Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

sinh thái và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 81 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN








Tài liệu học tập
SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG

Biên soạn: TS. Trương Minh Chuẩn









Nha Trang, năm 2011
1
LỜI MỞ ĐẦU

Môn học sinh thái và môi trường được thiết kế trong chương trình đào tạo
của Trường Đại học Nha Trang và được giảng dạy cho nhiều ngành học.


Môn học có nội dung kiến thức rất cần thiết cho sinh viên để ứng dụng vào
công việc, qua học tập sẽ có nhận thức đúng về môi trường sinh thái và có những
hành động tích cực để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Nội dung môn học là những vấn đề chung của nhân loại, đang được thế giới
quan tâm. Giáo trình môn học được soạn dựa trên cơ ở chương trình môn học của
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 1995, tác giả có tham giả có tham khảo các
giáo trình khác như: “Con người và Môi trường” (1999) của PGS-TS. Nguyễn
Trọng Nho và CN. Nguyễn Văn Quỳnh Bôi biên soạn, Trường Đại học Thủy sản
(nay là Trường Đại học Nha Trang) ấn hành; “Khoa học Môi trường” (2001) của Lê
Văn Khoa chủ biên, NXB Khoa học Giáo dục phát hành; “Sinh thái và Môi trường
học cơ bản” (2005) của GS-TSKH. Lê Huy Bá và GS-TS. Lâm Minh Triết chủ biên,
NXB Đại học Quốc gia TP.HCM phát hành.
Giáo trình được biên soạn dưới dạng một giáo án cụ thể để đáp ứng yêu cầu
giảng dạy của môn học Sinh thái và Môi trường theo phương pháp giảng dạy tính
cực: nêu vấn đề và phát huy tính tự giác học tập, tự nghiên cứu của sinh viên.
Giáo trình này được thiêt kế gồm 45 tiết học lý thuyết và thảo luận trên lớp,
nội dung gồm có 6 chương.
Qua quá trình thực hiện, chúng tôi nhận thấy giáo trình này còn co nhiều
thiết sót, nhiêu vấn đề cần có thêm nhiều thời gian để tiếp tục nghiên cứu, bởi vì
Sinh thái và Môi trường là lĩnh vực rộng lớn, việc hiểu và sử dụng các khái niệm,
thuật ngữ và hệ thống hóa các khái niệm, nội dung, … còn nhiều hạn chế. Chúng tôi
mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp và sinh viên.
2
CHƯƠNG 1
SINH THÁI HỌC VÀ KHOA HỌC MƠI TRƯỜNG (7 tiết)

1.1 . SINH THÁI HỌC
1.1.1 Khái niệm về sinh thái :
- Là các yếu tố sinh thái trong môi trường (MT) sống của sinh vật.
- Gồm 3 nhóm yếu tố chính :

+ Yếu tố vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, đất, gió …)
+ Yếu tố hữu sinh (các sinh vật).
+ Yếu tố con người.








Hình 1.1: Sơ đồ về các yếu tố sinh thái trong MT sống
thường xuyên tác động lên đời sống của thỏ
1.1.2. Khái niệm sinh thái học (Ecology)
a/ Thuật ngữ sinh thái học hình thành từ chữ Hylạp:
+ Oikos là: nhà, nơi ở.
+ Logos là: môn học.
b/ Đònh nghóa sinh thái học:
E.P.Odum đònh nghóa rằng “Sinh thái học là khoa học về quan hệ của sinh
vật hoặc một nhóm sinh vật với MT xung quanh hoặc như là quan hệ tương hỗ
giữa sinh vật với MT sống của chúng (1971)”.
3
Hay nói cách khác là Khoa học về toàn bộ mối quan hệ giữa cơ thể sinh
vật với ngoại cảnh và các điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của chúng.
c/ Đối tượng nghiên cứu sinh thái học: là tất cả mối quan hệ tương hỗ giữa
sinh vật với MT sống của chúng. Tuy nhiên sinh thái học chỉ nghiên cứu: các hệ
sinh học có tổ chức cao (cá thể, quần thể, quần xã…). Hệ sinh thái là đơn vò cơ sở
của tự nhiên, đơn vò chức năng cơ bản của sinh thái học.
Thí dụ: Trong phát triển nghề thuỷ sản, các nhà sinh thái phải nghiên cứu
về: chu trình sống, tập tính, di truyền, sinh sản các loài, quan hệ dinh dưỡng của

chúng, nghiên cứu phương pháp thuần dưỡng. Vấn đề mũi nhọn là bảo vệ khôi
phục loài q hiếm, phải bảo tồn nguồn gen.
1.2. KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG (Environment )
1.2.1 Khái niệm chung về môi trường (MT):
Môi trường được hiểu là tổ hợp các thành phần của thế giới vật chất làm
cơ sở cho sự tồn tại, phát triển của sinh vật và con người. MT được tạo thành bởi
các thành phần của nó như đất, nước, không khí, sinh vật và con người, giữa
chúng lại có mối liên quan chặt chẽ và rất hữu cơ với nhau. Mỗi thành phần của
MT lại chính là một MT hoàn chỉnh vì vậy người ta gọi các thành phần này là
Môi Trường thành phần

Hình 1.2: MT sinh thái và thành phần của nó lấy con người làm trọng tâm
4

Hình 1.3 : Sơ đồ các thành phần trong MT đất
Ta cũng biết rằng mối liên quan chặt chẽ và hữu cơ của các thành phần
MT còn biểu hiện ở chỗ khi 1 MT thành phần hay 1 mắt xích trong dây chuyền
thực phẩm (Food chain) bò phá vỡ, hoạt động giải phóng năng lượng bò phá vỡ
thì hoạt động của toàn bộ hệ sinh thái MT bò phá vỡ theo.

