Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ tại tỉnh Bình Định năm 2008-2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 113 trang )

Bộ Giáo dục v đo tạo Bộ y tế
trờng đại học y h nội






Nguyễn thị nh tú





Nghiên cứu một số yếu tố
ảnh hởng đến sử dụng dịch vụ chăm sóc
trớc, trong v sau sinh của các b mẹ
Tại tỉnh bình định năm 2008-2009






luận văn thạc sĩ y tế công cộng







H nội - 2009

Bộ Giáo dục v đo tạo Bộ y tế
trờng đại học y h nội




Nguyễn thị nh tú




Nghiên cứu một số yếu tố
ảnh hởng đến sử dụng dịch vụ chăm sóc
trớc, trong v sau sinh của các b mẹ
Tại tỉnh bình định năm 2008-2009


Chuyên ngành : Y tế Công cộng
Mã số : 60.72.76




luận văn thạc sĩ y tế công cộng



Ngời hớng dẫn khoa học: PgS. TS. Ngô văn ton




H nội - 2009

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học
Y Hà Nội .
Đảng ủy, Lãnh đạo Sở Y tế, Hội đồng Khoa học Ngành Y tế Bình Định
và Ban Quản lý Dự án VIE/03 tỉnh Bình Định.
Các thầy, cô của Khoa Y tế công cộng đã luôn quan tâm, truyền đạt
cho tôi kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt hai năm học vừa qua.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Ngô Văn Toàn, người
thầy đã cho tôi ý tưởng và đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cộng
đồng và Trường Cao đẳng Y tế Bình Định đã phối hợp thực hiện việc triển
khai điều tra, giám sát việc thu thập số liệu của đề tài một cách chính xác và
khoa học.
Tôi luôn ghi nhớ sự chia sẻ, động viên hết lòng của gia đình, dòng họ,
bạn bè, đồng nghiệp và các bạn cùng khóa đã giúp đỡ, cho tôi nghị lực để học
tập và hoàn thành luận văn này.
Hà nội, ngày 20 tháng 8 năm 2009
Học viên



Nguyễn Thị Như Tú



98




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam ñoan ñã thực hiện quá trình làm luận văn
một cách khoa học, chính xác, trung thực. Các kết quả
trong luận văn thạc sỹ này là có thực và chưa ñược xuất
bản. Nếu có sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm .


Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2009
Học viên


Nguy
ễn Thị Như Tú


99

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN 3


1.1. CHĂM SÓC TRƯỚC SINH 3

1.1.1. Khái niệm
3

1.1.2. Một số nội dung trong chăm sóc trước sinh
4

1.1.3. Tình hình chăm sóc trước sinh trên thế giới
7

1.1.4. Tình hình chăm sóc trước sinh ở Việt Nam
8

1.2. CHĂM SÓC TRONG SINH 12

1.2.1. Tư vấn cho sản phụ
12

1.2.2. Các nguyên tắc theo dõi khi chuyển dạ thường
12

1.2.3. Theo dõi - chăm sóc bà mẹ trong 2 giờ ñầu sau ñẻ
13

1.2.4. Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ ngay sau ñẻ
13

1.2.5. Tình hình chăm sóc trong sinh trên thế giới

13

1.2.6. Tình hình chăm sóc trong sinh tại Việt Nam
15

1.3. CHĂM SÓC SAU SINH 18

1.3.1. Khái niệm
18

1.3.2. Theo dõi - chăm sóc bà mẹ từ giờ thứ ba ñến hết ngày ñầu
18

1.3.3. Theo dõi - chăm sóc bà mẹ tuần thứ 6 sau ñẻ
19

1.3.4. Tình hình chăm sóc sau sinh trên thế giới
20

1.3.5. Tình hình chăm sóc sau sinh tại Việt Nam
21

1.4.

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG DỊCH VỤ
CHĂM SÓC TRƯỚC, TRONG VÀ SAU SINH 23

1.4.1. Ảnh hưởng nhóm yếu tố về ñặc trưng cá nhân và yếu tố về lịch
sử sinh sản
24


1.4.2. Tiếp cận về ñịa lý
24

1.4.3. Tiếp cận về kinh tế
24

1.4.4. Tiếp cận về văn hoá
25


100

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 29

2.1.1. Đặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu
29

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
31

2.1.3. Thời gian nghiên cứu
32

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.2.1.


Thiết kế nghiên cứu
32

2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu
32

2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu
33

2.2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu
34

2.2.5. Quy trình thu thập số liệu và công cụ
36

2.2.6. Sai số và hạn chế sai số
37

2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu
38

2.2.8. Đạo ñức trong nghiên cứu
38

Chương 3 KẾT QUẢ 39

3.1. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CÁ NHÂN VÀ LỊCH SỬ SINH SẢN
CỦA BÀ MẸ 39

3.2. THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRƯỚC, TRONG VÀ SAU SINH

CỦA CÁC BÀ MẸ 41

3.2.1. Thực hành chăm sóc trước sinh
41

3.2.2. Thực hành chăm sóc trong sinh
43

3.2.3. Thực hành chăm sóc sau sinh
46

3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG DỊCH VỤ
CHĂM SÓC TRƯỚC, TRONG VÀ SAU SINH 47

3.3.1. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến thực hành chăm sóc trước sinh
47

3.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến thực hành chăm sóc trong sinh
53

3.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến thực hành chăm sóc sau sinh
60



