Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

tìm hiểu về người mường và trang phục người mường tây bắc- việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.39 KB, 72 trang )

Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Là một quốc gia đa dân tộc, Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng nhau sinh
sống với những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời với những nghi lễ, lễ hội mang
nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin trong tín ngưỡng, tôn giáo, những
đặc sắc, sáng tạo trong văn học, nghệ thuật…Sự đa dạng thành phần dân cư tạo nên
một nền văn hóa chung có sự giao thoa, kế thừa, phát triển, làm nên một nền văn hoá
Việt Nam đa dạng trong sự thống nhất. Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu về các dân
tộc với nền văn hóa riêng của mình trở thành một vấn đề được rất nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm tìm hiểu.
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu về đặc điểm của từng tộc người ở Việt Nam,
các nhà dân tộc học đã chia 54 dân tộc ra thành 3 nhóm ngữ hệ chủ yếu: ngữ hệ Nam
Á, ngữ hệ Nam Đảo, ngữ hệ Hán – Tạng. Trong mỗi ngữ hệ đó lại chia ra thành các
nhóm ngôn ngữ khác nhau. Sự phân chia này tuy chỉ mang tính chất tương đối, nhưng
phần nào đã thể hiện được sự đồng nhất giữa các tộc người trong một nhóm ngôn ngữ,
hay trong một ngữ hệ, giúp chúng ta tìm hiểu được các đặc điểm chung và đặc trưng
của từng tộc người. Điều đó được thể hiện rõ nét qua nhiều đặc điểm của đời sống vật
chất cũng như đời sống tinh thần của mỗi dân tộc nói riêng và nhóm các dân tộc nói
chung đã làm nên một bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam đa dạng, đầy sắc thái.
Với sự hứng thú, ham mê tìm hiểu về nhóm ngôn ngữ Việt- Mường (thuộc
nhóm ngữ hệ Nam Á) đặc biệt là dân tộc Mường, đồng thời nội dung tìm hiểu gắn bó
chặt chẽ với chương trình Thực tập chuyên môn vừa qua, nhóm sinh viên chúng em đã
đã chọn đề tài “Tìm hiểu về trang phục dân tộc Mường ở Tây Bắc”, làm nội dung
cho Báo cáo thực tập chuyên môn này.
2. Lịch sử nghiên cứu:
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với thành phần gồm 54 dân tộc anh em
được chia thành 2 ngữ hệ chính (chiếm phần đông số lượng các dân tộc): ngữ hệ Nam
Á và ngữ hệ Nam Đảo. Thành phần của mỗi ngữ hệ cũng lại được chia thành nhiều
loại như ngữ hệ Nam Á được cấu thành bởi các nhóm ngôn ngữ: Việt- Mường, Môn-


Khmer, Tày- Thái, H’mông- Dao và nhóm ngôn ngữ Kađai. Người Mường thuộc
nhóm dân tộc ngôn ngữ Việt- Mường- một trong những nhóm ngôn ngữ có số lượng
dân cư đông đúc nhất. Nghiên cứu về các dân tộc là một chủ đề hay nên đã được nhiều
các nhà nghiên cứu, các nhà dân tộc học đề cập đến. Mà cụ thể chúng ta đã thấy trong
cuốn:
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
1
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
1. Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nguyễn Văn Huy, NXB Giáo dục,
1997.
2. Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Vịêt Nam, Ngô Văn Lệ, NXB Giáo dục.
3. Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam, Viện dân tộc học, NXB Văn học, 1983.
4. Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội,
1997.
Ngoài ra còn có rất nhiều nguồn tài liệu khác mà chúng ta có thể tham khảo như
tài liệu thế giới và thông tin trên các mạng truyền thông như mạng Internet, báo chí…
Song các nguồn tài liệu trên còn nhiều điểm hạn chế như chưa tổng hợp được một cách
khái quát nhất sau đó đưa ra những nhận định, đánh giá cụ thể về những đặc sắc tiêu
biểu trong văn hóa dân tộc Mường- thể hiện rõ trên lĩnh vực trang phục. Đó chính là lý
do cần có một đề tài nghiên cứu về vấn đề này.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu:
Đi nghiên cứu, tìm hiểu về một tộc người, tiêu biểu như dân tộc Mường sẽ làm
mỗi cá nhân sẽ có thêm kiến thức về nguồn cội, về những người “anh em” cùng trong
đất nước. Thêm vào đó là tăng thêm tình cảm đối với đồng bào của mình, và cùng
nhau xây dựng, thắt chặt khối đại đoàn kết dân tộc.
Cùng với những tài liệu, giáo trình sẵn có, kết hợp với nguồn thông tin từ
Internet và kiến thức thực tiễn, đề tài đã khái quát một cách chung nhất về đời sống vật
chất, tinh thần của đồng bào dân tộc Mường ở khu vực Tây Bắc mà trong đó tiêu biểu
là Mường Hòa Bình. Nội dung đi sâu vào tìm hiểu những nét đặc sắc trong văn hóa

Mường Hòa Bình được thể hiện như thế nào qua trang phục của họ. Những nét đặc sắc
ấy có tác động như thế nào đối với đời sống của người Mường nói riêng hay đã giúp
văn hóa Mường được nổi bật ra sao trên nền chung của văn hóa các dân tộc Việt Nam
nói chung là nội dung cơ bản mà nội dung bài báo cáo thực tập đã đề cập, làm rõ.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Vì đây là một vấn đề khá rộng và có nhiều vấn đề đáng quan tâm mà khi nghiên
cứu về đề tài “Tìm hiểu về trang phục dân tộc Mường ở Tây Bắc”, chúng em đã vận
dụng kết hơp nhiều phương pháp nghiên cứu như lựa chọn tài liệu, đọc tài liệu, đối
chiếu, liệt kê, chứng minh, so sánh, phân tích.
5. Bố cục: gồm 3 phần lớn
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
2
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC MƯỜNG
1.1 Lịch sử hình thành
1.1.1 Dân số và địa bàn cư trú
1.1.2 Tên gọi
1.1.3 Nguồn gốc
1.1.4 Ngôn ngữ
1.2. Đời sống xã hội
1.2.1 Sinh hoạt kinh tế
1.2.2 Tổ chức xã hội
1.3 Đời sống vật chất
1.3.1 Nhà ở
1.3.2 Ẩm thực và phong vị Mường
1.3.3 Giao thông và phương tiện vận chuyển

1.4 Đời sống tinh thần:
1.4.1 Hôn nhân
1.4.2 Tang ma
1.4.3 Tục thờ cúng, tín ngưỡng, tôn giáo
1.4.4 Văn học nghệ thuật
1.4.5 Lễ hội và trò chơi
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM TRANG PHỤC NGƯỜI MƯỜNG Ở VIỆT NAM
2.1 Sơ lược về lịch sử trang phục người Mường
2.2 Cơ cấu trong trang phục Mường
2.2.1 Trang phục nữ
2.2.2 Trang phục nam
2.2.3 Trang phục lễ hội
2.3.4 Trang phục nghi lễ
2.3 Nghệ thuật dệt và nhuộm màu:
2.3.1 Dệt
2.3.2 Nhuộm màu
2.4 Tinh hoa cạp váy phụ nữ Mường
2.4.1 Cấu tạo và trang trí cạp váy phụ nữ Mường
2.4.2 Mối quan hệ giữa hoa văn trên cạp váy phụ nữ Mường và hoa văn trên
trống đồng Đông Sơn.
Chương 3
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
3
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
ĐÁNH GIÁ, THỰC TRẠNG VỀ VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ
TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC
3.1 Đánh giá
3.1.1 Đánh giá chung về văn hóa dân tộc Mường

3.1.2 Đánh giá về trang phục dân tộc Mường
3.1.3 Mối quan hệ sự phát triển dân tộc Mường với sự phát triển chung của lịch
sử Việt Nam
3.2. Thực trạng về việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá
3.2.1 Bản sắc văn hóa Việt:
3.2.2 Thực trạng của nền văn hoá Việt Nam
3.2.3 Vấn đề bảo tồn và cách tiếp cận mới
3.2.4 Vấn đề quá trình hội nhập văn hoá - kinh tế
Phần kết luận
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
4
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC MƯỜNG
Nước Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á,
giáp biển Đông, có vị trí chiến lược quan trọng, có diện tích trên 300 nghìn km vuông,
dân số hơn 80 triệu người, bao gồm 54 dân tộc anh em đang sinh sống hòa bình, đoàn
kết, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay
Mán, Gia Rai hay Êđê… đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em một nhà”.
Người Mường cư trú nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, riêng Hòa Bình được
mệnh danh là đất cổ, là nơi sinh ra họ, cho nên có rất nhiều di chỉ văn hóa Hòa Bình
với niên đại trên dưới một vạn năm. Nếu niên đại trống đồng có từ thiên niên kỉ III
trước công nguyên, thì người Mường (Mường – Việt) cũng khai sinh từ đấy. Trong
tiến trình lịch sử của đất nước Việt Nam, người Mường đã góp công sức đáng kể, tạo
nên nền kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội đầy bản sắc dân tộc trong cộng đồng đa dân
tộc Việt Nam.
Cùng với nền văn hóa tinh thần đặc sắc, văn hóa vật chất phong phú như nhà
sàn, ruộng vườn, nương rẫy và phong tục tập quán cùng các mối quan hệ gia đình, mối

quan hệ giao tiếp đã làm nên cái đẹp, cái chân – thiện – mĩ cho cuộc sống người
Mường, xứng đáng là một trong cái nôi của “nền văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng ấy.
1.1 Lịch sử hình thành
Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía tây bắc Việt Nam, trên địa bàn tỉnh có 6 dân
tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,9%; người Việt, Thái, Dao, Tày,
Mông và người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Hòa Bình là một trong
bốn tỉnh ở Việt Nam mà trong đó người Việt không chiếm đa số, đồng thời tỉnh này
được coi là thủ phủ của người Mường. Với địa hình đồi núi trùng điệp, các hang động,
rừng nhiệt đới nguyên sinh, sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vẻ đẹp
thơ mộng, mang giá trị nhân văn đa dạng, phong phú của cộng đồng dân cư. Thấp
thoáng các bản người Mường, bản Dao, bản Tày sinh sống đã tạo nên bức tranh sơn
thuỷ hữu tình. Trong quá trình cộng cư dân tộc Mường đã tạo nên nền văn hóa đặc sắc,
mang đậm nét bản địa, được truyền lại qua bao thế hệ, với bài ca “Đẻ đất đẻ nước”,
biết trồng hạt thóc, cây ngô, để hôm nay vẫn vươn lên một sức sống lâu bền và mạnh
mẽ - một nền văn hóa hết sức giản dị, mộc mạc mà độc đáo.
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
5
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
1.1.1 Dân số và địa bàn cư trú
Theo số liệu thống kê năm 2009, người Mường có số dân là 1.268.963 người.
Không gian văn hóa Mường khá rộng, phân bố 63 tỉnh thành trong cả nước, họ cư trú
chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hoà Bình, Phú Thọ, Sơn La ,Yên Bái,
Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Tây và rải rác ở một số tỉnh khác như Hà Nam, các tỉnh
Tây Nguyên.
Nhiều nhất ở Hoà Bình (501.956 người, chiếm 63,9% dân số toàn tỉnh và
39,6% tổng số người Mường sống tại Việt Nam), Thanh Hoá (341.359 người, chiếm
10,0% dân số toàn tỉnh và 26,9% tổng số người Mường tại Việt Nam), Phú Thọ
(184.141 người, chiếm 14,0% dân số toàn tỉnh và 14,5% tổng số người Mường tại Việt
Nam), Sơn La (81.502 người), Hà Nội (49.339 người), Ninh Bình (22.614 người), Đắc