Hình 1.4: MT với thành phần của nó

Hình 1.5 :Mối tương quan giữa các thành phần trong MT sinh thái
5

Hình 1.6: Quả cầu về quan hệ môi trường sinh thái (S. Porta 1994)
- Thuật ngữ MT:
+ Tiếng Anh: Environment
+ Tiếng Trung Quốc: Huánjing (hoàn cảnh)
+ Tiếng Nga: O.Krujaiushaja sreda (MT xung quanh)

+ Tiếng Pháp: Environnement
Cũng xuất phát từ quan niệm con người và sinh vật không thể tách rời
khỏi MT đang sống của mình. Nên người ta gọi là MT nhân văn (Human
environment – MT sống của con người) bao gồm các yếu tố tự nhiên và điều
kiện kinh tế xã hội quyết đònh sự sống và phát triển của con người.
Tuỳ theo lónh vực nghiên cứu người ta hiểu MT theo nghóa rộng hoặc hẹp.
MT sống của con người thường được phân chia:
+ MT tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh
học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chòu tác động của
con người. Đó là núi, sông, biển cả, không khí, động thực vật, đất và nước … MT
tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây nhà của, trồng cấy, chăn nuôi, cung
cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sản xuất và tiêu
thụ.
6
+ MT xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người.
Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, quy đònh ở các cấp khác nhau. MT xã hội đònh
hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất đònh, tạo nên sức mạnh
tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với
các sinh vật khác.
+ Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm MT nhân tạo, bao gồm tất
cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc biện đổi theo làm thành những tiện
nghi trong cuộc sống (nhà ở, công sở, các khu đô thò, công viên…).
1.2.2 Một số đònh nghóa về MT
Định nghĩa kinh điển:
• Theo Luật Môi Trường: Môi trường (MT) bao gồm các yếu tố tự nhiên và
yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có
ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, sự phát triển của con người và thiên
nhiên (theo điều 1, luật BVMT của Việt Nam, 1993).
• Theo đònh nghóa của UNESCO (1981): MT của con người bao gồm toàn
bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu

hình, trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên
nhiên và nhân tạo thoả mãn nhu cầu của mình.
MT sống đối với con người là nơi:
+ Tồn tại, sinh trưởng và phát triển;
+ Là khung cảnh của cuộc sống, của lao động và vui chơi giải trí của con
người.
Theo đònh nghóa một số tác giả trong nước:
Đònh nghóa 1: MT theo đònh nghóa rộng nhất là tổng hợp các điều kiện bên ngoài
có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Bất cứ một vật thể, một sự kiện
nào cũng tồn tại và diễn biến trong một MT (Lê Văn Khoa, 1995). (Khái niệm
7
chung về MT như vậy được cụ thể hoá đối với từng đối tượng và từng mục đích
nghiên cứu).
Đối với cơ thể sống thì “ MT sống” là tổng hợp những điều kiện bên
ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và phát triển của cơ thể.
Đònh nghóa 2: MT là tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô
sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh
sản của sinh vật (Hoàng Đức Nhuận , 2000).
Theo tác giả MT có 4 loại chính tác động qua lại lẫn nhau:
+ MT tự nhiên bao gồm nước, không khí, đất đai, ánh sáng và các sinh vật.
+ MT kiến tạo gồm những cảnh quan được thay đổi do con người.
+ MT không gian gồm những yếu tố về đòa điểm, khoảng cách, mật độ,
phương hướng và sự thay đổi trong MT.
+ MT văn hoá - xã hội bao gồm các cá nhân và các nhóm, công nghệ, tôn
giáo, các đònh chế, kinh tế học, thẩm mỹ học, dân số học, và các hoạt động
khác của con người.
Đònh nghóa 3: MT là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các
thực thể của tự nhiên,… mà ở đó, cá thể, quần thể, loài… có quan hệ trực tiếp
hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trọng Tạng, 2000).
(Từ đònh nghóa này ta có thể phân biệt được đâu là MT loài này mà không phải

là MT của loài khác. Chẳng hạn, mặt biển là MT của các sinh vật mặt nước
(Pleiston và Neiston), song không phải là MT của những loài sống ở đáy hang
sâu hàng nghìn mét và đối với con người, MT chứa đựng nội dung rộng hơn).
1.2.3. Khoa học môi trường (KHMT): (Environment science : là ngành
nghiên cứu mối quan hệ tương tác qua lại giữa:
+ Con người với con người.
+ Con người với thế giới sinh vật và MT tự nhiên xung quanh nhằm mục
đích bảo vệ MT sống của con người trên trái đất.
8
KHMT là ngành khoa học ứng dụng, sử dụng và phối hợp thông tin từ
nhiều lónh vực như sinh học, hoá học, đòa chất, thổ nhưỡng, vật lý, kinh tế, xã hội
học …để từ đó tìm ra các phương án để thay thế những cấu trúc của MT bò tổn
thất (các ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu thiết lập những nguyên lý chung
cho thế giới tự nhiên).
Đối tượng nghiên cứu của KHMT là các thành phần MT trong mối quan
hệ tương hỗ giữa MT sinh vật và con người.
1.3. MỐI QUAN HỆ SINH THÁI HỌC VÀ KHMT
Đối tượng nghiên cứu của KHMT là các thành phần MT trong mối quan
hệ tương hỗ giữa MT sinh vật và con người.
Đối tượng sinh thái học là mối quan hệ tương hỗ giữa cơ thể sống (sinh
vật với MT sống của chúng).
Từ đònh nghóa và đối tượng nghiên cứu ta thấy:
Sinh thái học tập trung nghiên cứu các mối quan hệ tương hỗ giữa những
cơ thể sống và MT sống của chúng. Đây là cơ sở và nền tảng của KHMT. Sinh
thái học là khoa học cơ sở cho công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ MT. Khoa
học MT sẽ sử dụng những vấn đề gì đã biết về sinh thái học để tập trung giải
quyết những vấn đề cụ thể của MT. Nói cách khác sinh thái học là một trong
những ngành của KHMT, giúp ta hiểu thêm bản chất của MT và tác động tương
hỗ giữa các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, sinh vật.
Vấn đề nghiên cứu của KHMT có quy mô rộng lớn:

+ Nghiên cứu đặc điểm các thành phần MT (tự nhiên và nhân tạo).
+ Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm.
+ Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý về khoa học, kinh tế xã hội
nhằm bảo vệ MT và phát triển bền vững.