101

Chương 4 BÀN LUẬN 64

4.1. THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRƯỚC SINH 64


4.1.1. Thực hành khám thai
64

4.1.2. Thực hành tiêm phòng vắcxin uốn ván
68

4.1.3. Thực hành uống viên sắt
71

4.2. THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRONG SINH 73

4.2.1. Nơi sinh của các bà mẹ
73

4.2.2. Người ñỡ ñẻ của các bà mẹ
77

4.2.3. Các yếu tố nguy cơ do thực hành trong sinh của bà mẹ
80

4.3. THỰC HÀNH CHĂM SÓC SAU SINH 82

4.3.1. Thực hành khám lại bà mẹ sau sinh
83

4.3.2. Thực hành chăm sóc sơ sinh ngay sau ñẻ
85

4.3.3. Các yếu tố nguy cơ do thực hành sau sinh của bà mẹ

87

KẾT LUẬN 89

KIẾN NGHỊ 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC

















102


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CBYT Cán bộ y tế
CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản
KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia ñình
OR Tỷ suất chênh (Odds Ratio)
SKSS Sức khỏe sinh sản
TYTX Trạm y tế xã
UNFPA Qũy Dân số Liên Hiệp quốc (United Nations Population Fund)
UNICEF

Qũy Nhi ñồng Liên Hiệp quốc (United Nations Children's Fund)
WHO Tổ chức Y tế thế giới (Worlth Health Organization)


103

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Số lần khám thai và chất lượng bảo vệ thai 5

Bảng 1.2. Tình hình tiêm phòng uốn ván 11

Bảng 3.1. Một số ñặc trưng cá nhân của các bà mẹ nuôi con nhỏ
dưới 2 tuổi 39

Bảng 3.2. Số lần có thai và số con còn sống của các bà mẹ nuôi con

nhỏ dưới 2 tuổi 40

Bảng 3.3. Thực hành chăm sóc trước sinh của các bà mẹ 41

Bảng 3.4. Số lần khám thai trung bình và số lần tiêm phòng uốn
ván trung bình của các bà mẹ 42

Bảng 3.5. Người ñỡ ñẻ cho các bà mẹ 45

Bảng 3.6. Mối liên quan giữa 1 số ñặc trưng cá nhân của bà mẹ và
việc khám thai ñủ 3 lần 47

Bảng 3.7. Mối liên quan giữa số lần có thai và số con của bà mẹ và
khám thai ñủ 3 lần 48

Bảng 3.8. Phân tích hồi quy ña biến mối liên quan giữa một số yếu
tố và khám thai ñủ 3 lần 49

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa 1 số ñặc trưng cá nhân của bà mẹ và
tiêm phòng uốn ván ñủ 2 mũi 50

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa lịch sử sinh sản của bà mẹ và việc
tiêm phòng uốn ván ñủ 2 mũi 51

Bảng 3.11. Phân tích hồi quy ña biến mối liên quan giữa một số yếu
tố và việc tiêm phòng vacxin uốn ván ñủ 2 mũi 52

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa 1 số ñặc trưng cá nhân của bà mẹ và
việc bà mẹ sinh con tại nhà 53


Bảng 3.13. Mối liên quan giữa số lần có thai và số con của bà mẹ và
việc bà mẹ sinh con tại nhà 54


104

Bảng 3.14. Phân tích hồi quy ña biến mối liên quan giữa một số yếu
tố và việc bà mẹ sinh con tại nhà 55

Bảng 3.15. Mối liên quan giữa 1 số ñặc trưng cá nhân của bà mẹ và
việc bà mẹ sinh con ñược cán bộ y tế ñỡ ñẻ 56

Bảng 3.16. Mối liên quan giữa số lần có thai và số con của bà mẹ và
việc bà mẹ sinh con có cán bộ y tế ñỡ ñẻ 57

Bảng 3.17. Phân tích hồi quy ña biến mối liên quan giữa một số yếu
tố và việc bà mẹ sinh con có cán bộ y tế ñỡ ñẻ 58

Bảng 3.18. Mối liên quan giữa 1 số ñặc trưng cá nhân của bà mẹ và
khám lại ít nhất 1 lần trong vòng 42 ngày ñầu sau sinh 60

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa số lần có thai và số con của bà mẹ và
khám lại ít nhất 1 lần trong vòng 42 ngày sau sinh 61

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa nơi sinh, người ñỡ sinh và việc bà mẹ
khám lại ít nhất 1 lần trong vòng 42 ngày sau sinh 62

Bảng 3.21. Phân tích ña biến mối liên quan giữa một số yếu tố và
việc khám lại ít nhất 1 lần trong vòng 42 ngày sau sinh 63


















105


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu ñồ 3.1. Nơi khám thai của 589 bà mẹ 43

Biểu ñồ 3.2. Nơi sinh của các bà mẹ 43

Biểu ñồ 3.3. Tỷ lệ bà mẹ ñược khám lại ít nhất 1 lần trong vòng 42
ngày sau sinh (594 bà mẹ) 46





