Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Cơ sở khoa học về môi trường nước và thủy sinh vật để quản lý nguồn lợi thủy sản vùng ven biển Sóc Trăng - Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.68 MB, 196 trang )


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ


MAI VIẾT VĂN



CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG
NƯỚC VÀ THỦY SINH VẬT ðỂ QUẢN LÝ
NGUỒN LỢI THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN
SÓC TRĂNG - BẠC LIÊU


CHUYÊN NGÀNH: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 62 62 03 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN








CẦN THƠ, 2013






2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ


MAI VIẾT VĂN



CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG
NƯỚC VÀ THỦY SINH VẬT ðỂ QUẢN LÝ
NGUỒN LỢI THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN
SÓC TRĂNG - BẠC LIÊU


CHUYÊN NGÀNH: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 62 62 03 01


CÁN BỘ HƯƠNG DẪN
1. PGS.TS. NGUYỄN ANH TUẤN
2. PGS.TS. TRẦN ðẮC ðỊNH
3. GS.TS. JACQUES MOREAU









CẦN THƠ, 2013

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả trình bày trong luận án này là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án



MAI VIẾT VĂN




















ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến Quý thầy PGS.TS. Nguyễn Anh
Tuấn, PGS.TS. Trần ðắc ðịnh là các cán bộ hướng dẫn khoa học, ñã ñịnh hướng
nghiên cứu và tận tình chỉ dẫn, giúp ñỡ trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Trân trọng cảm ơn Lãnh ñạo Khoa Thủy Sản, Bộ môn Quản Lý và Kinh Tế
Nghề Cá, cùng toàn thể cán bộ viên chức Khoa Thủy Sản-Trường ðại Học Cần
Thơ ñã quan tâm giúp ñỡ và ñộng viên tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
án.
Tác giả bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc ñến Ban Lãnh ñạo Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu ñã cung cấp số liệu thứ cấp và
tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho các hoạt ñộng khảo sát nghiên cứu tại ñịa phương.
Chân thành cảm ơn GS.TS. Jacques Moreau, TS. Maria Villanueva và
TS.Villy Christensen ñã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình xây dựng mô
hình Ecopath tại vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ quý báu của quý thầy GS.TS. Nguyễn
Thanh Phương, PGS.TS. Trương Quốc Phú, PGS.TS. Trần Ngọc Hải, PGS.TS.
Vũ Ngọc Út, TS. Nguyễn Thanh Tùng. Cảm ơn sự giúp ñỡ nhiệt tình của kỹ sư
Nguyễn Thị Vàng trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tác giả xin chân thành
cảm ơn các bạn ñồng nghiệp ñã cộng tác và giúp ñỡ trong suốt quá trình nghiên

cứu.
Chân thành cảm ơn Dự án nghiên cứu quốc tế Châu Âu trong sự hợp tác
ECOST nhằm ñánh giá chi phí xã hội của nghề khai thác thủy sản và chính sách
liên kết thủy sản ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ ñã hỗ trợ kinh phí ñể thực hiện
luận án.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính dâng công trình này cho cha, mẹ và
người thân, những người mà lòng kính trọng của tôi không thể nói hết bằng lời.
Cuối cùng và cũng rất quan trọng, xin chân thành cảm ơn người bạn ñời của
tôi, ThS. Nguyễn Ngọc Hiền và con gái Mai Hiền Thảo ñã cho tôi nguồn ñộng
viên rất lớn ñể vượt qua khó khăn trong học tập và thực hiện thành công luận án
này.

MAI VIẾT VĂN


iii

TÓM TẮT
Nghiên cứu “Cơ sở khoa học về môi trường nước và thủy sinh vật ñể quản
lý nguồn lợi thủy sản vùng ven biển Sóc Trăng - Bạc Liêu” ñược thực hiện từ
năm 2007 ñến 2012 nhằm mục tiêu cung cấp luận cứ khoa học cho việc bảo vệ,
khai thác hợp lý và phát triển ñối tượng nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn vùng
ven bờ ðồng bằng sông Cửu Long. Với phương pháp tiếp cận thực tế và tiếp cận
tổng hợp trên cơ sở khoa học, ñề tài ñã (i) tập trung nghiên cứu biến ñộng các yếu
tố môi trường; nguồn lợi phiêu sinh vật, nguồn lợi cá, tôm và các mắt xích trong
chuỗi thức ăn vùng ven biển; và (ii) xây dựng mô hình cân bằng sinh khối thủy
sinh vật vùng ven biển từ Sóc Trăng ñến Bạc Liêu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nước mặt tại vùng cửa sông, ven
biển từ Sóc Trăng ñến Bạc Liêu trong thời gian nghiên cứu nằm trong giới hạn
cho phép bảo vệ ñời sống thủy sinh và nuôi trồng thủy sản (t

o
: 30,78 ± 1,18
o
C; ðộ
mặn: 24,24 ± 7,75 ppt; pH: 8,03 ± 0,31; COD: 6,67±2,31 mg/L; BOD5: 4,30 ±
1,55 mg/L; TSS: 75,19±38,43 mg/L; OSS: 15,04±9,23 mg/L; P-PO
4
3-
: 0,03±0,01
mg/L; TAN: 0,05±0,02 mg/L; NH
3
: 0,005±0,003 mg/L; SiO
2
: 1,32±0,32 mg/L).
Nguồn lợi thủy sinh vật phân bố ở vùng ven biển từ Sóc Trăng ñến Bạc
Liêu ña dạng và phong phú. ðã xác ñịnh ñược 232 loài thực vật phù du, 246 loài
ñộng vật phù du, 239 loài cá và 26 loài tôm phân bố ở nơi ñây. Biến ñộng thành
phần loài thực vật phù du phân bố theo mùa không lớn. Ngành tảo khuê
(Bacillariophyta) chiếm ưu thế ở cả hai mùa. Hàm lượng Chlorophyll-a trung
bình ở vùng nghiên cứu là 1,75 µg/L. Phát hiện ñược 06 loài tảo tiết ñộc tố ñộc
hại ñối với ñộng vật thủy sản và sức khỏe con người: Dinophysis miles,
Dinophysis tripos (tảo giáp), Chaetoceros curvisetus, Chaetoceros debilis,
Pseudo-nitzschia delicatissima, Pseudo-nitzschia pungens (tảo khuê) và 09 loài
tảo có khả năng gây hại ñối với cá, tôm và ñộng vật không xương sống:
Neoceratium furca, Neoceratium fusus, Neoceratium macroceros, Ceratium
hirundinella, Neoceratium tripos, Diatoma tenuis, Prorocentrum micans (tảo
giáp), Chaetoceros convolutus (tảo khuê) và Pediastrum biradiatum (tảo lục).
Tuy nhiên tần suất xuất hiện của các loài tảo này trong năm còn thấp và không
mang tính quy luật.
Mật ñộ trung bình ñộng vật phù du ở vùng nghiên cứu ñạt 547 cá thể/m