9
1.4. CÁC CHỨC NĂNG CHỦ YẾU CỦA MT: Thảo luận
1.4.1 MT là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật:
Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất
đònh để phục vụ cho các hoạt động sống: nhà ở, nơi nghỉ, đất để sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, kho tàng, bến cảng… Trung bình mỗi ngày mỗi
người cần khoảng 4m
3
không khí sạch để hít thở; 2,5 lít nước để uống, một lượng
lương thực, thực phẩm tương ứng với 2000 – 2400 calo. Như vậy, chức năng này
đòi hỏi MT phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người.
Ví dụ, phải có bao nhiêu m
2
, ha, km
2
cho mỗi người. Không gian này đòi
hỏi phải đạt những tiêu chuẩn nhất đònh về các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học,
cảnh quan và xã hội. Tuy nhiên diện tích không gian sống bình quân trên trái đất
của con người đang ngày càng bò thu hẹp (xem bảng 1.1 và bảng 1.2).
Bảng 1.1: Suy giảm diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới (ha/người)
Năm -10
6
-10
5

-10
4
O (CN) 1650 1840 1930 1994 2010
Dân số
(triệu
người)
0,125 1,0 5,0 200 545 1.000

2.000

5.000 7.000
Diện tích
(ha/người)
120.000 15.000 3.000 75 27,5 15 7,5 3,0 1,88

Bảng 1.2 : Diện tích đất canh tác trên đầu người ở Việt Nam
Năm 1940 1960 1970 1992

2000
Bình quân đầu người (ha/người) 0,2 0,16 0,13 0,11 0,10

Yêu cầu về không gian của con người thay đổi theo trình độ khoa học và
công nghệ. Trình độ phát triển càng cao thì nhu cầu về không gian sản xuất càng
giảm. Tuy nhiên trong việc sử dụng không gian sống và quan hệ với thế giới tự
10
nhiên, có 2 tính chất mà con người cần chú ý là tính chất tự cân bằng
(Homestasis), nghóa là khả năng của hệ sinh thái có thể gánh chòu trong điều
kiện khó khăn nhất.
Như vậy, MT là không gian sống của con người và có thể phân loại chức
năng không gian sống của con người thành các dạng cụ thể sau:

+ Chức năng xây dựng: cung cấp các mặt bằng và nền móng cho các đô
thò, khu công nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôn.
+ Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng ,khoảng không gian và nền
móng cho giao thông đường thuỷ, đường bộ và đường không.
+ Chức năng sản xuất: cung cấp mặt bằng và phông tự nhiên cho sản xuất
Nông – Lâm - Ngư nghiệp.
+ Chức năng cung cấp năng lượng và thông tin.
+ Chức năng giải trí của con người: cung cấp mặt bằng nền móng và
phông tự nhiên cho việc giải trí ngoài trời của con người (trượt tuyết, trược băng,
đua xe, đua ngựa …).

Hình 1.7 : Các chức năng chủ yếu của môi trường
1.4.2 MT là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và
sản xuất của con người:
Lòch sử phát triển loài người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ khi
con người biết canh tác cách đây khoảng 14 – 15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá
11
giữa cho đến khi phát minh ra mày hơi nước vào thế kỷ thứ XVIII, đáng dấu sự
khởi đầu trong công cuôc cách mạng khoa học kỹ thuật trong mọi lónh vực.
Xét về bản chất thì mọi hoạt động của con người để duy trì cuộc sống đều
nhằm vào việc khai thác các hệ thống sinh thái của tự nhiên thông qua lao động
cơ bắp, vật tư, công cụ và trí tuệ (hình 1.8).

Hình 1. 8: Hệ thống sinh thái của tự nhiên và nhân tạo
Với sự hỗ trợ của các hệ thống sinh thái, con người đã lấy từ tự nhiên
những nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết phục vụ cho việc sản xuất ra của
cải vật chất nhằm đáp ứng cho nhu cầu của mình. Rõ ràng thiên nhiên là nguồn
cung cấp mọi nguồn tài nguyên cần thiết. Nó cung cấp nguồn vật liệu, năng
lượng, thông tin (kể cả thông tin di truyền) cần thiết cho hoạt động sinh sống,
sản xuất và quản lý của con người.

Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên cả
về số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội.
Chức năng này của MT còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm:
+ Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh
học (ĐDSH) và độ phì nhiêu của đất, nguồn của gỗ củi, dược liệu và cải thiện
điều kiện sinh thái.
+ Các thủy vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải
trí và các nguồn thủy hải sản.
12
+ Động thực vật: cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý
hiếm.
+ Không khí, nhiệt độ và năng lượng mặt trời (NLMT), gió, nước: để
chúng ta hít thở, cây cối ra hoa và kết trái.
+ Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các
hoạt động sản xuất nông nghiệp …
1.4.3 Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
trong cuộc sống và hoạt động sản xuất:
Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của cải vật chất, con người luôn
đào thải ra các chất thải vào MT. Tại đây, các chất thải dưới tác động của vi
sinh vật và các yếu tố MT khác sẽ bò phân hủy, biến đổi từ phức tạp thành đơn
giản và tham gia vào hàng loạt các quá trình sinh đòa hoá phức tạp.
Trong thời kỳ sơ khai, khi dân số nhân loại còn ít, chủ yếu do các quá
trình phân hủy tự nhiên làm cho chất thải sau một thời gian biến đổi nhất đònh lại
trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên.
Sự gia tăng dân số thế giới nhanh chóng, quá trình công nghiệp hoá, đô
thò hoá làm cho số lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến chức năng này
ở nhiều nơi, nhiều chổ trở nên quá tải, gây ô nhiễm MT. Khả năng tiếp nhận và
phân hủy chất thải trong một số khu vực nhất đònh được gọi là khả năng đệm
(buffer capacity) của khu vực đó. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng đệm,
hoặc thành phần chất thải có nhiều chất độc,vi sinh vật gặp nhiều khó khăn