1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 530.000 phụ nữ bị tử
vong trong lúc mang thai hoặc khi sinh, hơn 3 triệu trẻ sơ sinh bị chết non,
hơn 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong ngày ñầu hoặc tuần ñầu sau sinh, 640
triệu phụ nữ ốm yếu do liên quan ñến thai nghén, 64 triệu phụ nữ phải chịu
ñựng những biến chứng khi sinh [1],[17],[65],[68].
Ngày 19/9/2008, Quỹ Nhi ñồng Liên Hiệp quốc công bố ở các nước
ñang phát triển, nguy cơ tử vong do các biến chứng liên quan ñến thai
nghén và sinh ñẻ là 1/76, so với 1/8.000 ở các nước công nghiệp [32]. Tử
vong mẹ tại các nước ñang phát triển, xảy ra giai ñoạn trước sinh chiếm
23,9%, giai ñoạn trong sinh là 15,5% và giai ñoạn sau sinh là 60,6% [47].
Tại Việt Nam, hầu hết tử vong mẹ xảy ra ở giai ñoạn sau sinh; hơn 80-83%
chết ngay trong ngày ñầu tiên sau ñẻ, số còn lại chủ yếu chết trong tuần lễ
ñầu tiên [40]. Hàng năm, có 8 triệu thai nhi và trẻ sơ sinh chết vào cuối thời
kỳ thai nghén, vào lúc lọt lòng và ngay sau khi sinh ít lâu, nguyên nhân chủ
yếu là do sức khỏe của bà mẹ kém hay biến chứng sau sinh [17].
Tại Việt Nam tỷ lệ tử vong mẹ toàn quốc là 80/100.000 trẻ ñẻ sống
vào năm 2005 [9]. Tỷ lệ tử vong mẹ khác nhau ở từng khu vực: miền núi và
trung du là 269/100.000 và ở ñồng bằng là 81/100.000. Về nguyên nhân, 75
- 80% trường hợp tử vong mẹ là do các biến chứng và bệnh nhiễm trùng
xảy ra trong quá trình mang thai [47]; tuy nhiên, hầu hết các trường hợp tử
vong mẹ ñều có thể tránh ñược bằng cách chăm sóc sức khỏe mẹ tốt hơn,
ñặc biệt trong thời kỳ mang thai, sinh con và sau sinh [32].
Tổ Chức Y Tế thế giới ñã khuyến cáo ñể có những ñứa trẻ khỏe mạnh,
thông minh ñòi hỏi bà mẹ phải ñược chăm sóc sức khỏe liên tục từ khi có ý

ñịnh mang thai cho ñến khoảng thời gian sau khi ñứa trẻ ra ñời. Sức khỏe,
bệnh tật của bà mẹ trong thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú ñều có ảnh
hưởng sâu sắc ñến sự phát triển và sức khỏe của ñứa trẻ trong bụng mẹ hay
ñang ñược nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ. Trách nhiệm này không chỉ là
của riêng bà mẹ, của mỗi gia ñình mà còn là trách nhiệm thiêng liêng ñối
với giống nòi, ñất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) có xác

2

ñịnh “Đặc biệt tăng cường dịch vụ y tế, giảm tỷ lệ tử vong của bà mẹ có
liên quan ñến thai sản’’. Hiện nay, vì rất nhiều lý do nên việc ñáp ứng nhu
cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh cho các bà mẹ tại
Việt Nam vẫn chưa ñược cải thiện như mong muốn.
Trên phạm vi cả nước ñã có một số nghiên cứu về thực trạng chăm sóc
trước, trong và sau sinh của các bà mẹ [30]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tìm
hiểu các yếu tố ảnh hưởng ñến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong
và sau sinh của các bà mẹ theo ñặc thù của từng ñịa phương còn rất hạn chế
nhưng ñiều ñó lại có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở ñể nghiên cứu, ñề xuất
những chính sách ñầu tư cho việc nâng cao hiệu quả của việc tiếp cận dịch
vụ y tế sinh sản ñặc biệt cho phụ nữ vùng dân tộc, vùng núi, vùng hẻo lánh,
vùng khó khăn ñể ñảm bảo sự công bằng xã hội.
Theo báo cáo ñiều tra ban ñầu về thực trạng cung cấp và sử dụng dịch
vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2003 tại Bình Định của Quỹ Dân số
Liên Hiệp quốc vẫn còn 2,9% phụ nữ không khám thai lần nào trước khi
sinh; 21,4% khám thai chưa ñủ 3 lần; 27,1% các bà mẹ sinh con tại nhà, chỉ
có 86,7% bà mẹ ñược cán bộ y tế ñỡ ñẻ [61]. Vậy thực hành chăm sóc
trước, trong và sau sinh hiện nay thế nào và những yếu tố liên quan ñến
việc thực hành nêu trên của các bà mẹ tại tỉnh Bình Định là gì? Cho ñến
nay tại Bình Định chưa có nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu sâu ñể giải
ñáp câu hỏi trên. Xuất phát từ thực tế ñó chúng tôi tiến hành ñề tài:

“Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng ñến sử dụng dịch vụ chăm sóc
trước, trong và sau sinh của các bà mẹ tại tỉnh Bình Định năm 2008-
2009 ” với các mục tiêu:
1. Mô tả việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh của các
bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi tại tỉnh Bình Định, năm 2008-2009.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng ñến việc sử dụng dịch vụ chăm
sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ nêu trên từ ñólàm cơ sở
ñề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc tiếp cận
dịch vụ y tế sinh sản.

3

Chương 1
TỔNG QUAN

Theo ñịnh nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, “Sức khoẻ sinh sản là sự
thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ ñơn thuần là
không có bệnh tật hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản. Điều này cũng hàm ý
là mọi người, kể cả nam và nữ, ñều có quyền ñược nhận thông tin và tiếp
cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các biện pháp kế hoạch hóa gia ñình an
toàn, có hiệu quả và chấp nhận ñược theo sự lựa chọn của mình, bảo ñảm
cho người phụ nữ trải qua quá trình thai nghén và sinh ñẻ an toàn, tạo cho
các cặp vợ chồng cơ may tốt nhất ñể sinh ñược ñứa con lành mạnh” [3].
Trong mỗi lần mang thai và sinh nở, người phụ nữ phải ñối mặt với
nhiều nguy cơ liên quan tới những tai biến ñột ngột và khó lường trước.
Những tai biến này có thể dẫn tới thương tật thậm chí tử vong cho bà mẹ và
thai nhi. Hàng năm, có hơn nửa triệu phụ nữ chết do các tai biến trong thời
gian mang thai hoặc khi sinh; Tuy nhiên, phần lớn các ca tử vong có thể
tránh ñược nhờ các can thiệp y tế cần thiết; Trên thực tế, trở ngại chính là
người phụ nữ khi mang thai thiếu tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng về

