Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Em đâu muốn là học sinh cá biệt!

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.63 KB, 3 trang )

Em đâu muốn là học sinh cá biệt!
LTS: Nói đến giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, nhiều người nhận định đây là “vấn
đề to tát, vĩ mô, liên quan đến nhiều yếu tố…”. Không tham vọng nhìn nhận việc giáo dục
đạo đức, lối sống cho học sinh từ góc nhìn chuyên gia phân tích chương trình, giáo trình,
khoa học tâm lý… Báo GD&TĐ xin “cắt lát” vấn đề với góc nhìn từ chính những người
trong cuộc: Học sinh - giáo viên - các bậc cha mẹ. Đây cũng là một cách để chuẩn bị tâm
thế cho những thay đổi lớn của giáo dục trong thời gian tới.
Vào một buổi chiều, tôi đến nhà em H. Cảnh tượng đập vào mắt tôi là chiếu bạc đang sát phạt
nhau dưới làn khói thuốc mù mịt trong căn phòng chưa đầy 20m vuông
Bố còn hư hơn em!
Câu chuyện cô giáo Hoàng Liên Minh - hiện là giáo viên Trường Đinh Tiên Hoàng, người đã
mấy chục năm có lẻ gắn với sự nghiệp dạy học - nhớ về những “học sinh” đặc biệt của mình:
“Có năm học tôi chủ nhiệm, trong lớp học sinh H. thường xuyên đến lớp không học bài, hay nói
tiếng “thổ dân”, văng tục bạt mạng, lại hay chơi trò “đầu đít”, hút thuốc, thậm chí đã có vài tháng
dùng tiền học để nuôi lô, đánh đề hay cắm lều ở ngoài quán để “chiến” điện tử Ở trên lớp cô
trò không có nhiều cơ hội trao đổi, tôi quyết định tìm đến nhà em.
Vào một buổi chiều, tôi đến nhà em tìm hiểu, cảnh tượng đập vào mắt tôi thật choáng váng: Một
chiếu bạc đang sát phạt nhau dưới làn khói thuốc mù mịt trong căn phòng chưa đầy 20m vuông.
Sau lời chào, tôi hỏi H. đâu thì bố em khoát tay chỉ vào đống chăn trong góc nhà: “Nó đang ngủ
kia kìa !”. Và cũng chợt hiểu ra tại sao H. lại như vậy.
Một trường hợp khác, em A thường xuyên chơi khuya, đi học muộn và tất nhiên chẳng bao giờ
học bài, đến trường chỉ toàn nằm ngủ. Nói mãi không đổi. Có lần tôi phê bình em: “Sao tối nào
em cũng đi chơi, cô đến mấy lần đều không gặp, vậy em học lúc nào?”. Em trả lời ráo hoảnh:
“Cô không biết đấy thôi! Em còn ngoan hơn bố em. Em thì chỉ đi đến 1- 2 giờ sáng thôi, còn bố
em đi qua đêm cơ.”
Tìm hiểu thì biết, nhà A chỉ có 2 bố con. Mẹ em chán cảnh gia đình nên bỏ vào TP HCM làm
việc. Thu xếp gặp bố A thì được nghe bao biện: “Việc học là nhiệm vụ của nó, tôi có biết bao
việc để làm, làm sao quản lý nó được”. Tưởng nghe giáo viên nói cứ đà này, nếu không sửa đổi
thì con sẽ phải nghỉ học, ông bố sẽ hoảng mà quản con chặt hơn, ai ngờ lại được nghe một câu
xanh rờn: “Ôi xời, không thích học thì cho nó nghỉ luôn”.
Chiều quá hóa hư


