BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH
SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các năm trở lại đây nhu cầu sử dụng rau sạch, rau ân toàn có
chất lượng cao ngày càng được người tiêu dùng đặt mối quan tâm hàng đầu.
Các sản phẩm rau sạch ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình trong tâm
trí người tiêu dùng và trên thị trường.
Trước tình hình đó trạm khuyến nông huyện Đại Từ đã đưa một số mô
hình sản xuất rau an toàn theo quy trình GAP vào một số xóm của xã Hùng
Sơn như xóm Cầu Thành, xóm Táo, Liên Giới, An Long, Hàm Rồng, Vân
Long và bước đầu đã cho những kết quả tương đối khả quan. Các sản phẩm
của mô hình như: rau cải, rau thơm, Su su, Su hào, và một số loại rau thơm
bước người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh huyện Đại Từ và một số địa phương
khác chấp nhận.
_____________________________________________________________
Báo cáo đánh giá Nhóm 5 – KN40A Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
1
Rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày
của người Việt Nam, là cây trồng gắn bó hết sức lâu đời với nhân dân ta. Sản
phẩm từ rau xanh được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, có thể chế biến
thành rau sống hặc nấu chín, các sản phẩm phụ của rau như lá già, lá su hào,
lá cà rốt… còn phục vụ cho ngành chăn nuôi như nuôi cá, nuôi lợn, trâu bò,
và ủ bón phân cây trồng…
Những năm gần đây người dân ở trên địa bàn xã đã chuyển đổi cơ cấu
cây trồng hợp lý góp phần xoá đói giảm nghèo từ trồng rau. Cây rau là cây
phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu và đất đai ở xã Hùng Sơn. Để biết rõ
hơn về hiệu quả của cây sắn đem lai cho người dân, nhóm chúng tôi đã chọn
đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU AN
TOÀN” làm đề tài nghiên cứu của mình.
*Mục đích nghiên cứu
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó để có cái nhìn tổng
quát hơn về hiệu quả trồng rau an toàn thông qua địa bàn nghiên cứu là xã
Hùng Sơn.
+ Hiểu đúng và rõ về hiệu quả trồng rau an toàn của địa phương,
thông qua việc nghiên cứu, thấy được những mặt tích cực cũng như hạn chế
còn tồn tại. Để từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển
sản xuất rau an toàn tại địa bàn nghiên cứu.
*Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp so sánh: Xác định xu hướng mức độ biến động của các chỉ
tiêu phân tích.
+ Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.
+ Phương pháp thống kê toán học.
_____________________________________________________________
Báo cáo đánh giá Nhóm 5 – KN40A Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
2
Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra chọn mẩu ngẩu nhiên với
kích thước mẫu là 40 hộ tham gia mô hình trồng rau an toàn trên địa bàn
xóm Cầu Thành.
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng: Hộ nông dân tham gia mô hình trồng tau an toàn
+ Phạm vi:- Về không gian: Xóm Cầu thành xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên.
- Về thời gian: Từ 04/04/2011-25/04/2011 với các số liệu thứ cấp
và các số liệu sơ cấp.
Phần I:. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
1.1. Vai trò và giá trị kinh tế của Rau xanh
Rau xanh được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Sản phẩm
từ các loại rau (củ, thân, lá) được dùng để chế biến ra nhiều loại sản phẩm
phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày của con người cũng như chăn nuôi. Giá trị
của rau xanh ngày càng được nâng cao nhờ những tác dụng của nó tới sức
khỏe của con người và gia súc. Trong rau xanh chứa rất nhiều loại Vitamin
có lợi cho sức khỏe con người
Rau xanh là thực phẩm phụ quan trọng nhất không thể thiếu trong các
bữa ăn hằng ngày.
Ở nước ta những năm gần đây, Trồng rau thực sự đã trở thành cây
hàng hoá góp phần rất lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.
1.2. Điều kiện, yêu cầu đề phát triển sản xuất rau an toàn
Để phát triển rau an toàn có hiệu quả cao cần chú ý đến các yêu cầu
về kỹ thuật trồng. Các yêu cầu đó là.
_____________________________________________________________
Báo cáo đánh giá Nhóm 5 – KN40A Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
3
1.2.1. Chuẩn bị
1.2.1.1 Chuẩn bị giống:
- Chọn giống tốt, sạch mầm sâu bệnh.
- Phải biết rõ lí lịch nơi sản xuất giống, giống nhập phải qua kiểm dịch thực
vật.
- Khuyến khích sử dụng các giống mới, giống lai F1 có chất lượng và chất
lượng cao.
- Hạt giống đem trồng phải sử lý hóa chất hoặc nhiệt để tiêu diệt hết các
mầm bệnh
1.2.1.2 Thời vụ trồng:
- Rau được trồng quanh năm như các loại rau thơm, hoặc theo thời vụ khác
nhau như: Susu, Cà rôt,Bắp cải,… trồng vào vụ đông, Dưa chuột, mùng tơi,
rau đay,… được trồng vào vụ xuân.
