Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

bài giảng quản trị rủi ro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 53 trang )

BÀI GIẢNG
QUẢN TRỊ RỦI RO
Th.S Nguyễn Thị Hồng Đào
Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
TỔNG QUAN VỀ RỦI RO
VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
I. Khái niệm và phân loại rủi ro
II. Nội dung hoạt động quản trị rủi ro
III. Lịch sử phát triển của quản trị rủi ro
CHƯƠNG 1
I. Khái niệm và phân loại rủi ro
1. Khái niệm rủi ro và rủi ro trong kinh doanh
1.1 Trường phái truyền thống
 Rủi ro là điều khơng lành, khơng tốt, bất ngờ xảy đến (Từ điển
tiếng Việt).
 Risk is the possibility of sth bad happening at some time in the
future; a situation that could be dangerous or have a bad result
(Từ điểm Oxford).
 Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay giảm sút lợi nhuận thực tế so
với lợi nhuận dự kiến.
 Rủi ro là những bất trắc ngồi ý muốn xảy ra trong q trình sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp.
Như vậy, rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các
yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều khơng chắc
chắn có thể xảy ra.
I. Khái niệm và phân loại rủi ro
1.2 Trường phái trung hòa
 Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được (Frank Knight).
 Rủi ro là bất trắc tiềm ẩn liên quan đến những biến côù không
mong đợi (Allan Willett).


 Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở các kết quả. Số lượng các kết
quả có thể có càng lớn, sai lệch giữa các kết quả có thể có
càng cao thì rủi ro càng lớn (William et al.).
 Từ ‘’rủi ro’’ trong Tiếng Trung:
 Một hoạt động kinh doanh được xem là có rủi ro khi tỷ suất
lợi nhuận sinh ra từ hoạt động đó có thể biến động. Rủi ro là
một nhân tố gây biến động tỷ suất lợi nhuận có thể xảy ra.
Như vậy, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa
mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rui ro có thể mang
tới những tổn thất nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội.
2. Một số thuật ngữ liên quan
 Sự bất định (Uncertainty): là sự không chắc chắn về khả năng xảy
ra một kết quả nào đó trong tương lai. Bất định thể hiện một trạng
thái tư tưởng, phụ thuộc phần lớn vào thông tin được sử dụng để
đánh giá kết quả và khả năng đánh giá của mỗi cá nhân đối với
thông tin đó. Là khái niệm mang tính chủ quan, có khác biệt cho
từng cá nhân và không thể đo lường trực tiếp.
 Không có (chắc chắn): Những kết quả có thể được tiên đoán chính
xác (VD: quy luật vật lý, các môn KH tự nhiên )
 Mức 1 (sự bất định khách quan): Những kết quả được nhận ra và xác
suất được biết (VD: Những trò chơi may rủi)
 Mức 2 (sự bất định chủ quan): Những kết quả được nhận ra và xác
suất không được biết (VD: hỏa hoạn, tai nạn xe cộ )
 Mức 3 (bất định cao nhất): Những kết quả không được nhận ra và xác
suất không được biết (Thám hiểm không gian, nghiên cứu di truyền)
I. Khái niệm và phân loại rủi ro
2. Một số thuật ngữ liên quan
 Chi phí rủi ro:
 Chi phí RR xác định: tài sản bị phá hủy, người bị thương vong, trách
nhiệm pháp lý

 Chi phí RR khó xác định: Tâm trạng lo sợ, mất ngủ, mệt mỏi, bố trí
nguồn lực bất hợp lý, sự lưỡng lự, đánh mất cơ hội đầu tư,
 Tần suất rủi ro: là số lần xuất hiện rủi ro trong một khoảng thời
gian hay trong tổng số lần quan sát sự kiện.
 Mức độ rủi ro: thể hiện tính chất nguy hiểm, mức độ thiệt hại hay
tổn thất tác động tới chủ thể.
 Thái độ đối với rủi ro:
 Ưa thích rủi ro (risk–seeking)
 Trung lập với rủi ro (risk–neutral)
 Sợ rủi ro (risk–adverse)
I. Khái niệm và phân loại rủi ro
3. Phân loại rủi ro
3.1 Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán
 Rủi ro thuần túy: là rủi ro tồn tại khi có 1 nguy cơ tổn thất nhưng
không có cơ hội kiếm lời, hay nói cách khác là rủi ro trong đó
không có khả năng có lợi cho chủ thể
 Trường hợp tốt nhất: tổn thất không xảy ra
 Luôn bị né tránh
 VD: Đụng xe, cháy nhà, tai nạn lao động,…
 Rủi ro suy đoán: là rủi ro tồn tại khi có 1 cơ hội kiếm lời cũng như
1 nguy cơ tổn thất, hay nói cách khác là rủi ro vừa có khả năng
sinh lợi, vừa có khả năng tổn thất.
 Phần sinh lợi: phần thưởng cho rủi ro (risk premium)
 Có mặt hấp dẫn riêng
 VD: Dự án đầu tư, thị trường mới, sản phẩm mới,…
I. Khái niệm và phân loại rủi ro
3. Phân loại rủi ro
3.2 Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội
 Rủi ro sự cố: là rủi ro gắn liền với những sự cố ngoài dự kiến, là
những rủi ro khách quan khó tránh khỏi (gắn với yếu tố bên ngoài)

