Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

chuyên đề luyện từ và câu lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.48 KB, 12 trang )


PHÒNG GD&ĐT ĐAM RÔNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG THẾ VINH
======= ======
CHUYÊN ĐỀ KHỐI 5
Năm học: 2012- 2013

I) LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ :
Môn tiếng việt trong chương trình bậc tiểu học nhằm hình thành và phát triển
giúp học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói,đọc, viết) để học tập
và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ
sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ môn tiếng việt (nghe, đọc, nói,
viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Giúp học sinh có cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ môn
Tiếng Việt phân môn luyện từ và câu có một nhiệm vụ cung cấp nhiều kiến
thức sơ giản về Viết Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu (nói -
viết) kỹ năng đọc cho học sinh. Cụ thể là:
1-Mở rộng hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản
về từ và câu.
2- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu
3-Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng nói và viết thành câu, có ý
thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các
thao tác tư duy cơ bản ( phân tích, tổng hợp, phán đoán…)
-Cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn
hoá và văn học của Việt Nam và nước ngoài để từ đó:
-Góp phần bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lòng tốt, lẽ
phải và sự công bằng xã hội; góp phần hình thành lòng yêu mến và thói quen
giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.

Góp phần hình thành nhân cách con người Việt


Nam hiện đại: Có tri thức, biết tiếp thu truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, biết rèn luyện lối sống lành mạnh, ham
thích làm việc và có khả năng thích ứng với cuộc sống
xã hội sau này.
Tuy nhiên không phải người giáo viên nào cũng
giúp học sinh hình thành được tri thức một cách chủ
động, sáng tạo. Làm sao để tiết học cuốn hút học sinh.
Sử dụng phương pháp dạy học linh hoạt nhằm giúp học
sinh nắm vững được kiến thức quả là một bài toán khó
đối với người giáo viên khi đứng trên bục giảng. Với
những phương pháp và hình thức mà tổ khối 5 đưa ra
không mới mẻ nhưng hiệu quả của tiết dạy cao hơn nếu
người giáo viên biết vận dụng linh hoạt, một số giáo viên
còn nhầm lẫn giữa phương pháp và hình thức dạy học .
Chính vì vậy tổ khối 5 họp và lên chuyên đề “ Đổi mới
phương pháp và hình thức dạy học phân môn luyện từ
và câu lớp 5”.

II. THỰC TRẠNG TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP
5:
1. Đối với giáo viên:
* Thuận lợi:
-100 % cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên.
Phần lớn giáo viên được phân công phụ trách khối lớp 5 có kinh nghiệm
công tác nhiều năm và có vốn hiểu biết nhất định về kiến thức. Hiểu được
đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.
-Giáo viên nhiệt tình trong công tác, tận tụy với học sinh; luôn tích
cực tự học và sáng tạo trong giảng dạy.
* Khó khăn:
- Hình thức dạy trong giờ Luyện từ và câu còn đơn điệu, Phương

pháp truyền thụ lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên, chưa thực
sự sinh động, cuốn hút học sinh.
 Ví dụ: Bài mở rộng vốn từ: tổ quốc( tuần 2): bài 1, 2, 3, 4 giáo viên hướng
dẫn học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt. Hình thức: cá nhân xuyên
suốt từ bài 1 đến bài 4. Phương pháp: hỏi đáp là chủ yếu.
-Trình độ giáo viên chưa đồng đều đôi lúc còn giảng dạy theo phương
pháp cũ. Nên việc phân chia thời lượng lên lớp ở mỗi tiết dạy đôi khi còn
dàn trải, hoạt động của cô - của trò có lúc thiếu nhịp nhàng.
- Tâm lí giáo viên sợ hết giờ nên sử dụng phương pháp rèn theo mẫu
cho nhanh, học sinh chưa phát huy được tính tích cực.
- Tranh ảnh cho tiết dạy luyện từ và câu còn ít