Lắc (15.510 người), Yên Bái (14.619 người), Bình Dương (10.227 người).
Riêng tỉnh Hòa Bình, dân tộc Mường chiếm 63,9% dân số trong tổng 83 vạn
người Mường ở Hòa Bình. Tỉnh Hòa Bình được coi là “tỉnh Mường”, một tỉnh nằm
sát Hà Nội, song dân tộc Mường ở Hòa Bình vẫn giữa được những nét bình yên riêng.
Người Mường luôn sống yêu thương, đoàn kết. Ở Hòa Bình ngoài dân tộc Mường còn
có các dân tộc anh em khác sinh sống như người Kinh, Thái, Hoa, Tày, Dao, Mông
trong đó, các huyện Lạc Thuỷ, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Kì Sơn, Cao Phong là
những huyện có mật độ dân Mường sinh sống dày đặc.
Thời phong kiến kể từ triều Lê nằm trong trấn Hưng Hóa (phủ Gia Hưng). Thời
thuộc Pháp, triều đình Huế ký nghị định ngày 22/6/1886 lập tỉnh Bờ, sau đổi thành
tỉnh Phương Lâm, vì chuyển về Phương Lâm. Tháng 7/1888 tỉnh được ghép thêm tỉnh
Mộc Châu, Yên Châu, Phù Yên Châu. Tháng 9/1898 tỉnh rời Chợ Bờ về Hòa Bình
chính thức có từ ấy.
Trong đó địa hình chia thành nhiều vùng, mỗi vùng có những thung lũng lớn
nhỏ do các mường đã khai phá, tụ cư sinh sống mà thành. Những thung lũng này do
các núi cao, dãy đồi bát úp có ngăn cách, có thông nhau chia thành ba miền:
- Miền thung lũng nhỏ: trên các dãy núi cái (Trường Sơn) kéo dài từ Tây Bắc
Việt Nam về địa đầu Mai Châu, núi Spailinh về núi Thạch Bi, Huyện Tân Lạc, Toàn
Thắng, Lũng Vân xuôi về Nam qua đất Lạc Sơn thuộc vùng xã Ngọc Lâu, Ngọc Sơn,
Tự Do đến Yên Thủy nơi núi rừng nổi tiếng là rừng nguyên sinh với Cúc Phương, núi
Pu Luông ở phía nam huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa. Vùng cao trên các dãy đồi núi
này thường có khí hậu chênh lệch so với thung lũng thấp, có khi tới 1-2
0
C.
- Miền thung lũng thấp: rộng thoáng kéo dài theo hai triền Sông Đà, từ Tây Bắc
chảy xuôi vùng Mường Sơn La, xưa gọi là Tất Đất, Mường Tấc, đặt từ thời Lê, trước
là Phù Hoa, vua Thiệu Trị năm 1841 đổi từ Phú Yên (Sổ tay địa danh Việt Nam,
tr413), về Đồng Nghê Nước Mọc qua núi Puy Úc, xuống xã Đoàn Kết, Tiền Phong,
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
6

Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
các núi Phu Canh, Phu Bua xã Trung Thành, đến núi Biêu hướng Tây Bắc-Đông
Nam.Từ núi Biêu vòng hướng Bắc về núi Đồi Giang đến núi Cá ngăn cách giữa
Mường và người Tày huyện Đà Bắc ở thung lũng sâu, cao hơn. Rồi xuống suối Rút,
Chợ Bờ, nơi có thác đẹp, vua Lê Thái Tổ đề thơ trên vách đá. Nay là lòng hồ sông Đà,
nhà máy thủy điện Hòa Bình, một quang cảnh du lịch đẹp đẽ, hấp dẫn, cung cấp điện
cho các nơi trong cả nước.
Thung lũng Bi - Vang kéo dài từ các khe lạch và các nhánh sông Bưởi qua châu
lị hợp lại chảy xuôi qua Cúc Phương cổ kính vào thung lũng vùng huyện Thạch
Thành, Cẩm Thuỷ, Mường Thanh Hoá, hoà nhập với sông Mã anh hùng.
Thung lũng Kim Bôi - Lạc Thủy, từ các ngọn nguồn tạo nên con sông Bôi chảy
xuôi phía Nam giữa dòng huyện lị về đất thung lũng Mường Măng huyện Lạc Thủy ở
phía Tây Nam, nhập vào sông Hoàng Long, huyện Hoàng Long, tỉnh Ninh Bình.
Nơi các thung lũng văn hóa, tạo nên văn hóa Quêl Mường, được mệnh danh:
nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động. Nó là thung lũng lớn nhất nhì tạo nên nền
kinh tế giàu có, dân cư đông đúc, uy thế chính trị to lớn, có tiếng. Nối với các thung
lũng lớn ấy là các thung lũng nhỏ thông nhau thành Văn hóa thung lũng của cả tỉnh.
- Miền đất vàng: như huyện Yên Thủy, huyện Lạc Thủy và huyện Lương Sơn,
là những nơi giáp ranh với Hà Nội, Nam Hà và Ninh Bình. Đó là miền dọc theo đường
21, từ chợ Đồn, Lương Sơn đi chợ Bến, bên ngoài dãy đồi Bù xã Liên Sơn, kéo sang
Đông tới núi Ba Rá ở xã Tân Thành cùng huyện Lương Sơn. Rồi kéo về Nam qua
Chồn Mâm Chợ Trời, thuộc Mường Muôn, Mõ, huyện Kim Bôi, ở về phía Bắc bản đồ.
Theo những nhà nghiên cứu của những công trình về khảo cổ học, ngôn ngữ
học cho rằng dân tộc Mường và dân tộc Kinh (Việt) hơn ngàn năm trước có chung một
nguồn gốc, đó là người Việt Cổ. Trong quá trình phát triển một bộ phận của người
Việt Cổ đa xuôi theo các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã…tiến hành khai phá
đồng bằng, gây dựng cuộc sống mới. Từ đây bắt đầu có sự phân chia: những bộ phận ở
lại thung lũng, chân núi thành người Mường hiện nay; còn bộ phận di cư gây dựng
cuộc sống ở đồng bằng là những người Kinh.

1.1.2 Tên gọi:
Chữ "Mường" mới xuất hiện vào thời hậu Lê thế kỉ thứ XVI (năm 1533) từ
chữ "mang" đọc theo âm có nghĩa là mường. "Mường" đã trở thành tên gọi chính thức
của dân tộc hiện nay. Thực ra đó là thuật ngữ dùng để chỉ một địa phương, một khu
vực, một vùng (Mường Bi, Mường Vang, Mường Ống tùy theo từng địa phương).
Theo Trần Từ (tức Nguyễn Đức Từ Chi), “Mường” là từ dùng để chỉ một vùng cư trú
của người Mường bao gồm nhiều làng. Mỗi vùng đặt dưới sự cai quản của một nhà
Lang. Qua sự tiếp xúc giao lưu giữa người Mường và người Kinh, người Kinh đã sử
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
7
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
dụng từ Mường để gọi dân tộc này. Trước đây họ tự gọi mình là Mol hoặc Mon,
Muan, Mual và Mọi Rợ với ý xấu do bọn đế quốc Pháp và phong kiến chia rẽ. Thực tế
người Mường gọi mình là Monl là do phát âm theo tiếng địa phương. Mol có nghĩa là
“người”. Vì lẽ đó mà người Mường tự xưng là con Mol hoặc con Monl. Còn từ
"Mường" vốn là từ “mương” người Mường dùng để nơi cư trú chứ không liên quan
đến tộc danh ngày nay của mình. Cùng với sự biến động của lịch sử cũng như quá
trình giao lưu kinh tế, văn hóa với các dân tộc khác, cho đến nay "Mường" đã trở
thành tên chính thức của tộc người này.
1.1.3 Nguồn gốc:
Người Mường có nguồn gốc với người Việt, cư trú lâu đời ở vùng Hòa Bình.
Người Mường cho rằng tổ tiên của họ có từ thời đẻ đất đẻ nước xa xưa mà Hòa Bình là
quê hương của họ. Nguồn gốc của họ thể hiện sâu sắc qua truyền thuyết và sử thi.
Cũng như các dân tộc khác, để lí giải về nguồn gốc của dân tộc mình, dân gian
Mường ở Hoà Bình còn lưu giữ và truyền kể những huyền thoại về sự xuất hiện dân
tộc mình dưới dạng những áng Mo (các bản mo hát với phiên bản dài ngắn khác nhau).
Sử thi thần thoại "Đẻ đất đẻ nước" (người Mường gọi là “te tấc te đác”) là bộ
sử thi lớn, kể rằng, thuở xưa, khi con người chưa xuất hiện, trời làm hạn hán, cây cối
khô mà chết, rồi trời lại mưa. Một trận mưa to chưa từng thấy. Nước chảy thành suối