trong quá trình phân hủy thì chất lượng MT sẽ giảm và MT sẽ bò ô nhiễm.
Có thể phân loại chi tiết chức năng này thành các loại sau:
- Chức năng biến đổi lý – hoá học: pha loãng, phân hủy hoá học nhờ ánh
sáng, hấp thụ, sự tách chiết các vật thải và độc tố.
- Chức năng biến đổi sinh hoá: sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình nitơ
và cacbon, khử các chất độc bằng con đường sinh hoá.
13
- Chức năng biến đổi sinh học: khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá,
amôn hoá, nitrat hoá và phản ứng nitrat hoá, …
1.4.4 Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người:
Môi Trường trái đất (TĐ) được coi là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho
con người. Bởi vì chính MT TĐ là nơi:
+ Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lòch sử đòa chất, lòch sử tiến hoá của vật
chất và sinh vật, lòch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
+ Cung cấp các chỉ thò không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và
báo động sớm cho các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên trái đất
như: phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và
các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa …
1.5 CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MT
1.5.1. Sự hình thành và cấu trúc của trái đất:
Trái đất là 1 hành tinh nằm trong hệ Mặt trời, theo nghiên cứu của các nhà
thiên văn trái đất được hình thành cách đây khoảng 4,5 tỷ năm, tự quay xung quanh
mặt trời.
- Khí quyển: sự phân hủy của các chất phóng xạ.
- Thạch quyển: các vật liệu rắn trong lòng trái đất phần nặng nhất tập trung thành
nhân trái đất (Fe, Ni), phần nhẹ hơn ở lớp giữa, phần nhẹ nhất tập trung ở lớp ngồi
(Al, Si…) và nguội dần tạo nên vỏ trái đất.
- Thủy quyển: xuất hiện cùng với vỏ TĐ.
- Sinh quyển xuất hiện muộn hơn (khoảng 2 đến 3 tỷ năm) tiến hóa khơng ngừng
tạo sự phong phú và đa dạng.

Thành phần hóa học của TĐ gồm: các ngun tố hóa học từ 1 đến 92 trong
bảng phân loại tuần hồn, trong đó có 8 ngun tố hóa học phổ biến nhất chiếm
99% trọng lượng vỏ TĐ (O, Si, Al, Fe, Mg, Ca, Na. K), 4 ngun tố nữa (H, Ti, C,
Cl) chiếm 0,67%. Các ngun tố còn lại chỉ chiếm 0,33%.
1.5.2. Sự hình thành đá, cấu trúc địa chất và khống sản: do 3 q trình chính:
- Macma: dung nham;
14
- Trầm tích: lắng đọng trong đáy biển, sông hồ;
- Biến chất: đá macma và đá trầm tích bị biến đổi dưới áp suất và nhiệt độ
cao.
Phù hợp với quá trình địa chất trên các khoáng vật ở vỏ TĐ cũng được tạo
thành trong 3 quá trình nêu trên. Hai quá trình sau thường xảy ra trong lòng TĐ
được gọi là quá trình nội sinh, khoáng vật hình thành trên bề mặt TĐ (trầm tích
hoặc biến chất) thường gọi là khoáng vật ngoại sinh.
Tương tự như vậy, các tích tụ khoáng vật hoặc nguyên liệu khoáng ở vỏ TĐ
dưới dạng các khoáng sản, cũng được gọi tên theo quá trình hình thành của chúng
như: mỏ nguồn gốc macma, biến chất, trầm tích.
Thí dụ: Kim cương, kim loại quý, quặng sunfua, quặng phóng xạ thường gặp
trong đá macma; Các khoáng sản nhiên liệu: Than, dầu khí…) thường gặp trong đá
trầm tích; Apatít, quặng sắt, ngọc rubi gặp trong đá biến chất.
1.5.3. Sự hình thành đất và biến đổi của vỏ cảnh quan: Bao gồm:
- Đất.
- Địa hình, cảnh quan: quá trình nội sinh (nâng lên của bề mặt) và ngoại sinh (bào
mòn san bằng của dòng chảy và khí hậu (núi đồi, đồng bằng).
- Thủy quyển: với 71%, 361 triệu km2 bề mặt trái đất được phủ bởi mặt nước (trái
nước) ở ba thể rắn, lỏng, khí.
- Đại dương.
- Sinh quyển: do sự trao đổi vật chất và năng lượng gồm MT cạn, MT không khí,
MT nước sinh vật không thể phân bố vượt ra khỏi tầng Ozôn.
- Hô hấp và quang hợp.

- Tác động tương hỗ giữa các sinh vật.
- Khí quyển (đối lưu, bình lưu, trung quyển, nhiệt quyển, ngoại quyển) tầng Ôzôn
lá chắn bảo vệ của TĐ chống tia tử ngoại nằm trong tầng bình lưu.
- Chế độ nhiệt, bức xạ, hoàn lưu khí quyển (hiện tượng ngày đêm, mùa, gió,
bão…).


