Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

thực hành mô và phôi học thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.93 MB, 58 trang )

1

Bài 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
SINH SẢN THÂN MỀM
1. Mục đích, yêu cầu
1.1 Kiến thức lý thuyết
- Củng cố kiến thức về chi tiêu kích thước, khối lượng; hình thái giải phẫu của thân mềm
hai mảnh vỏ.
- Tổ chức học và phát triển của tuyến sinh dục của một số đại diện thân mềm.
1.2 Kỹ năng thực hành
- Phương pháp xác định các chỉ tiêu kích thước, khối lượng.
- Phương pháp giải phẫu thân mềm hai mảnh vỏ.
- Phân biệt các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của một số đại diện thân mềm trên tiêu
bản tổ chức học.
2. Nội dung thực hành
2.1 Một số chỉ tiêu hình thái của thân mềm hai mảnh vỏ
2.1.1 Vật liệu
- Thước kẹp có độ chính xác 0,1 cm.
- Cân điện tử có sai số tối đa 0,1 g.
- Thân mềm hai mảnh vỏ (sò mồng, vẹm xanh…)

Hình 1.1. Thước kẹp
2.1.2 Phương pháp
2

Các chỉ tiêu kích thước của thân mềm hai mảnh vỏ:
- Chiều dài (SL – Shell length): là khoảng cách lớn nhất từ mép trước đến mép sau của vỏ.
- Chiều rộng (SB – Shell breadth): là khoảng cách lớn nhất khi hai vỏ khép lại.
- Chiều cao (SH – Shell height): là khoảng cách lớn nhất từ đỉnh vỏ đến mép bụng của vỏ.
- Tỷ lệ chiều dài và chiều cao (LHI – Length-height index):
100x


SH
SL
LHI 
(%)
- Tỷ lệ chiều rộng và chiều cao (BHI – Breadth-height index):
100x
SH
SB
BHI 
(%)


Hình 1.2. Đo kích thước thân mềm hai mảnh vỏ
Các chỉ tiêu về khối lượng thân mềm hai mảnh vỏ:
- Cân khối lượng toàn thân (WBW – Whole body weight): cân toàn bộ vỏ và thân mềm
- Khối lượng thân mềm (WMW – Wet meat weight): tách riêng phần thân mềm và cân.
- Khối lượng vỏ (SW – Shell weight): cân riêng vỏ.
- Tỷ lệ giữa khối lượng thân mềm và khối lượng toàn thân (Wet meat weight – body weight
index):
100x
WBW
WMW
MBI 
(%)
- Tỷ lệ giữa khối lượng vỏ và khối lượng toàn thân (Shell weight – whole body weight
index):
100x
WBW
SW
SBI 

(%)
3

Tương quan chiều dài và khối lượng phần mềm:
=
2.2 Thu mẫu tuyến sinh dục sò mồng
2.2.1 Vật liệu
- Bộ dao mổ, dao tách vỏ sò
- Lọ thủy tinh có nắp đậy, khăn bông.
- Dung dịch Davidson (220 ml formalin 37%, 330 ml ethanol 95%, 115 ml acetic acid
băng, 335 ml nước sạch có độ mặn bằng độ mặn nơi thu mẫu) hoặc Bouin (750 ml acid
picric bão hòa, 250 ml formadehyt 40%, 50 ml acid acetic).
- Sò mồng đạt kích thước tham gia sinh sản (khoảng 16g/con)

(a) Bộ dao mổ

(b) Dao tách vỏ thân mềm 2 mảnh vỏ

(c) Sò mồng (nguồn:Nguyễn Thị Mai, 2009)
Hình 1.3. Dụng cụ thu mẫu tuyến sinh dục thân mềm hai mảnh vỏ
2.2.2 Phương pháp
4

a) Tách vỏ sò
(1) Một tay cầm khăn bông, đặt sò vào khăn, giữ chặt. Chú ý đặt sò sao cho phía mặt bụng
của vỏ quay vào lòng bàn tay, phần đỉnh vỏ quay ra ngoài. Tay còn lại cầm dao tách vỏ
đặt vào giữa hai đỉnh vỏ.
(2) Lấy bản lề làm điểm tựa để đưa lưỡi dao ăn sâu vào rãnh giữa hai mảnh vỏ. Xoay sò trong
lòng bàn tay khi lưỡi dao di chuyển giữa hai mảnh vỏ để tìm cơ khép vỏ.
(3) Cắt một trong hai cơ khép vỏ.