 VD: Động đất, sóng thần, suy thoái kinh tế,…
 Rủi ro cơ hội: là rủi ro mang tính chủ quan, gắn liền với quá trình
ra quyết định của chủ thể
 VD: Quyết định đầu tư
 Rủi ro liên trước khi ra quyết định: Liên quan đến việc thu thập và xử
lý thông tin, lựa chọn cách thức ra quyết định
 Rủi ro trong quá trình ra quyết định: Rủi ro phát sinh do ta chọn
quyết định này mà không chọn quyết định khác
 Rủi ro sau khi ra quyết định: Rủi ro về sự tương hợp giữa kết quả thu
được và dự kiến ban đầu
I. Khái niệm và phân loại rủi ro
3. Phân loại rủi ro
3.3 Rủi ro đặc trưng và rủi ro thị trường
 Rủi ro đặc trưng (RR phi hệ thống, RR có thể đa dạng): là những
rủi ro xảy ra trong phạm vi hẹp, mang tính cá thể và có thể phân
chia, giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa, bằng các nguồn quỹ
góp chung.
 VD: Đầu tư chứng khoán
 Rủi ro thị trường (RR hệ thống, RR không thể đa dạng): là những
rủi ro nảy sinh từ những tác động to lớn của thị trường, thường
nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp và không thể giảm thiểu
được bằng cách đa dạng hóa.
 VD: Khủng hoảng kinh tế
I. Khái niệm và phân loại rủi ro
II. Nội dung hoạt động quản trị rủi ro
1. Khái niệm quản trị rủi ro
 Merna & F.Al-Thani (2005): QTRR là một quy trình cho phép
xác định, đánh giá, hoạch định và quản lý các loại rủi ro.
 Do đó, QTRR hướng tới ba mục tiêu: Phải xác định được rủi ro,
thực hiện phân tích đo lường khách quan về các loại rủi ro đặc thù

đối với tổ chức, và ứng phó với những rủi ro đó theo một phương
cách hữu hiệu và phù hợp
 Chapman (2006):QTRR doanh nghiệp (ERM) có thể được định
nghĩa là “một khuôn khổ tích hợp và toàn vẹn nhằm quản trị rủi
ro trong toàn doanh nghiệp nhằm tối đa hóa giá trị của doanh
nghiệp”.
II. Nội dung hoạt động quản trị rủi ro
1. Khái niệm quản trị rủi ro
 Quản trị rủi ro trong kinh doanh là quá trình tiếp cận rủi ro một
cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, phân tích, đo
lường, đánh giá rủi ro để từ đó tìm các biện pháp kiểm soát,
phòng ngừa và giảm thiểu các tổn thất đối với hoạt động của
doanh nghiệp, sử dụng tối ưu các nguồn lực trong kinh doanh.
 Lưu ý: Không có quá trình QTRR nào có thể tạo ra một môi
trường hoàn toàn không còn rủi ro. Điều quan trọng là QTRR
giúp quá trình điều hành quản lý hiệu quả hơn trong môi trường
rủi ro.
II. Nội dung hoạt động quản trị rủi ro
1. Khái niệm quản trị rủi ro
 Việc thực hiện quản trị rủi ro phụ thuộc
vào các yếu tố:
 Quy mô tổ chức lớn hay nhỏ?
 Tiềm lực của tổ chức mạnh hay yếu?
 Môi trường của tổ chức hoạt động đơn giản
hay phức tạp? Có nhiều rủi ro hay ít rủi ro?
 Nhận thức của lãnh đạo
II. Nội dung hoạt động quản trị rủi ro
2. Nhiệm vụ của nhà QTRR
 Giúp tổ chức nhận dạng, phân tích, đo lường và phân loại những
rủi ro đã và sẽ đến với tổ chức.

 Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát rủi ro, với
những điều kiện phù hợp với tổ chức đó.
 Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình tài trợ rủi ro:
 Thu xếp và thực hiện nhanh chóng các hợp đồng bảo hiểm
 Xây dựng và quản lý hiệu quả các quỹ dự phòng
 Vận động sự ủng hộ của các chủ thể có liên quan
 Phân tích và lựa chọn các hình thức tài trợ thích hợp khác
II. Nội dung hoạt động quản trị rủi ro
3. Q trình quản trị rủi ro
 Nhận dạng rủi ro: xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ra trong
hoạt động của DN để sắp xếp, phân nhóm rủi ro
 Phân tích và đo lường rủi ro: phân tích các rủi ro, đánh giá mức độ
thiệt hại do rủi ro xảy ra cũng như xác suất xảy ra rủi ro nhằm tìm
cách đối phó hay tìm các giải pháp phòng ngừa, loại bỏ, hạn chế,
giảm nhẹ thiệt hại
 Kiểm sốt rủi ro: là những hoạt động có liên quan đến việc né
tránh, ngăn chặn, giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất
 Tài trợ rủi ro: là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù
tổn thất xảy ra hoặc lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để
giảm bớt tổn thất
II. Nội dung hoạt động quản trị rủi ro
4. Quản trị rủi ro, quản trị hoạt động và quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược, quản trị hoạt động tác nghiệp và quản trị rủiro có
mối quan hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau
Quản trị chiến lược: Là những hoạt động quản trị nhằm xác định
những mục tiêu lâu dài để thực hiện sứ mạng của tổ chức.
Quản trị các hoạt động tác nghiệp: Bao gồm những hoạt động liên
quan đến kinh doanh như quản trị sản xuất cung cấp hàng hóa, quản
trị dịch vụ…nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược.
Quản trị rủi ro: Bao gồm tất cả các hoạt động để thực hiện được các

hoạt động tác nghiệp một cách hiệu quả nhất, là cơ sở để thực hiện
các mục tiêu dài hạn, thực hiện được sứ mạng kinh doanh của doanh
nghiệp mà quản trị chiến lược đã đề ra.
 Thực hiện không chính thức từ thû ban đầu như tụ tập thành
bộ lạc để bảo tồn tài nguyên, chia sẻ trách nhiệm chống lại bất
trắc trong cuộc sống.
 Thực hiện khơng chính thức bởi nhiều người (Thắt dây an toàn,
độimũ bảo hiểm khi lái xe, tập thể dục để giữ gìn sức khỏe ).
 Nhiều tổ chức đã chính thức nghiên cứu về hoạt động quản trò
rủi ro nhằm là giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro của tổ chức.
1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai đến 1960
 Sự ra đời của quản trò rủi ro được chấp nhận và phổ biến rộng
rãi vào vào năm 1955-1964
 Chức năng quản trò rủi ro hiện đại phát triển từ chức năng mua
bảo hiểm, và nó có một ảnh hưởng lâu dài cho đến nay.
 Quan điểm “Quản trị rủi ro” trùng với “Bảo hiểm tài sản”
 Quản trò rủi ro được xem là một chức năng phụï của tài chính
III. Lịch sử phát triển của quản trị rủi ro
III. Lịch sử phát triển của quản trị rủi ro
2. Từ 1960 đến 1990.
 Nhà quản trò rủi ro phát hiện ra rằng có một vài rủi ro không
thể bảo hiểm được, bảo hiểm không đáp ứng được nhu cầu của
tổ chức và nhà quản trò rủi ro của doanh nghiệp có thể kiểm
soát được rủi ro và bất đònh của tổ chức.
 Bên cạnh mua bảo hiểm, các nhà quản trị đã quan tâm đến tự bảo
hiểm và ngăn ngừa tổn thất
 Nghiên cứu marketing, lập kế hoạch có ảnh hưởng quan trọng
đến quản trò rủi ro.
 Việc thành lập Hiệp hội quản trò rủi ro và bảo hiểm (Risk and
Insurance Management Society – RIMS) vào năm 70.

