Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

sử dụng các công cụ spc thích hợp để xác định và phân tích các vấn đề chất lượng tại công ty cổ phần kyvy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


MÔN: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG








GVHD : TS. Ngô Thị Ánh
LỚP : ĐÊM 5 – Cao Học QTKD
KHÓA : K22
NHÓM : 04

Danh sách nhóm 04:
1. Nguyễn Duy Minh 6. Trịnh Công Lâm
2. Trương Thành Long 7. Phạm Thị Mai
3. Nguyễn Thị Mỹ Linh 8. Hồ Y Vân
4. Phan Thị Thu Liễu 9. Nguyễn Hồng Kỳ
5 5. Nguyễn Duy Cường 10. Nguyễn Như Long

TP. HCM, Tháng 09/2013
ĐỀ TÀI:

SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ SPC THÍCH HỢP ĐỂ XÁC
ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG


T
ẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC Trang
CHƯƠNG I PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 3
1.3. PHẠM VI THỰC HIỆN 4
1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 4
1.5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 4
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ 5
2.1. LÝ THUYẾT VỀ SẢN PHẨM KHÔNG PHÙ HỢP 5
2.2. LÝ THUYẾT VỀ CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ 6
2.2.1 Lưu đồ (FLOWCHARTS) 6
2.2.2 Bảng kiểm tra (CHECK SHEETS) 8
2.2.3 Biểu đồ tần số (Histogram) 9
2.2.4 Biểu đồ PARETO 10
2.2.5 Biểu đồ nhân quả (CAUSES AND EFFECT DIAGRAMS) 12
2.2.6 Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram) 15
2.2.7 Biểu đồ kiểm soát (Control Chart) 16
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN – THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HIỆN TẠI Ở
CÔNG TY 19
3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 19
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 19
3.1.2 Tổng quan về thị trường sản phẩm tã giấy 21
3.1.3 Các dòng sản phẩm chính của công ty 21
3.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 22
3.1.5 Quy trình sản xuất sản phẩm tã giấy 23
3.1.6 Tình hình hoạt động kinh doanh 24

3.1.7 Thuận lợi và khó khăn chung của công ty 25
3.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HIỆN TẠI 26
3.2.1 Tiêu chuẩn đánh giá nguyên vật liệu 26
3.2.2 Quy trình kiểm soát chất lượng bộ phận KCS của nhà máy 28
3.2.3 Quy trình kiểm soát chất lượng của bộ phận KCS công ty 30
3.2.4. Các tiêu chí lấy mẫu và kích cỡ mẫu để kiểm tra 31
3.2.5 Tình hình chất lượng sản phẩm tại nhà máy 33
3.2.6 Tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm tã giấy 35
3.2.7 Tìm hiểu các lỗi và cách xử lý trên dây chuyền sản xuất tã giấy của nhà máy 36
CHƯƠNG 4 NHẬN DIỆN – PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA LỖI SẢN
PHẨM 38
4.1. NHẬN DIỆN CÁC DẠNG LỖI QUAN TRỌNG 38
4.1.1 Tã giấy BINBIN 40
4.1.2 Tã giấy BINO 44
4.1.3. Tã giấy KYHOPE 47
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY LỖI 50
4.2.1. Vấn đề về lỗi đề máy 52
4.2.2 Vấn đề về lỗi cuộn và mất ADL 56
4.2.3 Vấn đề về lỗi kẹt Pulp 57
4.2.4 Điều tra nguyên nhân cốt lõi 59
CHƯƠNG 5 XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 64
5.1 Giải pháp lỗi đề máy 64
5.2 Giải pháp lỗi kẹt Pulp, cuộn và đứt ADL 65
5.3 Các giải pháp chung 65
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ - HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 68
PHỤ LỤC 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Chương 1: Phần mở đầu
1

CHƯƠNG I PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố cạnh tranh then chốt ngày nay của các
doanh nghiệp. Vì vậy, các ngành sản xuất tập trung nhiều lao động muốn đứng vững trên thị
trường buộc phải quan tâm đến vấn đề chất lượng, cải tiến chất lượng toàn diện, ứng dụng
công nghệ tiên tiến vào sản xuất, giảm thiểu đáng kể mức tồn kho không cần thiết. Từ đó
tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt với mức giá hợp lý, nâng cao sức cạnh tranh của hàng
hóa doanh nghiệp. Muốn vậy, cần có những chính sách, chiến lược về chất lượng, kiểm soát
chất lượng tại các doanh nghiệp nhằm xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá, theo dõi kết
quả chất lượng tại doanh nghiệp.
Theo quan sát của nhóm, sản phẩm tã giấy sản xuất còn có nhiều lỗi và phế phẩm. Các
lỗi này lặp lại thường xuyên nhưng vẫn chưa có giải pháp để giải quyết hiệu quả, chính điều
này ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm. Vậy đâu là
nguyên nhân và liệu có giải pháp nào có thể khắc phục hay hạn chế đến mức thấp nhất các
lỗi này hay không?. Thông thường để đáp ứng yêu cầu sản xuất liên tục cũng như chất
lượng sản phẩm tốt thì nguồn nguyên vật liệu đầu vào phải luôn luôn được đảm bảo. Để
tránh sản phẩm hư hỏng số lượng nhiều, và kịp thời khắc phục sự cố xảy ra, thì việc kiểm
tra chất lượng theo quy trình từ đầu chuyền đến khi hoàn thành sản phẩm là một phương
pháp lựa chọn rất tốt. Có nghĩa là phòng tránh sẽ tốt hơn là tìm cách xử lý sản phẩm đã hư
hỏng, đó là cách nhằm giảm hao phí và nâng cao năng lực sản xuất.
Các lỗi sản phẩm thường xuyên xảy ra trong các lô hàng sản phẩm tã giấy (số liệu thống
kê trong vòng 4 tháng 5, 6, 7, 8 năm 2013) tại nhà máy của công ty cổ phần KYVY.
Bảng 1.1: Các loại dạng lỗi của sản phẩm tã giấy

TÊN LỖI SẢN PHẨM
Đề máy
Đứt và chập thun 2 sợi
Đứt và lệch màng PE film
Cuộn, mất ADL
Kẹt pulp

Đứt giấy Tissue
Mất Tape
Lệch, mất Frontal
Lệch màng NW 330
Lệch màng NW 280
Nghẹt, mất sap
Đứt thun 3 sợi
Khác (keo dán…)

Phần trăm tỉ lệ sản phẩm không phù hợp của các lô hàng sản xuất trong thời gian 4 tháng
(5, 6, 7, 8 năm 2013) tại nhà máy của công ty cổ phần KYVY. Kế hoạch sản xuất của công
ty ở mức sản phẩm không phù hợp là 4% nhưng các thống kê bên dưới cho thấy rằng tỉ lệ
các phần trăm này luôn vượt, và thậm chí có những lô cao hơn 4% rất nhiều.