3
.
Mùa khô mật ñộ ñộng vật phù du ñạt gấp 2,13 lần so với mùa mưa. Nhóm

iv

Copepoda luôn quyết ñịnh mức biến ñộng số lượng ñộng vật phù du trong vùng
nghiên cứu ở cả mùa khô và mùa mưa.
Thành phần loài có giá trị kinh tế ở vùng nghiên cứu gồm có 60 loài cá và
18 loài tôm. Có 3 loài cá quý hiếm với các mức ñộ ñe dọa khác nhau: cá mòi không
răng (Anodontostoma chacunda) ở bậc E; cá mang rỗ (Toxotes chatareus) ở bậc T
và cá bò râu (Anacanthus barbatus) ở bậc R.
ðặc ñiểm sinh học sinh sản của một số loài cá thường gặp với sản lượng
chiếm ưu thế trong khai thác tại vùng ven biển từ Sóc Trăng ñến Bạc Liêu là: cá
ñạt giai ñoạn thành thục sinh dục có kích cỡ nhỏ, cá sinh sản phân ñợt, mùa sinh
sản kéo dài trong năm và có sức sinh sản lớn.
Mô hình Ecopath vùng ven biển từ Sóc Trăng ñến Bạc Liêu ñã ước tính
ñược tổng sinh khối của các nhóm chức năng khai thác là 3,99 tấn.km
-2
. Các
nhóm loài chức năng ñã ñược phân thành 4 bậc dinh dưỡng trong ñó bậc dinh
dưỡng thứ II và thứ III ñóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa dinh dưỡng
như là vật mồi hoặc bị khai thác. Hiệu suất dinh dưỡng của nhóm loài chức năng
bị khai thác bởi các hoạt ñộng nghề cá tương ñối cao. Các nhóm loài này ñã bị
khai thác bởi các ngư cụ có kích thước mắc lưới nhỏ và các sinh vật nhỏ ñã trở
thành vật mồi triệt ñể cho các nhóm loài chức năng khác trong hệ sinh thái.
Nguồn lợi khai thác hải sản của vùng nghiên cứu ñang bị suy giảm dưới áp
lực gia tăng nỗ lực khai thác. Xu hướng biến ñộng sản lượng theo nỗi lực khai
thác ñã ñược dự ñoán, kế hoạch cắt giảm số lượng tàu thuyền khai thác có công
suất nhỏ (<90CV) hoạt ñộng ở vùng ven bờ cùng với việc triển khai các quy ñịnh

quản lý thích hợp (quy ñịnh về kích thước và thành phần loài hải sản ñược phép
khai thác, mùa vụ khai thác, ngư cụ khai thác, nỗ lực khai thác, vùng khai thác,
phân bổ hạn ngạch khai thác và các chương trình ñồng quản lý trong khai thác) là
những giải pháp hữu hiệu ñể ñạt ñược sản lượng khai thác bền vững ở ñịa
phương.





v

ABSTRACT
The study on "The principles of water environment and aquatic for the
management of fisheries resources in the coastal areas from Soc Trang to Bac
Lieu provinces” was conducted from 2007 to 2012 to provide fundamentally
scientific evidences for the protection, proper exploitation and sustainable
development of brackish and marine aquaculture in coastal areas of the Mekong
Delta. Employing practical and integrated approaches based on scientific
principles, the research: (i) to focus on changes in environmental factors, coastal
plankton, fish, shrimp resources and food chain, and (ii) to build up a mass-
balance Ecopath model for the coastal areas from Soc Trang to Bac Lieu
provinces.
The results showed that the surface water quality at estuaries and coastal
areas from Soc Trang to Bac Lieu provinces during the studied period remained
within the safety range for aquatic life (t
o
: 30.78±1.18
o
C; Salinity: 24.24±7.75

ppt; pH: 8.03±0.31; COD: 6.67±2.31 mg/L; BOD5: 4.30±1.55mg/L; TSS:
75.19±38.43 mg/L; OSS: 15.04±9.23 mg/L; P-PO
4
3-
: 0.03±0.01 mg/L; TAN:
0.05±0.02 mg/L; SiO
2
: 1.32±0.32 mg/L).
The aquatic resources distributed in the coastal ares of Soc Trang to Bac
Lieu provinces were diversity and abundant.Two hundred and thirty-two
phytoplankton, 246 zooplankton, 293 fish and 26 shrimp species inhabiting
coastal zones from Soc Trang to Bac Lieu provinces were identified. Seasonal
variation of species composition of phytoplankton was not substantial. The silic
algae phylum (Bacillariophyta) was dominated in both seasons. The average
concentration of chlorophyll-a was 1,75 µg/L. Six toxic algae (Dinophysis miles,
Dinophysis tripos, Chaetoceros curvisetus, Chaetoceros debilis, Pseudo-nitzschia
delicatissima, Pseudo-nitzschia pungens) and nine algae species (Neoceratium
furca, Neoceratium fusus, Neoceratium macroceros, Ceratium hirundinella,
Neoceratium tripos, Diatoma tenuis, Prorocentrum micans Chaetoceros
convolutus and Pediastrum biradiatum) which can be harmful to fish, shrimp and
invertebrate animals were also detected. However, the occurrence of these algae
around the year was low and irregular.
The average density of phytoplankton species in the study area was 547
inds/m
3
. The density in the dry season was 2.13 time higher as compared to the

vi

wet season. Copepoda was mainly accounted for the number variation of

phytoplankton in the dry and rainy seasons.
Sixty fish and 18 shrimp species with high commercial value were
identified. There were three rare fish species at different endangered levels:
Anodontostoma chacunda in grade E, Toxotes chatareus in rank T and
Anacanthus barbatus in grade R.
The biological and reproductive characteristics of some dominating fish
species from Soc Trang to Bac Lieu can be generalized: the fish was small in size
when maturing, the reproductive stage and season were around year, and high
reproductive potential.
Model Ecopath/Ecosim applied in the coastal zones from Soc Trang to Bac
Lieu estimated the total biomass of exploiting functional groups was 3.99
tons.km
-2
. The functional groups of species have been classified into 4 trophic
levels.whereof which, the 2
nd
and 3
rd
trophic level played an important role in the
food chain either as preys or production targets. The Ecotrophic Efficiency (EE)
of functional groups was high (>0.50) which implied that these groups exploited
by small mesh size and small living organisms are being heavily preyed upon in
the ecosystem.
The marine resources was declinning under the high pressure of
exploitation. The fluctuating trend of productionbased on exploitation effort was
predicted, reduced the total number of small boats (<90 CV) in the coastal zones
together with the implemetation of appropriate management policies (the
exploiting regulations on size and species of marine, seasons, catching tools,
exploitation efforts, areas, quota and co-management programs). All were
effective solutions to reach sustainable production in respective locals.