- Rau xanh là cây trồng ngắn ngày, do vậy người dân quay vòng rất nhanh
- Cần phải chú ý trồng đúng loại cây theo đúng thời vụ để có năng xuất và
chất lượng tốt nhất
1.2.2. BIỆN PHÁP CANH TÁC
1.2.2.1. Làm đất:
- Đât trồng rau phải là đất cao, thoát nước thích hợp với sinh trưởng và phát
triển của rau, tốt nhất là đất cát pha hoặc thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình có
tầng canh tác dày 20-30 cm.
- Vùng trồng rau phải cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh
viện ít nhất 2km, với chất thải của thành phố ít nhất 200m.
- Đất có thể chứa một lượng nhỏ kim loại nặng nhưng không được tồn dư
hóa chất độc hại.
_____________________________________________________________
Báo cáo đánh giá Nhóm 5 – KN40A Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
4
1.22.2. Phương pháp và mật độ trồng.
- Trồng theo đúng khoảng cách và mật đọ ghi trên vỏ các gói hạt giống, tùy
từng loại cây mà trồng theo các khoảng cách thích hợp để cây phát triển tốt
nhất
- Có thể trồng xen nhiều loại cây với nhau để tận dụng tối đa đất như: trồng
xen Susu và mướp với các loại rau thơm, rau ăn lá
1.2.3. Chăm sóc
1.2.3.1. Nước tưới:
- Vì trong rau xanh chứa trên 90% nước tưới ảnh hưởng trực tiếp tới chất
lượng sản phẩm, cần sử dụng nước sạch để tưới. Nếu có điều kiện nên sử
dụng nước giếng, nếu không thì cần dùng nước sông, ao hồ không ô nhiễm.
Nước sạch còn để pha các loại phân bón lá, thuốc bảo vệ thực vật
- Nước tưới cho vùng rau không bị ô nhiễm các loại hóa chất và vi sinh vật
độc hại, không dùng nước thải của sản xuất công nghiệp, nước thải sinh hoạt
nước ao tù đọng chưa qua sử lý
- Các chỉ tiêu phân tích lý hóa tính chất, nguồn nước xạch trong vùng phải
đạt tiêu chuẩn rau an toàn theo quyết định số 67/1998/QĐ-BNN-KHKT của
Bộ Nông Nghiệp và PTNT về “Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn”
1.2.3.2. Thuốc bảo vệ thực vật:
- Sử dụng khi thực sự cần thiết và luân phiên các thuôc bảo vệ thực vật khác
nhau. Đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng theo hước dẫn ghi
trên các nhãn của các loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau. Tuyệt đối không
sử dụng các loại thuốc nằm trong danh mục cấm BVTV cấm và hạn chế sử
dụng.
- Khuyến khích sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có
độ độc thấp (nhóm III IV). Phải áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng
hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường
_____________________________________________________________
Báo cáo đánh giá Nhóm 5 – KN40A Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
5
- Biện phấp canh tác: Thực hiện theo quy trình sản xuất rau an toàn do sở
nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành, chú ý luân canh, xen canh các
loại rau khac nhau để giảm mức độ lây lan sâu bệnh.
1.2.3.3 Phân bón:
- Không sử dụng rac rưởi các lại phân ủ chưa hoai, không sử dụng các loại
phân chuồng tươi để loại trừ vi sinh vật gây bệnh,
- Tùy từng loại rau mà định số lượng và chủng loại cân đối, hợp lý và có thời
gian cách ly an toàn trước khi sử dụng
- lượng phân bón trong một năm khoảng: 20 tấn phân hữu cơ, 500Kg Supe
lân nung chảy, 250-300Kg phân Kali cho 1ha
- Với những loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 60 ngày) bón thúc
2 lần. Kết thúc trước khi thu hoạch 7-10 ngày. Với các loại rau có thời gian
sinh trưởng dài kết thúc bón phân trước khi thu hoạch 10-12 ngày
- Có thể sử dụng phân bón lá và chất kích thíc sinh trưởng ngay khi mới bén
rễ, có thể phun 3-4 lần tùy từng loại rau, nồng độ theo hướng dẫn ghi trên
bao bì chế phẩm, kết thúc phun ít nhất trước thu hoạch 5-10 ngày. Nếu sử
dụng phân bón lá thì phải giảm phân hóa học 30-40%
1.2.3.4. Thuốc bảo vệ thực vật:
- Sử dụng khi thực sự cần thiết và luân phiên các thuôc bảo vệ thực vật khác
nhau. Đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng theo hước dẫn ghi
trên các nhãn của các loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau. Tuyệt đối không
sử dụng các loại thuốc nằm trong danh mục cấm BVTV cấm và hạn chế sử
dụng.
- Khuyến khích sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có
độ độc thấp (nhóm III IV). Phải áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng
hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường
_____________________________________________________________
Báo cáo đánh giá Nhóm 5 – KN40A Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
6