thành sông. Đất lở bồi thành đồng bằng. Đá lăn chất đầy thành gò thành đống, thành
đồi thành núi. Từ dưới đất mọc lên một cây si. Cây si lớn như thổi trở thanh to lớn,
cành lá che kín cả bầu trời. Cây si bị sâu đục ăn làm cho gãy cành rụng lá. Từ gốc cây
si đẻ ra một đôi chim. Chim Ây là đực, Cái ứa là cái. Đôi chim rủ nhau bay lên cành
cây si làm tổ. Cành si gãy. Chim bay lên cây đa làm tổ. Cây đa đổ. Chim Ây và Cái Ứa
lại rủ nhau bay lên núi đá lấy cỏ làm thành tổ Hang Hao (thuộc mường Thàng - Cao
Phong, Kì Sơn). Cái Ứa đẻ ra trăm ngàn quả trứng. Trứng chim nở ra thành muôn loài
muôn vật. Còn lại một trăm cái trứng thì nở ra con người. Đó là người Mường và
người Kinh. Người Mường từ trứng thiêng để ra và cư trú làm ăn trên mảnh đất này
mà phát triển lan toả đi các nơi.
Trong truyền thuyết Đức Thánh Tản Viên (thần núi Ba Vì), người Mường
Thanh Sơn còn cho rằng Đức Thánh Tản Viên (còn gọi là Sơn Tinh) - con rể vua Hùng
Vương thứ 18 - là người Mường Thanh Sơn. Truyện kể rằng ở vùng mường Xuân đài,
Khả Cửu ngày xưa có một cô gái nhà Lang tên là Đinh Thị Đen (người Mường Thanh
Sơn gọi là Đinh Thị Điên ). Cô là người đen đủi xấu xí nhất trong gia đình dòng họ
nên bị bố mẹ, anh chị em hắt hủi. Từ đó cô có thai và bị nhà Lang hắt hủi đuổi đi. Cô
đã lang thang lần đến vùng mường Tất Thắng. Dân ở đó thế cô đói khát đã cho cô ăn
uống. Từ Tất Thắng, cô lại đi tiếp đến động Lăng Xương (thuộc xã Trung Nghĩa
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
8
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
Huyện Thanh Thủy ngày nay) thì đẻ ra Thần Tản Viên. Dân bản ở đây đã thương tình
đóng cho cô một bè nứa và đưa hai mẹ con cô vượt sông Đà sang vùng Ba Vì (thuộc
Hà Nội ngày nay). Mẹ con bà Đinh Thị Đen được bà Ma Thị là chúa các động Mường
cưu mang nhận làm con nuôi. Khi Tản Viên lớn lên thần được bà Ma Thị truyền cho
quyền cai trị và bảo vệ các xứ Mường.Thần đã lấy con gái Vua Hùng thứ 18 tên là
Ngọc Hoa làm vợ.
Trên đây chỉ là một vài truyền thuyết tiêu biểu của người Mường Thanh Sơn
giải thích về nguồn gốc dân tộc mình. Mặc dù truyền thuyết mang tính hoang đường

và đôi khi tản mạn nhưng lại là tư liệu quý. Người Mường quan niệm mình và người
Kinh vốn cùng một cha mẹ sinh ra, cùng máu mủ dòng giống. Chính vì lẽ đó mà cho
đến tận ngày nay, người Mường vẫn còn lưu truyền câu ca: “Ta với mình tuy hai mà
một. Mình với ta tuy một thành hai”.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, người Việt (Kinh) và người Mường có chung
một nguồn gốc và là cư dân bản địa ở nước ta. Họ đều là con cháu của người Lạc Việt
(hay người Việt cổ) và là một trong những chủ nhân của nền văn hoá Đông Sơn nổi
tiếng ở nước ta. Do những nguyên nhân lịch sử, từ khối cộng đồng chung, người Việt
và người Mường phân thành hai dân tộc như hiện nay. Tuy vậy, do cư trú gần nhau và
nhất là cùng chung sức chung lòng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, nên Việt
và Mường vẫn giữ được nhiều mối quan hệ gần gũi, thân thiết.
1.1.4 Ngôn ngữ:
Người Mường nói chung và người Mường ở Hòa Bình nói riêng, tiếng Mường
thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường (ngữ hệ Nam Á), rất gần với tiếng Việt (khoảng
75%):
- Những từ không dấu trong tiếng Việt thì giữ nguyên là tiếng Mường như:
Con, con chim, con voi, ăn, cho, tiêu pha… Một số từ khác phụ âm đầu: tay = thay, đi
= ti, con dê = con tê…
- Những từ có dấu hỏi trong tiếng Việt cũng giữ nguyên: của cải = của cải, đểu
= đểu, giả = giả
- Những từ có dấu nặng thì chuyển thành dấu sắc: nặng = nắng, tận = tấn.
- Những từ có dấu ngã thì chuyển thành dấu hỏi như: đã = đả, những = nhửng.
- Những từ có âm “ặc, ịt, ục” thì giữ nguyên không chuyển dấu: đông đặc
=đông đặc.
- Những từ có dấu huyền thì chuyển thành dấu sắc và ngược lại dấu sắc thì
thành dấu huyền.
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
9
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc

- Một số từ không theo quy luật: cây tre = cân pheo, xưng hô (chú = ô, cháu =
xôn), nhìn (ngắm) = hẩu, trông thấy = hẩu kia, ở giữa = ở khừa (điều này khá giống
với phương ngữ Thanh - Nghệ - Tĩnh).
1.2. Đời sống xã hội
1.2.1 Sinh hoạt kinh tế:
Do các tầng lớp núi đồi che chắn, bao bọc quanh các thung lũng tạo nên độ ẩm,
có khí hậu thích hợp, thuận lợi cho việc sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, không khí
lạnh ở vùng cao, thung lũng sâu, ngập úng, lở bồi đối với các nơi trũng của lòng chảo,
xói mòn ở các nơi sườn đồi gây khó khăn cho sản xuất. Phương thức cơ bản vẫn là con
trâu đi trước, cái cày theo sau, lối sản xuất tự cấp tự túc.
Câu nói “rừng vàng biển bạc” có thể nói rất phù hợp với vùng đất nơi đây, mỗi
loại, mỗi thứ trên rừng núi, thung lũng đều là vàng. Vàng là những cây cối, khu rừng
rộng lớn do tự nhiên và nhân tạo cho biết bao gỗ quý làm nhà làm cửa; là những cây
dược liệu phong phú; là những thú rừng, chim muông cho mật, cho cao, cho lông…
cho thức ăn ngon đối với đời sống con người. Với lượng phù sa dọc theo các con sông,
suối, những chất mùn, phân rừng, phân dơi tạo nên vùng đất màu mỡ, thuận lợi cho
phát triển các cây trồng nông nghiệp, để con người sớm làm lúa nước, nương rẫy, hoa
màu ở các thung lũng lớn nhỏ, cao thấp khác nhau.
Trong sản xuất nông nghiệp: ruộng nước chiếm vị trí hàng đầu trong hoạt động
kinh tế của người Mường. Xưa kia họ lấy cây lúa là chính, nhưng do kinh tế tự túc tự
cấp nên nương rẫy, vườn tược đều phải có mỗi thứ một ít. Ngày xưa, người Mường ăn
cơm nếp là chính, còn chỉ cần ít gạo tẻ để phòng khi có khách, không kịp đồ xôi thì
nấu cho chóng.
Có thể chia hai thế ruộng: nơi có địa hình bằng phẳng gần sông ngòi, đó là
những đồng bằng thung lũng hay những doi đất nhỏ hẹp dưới chân các dãy núi, ven
các đồi gò thấp; và ruộng bậc thang trên các ven đồi, có nguồn nước cao, thường hẹp
về chiều rộng nhưng lại dài như những cánh cung vòng quanh các đồi gò. Mỗi sườn
đồi nơi có nguồn nước là một cánh đồng ruộng bậc thang quanh quanh từ cao xuống
thấp như xếp chồng lên nhau.
Hệ thống tưới nước là những con mương to, nhỏ, dài ngắn lấy nước từ các bai

đắp ngăn nước khe, lạch, suối cho chảy vào đồng. Nguyên liệu làm bai, có nơi chỉ kè
đá là đủ, có nơi không thuận đa phải dùng gỗ, bương, tre, nứa làm chồng, làm ngáng,
làm que chân để lấp phên đan kín xuống ngăn nước lại, rồi giã đất cho dẻo mà chạt
theo phên đan đặt thoai thoải cho khỏi rò rỉ nước, gọi là bai Pháng (bai đắp nửa bên
trên). Bai Khụ (đá) hay bai Đất do kè, đắp dưới chân to, lên mặt bai (đập) thu dần lại.
Loại bai nào cũng vậy, chỉ để cao đủ lấy nước vào ruộng còn phòng khi mưa nước lũ
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
10
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
bị vỡ, nên để cho mức nước cao thì tràn qua bai chảy đi theo dòng cũ của suối. Bên
cạnh đó họ còn làm các xe cọn (xe nước) lấy nước từ các sông suối lên ruộng.
Ruộng bậc thang chủ yếu chỉ trồng được một vụ trong năm là vụ mùa, các vụ
khác đồng bào trồng thêm hoa màu như ngô, khoai, rau…
Bên cạnh những thửa ruộng nước, người Mường còn làm nương rẫy với hình
thức lao động lạc hậu kiểu chọc lỗ tra hạt. Người Mường có kinh nghiệm quý trong
việc chọn đất làm nương rẫy. Họ chọn những mảng rừng có giang nứa mọc dày, trồng
mùn màu mỡ hay những vạt đất ven đồi núi. Khi chọn đất, người Mường thường chặt
một cây nứa hay cây gỗ vát nhọn đâm xuống đất. Nếu đâm được sâu thì điều đó chứng
tỏ tầng mùn dày. Một kinh nghiệm nữa là xem đất màu gì, nếu đất dính vo trên tay
thấy mềm dẻo, bóng như pha mỡ là đất tốt. Bên cạnh những hoa màu chính, họ trồng
kèm đu đủ, rau cải, kê cũng là nguồn thu theo giá trị kinh tế tự sản tự tiêu.
Cùng với nghề trồng lúa làm chính, người Mường còn tăng gia sản xuất với
những hoạt động kinh tế phụ gia đình, từ chăn nuôi, làm vườn, dệt vải, đan lát đến săn
bắn và hái lượm, đóng vai trò tương đối quan trọng trong việc cung cấp nhu yếu phẩm
trong đời sống hằng ngày của họ.
Người Mường chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà để lấy
thịt trứng. Đối với người Mường, trâu bò có vị trí đặc biệt trong đời sống thường ngày
vì đối với họ chúng là cả tài sản, cơ nghiệp, phản ánh tiềm lực kinh tế từng nhà trong
bản và bản này với bản khác. Mỗi năm, có đến hàng ngàn đàn trâu bò được trao đổi