(4) Tiếp tục trượt lưỡi dao giữa hai mảnh vỏ. Trong quá trình kéo lưỡi dao, chú ý để mũi dao
chạm vào chóp của vỏ.
(5) Trượt lưỡi dao cho đến khi gặp cơ khép vỏ thứ 2 thì cắt cơ này.
(6) Hai mảnh vỏ đã được tách ra, mở vỏ và quan sát phần thân sò.



(1)
(2)
(3)



(4)
(5)
(6)
Hình 1.4. Các bước tách vỏ trai
(nguồn:
b) Quan sát cấu tạo trong của sò mồng
5


Hình 1.5. Hình thái cấu tạo trong của sò mồng (nguồn: Nguyễn Thị Mai, 2009)
c) Thu mẫu tuyến sinh dục
- Tuyến sinh dục của sò mồng không nằm tập trung mà chúng nằm rải rác trong phần cơ
chân gần khối nội tạng. Rạch phần cơ chân theo chiều dọc và tách tuyến sinh dục. Cho
mẫu vào trong lọ thủy tinh có nắp đậy, cố định trong dung dịch Davidson hoặc Bouin.
- Sau 24 đến 36 giờ, chuyển mẫu sang cố định trong dung dịch cồn 70% để bảo quản.
2.3 Xác định các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của hầu (Crassostrea virginica
Gmelin 1791)

2.3.1 Phát triển tuyến sinh dục của hầu (Crassostrea virginica Gmelin 1791)
Theo Kennedy và Krantz (1982), quá trình phát triển tuyến sinh dục của hầu được chia thành 5
giai đoạn sau:
- Giai đoạn còn non
- Giai đoạn tiền phát triển
- Giai đoạn phát triển
- Giai đoạn đẻ trứng
- Giai đoạn sau khi đẻ và thoái hóa
6


Hình 1.7. Phát triển tuyến sinh dục của hầu (Crassostrea virginica Gmelin 1791) (nguồn:
Roberto Quintana, 2005)
2.3.2 Các dạng tuyến sinh dục của thân mềm
Có ba dạng chủ yếu:
7

- Lưỡng tính: Trên cùng một cơ thể có cả bộ phận tạo ra trứng và ấu trùng. Phần lớn các
loài thuộc lớp chân bụng Gastropoda mang đặc tính này
- Phân tính đực cái riêng nhưng có hiện tượng biến đổi từ đực sang cái hoặc ngược lại. Đặc
tính này xuất hiện ở các loài thuộc lớp hai mảnh vỏ Bivalvia
- Phân tích rõ ràng, đực cái riêng biệt và tồn tại suốt chu kỳ sống. Các loài thuộc lớp song
kinh Ammphineura là đại diện của đặc tính này.


(a) Tuyến sinh dục ở cá thể đực
(b) Tuyến sinh dục ở cá thể lưỡng tính
Hình 1.6. Tuyến sinh dục sò mồng (nguồn: Nguyễn Thị Mai, 2009)
2.3.3 Phương pháp thực hiện
a) Vật liệu

- Tiêu bản tuyến sinh dục của hầu
- Kính hiển vi có độ phóng đại 40 và 100 lần
b) Phương pháp
Quan sát tiêu bản tổ chức học tuyến sinh dục ở độ phóng đại 40 và 100 lần, xác định và mô tả đặc
điểm của các giai đoạn phát triển.
3. Yêu cầu đối với sinh viên sau khi thực hành
Viết báo cáo thu hoạch các nội dung
- Trình bày các số liệu thu thập được theo bảng sau



8

STT
SL
(cm)
SB
(cm)
SH
(cm)
BW
(g)
VMW
(g)
SW
(g)
LHI
(%)
BHI
(%)