vii

MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Abstract v
Mục lục vii
Danh mục các chữ viết tắt x
Danh mục các bảng xiii
Danh mục các hình xiv
CHƯƠNG 1: MỞ ðẦU 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu tổng quát 2
1.3 Mục tiêu cụ thể 2
1.4 Nội dung nghiên cứu 2
1.5 Những ñiểm mới và ý nghĩa thực tiễn của luận án 3
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4
2.1 Vị trí ñịa lý và ñặc ñiểm hình thái vùng biển Việt Nam 4
2.2 ðặc ñiểm môi trường vùng ven biển Việt Nam 5
2.3 Tình hình nghiên cứu môi trường ven biển ðBSCL và vùng nghiên cứu 10
2.4 Nguồn lợi phiêu sinh vật biển Việt Nam và vùng nghiên cứu 11
2.4.1 Thực vật phù du (Phytoplankton) 11
2.4.2 ðộng vật phù du (Zooplankton) 16
2.5 Nguồn lợi cá, tôm phân bố ở biển Việt Nam và vùng nghiên cứu 21
2.5.1 Khu hệ cá biển Việt Nam và vùng nghiên cứu 21
2.5.2 Khu hệ tôm ở biển Việt Nam và vùng nghiên cứu 27
2.6 Tình hình khai thác nhóm cá nổi nhỏ ở các vùng biển Việt Nam 29

2.6.1 Vùng biển vịnh Bắc Bộ 29

viii

2.6.2 Vùng biển miền Trung 30
2.6.3 Vùng biển ðông Nam Bộ 31
2.6.4 Vùng biển Tây Nam Bộ 32
2.7 Tình hình nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học một số loài cá biển 34
2.7.1 ðặc ñiểm phân bố của một số loài cá thường gặp 34
2.7.2 ðặc tính dinh dưỡng của một số loài cá biển 36
2.7.3 ðặc tính sinh trưởng của một số loài cá biển 37
2.7.4 ðặc ñiểm sinh học sinh sản của một số loài cá biển 40
2.8 Tổng quan về phương pháp luận mô hình Ecopath/Ecosim 43
2.8.1 Mô hình Ecopath 43
2.8.2. Mô hình Ecosim 47
2.8.3 Một số hạn chế trong ứng dụng mô hình Ecopath/Ecosim 51
2.8.4 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng Ecopath/Ecosim trên thế giới 52
2.8.5 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng Ecopath/Ecosim ở Việt Nam 58
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 60
3.1 Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 60
3.1.1 Thời gian 60
3.1.2 ðịa ñiểm nghiên cứu 60
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 61
3.2.1 Khảo sát ñặc tính môi trường nước và biến ñộng thành phần phiêu sinh vật
ở vùng ven biển từ Sóc Trăng ñến Bạc liêu 61
3.2.2 Khảo sát thành phần loài cá, tôm phân bố ở vùng nghiên cứu 64
3.2.3 Phân tích ñặc ñiểm sinh học một số loài cá kinh tế 65
3.2.4 Xây dựng mô hình cân bằng sinh khối thủy sinh vật (Ecopath) 68
3.3. Phương pháp xử lý số liệu 74
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 76

4.1 ðặc tính môi trường nước và sinh vật phù du vùng ven biển từ Sóc Trăng ñến
Bạc Liêu 76

ix

4.1.1 ðặc tính môi trường nước 76
4.1.2 ðặc tính sinh vật phù du vùng ven biển từ Sóc Trăng ñến Bạc Liêu 89
4.2 ðặc ñiểm thành phần loài và tính chất khu hệ cá, tôm phân bố vùng ven biển
từ Sóc Trăng ñến Bạc Liêu 103
4.2.1 Cấu trúc thành phần loài cá, tôm ở vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu 103
4.2.2 So sánh thành phần loài của khu hệ cá, tôm phân bố vùng ven biển Sóc
Trăng-Bạc Liêu và các vùng nghiên cứu khác 105
4.2.3 Thành phần loài cá, tôm có giá trị kinh tế 107
4.2.4 Thành phần các loài quý hiếm 108
4.3 ðặc ñiểm sinh trưởng và mùa vụ sinh sản của một số loài cá kinh tế quan
trọng ở vùng nghiên cứu 108
4.3.1 ðặc ñiểm sinh học cá chỉ vàng 109
4.3.2 ðặc ñiểm sinh học cá ñù bạc 115
4.3.3 ðặc ñiểm sinh học cá nục sò 120
4.3.4 ðặc ñiểm sinh học cá ngân 126
4.3.5 ðặc ñiểm sinh học cá tráo mắt to 131
4.4 Xây dựng mô hình cân bằng sinh khối thủy sinh vật, ñánh giá tình hình khai
thác nguồn lợi thủy sản vùng ven biển từ Sóc Trăng ñến Bạc Liêu 137
4.4.1 Xây dựng mô hình cân bằng sinh khối thủy sinh vật 137
4.4.2 ðánh giá tình hình khai thác nguồn lợi thủy sản vùng ven biển từ Sóc Trăng
ñến Bạc Liêu giai ñoạn 2000-2012 141
4.4.3 Phân tích những hạn chế và giải pháp ñiều chỉnh chương trình thu thập số
liệu quản lý nghề cá ñể phục vụ cho mô hình Ecopath 150
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT 152
5.1 Kết luận 152

5.2 ðề xuất 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
PHỤ LỤC 179

x

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CV: ðơn vị mã lực.
ðBSCL: ðồng bằng sông Cửu Long.
COD (Chemical Oxygen Demand): Tiêu hao ôxy hoá học.
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam.
BTN&MT: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
NTTS: Nuôi trồng thủy sản.
TVPD: Thực vật phù du.
ðVPD: ðộng vật phù du.
RNMVB: Rừng ngập mặn ven biển.
VQG: Vườn quốc gia.
CITES: Công ước Thương mại Quốc tế.
RSH: Rạn san hô.
GSI (Gonad Somatic Index): Hệ số thành thục (%).
BVNLTS: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
TSL: Tổng sản lượng.
EwE: Mô hình Ecopath và Ecosim (Ecopath with Ecosim).
IUCN: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế.
TSS (Total Suspended Solids): Tổng vật chất lơ lửng (mg/L).
OSS: (Organic Suspended Solids): Chất hữu cơ lơ lửng (mg/L).
NSP (Neurotoxic Shellfish Poisioning): ðộc tố gây loạn thần kinh.
PSP (Paralytic Sheelfish Poisoning): ðộc tố gây tê liệt cơ.
DSP (Diarrhetic Shellfish Poisoning): ðộc tố gây tiêu chảy.
ASP (Amnesic Shellfish Poisoning): ðộc tố gây mất trí nhớ tạm thời.