hoặc bán cho miền xuôi. Có gia đình nuôi được hàng trăm con. Nhiều nơi đồng bào có
nghề nuôi ong để lấy mật và sáp, mỗi gia đình nuôi vài ba tổ. Nuôi ong, họ không cần
bắt tướng, chỉ đặt bộng ở quanh nhà hay dười vườn, ong tự đến.
Người Mường dần chú ý đến hiệu quả kinh tế vườn đem lại. Họ trồng các giống
cho năng suất và hiệu quả cao như nhãn, vải, chanh, quýt, ngoài ra, họ còn trồng các
loại cây như cau, mít, bưởi, chuối, khế chủ yếu phục vụ cho gia đình theo kiểu mùa
nào thức ấy.
Đối với nghề rừng, ngoài rừng tự nhiên có sẵn, họ làm nghề tìm kiếm ong mật,
lấy măng dang, nứa một phần dùng trong gia đình nhưng phần nhiều dùng trao đổi
hoặc bán như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến…Ở những nơi thuận tiện giao
thông, đồng bào còn khai thác gỗ, bương, tre, nứa. Cũng với đó, người dân vẫn không
quên trồng rừng, họ có hàng mấy quả đồi cây lim, cây vầu, cây lành anh, do khoanh
nuôi coi giữ và các khu đồi rừng mênh mông, trắng xóa của hoa cây trẩu, sở
“Không chém nứa rừng mà xa
Chặt nứa sau nhà cho chóng.”
Ngoài ra săn bắt và đánh cá là những hoạt động thường gặp trong đời sống của
đồng bào. Công cụ dùng để đánh bắt chủ yếu là lưới, đó, đăng, chũm, song có lẽ kiểu
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
11
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
đánh bắt cá truyền thống là dùng một thứ lá có độc gọi là lá cơi giã nhuyễn dải xuống
một khúc suối ngòi để làm cho cá tép say nổi lên trên mặt nước rồi bắt đem về. Hầu
như nam giới người nào cũng biết đánh cá, biết đan chài, lưới và gia đình nào cũng có
đồ để đánh cá. Vào những ngày cuối năm, để chuẩn bị cho thức ăn ngày Tết người ta
hay đi đánh cá.
Kĩ thuật canh tác nhìn chung còn thấp, thể hiện ở công cụ lao động còn thô sơ
như: cày chìa vôi, bừa, cuốc, làm cỏ vẫn dùng tay, phù hợp với miền núi.
Trong hoạt động nông nghiệp, người Mường sử dụng một loại lịch tre rất đặc
biệt. Lịch cổ truyền người Mường gọi là sách đoi làm bằng 12 thẻ tre, tương ứng với

12 tháng. Trên mỗi thẻ tre có khắc kí hiệu khác nhau để biết tính toán, xem ngày, giờ
tốt xấu cho khởi sự công việc. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào tiến
hành gieo trồng.
Trong sản xuất thủ công nghiệp: Người Mường biết làm nhiều nghề thủ công
như: rèn nông cụ, đan lát, dệt vải, dệt lụa, dựng nhà, ép dầu thảo mộc… Kéo sợi, dệt
vải là công việc của phụ nữ, nhà nào cũng có khung cửi dệt vải sợi to, khổ hẹp. Cạp
váy hoa và mặt chăn nhiều màu sắc, với hoa văn rất độc đáo của người Mường cũng là
mặt hàng được nhiều dân tộc ưa thích. Trong các nghề thủ công truyền thống của
người Mường đầu tiên phải kể đến nghề dệt vải. Trong các nhà còn có các khung cửi
để dệt vải bông, vải lanh để phục vụ cho may mặc cho các thành viên trong gia đình.
Nguyên liệu dùng để dệt vải ngoài bông, lanh còn có tơ tằm. Nghề trồng dâu, sắn, nuôi
tằm tương đối phổ biến trong mỗi gia đình. Bên cạnh đó nghề mộc cũng tương đối
phát triển. Hầu như ở bản làng nào cũng có đội mộc riêng của mình để phục vụ trong
xây dựng nhà cửa, đình miếu hoặc làm hậu sự cho lễ tang… Đàn ông Mường rất khéo
tay trong nghề này. Họ làm ra các sản phẩm độc đáo như bao dao, làm cung, nỏ, đồ
thổi xôi từ gỗ và các vật dụng khác phục vụ cho cuộc sống. Người phụ nữ Mường dệt
thủ công với kĩ thuật khá tinh xảo.
Chợ búa ngày xưa (trước 1945) hầu như mỗi huyện chỉ có một chợ ở huyện lị
hay thị trấn như Lương Sơn có chợ Đồn, Kim Bôi có chợ Bo, Lạc Sơn chợ Trào (Vụ
Bản) Bởi thế đi chợ rất xa, đi phải ngủ lại nên để ra chợ đón. Đến chợ từ tối hôm
trước ngủ lại, hôm sau mua bán, hôm sau nữa mới về, nếu ở thật xa. Cũng vì thế đẻ ra
trai xa gái lạ hát Rằng Thường, Bộ mẹng với nhau thành thi lời thi tiếng, làm cho dân
ca Mường có tới mấy vạn câu thơ.
Ngày nay, đường xá, chợ búa phát triển mạnh. Riêng chợ thì các vùng hầu như
đều có mở chợ, nơi xa nhất cũng tha hồ đi sớm về tối. Đó không kể phương tiện đi xe
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
12
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
cộ thuận lợi nhanh chóng. Chỉ tính riêng huyện Lạc Sơn đã có 5 chợ theo các vùng dân

cư tập trung.
Với ba thế mạnh của miền núi là nghề rừng, cây công nghiệp và chăn nuôi, nơi
đây có triển vọng trở thành một vùng kinh tế giàu mạnh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng,
vùng dân tộc Mường đã tiến hành thực hiện cách mạng quan hệ sản xuất trong cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Trong nông nghiệp đã tăng cường đầu tư khoa học kĩ thuật,
gieo trồng đúng thời vụ, bỏ tập quán không dùng phân bắc, tăng cường dùng phân
chuồng và phân bón hóa học, mạnh dạn đưa giống mới vào, đã có một đội ngũ cán bộ
khoa học kĩ thuật phục vụ cho sản xuất.
Nhà nước đã xây dựng các nông trường quốc doanh; trồng các cây công nghiệp
chè, cà phê, cam, và gần đay có thí điểm trồng cao su. Bên cạnh đó còn có những nông
trường thiên về chăn nuôi. Các cơ sở công nghiệp được tổ chức, phát triển như xưởng
gỗ, nhà máy giấy, nhà máy xi măng, nhà máy đường, nhà máy chè, nhà máy xay xát
Đặc biệt là nhà máy thuỷ điện Hoà Bình cung cấp hàng tỉ KW điện cho cả nước.
1.2.2 Tổ chức xã hội
Tổ chức cộng đồng, dòng họ: đơn vị cơ sở của xã hội là xóm. Mỗi xóm có một
địa vực, có phạm vi ruộng đất, nương rẫy, núi rừng và có thể có những hệ thống thuỷ
lợi riêng do dân ở đó xây dựng. Quan hệ trong làng xóm chủ yếu là quan hệ khu vực
và láng giềng chứ không phải quan hệ huyết thống. Khoảng trên dưới một chục xóm
hợp lại thành một mường (có những mường có tới trên 20 xóm như Mường Bi, Mường
Vang).
Làng xã, xưa kia người Mường gọi là Quêl Mường. Để quản lí xã hội, các
mường, các làng xóm, có một bộ máy hoạt động cùng với luật mường, lệ làng thành
nếp quen thuộc của mọi người dân phải tuân theo. Ở mường thì Lang cun có quyền tối
cao, đến Ậu cả (có nơi gọi là Ậu Khà, Chấu Vá, Ậu Cổ) đứng vị trí thứ hai, có thể thay
mặt Lang cun. Tiếp theo là Ậu nhì (còn gọi là Cai Trung) phụ trách về điền địa, phu
phen. Ậu Cai (còn gọi là Cai xã, ông Hương) phụ trách thuế khóa, đối ngoại như
khách khứa. Ậu Nhưng (còn gọi là Cai Nhưng hay Nhiêu) chuyên phục vụ các công
viêc trong nhà Lang và việc hỏi vợ gả chồng cho nhà Lang Lao dịch và cống nạp là
hai hình thức bóc lột chính của bọn chúng, ngoài ra còn có hình thức bắt vạ, thu lụt
(khi người chủ trong một gia đình chết đi không có con tải nối dõi thì coi như gia sản

bị tịch thu phần lớn, ruộng đất bị rút về). Lang đạo theo chế độ cha truyền con nối. Ậu
không phải là chức vụ cha truyền con nối, do lang cất nhắc hoặc loại bỏ. Họ đều xuất
thân từ tầng lớp bình dân.
Trước Cách mạng tháng Tám, nhìn chung trong xã hội người Mường đã hình
thành ba tầng lớp:
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
13
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
- Tầng lớp Lang, Ậu: là lớp trên, giàu có, sang trọng, bóc lột tầng lớp dưới bằng
các luật lệ hà khắc và đàn áp dân chúng. Thịt trâu, bò ở nhà, bắn được hươu nai, hoẵng
trong rừng, dải cá to lớn dưới sông phải biếu chúng một vai hay khúc cá béo. Trong
nhà phải luân đổi nhau đi phục dịch cho Lang, cho đến các việc làm nhà làm cửa đều
bổ cho dân mường.
- Tầng lớp nông dân: được nhận một phần ruộng để sinh sống, gọi là ăn pác,
hoặc có ít ruộng tư, nhưng có nghĩa vụ phải đóng góp, phu phen, tạp dịch, làm xâu làm
nõ, biếu xén cho nhà lang. Được mệnh danh là Ậu "vác súng thắt dao". Một năm
thường đói từ 2-3 tháng, phải ăn củ rừng.
- Tầng lớp thứ ba trong xã hội: là loại con côi mẹ góa, người không nơi nương
tựa, không ruộng đất trâu bò, gọi là "nóc nhà là bái". Loại này chuyên đi làm thuê làm
mướn kiếm ăn. Dân không được học hành nên không ai biết chữ.
Trên con đường làm ăn mới, bộ mặt nông thôn hàng ngày đang thay da đổi thịt.
Đời sống đã được nâng cao rõ rệt.
Các dòng họ lang đạo như Đinh, Quách, Bạch, Hoàng, Hà, Xa chia nhau cai
quản các vùng, nắm trong tay phân phối ruộng đất, trong số đó Đinh và Quách là
những họ có thế lực mạnh nhất.
Ngày xưa họ Đinh thân Việt, họ Đinh và họ Bùi kị nhau, không chơi với nhau,
không được lấy nhau (do họ Đinh đã lấn chiếm hết đất đia của họ Bùi). Có sự khác
nhau giữa hai dòng họ này khi làm tang ma: họ Đinh chết quan tài nằm ngang cửa sổ,
9 sàn vuông; còn họ Bùi đặt dọc một ô.