VBI
(%)
SBI
(%)
Giới
tính
1










Đực
2










Cái

3










Lưỡng
tính












n












- Thảo luận mối tương quan giữa chiều dài (SL) và chiều cao (SH), chiều dài (SL) và chiều
rộng (SB), khối lượng toàn thân (WBW) và chiều cao vỏ (SH), khối lượng thân mềm
(WMW) và chiều cao vỏ (SH).
- Vẽ hình và mô tả các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của hầu, phân biệt các dạng
tuyến sinh dục của thân mềm (đực, cái, lưỡng tính)
4. Câu hỏi ôn tập
(1) Tuyến sinh dục phân bố như thế nào ở các đối tượng thân mềm (phân bố ở đâu, tập trung
hay phân tán)?
(2) Cho biết các loài thân mềm có giá trị kinh tế có hiện tượng chuyển đổi giới tính từ đực
sang cái, từ cái sang đực (mỗi dạng ít nhất 3 loài).
(3) Ý nghĩa của các chỉ tiêu kích thước, khối lượng của thân mềm. Mối quan hệ giữa các chỉ
tiêu kích thước, khối lượng thể hiện điều gì?
(4) Ý nghĩa của các chỉ số LHI (tỷ lệ giữa chiều dài và chiều cao), BHI (tỷ lệ giữa chiều rộng
và chiều cao), MBI (tỷ lệ giữa khối lượng thân mềm và khối lượng toàn thân), SBI (tỷ lệ
giữa khối lượng vỏ và khối lượng toàn thân)?
1

Bài 2: PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH DỤC
TÔM HE (Penaeus)
1. Mục đích - yêu cầu
1.1 Kiến thức lý thuyết
- Củng cố các kiến thức về đặc điểm phát triển tuyến sinh dục của tôm he.
1.2 Kỹ năng thực hành

- Quan sát mẫu và phân biệt các giai đoạn phát triển buồng trứng, buồng sẹ của tôm he trên
tiêu bản tổ chức học
2. Dụng cụ, hóa chất, thiết bị, mẫu vật
- 01 kính hiển vi có độ phóng đại 40, 100, 400 lần cho 01 sinh viên.
- Bộ tiêu bản đầy đủ các giai đoạn phát triển buồng trứng, buồng sẹ của tôm he.
3. Nội dung và phương pháp tiến hành
3.1. Phát triển buồng trứng tôm he
Tuyến sinh dục của tôm cái là đôi buồng trứng nằm dọc ở mặt lưng. Buồng trứng kéo dài từ hốc
mắt đến cuối đốt bụng thứ 6. Đôi buồng trứng là hai nhánh riêng lẻ nhưng ở phần cuối chập lại
làm một. Hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3.

Hình 2.1. Vị trí buồng trứng trong cơ thể tôm he
(nguồn:
2

Hình dạng, kích thước và màu sắc của buồng trứng thay đổi trong suốt quá trình phát triển. Dựa vào
sự thay đổi thành phần tổ chức học và sự phát triển các noãn bào trong buồng trứng, người ta chia
quá trình phát triển buồng trứng tôm he thành 5 giai đoạn.

Hình 2.2. Hình dạng và kích thước buồng trứng tôm sú
(nguồn:
3.1.1 Giai đoạn 1 (giai đoạn còn non)
a
b
Hình 2.3. Buồng trứng tôm he giai đoạn 1
a. Hình dạng bên ngoài của buồng trứng nhìn từ mặt lưng; b. Tổ chức học buồng trứng
3

(nguồn: pages/research/mdef/mdef-02a-3.html)
- Buồng trứng mảnh, hình sợi, nằm trên ống tiêu hoá, chưa có màu sắc, trong suốt.

- Noãn bào hình đa diện, nhân chưa quan sát được rõ ràng, đường kính noãn bào: 25 - 30
µm, kích thước noãn bào đều nhau. Đây là giai đoạn đầu tiên của buồng trứng tôm và chỉ
tìm thấy ở các cá thể mới lớn, tham gia sinh sản lần đầu.
3.1.2 Giai đoạn 2
- Buồng trứng có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, và có thể phân biệt khá rõ với ống tiêu hoá
nằm phía dưới.
- Noãn bào đã phát triển theo hướng sinh trưởng sinh chất. Đường kính noãn bào từ 70 - 90
µm. Quanh mỗi noãn có lớp tế bào nang bao bọc. Bên cạnh các noãn bào đã tích lũy
nguyên sinh chất, còn có các noãn bào còn non đang trong thời kỳ sinh trưởng chất và
biến đổi nhân nên tổ chức học buồng trứng có 2 nhóm tế bào có kích thước khác nhau,
không còn đồng nhất như giai đoạn 1.