chăm sóc giai ñoạn trước sinh, khi sinh và chăm sóc giai ñoạn sau sinh
[65].
1.1. CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
1.1.1. Khái niệm
Chăm sóc bà mẹ khi có thai còn ñược gọi là chăm sóc trước sinh.
Chăm sóc trước sinh là những chăm sóc sản khoa cho người phụ nữ tính từ
thời ñiểm có thai cho ñến trước khi ñẻ nhằm ñảm bảo cho quá trình mang
thai ñược an toàn, sinh con khỏe mạnh.
Chăm sóc bà mẹ khi có thai có tầm quan trọng to lớn, vì nếu khám

4

thai ñầy ñủ sẽ giảm ñược tử vong và bệnh tật cho cả mẹ lẫn con. Chǎm sóc
chu ñáo trong thời kỳ mang thai là ñǎng ký quản lý thai và theo dõi thai từ
khi mang thai cho ñến khi chuyển dạ và phải khám thai ít nhất là 3 lần ở 3
quý của thai kỳ ñể xác ñịnh những nguy cơ, biến chứng của thai nghén;
giáo dục vệ sinh và hiểu biết về thai nghén [27].
Diễn biến sức khỏe của người phụ nữ trong giai ñoạn mang thai có
ảnh hưởng sâu sắc ñến sự phát triển của thai nhi, của em bé trong giai ñoạn
sơ sinh. Ví dụ: tình trạng thiếu máu nặng ở mẹ sẽ dẫn ñến trẻ có thể bị ngạt,
bị chết lưu hoặc nhẹ cân; hay ñiều kiện thiếu vệ sinh khi ñẻ rất có thể dẫn
ñến việc trẻ sơ sinh bị uốn ván, bị nhiễm khuẩn v.v
1.1.2. Một số nội dung trong chăm sóc trước sinh
Nội dung chǎm sóc trước sinh bao gồm: giáo dục, ñiều trị những tình
trạng bệnh lý hoặc biến chứng xảy ra trong thời kỳ có thai, sàng lọc những
nguy cơ, hướng dẫn và xác ñịnh nơi sinh, giải thích những biến chứng có
thể xảy ra, ñịa ñiểm khám và xử trí ñể ñảm bảo an toàn [27].
Chăm sóc trước sinh còn bao gồm chế ñộ ăn, chế ñộ làm việc, khám
thai, tiêm phòng uốn ván, phòng chống thiếu máu và tư vấn nuôi con bằng
sữa mẹ

1.1.2.1. Tiêm phòng uốn ván
Bệnh uốn ván là một trong năm tai biến sản khoa thường gặp, ñây là
một bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao cho mẹ và trẻ sơ sinh [4]. Để dự phòng tai
biến này, khi có thai các thai phụ cần ñi khám thai sớm và khám thai ñịnh kỳ
ñủ 3 lần, qua khám thai cán bộ y tế sẽ giúp thai phụ tiêm phòng uốn ván, ñồng
thời kiểm tra xem việc tiêm phòng uốn ván có ñược thực hiện ñầy ñủ không.
1.1.2.2. Khám thai
Thai nghén là giai ñoạn nhiều nguy cơ tiềm ẩn, có thể dẫn ñến những
vấn ñề sức khoẻ trầm trọng như bệnh tật và tử vong mà bất cứ một phụ nữ

5

nào cũng có thể mắc phải trong thời kỳ mang thai. Để hạn chế những vấn
ñề sức khỏe ñó, khám thai là một biện pháp hết sức quan trọng. Ở Việt
Nam, theo qui ñịnh của Bộ Y tế, trong một kỳ thai nghén người phụ nữ cần
ñược khám thai ñịnh kỳ ít nhất 3 lần ở 3 quý của thai kỳ [4],[27].
Người mẹ ñi khám thai sớm và ñầy ñủ cho ñến khi sinh là yếu tố quan
trọng ñể tránh rủi ro cho bà mẹ và thai nhi. Khám thai mỗi tháng 1 lần cho
ñến khi ñược 28 tuần tuổi, sau ñó khám thai cứ hai tuần một lần cho ñến
khi ñược 36 tuần, và sau ñó nên khám thai hàng tuần cho ñến tuần thứ 40.
Chất lượng bảo vệ thai tăng lên theo số lần khám thai [4].
Bảng 1.1. Số lần khám thai và chất lượng bảo vệ thai [2]
Số lần Quí 1 Quí 2 Quí 3
Khám thai T 2

T 3

T 4

T 5


T 6

T 7

T 8

T 9
Nhận xét
0 lần
Thai hoàn toàn không
ñược bảo vệ
1 lần x Tác dụng bảo vệ rất kém
2 lần x x Tác dụng bảo vệ kém
3 lần x x x
Chỉ thích hợp với thai
thường
5 lần x x x x x
10 lần x x x x x x xxxx

12- 13 lần xx x x x xx

xx

xxxx

Chất lượng bảo vệ thai
tăng dần theo số lần khám
thai


1.1.2.3. Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng khi có thai [64]
Thiếu máu là bệnh dinh dưỡng hay gặp ở phụ nữ có thai, ñặc biệt là ở
những người ñẻ dày và ăn uống thiếu thốn. Bệnh thiếu máu có ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sức khoẻ cả mẹ lẫn con.
• Đối với mẹ: Người mẹ thiếu máu thường mệt mỏi, chóng mặt, khó
thở khi gắng sức, khi ñẻ có nhiều rủi ro. Tỷ lệ tử vong khi ñẻ ở
những người mẹ thiếu máu cao hơn hẳn ở bà mẹ bình thường. Do ñó