DTX-1 (Dinophysistoxin- 1): ðộc tố gây tiêu chảy.
DTX-2 (Dinophysistoxin- 2): ðộc tố gây tiêu chảy.
DTX-4 (Dinophysistoxin- 4): ðộc tố gây tiêu chảy.
DA (Axit Domoic): ðộc tố thần kinh.

xi

E (Endangerred): ðang nguy cấp (ñang bị ñe doạ tuyệt chủng).
T (Threatened): Bị ñe doạ.
R (Rare): Hiếm (có thể có nguy cấp).
CF (Condition Factors): Nhân tố ñiều kiện.
EE (Ecotrophic Efficiency): Hiệu suất dinh dưỡng.
GE (Gross Efficiency ): Tổng hiệu suất chuyển ñổi thức ăn.
MSY (Maximum Sustainable Yield): Sản lượng khai thác bền vững tối ña.
MSVPA (Multi-species Virtual Population Analysis): Mô hình chủng quần thể ảo
ña loài.
MSFOR (Multi-species Forecasting Model): Mô hình dự báo ña loài.
MULTSPEC (Multi-species model for the Barents Sea): Mô hình ña loài cho
vùng biển Ba-ren.
BORMICON (BOReal MIgration and CONsumption model): Mô hình di cư và
tiêu thụ ở Phương Bắc.
SEASTAR (Stock Estimation with Adjustable Survey observation model and
TAg-Return data): Mô hình ước ñoán quần ñàn bằng quan sát tổng quan và
phương pháp ñánh dấu thả lại.
GADGET (Globally applicable Area-Disaggregated General Ecosystem
Toolbox): Công cụ ứng dụng toàn cầu ở từng khu vực rời rạc trong hệ sinh
thái.
CCAMLR (Commission for the Conservation of Antarctic Marine Living
Resources): Ủy Ban bảo tồn tài nguyên sinh vật biển vùng cực nam.
IBM (Individual-Based Models): Mô hình ñơn loài.

MSM (Multi-species Statistical Model): Mô hình thống kê ña loài.
OSMOSE (Object-oriented Simulator of Marine ecOSystems Exploitation): ðịnh
hướng các mô hình khai thác các hệ sinh thái.
IGBEM (Integrated Generic Bay Ecosystem Model): Mô hình tổng hợp hệ sinh
thái Vịnh.

xii

SEAPODYM (Spatial Ecosystem And Population Dynamics Model): Mô hình
không gian hệ sinh thái và biến ñộng quần thể.
ESAM (Extended Single-species Assessment Model): Mô hình ñánh giá ñơn loài
mở rộng.

xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tựa bảng Trang
Bảng 2.1: Vùng phân bố của một số loài cá kinh tế quan trọng .34
Bảng 2.2: ðặc tính dinh dưỡng của một số loài cá kinh tế quan trọng . 36
Bảng 2.3: Các thông số của phương trình tương quan chiều dài-khối lượng 38
Bảng 2.4: ðặc tính sinh sản của một số loài cá biển .40
Bảng 2.5: Các tham số trong mô hình Ecopath .47
Bảng 3.1: Các nhóm loài chức năng khai thác mô hình Ecopath .67
Bảng 3.2: Cấu trúc chuỗi thức ăn vùng ven biển từ Sóc Trăng ñến Bạc Liêu .67
Bảng 3.3: Chi tiết thành phần thức ăn của các nhóm loài chức năng .68
Bảng 3.4: Sản lượng và sinh khối của các nhóm loài chức năng khai thác .70
Bảng 3.5: Các thông số cơ bản của các nhóm loài chức năng .71
Bảng 3.6: Tỷ lệ (%) các nhóm loài khai thác từ năm 2000 ñến 2015 …. … 72
Bảng 3.7: Nỗ lực khai thác và sản lượng của các nhóm loài vùng nghiên cứu 73
Bảng 3.8: Nỗ lực khai thác và sinh khối các nhóm loài ở vùng nghiên cứu 74

Bảng 4.1: Thành phần loài TVPD vùng nghiên cứu …………………………. .90
Bảng 4.2: Thành phần loài tảo ñộc hại vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu 93
Bảng 4.3: Thành phần loài tảo gây hại vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu .93
Bảng 4.4: Cấu trúc thành phần loài ñộng vật phù du ở vùng nghiên cứu .96
Bảng 4.5: Biến ñộng thành phần loài ðVPD theo mùa ở vùng nghiên cứu 97
Bảng 4.6: Biến ñộng mật ñộ ñộng vật phù du theo mùa 99
Bảng 4.7: Biến ñộng mật ñộ ðVPD theo mùa ở các ñiểm khảo sát 99
Bảng 4.8: Cấu trúc thành phần loài cá vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu 104
Bảng 4.9: Cấu trúc thành phần loài tôm vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu 105
Bảng 4.10: ða dạng thành phần loài ở các vùng sinh thái cửa sông ven biển 106
Bảng 4.11: ða dạng thành phần loài ở các vùng sinh thái cửa sông ven biển. .106
Bảng 4.12: Dòng chuyển hóa dinh dưỡng từ nhóm sinh vật sản xuất sơ cấp .139

xiv

Bảng 4.13: Tương quan giữa năng lực tàu, sản lượng và công suất khai thác. 143
Bảng 4.14: Tương quan nỗ lực khai thác và sản lượng của các nhóm loài .145

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Tựa hình Trang
Hình 1.1: Bản ñồ phân vùng biển và ven biển Việt Nam 5
Hình 3.1: Bản ñồ vùng nghiên cứu từ Sóc Trăng ñến Bạc Liêu 61
Hình 4.1: Sự biến ñộng nhiệt ñộ ở vùng nghiên cứu trong năm 77
Hình 4.2: Sự biến ñộng ñộ mặn nước mặt ở vùng nghiên cứu trong năm 78
Hình 4.3: Biến ñộng giá trị pH nước mặt vùng nghiên cứu trong năm 79
Hình 4.4: Biến ñộng hàm lượng COD qua các tháng thu mẫu 80
Hình 4.5: Biến ñộng hàm lượng BOD5 qua các tháng thu mẫu 82
Hình 4.6: Biến ñộng hàm lượng TSS qua các tháng thu mẫu 83
Hình 4.7: Biến ñộng hàm lượng OSS qua các tháng thu mẫu 84
Hình 4.8: Biến ñộng hàm lượng P-PO