2. Đối với học sinh:
*Thuận lợi:
-Học sinh được trang bị đầy đủ sách vở, ĐDDH. Hầu hết các em học sinh lớp 5
đã có những kiến thức sơ giản về ngữ âm và ngữ pháp đã được làm quen ở các
lớp dưới.
Một số em đã có ý thức tự học và tự rèn luyện.
- Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng môn
học nói riêng và môn tiếng việt nói chung.
- Các em học sinh đều là người kinh, do đó giúp các em có khả năng sử dụng
thành thạo các bài tập thực hành và áp dụng linh hoạt vào các phân môn khác.
* Khó khăn:
-Các em ý thức học còn có thói quen chờ thầy cô làm rồi chép bài, khả năng
nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức trong quá trình học tập còn yếu. Học sinh còn
học vẹt, nhớ máy móc khi học phân môn này.
- Các từ cần giải nghĩa đa số là các từ Hán Việt nên học sinh khó hiểu, khó giải
thích. Diễn đạt thì lủng củng, tâm lí sợ sai, không mạnh dạn.
- Các từ, các thành ngữ, tục ngữ cần giải nghĩa, cần tìm có nghĩa gần giống
nhau, học sinh khó phân biệt được nghĩa của chúng.

- Các em ít sử dụng từ điển nên vốn từ còn hạn chế.
- Cách miêu tả, giải thích một số từ trong sách giáo khoa còn mang tính chất
ngôn ngữ học, chưa phù hợp với lối tư duy trực quan của các em.
- Có một số bài tập yêu cầu chưa rõ ràng, không tường minh và khó thực hiện
( bài tập dùng từ viết thành đoạn văn ngắn). Chính vì chưa nắm được nghĩa của
từ, thành ngữ, tục ngữ nên khi đặt câu hoặc viết đoạn văn chưa phù hợp với nội
dung và văn cảnh cụ thể.
Bên cạnh đó là học sinh với lối tư duy cụ thể, một số phụ huynh chưa thực sự
quan tâm đến con em mình còn có quan điểm '' trăm sự nhờ nhà trường, nhờ
cô'' cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập bộ môn.

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Phương pháp dạy học:
-Phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về
Tiếng Việt bằng con đường quy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, kĩ
năng nói và viết cho học sinh. Chính vì thế, trong quá trình dạy Luyện từ và
câu chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để tích
cực hóa hoạt động học tập, hình thành kiến thức và kĩ năng cho học sinh.
Tuy các phương pháp này không mới mẻ nhưng ít giáo viên sử dụng chưa
đúng lúc, đúng bài, đúng hoạt động.
* Phương pháp thực hành:
-Dùng phương pháp thực hành để dạy tri thức, để rèn luyện khả năng
cho học sinh. Hình thức phổ biến để hình thành kiến thức cho học sinh tiểu
học là thông qua thực hành, có nghĩa là việc cung cấp kiến thức mới không
phải là trực tiếp, thuần lí thuyết mà được hình thành dần dần, tự nhiên cho
học sinh qua các bài tập cụ thể. Dạy thực hành Tiếng Việt trong giao tiếp là
phải dùng phương pháp thực hành giao tiếp.
* Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề:
-Dạy học nêu vấn đề là đòi hỏi học sinh tham gia giải quyết các vấn đề
do tình huống đặt ra. Tình huống có vấn đề đóng vai trò quan trọng trong dạy

học nêu vấn đề. Phải có tình huống có vấn đề mới thực hiện được phương
pháp dạy học nêu vấn đề. Thông qua việc giải quyết vấn đề trong tình huống
cụ thể, học sinh vừa nắm tri thức, vừa phát triển tư duy sáng tạo. Phương
pháp sử dụng tình huống có vấn đề có nhiều khả năng phát huy tính độc lập
suy nghĩ và tính sáng tạo của học sinh.