6

người ta ñã coi thiếu máu là một yếu tố nguy cơ trong sản khoa.
• Đối với con: Thiếu máu thường gây tình trạng ñẻ non và tử vong sơ
sinh cao. Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh thường là do mẹ bị
thiếu sắt nên lượng sắt dự trữ của cơ thể trẻ thấp.
Ăn uống hợp lý là biện pháp phòng chống bệnh thiếu máu tốt nhất,
các thức ăn có nhiều chất sắt là các loại ñậu ñỗ, các loại rau xanh (rau
ngót, rau dền, rau khoai, rau bí ), các loại phủ tạng như tim, gan, thận
Bổ sung viên sắt là hết sức cần thiết. Ngay từ khi bắt ñầu có thai, tất cả
các bà mẹ nên uống viên sắt. Với loại viên có hàm lượng là 60mg sắt
nguyên tố, ngày uống một viên trước khi ngủ. Uống liên tục trong suốt thời
kỳ có thai ñến một tháng sau khi sinh. Để tăng quá trình chuyển hoá và hấp
thu sắt, cần tăng cường vitamin C, do ñó cần ăn ñủ rau xanh và quả chín.
1.1.2.4. Chế ñộ ăn uống của bà mẹ [64]
Chế ñộ ăn uống của bà mẹ có vai trò quan trọng quyết ñịnh ñối với sự
phát triển của thai nhi. Nếu bà mẹ ñược ăn uống tốt, ñầy ñủ các chất dinh
dưỡng thì bà mẹ sẽ lên cân tốt. Trong suốt thời kỳ có thai, bà mẹ cần tăng
ñược từ 10kg ñến 12 kg (trong ñó, 3 tháng ñầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng
4-5kg, 3 tháng cuối tăng 5-6 kg). Tăng cân tốt, bà mẹ sẽ tích luỹ mỡ là
nguồn dự trữ ñể tạo sữa sau khi sinh. Những trường hợp bà mẹ bị thiếu ăn
hoặc ăn uống kiêng khem không hợp lý chính là nguyên nhân của suy dinh

dưỡng bào thai, trẻ ñẻ ra có cân nặng thấp dưới 2500g.
1.1.2.5. Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ
• Giải thích lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
• Hướng dẫn bà mẹ ñầy ñủ về kỹ thuật nuôi con bằng sữa mẹ
• Hướng dẫn bà mẹ cách giữ gìn nguồn sữa mẹ
• Giải thích tầm quan trọng của việc chăm sóc vú và núm vú
• Tạo niềm tin là tất cả bà mẹ ñều có thể nuôi con bằng sữa mẹ.

7

1.1.3. Tình hình chăm sóc trước sinh trên thế giới
Ngày 19/9/2008 Quỹ Nhi ñồng Liên Hiệp Quốc công bố mức ñộ bao
phủ chăm sóc trước sinh ở các nước ñang phát triển tăng 15% trong thập kỷ
qua, 75% bà mẹ mang thai ñược chăm sóc trước sinh [32]. Báo cáo gần ñây
nhất của UNICEF tháng 1 năm 2009 tỷ lệ phụ nữ ñộ tuổi 15 - 49 có thai
ñược khám thai ít nhất 1 lần bởi cán bộ y tế có chuyên môn trên toàn thế
giới là 77%, thấp nhất là khu vực Nam Á 68%, cao nhất là khu vực Mỹ
Latinh và Caribe 94%, các nước ñang phát triển là 77% và các nước kém
phát triển là 64%. Ở cấp ñộ quốc gia việc sử dụng dịch vụ này còn thấp hơn
nhiều như ở Afghanistan 16%. Dịch vụ chăm sóc trước sinh ở các nước
cũng khác nhau, tại Somalia là 26%, Ethiopia là 28%, Lào là 35%, Nepal là
44%, India là 74%, Myanmar là 76%, Malaysia là 79%, Philippines là
88%, Thailand là 98%, Australia 100% và Việt Nam là 91% [66].
Nghiên cứu tại tỉnh Amhui Trung Quốc hơn một nửa số người phụ
nữ khám thai lần ñầu tiên vào tuần thứ 13 của thai kỳ, 36% khám thai ít
hơn 5 lần và khoảng 9% không khám thai lần nào và lý do chính của việc
không khám thai là do người phụ nữ cho rằng việc khám thai là không cần
thiết [63]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới tại các nước ñang phát
triển, tỷ lệ phụ nữ khám thai ñủ 3 lần khoảng từ 10% ñến hơn 90%; ñặc
biệt phụ nữ nghèo ở các vùng nông thôn không khám thai ñủ theo quy ñịnh

[67].
Theo Caro Bellamy, giám ñốc ñiều hành Quỹ Nhi ñồng Liên Hiệp
quốc, một trong những nguyên nhân làm cho phụ nữ mang thai ít nhận
ñược các dịch vụ chăm sóc trước sinh là do những ưu ñiểm của nó chưa
ñược nhấn mạnh và chịu ảnh hưởng của trình ñộ văn hóa cũng như ñiều
kiện kinh tế của bà mẹ [62]. Một cuộc ñiều tra ở Ấn Độ cho thấy khoảng