III. Lịch sử phát triển của quản trị rủi ro
3. Từ 1990 đến nay
 Quản trò rủi ro tiếp tục phát triển vào thập niên 90.
 Quản trị rủi ro tiếp cận ở các góc độ: Mua bảo hiểm, kiểm sốt tổn
thất, tài trợ rủi ro, đảm bảo lợi ích cho người lao động
 Nhiệm vụ và chức năng quản trò của quản trò rủi ro trong các tổ
chức là khác nhau.
 Ví dụ: Vấn đề pháp lý đïc xem là hàng đầu trong bệnh viện
nhưng lại ít quan trọng đối với tổ chức tài chính.
 Việc mua bảo hiểm gắn liền với thiết kế an toàn, sự an toàn
trong hệ thống thông tin.
NHẬN DẠNG RỦI RO
I. Khái niệm nhận dạng rủi ro
II. Cơ sở nhận dạng rủi ro
III. Phương pháp nhận dạng rủi ro
CHƯƠNG 2
I. Khái niệm nhận dạng rủi ro
1. Khái niệm nhận dạng rủi ro
 Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ
thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của tổ
chức. Nhận dạng RR tập trung xem xét và phát triển thông tin về các
mối hiểm họa (hazard), mối nguy hiểm (peril) và nguy cơ rủi ro (loss
exposure)
 Cụ thể, hoạt động nhận dạng rủi ro bao gồm: theo dõi, xem xét,
nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của tổ
chức nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không những rủi ro đã và
đang xảy ra mà còn dự báo được những rủi ro mới có thể xuất hiện
đối với tổ chức, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát, tài trợ
rủi ro thích hợp.
I. Khái niệm nhận dạng rủi ro

2. Phân biệt mối hiểm họa – mối nguy hiểm – nguy cơ rủi ro
 Mối hiểm họa (Hazard): gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng khả
nưng và mức độ tổn thất của rủi ro (suy đốn)
 Mối nguy hiểm (Peril): là ngun nhân của tổn thất
 Nguy cơ rủi ro (Loss exposure): là các đối tượng chịu kết quả, có thể
là tổn thất hoặc lợi ích
 Ví dụ 1: Khi ta để miếng giẻ có dính dầu gần lò sưởi
 Mối hiểm họa: miếng giẻ
 Mối nguy hiểm: lửa từ lò sưởi
 Nguy cơ rủi ro: căn nhà
 Ví dụ 2: Khách hàng đến ăn tại nhà hàng và bị ngộ độc
 Mối hiểm họa: Thực phẩm chất lượng kém khơng đảm bảo vệ sinh an
tồn thực phẩm
 Mối nguy hiểm: Sự tiêu hóa của khách hàng khơng tốt/ khách đã ăn
thực phẩm khác kém chất lượng.
 Nguy cơ rủi ro: Chi phí bồi thường, giảm uy tín, nhân viên nghỉ việc,…
II. Cơ sở nhận dạng rủi ro
1. Nguồn rủi ro
Nguồn rủi ro là các yếu tố góp phần vào các kết quả tích cực hay
tiêu cực, hay chính là nguồn phát sinh mối hiểm họa và nguy hiểm.
 Mơi trường vật chất
 Mơi trường văn hóa – xã hội
 Mơi trường chính trị
 Mơi trường luật pháp
 Mơi trường kinh tế
 Mơi trường tác nghiệp
 Mơi trường nhận thức
II. Cơ sở nhận dạng rủi ro
1.1 Môi trường vật chất:
 Luôn biến động không ngừng

 Động đất, hạn hán, lụt, bão…dẫn đến tổn thất về người và của
 Khí hậu khắc nghiệt ở các tỉnh miền Trung
 Thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản (11/03/2011)
 Tình trạng biến ñổi khí hậu ñưa ñến nhiều thách thức
 Những ngành sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề: Noâng nghieäp, ngư
nghiệp, du lòch, …
1.2 Môi trường văn hóa – xã hội:
 Sự thiếu hiểu biết về những khác biệt, thay đổi và tính chất phức
tạp của các môi trường văn hóa – xã hội tiềm ẩn nhiều rủi ro
 Phong tục, tập quán, tín ngưỡng, đạo đức, ngôn ngữ,
 Rào cản về thương mại, đầu tư
 Chủ nghĩa khủng bố
 Các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội,
 Cuộc sống số (internet, các trang xã hội…)
 Quan điểm về vai trò của phụ nữ trong xã hội
II. Cơ sở nhận dạng rủi ro
1.3 Môi trường chính trị:
 Vừa tạo ra cơ hội hợp tác, đầu tư (VN, ĐNA)
 Vừa đưa đến nhiều nguy cơ rủi ro
 Sự xung đột giữa các đảng phái chính trị (Chế độ đa đảng)
 Chính sách mới của đảng cầm quyền (thuế, trợ cấp thất nghiệp,…)
 Xung đột chính trị giữa các quốc gia
 Tranh chấp chủ quyền biển đảo Trung – Nhật (09/2012)
II. Cơ sở nhận dạng rủi ro
1.4 Môi trường luật pháp:
 Những rủi ro từ hệ thống luật nhiều mâu thuẫn và thiếu chặt chẽ
 Hệ thống luật pháp quốc gia
 Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài (FIL)
 Tình trạng trốn thuế và ô nhiễm môi trường
 Hệ thống luật quốc tế