4
3-
qua các tháng thu mẫu 85
Hình 4.9: Biến ñộng hàm lượng TAN qua các tháng thu mẫu 86
Hình 4.10: Biến ñộng hàm lượng SiO
2
qua các tháng thu mẫu 88
Hình 4.11: Cơ cấu thành phần loài thực vật phù du mùa khô 91
Hình 4.12: Cơ cấu thành phần loài thực vật phù du mùa mưa 91
Hình 4.13: Hàm lượng chlorophyll-a trung bình toàn vùng nghiên cứu 95
Hình 4.14: Cơ cấu thành phần loài ñộng vật phù du mùa mưa 98
Hình 4.15: Cơ cấu thành phần loài ñộng vật phù du mùa khô 98
Hình 4.16: Tương quan giữa hàm lượng chlorophyll-a và mật ñộ ðVPD 100
Hình 4.17: Tương quan giữa sinh vật phù du với môi trường vào mùa khô 101
Hình 4.18: Tương quan giữa sinh vật phù du với môi trường vào mùa mưa 102
Hình 4.19: Hình thái bên ngoài cá chỉ vàng 109
Hình 4.20: Quan hệ hồi qui chiều dài tổng và khối lượng thân cá chỉ vàng 110

xv

Hình 4.21: Biến ñộng hệ số CF của cá chỉ vàng theo thời gian 111
Hình 4.22: Các giai ñoạn phát triển tuyến sinh dục cá chỉ vàng cái 112
Hình 4.23: Các giai ñoạn phát triển tuyến sinh dục cá chỉ vàng ñực 112
Hình 4.24: Biến ñộng hệ số GSI của cá chỉ vàng theo thời gian 113
Hình 4.25: Quan hệ hồi qui khối lượng thân và sức sinh sản tuyệt ñối 114
Hình 4.26: Hình thái bên ngoài cá ñù bạc 115
Hình 4.27: Quan hệ hồi qui chiều dài tổng và khối lượng thân cá ñù bạc 116
Hình 4.28: Hệ số ñiều kiện CF của cá ñù bạc theo thời gian 117
Hình 4.29: Các giai ñoạn thành thục tuyến sinh dục cá ñù bạc cái 117
Hình 4.30: Các giai ñoạn thành thục tuyến sinh dục cá ñù bạc ñực 118

Hình 4.31: Biến ñộng hệ số GSI của cá ñù bạc theo thời gian 119
Hình 4.32: Quan hệ hồi qui khối lượng thân và sức sinh sản tuyệt ñối 120
Hình 4.33: Hình thái bên ngoài cá nục sò 121
Hình 4.34: Quan hệ hồi qui chiều dài tổng và khối lượng thân cá nục sò 122
Hình 4.35: Biến ñộng hệ số CF của cá nục sò theo thời gian 122
Hình 4.36: Các giai ñoạn thành thục sinh dục cá nục sò cái 123
Hình 4.37: Các giai ñoạn thành thục sinh dục cá nục sò ñực 123
Hình 4.38: Biến ñộng hệ số thành thục GSI của cá nục sò theo thời gian 125
Hình 4.39: Quan hệ hồi qui khối lượng thân và sức sinh sản tuyệt ñối 126
Hình 4.40: Hình thái bên ngoài cá ngân 127
Hình 4.41: Tương quan chiều dài tổng và khối lượng thân cá ngân 128
Hình 4.42: Biến ñộng hệ số ñiều kiện CF cá ngân theo thời gian 128
Hình 4.43: Các giai ñoạn thành thục sinh dục cá ngân cái 129
Hình 4.44: Các giai ñoạn thành thục sinh dục cá ngân ñực 129
Hình 4.45: Biến ñộng hệ số thành thục (GSI) cá ngân theo thời gian 130
Hình 4.46: Quan hệ hồi qui khối lượng thân và sức sinh sản tuyệt 131
Hình 4.47: Hình thái bên ngoài cá tráo mắt to 133

xvi

Hình 4.48: Tương quan chiều dài tổng và khối lượng thân cá tráo mắt to 140
Hình 4.49: Biến ñộng hệ số CF cá tráo mắt to 134
Hình 4.50: Biến ñộng hệ số GSI cá tráo mắt to 134
Hình 4.51: Các giai ñoạn thành thục sinh dục cá tráo mắt to cái 135
Hình 4.52: Các giai ñoạn thành thục sinh dục cá tráo mắt to ñực 135
Hình 4.53: Quan hệ hồi qui khối lượng thân và sức sinh sản tuyệt ñối 136
Hình 4.54: Sự chuyển hóa dinh dưỡng trong mô hình Ecopath 139
Hình 4.55: Ảnh hưởng tổng hợp của các mắt xích thức ăn vùng nghiên cứu 141
Hình 4.56: Biến ñộng số lượng tàu khai thác tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu 141
Hình 4.57: Biến ñộng số lượng và công suất tàu khai thác vùng nghiên cứu 141

Hình 4.58: Biến ñộng sản lượng và năng suất khai thác ở vùng nghiên cứu 143
Hình 4.59: Xu hướng biến ñộng sản lượng theo nỗ lực khai thác thực tế 146
Hình 4.60: Xu hướng biến ñộng sản lượng và nỗ lực khai thác (giả ñịnh 1) 147
Hình 4.61: Xu hướng biến ñộng sản lượng và nỗ lực khai thác (giả ñịnh 2) 148


1

CHƯƠNG 1
MỞ ðẦU

1.1 Gi

i thi

u
Vùng cửa sông là nơi chuyển tiếp giữa sông-biển và trở thành hệ sinh
thái rất ñộc ñáo và phức tạp nhưng giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Bờ biển
nước ta kéo dài 3.260 km cùng với hàng loạt hệ thống sông, rạch ñổ nước ra
biển ñã tạo nên một vùng cửa sông rộng lớn có giá trị quan trọng không những
về phương diện sinh thái mà còn quan trọng ñối với sự phát triển thủy sản và
kinh tế nước nhà (Vũ Trung Tạng, 1994; Võ Sĩ Tuấn, 2002).
Hệ sinh thái cửa sông từ Sóc Trăng ñến Bạc Liêu thuộc vùng biển ðông
Nam Bộ. Dọc theo vùng ven bờ có 4 cửa sông chính chảy ra biển ðông là cửa
ðịnh An, cửa Trần ðề (2 cửa này thuộc sông Hậu, khu vực huyện Long Phú)
và cửa Mỹ Thanh (thuộc sông Mỹ Thanh, khu vực huyện Long Phú và Vĩnh
Châu) và cửa Gành Hào (thuộc huyện ðông Hải) với hệ thống sông ngòi
chằng chịt, nên vùng này chịu ảnh hưởng của nước ngọt nội ñồng và sông Mê-
Kông ñổ ra, ñộ mặn giảm xuống dưới 5 ppt vào mùa mưa và tăng lên 33 ppt
vào mùa khô (Nguyễn Minh Niên, 2009).