Chương 1: Phần mở đầu
2









Hình 1.1: Biểu đồ tỉ lệ sản phẩm không phù hợp của tã giấy BINBIN
Biểu đồ trên cho ta thấy tỉ lệ sản phẩm tã giấy BINBIN không phù hợp ở mức cao và có
sự khác biệt giữa các lô sản xuất. Hầu hết tỉ lệ sản phẩm không phù hợp ở các lô hàng này
đều trên 4%.










Hình 1.2: Biểu đồ tỉ lệ sản phẩm không phù hợp của tã giấy BINO
Tỉ lệ sản phẩm không phù hợp của tã giấy BINO ở biểu đồ trên cũng khá cao và có sự
chênh lệch tương đối lớn giữa các lô sản xuất.






Hình 1.3: Biểu đồ tỉ lệ sản phẩm không phù hợp của tã giấy KYHOPE
(Nguồn: Bộ phận sản xuất của nhà máy)
Tỉ lệ sản phẩm không phù hợp của tã giấy BINBIN
6.7%
11.6%
4.4%
10.3%
4.5%
3.9%
0.0%
2.0%
4.0%
6.0%

8.0%
10.0%
12.0%
14.0%
Lô 033 Lô 034 Lô 044 Lô 049 Lô 050 Lô 051
Loại lô
Phần trăm (%)
Tỉ lệ sản phẩm không phù hợp của tã giấy BINO
13.1%
7.9%
4.4%
14.8%
8.2%
4.7%
7.8%
10.4%
0.0%
2.0%
4.0%
6.0%
8.0%
10.0%
12.0%
14.0%
16.0%
Lô 035 Lô 036 Lô 037 Lô 039 Lô 040 Lô 045 Lô 046 Lô 048
Loại lô
Phần trăm (%)
Tỉ lệ sản phẩm không phù hợp của tã giấy KYHOPE
10.7%

6.9%
7.5%
0.0%
2.0%
4.0%
6.0%
8.0%
10.0%
12.0%
Lô 038 Lô 042 Lô 043
Loại lô
Phần trăm (%)
Chương 1: Phần mở đầu
3
Sản phẩm tã giấy KYHOPE thường chỉ sản xuất mỗi tháng một lô, trên đây là số liệu
thống kê của tã KYHOPE. Tỉ lệ sản phẩm không phù hợp cũng tương đối cao điều này gây
ra một sự lãng phí là khá lớn.
Theo thống kê, doanh số hiện tại của công ty phụ thuộc chính vào sản phẩm tã giấy (với
hơn 80% doanh thu của công ty). Do vậy việc cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm tối
thiểu hóa các lãng phí không cần thiết sẽ tạo cho công ty có lợi thế cạnh tranh vững chắc
hơn cũng như doanh thu sẽ được tăng lên. Dưới đây là biểu đồ doanh số các sản phẩm của
công ty trong năm 2012.

Doanh số các loại sản phẩm
43%
14%
25%
8%
10%
BINBIN

BINO
KYHOPE
HAPPY
KHĂN ƯỚT

Hình 1.4: Biểu đồ phần trăm doanh số các loại sản phẩm
(Nguồn: Phòng Sale & Marketing)
Thông thường người ta hay phạm sai lầm khi cho rằng chất lượng không thể đo được,
không thể nắm bắt được một cách rõ ràng. Điều này khiến cho nhiều người cảm thấy bất lực
trước các vấn đề về chất lượng. Trong thực tế, chất lượng có thể đo, lượng hóa bằng tiền.
Đó là toàn bộ các chi phí nảy sinh do sử dụng không hợp lý các nguồn lực của doanh nghiệp
cũng như những thiệt hại nảy sinh khi chất lượng không thỏa mãn. Chất lượng còn tính đến
cả các chi phí đầu tư để đạt mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp nữa. Vì vậy, đòi hỏi
doanh nghiệp phải kiểm tra được vấn đề chất lượng tại doanh nghiệp mình.
Với những lý do ở trên, đề tài: “Sử dụng các công cụ SPC thích hợp để xác định và phân
tích các vấn đề chất lượng tại công ty cổ phần KYVY” được thực hiện nhằm góp phần giải
quyết hiệu quả những vấn đề hiện tại và nâng cao vị thế của công ty.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài: “Sử dụng các công cụ SPC thích hợp để xác định và phân tích các vấn đề chất lượng
tại công ty cổ phần KYVY” được thực hiện nhằm:
 Phân tích thực trạng quản lý chất lượng tại công ty.
 Xác định, nhận dạng các lỗi quan trọng không phù hợp.
 Phân tích và tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề.
 Xây dựng một số giải pháp nhằm hạn chế tỉ lệ sản phẩm không phù hợp này.
Chương 1: Phần mở đầu
4
1.3. PHẠM VI THỰC HIỆN
Chất lượng là một phạm trù rất rộng như chất lượng trong quá trình sản xuất, chất lượng
về thiết kế hoặc tái thiết kế, chất lượng về dịch vụ. Đề tài nhóm thực hiện trong phạm vi là
chất lượng trong quá trình sản xuất. Công ty có nhiều loại sản phẩm khác nhau do vậy nhóm

sẽ thực hiện đề tài về sản phẩm tã giấy (gồm BINBIN, BINO, KYHOPE), các sản phẩm này
đều sử dụng cùng một dây chuyền sản xuất.
1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Để hoàn thành đề tài này, nhóm sẽ áp dụng phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp,
thống kê phân tích kết hợp với nghiên cứu thực tế tại doanh nghiệp cũng như là thảo luận
với các anh/chị công nhân viên, các bộ phận có liên quan của công ty.
Các bước thực hiện đề tài


















1.5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Đối với công ty
 Đề tài là cơ sở giúp cho các nhà quản lý công ty xác định chính xác các nguyên nhân
chính gây ra sản phẩm không phù hợp.
 Nâng cao khả năng cạnh tranh của thương hiệu sản phẩm trên thị trường.