 Đăng ký sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc
 Các vụ kiện chống bán phá giá
II. Cơ sở nhận dạng rủi ro
1.5 Môi trường kinh tế (vĩ mô):
Tăng trưởng/ suy thoái kinh tế
 Khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC)
Lạm phát/ giảm phát
 Việt Nam, Trung Quốc
 Nhật Bản
Lãi suất
 Chạy đua lãi suất
Tỷ giá
 Hoạt động XNK
Chính sách bảo hộ mậu dịch
Thất nghiệp
II. Cơ sở nhận dạng rủi ro
1.6 Môi trường tác nghiệp (vi mô):
 Nhân sự (tuyển dụng, đào tạo,…)
 Tài chính
 Marketing (4P)
 Công nghệ
 Văn hóa tổ chức
…
1.7 Môi trường nhận thức:
 Khả năng nhận diện và
phân tích thông tin
 Sự khác biệt giữa nhận
thức và thực tế
 Nhà quản trị
 Người lao động

II. Cơ sở nhận dạng rủi ro
2. Cơ sở nhận dạng rủi ro
2.2 Đối tượng chịu rủi ro (Nguy cơ rủi ro):
 Rủi ro về tài sản
 Nguy cơ rủi ro là khả năng được hay mất đối với các loại tài
sản:
 Tài sản vật chất
 Tài sản tài chính
 Tài sản vô hình (danh tiếng, hỗ trợ về chính trò, quyền tác giả)
 Tài sản có thể bò hư hỏng, bò hủy hoại hay tàn phá, mất mát
hoặc giảm giá theo nhiều cách khác nhau.
 Dễ nhận diện và đo lường
II. Cơ sở nhận dạng rủi ro
2. Cơ sở nhận dạng rủi ro
2.2 Đối tượng chịu rủi ro (Nguy cơ rủi ro):
 Rủi ro về nguồn nhân lực
 Là nguy cơ rủi ro có liên quan đến tài
sản con người của tổ chức như tử vong,
tổn thương, năng suất lao động.
 Rủi ro có thể gây tổn thương hoặc tử
vong cho các nhà quản lý, công nhân
viên hay các đối tượng có liên quan đến
tổ chức như khách hàng, người cung cấp,
người cho vay, các cổ đông …
 Rủi ro về nguồn nhân lực bao gồm các
thiệt hại về thể chất (tai nạn lao động,
bệnh tật,…) lẫn lợi ích kinh tế của con
người (như thất nghiệp hay về hưu…).
II. Cơ sở nhận dạng rủi ro
2. Cơ sở nhận dạng rủi ro

2.2 Đối tượng chịu rủi ro (Nguy cơ rủi ro):
 Rủi ro về trách nhiệm pháp lý
 Các nguy cơ có thể gây ra các tổn thất
về trách nhiệm pháp lý theo luật định.
 Các trách nhiệm pháp lý thay đổi theo
từng quốc gia là một vấn đề phải lưu ý.
 Rủi ro về trách nhiệm háp lý là một bộ
phận cuả nguy cơ rủi ro về tài sản.
 Tuy nhiên, rủi ro trách nhiệm pháùp lý
thường là nguy cơ rủi ro thuần túy.
II. Cơ sở nhận dạng rủi ro
III. Phương pháp nhận dạng rủi ro
1. Phương pháp xây dựng bảng liệt
kê (Check-list)
 Xây dựng bảng liệt kê các rủi ro
tiềm năng mà tổ chức có thể gặp
phải, để từ đó nhà quản trị có
những thơng tin nhận dạng và xử
lý các đối tượng rủi ro
 Căn cứ vào các nguồn rủi ro
 Phân tích ma trận SWOT
 Hạn chế:
 Các rủi ro bất thường, độc nhất
 Rủi ro suy đốn
III. Phương pháp nhận dạng rủi ro
2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính (Criddle, 1962)
 Bằng cách phân tích các báo cáo tài chính (Bảng tổng kết tài sản,
báo cáo thu nhập và các báo cáo khác về hoạt động kinh doanh),
nhà quản trị có thể nhận dạng và xác định được các nguy cơ rủi ro
về tài sản, trách nhiệm pháp lý và nguồn nhân lực.