Hình 2.4. Buồng trứng tôm he giai đoạn 2.
a. Hình dạng bên ngoài của buồng trứng nhìn từ mặt lưng. b. Tổ chức học buồng trứng.
(nguồn: pages/research/mdef/mdef-02a-3.html)
4

3.1.3 Giai đoạn 3
- Buồng trứng gia tăng kích thước nhanh chóng. Qua lớp vỏ ở mặt lưng thấy buồng trứng là
một dải rộng, choán cả bề lưng. Màu sắc thay đổi từ màu xanh lá mạ chuyển sang màu
xanh lá cây.
- Noãn bào vào thời kỳ tích lũy noãn hoàng. Đường kính noãn bào 180 - 200 µm. Quan sát
tổ chức học buồng trứng thấy xuất hiện các noãn bào có kích thước lớn hơn hẳn so với
các noãn bào trong buồng trứng giai giai đoạn 2


Hình 2.5. Buồng trứng tôm he giai đoạn 3
a. Hình dạng bên ngoài của buồng trứng nhìn từ mặt lưng. b. Tổ chức học buồng trứng.
(nguồn: pages/research/mdef/mdef-02a-3.html)

3.1.4 Giai đoạn 4
- Buồng trứng tăng chậm kích thước và có màu xanh đậm.
- Noãn bào có đường kính: 230 - 250 µm. Trong nguyên sinh chất của noãn bào xuất hiện
thể hình que, nhân nằm giữa tế bào, không có hiện tượng phân cực như ở trứng cá xương.
- Noãn bào đã hoàn thành tích luỹ noãn hoàng, đủ điều kiện để tham gia thụ tinh. Tuy nhiên
các tế bào trứng vẫn là noãn bào sơ cấp vì chưa thực hiện phân chia giảm nhiễm.
5

a
b
Hình 2.6. Buồng trứng tôm he giai đoạn 4
a. Hình dạng bên ngoài của buồng trứng nhìn từ mặt lưng. b. Tổ chức học buồng trứng.
(nguồn: /mdef/mdef-02a-3.html)
3.1.5 Giai đoạn 5
 Buồng trứng sau khi tôm cái đẻ trứng. Thể tích buồng trứng co hẹp lại và trở nên nhão,
rỗng.

Hình 2.7. Hình dạng bên ngoài buồng trứng giai đoạn 5 nhìn từ mặt lưng.
(nguồn:
6

 Thành phần còn lại trong buồng trứng có thể quan sát được: màng tế bào nang, các tế bào
trứng non, và một ít trứng già còn sót lại. Sau khi các trứng già và các sản phẩm phụ sinh
dục được tái hấp thu thì buồng trứng sẽ quay về giai đoạn 2, chuẩn bị cho đợt đẻ tiếp theo.
3.2. Phát triển buồng sẹ tôm he
3.3. Quan sát tiêu bản
Quan sát các tiêu bản ở độ phóng đại 40 lần (vật kính 4) để nhìn tổng thể mô trên tiêu bản. Đối
với tiêu bản buồng trứng ở giai đoạn 1 và 2, cần quan sát ở độ phóng đại 100 lần (vật kính 10) thì
mới thấy rõ các noãn bào và cấu trúc của tổ chức. Đối với nội dung thực hành này, yêu cầu sinh
viên quan sát đầy đủ và phân biệt được tổ chức tuyến sinh dục cũng như các giai đoạn phát triển

của chúng ở tôm đực và tôm cái.
4. Yêu cầu đối với sinh viên sau khi thực hành
Viết báo cáo thu hoạch các nội dung đã thực hành bao gồm: Vẽ hình và mô tả các giai đoạn phát
triển buồng trứng, buồng sẹ của tôm he.
5. Câu hỏi ôn tập
(1) Đặc điểm noãn bào đã chín (thành thục) trong buồng trứng tôm khác gì so với noãn bào
ở pha thành thục của cá xương?
(2) Trứng tôm he thuộc loại trứng đoạn hoàng, đúng hay sai?
(3) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thành thục của tôm bố mẹ?
(4) Vị trí tuyến sinh dục trong cơ thể của tôm?
(5) Sau khi đẻ, buồng trứng ở giai đoạn V sẽ trở về giai đoạn I đúng hay sai?
(6) Nêu các đặc điểm chính để phân biệt 5 giai đoạn phát triển của buồng trứng tôm he khi
quan sát tiêu bản tổ chức tuyến sinh dục?


