Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

mạng lưới cấp và thoát nước đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.79 MB, 114 trang )

MẠNG LƯỚI CẤP VÀ
THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ
GV: Ngô Phương Linh Viện CNSH & MT
ĐT: 093 810 9597 Email:
NỘI DUNG
1. Các khái niệm cơ bản về cấp nước đô thị
2. Nguồn nước, công trình thu và trạm xử lý
nước cấp
3. Mạng lưới cấp nước và các công trình trên
mạng lưới cấp nước
4. Các khái niệm cơ bản về thoát nước đô thị
5. Mạng lưới và các công trình trên mạng lưới
thoát nước
6. Kiểm soát nước thải đô thị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Hiếu Nhuệ, Trần Đức Hạ và cộng sự, Cấp thoát nước,
NXB KHKT, 2007
Hoàng Văn Huệ, Mạng lưới cấp nước, NXB Xây dựng Hà
Nội, 2010
Đỗ Trọng Miên, Vũ Đình Dịu, Giáo trình Cấp thoát nước,
NXB Xây dựng Hà Nội, 2010
TCXDVN 33:2006. Cấp nước – Mạng lưới đường ống và
Công trình – Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 51:1984. Thoát nước – Mạng lưới bên ngoài và công
trình – Tiêu chuẩn thiết kế
David Butler and John W. Davies, Urban Drainage, Spon
Press, 2011
Vấn đề 1. Các khái niệm cơ bản về cấp
nước đô thị
I. Các thành phần cơ bản của hệ thống cấp
nước


II. Phân loại hệ thống cấp nước đô thị
III. Tiêu chuẩn dùng nước, chế độ dùng nước
và chất lượng nước sử dụng
IV. Lưu lượng tính toán, công suất và áp lực
trong hệ thống cấp nước
Khái niệm: Hệ thống cấp nước là tập hợp
các công trình, thiết bị có chức năng thu
nước, xử lý nước, vận chuyển, điều hòa và
phân phối nước tới các nơi tiêu thụ.
Hệ thống cấp nước bao gồm:
Công trình thu nước
Các công trình vận chuyển
Các công trình xử lý
Các công trình điều hòa
Mạng lưới đường ống

Theo đối tượng phục vụ
Hệ thống cấp
nước sinh hoạt
Hệ thống cấp
nước sản xuất
Hệ thống cấp
nước chữa cháy
Hệ thống cấp
nước kết hợp
Theo phương pháp sử
dụng
Hệ thống cấp nước
trực tiếp
Hệ thống cấp nước

tuần hoàn
Hệ thống cấp nước
dùng loại tuần hoàn –
nối tiếp

Vấn đề 2. Nguồn nước, công trình
thu và trạm xử lý nước cấp
I. Nguồn cung cấp nước
II. Công trình thu nước
III.Trạm xử lý nước cấp
I. Nguồn cung cấp nước
Các
nguồn
nước
trong
tự
nhiên
bao
gồm:
Nước mưa
Nước mặt
Nước ngầm
Nước biển
1. Nguồn nước
Nước mưa
Tương đối sạch, không chứa các tạp chất khoáng vật
Là nước mềm nhất. Độ cứng dưới 100 micro đương
lượng/l
Độ bẩn trong khí quyển quyết định phần lớn đến
thành phần và chất lượng nước mưa

Nước mặt
Thành phần và chất lượng phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên và
tác động của con người
Do kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt nên có các đặc
trưng:
Chứa khí hòa tan
Chứa nhiều chất rắn lơ lửng
Hàm lượng chất hữu cơ cao
Chứa nhiều vi sinh vật, nhiều loại tảo
Gồm nước trong các ao,
đầm, hồ chứa, sông, suối …
Nước ngầm
Chất lượng nước phụ thuộc vào
thành phần khoáng hóa, cấu trúc địa
tầng và hoạt động của con người.
Đặc trưng của nước ngầm:
Độ đục thấp
Nhiệt độ và thành phần hóa học
tương đối ổn định
Không có oxy hòa tan
Chứa nhiều chất khoáng hòa tan
chủ yếu là Fe, Mn,…
Nước biển
Có thành phần ổn định nhất
Có tính ăn mòn và xâm thực rất mạnh
Hàm lượng muối và chất rắn lơ lửng thay
đổi tùy theo vị trí địa lý
Ước tính phân bố nước toàn cầu
Khi nghiên cứu nguồn nước cần làm rõ một số chỉ
tiêu cần thiết