Trước cách mạng, ruộng đất của đồng bào Mường chia ra thành nhiều loại:
ruộng lang, ruộng ậu, ruộng dân và ruộng tư.
Cách mạng tháng Tám thắng lợi, nhất là sau khi miền Bắc hoàn toàn giải
phóng, người Mường đã thực hiện sự đổi đời. Bộ máy thống trị thực dân bị đập tan,
chế độ lang đạo bị xóa bỏ. Nông dân đã làm chủ nông thôn và tiến hành xây dựng hợp
tác xã, đẩy mạnh sản xuất, năng suất lúa nâng lên rõ rệt, đời sống của đồng bào được
cải thiện từng bước.
Trong tổ chức gia đình: hình thức gia đình phổ biến là tiểu gia đình, hai thế hệ,
hiếm thấy gia đình ba hay bốn thế hệ cùng ở với nhau. Gia đình người Mường mang
tính chất phụ quyền rất rõ rệt, quyền lực của người đàn ông chủ gia đình được xác lập
một cách vững chắc. Người chủ gia đình có những quyền hành rộng rãi và quyết định
mọi công việc trong nhà. Quyền con trưởng được coi trọng, con trai trưởng là người kế
vị trực tiếp các chức vụ của cha, được thừa kế tài sản phần nhiều.
Địa vị người phụ nữ thấp kém, họ không được tham gia vào những cuộc họp
bàn của làng xóm, không được hưởng quyền thừa kế. Sự bất bình đẳng giữa nam và nữ
còn tương đối đậm nét. Tuy nhiên, khi chưa lấy chồng người con gái phần nào được tự
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
14
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
do trong sinh hoạt, được quyền làm một mảnh nương riêng, thu hoa lợi sử dụng theo ý
mình. Mặt khác trong sản xuất người phụ nữ đóng vai trò đáng kể, là những lao động
chính, nên trong gia đình họ cũng được tham gia bàn bạc công việc. Nhiều việc trong
nhà người đàn ông phải hỏi ý kiến người phụ nữ.
1.3 Đời sống vật chất
1.3.1 Nhà ở:
Làng xóm của người Mường thường được xây dựng dưới chân đồi, chân núi,
nơi đất thoải, gần sông, suối Mỗi làng thường có khoảng vài chục nóc nhà. Nhìn từ
xa, làng của đồng bào Mường thường lẩn trong những đám cây. Quanh làng, nhiều nơi
cũng có những rặng tre bao bọc, tuy chưa thành một luỹ kín và tô điểm bằng những

hàng cau cao. Đường vào bản thường là những con đường mòn quanh co tạo cảm giác
dễ nhầm, dễ lạc. Và đối với người Mường, họ không coi trọng việc dựng nhà lập bản
sao cho thuận tiện giao thông đi lại. Vì lẽ đó mà muốn vào bản làng hay nhà cửa của
người Mường thường phải băng qua con đường nhỏ nối vào làng với đường chính
hoặc lội qua những con suối ngòi.
Trước Cách mạng tháng Tám, tuyệt đại bộ phận đồng bào ở nhà sàn. Hát Rằng
Thường nhà mới có những câu chúc mừng:
“Dựng cột cái thong dong
Dựng cột con thẳng tắp
Gác ruông lên kèo xà
Tra sàn buộc đòn tay lên mái ”
(Dân ca Mường)
Đoạn hát đã nói tóm tắt một phần cơ bản của việc dựng ngôi nhà sàn Mường.
Việc làm nhà sàn bắt nguồn từ câu chuyện thần Rùa dạy dân biết làm nhà sàn
trong bản mo. "Te tấc te đác" (Đẻ đất đẻ nước) thực chất từ kinh nghịêm sống. Kiểu
kiến trúc nhà Rùa:
“ Bốn chân tôi bốn cái cột
Hai vỉa sườn hai mái nhà
Xương sống làm đòn nóc bắc kèo cái
Mỗi xương sườn là một cái rui
Giải sườn đùi là phên cái mè
Hai thẻ xương sườn là đôi kèo cái
Lỗ ỉa lỗ đái làm lối vào lối ra.”
Đó là Nhà Rùa 4 cột như bốn chân con rùa, muốn làm mái tròn hóa ra vuông,
mái sát với tầng sàn.
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
15
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
Việc dựng nhà cửa có nhiều công đoạn nên có tục giúp đỡ nhau. Trước khi làm

nhà, gia đình thường làm một lễ nhỏ mang đến nhà Lang để nhờ nhà Lang báo cho
mọi người trong làng biết.
Người Mường rất coi trọng hướng nhà, hướng nhà phải do thầy địa lí có tiếng
chọn riêng theo tuổi của gia chủ. Họ quan niệm làm nhà đúng hướng sẽ đem lại tài lộc
và may mắn đến cho gia đình. Theo quan niệm không được làm nhà ngược với hướng
núi, lưng dựa vào núi, mặt hướng ra thung lũng trước mặt. Trong quá trình xây dựng
nhà, vai trò của thầy Mo rất quan trọng. Mở đầu việc dựng nhà, ông mo làm lễ cắm
cọc vào nơi làm cầu thang, sau đó chủ nhà cày ba luống làm lệ trên nền làm nhà.
Nhìn bề ngoài không khác gì nhiều với nhà sàn của người Tày hay Thái, nhưng
đi vào chi tiết, ngôi nhà Mường cũng có những đặc điểm nhất định. Chẳng hạn như,
trong bộ kèo, gồm hai kèo, mỗi kèo còn được lắp một cái "pa wac" (hay còn gọi là
"cu") để giữ cho nhà thêm vững chắc. Bộ phận này không thấy trong ngôi nhà sàn của
các dân tộc khác ở miền Bắc. Nhà làm theo cách tạm gọi là "gác gỗ làm nhà", không
có những mộng để lắp ghép vào nhau mà chủ yếu là những cây gỗ gác lên nhau. Cột
nhà phần lớn là cột chôn. Kiểu nhà sàn 4 mái (có nơi 2 mái) được lợp bằng lá cọ hay
cỏ tranh, hai mái lớn và hai mài nhỏ ở đầu hồi. Mái nhà khá dốc và thấp, diềm mái che
mất phần cửa sổ. Ngôi nhà cổ nhất trong bản Mường Giăng Mố có một gian hai trái,
cây cột trong nhà với 46 năm tuổi, mái gianh mười năm sẽ thay một lần, mái cọ thì
phải hai mươi đến ba mươi năm mới thay.
Nhà của người Mường thường có 3-5 gian, được ngăn cách với nhau bởi những
tấm liếp. Những gia đình đông con có tới 7-12 gian, tuy nhiên hiện nay không còn
nhiều. Tính từ phía cầu thang là bên ngoài, lần lượt sắp xếp phân chia thành bốn khu
vực để bài trí, sinh hoạt.
Trong căn nhà, gian đầu tiên từ cầu thang lên gọi là gian gốc. Đây là gian quy
tụ mọi tính linh thiêng của gia đình. Trong gian gốc có một cây cột cái, không được
bôi nhọ hay treo đồ vật. Gian này có một cửa voóng (cửa sổ) phía trên, gọi là voóng
beng (voóng khách), xuống vách trái có hai voóng, gọi là voóng lại. Trong những ngôi
nhà gốc, có mảnh vải đỏ giữa nhà, đó là bàn thờ thần Mặt trời và trên mái nhà có lỗ
trống để cúng thần theo quan niệm thần sẽ về theo lỗ đó. Gian thứ hai của ngôi nhà
dành cho nam giới ngủ nghỉ. Gian giữa thường là gian để thóc và làm bếp. Trong nhà

thường có hai bếp, một ở gian giữa, một ở gian gốc để chủ nhà và khách suởi ấm, trò
chuyện và đun nước uống hằng ngày. Bếp này người phụ nữ trong gia đình ít khi được
ngồi hoặc sử dụng, trừ phụ nữ cao tuổi như bà, cụ hay con gái út được yêu quý nhất.
Khi cô dâu về nhà chồng phải lạy vua bếp. Nhà có giường, phản thì kê kề bên bếp để
giao tiếp và sưởi. Gian cuối cùng là nơi dành cho phụ nữ sinh hoạt, có chạn bát và để
đồ dùng sinh hoạt, nơi sửa soạn cơm nước. Nhà thường có một cái cầu thang, nếu có
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
16
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
hai cái cầu thang thì quan niệm đó là sự xui xẻo. Đầu hồi nhà, người Mường để một
cái cối đuống và một cối tròn. Cối đuống không chỉ dùng để giã thóc gạo mà còn là
phương tiện để gia đình báo có việc lớn như đám cưới, tang ma. Bên cạnh đó, cối
đuống còn là một nhạc cụ sử dụng để gõ những bản nhạc vui trong ngày lễ tết, hội hè
với những bản đuống rộn ràng âm vang, người Mường gọi là "đâm đuống" hay "châm
đuống".
Dưới sàn là nơi nhốt trâu bò, đặt chuồng lợn, chuồng gà vịt. Ngoài ra đó còn là
nơi để cối giã gạo, các công cụ sản xuất như cày bừa Hiện nay qua cuộc vận động
nếp sống mới, vệ sinh phòng bệnh, chuồng gia súc được đưa ra khỏi gầm sàn.
Trước kia xung quanh nhà đều có hàng rào bằng tre nứa hoặc xương rồng
phòng trộm cắp, thú dữ. Cổng ra vào hẹp, ban đêm được đóng cẩn thận.
Bài trí phân chia sắp đặt trong nhà đã thành nếp văn hoá của mỗi nhà, song
cũng rất cơ động. Đối với những cuộc mừng nhà mới do lợp lại, đám cưới đông
người có thể thay đổi cho phù hợp.
1.3.2 Ẩm thực và phong vị Mường
Cũng như các dân tộc anh em trên đất Việt Nam thống nhất, dân tộc Mường
cũng có hàng trăm, hàng nghìn món ăn, mỗi dân tộc lại có những món ăn đặc thù riêng
mang tính độc đáo của mình. Người Mường thích ăn các món như xôi đồ, cơm tẻ đồ,
rau, cá đồ. Cơm rau đồ chín được dỡ ra tãi đều cho khỏi nát trước khi ăn. Ngày xưa,
người Mường ăn cơm nếp là chính, còn chỉ cần ít gạo tẻ để phòng khi có khách, không