 Mang lại những giải pháp mới mẻ trong việc tạo ra sản phẩm chất lượng cao và hạn chế
lãng phí.
Đối với bản thân nhóm
 Xây dựng tư duy hình thành và giải quyết vấn đề thực tế.
 Kết hợp năng lực chuyên môn với kỹ năng quản lý, định hướng nghề nghiệp cho tương
lai.
Phân tích thực trạng chất lượng tại công ty
Thu thập, tổng hợp số liệu, thông tin.
Sử dụng biểu đồ Pareto, biểu đồ nhân quả
Xác định các nguyên nhân quan trọng gây ra lỗi.
Xây dựng và kiểm nghiệm tính khả thi của giải pháp.
Chương 1: Phần mở đầu
5
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ
2.1. LÝ THUYẾT VỀ SẢN PHẨM KHÔNG PHÙ HỢP
Sự không phù hợp là sự không đáp ứng một yêu cầu, sự không phù hợp được hiểu bao
gồm các sản phẩm không phù hợp (là các sai lỗi, sai sót, nhầm lẫn hay thiếu sót trong các
văn bản trả lời, giấy phép, ), là sự chưa đáp ứng và thỏa mãn các yêu cầu như: yêu cầu của
khách hàng, của cấp trên, của đơn vị, quy trình, quy định, các chỉ tiêu quản lý, mục tiêu
quản lý
Sự không phù hợp lớn là sự không phù hợp mang tính hệ thống
 Lặp đi lặp lại nhiều lần, liên quan đến nhiều bộ phận, đơn vị.
 Liên quan đến cơ cấu tổ chức và quản lý của tổ chức
 Ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến chính sách, hình ảnh, chiến lược phát triển và chất
lượng cung cấp sản phẩm, dịch vụ của tổ chức.
Sự không phù hợp nhỏ là sự không phù hợp mang tính đơn lẻ.
(Nguồn: cục quản lý xây dựng công trình – bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn -
)
Sản phẩm không phù hợp là sản phẩm không đáp ứng một yêu cầu nào đó. Yêu cầu này
có thể là của nhà sản xuất, khách hàng…

(Nguồn: Đoàn Hùng Dũng, 2000 tài liệu giảng dạy ISO 9001:2000)
Các quan điểm khác nhau về sản phẩm không phù hợp
Quan niệm cổ điển
Theo quan điểm cổ điển, một sản phẩm được xem là đạt chất lượng phù hợp khi các đặc
tính của nó phù hợp với một tiêu chuẩn hay một quy định kỹ thuật.





Hình 2.1: Quan điểm cổ điển về chất lượng sản phẩm phù hợp

Như vậy sản phẩm không phù hợp sẽ là:



Hình 2.2: Quan điểm cổ điển về chất lượng sản phẩm không phù hợp
(Nguồn: Đoàn Hùng Dũng, 2000 tài liệu giảng dạy ISO 9001:2000)
Với quan điểm trên, để đạt được sản phẩm phù hợp, các nhà sản xuất thường có khuynh
hướng chú trọng vào việc ngày càng nâng cao yếu tố kỹ thuật của sản phẩm. Khi nói đến
SẢN PHẨM
TIÊU CHUẨN
HAY QUY Đ
ỊNH

PHÙ HỢP
SẢN PHẨM
KHÔNG PHÙ H
ỢP


TIÊU CHUẨN
HAY QUY Đ
ỊNH

KHÔNG PHÙ HỢP
Chương 1: Phần mở đầu
6
quản lý chất lượng thường chú trọng đến hoạt động kỹ thuật và kiểm soát chất lượng (KCS)
là chủ yếu.
Tuy nhiên, khi các nhà cung cấp của thị trường phát triển thì người tiêu dùng càng có xu
hướng đòi hỏi, yêu cầu nhiều tính năng của sản phẩm, so sánh và lựa chọn khắc khe hơn. Do
đó quan điểm chất lượng này dần trở nên không phù hợp.
Quan điểm hiện đại
Nhận thức được những thay đổi, các nhà quản trị và kinh doanh đã tìm thấy một quan
điểm mới về chất lượng: “Sản phẩm được xem là đạt chất lượng khi nó thỏa mãn nhu cầu
khách hàng”.










Hình 2.3: Quan điểm hiện đại về chất lượng sản phẩm phù hợp












Hình 2.4: Quan điểm hiện đại về chất lượng sản phẩm không phù hợp
(Nguồn: Đoàn Hùng Dũng, 2000 tài liệu giảng dạy ISO 9001:2000)
2.2 LÝ THUYẾT VỀ CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ
Kiểm soát quá trình thống kê là việc áp dụng các phương pháp thống kê để thu thập, phân
tích dữ liệu chính xác, kịp thời nhằm theo dõi, kiểm soát, cải tiến quá trình hoạt động của tổ
chức bằng cách giảm các biến động của nó. Chúng ta cần có tư duy về thống kê bởi vì tư
duy về thống kê là chìa khóa để phát triển cho năng lực quản lý bằng dữ liệu, sự kiện hơn là
bằng sự phỏng đoán hay quan điểm chủ quan.
2.2.1 Lưu đồ (FLOWCHARTS)
Là dạng biểu đồ mô tả quá trình bằng cách sử dụng các hình ảnh hoặc kí hiệu kỹ thuật để
cung cấp sự hiểu biết đầy đủ về đầu vào, đầu ra và dòng chảy của quá trình tạo điều kiện
cho việc xác định các vấn đề cần giải quyết.
SẢN PHẨM MONG ĐỢI CỦA
KHÁCH HÀNG

TIÊU CHUẨN HAY
QUY Đ
ỊNH

TH
ỎA MÃN


SẢN PHẨM
KHÔNG PHÙ H
ỢP

MONG ĐỢI CỦA
KHÁCH HÀNG

TIÊU CHUẨN HAY
QUY Đ
ỊNH

KHÔNG TH
ỎA MÃN

Chương 1: Phần mở đầu
7
Có 2 dạng lưu đồ chính là dạng mô tả và dạng phân tích.
 Lưu đồ dạng mô tả: Bắt đầu với đầu vào và kết thúc với đầu ra, chúng được dùng để
cung cấp thông tin và như là một hướng dẫn để thực hiện quá trình sản xuất.
 Lưu đồ dạng phân tích: Cung cấp chi tiết về số lượng liên quan đến các thành phần của
quá trình được trình bày dưới dạng kí hiệu (biểu tượng) của quá trình. Người ta thường
dùng lưu đồ dạng phân tích để so sánh các quá trình với nhau và đưa ra các cải tiến thích
hợp.
2.2.1.1 Nguyên tắc vẽ lưu đồ
Mỗi quá trình đều nhận những sản phẩm và dịch vụ đầu ra từ nhà cung cấp và cung
cấp những sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Việc xây dựng lưu đồ tuân theo các
nguyên tắc sau:
 Nguyên tắc 1: Người thiết lập lưu đồ phải là người liên quan trực tiếp đến quá trình
 Nguyên tắc 2: Tất cả các thành viên của nhóm đều phải tham gia thiết lập lưu đồ.
 Nguyên tắc 3: Mọi dữ liệu đều phải trình bày rõ ràng để mọi người dễ hiểu và có