Đối với nước mặt:
Lưu lượng tối đa ứng với mực nước cao nhất
Lưu lượng tối thiểu ứng với mực nước thấp nhất
Tốc độ dòng chảy
Tình trạng bồi lở của dòng sông
Đối với nước ngầm:
Mực nước tĩnh
Mực nước động
Đường cong giảm áp
Bán kính giảm áp
2. Lựa chọn nguồn cấp nước:
Nguồn nước phải có lưu lượng trung bình nhiều năm theo
tần suất yêu cầu của đối tượng tiêu thụ. Trữ lượng nguồn
nước phải đảm bảo khai thác được nhiều năm.
Chất lượng nước đáp ứng yêu cầu vệ sinh theo TCVN, ưu
tiên chọn nguồn nước nào dễ xử lý và ít dùng hóa chất.
Ưu tiên chọn nguồn nước gần nơi tiêu thụ, có sẵn thế năng
để tiết kiệm năng lượng.
Có địa chất công trình phù hợp với yêu cầu xây dựng, có
điều kiện bảo vệ nguồn nước.
Không gây trở ngại cho các nhu cầu dùng nước khác
Thuận tiện cho việc thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành,
quản lý với chi phí thấp.
3. Bảo vệ nguồn nước
Nguồn nước phải được bảo vệ khỏi sự khô kiệt bởi khai
thác quá mức và sự ô nhiễm từ các hoạt động vô ý thức
của cong người gây nên.
Đối với nước ngầm:
Khu vực bảo vệ I: nghiêm cấm xây dựng các công trình,
người không có trách nhiệm không được đi lại.

Bán kính 50m nếu tầng bảo vệ dày hơn 6m
Bán kính 100m nếu độ dày tầng bảo vệ ≤ 6m
Khu vực bảo vệ II: là khu vực hạn chế xung quanh khu
vực I.
Bán kính bảo vệ lấy 50 ÷ 300m phụ thuộc vào độ thấm
nước và cỡ hạt của tầng bảo vệ.
Nếu bán kính 300m, cho phép chỉ xây các công trình của
hệ thống cấp nước.
3. Bảo vệ nguồn nước
Đối với nước mặt:
Đối với sông:
Khu vực bảo vệ I: nghiêm cấm xây dựng, tắm giặt, làm bến bãi
và xả nước vào nguồn.
Phạm vi: cách công trình thu về phía thượng nguồn từ 200 ÷
500m, về phía hạ nguồn từ 100 ÷ 200m tùy thuộc lưu lượng, tốc
độ ảnh hưởng của thủy triều đến dòng sông.
Khu vực II: không cho phép xả nước bẩn vào.
Phạm vi tính về phía thượng nguồn của các con sông:
Sông lớn từ 15 ÷ 20km
Sông vừa từ 20 ÷ 40km
Toàn bộ các suối nhỏ
Khu vực III: hạn chế nhưng cho phép xả nước thải có xử lý và
phải tính toán đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước
Đối với hồ chứa, đập nước:
 Khu vực I: Nghiêm cấm nuôi cá,
xả nước bẩn vào, nghiêm cấm
xây dựng, chăn nuôi, trồng trọt
Phạm vi:
 300 ÷ 500m gần bờ nếu địa
hình khu vực bằng phẳng

 Toàn bộ lưu vực nếu đất dốc về
phía hồ.
 Khu vực II: 300m tiếp theo
3. Bảo vệ nguồn nước
I. Nguồn cung cấp nước
I. Nguồn cung cấp nước
I. Nguồn cung cấp nước
III. Trạm xử lý nước

×