1

Bài 3: PHÁT TRIỂN PHÔI TÔM HE
1. Mục đích - yêu cầu
1.1 Kiến thức lý thuyết
Củng cố các kiến thức về đặc điểm của các giai đoạn phát triển phôi của tôm He.
1.2 Kỹ năng thực hành
Phân biệt phôi tôm he ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
2. Dụng cụ, hóa chất, thiết bị, mẫu vật
- 01 kính hiển vi có độ phóng đại 40, 100, 400 lần cho 01 sinh viên.
- Lam kính, lamen: tối thiểu 01 lam kính và 01 lamen trên 01 sinh viên.
- Pipet: 3 sinh viên trên 01 pipet.
- Giấy hoặc khăn thấm.
- Trứng tôm ở các giai đoạn phát triển phôi khác nhau cố định trong formol 3 – 4%



Hình 3.1 a. Lam kính
Hình 3.1 b. Pipet
3. Nội dung và phương pháp tiến hành
3.1. Phát triển phôi tôm he
3.1.1. Trứng mới được đẻ ra ngoài môi trường trong vòng 30 phút đầu
Trên bề mặt màng tế bào xuất hiện các nếp nhăn (3.2 a). Sau khi ra ngoài môi trường, trứng sẽ có
hiện tượng hút nước, làm cho màng tế bào căng lên (3.2 b), có tác dụng bảo vệ phôi trong suốt
quá trình biến thái.
2


3.2 a

3.2 b
Hình 3.2. Trứng mới được đẻ ra môi trường trong 30 phút đầu
(Nguồn:
3.1.2. Giai đoạn 2 tế bào
Đây là giai đoạn phân chia lần thứ nhất của trứng. Trứng tôm he là trứng đồng hoàng nên phân
cắt hoàn toàn đều, tạo ra 2 tế bào có kích thước bằng nhau.


(Nguồn:
/mdef/mdef-03a-2.html)
Hình 3.3. Trứng ở giai đoạn 2 tế bào

3

3.1.3. Giai đoạn 4 tế bào
Trứng phân cắt lần thứ 2 sẽ tạo ra 4 tế bào con. Đây là giai đoạn sớm nhất có thể phân biệt giữa

trứng thụ tinh và trứng không được thụ tinh. Trứng được thụ tinh sẽ phân chia thành các tế bào
con có kích thước đều nhau. Những trứng không được thụ tinh cũng xảy ra hiện tượng nguyên
phân nhưng trục phân chia tế bào bị lệch và tạo ra các tế bào con có kích thước không đều nhau.


Nguồn:
earch/mdef/mdef-03a-3.html
Hình 3.4. Giai đoạn 4 tế bào
3.1.4. Giai đoạn phôi nang
Các tế bào phân chia với tốc độ nhanh, khi đạt một số lượng tế bào nhất định (64 hoặc 128 tế
bào) thì sẽ dừng lại. Giai đoạn này là phôi nang. Quan sát phôi thấy một lớp tế bào được hình
thành bao xung quanh trứng, có kích thước đều nhau gọi là đĩa phôi.

4



Hình 3.5. Phôi nang
3.1.5. Giai đoạn phôi vị



Nguồn:
earch/mdef/mdef-03b-1.html
Hình 3.6. Phôi vị
Bên trong phôi xuất hiện thêm một lớp màng bao xung quanh khối tế bào. Đĩa phôi lõm vào, đây
là hiện tượng hình thành phôi dạ. Giai đoạn này có sự thay đổi hình thái của phôi, phôi từ hình
thái chỉ gồm 1 khối tế bào đồng dạng, chuyển sang phôi có sự phân hóa các tế bào thành các phần
riêng, làm tiền đề cho quá trình phân hóa, hình thành các cơ quan khác nhau của ấu trùng.
5


3.1.6. Giai đoạn hình thành phần phụ
Mầm của các phần phụ bắt đầu hình thành. Khi quan sát trên kính hiển vi, tùy theo hướng nhìn và
cách chỉnh độ sáng tối mà ta có thể nhìn thấy mầm các phần phụ hay không.