 Từng khoản mục của các báo cáo tài chính sẽ được nhận dạng rủi
ro kết hợp với những tổn thất tiềm năng và nguy có rủi ro.
 Là phương pháp đáng tin cậy, khách quan, dựa trên số liệu sẵn có,
có thể trình bày ngắn gọn, rõ ràng và có thể dùng được cho cả nhà
QTRR và nhà tư vấn chuyên nghiệp (Criddle)
III. Phương pháp nhận dạng rủi ro
3. Phương pháp lưu đồ/sơ đồ (Flow-chat)
 Trước tiên cần xây dựng một hay một dãy các lưu đồ diễn tả quy
trình hoạt động/quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (từ
khâu đầu tiên của quá trình đến khâu cuối cùng)
 Phân tích, nhận diện và liệt kê các rủi ro tiềm năng ở từng khâu
(giai đoạn) của quy trình hoạt động mà doanh nghiệp có thể gặp
 Rủi ro về tài sản, về trách nhiệm pháp lý và về nguồn nhân lực.
INPUT PROCESS
OUTPUT
III. Phương pháp nhận dạng rủi ro
4. Phương pháp thanh tra hiện trường
 Thanh tra hiện trường là hoạt động quan trọng của nhà QTRR
 Nhà QTRR cần quan sát, kiểm tra toàn bộ khu vực mà tổ chức
hoặc DN hoạt động nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro (an
ninh)
 Nhà QTRR quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra trong mỗi
đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong doanh nghiệp để tìm
hiểu được các mối hiểm họa, nguyên nhân và các đối tượng rủi
ro
III. Phương pháp nhận dạng rủi ro
5. Phương pháp làm việc với các bộ phận khác
 Bên trong DN: Nhà quản trị có thể nhận dạng các rủi ro thông qua
việc thương xuyên trao đổi, giao tiếp với các cá nhân và các bộ
phận khác trong tổ chức (thông qua các kênh chính thức/ không

chính thức). Với phương pháp này, thông tin có thể được thu thập
bằng văn bản hoặc bằng miệng
 Bên ngoài DN (tư vấn): Thông qua sự tiếp xúc, trao đổi, bàn luận
với các cá nhân và các tổ chức bên ngoài DN, có mối quan hệ với
DN (Cơ quan thuế, cơ quan thông tin quảng cáo, các VP luật, Công
ty kiểm toán,…), nhà quản trị có điều kiện bổ sung các rủi ro mà
bản thân nhà quản trị có thể bỏ sót, đồng thời có thể phát hiện ra
các nguy cơ rủi ro từ chính các đối tượng này
III. Phương pháp nhận dạng rủi ro
6. Phương pháp phân tích hợp đồng
 Nhà quản trị nghiên cứu từng điều khoản trong các hợp đồng, phát
hiện những sai sót, những nguy cơ rủi ro trong quá trình thực hiện
hợp đồng, đồng thời cũng có thể biết được các rủi ro tăng lên hay
giảm đi thông qua việc thực hiện các hợp đồng này.
1. Tên hàng
2. Chất lượng
3. Số lượng
4. Giá cả
5. Giao hàng
6. Thanh toán
7. Bao bì, ký mã hiệu
8. Bảo hành
9. Phạt
10. Bảo hiểm
11. Bất khả kháng
12. Khiếu nại
13. Trọng tài
14. Các điều kiện và điều khoản
khác
III. Phương pháp nhận dạng rủi ro

7. Phương pháp sử dụng số liệu thống kê
 Tham khảo hồ sơ được lưu trữ về các sự cố rủi ro và tổn thất xảy ra
trong quá khứ (về nguyên nhân, tần suất xuát hiện, mức độ tổn thất,
phương pháp xử lý…)
 Từ kết quả phân tích số liệu, nhà quản trị có thể dự báo được các xu
hướng tổn thất có thể xảy ra trong tương lai (tức là các tổn thất có
thể lặp lại)
Lưu ý chung:
 Nhà quản trị không nên chỉ dựa vào 1 phương pháp
 Việc nhận dạng rủi ro phải được tiến hành thường xuyên, liên tục
 Việc sử dụng các bảng liệt kê phải linh hoạt để áp dụng từng
ĐO LƯỜNG RỦI RO
I. Giới thiệu về đo lường rủi ro
II. Đo lường rủi ro thuần túy
III. Đo lường rủi ro suy đoán
CHƯƠNG 3
I. Giới thiệu về đo lường rủi ro
1. Khái niệm đo lường rủi ro
 Nhà quản trị rủi ro phải là người đưa ra các
quyết định:
 Rủi ro nào sẽ được chấp nhận (lưu giữ)
 Rủi ro nào sẽ được chuyển giao (bảo hiểm)
 Kiểm soát rủi ro như thế nào?
 Mức tài trợ khi rủi ro xảy ra là bao nhiêu?
 Đo lường rủi ro giúp xác định được tần suất
rủi ro và mức độ tổn thất, từ đó làm cơ sở để
lựa chọn những phương pháp xử lý rủi ro với
chi phí nhỏ nhất và hiệu quả cao nhất
I. Giới thiệu về đo lường rủi ro
2. Ma trận đo lường rủi ro