15
1.6. NHỮNG THÁCH THỨC MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM, HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÔNG BỀN VỮNG (thuyết
trình)
Trong chương này là những kiến thức nền về hiện trạng MT thế giới và Việt
Nam cũng là chương có rất nhiều nguồn tài liệu tại nhiều kênh thông tin, nên sẽ tổ
chức giới thiệu các chủ đề và chia nhóm để các nhóm tự thảo luận và viết bài thuyết
trình trước lớp, sẽ chia lớp thành 6 nhóm với 6 chủ đề.
Chủ đề 1: Khí hậu toàn cầu biến đổi, tần xuất thiên tai gia tăng.
Gợi ý nội dung: Hàm lượng CO
2
đã đạt mức cao nhất trong những năm ngần
đây và ảnh hưởng rất rõ rệt đến khí hậu toàn cầu, các nhà khoa học cho biết trong
vòng 100 năm trở lại đây trái đất đã nóng lên 0.5
0
C và trong thế kỷ này sẽ tăng từ
1.5 đến 4.5
0
C từ đó sẽ gây ra những hậu quả nước biển dâng cao từ 25 đến 140cm,
thời tiết thay đỗi dẫn đến gia tăng tần xuất thiên tai như gió, bão, hỏa hoạn, lũ lụt,
nhiều HST bị mất cân bằng nghiêm trọng ở nhều khu vực trên thế giới. Từ đó đã
gây thiệt hại về kinh tế và sinh mạng con người…
Tập trung thảo luận các vấn đề: Xác định CO

2
là nguyên nhân chính gây ra
bến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính là gì, trái đất nóng dần lên có ảnh hưởng gì đến
MT của con người, tìm hiểu về nguy hại của mưa axit. Bàn các biện pháp để ứng
phó với thiên tai và sự biến đổi khí hậu của Việt Nam mà cụ thể là khu vực đang
sinh sống và ĐBSCL, trong đó một biện pháp thiết thực là phục hồi hệ thống rừng
gặp mặn và sự chuẩn bị để ứng phó với các tình huống sẽ xảy ra.
Chủ đề 2: Suy giảm tầng ôzôn (O
3
)
Gợi ý nội dung: O
3
là loại khí hiếm trong không khí nằm trong tầng bình lưu
khí quyển gần bề mặt trái đất là tập trung thành một lớp dầy ở độ cao 16 đến 40km
phụ thuộc vào vĩ độ, khi tầng O
3
suy thoái sẽ không ngăn chặn được bức xạ tia cực
tím mang tính chất phá hủy đối với con người, làm suy yếu các hệ miễn dịch của
con người và động vật, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa năng lượng quang hợp
của thực vật nổi, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của MT thủy sinh. Quá trình suy
thoái tầng O
3
thường diễn ra mạnh mẽ ở các vĩ độ lớn, nơi tập rung các nước phát
triển của thế giới. Việc hạn chế sử dụng khí CFC là biện pháp hàng đầu để giảm suy
thoái tầng O
3
.

16
Đặt ra các vấn đề tại sao phải bảo vệ tầng O

3
? Phân biệt giữa khí thải hiệu
ứng nhà kính và khí thải làm suy giảm tầng ôzon.

Chủ đề 3: Tài nguyên bị suy thoái, cạn kiệt.
Gợi ý: Tập trung vào các tài nguyên chính như đất, nước, không khí, rừng,
biển, liên hệ với suy thoái tài nguyên của ĐBSCL.
Chủ đề 4: Ô nhiễm MT đang xảy ra ở quy mô rộng.
Gợi ý nội dung chính: Nguyên nhân ô nhiễm MT là do sự phát triển đột biến
về dân số, gia tăng hoạt động sản xuất công nghiệp nông nghiệp, sự phát triển đô thị
đã đổ bỏ các loại chất thải vào đất, biển, nước và không khí. Tìm hiểu về ô nhiễm
MT tại ĐBSCL, tìm ra các biện pháp để làm giảm ô nhiễm MT.
Giáo dục bảo vệ MT là một biện pháp rất cần thiết, tìm hiểu luật MT để có
tác động tích cực trong ô nhiễm, cần những hành động cụ thể trong bảo vệ MT.
Chủ đề 5: Sự gia tăng dân số
Gợi ý nội dung: Theo dự tính đến năm 2015 dân số thế giới sẽ ở mức 7 tỉ
người, đến 2025 sẽ là 8 tỉ và 2050 là trên 10 tỉ, nhưng 95% dân số tăng thêm nằm ở
các nước đang phát triển, do đó các nước này sẽ phải đối mặt với vấn đề nghiêm
trọng cả về kinh tế xã hội đặc biệt là MT sinh thái. Theo dự tính sau 2050 dân số thế
giới sẽ tăng ổn định ở mức trên 10 tỉ nhưng điều đó vẫn chưa đủ tạo nên sự cân
bằng giữa dân số và khả năng của MT vì theo ước tính trái đất chỉ có khả năng nuôi
sống được 8 tỉ người. Tìm các biện pháp để làm giảm sự gia tăng dân số của nước ta
17
và những biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Rõ ràng càng phải
quan tâm hơn tới sự tiến bộ của con người và cân bằng xã hội và phải coi đây là
những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn nhân lực và cải thiên MT.
Mỗi quốc gia phải đảm bảo sự hài hòa giữa dân số, hoàn cảnh MT, tài nguyên, trình
độ phát triển kinh tế xã hội…
Chủ đề 6: Sự suy giảm tính đa dạng sinh học (ĐDSH) trên thế giới
Gợi ý nội dung: ĐDSH được chia 3 dạng, đó là đa dạng di truyền; Đa dạng

