Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

tiết 25-Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 31 trang )


Tiết 25 ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA
LỚP GIÁP XÁC

I- MỘT SỐ GIÁP XÁC KHÁC
Tiết 25 ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC
Quan sát những hình ảnh sau đây

Mọt ẩm
Râu ngắn, các đôi chân đều bò được. Thở bằng
mang, ở cạn nhưng chúng cần chỗ ẩm ướt

Con sun
Sống ở biển, con trưởng thành sống cố
định, thường bám vào vỏ tàu, thuyền,
làm giảm tôc độ di chuyển của phương
tiện giao thông thủy

Rận nước
Sống ở nước ngọt,có kích thước khoảng
2mm. Di chuyển nhờ vận động của đôi râu
lớn. Mùa hạ sinh sản toàn con cái, là thức
an chủ yếu của cá

Chân kiếm tự do
Sống ở các thủy vực nước ngọt, nước
mặn và nước lợ, có kích thước và vai
trò như rận nước

Cua đồng
Phần bụng tiêu giảm, dẹp mỏng gập vào mặt


bụng của mai. Cua bò ngang, thích nghi với
lối sống ở hang hốc

Cua nhện
Sống ở biển, được coi có kích thước lớn nhất
trong lớp giáp xác, nặng tới 7kg. Chân dài
giống nhện. Thịt ăn ngon

Tôm ở nhờ ( ốc mượn hồn )
Thường gặp ở ven bờ biển.Có phần
bụng vỏ mỏng và mềm, thường ẩn
dấu vào chiếc vỏ ốc rỗng. Khi di
chuyển chúng kéo vỏ ốc theo. Chúng
sống cộng sinh với hải quỳ

MỘT SỐ GIÁP XÁC KHÁC
Mọt ẩm
Con sun Rận nước
Chân kiếm Cua đồng
Cua nhện
Tôm ở nhờ

I- MỘT SỐ GIÁP XÁC KHÁC
Tiết 25 ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC
-
Trong số các đại diện giáp xác ở trên:
+Loài nào có kích thước lớn nhất ?
Cua nhện
+Loài nào có kích thước nhỏ nhất ?
Rận nước, chân kiếm

+Loài nào có hại, có hại như thế nào?
Con sun, chân kiếm kí sinh
+Loài nào có lợi và lợi như thế nào?
Rận nước, chân kiếm tự do, cua đồng, cua nhện…
- Ở địa phương thường gặp các giáp xác nào và chúng
sống ở đâu?
Tôm, tép, cua đồng, mọt ẩm, rận nước, chân kiếm
Quan sát lại hình ảnh của các đại diện lớp giáp xác, đọc
lại thông tin về từng loài, thảo luận trả lời các câu hỏi sau

Một số đại diện khác của lớp giáp xác
Tôm sú: sống ở nước mặn, nước
lợ
Tôm he: sống ở nước mặn, nước lợ
Tôm càng xanh: Sống ở
nước ngọt, nước lợ
Tôm rồng: sống ở đồng ruộng, ao
hồ sông suối, đầm lầy nước ngọt

Tôm hùm
Con tép: Sống ở nước ngọt
Tôm thẻ chân trắng: Sống ở
nước mặn, nước lợ
Con ruốc biển

Con cáy: sống ở nước lợ, nước ngọt Cua biển
Con còng: sống trên bãi triều,
đáy cát
Con ghẹ


Con dã tràng: Sống ở bãi cát vùng
triều. Dùng càng chuyền cát qua miệng
để lọc thức ăn, vê cát thành viên
Dã tràng xe cát biển đông
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì

Sự đa dạng của
lớp giáp xác
được thể hiện ở
những điểm nào?
-
Số loài và kích thước
-
Môi trường sống
-
Lối sống
Tiết 25 ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC
I- MỘT SỐ GIÁP XÁC KHÁC

Tiết 25 ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC
I- MỘT SỐ GIÁP XÁC KHÁC
Giáp xác rất đa dạng, sống ở các môi
trường nước, một số ở cạn, số nhỏ kí sinh.
Các đại diện thường gặp như tôm sông,
cua, tôm ở nhờ, rận nước, mọt ẩm, chân kiếm

Tiết 25 ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC
I- MỘT SỐ GIÁP XÁC KHÁC
II- VAI TRÒ THỰC TIỄN
Thảo luận hoàn thành bảng trang 81


STT
Các mặt có ý nghĩa
thực tiễn
Tên các loài
ví dụ
Tên các loài có ở
địa phương
1
Thực phẩm đông lạnh
2
Thực phẩm khô
3
Nguyên liệu để làm
mắm
4
Thực phẩm tươi sống
5
Có hại cho giao thông
thủy
6
Kí sinh gây hại cá
Tôm hùm, tôm sú,
tôm he…
Tôm, ruốc biển, tép
Ruốc, tép, tôm Tôm, tép
Tôm, cua, cua nhện Tôm sông, cua đồng
Con sun
Chân kiếm kí sinh Chân kiếm kí sinh
Bảng Ý nghĩa thực tiễn của lớp Giáp xác


Tiết 25 ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC
I- MỘT SỐ GIÁP XÁC KHÁC
II- VAI TRÒ THỰC TIỄN
Thực phẩm đông lạnh

Tiết 25 ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC
I- MỘT SỐ GIÁP XÁC KHÁC
II- VAI TRÒ THỰC TIỄN
Thực phẩm khô

Tiết 25 ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC
I- MỘT SỐ GIÁP XÁC KHÁC
II- VAI TRÒ THỰC TIỄN
Mắm còng
Nguyên liệu để làm mắm

Tiết 25 ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC
I- MỘT SỐ GIÁP XÁC KHÁC
II- VAI TRÒ THỰC TIỄN
Nêu vai trò của giáp xác đối với con người và động
vật khác?
+ Là nguồn cung cấp thực phẩm cho con người: Thực
phẩm đông lạnh, thực phẩm khô, nguyên liệu làm mắm…
+ Là nguồn lợi xuất khẩu có giá trị: tôm hùm, tôm he, cua
biển…
+ Là nguồn thức ăn của cá: Rận nước, chân kiếm tự do
Lớp giáp xác có những tác hại nào?
+ Có hại cho giao thông đường thủy: Con sun
+ Có hại cho nghề cá: Chân kiếm kí sinh, rận cá, trùng mỏ neo

+ Là động vật trung gian truyền bệnh giun sán: Cua núi-bệnh
sán phổi, chân kiếm kí sinh- sán dây…

Tiết 25 ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC
I- MỘT SỐ GIÁP XÁC KHÁC
II- VAI TRÒ THỰC TIỄN
- Lợi ích:
+ Là nguồn cung cấp thực phẩm cho con người.
+ Là nguồn lợi xuất khẩu có giá trị
+ Là nguồn thức ăn của cá .
-
Tác hại:
+ Có hại cho giao thông đường thuỷ.
+ Có hại cho nghề cá
+ Là vật chủ trung gian truyền bệnh


Tiết 25 ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC
I- MỘT SỐ GIÁP XÁC KHÁC
II- VAI TRÒ THỰC TIỄN
? Do ích lợi trên mà hiện nay nhiều loài giáp
xác bị khai thác quá mức. Điều này sẽ dẫn đến
hậu quả gì?
+ Cạn kiệt nguồn thuỷ hải sản có giá trị.
+ Ảnh hưởng tới nguồn thức ăn của các loài
khác trong hệ sinh thái.
+ Mất cân bằng sinh thái.

×