thể thấy dễ dàng.
 Nguyên tắc 4: Cần bố trí đủ thơi gian để xây dựng lưu đồ
 Nguyên tắc 5: Mọi người càng đặt nhiều câu hỏi càng tốt. Các câu hỏi rất quan
trọng trong tiến trình xây dựng lưu đồ.
2.2.1.2 Các bước cơ bản để thiết lập lưu đồ
 Bước 1: Xác định sự bắt đầu và kết thúc của quá trình
 Bước 2: Xác định các bước trong quá trình (hoạt động, quyết định, đầu vào, đầu ra)

Bước 3: Thiết lập biểu đồ tiến trình

 Bước 4: Xem xét lại biểu đồ tiến trình cùng với những người liên quan đến quá
trình
 Bước 5: Thẩm tra, cải tiến lưu đồ dựa trên sự xem xét lại
 Bước 6: Ghi ngày lập để tham khảo và sử dụng trong tương lai. (như một hồ sơ
về quá trình hoạt động thực sự như thế nào và cũng có thể được sử dụng để xác
định cơ hội cho việc cải tiến)
2.2.1.3 Ví dụ về lưu đồ









Chương 1: Phần mở đầu
8
Xét duy
ệt


Phát hiện sự
c
ố/khác th
ư
ờng
Đề xuất biện
pháp xử lý

Thực hiện
xử lý

Ki
ểm tra

Kiến nghị thống
kê phân tích

Lưu hồ sơ

No
Yes
Yes
No

















Hình 2.5: Lưu đồ xử lý sự cố khác thường
2.2.2. Bảng kiểm tra (CHECK SHEETS)
2.2.2.1 Khái niệm
Bảng kiểm tra là biểu mẫu để thu thập và ghi chép dữ liệu, thúc đẩy việc thu thập dữ liệu
một cách nhất quán và tạo điều kiện cho việc kiểm soát quá trình và phân tích vấn đề.
Bảng kiểm tra, đôi khi còn gọi là bảng kê, được xem như công cụ chính để thu thập dữ
liệu. Mục đích quan trọng của bảng kiểm tra là làm cho người sử dụng thu thập và tổ chức
dữ liệu một cách hiệu quả và dễ phân tích.
Các dạng bảng thu thập dữ liệu:
 Bảng kiểm tra phân loại: Dùng để phân loại theo đặc điểm như là lỗi hay khuyết tật sản
phẩm, dịch vụ cần phải kiểm tra.
 Bảng kiểm tra định vị: Chỉ ra vị trí các lỗi thường xảy ra trên hình của sản phẩm kiểm
tra. Khi dữ liệu được ghi nhận liên quan tới vị trí trên bề mặt của mỗi linh kiện, một thay
đổi trên bảng kiểm tra được gọi là vùng phân bố (hoặc biểu đồ tập trung). Nó rất thuận
tiện cho việc sử dụng và chuyển dữ liệu thành thông tin.
Chương 1: Phần mở đầu
9
 Bảng kiểm tra thang đo: Chia thang đo để thuận tiện cho việc đánh dấu, kiểm tra các
thông số cần đo.
 Danh sách kiểm tra: Kiểm tra các danh mục cần thiết để hoàn thành công việc. Danh

sách kiểm tra bao gồm các dữ liệu quan trọng hoặc liên quan đến vấn đề, hoàn cảnh cụ
thể. Danh sách kiểm tra được sử dụng trong điều kiện vận hành để đảm bảo các bước
hoạt động quan trọng được thực hiện, chứ không dùng cho mục đích thu thập dữ liệu.
2.2.2.2 Lợi ích của bảng kiểm tra
 Chúng ta đã mô tả thực chất một khía cạnh của quá trình, chúng ta quản lý bằng dữ kiện
không phải bằng ý kiến chủ quan. Có một sự hiểu biết tốt hơn về mức độ biến đổi tồn
tại trong quá trình, có một tầm nhìn thực tế hơn về khả năng của quá trình trong việc
vận hành với kết quả chấp nhận được một cách ổn định.
 Chúng ta có nhiều lý thuyết và ý tưởng mới về các quá trình hoạt động hay về các
nguyên nhân của một vấn đề, chúng ta có thể dễ dàng tạo ra những nổ lực nghiên cứu
bổ sung.
2.2.2.3 Ví dụ

Hình 2.6: Phiếu kiểm tra các dạng khuyết tật
2.2.3 Biểu đồ tần số (Histogram)
2.2.3.1 Khái niệm
Biểu đồ tần số trình bày kiểu biến động của tập dữ liệu, thông qua đó cung cấp thông tin
trực quan về biến động của quá trình. Sử dụng để theo dõi sự phân bố của các thông số của
sản phẩm/quá trình. Từ đó đánh giá được năng lực của quá trình đó (Quá trình có đáp ứng
được yêu cầu sản xuất sản phẩm hay không?). Là biểu đồ cột thể hiện tần số xuất hiện của
vấn đề (thu thập qua phiếu kiểm tra).
Biểu đồ phân bố tần suất hay còn gọi là biểu đồ mật độ phân bố là một dạng biểu đồ cột
Chương 1: Phần mở đầu
10
đơn giản dùng để đo tần số xuất hiện của một vấn đề nào đó, cho ta thấy rõ hình ảnh sự
thay đổi, biến động của một tập dữ liệu.
Để thiết lập biểu đồ mật độ phân bố , cần phân đoạn các dữ liệu. Các phân đoạn dữ liệu
phải bao hàm toàn bộ các điểm dữ liệu và theo cùng một độ lớn (như: 0.1-5.0, 5.1-10.0,
10.1-15.0, v.v).
Khi đã sắp xếp tất cả điểm dữ liệu theo các phân đoạn cụ thể, hãy vẽ trục ngang thể

hiện tần suất xuất hiện (số điểm dữ liệu), nó sẽ mô tả trạng thái của sự việc.
2.2.3.2 Các bước thực hiện
 Bước 1: Thu thập giá trị các số liệu. Đếm lượng số liệu (n), n phải lớn hơn 50 mới
tốt. Dùng phiếu kiểm tra (checksheet) để thu thập dữ liệu.
 Bước 2: Tính toán các đặc trưng của thống kê. Tìm các giá trị lớn nhất và
nhỏ nhất trong tập hợp các số liệu, định độ rộng giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn
nhất của tập hợp số liệu.
 Bước 3: Dùng trục tung để thể hiện tần số phát sinh của vấn đề, dùng trục hoành để
thể hiện những giá trị.
 Bước 4: Giải thích biểu đồ mật độ phân bố.
2.2.3.3 Ví dụ