kịp đồ xôi thì nấu cho chóng.
“Cơm nếp Mường Cổi bện nên dây dang
Cơm nếp Mường Cảng bện nên dây thừng trâu…”
Một số món ăn có cá tính và mang đậm phong vị Mường như: Chả lá bưởi,
Nước Khẹ trâu bò, Húng dổi làm dồi chó, Dồi lợn gia vị vỏ quýt, Lá chò chim làm ớt,
Canh nấu cá lồm, Thịt gà nấu măng chua hạt dổi, Keng loóng (canh nấu chuối nước
thịt), Măng dang Đấm clưởi, Cơm đồ chùl, Thịt chó gói lá dù mại nướng, Đồ Duồl.
Một số loại bánh như bánh sờn sờn, bánh ngô, bánh hộp lá dứa ; hay ăn trứng kiến
đen, măng rừng, cá ướp thính, lươn nấu củ chuối, ăn cơm xôi nhuộn màu, gọi là cơm
Clôồng.
“Cơm trắng như bông
Cơm clôồng như hoa”
và:
“ Cơm đỏ nhuộm vàng
Cơm vàng nhuộm nghệ.”
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
17
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
Rượu cần của người Mường nổi tiếng cởi cách chế biến và hương vị đậm đà
của men được đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập thể. Người
Mường gọi rượu cần là Rạo Đoỏng, rượu phải đóng nén vào hũ, chĩnh, khi lấy ra uống
cũng phải đóng (cắm), gọi là Đoỏng Rạo, để thành sản phẩm dùng. Uống rượu gọi là
Cọng hạo, rượu cũng có thể nấu bằng gạo tẻ. Rạo Đoỏng có nguồn gốc từ rất xa xưa,
họ dùng trong cuộc vui mừng thắng trận. Do quá trình phát triển xã hội, Rạo Đoỏng
phát triển cách dùng rộng ra trong các sinh hoạt vui nhà mới, vui đám cưới, các lễ nghi
tín ngưỡng Khác với nhiều dân tộc, người Mường uống rượi cần với một bô cần là
mười hai khoe (que) để biểu lộ sự vui mừng cả mười hai tháng mà họ thường ví: "Đêm
vui rạng tháng vui tốt, năm vui lành".
Với thu ca, sau khi hát một bài thì mọi người hò reo tán thưởng và uống. Nếu là

chủ và khách, sau chủ thì khách hát đáp. Vì thế Rạo Đoỏng không chỉ ăn mừng thắng
trận, ăn mừng mọi thắng lợi mà còn sinh hoạt trong các lĩnh vực khác của xã hội cả về
cõi sống và cõi chết. Nó là văn hóa ẩm thực, thi ca, văn hoá tâm linh, văn hóa giao tiếp
ứng xử, đoàn kết đấu tranh, văn hóa thi lời thi tiếng và còn cả chĩnh rượu văn hóa cho
đời vì uống rượu say không lấy được nhau.
1.3.3 Giao thông và phương tiện vận chuyển
Ngoài quốc lộ 6 ra còn có thêm hai nhánh đường 6b, một từ Hòa Bình - Mãm
Đức -Thung Khe, một từ Thung Khe đi Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, theo chân núi Cái.
Đường 12b từ thị xã Hòa Bình đi Nho Quan tỉnh Ninh Bình qua Cao Phong (nông
trường), huyện lị Tân Lạc, Vụ Bản huyện lị Lạc Sơn, nông trường 2-9 huyện Yên
Thủy. Đường 12a từ đỉnh Cun đến Ba Hàng Đồi, nơi nông trường Thanh Hà, qua
huyện lị Kim Bôi. Đường 21 đi từ Xuân Mai đi Chợ Bến, rồi qua Ba Hàng Đồi xuống
Chi Nê, huyện Lạc Thủy. Đường Chi Nê đi Xích Thổ, xuống Hoàng Long tỉnh Ninh
Bình. Đường liên huyện từ huyện lị Kim Bôi qua Chóng Thai, mỏ than Mường Vọ,
vào Xuất Hóa, huyện Lạc Sơn.
Nói chung, đường liên huyện, liên xã, liên xóm đã phát triển, xe ô tô, xe bò, xe
ngựa đi lại thông thương. Các nơi qua sông, qua suối làm cầu ngầm, cầu treo hoặc cầu
bê tông cốt thép, cầu nổi cộng với bè mảng nên qua lại dễ dàng. Ngoài ra còn có ca nô,
thuyền gắn máy chở hàng, chở khách, đường bưu điện vận chuyển thư từ, bưu kiện
cùng điện thoại từ địa phương đến trung ương và quốc tế.
Phụ nữ phổ biến dùng loại gùi đan bằng giang hoặc tre, bốn góc nẹp thành
thẳng đứng, có dây đeo qua trán hoặc đeo vai để chuyên chở. Đôi dậu, đòn gánh có
mấu hai đầu, đòn xóc cũng thường được sử dụng.
Nước sạch được chứa trong ống nứa to, dài hơn 1 mét vác vai từ bến nước về
dựng bên vách để dùng dần.
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
18
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
1.4 Đời sống tinh thần:

1.4.1 Hôn nhân
Hôn nhân của người Mường là hình thái một vợ một chồng, cư trú bên nhà
chồng. Những người chung một họ, tính theo dòng họ cha, không được phép lấy nhau.
Hôn nhân con cô con cậu cũng hiếm có. Người Mường còn tồn tại chế độ đa thê,
nhưng thấy nhều trong tầng lớp lang đạo và nhà giàu. Trước kia, việc hôn nhân của
con cái thường do cha mẹ quyết định. Hôn nhân mang tính chất mua bán, nhà trai phải
đền bù cho nhà gái một món tiền và một số hiện vật nhất định. Hôn nhân thường có
hai hình thức: cưới dâu và lấy rể. Cưới dâu là hình thức phổ biến, còn lấy rể ít thấy
hơn và chỉ xảy ra trong những trường hợp nhất định.
Trai gái được tự do yêu đương tìm hiểu, ưng ý nhau thì thông báo cho gia đình
để chuẩn bị lễ cưới. Khi gia đình có người đến tuổi dựng vợ gả chồng, dù thời gian
tiến hành dài hay ngắn đều trải qua các bước: tìm hiểu lựa chọn, ướm hỏi (kháo thếng),
lễ bỏ trầu (ti nòm bánh), lễ xin cưới (nòm khảu), lễ cưới lần thứ nhất (ti cháu), lễ đón
dâu (ti du).
Trong ngày cưới, ông mối dẫn đầu đoàn nhà trai khoảng ba, bốn chục người
gồm đủ nội, ngoại, bạn bè mang lễ vật sang nhà gái tổ chức cưới. Lễ vật gồm: một con
trâu từ đã vực trở nên, một nén bạc cổ, từ 3-4 chiếc xanh đồng, to nhất là xanh sáu,
một con lợn khoảng 60 kg hơi, ba gánh bánh trưng, ba gánh gạo nếp, ba gánh cơm
nếp, hai chĩnh rượu cần hoặc 50-80 chai rượu, một đôi gà, một sọt gạo, một chĩnh rượu
nữa để làm vía cho cô dâu. Phải có một con dao nhỏ gọi là dao mở nòm và một thuổng
con để xới cơm, sau đầu họ lấy. Đối với nhà Lang có thêm gối tựa, 12 vuông vải đỏ,
đôi áo dài một trắng một đen mang di, một gói chè, một đôi mía, khăn thắt Dằng, một
niêu, hai thước lụa (80cm), một cái vải tự dệt (20m), một giỏ cơm xôi để em chồng đi
đón chị dâu. Có nơi còn cắt lễ 1-2 lạng thuốc phiện, một yếm kép trong lụa. Chú rể
mặc quần áo đẹp, chít khăn trắng. Trong lễ đón dâu, cô dâu đội nón, mặc váy áo đẹp
ngoài cùng là chiếc áo dài màu đen thắt hai vạt ở phía trước. Cô dâu mang về nhà
chồng thường là 2 chăn, 2 cái đệm, 2 quả gối tựa để biếu bố mẹ chồng và hàng chục
gối con, mười cái chăn để nhà trai biếu họ hàng. Nếu năm nay đi lấy chồng mà cô dâu
chưa làm được đủ gối có thể đi vay của bạn bè, lúc nào bạn cưới thì trả lại. Ngày nay
lễ vật đã không còn lễ vật là tiền.