Trong khi ñó, vùng biển gần bờ thì nằm trong giới hạn của ñường ñẳng
sâu 30m, ít chịu ảnh hưởng của khối nước ngọt từ sông Mê-Kông ñổ ra nên có
nồng ñộ muối tương ñối ổn ñịnh, trung bình trong mùa khô 33-34 ppt, mùa
mưa 30-33 ppt ở tầng mặt. Nhiệt ñộ nước trung bình ở tầng mặt 27-29
o
C.
Vùng này chịu ảnh hưởng rõ rệt của dòng chảy từ phía Nam ñi lên trong mùa
gió mùa Tây Nam và dòng chảy theo hướng Bắc-Nam trong mùa gió ðông
Bắc (Lê ðức Tố và ctv,. 2003). Vì vậy, ñộng thực vật thủy sinh không những
phong phú về thành phần loài mà cả về cấu trúc nhóm loài cũng thể hiện ñược
sự thích nghi của thủy sinh vật ñối với thủy vực nước chảy (Sở Thuỷ Sản Sóc
Trăng, 2002).
Thời gian gần ñây, tại ngư trường vùng biển ven bờ từ Sóc Trăng ñến
Bạc Liêu số lượng tàu thuyền trong và ngoài tỉnh ñến khai thác thủy sản tăng
ñột biến. Diễn biến sản lượng khai thác ở vùng biển từ Sóc Trăng ñến Bạc
Liêu biến ñộng theo xu hướng tăng mạnh từ 2005 ñến 2012 (tăng từ 91.269
tấn ñến 144.811 tấn). Trong khi ñó, năng suất khai thác ở vùng nghiên cứu thì
có xu hướng giảm từ năm 2008 (0,48 tấn/CV) ñến năm 2012 (0,51 tấn/CV).
Phương tiện tham gia khai thác cũng tăng nhanh liên tục cả về số lượng lẫn
tổng công suất máy tàu (năm 2000 có 1568 tàu ñến năm 2012 có 2260 tàu.
Trong ñó, số lượng tàu khai thác xa bờ (>90 CV) chiếm tỷ lệ khoảng 26,04-

2

35,05% so với tổng số tàu khai thác của hai tỉnh. ðiều ñó, cho thấy số lượng
tàu thuyền khai thác có công suất nhỏ hơn 90 CV ngày càng tăng, hoạt ñộng
chủ yếu của các tàu này tập trung ở vùng ven bờ với các loại ngư cụ khai thác
bằng lưới kéo, lưới rê và ñóng ñáy với kích cở mắt lưới khai thác tương ñối
nhỏ.
Sự suy giảm nghiêm trọng của nguồn lợi thủy sản ven biển ñã tác ñộng

mạnh mang tính tiêu cực ñến năng suất và hiệu quả khai thác cũng như hiệu
quả của các mô hình nuôi thủy sản ven biển có liên quan tới nguồn lợi và hậu
quả là gây ra những tác ñộng lớn về kinh tế -xã hội ñối với các cộng ñồng ven
biển (Lê Xuân Sinh, 2006). ðể nâng cao ñược hiệu quả sử dụng các ñặc trưng
sinh thái và kinh tế trong quá trình khai thác các nguồn lợi ở vùng biển ven bờ,
cần nghiên cứu một cách cơ bản và ñồng bộ những ñặc trưng, cấu trúc và chức
năng của mỗi thành phần (Nguyễn Tác An và ctv., 2003).
Xuất phát từ thực trạng trên, ñề tài “Cơ sở khoa học về môi trường nước
và thủy sinh vật ñể quản lý nguồn lợi thủy sản vùng ven biển Sóc Trăng - Bạc
Liêu” ñã ñược thực hiện.
1.2 M

c tiêu t

ng quát
Mục tiêu của ñề tài này nhằm cung cấp cơ sở khoa học về môi trường
nước và thủy sinh vật phục vụ cho việc bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi hải
sản ven biển từ Sóc Trăng ñến Bạc Liêu.
1.3 M

c tiêu c

th


• ðánh giá sự biến ñộng của một số chỉ tiêu môi trường và hiện trạng
nguồn lợi phiêu sinh vật, cá, tôm phân bố ở vùng ven biển từ Sóc trăng
ñến Bạc Liêu, làm cơ sở khoa học ñể quản lý môi trường, nguồn lợi và
ñịnh hướng phát triển nuôi trồng thủy sản.
• Xác ñịnh một số ñặc ñiểm sinh học và mùa vụ sinh sản của một số loài

cá có sản lượng khai thác chiếm ưu thế tại vùng ven biển từ Sóc Trăng
ñến Bạc Liêu, làm cơ sở khoa học cho việc quản lý, bảo vệ và tái tạo
nguồn lợi hải sản ở ñịa phương.
• Xây dựng các kịch bản quản lý nghề cá dựa trên cơ sở cân bằng các
mắc xích nguồn lợi thủy sinh vật bằng mô hình Ecopath with Ecosim.
1.4 N

i dung nghiên c

u
• Xác ñịnh ñặc tính môi trường nước và sinh vật phù du phân bố ở vùng
ven biển từ Sóc Trăng ñến Bạc Liêu;
• Xác ñịnh thành phần loài cá, tôm phân bố ở vùng ven biển từ Sóc Trăng
ñến Bạc Liêu;

3

• Phân tích ñặc ñiểm sinh trưởng, phát triển tuyến sinh dục và mùa vụ
sinh sản của một số loài cá phân bố vùng ven biển từ Sóc Trăng ñến
Bạc Liêu;
• Xây dựng mô hình cân bằng sinh khối thủy sinh vật vùng ven biển từ
Sóc Trăng ñến Bạc Liêu.
1.5 Nh

ng
ñ
i

m m


i và ý ngh
ĩ
a th

c ti

n c

a lu

n án
• Luận án ñã ñúc kết tương quan biến ñộng các yếu tố môi trường nước,
qua ñó ghi nhận các thời ñiểm cần quan tâm quản lý trong năm ở vùng
ven biển từ Sóc Trăng ñến Bạc Liêu, làm cơ sở khoa học cho việc ñánh
giá chất lượng môi trường phục vụ bảo vệ ñời sống thủy sinh vùng ven
biển.
• Luận án ñã nghiên cứu và phân tích ñược chuỗi mắc xích thức ăn tự
nhiên từ sinh vật phù du ñến nguồn lợi cá, tôm ở vùng ven biển từ Sóc
Trăng ñến Bạc Liêu, cung cấp một số thông tin mới về ñời sống quần
xã thủy sinh vật, làm cơ sở khoa học ñể quy hoạch khai thác, sử dụng
hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu.
• Luận án ñã nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học sinh trưởng, ñặc ñiểm phát
triển tuyến sinh dục và mùa vụ sinh sản của một số loài cá biển nhằm
phục vụ cho công tác phát triển ñối tượng nuôi trồng thủy sản nước lợ ở
tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu nói riêng và ðồng bằng sông Cửu Long nói
chung.
• Luận án ñã tổng hợp, phân tích cơ sở phương pháp luận mô hình cân
bằng sinh khối (Ecopath) và mô hình mô phỏng biến ñộng sản lượng
theo nỗ lực khai thác (Ecosim), từ ñó thiết kế mô hình Ecopath with
Ecosim cho vùng biển từ Sóc Trăng ñến Bạc Liêu, mở ra một hướng

mới trong quản lý nghề cá theo cách tiếp cận hệ sinh thái.