Cứ nói là gia cảnh phức tạp, bố mẹ không quan tâm thì con cái sẽ không ngoan cũng không hẳn.
Câu chuyện của một thầy giáo một trường THPT lại cho thấy một bức tranh khác:
Em T lại có hoàn cảnh khác hẳn, bố là cán bộ an ninh, kinh tế khá giả nhưng em lại là một học
sinh vừa học kém, vừa vô kỷ luật. T thường xuyên bỏ nhà đi hoang với bạn bè xấu, không dưới
vài lần đặt xe. Trong lớp em hầu như không chịu chép bài, luôn quậy phá.
Buổi họp phụ huynh đầu tiên, bố em xung phong vào Ban phụ huynh và được cử làm trưởng
ban. Gia đình em thường xuyên liên hệ với các thầy cô giáo để biết tình hình của con. Cô góp ý
thì gật gù đồng ý, giập điện thoại thì đâu lại vào đấy, con vẫn cứ là ông giời trong nhà, muốn gì
được nấy. Thế nên học lực của em ngày càng đuối. Cuối năm lớp 11, T bị 7 môn dưới trung
bình.
Thực sự, ở nhà T quá được nuông chiều. Chỉ vì một buổi học thôi mà em ra điều kiện với mẹ
“Không mua xe máy, không đi học”. Bà mẹ lại cập rập đáp ứng ngay, chỉ sợ vì thiếu thốn mà nó
bỏ học thì nguy. Bố T có lúc điên lên, cấm vợ không đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào của ông mãnh.
Sau một thời gian sát sao T có tiến bộ, nhưng thoát được “ách kìm kẹp” của bố, trở về vòng tay
yêu chiều của mẹ, “bệnh” cũ của em lại tái phát.
Chuyện của học sinh MT thì khác hẳn. Em tốt nghiệp THCS với số điểm khá cao 55,5 điểm,
được vào trường Phú Xuyên – Hà Tây. Gia đình cho em lên Hà Nội để thoát khỏi lao động và tập
trung vào học. Là một học sinh nông thôn, ngoan, MT được các bạn yêu mến. Ngay học kỳ I lớp
10 tôi cử em làm lớp trưởng. Năm lớp 10 trôi qua, tuy không đạt học sinh giỏi nhưng MT là một
cán bộ gương mẫu với điểm tổng kết khá cao. Song có lẽ môi trường thành phố đã lôi cuốn và
em bắt đầu “hòa nhập” với các bạn: Cũng “chăm” bóng bánh cá độ; mâu thuẫn thì theo phe phái
đánh nhau; chơi điện tử quên giờ về Rồi một nhóm bạn không tốt tiếp cận, mang xe máy đến
đèo đi học, đi chơi, la cà hàng quán. Cấp độ buông thả cứ tăng dần. Và MT đã sa ngã lúc nào
không hay
Liên kết lỏng lẻo – Hy vọng mong manh
Con cái không ngoan, cha mẹ chính là người đầu tiên đau đớn. Như chị Lý (Hoàn Kiếm, Hà
Nội), 3 năm cậu con trai yêu học THPT đối với chị trôi qua như ác mộng. Hoàng là con trai cả
của chị, sinh ra khỏe mạnh, ngoan ngoãn; dù học không giỏi nhưng chăm chỉ, lễ phép. 9 năm học
suôn sẻ, trong đó cũng một vài năm Hoàng được học sinh tiên tiến. Chị Lý từng nghĩ mình thật
may mắn và an tâm dành hết thời gian cho công việc kinh doanh.

Nhưng đùng một cái, khu phố bờ sông nơi gia đình chị ở lột xác. Công ty, hàng quán san sát; đặc
biệt, chỉ trong vòng bán kính chưa đến cây số, hàng chục hàng Internet, game online mọc lên.
Cũng từ thời điểm đó, thỉnh thoảng, chị nhận được điện thoại của cô giáo phản ánh tình trạng
con thiếu tập trung học, trong giờ mệt mỏi, có khi đến lớp chỉ ngủ. Chắc mẩm thằng bé hiền như
cục đất, một điều dạ, hai điều thưa chẳng thể có chuyện sinh hư, chị Lý không mấy quan tâm đến
phản ánh từ nhà trường.
Bắt đầu từ học kỳ I của lớp 10, Hoàng bắt đầu hay nghỉ học. Cô giáo chủ nhiệm đến tận nhà để
trao đổi, lúc này chị Lý mới hốt hoảng. Từ đó, mỗi sáng, hai vợ chồng chia nhau chở con đến
trường, nhìn thằng bé vào trong lớp học mới an tâm quay về. Nhưng cứ hết tiết, Hoàng lại tranh
thủ giờ ra chơi trốn ra ngoài rồi bỏ học luôn đến tối, đóng đô tại quán game online.
Chị Lý kể: Nghỉ học quá nhiều nên cháu buộc phải nghỉ học. Tôi phải nhờ cậy, cạy cục khổ sở
mới xin cho cháu vào học một trường khác. Nhưng ngựa quen đường cũ, mê game đã ngấm vào
máu không thể dứt nổi, cháu lại tiếp tục nghỉ học. Vợ chồng tôi cắt tiền ăn sáng, khuyên nhủ có,
đánh đập có cũng không ăn thua. Bực một nỗi là, dù bố mẹ tha hồ đánh, chửi nó cũng không cãi
một lời, cũng chẳng có hành động hỗn hào. Có lần, chồng tôi giận quá, xích con vào cầu thang
qua đêm nó cũng chẳng có ý kiến.
“Giờ bằng tốt nghiệp phổ thông không có, tôi đang tính xin cho cháu vào học một trường nghề.
Thôi thì chỉ biết hy vọng, thêm tuổi nó sẽ chín chắn hơn và thay đổi.” – chị Lý than thở.
* * *
Những câu chuyện được kể trong miên man suy tư, dường như chứng kiến học sinh, con em
mình không ngoan, các thầy cô giáo và cha mẹ học sinh đều có cảm giác mình có lỗi. “Em đâu
muốn là học sinh cá biệt! Hoàn cảnh xô đẩy thế” – Nhiều học sinh nói như vậy trong phút giây
hiếm hoi tạm dừng các cuộc chơi để nhìn lại chính mình. Không có cha mẹ đồng hành, làm
gương, dìu dắt, không có ai yêu thương, kéo dậy lúc vấp chân…, ai dám chắc mình sinh ra đã
sẵn tinh thần sắt thép, có ý chí quyết tâm cao vượt qua mọi cám dỗ, xô đẩy…

×