loài và đa dạng HST (sinh cảnh), sự đa dạng về các giống looài động thực vật trên
hành tinh có vị trí vô cùng quan trọng, coi việc bảo vệ đa dạng sinh học là một ý
thức đạo đức để phát triển bền vững, nhân loại đang phải đối mặt với lột thời kỳ
tuyệt chủng lớn nhất của các loài động thực vật, hiện trên thế giới có 492 chủng
quần thực vật có tính di truyền độc đáo đang bi đe dọa tuyệt chủng. Hướng dẫn bàn
luận về sự mất đi các HST của Việt Nam và ĐBSCL khi phát triển nông nghiệp.
Tìm hiểu về sinh vật ngoại lai và việc nhập nội các sinh vật. Tìm hiểu về sự DDSH
của ĐBSCL.
Nhấn mạnh trong thảo luận các chủ đề: Các vấn đề thảo luận trên hàm
chứa nội dung khẩn cấp nhắc nhở chúng ta rằng, sự bùng nổ dân số đang đặt ra
những dấu ấn không thân thiện lên các HST toàn cầu. Xét trên các yếu tố của tự
nhiên như nước, rừng, không khí, đất trồng, đại dương và động vật thì 6 tỉ người
tiêu dùng đang làm cạn kiệt “máu của hành tinh”, “làm mờ” những lá phổi của trái
đất, làm cho bầu trời đen, khí hậu xấu đi, làm đất trồng xơ xác và hủy diệt các loài
động vật của hành tinh. Liệu những hậu quả này có giúp loài người tỉnh ngộ và tìm
ra giải pháp để vượt qua những thách thức nghiệt ngã không ?
Xét theo tiềm năng và vốn tri thức khổng lồ hiện có của loài người thì chúng
ta hoàn toàn có thể tìm ra được những phương sách thích hợp để giải quyết những
vấn đề trên và chú ý tập trung tháo gỡ những vấn đề cốt lõi đó là ổn định dân số,
quyền phụ nữ, bảo vệ trẻ em, tìm kiếm nguồn năng lượng mới, hợp tác khu vực để
chống ô nhiễm và bảo tồn, đất và nước cần được bảo tồn tốt hơn, duy trì và bảo vệ
ĐDSH, phát triển công nghệ sinh học và công nghệ sạch, giáo dục MT…
Đặt vấn đề: Tại sao sử dụng thuật ngữ những thách thức MT?
Hướng dẫn Sinh viên tìm hiểu về các thuật ngữ trong luật MT Việt Nam.
18
1.7. CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN (CĂN CỨ LUẬT BẢO VỆ MT VIỆT
NAM)
 Thành phần MT là các yếu tố tạo thành MT: không khí, nước, đất, âm
thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các
khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích

lòch sử và các hình thái vật chất khác.
 Chất thải là chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất
hoặc trong các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, khí, lỏng hoặc các
dạng khác.
 Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho MT trở nên độc hại.
 Ô nhiễm MT là sự làm thay đổi tính chất của MT, vi phạm tiêu chuẩn của
MT (sự thay đổi này theo chiều hướng tiêu cực đối với mục đích sử dụng MT.
Thí dụ việc gia tăng hàm lượng bụi, các khí độc trong không khí gây ảnh hưởng
đến sức khoẻ con người, đời sống sinh vật ).
 Suy thoái MT là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần
MT, gây ảnh hưởng xấu trong đời sống của con người và thiên nhiên.
 Sự cố MT là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của
con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái MT nghiêm
trọng. Sự cố MT có thể xảy ra do:
a/ Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa
phun, mưa axít, mưa đá, biến động khí hậu và các thiên tai khác.
b/ Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy cơ về MT của cơ sở sản
xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá xã hội, an ninh,
quốc phòng.
c/ Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản, dầu
khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự
cố tại cơ sở lọc hoá dầuvà các cơ sở công nghiệp khác.
19
d/ Sự cố của lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản
xuất, tái chế nguyên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.
 Tiêu chuẩn MT (tiêu chuẩn chất lượng MT) là những chuẩn mức giới hạn
cho phép, được quy đònh dùng làm căn cứ để quản lý MT (tiêu chuẩn chất lượng
MT là giới hạn cho phép tối đa về liều lượng hoặc nồng độ của các tác nhân gây
ô nhiễm trong từng vùng cụ thể hoặc cho từng mục đích cụ thể đối với từng
thành phần của MT. Tiêu chuẩn chất lượng của MT không giống nhau ở mọi nơi,

mọi mục đích sử dụng. Thí dụ tiêu chuẩn nước bề mặt phục vụ sinh hoạt, tiêu
chuẩn nước thuỷ sản …)
 Công nghệ sạch là quy đònh công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không
gây ô nhiễm MT, thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm MT.
 Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển
trong một MT nhất đònh, quan hệ tương tác với nhau và với MT đó.
 Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gien, về giống, loài sinh vật
và hệ sinh thái trong tự nhiên.
 Đánh giá tác động MT là quá trình phân tích, dự báo ảnh hưởng đến MT
của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, của các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công
trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp và bảo vệ MT.
 Các nguồn gây ô nhiễm:
a/ Nguồn điểm (Poind source) là các nguồn gây ô nhiểm có thể xác đònh
được vò trí, kích thước, bản chất, lưu lượng (ống khói nhà máy, xe, cống xả nước
thảy, dàn khoan dầu, lò phản ứng nguyên tử…).
b/ Nguồn không có điểm là nguồn không có điểm cố đònh, không xác đònh
được vò trí, bản chất, lưu lượng (nước mưa chảy tràn qua đồng ruộng, đường phố
rồi đổ vào sông rạch gây ô nhiễm…).
20
 Quan trắc MT (monitoring) là sự đo đạc, phân tích đánh giá diễn biến
chất lượng MT theo các thông số chọn lọc trong một không gian theo tần số nhất
đònh trong một thời gian dài. Quan trắc MT cung cấp các thông tin:
+ Thành phần, nguồn gốc, nồng độ, hàm lượng, cường độ của các tác
nhân gây ô nhiễm MT.
+ Khả năng ảnh hưởng của các tác nhân này trong MT.
+ Dự báo xu hướng diễn biến về nồng độ và ảnh hưởng của các tác nhân
này.
Trên cơ sở các thông tin, cơ quan quản lý MT có biện pháp cảnh báo,
quản lý MT và thi hành các biện pháp khống chế, giảm thiểu tác động ô

nhiễm, sử dụng hợp lý các thành phần MT (về nguyên tác tất cả các thành phần
MT đều cần được quan trắc).
 An toàn sinh thái: để chỉ tỷ lệ rừng che phủ, đảm bảo cân bằng sinh thái
trong MT tự nhiên, hạn chế tác hại thiên tai (33% diện tích tự nhiên).
 An ninh MT: đồng nghóa với an toàn sinh thái.
 Phát triển bền vững: được Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới
(WCED) thông qua năm 1987 là “Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của
mình, sao cho không làm hại đến khả năng các thê hệ tương lai, đáp ứng nhu cầu
của họ”.