8

60% phụ nữ cảm thấy chăm sóc thai nghén là không cần thiết [58].
Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về SKSS ở các nước ñang phát
triển từ năm 1990 – 2006 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng ñến sử dụng
dịch vụ chăm sóc trước sinh của các bà mẹ bao gồm: trình ñộ học vấn
của bà mẹ và người chồng, tình trạng hôn nhân, tính sẵn có của dịch vụ,
chi phí y tế, thu nhập hộ gia ñình, nghề nghiệp của bà mẹ, khả năng tiếp
cận các phương tiện truyền thông và lịch sử sinh sản phức tạp của bà mẹ.
Ngoài ra yếu tố tín ngưỡng, văn hóa và phong tục tập quán, tuổi tác và
tôn giáo cũng có ảnh hưởng ñến sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh
của các bà mẹ [56].
Theo Tổ Chức Y Tế thế giới, có khoảng 550.000 trẻ sơ sinh chết vì
uốn ván rốn mỗi năm, trong ñó có 220.000 trường hợp ở khu vực Đông
Nam Á chiếm 37% uốn ván rốn trên thế giới [67].
1.1.4. Tình hình chăm sóc trước sinh ở Việt Nam
1.1.4.1. Khám thai
Theo báo cáo tổng kết của Vụ Sức khỏe sinh sản năm 2005 có 84,6%
thai phụ khám thai từ 3 lần trở lên, trong ñó cao nhất là vùng ñồng bằng
Sông Hồng 97,7%, thấp nhất là vùng Tây Nguyên 64,6% [8].
Một số nghiên cứu trong các năm gần ñây cho thấy các bà mẹ ñi khám
thai từ 3 lần trở lên như sau: Tại Hương Long - Huế 60,6% [15], tại Chí
Linh - Hải Dương 70,2% [26], tại Hà Tây 71,3% [44], tại Tiên Du - Bắc

Ninh 81,1% [19], tại Quảng Trị 32,3% [24] và tại Đà Nẵng 93,3% [22].
Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại
Việt Nam giai ñoạn 2000 - 2005 của Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc có
khoảng 1/10 ñến 1/3 số phụ nữ không ñi khám thai khi mang thai, số phụ
nữ khám thai ít nhất 3 lần thay ñổi từ 1/5 cho ñến 1/3 phụ thuộc vào tôn

9

giáo và nơi ở của phụ nữ. Tính bình quân, số lần khám thai trung bình của
một phụ nữ khi mang thai là 2,7 lần ở khu vực miền núi và 3,7 lần ở khu
vực ñồng bằng [29].
Nghiên cứu tại Tiên Du tỉnh Bắc Ninh cho thấy thực hành khám thai
ñủ 3 lần của các bà mẹ chiếm 70,7%, tiêm vaccin uốn ván chiếm 98,7%
nhưng số tiêm ñủ 2 mũi là 90,7%. Uống bổ sung viên sắt là 64% và 62% bà
mẹ ñược cung cấp dinh dưỡng tốt trong khi có thai. Có 36,7% bà mẹ ñược
giảm cường ñộ và thời gian lao ñộng trong khi mang thai và 36% ñược
nghỉ trước sinh [21]. Tỷ lệ phụ nữ làm nghề nông khám thai ñủ 3 lần thấp
hơn so với các phụ nữ làm nghề khác, nhưng không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Trình ñộ văn hóa, thu nhập và kiến thức về chăm sóc trước
sinh có ảnh hưởng rõ rệt ñến việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh
(khám thai, tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt) [20].
Theo kết quả nghiên cứu gần ñây của Tổ chức Cứu trợ Nhi ñồng
Mỹ tại Thừa Thiên Huế, tỷ lệ bà mẹ khám thai ñủ 3 lần là 82%; Có 2,1%
(15) bà mẹ không ñi khám thai lần nào lý do là không nhận thức ñược sự
cần thiết phải ñi khám thai, quá bận không có thời gian, sự tiếp cận cơ sở
y tế không thuận tiện, không sẵn có và cơ sở y tế quá xa. Tỷ lệ các bà mẹ
người dân tộc Tà oi khám thai ñủ 3 lần thấp hơn các nhóm bà mẹ dân tộc
khác. Những bà mẹ học vấn cao, là công chức có xu hướng khám thai ñủ
3 lần cao hơn các bà mẹ khác. Theo mô hình hồi quy logistic những bà
mẹ học vấn trung học trở lên khám thai ñủ 3 lần gấp 1,9 lần các bà mẹ

học vấn tiểu học hoặc dưới [55]. Tại Thanh Hóa tỷ lệ bà mẹ khám thai
ñủ 3 lần là 80%, tỷ bà mẹ không ñi khám thai lần nào Nhũ Thanh là
2,9% và Ngọc Lặc là 1,4%; lý do không ñi khám thai là vì không nhận
thức ñược sự cần thiết phải ñi khám thai, cơ sở y tế quá xa, không ñủ
tiền và quá bận không có thời gian. Theo mô hình hồi quy logistic những

10

bà mẹ người Kinh, bà mẹ có học vấn trung học trở lên có xu hướng
khám thai ñủ 3 lần cao hơn các bà mẹ khác [52]. Tại Vĩnh Long tỷ lệ bà
mẹ khám thai ñủ 3 lần là 87%, tỷ lệ bà mẹ không ñi khám thai lần nào là
2,5%; lý do không ñi khám thai là vì không nhận thức ñược sự cần thiết
phải ñi khám thai, không ñủ tiền và quá bận không có thời gian. Theo
mô hình hồi quy logistic những bà mẹ 25 - 34 tuổi, bà mẹ có học vấn
trung học trở lên có xu hướng khám thai ñủ 3 lần cao hơn các bà mẹ
khác [54]. Tại Thái Nguyên, tỷ lệ bà mẹ khám thai ñủ 3 lần là 84%, tỷ lệ
bà mẹ không ñi khám thai lần nào là 4,1% (Phú Bình) và 1,2% (Đại Từ)
[53].
Báo cáo ñiều tra ban ñầu về thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2003 tại Bình Định của Quỹ Dân số Liên
Hiệp quốc thì 2,9% phụ nữ không khám thai lần nào trước khi sinh; 21,4%
khám thai chưa ñủ 3 lần [61].
Theo nghiên cứu tại Bình Định năm 2005 có 96,5% phụ nữ có thai
ñược khám thai; 74,9% số phụ nữ có thai ñược cán bộ trạm y tế khám thai;
tỷ lệ bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi ñi khám thai là 97,7%; tỷ lệ khám thai
ñủ 3 lần là 81,8%; tỷ lệ khám thai tại trạm y tế là 74% [18].
1.1.4.2. Tiêm phòng uốn ván

