Tải bản đầy đủ (.pdf) (257 trang)

kinh tế học vi mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.01 KB, 257 trang )



MÔN HỌC

KINH TẾ VI MÔ

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

• Các chủ đề chính:
– Kinh tế học là gì?
– Mười nguyên lý của kinh tế học
– Sự phụ thuộc lẫn nhau và các mối lợi từ thương
mại

Kinh tế học vi mô và những vấn đề kinh tế cơ bản
của doanh nghiệp


Kinh tế học là gì?

• Kinh tế học là môn học nghiên cứu phương thức xã
hội quản lý nguồn lực khan hiếm của mình (N.
Gregory Mankiw).
Cụ thể KTH nghiên cứu:
– Mọi người ra quyết định như thế nào?
– Con người tác động qua lại lẫn nhau như thế nào?
– Tốc độ tăng trưởng của mức thu nhập bình quân.
– Tình trạng thất nghiệp.
– Tốc độ gia tăng của giá cả.


– …

Mười nguyên lý của kinh tế học
• Bốn nguyên lý bàn về cách thức ra quyết định
cá nhân (con người ra quyết định như thế
nào?).
• Ba nguyên lý liên quan đến cách thức mà con
người tương tác với nhau.
• Ba nguyên lý liên quan đến sự vận hành của
nền kinh tế.
Con người ra quyết định như thế nào?
• Nguyên lý 1: Con người phải đối mặt với sự
đánh đổi.
Để có được một thứ ưa thích, chúng ta thường
phải từ bỏ một thứ khác.
Quá trình ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi
mục tiêu này để đạt được một mục tiêu khác.
• Nguyên lý 2: Chi phí (chi phí cơ hội) của một
thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó.

• Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại
điểm cận biên.
– Những thay đổi cận biên là những điều chỉnh nhỏ
trong kế hoạch hành động hiện có.
– Bằng cách so sánh lợi ích cận biên và chi phí cận
biên, bạn có thể đưa ra được quyết định tối ưu.
– Người ra quyết định duy lý sẽ chỉ hành động khi
lợi ích cận biên vượt quá chi phí cận biên.

• Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các kích

thích.
Vì mọi người ra quyết định dựa trên sự so sánh
chi phí và lợi ích, nên hành vi của họ có thể
thay đổi khi lợi ích hoặc chi phí thay đổi.

Con người tương tác với nhau như
thế nào?
• Nguyên lý 5: Thương mại làm cho mọi người
đều có lợi.
– Thương mại cho phép mỗi người (mỗi nước)
chuyên môn hóa vào một lĩnh vực mà mình làm tốt
nhất.
– Thông qua hoạt động thương mại với những người
khác, con người có thể mua được những hàng hóa
và dịch vụ đa dạng hơn, với chi phí thấp hơn.
• Nguyên lý 6: Thị trường luôn là phương thức tốt để
tổ chức hoạt động kinh tế.
– “Khi tác động qua lại lẫn nhau trên thị trường, các hộ gia
đình và doanh nghiệp hành động như thể họ được dẫn dắt
bởi một “bàn tay vô hình”, đưa họ tới những kết cục thị
trường đáng mong muốn. (Adam Smith).
– Giá cả phản ánh giá trị của hàng hóa đối với xã hội và chi
phí mà xã hội phải chịu để sản xuất ra hàng hóa đó.
– Khi đưa ra các quyết định mua và bán cái gì, hộ gia đình và
doanh nghiệp đều nhìn vào giá cả hàng hóa, nên vô tình họ
tính đến các lợi ích và chi phí, nhờ đó đôi khi cho phép tối
đa hóa lợi ích xã hôi.

• Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ có thể cải
thiện được kết cục thị trường

– Đôi khi thị trường tự nó thất bại trong việc phân bổ
nguồn lực một cách có hiệu quả (thất bại thị
trường). Nguyên nhân có thể do:
• Ảnh hưởng ngoại hiện: là ảnh hưởng do một người tạo
ra đối với phúc lợi của người ngoài cuộc.
• Sức mạnh thị trường là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng
của một cá nhân hay nhóm người trong việc gây ảnh
hưởng quá mức lên giá cả thị trường.

Nền kinh tế với tư cách là một tổng
thể vận hành như thế nào?
• Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ
thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch
vụ của nước đó (năng suất lao động của quốc
gia).

• Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá
nhiều tiền.
– Khi chính phủ tạo ra một lượng tiền lớn, giá trị của
tiền giảm. Sự gia tăng của lượng tiền là nguyên
nhân cuối cùng của lạm phát.

Lạm phát tức sự gia tăng của mức giá chung trong
nền kinh tế.

• Nguyên lý 10: Chính phủ phải đối mặt với sự
đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất
nghiệp
– Việc cắt giảm lạm phát (chính phủ cắt giảm lượng
tiền) thường gây ra tình trạng gia tăng tạm thời của

thất nghiệp.