Hình 2.7: Biểu đồ tần số
2.2.4 Biểu đồ PARETO
Nguyên tắc pareto trong quản lý chất lượng có thể được phát biểu rằng, có nhiều nguyên
nhân ảnh hưởng đến khả năng thực hiện và phải phân biệt được “một vài nguyên nhân quan
trọng” gây ra kết quả sản phẩm không thể chấp nhận được với “nhiều nguyên nhân không
quan trọng” khác.
Chương 1: Phần mở đầu
11
Biểu đồ Pareto so sánh các dạng lỗi
0
50
100
150
200
250
Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 Số 7
Loại lỗi
Số lần xảy ra

0
20
40
60
80
100
Phần trăm tích lũy
(%)
Biểu đồ Pareto là những đồ thị hình cột và được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, mỗi
cột đại diện cho một cá thể là dạng lỗi hoặc nguyên nhân gây ra lỗi, chiều cao mỗi cột thể
hiện mức đóng góp của mỗi cá thể vào mức độ chung. Đường tần số tích lũy biểu thị sự
đóng góp tích lũy của các cá thể.
Mục đích của việc sử dụng biểu đồ Pareto
 Nhận diện các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả chung theo thứ tự tầm quan trọng.
 Ưu tiên giải quyết các vấn đề quan trọng nhất.
 Tập trung nguồn lực trong giới hạn của doanh nghiệp để khắc phục (giải pháp) hiệu quả
nhất.
Các dạng biểu đồ Pareto
Hình 2.8: Biểu đồ Pareto so sánh các dạng lỗi theo số lần xuất hiện
Biểu đồ Pareto so sánh các dạng lỗi theo chi phí
0
5
10
15
20
25
30
35
Số 3 Số 5 Số 1 Số 4 Số 2 Số 6
Loại lỗi

Phần trăm chi phí (%)
0
20
40
60
80
100
Phần trăm tích lũy
(%)

Hình 2.9: Biểu đồ Pareto so sánh các dạng lỗi theo chi phí
Một số ưu điểm và hạn chế của biểu đồ Pareto
Ưu điểm
 Sử dụng nguồn lực giới hạn để giải quyết vấn đề quan trọng nhất gây ra.
Chương 1: Phần mở đầu
12
 Nhìn nhận nguyên nhân quan trọng trong nhiều nguyên nhân khác
 Cơ sở để áp dụng các công cụ thống kê khác trong việc giải quyết vấn đề
Hạn chế
 Phân tích pareto chỉ từ quan điểm của nhà sản xuất sẽ bỏ qua các mối quan tâm của
khách hàng trong việc thiết lập thứ tự ưu tiên.
 Những dữ liệu được thu thập cho phân tích Pareto có thể xuất phát từ quá trình không
ổn định, do đó việc giải thích kết quả trở nên khó khăn.
 Không phải lúc nào cũng bỏ qua “nhiều vấn đề không quan trọng” về mặt kỹ thuật.
2.2.5. Biểu đồ nhân quả (CAUSES AND EFFECT DIAGRAMS)
Mục đích của biểu đồ là thể hiện mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả. Vấn đề xảy
ra chính là hậu quả và các yếu tố tác động đến nó chính là nguyên nhân. Biểu đồ nhân quả
có thể giúp loại bỏ các vấn đề bằng cách ngăn chặn các nguyên nhân của chúng và chúng
cũng rất hữu ích để hiểu tác động giữa các yếu tố trong quá trình.
2.2.5.1 Các dạng biểu đồ nhân quả

Biểu đồ nhân quả dạng 5M
Sử dụng những yếu tố đặc trưng như phương pháp, máy móc, con người, nguyên vật liệu,
đo lường và môi trường làm việc nhằm xác định tất cả các nguyên nhân dẫn đến vấn đề
cũng như mối liên kết giữa các nguyên nhân nhằm có thể đưa ra giải pháp hiệu quả nhất.













Hình 2.10: Biểu đồ nhân quả dạng 5M
Lợi ích
 Giúp tổ chức và liên kết các yếu tố.
 Hình thành cấu trúc giúp cho việc động não nhóm
 Tạo điều kiện cho mọi người cùng tham gia
 Có thể dùng khi không biết nhiều về quá trình.
Hạn chế
 Có thể có quá nhiều nguyên nhân trong một nhánh.
 Thường hay bị sa lầy vào các chi tiết.
Vấn đề
chất lượng
Công nhân
Máy móc

Đo lường
Môi trường làm việc Nguyên vật liệu Phương pháp
Chương 1: Phần mở đầu
13
 Dể trở nên phức tạp, đòi hỏi sự tận tụy và tính kiên nhẫn
 Không thuận lợi cho các thành viên chưa quen với quá trình.
Biểu đồ nhân quả theo quá trình
Để sử dụng biểu đồ này, chúng ta cần phải xác định dòng quá trình muốn cải tiến và sau
đó liệt kê những đặc tính chính ảnh hưởng đến chất lượng tại mỗi bước trong quá trình.
Ưu điểm
 Có cái nhìn xuyên suốt quá trình và các yếu tố tác động ở mỗi bước của quá trình.
 Có thể giúp xác định quyền hạn theo chức năng đối với các công việc cần cải tiến.
 Huấn luyện cho các thành viên không quen toàn bộ quá trình.
Hạn chế
 Dễ sa lầy vào một số nguyên nhân (nguyên vật liệu hay đo lường)
 Khó dùng cho những quy trình dài, phức tạp.
 Những nguyên nhân giống nhau của vấn đề có thể xuất hiện nhiều lần.
Biểu đồ nhân quả phân tầng
Được sử dụng khi có quá nhiều nguyên nhân được tìm ra trong nhánh đơn của biểu đồ
nhân quả dạng 5M bằng cách tách ra một nhánh để phân tích các nguyên nhân.
Lợi ích
 Đưa ra những nhóm nguyên nhân có thể có thể có của vấn đề giúp định hướng giải
pháp.
 Biểu đồ ít phức tạp hơn.
Hạn chế
 Có thể bỏ qua những nguyên nhân quan trọng
 Có thể gặp khó khăn khi xác định nhóm nhỏ.
 Cần biết nhiều nguyên nhân của vấn đề
 Cần có nhiều kiến thức về sản phẩm, quá trình.
Lợi ích khi sử dụng biểu đồ nhân quả