Trong đêm tân hôn, cô dâu phải ngủ với phụ dâu trong ba ngày. Từ đêm thứ tư,
đôi vợ chồng trẻ phải đeo mõ trâu đi ngủ.
Khi ở nhà vợ, rể không được lên cửa voóng phía trên, chỉ ở voóng trái. Cô dâu
cũng vậy, chỉ ở voóng buồng và cạnh bếp trong và chú rể ở cạnh bếp ngoài. Cả dâu và
rể đều không ngồi lên cối nhỏ giã chè ở trên nhà, không ngồi võng, ăn cơm không ngồi
góc mâm phía trên (phía cửa voóng), mặc dù không có người ngồi. Khi về già, rể về
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
19
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
nhà vợ cùng ăn cơm với các em, cũng nhường cho em chứ không ngồi trên. Bởi tuy
thế nhưng còn nhường chỗ đó là của ông bà, cha mẹ vợ.
Đó là nét văn hoá về cái nết mà các lớp dâu, rể già làm gương cho trẻ, trẻ
truyền lại cho lớp sau, mang nếp sống văn hóa truyền thống đạo đức trong cư xử giao
tiếp.
Ngày nay nhiều nơi đã có sự cải tiến, có trang trí phông cảnh, cắt dán nghi lễ
ngày cưới đẹp, có ý nghĩa văn hóa, đồng thời kết hợp được hình thức dân ca chúc
mừng đám cưới với múa mới quanh chĩnh rượu cần. Tất cả nhà trai, nhà gái và những
người đi lễ cưới đều mặc trang phục truyền thống có trang trí hoa văn đẹp là rồng,
phượng.
Về tập quán sinh đẻ: Khi người vợ sắp sinh con, người chồng phải chuẩn bị
nhiều củi, làm một bếp riêng ở gian trong và quây phên nứa thành một buồng kín cho
vợ đẻ, chỉ mẹ chồng được vào. Con đầu tiên để trong bếp 30 ngày, con thứ hai thì 20
ngày, con thứ ba là mười ngày. Khi vợ chuyển dạ đẻ, người chồng đi báo tin cho mẹ
vợ và chị em họ hàng nội ngoại biết để đến nhà cùng nhau chờ đợi. Bà đỡ cắt rốn cho
đứa trẻ bằng dao nứa lấy từ đầu chiếc dui trên mái nhà. Nếu là con trai thì dùng dao
nứa mái nhà trước, là con gái thì dùng dao nứa mái nhà sau. Cuống rốn của các con
trong gia đình được đựng chung trong một ống nứa, họ tin rằng làm như thế lớn lên
anh em sẽ yêu thương nhau.
Ngày sinh con gia đình tổ chức ăn mừng, mời thầy mo cúng trừ mọi điều xấu

hại đến mẹ con. Đẻ được ba đến bảy ngày thường có nhiều anh em, bà con đến thăm
hỏi tặng quà. Bà ngoại mừng cháu bao giờ cũng có vài vuông vải tự dệt, gia đình khá
giả mừng thêm chiếc vòng bạc đeo cổ, anh em thân thích thì mừng gạo, mừng tiền.
Người sản phụ thường ăn cơm nếp cẩm với lá tắc chiềng (loại lá thuốc chống
được bệnh sài), uống nước nấu với các loại lá cây thuốc và trong thời gian cữ (bảy đến
mười ngày), nhất là ba ngày đầu họ luôn phải sưỏi bên bếp lửa. Người Mường có sự
phân biệt giữa nam và nữ, trẻ sơ sinh là con trai thì được âu yếm gọi là lọ mạ (thóc
giống), nếu là gái thì gọi là cách tắc (rau cỏ). Thường khi trẻ được một tuổi mới được
đặt tên chính thức.
1.4.2 Tang ma:
Đám ma người Mường tổ chức theo dòng họ, kết hợp với làng xóm nơi cư trú.
Theo tục lệ, cứ có người già ốm yếu, ngoài việc chữa chạy về bệnh tật như thuốc men,
ma chay, con cháu, họ hàng và cả những người thân thiết cùng góp gà, rượu với gia
đình cúng vía, gọi là Vải vách Cộ (Vía sửa quan tài). Khi gia đình có người chết, con
trai trưởng cầm dao nín thở chặt ba nhát vào cửa sổ gian thờ, sau đó gia đình mới nổi
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
20
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
chiêng phát tang. Khi tắt thở, con cháu giữ cho hai tay buông thẳng, vuốt mặt lấy
miếng vải trắng che mặt lại. Họ luộc một quả trứng, nấu ít gạo nếp, một banh rượu làm
lễ Thắt Nghi (Tắt thở). Thi hài của người chết được liệm nhiều lớp vải và quần áo theo
phong tục rồi để vào trong quan tài làm bằng thân cây khoét rỗng, bên ngoài phủ áp
vẩy rồng bằng vải.
Tang lễ do thầy Mo chủ trì. Lễ nhập quan, ông Mo còn hát khấn kể tích quan tài
(cuông khăng), rồi đánh thức săng (dẩyl khăng) và khăng để:
“Ma tinh chạy về gốc
Ma mộc chạy về cành
Cho lành thây ma yên người sốn ”
Hình thức chịu tang của con cái trong gia đình không khác so với người Kinh,

tuy nhiên, con dâu, cháu dâu chịu tang ông bà, cha mẹ còn có trang phục riêng gọi là
bộ quạt ma. Khi người con trai trong gia đình chống gậy tre thì gia đình ấy có bố mất,
nếu chống gậy gỗ thì gia đình có mẹ mất.
Tế quạt ma là một nghi lễ độc đáo trong đám ma người Mường. Khi tế quạt ma,
những người là dâu trong nhà trong họ của người quá cố phải mặc bộ đồ quạt ma rất
đẹp, gồm: váy đen, cạp mới, áo ngắn, áo chùng trắng, yếm đỏ, hai tay đeo vòng hạt
cườm, tay phải cầm quạt cọ múa, tay trái cầm que gậy, đầu đội mũ quạt trang trí tua
hạt cườm, phía trước đặt một ghế mây.
Sau khi chôn cất được bốn mươi đêm thì làm lễ nộp kéo, lược, để từ hôm đó trở
đi con cháu được cắt tóc. Lễ Mãn tang, trước đây tổ chức khi hết ba năm, nay thường
tổ chức luôn vào lễ một trăm ngày. Đây là cuộc làm với nghĩa đã làm tròn công đức
báo hiếu để cha mẹ giúp đỡ cho con cháu lâu dài. Trong thời gian để tang, con cháu
giữ lễ độ báo hiếu, không hát Thường Rang, không đi Xắc Bùa, không vùng vẫy dưới
sông nước, không huýt sáo, không dựng vợ gả chồng. Thường xuyên kiêng không tắm
nước lá bưởi, ngày chôn cất không dựng nhà, làm chuồng gà, lợn, cấy trồng
1.4.3 Tục thờ cúng, tín ngưỡng, tôn giáo:
Mục đích của tục thờ cúng, loại hình tín ngưỡng, tôn giáo mong muốn đền ơn,
đáp nghĩa đối với các vị là ân nhân của đất nước, của địa phương, của dòng họ và gia
đình. Mong có sự che chở bênh vực cho con người mọi sự tốt lành, làm ăn tấn tới, đời
sống an khang thịnh vượng. Giữ nét phong vị văn hóa lịch thiệp văn minh. Cổ vũ động
viên gây ấn tượng đẹp đẽ cho năm mới, lao động mới để con người hăng hái vươn tới
trong trước mắt và tương lai. Đó là những nét đẹp mà trong dân tộc Mường rất đa dạng
và phong phú không sao kể hết được.
Về tín ngưỡng: dân tộc Mường có các tục thờ cúng:
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
21
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
- Thờ thần Núi: như ở huyện Lạc Sơn thờ thần ở Khụ Rộng lưng núi Ngheo của
đình Khói, huyện Lạc Thuỷ thờ thần núi Lụ núi Lạo Đó là những nhân vật linh

thiêng đã giúp dân hay đánh giặc, diệt ma tà quỷ ác.
- Thờ thần ruộng (Ma Roọng): nhằm sự che chở khỏi chim muông, sâu chuột
phá hoại.
- Thờ Thành hoàng làng: người đã có công giúp dân khai phá ruộng nương,
đánh giặc, trừ thú ác, chống bọn áp bức- hầu như ở các làng, xóm đều có với hình thức
ở các đình. Thành hoàng làng thờ ở đình làng hay ở miếu làng trong các dịp tết, các lễ
nông nghiệp và khi có việc cầu khẩn.
- Thờ thần đất nước: Quốc Mẫu Hoàng Bà, vua Út, vua Ả, vua Cả (Thánh Tản).
- Thờ các thần thế lực tự nhiên: thần Đất, thần Đá, thần Rắn, thần chăn nuôi
(gọi là Cun Dòl), thần Cây si, thờ cúng Mụ sinh đẻ, thần Ghen tuông (gọi là Reng), thờ
Thổ công
- Trong các gia đình có tục thờ cúng tổ tiên: gọi là Ma Nhà. Hàng năm ngày tết,
ngày lễ, ngày làm mùa, ngày cơm mới, nhà mới, cưới xin cúng thờ để Ma Nhà khỏi
chết đói. Họ tin rằng người chết sang thế giới bên kia vẫn có một cuộc sống tương tự
như ở trần gian. Người Mường không có giỗ như người Việt, chỉ độ tháng 3 âm lịch,
họ tổ chức vào tu sửa mộ, cúng khấn ông bà tổ tiên và thần Đất.
Nhiều dòng họ có tục kiêng kị không ăn thịt, không giết hại một số con vật hay
một số cây nhất định. Toàn dân xưa kia không ăn thịt rùa, vì rùa là ân nhân người
Mường, dạy dân cách làm nhà, báo cho biết có nạn đại hồng thuỷ (theo truyền thuyết
dân gian Mường); không đánh đập, không ăn thịt chim Réo Rạ; hay như họ Quách
không ăn thịt chó, họ Đinh Vĩnh Đồng không ăn thịt khỉ. Đây có thể là tàn dư của tục
thờ tô tem giáo.
Tục không gọi tên đẻ, tên khai sinh của người sang trọng, tuổi cao mà gọi theo
mường hay tên con cháu. Đối với các thần cũng thế, không gọi tên thật mà gọi theo tên
đất, tên núi, tên sông. Tục kiêng này không gì khác là tránh sự ngạo mạn, giữ lịch
thiệp trong giao tiếp, đối xử.
Ở đây vẫn tồn tại một số phương thức ma thuật, người ta tin rằng một số người
có ma chài, ma ếm, có thể dùng pháp thuật, thần chú để hãm hại người khác. Ngoài ra,
trước đây đồng bào tin có rất nhiều loại ma như ma rừng, ma núi, ma sông, ma suối
Những thứ này đều tác động, ảnh hưởng đến con người, nên mỗi khi trong nhà không