 Tần suất xuất hiện: p
i
 Mức độ tổn thất (+/-): x
i
 Giá trị kỳ vọng của tổn thất (E):
Tần suất
Mức độ
Thấp Cao
Thấp
I
(Accept)
II
(Accept/
Transfer)
Cao
III
(Transfer)
IV
(Avoid)



n
i
ii
xpE
1
 Ô I: p
i
, x

i
=> E thấp => Không bảo hiểm/ tự bảo hiểm
 Ô II: p
i
, x
i
=> E ở mức TB hoặc thấp => Tự bao hiểm/ bảo
hiểm 1 phần
 Ô III: p
i
x
i
=> E tương đối cao => Bảo hiểm 1 phần/ toàn phần
 Ô IV:p
i
x
i
=> E rất cao => Bảo hiểm toàn phần
I. Giới thiệu về đo lường rủi ro
3. Xác suất và phân phối xác suất
 Xác suất: là tần suất xuất hiện/ xảy ra một biến cố nào đó trong
một khoảng thời gian hay trong tổng số lần quan sát.
 Theo số liệu thống kê cho thấy Công ty X 10 năm xảy ra 1 hỏa hoạn
=> Xác suất xuất hiện: 1/10
 Số lần biến cố A xảy ra trong N lần quan sát
P
A
= n
A
/N ( 0 ≤ P

A
≤ 1)
 N: Tổng số lần quan sát (N→∞)
 n: Số lần biến cố A xảy ra
 Nếu P
A
= 0: Biến cố A hầu như không xảy ra (Biến cố không thể có)
 Nếu P
A
= 1: Biến cố A chắc chắn xảy ra
 Phân phối xác suất: là một danh mục các biến cố có thể xảy ra
và khả năng xảy ra mỗi biến cố đó
 Xác định phân phối xác suất:
 Dự báo những biến cố có thể xảy ra
 Xác định tần suất xuất hiện của mỗi biến cố
Khả năng xảy ra = Xác suất (p
j
) Biến cố (k
j
)
p
1
K
1
p
2
k
2

p

n
… k
n

 p
n
= 1
I. Giới thiệu về đo lường rủi ro
1. Một số khái niệm liên quan
1.1 Chi phí trực tiếp và gián tiếp
Chi phí trực tiếp là hậu quả trực tiếp nguy hiểm gây ra cho
người hay vật. Chẳng hạn khi lửa thiêu rụi mái nhà của một
cửa hàng bán lẻ, tổn thất trực tiếp là chi phí sửa chữa hay
thay phần mái nhà bò hỏng.
Chi phí gián tiếp liên hệ đến sự hư hỏng trực tiếp gây ra do
mối nguy hiểm, nhưng các hậu quả về tài chính không phải
là hậu quả trực tiếp từ tác động của nguy hiểm lên người hay
vật. Chẳng hạn thất thu của chủ cửa hàng bán lẻ khi cửa
hàng phải đóng cửa để sửa chửa là tổn thất gián tiếp. Các
chi phí gián tiếp thường khó thấy, mặc dù hậu quả của nó có
thể lớn hơn các chi phí trực tiếp nhiều.
II. Đo lường rủi ro thuần túy
II. Đo lường rủi ro
1.2 Quan điểm về chi phí ẩn của tai nạn
 Theo Heinrich, chi phí tai nạn công nghiệp thường chỉ được
thấy qua các khoản bồi thường cho công nhân bò nạn trong
thời gian họ không làm việc và các chi phí thuốc men. Tuy
nhiên chi phí thật sự lớn hơn nhiều, vì ông thấy các chi phí ẩn
lớn hơn các khoản bồi thường bốn lần.
 Simonds và Grimaldi đưa ra một cách khác để tính chi phí cho