 Giúp hiểu rõ vấn đề một cách rõ ràng.
 Hiểu rõ mối quan hệ giữa các nguyên nhân chính với các nguyên nhân cấp nhỏ hơn ảnh
hưởng tới quá trình sản xuất.
 Sử dụng biểu đồ nhân quả để thực hiện những cải tiến cần thiết.
 Như là một danh sách kiểm tra nhằm nghiên cứu các nguyên nhân và các mối quan hệ
tác động.
2.2.5.2 Điều tra nguyên nhân gốc rễ
Thực tế, biểu đồ nhân quả mới chỉ giúp xác định các nguyên nhân có thể gây ra vấn đề
chất lượng, chứ chưa giúp chỉ ra nguyên nhân gốc rễ (nguyên nhân thực sự) của một vấn đề
chất lượng cụ thể. Do đó bước tiếp theo chúng ta phải tìm ra các nguyên nhân gốc rễ để đưa
ra những giải pháp hiệu quả nhằm không cho những vấn đề chất lượng này xảy ra lăp lại.
Chương 1: Phần mở đầu
14
Lặp lại lần 1
Lặp lại lần 2
Lặp lại lần cuối
Sự chuẩn bị
Thu thập dữ liệu
Sự chuẩn bị
Sự chuẩn bị
Thiết
k
ế

Thiết
k
ế

Thiết
k

ế

Sự diễn dịch Sự diễn dịch Sự diễn dịch
Phân
tích

Phân
tích

Phân
tích
Thời gian
Nguyên
nhân
tiềm ẩn
Xác định
nguyên
nhân gốc
rễ
Dưới đây là hình mô tả quy trình xác định các nguyên nhân gốc rễ và phân tích các vấn đề
lặp đi lặp lại.

























Hình 2.11: Quá trình xác định nguyên nhân gốc rễ















Hình 2.12: Phân tích vấn đề lặp đi lặp lại

Chọn các nguyên
nhân có khả năng
xảy ra nhất. Đánh
giá mỗi nguyên
nhân dựa trên đặc
tính c
ủa sự cố.

Xác định các dữ
liệu nào sẽ thể
hiện các nguyên
nhân có thể xảy ra
này là nguyên
nhân th
ực sự.

Thu thập dữ
liệu phù hợp
Phân tích dữ
liệu
Các nguyên
nhân này là
nguyên nhân
thực sự chưa?
Khắc phục sự cố và
kiểm tra kết quả.
Sự cố đã
được giải

quyết
chưa?
Kết thúc
Sai

Sai

Đúng
Thiết lập ưu tiên
Giả thuyết Nghiên cứu
thiết kế
Các công cụ
thống kê cơ bản
Đúng
Chương 1: Phần mở đầu
15
2.2.6 Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)
2.2.6.1 Giới thiệu về Biểu đồ phân tán
Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram) là một kỹ thuật đồ thị để nghiên cứu mối quan
hệ giữa hai bội số liệu liên hệ xảy ra theo cặp Hoặc đó là sự biểu diễn dữ liệu bằng
đồ thị trong đó các giá trị quan sát được của một biến được vẽ thành từng điểm so với
các giá trị của biến kia mà không nối các điểm đó lại với nhau bằng đường nối. Biểu đồ
phân tán chỉ ra mối quan hệ giữa 2 nhân tố.
Để giải quyết các vấn đề và xác định điều kiện tối ưu bằng cách phân tích định lượng
mối quan hệ nhân quả giữa các biến số của 2 nhân tố này.
Biểu đồ phân tán dùng để phát hiện trình bày các mối quan hệ giữa hai bội số liệu có liên
hệ hoặc để xác nhận/ bác bỏ mối quan hệ đoán trước giữa 2 bội số liên hệ. Dựa vào việc
phân tích biểu đồ có thể thấy được nhân tố này phụ thuộc như thế nào vào một nhân tố
khác và mức độ phụ thuộc giữa chúng.
2.2.6.2 Cách thức áp dụng

 Bước 1: Chọn đặc tính thứ nhất (biến 1) làm cơ sở để dự đoán gía trị của đặc tính
thứ hai (biến 2). Biến 1 được biểu diễn trên trục hoành (trục X) còn biến 2 được
biểu diễn trên trục tung (trục Y). Chọn thang đo phù hợp sao cho điểm tháp nhất
của thang đo nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất của đặc tính và điểm lớn nhất của thang đo
lớn hơn giá trị lớn nhất của đặc tính. Chiều dài của hai trục nên tương xứng với
nhau.
 Bước 2: Nếu mỗi đặc tính có thang đo ít hơn 20 điểm
 Bước 3: Vẽ các giá trị lên đồ thị. Nếu mối quan hệ đã được thiết lập thì có thể
dung trực tiếp các số liệu từ bảng này để vẽ lên đồ thị.
 Bước 4: Sau khi xây dựng xong biểu đồ quan hệ, đánh giá mối quan hệ giữa các đặc
tính và có thể sử dụng các phương pháp sau đây để đánh giá mối quan hệ giữa các đặc
tính.
2.2.6.3 Ví dụ hình ảnh minh họa

Chương 1: Phần mở đầu
16

2.2.7 Biểu đồ kiểm soát (Control Chart)
2.2.7.1 Khái niệm
Là một biểu đồ xu hướng có một đường tâm để chỉ giá trị trung bình của
quá trình và hai đường song song trên và dưới đường tâm biểu hiện giới
hạn kiểm soát trên và giới hạn kiểm soát dướicủa quá trình thống kê. Các
đường giới hạn đã được tính toán bằng phương pháp thống kê được sử dụng nhằm mục
đích theo dõi sự biến động của các thông số về đặc tính chất lượng của sản phẩm, theo dõi
những thay đổi của quy trình để kiểm soát tất cả các dấu hiệu bất thường xảy ra khi có dấu
hiệu di lên hoặc đi xuống của biểu đồ
Biểu đồ kiểm soát nhằm phát hiện tình huống bất thường xảy ra trong quá trình sản xuất.
Các đường giới hạn được gọi là đường kiểm soát. Bao gồm đường kiểm soát giới hạn
trên (GHKST hay GHT) và đường kiểm soát giới hạn dưới (GHKSD hay GHD).