yên ổn phải cầu khấn chúng.
Trước cách mạng, do đời sống kinh tế, văn hóa thấp kém, con người phụ thuộc
rất nhiều bào thiên nhiên nên mê tín dị đoan khá nặng nề.
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
22
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
Về tôn giáo: trước Cách mạng tháng Tám, một số người theo công giáo nhưng
lòng tin vào đạo này chưa thật sâu sắc. Vùng Mường trước kia có chùa để thờ phật
nhưng không có sư sãi, không cầu kinh niệm phật. Việc cúng bái đều do ông thầy mo
đảm nhiệm. Có nơi cũng gọi là chùa nhưng là nơi thờ bà chúa rừng.
Nhìn chung, mặt uống nước nhớ nguồn, kể từ lĩnh vực khai phá đất đai, xây
dựng cuộc sống hay đấu tranh chống thú dữ, chống áp bức bóc lột, bảo vệ xóm làng
cho đến đánh giặc giữ nước ở hầu khắp các làng, mường đều có. Đó là thờ thành
hoàng làng, thờ thần quê hương, đất nước, gây được ý chí tự hào dân tộc, lòng yêu
thiên nhiên đất nước mãnh liệt.
1.4.4 Văn học nghệ thuật
Văn học dân gian: Người Mường có một nền văn học dân gian khá phong phú.
Các truyện thơ “U lót Hồ Liêu”, “Nàng Nga Hai mối”, “Con côi” nói về tình yêu
nam nữ, lên án nạn ép duyên của chế độ cũ. Ca dao tục ngữ Mường phản ánh cuộc đấu
tranh bất khuất của con người với thiên nhiên, của nhân dân lao động với bọn thống
trị, mặt khác ca ngợi lao động, tình yêu Người Mường hát trong khi lao động sản
xuất, trong ngày hội, ngày lễ, lúc gặp bạn bè, lúc tỏ tình, thậm chí cả khi thờ cúng, ma
chay.
Hát sắc bùa (có nơi còn gọi là xéc bùa hay khoá rác) của người Mường Vang
(Lạc Sơn, Hòa Bình) gắn với một số lễ nghi trong nông nghiệp nhằm cầu mong một
năm mới làm ăn thịnh vượng, đất đai phì nhiêu, con người gặp nhiều may mắn. Hộ sắc
bùa được tổ chức từ mùng 1 đến mùng 7 tết. Sau lễ thờ cúng tổ tiên, các phường bùa
bắt đầu đi chúc tết. Phường bùa gồm 12 người theo đánh cồng. Ngoài đàn hát còn có 2
người chuyên khiêng một chiếc thúng để đựng gạo do các gia chủ cho. Nhà chủ

thường mời họ ăn uống hoặc cho tiền gạo.
“ Tôi xin cất tiếng đạo
Mường bế cùng mẹ
Tuổi Thìn lấy 160 tuổi
Tuổi Dậu sống 130 tuổi
Sống cho đậm đà
Già cho đậm đời
Sống như ngôi sao sáng ”
Sau cuộc sắc bùa, dân làng tiến hành nghi lễ cày luống đất đầu tiên trên mảnh
ruộng của mình và một vụ mùa mới lại bắt đầu.
“Thường” (có nơi goi là rằng thường hoặc xưởng) là loại dân ca ca ngợi công
việc làm ăn, phản ánh một phần phong tục tốt đẹp của dân tộc.
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
23
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
Bộ “mẹng” hoặc “lệ giọng” là hình thức hát giao duyên diễn tả tâm sự, tình yêu
của tuổi trẻ.
Hát “ví, đúm” (có nơi gọi là hát bí) cũng là loại dân ca tương đối phổ biến. Nó
được thể hiện dưới hình thức đối đáp và được hát nhiều trong khi đi chợ, lúc gặp nhau
dọc đường hoặc trong lao động sản xuất. Nội dung chủ yếu là thể hiện tình yêu, cũng
có những bài phản ánh các vấn đề xã hội khác. Lời ca dùng thể thơ lục bát biến thể.
Mỡi rớ ma của dân tộc Mường mang đậm yếu tố sân khấu, ngoài phần cúng còn
có phần hát đối đáp giữa trai mường trời với gái trần gian. Người mỡi phần đông là nữ
đóng giả nam, mặc áo dài, thắt khăn đầu rìu, mặc váy. Mỡi rớ ma gồm ba nhân vật: vai
rế ma, rể mượn, em gái vợ. Mỡi rớ ma diễn tại nhà người có con gái ốm. Theo quan
niệm của người Mường, con người ta có phần hồn và phần xác. Khi chết đi, hồn (vía)
biến thành ma. Ma nam (trai mường trời) nếu lấy vợ trần gian thì người con gái đó sẽ
gầy yếu, xanh xao, đó là người có rớ ma. Muốn khỏi bệnh, phải cúng làm lễ trả của để
chàng trai ma không nhận người con gái đó làm vợ nữa. Do đó mỡi rớ ma có nội dung

cúng lễ nhằm cầu cho người ốm khỏi bệnh. Nhưng ngoài nội dung đó ra, mỡi rớ ma
còn là hình thức sinh hoạt văn nghệ quần chúng mà phần diễn xướng của nó có rất
nhiều điểm gần với nghệ thuật sân khấu biểu diễn.
Bên cạnh các thể loại kể trên, người Mường còn có một số loại hát khác nữa
như ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đổ, hát trẻ con chơi.
Truyền thuyết Mường khá phong phú, ít nhiều đều có phản ánh những sự kiện
xã hội và lịch sử qua các thời kì. Nhân vật chính trong các câu chuyện cổ tích thường
là những người mồ côi nghèo khổ.
Trong kho tàng văn học dân gian cần kể đến các loại lễ ca. Đó là những bài mo,
bài khấn do ông mo, ông trượng đọc và hát trong đám tang, khi cúng ma, cầu vía. Bài
mo “Đẻ đất đẻ nước” là một tài liệu văn học dân gian có giá trị. Gạt bỏ những yếu tố
hoang tưởng và những điều do tầng lớp thống trị đưa vào nhằm đề cao uy thế của
mình, nó không những có giá trị về mặt văn học mà còn có giá trị về nhiều mặt khác
nữa.
Cùng với các truyện thần thoại, huyền tích như “Thuyền mặt trời mặt trăng”,
“Nàng ả trứng”, “Nàng tiên lúa”, “Vua Trời giả chết” nói về vũ trụ với con người
và muôn loài. Và từ đó sinh ra các nghi thức, nghi lễ về phong tục tập quán mang ý
nghĩa huyền tích lịch sử của con người với thiên nhiên, xã hội.
Trong các vùng của dân tộc Mường, cùng các dân tộc anh em khác trong tỉnh
Hòa Bình đang cùng khắp nơi trên đất nước xây dựng một nền nghệ thuật sân khấu
hiện đại, nhiều màu sắc, mang nhiều nội dung phục vụ các mặt công tác, được các tầng
SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
24
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
lớp nhân dân ưa thích. Nghệ thuật sân khấu dân tộc Mường cũng luôn được bổ khuyết
và xây dựng. Về những yếu tố nghệ thuật sân khấu dân gian Mường thấy ở hai loại:
một loại còn giữ được nguyên chất dân gian, do quần chúng lao động xây dựng, gìn
giữ là các hình thức Đập Nàng Khót, Nàng Bạn, Sắc bùa cấp trống biểu diễn ngày hội
đình Cổi, đình Sào. Một loại do quá trình phát triển xã hội đã đưa hình thức nghệ thuật

sân khấu đi vào thời kì thần quyền như Mỡi rớ ma, Vái kéo si, Nghi lễ đám hiếu.
Về âm nhạc, nhạc cụ Mường chia ra làm ba loại: nhạc gõ, nhạc hơi, nhạc dây,
trong đó phong phú nhất là nhạc gõ. Trong làng gõ này thấy có mặt các loại: trống cái,
trống con, khiêng lẹm, chiêng, trống đồng, xập xải, mõ, thanh la, cây khạp, mà cồng
chiêng giàu âm sắc âm lượng, bài bản hơn trống. Nó được chơi thành nhiều bản khác
nhau: bông trắng, bông vàng, cá rồng, đi đường leo dốc Tiếng chày giã gạo cũng có
âm thanh, có nhạc điệu như một loại nhạc.
Nhạc dây có cò ke, dùng trong các ngày vui đám cưới, mừng nhà mới. Nhạc hơi
có kèn ma dùng trong đám hiếu, ngoài ra còn đàn môi, sáo ôi, trỉ đôi, Bu bằm.
Trong nghệ thuật dân gian cũng phải kể tới những trang trí cạp váy và mặt
chăn. Có thể nói cạp váy Mường là một yếu tố độc đáo trong nghệ thuật tạo hình dân
gian Mường.
1.4.5 Lễ hội và trò chơi
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhiều nét văn hóa truyền thống của
người Mường Hòa Bình vẫn được lưu giữ và phát huy, trong đó lễ hội được đánh giá
là một nét văn hóa đặc trưng trong đời sống sinh hoạt có từ xa xưa của người Mường,
bao gồm các mặt như tinh thần, vật chất, tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật.
Người Mường cũng giống như nhiều dân tộc khác, việc tổ chức lễ hội là một
hoạt động sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa giáo dục truyền thống, là nhu cầu của một
làng, một mường. Có mường thì tổ chức lễ hội mỗi năm một lần, có mường hai, ba
năm tổ chức một lần tùy theo điều kiện. Thường thì vào mùa xuân, ở các vùng Mường
trong tỉnh Hòa Bình bắt đầu tổ chức lễ hội, không chỉ để vui chơi mà còn là dịp để bà
con thỉnh cầu ước nguyện với trời đất, thần thánh, tổ tiên cho mưa thuận, gió hòa, mùa
màng tươi tốt. Qua các lễ hội người ta gửi gắm hi vọng vào một mùa bội thu, một năm
mới ấm no, hạnh phúc, bình yên cho cả bản mường.
Nét đặc trưng ở các lễ hội dân gian của dân tộc Mường thường thể hiện sự kết
nối của cộng đồng, tinh thần đoàn kết, gắn bó của một bản Mường, một vùng Mường.
Trong lễ hội, phần lễ thường được tổ chức rất trang trọng và linh thiêng. Theo quan
niệm của người Mường, họ thường thờ cúng những vị thần, thánh, có thể là thần Đất,
thần Nước, tổ tiên hoặc người có công lao dựng làng, dựng mường. Là sinh hoạt tín

SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10
25

×