Sự phụ thuộc lẫn nhau và các mối lợi từ
thương mại
• Tại sao mọi người lại trao đổi với người láng
giềng của mình?
• Tại sao các quốc gia này lại trao đổi với các
quốc gia khác?
• Mọi người thu được mối lợi cụ thể gì khi họ
trao đổi với nhau?
• Tại sao mọi người lại chọn cách trở nên phụ
thuộc vào nhau trong việc cung ứng hàng hóa
và dịch vụ?
• Giả định:
– Thế giới chỉ có hai loại hàng hóa là thịt bò và
khoai tây.
– Và chỉ có hai người sống trên thế giới này - một
người chăn nuôi và một người trồng khoai tây -
mỗi người thích ăn cả thịt và khoai tây.
• Nếu người chăn nuôi chỉ sản xuất thịt và người
trồng trọt chỉ sản xuất khoai tây.
– Nếu không có sự trao đổi giữa hai người này?
– Nếu có sự trao đổi giữa họ?
• Nếu người trồng trọt có thể nuôi gia súc,
nhưng anh ta không thành thạo lắm, và người
nuôi gia súc có thể trồng khoai tây nhưng đất
đai của anh ta không màu mỡ lắm để trồng
khoai -> Lợi ích của họ sẽ cao hơn nếu họ
chuyên môn hóa vào cái họ làm tốt nhất, sau
đó trao đổi với nhau

• Nếu người chăn nuôi có thể chăn nuôi gia súc
và trồng khoai tây giỏi hơn người trồng trọt.
– Họ có nên chọn cách tự cung tự cấp không?
– Hay vẫn còn lý do để họ trao đổi với nhau?
Số giờ cần thiết để sản
xuất 1 cân
Lượng hàng sản xuất
trong 40 giờ
Thịt Khoai tây Thịt

Khoai tây
Người trồng trọt
Người chăn nuôi
20 giờ/cân
1 giờ/cân
10 giờ/cân
8 giờ/cân
2 cân
40 cân
4 cân
5 cân
Ví dụ: Các cơ hội sản xuất của người trồng trọt và người chăn
nuôi
Thịt
Thịt
Khoai Khoai
2
1
0 2 4
A

40

20
B
0 2.5 5
(a) Đường giới hạn năng lực sản xuất của
người trồng trọt
(b) Đường giới hạn năng lực sản xuất của
người chăn nuôi
Phần (a) chỉ ra các kết hợp thịt và khoai tây mà người trồng trọt có thể sản xuất. Phần
(b) chỉ ra các kết hợp thịt và khoai tây mà người chăn nuôi có thể sản xuất
• Nếu người trồng trọt và người chăn nuôi chọn
cách tự cung tự cấp, thì mỗi người sẽ tiêu dùng
đúng những thứ mà anh ta sản xuất ra. Lúc này
đường giới hạn năng lực sản xuất cũng chính
là đường giới hạn khả năng tiêu dùng. Đây
chính là các kết hợp thịt và khoai tây mà họ có
thể tiêu dùng.
• Giả định các kết hợp giữa hai hàng hóa thịt và
khoai tây được ưa thích của người trồng trọt và
người chăn nuôi lần lượt là A(2;1) và B
(2.5;20) như trên đồ thị.

Nếu có chuyên môn hóa và trao đổi thương
mại xảy ra -> có mối lợi nào từ thương mại
không?

Kết cục khi tự
cung tự cấp
Kết cục khi có chuyên môn hóa và trao đổi Mối lợi từ trao

đổi
Cái họ sản xuất
và tiêu dùng
Cái họ sản
xuất
Cái họ trao đổi Cái họ tiêu
dùng
Mức tăng trong
tiêu dùng
N.t.trọt:
1 cân thịt
2 cân khoai
(Điểm A)
N.c.nuôi:
20 cân thịt
2.5 cân khoai
(Điểm B)

0 cân thịt
4 cân khoai


24 cân thịt
2 cân khoai
Nhận 3 cân
thịt, cho một
cân khoai.

Cho 3 cân thịt
để lấy một

cân khoai


3 cân thịt
3 cân khoai
(Điểm A*)

21 cân thịt
3 cân khoai
(Điểm B
*
)

2 cân thịt
1 cân khoai


1 cân thịt
0.5 cân khoai
Những mối lợi từ trao đổi:
3
A
Thịt
Thịt
Khoai Khoai
2
1
0 2 4
40
B

0 2.5 3 5
A
*

3
B
*

21
20
Tiêu dùng của
người trồng trọt
khi có thương mại
Tiêu dùng của
người trồng trọt

khi không có
thương mại
Tiêu dùng của
người chăn nuôi
khi có thương mại
Tiêu dùng của
người chăn nuôi

khi không có
thương mại

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×