Chương 1: Phần mở đầu
17

2.2.7.2 Cách xây dựng biểu đồ kiểm soát
 Bước 1: Thu thập số liệu
 Thường bạn cần khoảng 100 số liệu lấy vào thời điểm gần với quá trình tương
tự sẽ được tiến hành sau đó.
 Các số liệu đại diện cho có tính đại diện cho quá trình ở thời điểm không có
sự
thay đổi đáng kể về nguyên vật liệu, pp sản xuất, pp đo lường kiểm tra.

 Bước 2: Sắp xếp các số liệu thành các nhóm
 Các nhóm được xếp theo trình tự đo hoặc theo thứ tự lô sản phẩm. Mỗi nhóm
nên có từ 2 – 5 giá trị đo.
 Số liệu trong mỗi nhóm được thu thập trong cùng các điều kiện.
 Mỗi nhóm không nên chứa các số liệu có tính chất hay chất lượng khác nhau.
 Số lượng các giá trị trong một nhóm tạo nên cỡ nhóm (n)
 Số nhóm được ký hiệu là (k)
 Bước 3: Ghi chép các số liệu đó vào một phiếu kiểm soát hoặc phiếu ghi số liệu
 (Phiếu kiểm soát này nên được thiết kế thống nhất và sẵn có để có thể dễ
dàng ghi chép số liệu và tính toán các giá trị X-R cho mỗi nhóm).

Bước 4: Tìm giá trị trung bình X của mỗi nhóm mẫu

 Bước 5: Tìm độ rộng (R) của mỗi nhóm mẫu theo công thức: R = x (giá trị lớn nhất)
– x (giá trị nhỏ nhất)
 Bước 6: Tìm giá trị trung bình của tổng của X (X). Lấy số tổng của các giá trị X
chia cho số nhóm mẫu (k).
 Bước 7: Tìm giá trị trung bình của độ rộng R bằng cách lấy tổng của R chia cho

số
nhóm.
Tính toán R đến một sô thập phân lớn hơn số thập phân của R ban đầu
 Bước 8: Xác định các đường giới hạn kiểm soát của biểu đồ kiểm soát X và R.

Bước 9: xây dựng biểu đồ kiểm soát.


Bước 10:
Ghi vào các đồ thị tương ứng các điểm biểu thị giá trị của X và R của mỗi nhóm.
 Bước 11: Ghi vào đồ thị các thông tin cần thiết. Bên trái của đồ thị ghi Các chữ X
và R. Phần còn lại ở phía trên ghi giá trị của n.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
18
2.2.7.3 ví dụ hình ảnh minh họa

Hình 2.13: Biểu đồ kiểm soát chiều dài sản phẩm
Chương 3: Tổng quan – thực trạng công ty
19
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN – THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG HIỆN TẠI Ở CÔNG TY
3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
3.1.1.1 Quá trình hình thành
Từ ý tưởng giúp cho bà mẹ Việt Nam có thêm thời gian chăm sóc gia đình nhiều hơn,
vào đầu năm 2001, công ty TNHH KYVY với số vốn đầu tư ban đầu 80 tỷ đồng bao gồm
máy móc thiết bị cũng như dây chuyền hiện đại của Ý và các nguyên liệu nhập từ các nước
Nhật, Mỹ…để sản xuất các sản phẩm chăm sóc bà mẹ và trẻ em.
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần KYVY.
Tên giao dịch nước ngoài: KYVY CORPORATION

Văn phòng giao dịch chính: 421/16A Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10.
Nhà máy: Đường số 8, Lô II-7, nhóm CN II, KCN Tân Bình.
Email:
Website: www.kyvy.com.vn

Cùng với văn phòng chính, công ty cổ phần KYVY còn có nhà máy tại khu công nghiệp
tân bình Tp. HCM và các văn phòng giao dịch tại thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng.
Sau quá trình chuẩn bị cho các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập hệ thống phân
phối và quảng bá thì đến tháng 7-2001, công ty cho ra đời sản phẩm đầu tiên với thương
hiệu là BINO. BINO với chất lượng và giá cả phù hợp đã gặt hái được thành công và khẳng
định được vị trí thương hiệu của công ty trong lòng người tiêu dùng.
Liên tục trong những năm tiếp theo công ty công ty đã tiếp tục đầu tư đa dạng hóa các
dòng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Năm 2005 công ty cho ra đời thêm sản
phẩm băng vệ sinh và sản phẩm tã giấy dành cho người lớn. Các dòng sản phẩm đã có mặt
trên thị trường: tã giấy BINO, BINBIN, tã giấy dành cho người lớn KYHOPE, khăn ướt 7
COOL, KITY, FAMILY… đã được người tiêu dùng trên toàn quốc lựa chọn và tốc độ tăng
trưởng của công ty trong các năm qua tăng 27%-28%.
Chương 3: Tổng quan – thực trạng công ty
20
Ngày 21-12-2007 phòng đăng kí kinh doanh – sở kế hoạch và đầu tư Tp.HCM đã cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103008826 cho công ty TNHH KYVY chuyển
sang công ty cổ phần.
Chuyển đổi hình thức, tăng vốn điều lệ, cộng với việc quan tâm tới các hoạt động
Marketting, nghiên cứu phát triển sản phẩm, phát triển thị trường, hiện nay công ty đã có
những bước phát triển vượt bậc. Với một hệ thống phân phối rộng khắp toàn quốc ở các
trung tâm lớn là miền bắc, miền trung, miền nam, miền tây, miền đông và Tp. HCM với hơn
80 nhà phân phối.
Bên cạnh phát triển các kênh phân phối trong nước công ty còn hướng xuất khẩu ra các
nước như Autralia, New Zealand, Malaysia, Cambodia, Papua New Guinea, Pakistan, UAE,
Bangladesh, Pacific Islands.