4

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 V

trí
ñị
a lý và
ñặ
c
ñ
i

m hình thái vùng bi

n Vi

t Nam
Biển Việt Nam nằm ở phía Tây Nam Thái Bình Dương, có thềm lục ñịa
rộng với ñịa hình ñáy biển khá phức tạp, dựa trên sự khác biệt về ñiều kiện tự
nhiên, ñịa hình ñịa mạo và ñặc ñiểm khí hậu mà biển Việt Nam ñược chia
thành 5 vùng chính: vùng vịnh Bắc Bộ, vùng biển miền Trung, vùng biển
ðông Nam Bộ, vùng biển Tây Nam Bộ và vùng biển xa bờ nằm ở giữa biển
ðông (Hình 1.1).
Vùng vịnh Bắc Bộ: là vịnh nhỏ, nằm ở phía Tây Bắc Biển ðông, phạm vi
từ 17

o
00’N-21
o
50’ và 105
o
40’E-110
o
00’E. Diện tích (chỉ riêng ở phía Việt
Nam) khoảng 22.207,5 hải lý vuông, tương ứng bằng 76.171,7 km
2
.
Vùng biển Miền Trung (Trung Bộ): có ñường ranh giới từ vĩ ñộ 17
o
00’N
và về phía Nam kéo dài tới 11
o
30’N thềm lục ñịa rất hẹp. ðường ñẳng sâu 200
m gần với bờ ñộ dốc tương ñối lớn, phạm vi ngư trường hẹp.
Vùng biển ðông Nam Bộ: có ñường ranh giới từ Phan Thiết kéo dài tới
mũi Cà Mau, thềm lục ñịa rất rộng, ñường ñẳng sâu 100 m mở rộng tới
khoảng 300 m hải lý cách bờ.
Vùng biển Tây Nam Bộ (vịnh Thái Lan): vùng biển nằm trong phạm vi
6
o
00’N-13
o
10’N và 99
o
15’E-105
o

05’E. ðây là vịnh nông và tương ñối kín,
vịnh có hình dạng ê-lip, trục dài 450 hải lý, chạy theo hướng Tây Bắc và trục
ngắn dài 300 hải lý. Phía Tây và Tây Bắc giáp biển Thái Lan. Phía Tây Nam
giáp với biển Malaysia, phía ðông và ðông Bắc giáp với biển Campuchia và
bờ biển Việt Nam, một phần phía ðông thông với biển ðông.
Vùng biển xa bờ (vùng quần ñảo Hoàng Sa và Trường Sa): Quần ñảo
Hoàng Sa gồm 37 ñảo, ñá, bãi cạn, bãi ngầm và một số ñối tượng ñịa lý khác
thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố ðà Nẵng. Khu vực quần ñảo nằm trên vùng
biển rộng khoảng 30.000 km
2
. Trong khi quần ñảo Trường Sa (thuộc huyện
Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà) là một tập hợp hơn một trăm ñảo nhỏ, bãi ñá
ngầm hình thành từ san hô (nằm lập lờ hoặc nhô lên khỏi mặt nước khi thủy
triều xuống thấp), bãi cát ngầm, bãi ngầm và ñược bao bọc bởi một vùng biển
rộng khoảng 198.964 km². Vùng biển rộng lớn của hai quần ñảo Hoàng Sa và
Trường Sa là hai ngư trường khai thác hải sản truyền thống của ngư dân Việt
Nam.

5


(Nguồn: Viện nghiên cứu Hải sản, 2005)
Hình 1.1: B

n
ñồ
phân vùng bi

n Vi


t Nam
2.2
ðặ
c
ñ
i

m môi tr
ườ
ng vùng ven bi

n Vi

t Nam
Việt Nam là quốc gia ven bờ biển ðông với vùng ñặc quyền kinh tế rộng
hơn một triệu km
2
, ñường bờ biển dài trên 3.260 km, các tỉnh ven biển nước ta
ngày càng có vị trí ñặc biệt quan trọng ñối với phát triển kinh tế-xã hội và an
ninh quốc phòng trong tất cả các thời kỳ phát triển ñất nước. Tuy nhiên, hoạt
ñộng phát triển gia tăng diễn ra tại các vùng biển và ven biển như các thành
phố lớn, khu du lịch, khu công nghiệp, khai thác mỏ và khoáng sản, nuôi trồng
thủy sản, giao thông vận tải và nhiều hoạt ñộng khai thác sử dụng tài nguyên

6

thiên nhiên khác làm nảy sinh nhiều vấn ñề môi trường bức xúc như xói lở bờ
biển, phú dưỡng, thủy triều ñỏ, ô nhiễm dầu, sụt lún và suy giảm chất lượng
nước ngầm, sinh cảnh bị phá hoại, sản lượng ñánh bắt ngày càng hạn chế (Hứa
Chiến Thắng, 2006). ðặc ñiểm môi trường ở các vùng biển Việt Nam như sau:

Vùng biển vịnh Bắc Bộ
:
nhiệt ñộ phân bố theo xu hướng tăng dần từ bờ
ra khơi và từ bắc vào Nam vào mùa gió ðông Bắc; nhiệt ñộ nước tầng mặt dao
ñộng trong phạm vi từ 14-24
o
C, nhiệt ñộ thấp nhất vào tháng 2 có thể tới
12,2
o
C. Sự chênh lệch nhiệt ñộ tầng mặt và tầng ñáy không nhiều vì vịnh
nông, sóng gió lớn làm cho khối nước luôn luôn xáo trộn; nhiệt ñộ tầng ñáy từ
14-23
o
C. Vào mùa gió Tây Nam, nhiệt ñộ tầng mặt ở vùng nước nông phía
Tây và Bắc có trị số cao khoảng 30
o
C, các vùng khác có nhiệt ñộ thấp hơn
28
o
C, nhiệt ñộ tầng ñáy giảm theo ñộ sâu. Nhiệt ñộ có xu hướng giảm dần vào
từ Bắc vào Nam và từ bờ ra khơi, nhiệt ñộ nước trung bình trong tháng 5 là
26,5
o
C ñến tháng 8 trên toàn vịnh xấp xỉ 28,6-29,8
o
C. Nhiệt ñộ nước tầng mặt
dao ñộng trong phạm vi từ 28-31
o
C, nhiệt ñộ nước tầng ñáy giảm dần theo ñộ
sâu từ 29,2-24,5