Nguồn:
earc h/mdef/mdef-03b-1.html
Hình 3.7. Hình thành phần phụ
3.1.7. Giai đoạn phát triển các phần phụ


(Nguồn:
mdef/mdef-03b-3.html)
Hình 3.8. Phát triển phần phụ
Các phần phụ phát triển và hình dạng cơ thể của nauplius dần được hình thành. Trên đầu các
phần phụ cũng xuất hiện các lông mịn.
6

3.1.8. Phôi nauplius
Hình dạng Nauplius được hình thành. Một chấm đỏ xuất hiện, đó là điểm mắt. Đây là dấu hiệu
của phôi phát triển bình thường.


(Nguồn:
ch /mdef/mdef-03c-2.html)
Hình 3.9. Phôi nauplius
3.1.9. Phôi sắp nở
Đây là giai đoạn trứng sắp nở. Các ấu trùng nauplius sẽ dùng các phần phụ xé bọc làm cho
lớp màng rách và thoát ra ngoài. Hình dạng nauplius hình thành rõ rệt.



(Nguồn:
arch/mdef/mdef-03c-3.html)
Hình 3.10. Phôi sắp nở
7

3.1.10. Nauplius 1
Sau một thời gian phát triển phôi, trứng nở ra ấu trùng nauplius. Không phải tất cả các trứng đều
nở trong thời điểm này. Thông thường, những phôi phát triển bình thường thì các nauplius sẽ xé
bọc trứng và thoát ra ngoài. Nhưng nếu ấu trùng yếu, không thể xé bọc để thoát ra thì chúng sẽ bị
chết sau vài giờ. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đên tỷ lệ nở của trứng. Tuy nhiên, nguyên
nhân chính hiện nay thì người ta vẫn cho rằng đó là do chất lượng nước.

Hình 3.11. Naupius 1 (nguồn:
3.2. Phôi dị hình
Những phôi phát triển không giống phôi bình thường được gọi là phôi dị hình. Phôi dị hình có thể
là các trứng không được thụ tinh nhưng vẫn xảy ra 1 số lần phân chia tế bào hoặc các trứng đã
được thụ tinh nhưng phát triển phôi không bình thường. Các phôi dị hình có thể phát triển đến
một giai đoạn nào đó thì ngưng và trứng sẽ bị “chết”; hoặc hoàn tất quá trình phát triển phôi
nhưng không nở được; hoặc nở ra các ấu trùng dị hình. Sau đây là một số dạng phôi dị hình:


Hình 3.12. Trứng không được thụ tinh.
(nguồn:
earch/mdef/mdef -04a-3.html).
Hình 3.13. Trứng không phát triển phôi.
(nguồn:
/mdef/mdef-04b-3.html)
8


Trong bể ấp, chất lượng nước ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển phôi bên cạnh yếu tố nhiệt độ.
Các mầm bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển phôi. Vi khuẩn bám vào và làm các màng
bị rách, noãn hoàng chảy ra ngoài, làm trứng không thụ tinh hoặc không thể phát triển phôi được.

3.14 a

3.14 b

3.14 c

3.14 d
Hình 3.14 a, b, c, d (nguồn: s. gov.au/pages/research/mdef/mdef-04b-4.html) là
các phôi phát triển từ các trứng đã được thụ tinh. Tuy nhiên đến các giai đoạn này thì phôi
phát triển không đều. (a) phôi không phát tr thành 2 điểm mắt và bị biến dạng, không hình
thành và phát triển các phần phụ. (d) Phôi bị hỏng do tác nhân là vi khuẩn
9

3.3. Làm tiêu bản và quan sát phôi
Dùng pipet lấy phôi từ các lọ chứa mẫu cho vào lam kính, có thể đậy hoặc không đậy lamen.
Thường thì không đậy lamen và không thấm hoàn toàn nước trên lam kính sẽ làm trứng không bị
vỡ và dễ quan sát hơn.
4. Yêu cầu đối với sinh viên sau khi thực hành
Viết báo cáo thu hoạch các nội dung đã thực hành bao gồm: Vẽ hình và mô tả các giai đoạn phát
triển phôi của tôm he bao gồm phôi phát triển bình thường và phôi dị hình.
5. Câu hỏi ôn tập
(1) Quá trình thụ tinh ở trứng tôm diễn ra như thế nào?
(2) Phân biệt trứng không thụ tinh và trứng được thụ tinh?
(3) Thế nào là phôi dị hình? Tỷ lệ dị hình là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ dị hình?