Hiện nay việt nam đã thực sự hội nhập sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa, vào nền kinh
tế khu vực và trên thế giới bằng cách tham gia vào hầu hết các tổ chức trong khu vực và
châu lục với các cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc cạnh tranh
với các doanh nghiệp nước ngoài. Cũng là một thành phần trong nền kinh tế, mục tiêu hàng
đầu của công ty hiện nay là tạo ra một chỗ đứng vững chắc trên thị trường để không bị lung
lay trong cơn bão hội nhập.
3.1.1.2 Những thành tựu tiêu biểu
Với phương châm luôn mang đến cho khách hàng sản phẩm an toàn cho sức khỏe, thông
qua việc sử dụng các nguyên liệu đã qua kiểm tra nghiêm ngặt bởi các tổ chức kiểm định có
uy tín của quốc tế. Các dòng sản phẩm của KYVY đã khẳng định được thương hiệu trong
lòng người tiêu dùng Việt Nam và liên tục được bầu chọn là “ hàng việt nam chất lượng
cao” từ năm 2001 đến nay.
Năm 2004 công ty đạt giải thưởng “nhà doanh nghiệp trẻ xuất sắc” do hội doanh nghiệp
trẻ, thành đoàn Tp.HCM, ủy ban hội liên hiệp thanh niên Việt Nam Tp.HCM tổ chức.
Sản phẩm công ty với chất lượng cao và giá cả hợp lý đã nhanh chóng chiếm được lòng
tin của người tiêu dùng. Sự ra đời của tã giấy BINO đã giúp kéo giá thị trường tã giấy xuống
30%. Tã giấy dành cho trẻ em của công ty chiếm hơn 35% thị phần tã giấy trong nước, bên
cạnh đó mặt hàng tã giấy dành cho người lớn chiếm hơn 40% thị phần.
3.1.1.3 Công nghệ đang sử dụng
Với số vốn đầu tư ban đầu 80 tỷ dồng bao gồm các thiết bị, máy móc cũng như dây
chuyền công nghệ hiện đại (công nghệ xanh và sạch): dây chuyền sản xuất tã được nhập của
Công ty Fameccanica-Italy trị giá 2,000,000 UDS, dây chuyền sản xuất băng vệ sinh được
nhập từ Hangzhou New Yuhong (Trung Quốc) trị giá 150,000USD, và dây truyền sản xuất
khăn ướt do chính đội ngũ kỹ thuật của công ty lắp ráp từ các thiết bị sẵn có và các nguyên
liệu nhập chủ yếu từ các nước Mỹ, Nhật, Canada, Singapore, Malaysia, Trung Quốc,… để
sản xuất các sản phẩm chăm sóc Bà mẹ và trẻ em.
Với những dây chuyền này kết hợp đội ngũ kỹ sư lành nghề, công ty đã cải tiến ra để sản
xuất nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Và thành quả là công ty đã sản xuất được nhiều loại
sản phẩm (tã giấy BINO, BINBIN, KYHOPE) trên cùng một dây chuyền. Tuy nhiên các sản
phẩm mới được sản xuất từ chuyền tã giấy theo dạng chuẩn sẽ không tự động hóa hoàn toàn

mà được tự động một phần và các công đoạn còn lại làm thủ công. Do đó công ty cần có
Chương 3: Tổng quan – thực trạng công ty
21
một lực lượng lao động lớn để thực hiện các công đoạn còn lại của quy trình sản xuất các
sản phẩm mới.
3.1.2 Tổng quan về thị trường sản phẩm tã giấy
Thị trường sản phẩm tã giấy phân thành nhiều phân khúc khác nhau và người tiêu dùng
hiện nay có khá nhiều lựa chọn để có thể tìm kiếm cho mình một sản phẩm tốt nhất phục vụ
nhu cầu cho bản thân.
Thị trường tuy nhiều phân khúc và nhiều sản phẩm nhưng hiện nay được người tiêu dùng
lựa chọn nhiều nhất vẫn là Bobby của Diana, Huggies của Kimberly Clark và Pampers của
P&G đã chiếm tới 75% thị phần và đang ra sức cạnh tranh để chiếm ngôi vị số 1. Trên thị
trường khá đa dạng về mẫu mã sản phẩm, tựu chung lại có các loại size tương ứng với từng
chu kỳ phát triển của bé.
SIZE TRỌNG LƯỢNG CỦA BÉ
S 3 – 7 kg
M 6 – 10 kg
L 9 – 14 kg
XL > 14 kg
Với mỗi loại size phù hợp cho từng thời kỳ phát triển của bé, các loại size đáp ứng cho
trọng lượng, vòng eo của bé tăng trưởng từng ngày. Với nhiều kích cỡ sản phẩm, các bà mẹ
luôn yên tâm khi lựa chọn size cho bé mà không lo quá kích cỡ.
3.1.3 Các dòng sản phẩm chính của công ty
Sản phẩm tã giấy dành cho trẻ em: BINBIN, BINO

















Chương 3: Tổng quan – thực trạng công ty
22
Sản phẩm tã người lớn KYHOPE và tấm lót HAPPY
















Khăn ướt dạng gói và dạng lon














3.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Điều hành cao nhất các hoạt động của công ty là Tổng Giám Đốc (TGĐ), trực thuộc
TGĐ là ba mảng chính gồm mảng sản xuất và R&D do 1 phó tổng giám đốc (P.TGĐ) đảm
trách, mảng tài chính và nhân sự do 1 P.TGĐ điều hành. Mảng hoạt động kinh doanh sẽ trực
thuộc quyền điều hành trực tiếp của TGĐ.
Điều hành hoạt động sản xuất tại nhà máy là Phó Tổng Giám Đốc và dưới P.TGĐ là
Giám Đốc Nhà Máy -> Phó Giám Đốc Sản Xuất, Phó Giám Đốc Chất Lượng -> Trưởng các
bộ phận -> Nhân viên văn phòng nhà máy và công nhân. Bộ phận điều độ sản xuất thực hiện
các công việc về phân phối nguồn nhân lực, lên kế hoạch và điều độ sản xuất. Bộ phận cung
ứng đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất từ nội địa và nhập khẩu. Bộ phận sản xuất sẽ
thực hiện các công việc trên máy trực tiếp, phân chia ca sản xuất và báo cáo tình hình sản
xuất. Bộ phận kho đảm bảo việc nhập và xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất cũng như
thành phẩm lưu kho trong thời gian chờ giao cho khách hàng. Bộ phận kiểm tra chất lượng
(KCS) gồm có bộ phận KCS của nhà máy và của công ty trước khi đưa thành phẩm vào
nhập kho.

×