Uốn ván sơ sinh là một trong 5 tai biến sản khoa mà chúng ta có thể
phòng chống ñược nếu trong thời gian mang thai người phụ nữ ñược tiêm

ñủ 2 mũi uốn ván (nếu người phụ nữ ñã ñược tiêm phòng uốn ván trong lần
mang thai trước, thì lần mang thai này chỉ cần tiêm một mũi). Đây là một
cấu thành quan trọng của việc chăm sóc thai sản. Dưới ñây là số liệu về
tình hình tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai qua 2 lần ñiều tra nhân
khẩu học và sức khỏe.

11

Bảng 1.2. Tình hình tiêm phòng uốn ván [12],[13]
Tiêm phòng uốn ván

Nội dung ñiều tra
Không
tiêm
Tiêm
1 mũi
Tiêm
2 mũi
Kết quả ñiều tra nhân khẩu và
sức khỏe năm 1997 (n = 1818)
28,3% 16,8% 54,6%
Kết quả ñiều tra nhân khẩu và
sức khỏe năm 2002 (n = 1321)
14,9% 14,4% 70,5%

Theo báo cáo tổng kết của Vụ Sức khỏe sinh sản năm 2003 có 88,5%
thai phụ tiêm phòng uốn ván ñủ 2 mũi [1].
Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại
Việt Nam giai ñoạn 2000 - 2005 của Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc thì
khoảng 1/2 ñến 2/3 thai phụ ở các vùng miền núi và vùng xa không ñược

tiêm bất kỳ mũi vacxin phòng uốn ván nào [30].
Một số nghiên cứu trong những năm gần ñây tại các ñịa phương cho
kết quả như sau: Tại Hương Long - Huế 83,3% [15], tại Chí Linh - Hải
Dương 85,4% [26], tại Tiên Du - Bắc Ninh 90,5% [19], tại Quảng Trị là
54% [24] và Đà Nẵng 75,7% [22].
Theo kết quả nghiên cứu gần ñây của Tổ chức Cứu trợ Nhi ñồng Mỹ
tại Thừa Thiên Huế, tỷ lệ bà mẹ tiêm phòng vacxin uốn ván ñủ 2 mũi là
93,9%. Theo mô hình hồi quy logistic những bà mẹ học vấn trung học trở
lên tiêm phòng vacxin uốn ván ñủ 2 mũi gấp 3,2 lần (95% CI:1,7-6,0) các
bà mẹ học vấn tiểu học hoặc dưới [55]. Nghiên cứu tại Thanh Hóa, tỷ lệ
tiêm phòng vacxin uốn ván ñủ 2 mũi là 78,9% (Nhũ Thanh) và 81,9%
(Ngọc Lặc). Những bà mẹ dân tộc Dao, lớn tuổi, học vấn thấp, làm nông,
sống xa cơ sở y tế có xu hướng tiêm phòng uốn ván ñủ 2 mũi thấp hơn các
bà mẹ khác. Có 6,7% (Nhũ Thanh) và 4,6% (Ngọc Lặc) bà mẹ không tiêm

12

mũi vacxin uốn ván nào; lý do là không nhận thức ñược sự cần thiết phải
tiêm phòng, quá bận, thiếu dịch vụ, xa cơ sở y tế và không ñủ tiền [52].
Nghiên cứu tại Vĩnh Long, tỷ lệ tiêm phòng vacxin uốn ván ñủ 2 mũi ở là
95,6% [54]. Nghiên cứu tại Thái Nguyên, 100% bà mẹ có tiêm phòng
vacxin uốn ván, trong ñó tỷ lệ tiêm phòng vacxin uốn ván ñủ 2 mũi ở là
86,6% [53].
1.2. CHĂM SÓC TRONG SINH
Chuyển dạ là một quá trình quan trọng nhất, dễ xảy ra tai biến nhất
cho cả mẹ và bé vì vậy cần phải chuẩn bị tâm lý tốt cho sản phụ và ñược
người có chuyên môn giúp ñỡ trong quá trình này.
1.2.1. Tư vấn cho sản phụ
Nguyên tắc chung về tư vấn trong chuyển dạ là ñộng viên ñể sản
phụ bớt lo âu, lắng nghe những ñiều khiến bản thân gia ñình và sản phụ

lo lắng, thông cảm và tôn trọng những truyền thống văn hoá và tôn giáo
của sản phụ. Nói cho sản phụ và gia ñình họ biết những ñiều có thể xảy ra
và làm cho sản phụ hiểu về tình trạng của sản phụ và cách xử trí ñể làm
giảm sự lo âu và giúp họ chuẩn bị trước cho những tình huống có thể xảy
ra. Thông báo cho sản phụ và gia ñình về những tai biến thường gặp khi
chuyển dạ.
1.2.2. Các nguyên tắc theo dõi khi chuyển dạ thường
Tốt nhất bà mẹ phải ñược theo dõi chuyển dạ tại cơ sở y tế. Người
nữ hộ sinh phải giải thích những lợi ích của việc ñẻ tại cơ sở y tế ñể ñược
chăm sóc chu ñáo. Trong trường hợp không thể ñến ñược cơ sở y tế, nên
mời cán bộ y tế có chuyên môn ñỡ ñẻ.
Phải theo dõi chuyển dạ bằng biểu ñồ chuyển dạ một cách toàn diện,
có hệ thống, phải thành thạo các thao tác chuyên môn, phải biết ghi và
phân tích biểu ñồ chuyển dạ ñể phát hiện các yếu tố bất thường trong theo