o0o





21
CHƯƠNG 2
CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA SINH THÁI HỌC (8 tiết)

2.1 SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG
2.1.1 Yếu tố sinh thái và yếu tố môi trường (MT)
Môi trường sống của sinh vật (SV) là tập hợp tất cả các điều kiện tự nhiên
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống và phát triển của SV.
- Yếu tố MT: Cấu trúc nên MT như đất, nước, không khí. Ảnh hưởng các yếu
tố MT lên SV tùy thuộc 4 đặc tính như bản chất của yếu tố tác động, cường độ tác
động, tần số tác động và thời gian tác động.
- Yếu tố sinh thái: Các yếu tố này rất đa dạng, chúng có thể là tác nhân có lợi
và cần thiết cũng như có hại đối với đời sống và sự tồn tại phát triển của các sinh
vật, gọi là các điều kiện sinh tồn của sinh vật.

Tác động của các yếu tố sinh thái lên sinh vật rất đa dạng. Một số yếu tố chủ
đạo ảnh hưởng mạnh mẽ và quyết định lên hoạt động sống của sinh vật.
Dựa vào nguồn gốc và đặc trưng tác động của các yếu tố sinh thái, người ta
chia ra nhóm các yếu tố vô sinh và nhóm các yếu tố hữu sinh.
Yếu tố vô sinh: là thành phần không sống của tự nhiên, gồm các yếu tố tham
gia vào thành phần cấu tạo cơ thể sinh vật:
- Các yếu tố hóa học như C, H, O, N, P…
- Các chất vô cơ CO
2
, N
2
, O
2
, C, H
2
O…tham gia vào chu trình tuần hoàn vật
chất.
- Các chất hữu cơ riêng biệt (như protein, lipid, glucid, mùn).
- Các yếu tố vật lý như khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, nước, không khí-gió-áp
suất), địa hình (đất, thành phần khoáng vật, độ cao, trũng, dốc, dòng chảy…).
Đối với các sinh vật dưới nước cũng chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố
do tính chất của môi trường nước quyết định.
Yếu tố hữu sinh: bao gồm tất cả sinh vật sống và các mối tương tác của chúng
với nhau (quan hệ cùng loài, quan hệ khác loài).
Yếu tố con người: con người được tách ra làm yếu tố độc lập vì con người có
thể tác động vào môi trường tự nhiên một cách có ý thức và quy mô đặc trưng. Tất
22
cả các dạng hoạt động của con người đều làm biến đổi môi trường sống tự nhiên
của các sinh vật.
Có hai định luật liên quan tới tác động của các yếu tố sinh thái với SV:

Định luật lượng tối thiểu hay định luật Liebig: “Chất có hàm lượng tối
thiểu điều khiển năng suất, xác định đại lượng và tính ổn định của mùa màng theo
thời gian”. Định luật Liebig chỉ rõ, một số yếu tố sinh thái cần phải có mặt ở mức
độ tối thiểu để SV có thể tồn tại trong đó. Các yếu tố này không chỉ là các yếu tố
dinh dưỡng mà còn nhiều yếu tố khác như nhiệt độ, ánh sáng, thời gian….Tuy
nhiên bản thân cơ thể SV có khả năng thay thế một phần các yếu tố lượng tối thiểu
bằng các yếu tố khác có tính chất tương đương (ví dụ nơi thiếu Ca động vật thân
mềm có thể sử dụng một ít Stronti thay cho Ca trong các mảnh vỏ của chúng).
Định luật về giới hạn sinh thái Shelford: (Định luật về sự chống chịu):
Một yếu tố sinh thái chỉ tác động trong một giới hạn nhất định mà ở đó SV có thể
tồn tại. Đó chính là giới hạn sống hay giới hạn sinh thái của từng loài SV, nó hình
thành trong suốt quá trình tiến hóa của sinh vật đó. Giới hạn sinh thái của một yếu
tố được xác định bởi giới han thấp nhất và giới hạn cao nhất, mà thấp hơn hoặc cao
hơn giới hạn đó SV sẽ bị chết (thí dụ cá Rô Phi có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ
5.6
o
C – 42
o
C, cá Chép từ 2
o
C - 44
o
C….) thích ứng của SV không chỉ riêng với từng
yếu tố. MT sống tối ưu của SV là tập hợp sự thích ứng nhất của nhiều yếu tố tại
vùng phân bố nào đó. Các SV có phạm vi chống chịu lớn đối với nhiều yếu tố
thường phân bố rộng theo không gian và thời gian; và ngược lại, một số SV bị giới
hạn của một vài yếu tố, vùng phân bố bị hẹp lại.
Sinh vật có khả năng thích nghi và chính chúng đã làm thay đổi điều kiện
MT để giảm bớt ảnh hưởng giới hạn của các yếu tố lên chúng, nhất là ở mức độ
quần thể và quần xã.

2.1. 2 Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sinh vật
a/ Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái vô sinh.
Nhiệt độ: là yếu tố bắt buộc cho tất cả sinh vật. Nó ảnh hưởng đến mọi quá
trình trong cơ thể SV và các yếu tố sinh thái khác: độ ẩm, lượng bốc hơi…Sự sống
chỉ tồn tại trong khoảng nhiệt từ -200
o
C đến 100
o
C; đa số các loài chỉ sống từ 0
o
C
đến 50
o
C. Nhiệt độ trái đất thay đổi theo thời gian (mùa, ngày đêm), không gian
23
(theo vĩ độ) và tọa nên các đặc tính thích nghi ở SV theo quy luật. Theo mối liên
quan giữa nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ MT, động vật trên hành tinh được chia làm 2
nhóm: SV biến nhiệt (hoặc SV đồng nhiệt) và SV đẳng nhiệt. SV biến nhiệt có nhiệt
độ có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ MT ngoài như vi khuẩn, tảo, nấm, thực
vật, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát. SV đẳng nhiệt có nhiệt độ cơ
thể cố định không phụ thuộc vào sự thay đổi nhiệt độ MT như chim, thú (nhiệt thân
của chim là 40
o
C - 42
o
C, của thú là 36,6
o
C - 39,5
o
C), trong đó có con người.