1

Bài 4: PHÁT TRIỂN ẤU TRÙNG
TÔM HE (Penaeus)
1. Mục đích - yêu cầu
1.1 Kiến thức lý thuyết
Củng cố các kiến thức về đặc điểm phát triển ấu trùng của tôm he.
1.2 Kỹ năng thực hành
Quan sát mẫu và phân biệt các giai đoạn phát triển ấu trùng của tôm he bằng kính hiển vi và
bằng mắt thường.
2. Dụng cụ, hóa chất, thiết bị, mẫu vật
- 01 kính hiển vi có độ phóng đại 40, 100, 400 lần cho 01 sinh viên.
- Lam kính, lamen: tối thiểu 01 lam kính và 01 lamen trên 01 sinh viên.
- Pipet: 3 sinh viên trên 01 pipet.
- Giấy hoặc khăn thấm.
- Mẫu ấu trùng tôm ở các giai đoạn khác nhau cố định trong formol 3 – 4%
3. Nội dung và phương pháp tiến hành
3.1. Phát triển ấu trùng và hậu ấu trùng tôm he
3.1.1 Ấu trùng nauplius
Sau một khoảng thời gian, quá trình phát triển phôi kết thúc, trứng nở ra ấu trùng Nauplius 1. Ấu
trùng Nauplius trải qua 5 lần lột xác. Do đó giai đoạn này có 6 giai đoạn phụ từ Nauplius 1 đến
6. Nauplius có cấu tạo đơn giản. Thân chưa phân đốt, hình trứng. Có ba đôi phần phụ, giữa trán
có điểm mắt. Đầu nhánh các phần phụ có các lông cứng. Phía đuôi có gai đuôi.
Số lượng gai đuôi tăng dần qua các giai đoạn phụ của nauplius. Công thức gai đuôi là cơ sở để
phân biệt các giai đoạn phụ nauplius.
Giai đoạn
N
1

N

2

N
3

N
4

N
5

N
6

Công thức gai đuôi
1 – 1
1 – 1
2 – 3
3 – 3
3 – 4
4 – 4
5 – 5
7 – 7
2

(a) Naupius 1: Trứng hoàn thành quá trình phát triển phôi và nở ra thành ấu trùng Naupius
1. Phần đuôi có 2 gai dài. Các lông cứng trên các phần phụ còn trơn, chưa có lông nhỏ.


Hình 4.1. Ấu trùng nauplius 1

(b) Naupius 2: Nauplius 1 lột xác thành nauplius 2. Đuôi vẫn còn 2 gai. Tuy nhiên hình dạng
bên ngoài có thay đổi so với naupius 1. Cơ thể hơi dài hơn, các lông cứng trên các phần
phụ có nhiều lông nhỏ, dạng lông chim.


Hình 4.2. Ấu trùng nauplius 2
(c) Naupius 3: Mặt bụng bắt đầu xuất hiện các mấu lồi là mầm của hàm 2, chân hàm 1, 2, 3.
Công thức gai đuôi 2 – 3, 3 – 3,
(d) Naupius 4: Công thức gai đuôi 3 – 4, 4 – 4,
(e) Naupius 5: Công thức gai đuôi 5 – 5,
(f) Naupius 6: Công thức gai đuôi 7 – 7
3.1.2 Ấu trùng Zoea
Nauplius 6 lột xác trở thành ấu trùng Zoea 1 (Z1). Ấu trùng Zoea có nhiều đặc điểm khác nhau
rõ rệt về hình thái so với ấu trùng nauplius. Thân kéo dài và phân đốt, hình thành giáp đầu ngực.

×