các tai nạn thông thường, trong đó các chi phí không được bảo
hiểm được trình bày như các hệ số đơn giản của chi phí được
bảo hiểm.
 Bird và German đề xuất khái niệm các chi phí sổ cái, sở dó
gọi như thế là vì nó chỉ liên quan đến các chi phí có trong sổ
cái của các bộ phận. Phương pháp này có thể áp dụng cho
mọi tai nạn chứ không phải chỉ cho các tai nạn gây tổn thương
cơ thể hay lẽ ra đã gây tổn thương.
 Quan điểm của Henrich:
 Chi phí thời gian bò mất của người bò nạn
 Chi phí thời gian bò mất của các công nhân khác do phải ngừng
việc để giúp người bò nạn
 Chi phí thời gian bò mất của các quản đốc và các viên chức khác
để chuẩn bò báo cáo và đào tạo người thay thế
 Chi phí do nguyên liệu, máy móc, dụng cụ và các tài sản khác bò
hỏng
 Chi phí của người chủ do phải tiếp tục trả lương đầy đủ cho người
bò nạn khi họ trở lại làm việc, trong khi năng suất của họ, do chưa
hồi phục, có thể thấp hơn so với trước kia.
 Các chi phí xảy ra như là hậu quả về mặt tinh thần của tai nạn (sự
lo sợ, căng thẳng)
II. Đo lường rủi ro
 Quan điểm của Simonds và Grimaldi:
 Tổng chi phí = Chi phí bảo hiểm +
+ A* Số trường hợp mất thời gian
+ B* Số trường hợp đưa đến bác só (không mất thời gian)
+ C* Số trường hợp chỉ cần sơ cứu
+ D* Số tai nạn không gây tổn thương nhưng gây thiệt hại về
tài sản vượt quá một giới hạn xác đònh
 Trong đó A,B,C,D là các chi phí không được bảo hiểm trung bình

của từng loại trường hợp trong thời gian quan sát.
II. Đo lường rủi ro
 Quan điểm của Bird và German :
 Dựa trên cách phân loại chi phí trong kế toán để xác đònh, như chi
phí nhân công, nguyên vật liệu, sản xuất chung…
 Tổng chi phí trợ cấp cho công nhân.
 Lương và chi phí thuốc men đã trả trong thời gian không làm việc
ngoài phần trợ cấp.
 Thời gian bò mất trong ngày xảy ra tai nạn và các ngày sau đó.
 Thời gian công nhân bò nạn phải làm việc nhẹ hoặc năng suất
giảm.
 Máy móc, thiết bò, nguyên vật liệu:
 Chi phí sửa chữa hoặc thay thế thiết bò.
 Thời gian sản xuất bò mất
II. Đo lường rủi ro
2. Phương pháp khai triển tổn thất
 Mục tiêu: Dựa trên số liệu tổn thất trong q khứ để ước lượng các
tổn thất có thể xảy ra trong tương lai
 Quy trình:
 Bước 1: Xác định hệ số triển khai
Phân tích tổn thất trong q khứ nhằm xác định hệ số triển khai. Hệ
số triển khai từng kỳ bằng tổng số khiếu nại có thể có chia cho khiếu
nại cộng dồn của kỳ đó.
 Bước 2: Dự báo khiếu nại có thể có
Khiếu nại có thể có của từng lơ hàng sẽ bằng số khiếu nại đã báo cáo
nhân với hệ số triển khai tương ứng.
 Bước 3: Dự báo dòng khiếu nại bồi thường theo thời gian.
 Bước 4: Dự báo dòng tiền thanh tốn và hiện giá về thời điểm dự báo
II. Đo lường rủi ro thuần túy
2. Phương pháp khai triển tổn thất

Ví dụ:
Một cửa hàng bán máy vi tính có bảo hành 3 tháng từ lúc bán
máy. Số liệu thống kê cho thấy tháng thứ nhất sau khi bán hàng
nhận dực 50% khiếu nại, tháng thứ 2 nhận dược 30%, phần còn
lại vào tháng thứ 3. Mỗi khiếu nại chi phí hết 50USD, thanh toán
làm 2 lần, ngay khi nhận khiếu nại 60%, phần còn lại vào tháng
kế tiếp. Khiếu nại đã báo cáo của lô hàng bán tháng 9/2011 là
40 và lô hàng bán tháng 10/2011 là 35.
Dự báo số khiếu nại có thể có cho hai lô hàng trên , dòng tiền
bồi thường và hiện giá về thời điểm đầu tháng 9 với lãi suất 1%
tháng.
II. Đo lường rủi ro thuần túy

×