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên SV biến nhiệt rất đa dạng. Trong giới hạn nhiệt
độ sinh thái của loài, nhiệt độ tăng, quá trình trao đổi chất tăng, sinh trưởng, sinh
sản nhanh hơn… Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến hình thái, hoạt động của SV….
Ánh sáng: ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất chúng ta gồm phức hợp các
tia đơn sắc có ánh sáng khác nhau (tia tử ngoại: 10-380mµ, tia hồng ngoại: 780-
340.000mµ). Con người chỉ nhìn thấy một dải hẹp của ánh sáng (380-780mµ). Tầng
Ôzon hấp thụ tới 90% tổng bức xạ các tia cực tím. Ánh sáng khi xuống tới mặt đất
bị suy giảm rất nhiều do bị hấp thụ, phản xạ, tán xạ…Phụ thuộc vào vị trí tương đối
của mặt trời và các vùng địa lý khác nhau trên trái đất, chế độ chiếu sáng thay đổi
theo ngày đêm, theo mùa, theo vĩ độ, theo độ cao, theo độ sâu vực nước….
Ánh sáng là yếu tố sinh thái quan trọng đối với SV, nó có ảnh hưởng nhiều
mặt đến toàn bộ đời sống thực vật, động vật. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới quang hợp
ở thực vật, là tín hiệu cho các hoạt động sinh lý-sinh thái của động thực vật… Tia
hồng ngoại và tia cực tím có ứng dụng trong y học để chữa các bệnh cho con người
và diệt khuẩn.
Đất và địa hình:
+ Đất là MT sống của SV ở cạn: vi sinh vật, thực vật, động vật trên cạn.
Trong đất có nước, không khí, muối dinh dưỡng… tạo thành các vùng đất ẩm, đất
cằn cỗi, đất phì nhiêu. Trên 1m
2
đất trung bình có tới 100 tỉ động vật đơn bào, nhiều
loài tảo lục, tảo lam, tảo silic, hàng triệu trùng bánh xe, giun tròn, hàng chục triệu vi
khuẩn, vi nấm, xạ khuẩn.
+ Đất có ảnh hưởng tới sự phân bố của SV: rừng nhiệt đới, rừng ôn đới, sa
mạc, đồi trọc, đất cát ven biển… SV đã tạo ra hàng loạt các thích nghi với đời sống
ở đất: Sống chui rúc, sống trên mặt đất, sống ở vùng đất ngập nước…
24
Nước và độ ẩm: nước là MT sống của SV dưới nước và vùng đất ướt. Nước
chiếm chiếm 60-90% khối lượng cơ thể SV; nước là nguyên liệu cho quá trình
quang hợp, là phương tiện vận chyển chất vô cơ và hữu cơ trong cây, máu và các

chất dinh dưỡng ở động vật. Trong tự nhiên nước tồn tại dưới dạng hơi (sương, hơi
nước, độ ẩm), dạng nước (nước ngọt, nước mặn, nước mưa, nước ngầm), tuyết,
băng. Liên quan tới nước và độ ẩm không khí, SV được chia thành các nhóm:
- SV sống ở nước.
- SV ưa độ ẩm cao (lưỡng cư, lau, sậy).
- SV ưa ẩm vừa (đại bộ phận thực vật và động vật).
- SV ưa độ ẩm thấp (khô) như SV sống ở sa mạc, các đụn cát ven biển, vùng
núi đá.
Các SV sống trong MT khác nhau có sự thích nghi với nước và độ ẩm khác
nhau. SV sống trong MT khô hạn phải có sự thích nghi để giảm mất nước và lấy
được nước từ MT như sâu bọ có vỏ sừng dày, nhiều loài bò sát, cây có rễ cắm sâu
vào đất để hút nước hoặc ở sa mạc nhiều loài cây có rể ăn lan sát mặt đất để hút
sương đêm…
Muối khoáng: trong MT đất và nước luôn tồn tại nhiều loại muối khoáng
như NaCl, MgSO
4
, các muối dinh dưỡng như Nitơ, Phốt pho, Can xi, Ka li… Muối
đóng vai trò quan trong việc điều hòa các quá trình sinh hóa ở cơ thể SV. Mỗi SV
cần cần một lượng các loại muối nhất định để phát triển. thừa hoặc thiếu các muối
ấy điều có hại cho sinh vật.
Trong MT nước, độ mặn là giới hạn phân bố của nhiều loài. Theo độ mặn,
SV được chia thành các nhóm: SV nước nhạt, SV nước lợ, SV nước mặn và nước
quá mặn. SV nước lợ có nhiều thích nghi với sự thay đổi độ mặn.
Muối dinh dưỡng có vai trò rất lớn để nâng cao năng suất cây trồng và vật
nuôi. Trong đất giàu muối dinh dưỡng làm cho mùa màng tốt. Trong nước có đầy
đủ các muối dinh dưỡng, SV ở nước phát triển tốt, năng suất cao. Song nếu quá
nhiều muối dinh dưỡng sẽ gây hiện tượng “phì dưỡng” ảnh hưởng xấu tới cá và các
động vật ở nước.
Không khí: không khí gồm các thành phần chính: 21% O
2

, 0,03% CO
2
, 78%
N
2
, gần 1% ôzôn và các khí khác như H
2
, CO, NO, SO
2
, H
2
S, NH
3
… Nhìn chung

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×