* Phương pháp đàm thoại:
-Phương pháp đàm thoại nhằm gợi mở để học sinh làm sáng tỏ những vấn đề mới, rút ra những
kết luận cần thiết từ những tài liệu đã học cũng như từ kinh nghiệm sống đã tích lũy. Tạo
điều kiện để các em phát triển và củng cố khả năng giao tiếp với thầy (cô) và với bạn cùng
học; gây hứng thú học tập, hình thành tính độc lập, óc phê phán, phát huy tính tích cực và
tương tác trong học tập. Để đảm bảo kết quả việc tiến hành đàm thoại cần chú ý hai khâu
quan trọng: thiết kế hệ thống câu hỏi và tổ chức việc đàm thoại ở lớp.
* Phương pháp thảo luận nhóm:
-Thảo luận là một cách học tạo được cho học sinh luyện tập kĩ năng giao tiếp, khả năng hợp tác
và khả năng thích ứng với hoàn cảnh xung quanh. Thông qua thảo luận ngôn ngữ và tư duy
của học sinh trở nên linh hoạt và sinh động hơn.
-Điều kiện đảm bảo thành công cho việc thảo luận là:
 Các đề tài đưa ra thảo luận vừa sức, mới mẻ để kích thích được sự hứng thú suy nghĩ
của học sinh.
 Không lạm dụng quá nhiều hình thức thảo luận nhóm.
 Có nhóm trưởng điều khiển hoạt động nhóm.
 Kết quả làm việc nhóm còn được có ý kiến góp ý của nhóm khác
* Phương pháp sử dụng trò chơi học tập:
-Trò chơi học tập thông qua trò chơi. Trò chơi học tập không chỉ nhằm vui chơi giải trí mà còn
nhằm góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh.
-Việc sử dụng trò chơi học tập nhằm làm cho việc hình thành kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho
học sinh bớt đi vẻ khô khan, tăng thêm phần sinh động hấp dẫn.
-Điều kiện đảm bảo cho sự thành công của việc sử dụng trò chơi trong học tập là:
 Nội dung trò chơi phải gắn với mục tiêu của bài học.

 Luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện.
 Điều kiện và phương tiện tổ chức trò chơi phong phú, hấp dẫn.
 Sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ.
 Số lượng học sinh tham gia: Vừa phải, không quá ít.
 Kích thích sự thi đua giành phần thắng giữa các bên tham gia.

-Việc lựa chọn, phối hợp, vận dụng hợp lí các phương pháp dạy học
ở từng tiết dạy Luyện từ và câu đều có những đặc điểm riêng, không thể
áp dụng một cách máy móc, đồng loạt. Không có phương pháp nào là
“vạn năng” là “tuyệt đối” đúng, là có thể phù hợp với mọi khâu của tiết
dạy Luyện từ và câu. Chỉ có sự tìm tòi sáng tạo, sử dụng linh hoạt các
phương pháp dạy học mới đạt được thành công trong mỗi bài dạy. Vốn từ
các em trở nên đa dạng, phong phú khi các em chủ động phát huy tính
tích cực, độc lập sáng tạo, tinh thần hợp tác làm việc, cùng với sự chỉ đạo
sáng suốt của người giáo viên sẽ đem lại một kết quả hoàn hảo nhất.
2/ Thường xuyên thay đổi các hình thức học tập cho học sinh:
-Hình thức dạy học: cá nhân, nhóm, cả lớp.
-Việc đổi mới phương pháp dạy học có thành công, hiệu quả hay không
là một phần phải có hình thức tổ chức học tập phong phú và đa dạng. Hình
thức phải xây dựng phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh. Hình thức
phù hợp thì tạo nên tiết học sinh động, đạt hiệu quả cao và phát huy được tính
cực tự học, chủ động và tự sáng tạo của học sinh.
IV) GIÁO ÁN MINH HỌA CHUYÊN ĐỀ: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Tiết 15: Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên
I. Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa từ thiên nhiên (BT1); nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật,
hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ , tục ngữ (BT2); Tìm được từ
ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý
a,b,c của bài tập 3,bài tập 4 .
* GDBVMT : Giáo viên cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về môi trường thiên

nhiênViệt Nam và nước ngoài, từ đó bồi dưỡngtình cảm yêu quý , gắn bó với
môi trường sống.
II. Chuẩn bị:
-Giấy khổ khổ lớn ghi nội dung bài tập 3,bài tập 4, máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy – học



Trong quá trình thực hiện chuyên đề: “ Đổi mới phương pháp và hình
thức dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 5” Chúng tôi đã tham khảo
các tài liệu dạy học của phân môn cũng như những kinh nghiệm giảng dạy
và học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp, nhưng chuyên đề của chúng
tôi cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được sự đóng
góp ý kiến xây dựng của các đồng chí BGH cũng như các bạn bè đồng
nghiệp để chuyên đề của chúng tôi thực hiện có tính khả thi hơn.

Chào tạm biệt !
Chúc các thầy cô mạnh
khoẻ, hạnh phúc, vui vẻ !

×