o
C. Trên bề mặt, ñộ mặn nước biển trung bình năm ở dải ven
bờ dao ñộng trong khoảng 20,52-31,29 ppt. Khu vực giữa vịnh ñộ mặn thường
cao và ổn ñịnh hơn và ñạt tới 32,33 ppt. ðộ mặn tầng ñáy trong toàn năm dao
ñộng từ 29-34,6 ppt. ðộ mặn trong năm phân bố theo xu hướng tăng dần từ
Bắc xuống Nam và từ bờ ra khơi. Trong mùa gió ðông Bắc nước bị xáo trộn
mạnh, ñộ mặn tầng mặt và tầng ñáy ít chênh lệch. ðến tháng 4 ñộ mặn nước
tầng mặt vùng ven bờ giảm xuống 35,5 ppt ở ngoài khơi và 11 ppt ở dải nước
ven bờ. Tại vùng cửa sông ñộ mặn có thiên giảm xuống 5 ppt. Vào mùa Hè
(mùa mưa) hàm lượng oxy hòa tan trong nước biển dao ñộng 4,45-7,32 mg/L,
trung bình cho toàn vùng là 6,50 mg/L, trong khi ñó vào mùa khô, lượng oxy
hòa tan trong biển dao ñộng từ 4,99 ñến 7,64 mg/L, trung bình là 6,8. Tuy
nhiên sự phân tầng của oxy hòa tan trong cột nước không rõ ràng giữa các
tầng sâu, các giá trị oxy hòa tan cực ñại thường xảy ra ở tầng 10 ñến 20 m.
Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) ở vùng ven biển ðồng bằng Sông Hồng có
giá trị cao (30-270 mg/L), trong ñó hàm lượng TSS ở vùng cửa sông Ba lạt
biến ñộng rất cao (125-270 mg/L) (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2010). Sự
dao ñộng về hàm lượng các muối dinh dưỡng vô cơ phụ thuộc rất lớn vào sự
chuyển tải nước ngọt từ hệ thống sông Hồng. Các chỉ số về muối dinh dưỡng
vô cơ bao gồm NO
2
-
, NO
3
-
, PO
4
3-
, SiO
2

trong nước biển dao ñộng theo mặt cắt
ngang là rất khác nhau. Sự phân tầng trong cột nước của muối dinh dưỡng
không theo một quy luật rõ ràng và ít có sự khác biệt lớn trong mùa mưa và
mùa khô (Nguyễn Tác An và Hoàng Trung Du, 2009). Hàm lượng COD trung
bình năm tuy chưa vượt QCVN nhưng những vùng chịu ảnh hưởng mạnh của

7

nước sông như Cửa Lụt, Cửa Ba Lạt, hoặc khu vực bãi tắm ðồ Sơn thường có
hàm lượng COD tăng cao hơn (4-12 mg/L) so với các khu vực biển ven bờ
khác như Trà Cổ, Sầm Sơn và Cửa Lò (<4 mg/L). Biến ñộng hàm lượng
Amôniăc (N-NH
4
) cao hơn ở khu vực ven biển ven bờ miền Bắc so với miền
Trung và miền Nam. Tại nhiều vùng cửa sông như Cửa Lụt, ðồ Sơn, Ba Lạt,
hàm lượng Amôniăc (0,14-0,19 mg/L) ñã vượt QCVN 10:2008/BTN&MT ñối
với nước biển ven bờ cho nuôi trồng thủy sản, bảo vệ thủy sinh (Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường, 2010).
Vùng biển Miền Trung: mang ñặc tính của vùng biển sâu, chế ñộ thủy
văn ñược hình thành trong quá trình tương tác của nước biển khơi và nước
vịnh Bắc Bộ chảy dọc bờ xuống phía Nam vào gió mùa ðông Bắc. Song ảnh
hưởng của nước biển khơi quanh năm giữ vai trò chính. Cấu trúc nhiệt mặn ở
ñây mang cấu trúc ñại dương. Trong mùa gió Tây Nam, vùng ven bờ từ Quảng
Bình ñến Quy Nhơn ñộ mặt tầng mặt dao ñộng trong khoảng từ 32-33 ppt,
ngoài khơi 33,5-34,5 ppt. Riêng ở mũi Dinh do ảnh hưởng của nước trồi, ngay
sát ven bờ ñộ mặn tầng mặt lên ñến 34 ppt. Trong mùa gió ðông Bắc ñộ mặn
ñạt từ 31,5-34,5 ppt, thấp nhất là dải ven bờ ngang Quy Nhơn 31,5-32,5 ppt.
Các khu vực còn lại có ñộ mặn từ 33-34 ppt. Nhìn chung, biên ñộ dao ñộng
ñộ mặn giữa hai mùa mưa và khô không thể hiện rõ và quanh năm ñều trên
dưới 33ppt. Thời kỳ ñộ mặn có trị số cao và ổn ñịnh là từ tháng 12 năm trước

ñến tháng 6 năm sau với giá trị tầng mặt từ 31-34 ppt và tầng ñáy từ 33-34 ppt.
Vào mùa mưa, hàm lượng oxy hòa tan dao ñộng khá nhỏ từ 6,14 ñến 6,85
mg/L (trung bình là 6,63 mg/L), trong khi vào mùa khô oxy hòa tan ở tầng mặt
lại cao hơn so với mùa mưa, dao ñộng từ 6,73 ñến 7,4 mg/L (trung bình là
7,20 mg/L). Oxy hòa tan càng xuống sâu càng giảm. Các kết quả phân tích
trong chuyến khảo sát tháng 8/1992 cho thấy hàm lượng muối Nitrate trong
tầm ưu quang của khu vực Phan Rang Phan Thiết dao ñộng từ 48-408 µg/L
(trung bình 167 µg/L) (Phạm Văn Thơm, 1997). Các dạng muối của Nitơ như
Ammonium, Nitite thường có hàm lượng vết hoặc rất thấp. Hàm lượng trung
bình toàn bộ cột nước của các trạm thuộc vùng biển Miền Trung: nitrate
1,98±2,13µg/L dao ñộng 0,03-7,85 µg/L; nitrate là 16,08±38,92 µg/L, dao
ñộng khoảng 0,41-194,01 còn giá trị trung bình theo các tầng sâu cho thấy
hàm lượng nitrite ñạt cực ñại khoảng 50-75 m. Hàm lượng phốt phát dao ñộng
trong khoảng 0,53-12,12 µg/L. Ở trong các cột nước hàm lượng phốt phát tăng
dần theo ñộ sâu và ñạt giá trị cao nhất ở các tầng ñáy. Hàm lượng muối dinh
dưỡng sillic chiếm tỉ lệ khá cao trong thành phần các muối dinh dưỡng tại hầu
hết các tầng sâu và chúng tăng dần theo chiều sâu của cột nước. Hàm lượng
dao ñộng từ 19,38- 361,49 µg/L (trung bình 107,40±68,35 µg/L). Hàm lượng

×