4-6%
khối lượng cá trong ao
Đối với ao nuôi ghép tùy theo cơ cấu thành phần đàn cá nuôi
trong ao và năng suất cần đạt thức ăn bổ sung trong ngày bằng 2-3%
khối lượng cá trong ao
Bón phân cho ao nuôi cá:
Đối với ao trong hệ VAC có chăn nuôi kết hợp thì không phải
bón phân
Đối với những ao nuôi cá xa nơi chăn nuôi thì sau khi thả cá
giống xong mỗi tuần bón thêm phân chuồng từ 10-15kg/100m2
Lọai cá Cỡ thả (cm) Khối lượng (g/con) Số cá/kg (con/kg)

Cá chép 4-6 8-10 70-120
Rô phi 6-8 16-18 55-60
Trắm cỏ 12-15 27-30 30-37
M è hoa 10-12 17-24 40-58
M è tr ắng 10-12 16-20 50-62
R ô hu 10-12 18-26 38-55
Tr ê lai 6-8 12-16 60-80
23
Bổ sung nước mới vào ao: để ổn định mức nước ao nuôi cá và
nếu có điều kiện thì sau 2-3 ngày lại thêm nước mới vào ao khỏang 0.2-
0.3m

Quản lý ao nuôi cá:
Thường xuyên thăm ao để ổn định tình trạng họat động của cá
như: cá no, cá đói, cá bệnh,
Kiểm tra cá mỗi tháng một lần để nắm tình hình sinh trưởng và
bệnh tật của cá
Giữ mức nước ao từ 1.5-2.5m để chống nóng và chống rét
Kiểm tra ao đột xuất khi có mưa to, gió lớn bão động
Chống các lọai dịch hại bắt cá như: rái cá, rắn nước, chim,
Phòng chống các hình thức bắt trộm cá
Phòng bệnh cho cá: cá là một trong những lòai thủy sản sống
trong nước do đó phương châm “phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi
cần thiết” có ỳ nghĩa hết sức quan trọng
Phòng bệnh: Thực hiện tẩy ao bằng vôi, kiểm tra nguồn nước
vào ao, tắm nước muối (nồng độ 3%) cho cá giống trước khi thả cá,
thức ăn nuôi cá đảm bảo đủ chất lượng, số
lượng và không ôi, không mốc, thăm ao thường xuyên và dọn
sạch rác bẩn và thức ăn thừa, phòng trừ dịch hại


Trị bệnh:
Bệnh do vi khuẩn hay vi rut gây ra ở các lòai cá, cá thường bỏ
ăn, bơi lờ đờ trên mật nước cho cá ăn thuốc KN04-12 trộn với thức ăn
theo hướng dẩn từ 5-10 ngày, nếu do virut thi báo ngay cho cơ quan
chuyên môn giải quyết
Bệnh nấm thủy mi: tất cả các lòai thủy sản đều có thể bị bệnh,
dùng xanh metylene tắm cho cá bị bệnh
Bệnh trùng bánh xe: trên thân có nhiều nhớt trắng đục, da
chuyển màu xám, nổi từng đàn trên mặt nước, tắm cá bằng sunphát
đồng theo hướng dẫn
Bệnh trùng mỏ neo: trùng hút chất dinh dưỡng làm lóet da, vây

×