13

dõi chuyển dạ, kịp thời gửi ñi bệnh viện tuyến trên ñể ñảm bảo sự an toàn
cho cả mẹ và con.
1.2.3. Theo dõi - chăm sóc bà mẹ trong 2 giờ ñầu sau ñẻ
• Sản phụ vẫn nằm ở phòng ñẻ.
• Theo dõi mẹ: theo dõi thể trạng, mạch, huyết áp, co hồi tử cung, ra
máu tại các thời ñiểm 15 phút, 30 phút, 45 phút, 60 phút, 90 phút và
120 phút.
1.2.4. Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ ngay sau ñẻ
Bao gồm một số nội dung sau:
• Tư vấn về con nằm chung với mẹ
• Tư vấn về bú sớm
• Cách cho con bú
• Tư thế bú ñúng

1.2.5. Tình hình chăm sóc trong sinh trên thế giới
Ở nhiều nơi trên thế giới, phụ nữ thích sinh con ở nhà với sự giúp ñỡ
của các bà mụ vườn hoặc người thân [62].
Tổ Chức Y Tế thế giới ước tính mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng
136 triệu ca sinh; tại các nước kém phát triển có ít hơn hai phần ba ca sinh
do cán bộ y tế có chuyên môn ñỡ sinh còn tại các nước ít phát triển nhất chỉ
có một phần ba ca sinh do cán bộ y tế có chuyên môn ñỡ sinh [68]. Ngày
19/9/2008, Quỹ Nhi ñồng Liên Hiệp quốc công bố ở một số nơi của Châu
Á, tỷ lệ phụ nữ khi sinh ñược nữ hộ sinh ñỡ ñẻ ở mức 31% ñến 40% trong
năm 1995 – 2005. Nhiều nước Châu Phi cũng có mức tương tự [32]. Một
nghiên cứu tại tỉnh Anhui Trung Quốc, hầu hết các phụ nữ sinh tại cơ sở y
tế công cộng chiếm tỷ lệ 87%, số còn lại sinh tại phòng khám tư nhân hoặc
tại nhà [63]. Có khoảng cách khá xa giữa tình trạng sức khỏe của những
phụ nữ giàu và nghèo. Ở những nước có thu nhập cao chỉ có 1% bà mẹ tử

14

vong. Nguy cơ phụ nữ bị chết do biến chứng trong thời gian mang thai
hoặc khi sinh tại Ni-giêria là 1/7 còn tại Ai-len là 1/48.000. Ngoài ra, tử
vong mẹ cao ở các vùng nông thôn, vùng nghèo và cộng ñồng có học vấn
thấp. Tại ngoại ô Sahara Châu Phi, nơi có tỷ lệ tử vong mẹ cao nhất thế
giới, chỉ 40% ca sinh do nữ hộ sinh, y tá hoặc bác sĩ ñỡ. Một nghiên cứu tại
Nam Phi có 55,9% ca sinh tại cơ sở y tế công và 44,1% sinh tại nhà (phần
lớn không có sự trợ giúp của bà ñỡ dân gian). Những người phụ nữ sống
gần các bệnh viện (OR = 2,87), những người có học vấn cao hơn (OR =
1,55), những người có khả năng chi phí cho ñi lại ñể ñến trạm y tế gần
nhất (OR = 1,77) và những người neo ñơn (OR = 1,58) có xu hướng ñẻ tại
cơ sở y tế công. Các bà mẹ ñã từng sinh con hoặc mẹ chồng có ảnh hưởng
rất nhiều ñến sự lựa chọn nơi sinh của bà mẹ [50]. Một nghiên cứu tại Ấn
Độ phần lớn các bà mẹ sinh tại nhà 37% (n = 559), tại y tế tư nhân chiếm

32% (n = 493) và 31% (n = 454) là tại y tế công. Đối với sự lựa chọn nơi
sinh, phụ nữ sống ở khu vực nông thôn và sinh nhiều có xu hướng sinh tại
nhà, trong khi bà mẹ nhiều tuổi có tiếp xúc với phương tiện truyền thông
thường xuyên và khám thai ≥3 lần thì sinh tại y tế công nhiều hơn. Các
biến số ñộc lập như học vấn, ñịa vị xã hội và có khả năng tiếp cận nhiều với
các phương tiện truyền thông của các bà mẹ và người chồng có liên quan
ñến việc sinh tại cơ sở y tế tư hay y tế công có ý nghĩa thống kê [58]. Một
nghiên cứu tại Marondera, Zimbabwe trong số 80 phụ nữ khám thai tại
trạm y tế nhưng chỉ có 40 bà mẹ ñẻ tại trạm, còn 40 bà mẹ ñẻ tại nhà. Các
kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố góp phần làm số lượng ñẻ tại y tế
công giảm là do các bà mẹ mong muốn sự sạch sẽ, không bị quấy rầy trong
chuyển dạ hoặc khi sinh, có thể thực hiện các phong tục tập quán như khi
ñẻ ở nhà; mặc khác, khi ñẻ tại y tế công phải mất chi phí ñi lại, có một
người chăm sóc và không thực hiện ñược các phong tục tập quán khi ñẻ ở

×