Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

đa dạng sinh học và quản lý nguồn lợi thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 121 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Bài giảng
Đa dạng sinh học và Quản lý
nguồn lợi thủy sản
Nha Trang, tháng 05 năm 2012
Thông tin về học phần
Học phần: Đa dạng sinh học và Quản lý nguồn lợi
thủy sản (Biodiversity and Aquatic resources
management)
Số ĐVHT: 03 (45 tiết)
Lý thuyết: 39 tiết
Thảo luận: 06 tiết
Đối tượng giảng dạy: Sinh viên đại học năm 2
ngành Nuôi trồng thủy sản liên thông từ cao đẳng.
Thông tin về CBGD
ThS. Trần Văn Phước
Bộ môn: Quản lý Môi trường và Bệnh thủy sản, Khoa
Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang
Email:
DĐ: 0905 265931
Nội dung chính học phần
- Bài mở đầu,
- Đa dạng sinh học,
- Tình hình khai thác và sử dụng NLTS,
- Nguyên nhân và thách thức đối với sự phát
triển NLTS,
- Những định hướng để bảo vệ và phát triển
NLTS,
Tài liệu tham khảo chính
- Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2004. Đa dạng sinh học và


bảo tồn thiên nhiên. NXB Nông nghiệp Hà Nội,
- Phạm Bình Quyền và Nguyễn Nghĩa Thìn, 2002.
Đa dạng sinh học. NXB ĐHQG Hà Nội,
- Vũ Trung Tạng và Nguyễn Đình Mão, 2006. Khai
thác và sử dụng bền vững Đa dạng sinh học thủy
sinh vật và Nguồn lợi thủy sản Việt Nam. NXB
Nông nghiệp TP.HCM,
Các hoạt động đánh giá
60Thi kết thúc học phần.4
20Hoạt động nhóm, kết quả báo cáo, thảo
luận nhóm,
3
10Tự nghiên cứu, hoàn thành nhiệm vụ cá
nhân được nhóm phân công (thông qua
đánh giá của nhóm trưởng và thư
ký),
2
10Tham gia học trên lớp, chuẩn bị bài tốt,
tham gia thảo luận tích cực,
1
Tỷ lệ (%)Tiêu chí đánh giáTT
Thang điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần:
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và
của Trường Đại học Nha Trang hiện hành
NTTS
KTTS
CBTS
T.Mại

NÔNG NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP
DU LỊCH, DV
GIÁO DỤC
QUẢN LÝ
KHÁC
Sơ đồ Venn
Đa dạng SH và
Quản lý NLTS
Bài mở đầu
- Việt Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng
sinh học cao trên thế giới,
- Việt Nam là giao điểm của các hệ động, thực vật
thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc
và Inđo – Malaysia,
- 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện
tích đất liền của thế giới,
- Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng đối với
việc duy trì các chu trình tự nhiên và cân bằng
sinh thái,
- Nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong các
ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản hàng
năm cung cấp cho đất nước khoảng 2 tỷ đô la,
- Do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn
tài nguồn tài nguyên ĐDSH của Việt Nam đã và
đang bị suy giảm,
- Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp
diện tích,
- Nhiều Taxon loài và dưới loài đang đứng trước
nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần,

- Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp,
cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ
tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất nước,
- Thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến
bảo tồn ĐDSH cần phải giải quyết như quan hệ
giữa bảo ttồn và phát triển bền vững hoặc tác
động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH,
Chương 1. ĐA DẠNG SINH HỌC
1.1 Khái niệm về đa dạng sinh học
1.2 Các mức đa dạng sinh học
1.3 Vai trò của đa dạng sinh học
1.4 Đa dạng sinh học thủy sinh vật nước ngọt
1.5 Đa dạng sinh học thủy sinh vật biển
1.1 Khái niệm về ĐDSH
- Thuật ngữ đa dạng sinh học (ĐDSH) ra đời từ những
năm 80 của thế kỷ trước và được hiểu "Đa dạng sinh
học là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái Đất, là hàng
triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen
chứa trong các loài, là những hệ sinh thái vô vùng phức
tạp cùng tồn tại trong môi trường" (WWF,1989),
- McNeely và cs (1991) cho rằng, ”ĐDSH là một khái
niệm chỉ tất cả động vật, thực vật và vi sinh vật, những
đơn vị phân loại dưới chúng và các hệ sinh thái mà sinh
vật là những đơn vị cấu thành,
ĐDSH cần phải được xem xét ở ba mức độ. Đa dạng
sinh học ở mức độ loài bao gồm tất cả sinh vật trên trái
đất từ vi khuẩn đến các loài động vật, thực vật và nấm,
Ở mức nhỏ hơn, đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt
về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể
cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá

thể cùng chung sống trong một quần thể,

ĐDSH cũng bao gồm sự khác biệt trong các quần xã
sinh học nơi các loài đang sinh sống, các hệ sin h thái
trong đó các quần xã tồn tại và cả sự khác biệt của các
mối tương tác giữa chúng với nhau,
Các mức độ đa dạng sinh học (Heywood& Baste
1995)
Đa dạng loài Đa dạng di truyền Đa dạng sinh thái
Giới (Kingdoms) Quần thể (Populations) Sinh đới (Biomes)
Ngành (Phyla) Cá thể (Individuals) Vùng sinh học (Bioregions)
Lớp(Class) Nhiễmsắcthể (Chromosomes) Cảnh quan (Landscapes)
Bộ (Order) Gene Hệ sinh thái (Ecosystems)
Họ (Families) Nucleotide Nơi ở (Habitats)
Giống (Genera) Tổ sinh thái (Niches)
Loài (Species)
Nguồn: Kevin J Gaston and John I Spicer, 2004.
1.2 Các mức đa dạng sinh học
1.2.1 Đa dạng di truyền
Là tất cả các gen di truyền khác nhau của tất cả các cá
thể thực vật, động vật, nấm và vi sinh vật. Đa dạng di
truyền tồn tại trong một loài và giữa các loài khác nhau,
Là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể trong
cùng một loài và giữa các loài khác nhau; là sự đa dạng
về gen có thể di truyền được trong một quần thể hoặc
giữa các quần thể,
Là biểu hiện sự đa dạng của các biến dị có thể di truyền
trong một loài, một quần xã hoặc giữa các loài, các
quần xã,
1.2.1 Đa dạng di truyền (tt)

Các cá thể có bộ gen khác nhau quy định sự khác nhau về hình
thái ngoài (bởi các allen khác nhau). Sự khác nhau cũng do đột
biến gen (mutation), tức là thay đổi đột biến thành phần cấu
trúc nhiễm sắc thể trong chuỗi AND,
Mô hình về sự biến dị:
- Khác kiểu gen, nhưng sống trong MT giống nhau cho kiểu
hình giống nhau,
- Cùng kiểu gen, nhưng sống trong MT khác nhau cho kiểu
hình khác nhau,
Tổng các gen và alen trong một quần thể là vốn gen của quần thể
và những tổ hợp của các allen mà mỗi cá thể có được được gọi
là kiểu di truyền (genotype). Kiểu hình (phenotype) của các cá
thể được thể hiện bởi các tính chất về hình thái, sinh lý, sinh
thái và được đặc trưng bằng các kiểu di truyền trong từng môi
trường xác định,
1.2.2 Đa dạng loài
Loài là một đơn vị sinh học cơ bản của sinh giới và
được thể hiện ra dưới dạng các cá thể. Các cá thể của
loài khá giống nhau về nhiều đ
2
hình thái, sinh lý, sinh
thái và di truyền, không cách ly nhau về mặt di truyền,
Loài đồng hình là những loài khác nhau về nguồn gốc,
song do sống trong điều kiện môi trường như nhau mà
chúng phát triển đồng quy về mặt hình thái,
Loài dị hình là những loài có chung nguồn gốc, song
sống trong những điều kiện khác nhau, chúng khác
nhau trước hết về mặt hình thái,
1.2 Các mức đa dạng sinh học
1.2.2 Đa dạng loài (tt)

Là số lượng và sự đa dạng của các loài được tìm thấy tại
một khu vực nhất định tại một vùng nào đó,
Là tất cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của
một loài cũng như đối với quần thể của các loài khác
nhau,
Số lượng các loài chỉ đơn thuần cho biết một phần về
đa dạng sinh học, những sinh vật có sự khác biêt rõ rệt
về một số đặc điểm đặc thù sẽ có vai trò quan trọng đối
với đa dạng sinh học hơn nhiều so với những sinh vật
giống nhau,
1.2.2 Đa dạng loài (tt)
Các loài khác nhau sống trong một sinh cảnh xác định tạo
nên quần xã sinh vật. Cấu trúc của quần xã sinh vật bao
gồm nhiều chỉ số sinh thái khác nhau như sự đa dạng về
thành phần loài, đa dạng về thông tin, mức độ giàu có
của các loài cũng như sự ưu thế của loài hay nhóm loài
trong quần xã sinh vật,
Mức đa dạng về các thành phần cấu trúc của quần xã
được thể hiện dưới cả 2 chỉ số: Mức giàu có (hay độ
phong phú) của loài và mức bình quân (hay sự san bằng)
của các loài với các chỉ số dưới đây:

×