Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Nêu và phân tích chính sách dân tộc. so sánh chính sách dân tộc và một số chính sách liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.6 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
BÀI TẬP GIỮA KỲ
MÔN: CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO
Đ* b,i :
“Nêu và phân tích “chính sách dân tộc”. So sánh
chính sách dân tộc và một số chính sách liên quan”

Giảng Viên: PGS.TS Lê Ngọc Thắng
Sinh viên: Lăng Thị Hi*n
Mssv: 08030398
Lớp: Chuyên ng,nh Quản lý xã hội

Hà Nội, 10/2011
1

Trường: Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa : Khoa học quản lý
Sv: Lăng Thị Hiền
Lớp: K53b
Bài tập giữa kỳ - Môn: Chính sách dân tộc.
Đ* b,i:
1, Nêu và phân tích “chính sách dân tộc”
2, So sánh chính sách dân tộc và các chính sách khác.
B,i l,m:
Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc là vấn đề vừa mang tính lịch sử vừa
mang tính thời đại. Đây là vấn đề lĩnh vực nhạy cảm không chỉ mang tính quốc gia
mà còn mang tính quốc tế. Việc thực hiện chính sách dân tộc và giải quyết các vấn
đề dân tộc tốt đảm bảo sự phát triển ổn định cho mỗi quốc gia, đặc biệt là một đất
nước có tới 54 dân tộc như Việt Nam hiện nay.


Chính sách dân tộc của Việt Nam trong mỗi thời kỳ cach mạng lại có những nội
dung khác nhau, giải quyết các nhiệm vụ khác nhau mà thực tiễn đặt ra. Thành tựu
của chính sách dân tộc thể hiện tính khoa học, đúng đắn của quan điểm, chủ
trương của Đảng và Nhà nước về Vấn đề dân tộc và Công tác dân tộc. Tuy nhiên,
quá trình thực hiện chính sách dân tộc của nước ta còn chưa giải quyết triệt để các
vấn đề mà thực tiễn đòi hỏi. Mọi nhận thức không đúng về vấn đề dân tộc và chính
sách dân tộc đều phải “trả giá” cho những vấn đề chung của cách mạng nước nhà.
Vì vậy chính sách dân tộc luôn đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu bổ sung để đáp
ứng nhu cầu của thực tiễn.
2
Trước hết, để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc chúng ta cần
trả lời câu hỏi: Chính sách dân tộc là gì? Và chính sách dân tộc so với các chính
sách khác có sự khác nhau như thế nào? để từ đó có cái nhìn đúng đắn về chính
sách dân tộc hiện nay, cũng như các vấn đề mà chính sách dân tộc cần giải quyết
trong thời gian tới.
Với sự tìm hiểu của bản thân, sau đây tôi xin trình bày cách hiểu về chính sách dân
tộc, cũng như so sánh chính sách dân tộc với một số chính sách khác để làm nổi
bật đặc trưng của chính sách dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
1,
Để hiểu trả lời câu hỏi: Chính sách dân tộc là gì? Trước hết chúng ta cần
hiểu nghĩa về các cụm từ cấu thành. Khi nói về chính sách dân tộc, ta hiểu rằng đó
là loại chính sách dùng để giải quyết các vấn đề dân tộc. Vậy dân tộc ở đây được
hiểu là gì? Tại sao lại có chính sách dành cho đối tượng này? Cao hơn thế là vấn
đề dân tộc hiện nay có những vấn đề gì? Từ đó, ta sẽ hiểu bản chất của chính sách
dân tộc là gì?
Đã có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về dân tộc, tuy nhiên chúng ta
có thể nhìn nhận khái niệm dân tộc dựa trên hai cách góc độ:
Thứ nhất là cụm từ “dân tộc” được hiểu là dân tộc quốc gia tức là một cộng
đồng chính trị xã hội được điều hành bởi một nhà nước, có lãnh thổ bất khả xâm
phạm, được hình thành bởi một hiến pháp, và có một ngôn ngữ thống nhất dùng để

điều hành, phổ biến pháp luật và quản lý nhà nước. Nói về dân tộc quốc gia cũng
có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng tựu chung lại chúng ta có thể hiểu dân tộc
quốc gia là như trên.
Thứ hai là cụm từ “dân tộc” được hiểu là tộc người trong một quốc gia. Ở
mỗi quốc gia có nhưng tiêu chia khác nhau để xác định tộc người trong quốc gia
đó, đối với Việt Nam, khái niệm tộc người được xác định dựa ba tiêu chí sau: Tộc
người đó có một ngôn ngữ riêng, có các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể như:
nhà ở, trang phục. ẩm thực,…và có ý thức tự giác tộc người tức là có ý thức về
3
việc mình thuộc về tộc người đó với những giá trị riêng của tộc người đó. Với
những tiêu chí trên, hiện nay nước ta có 54 dân tộc khác nhau cùng chung sống
trên lãnh thổ Việt Nam, bên cạnh những đặc điểm mang tên Việt Nam thì mỗi dân
tộc lại có những bản sắc riêng của mình về văn hóa cũng như đặc điểm về kinh tế,
tạo ra sự phong phú, đa dạng trong bức tranh tổng thể đất nước Việt Nam.
Như vậy chúng ta có thể thấy dân tộc được nhìn nhận trên phương diên quốc gia
và trên cả trên phương diện quốc tế. Các vấn đề dân tộc nảy sinh và cách thức giải
quyết vấn đề ấy không chỉ dừng lại ở việc ổn định trong nước mà xa hơn thế là
những vấn đề thế giới nảy sinh. Những vấn đề dân tộc ở đây bao gồm ba vấn đề
chính: Đó là những nội dung chủ yếu thuộc về bản chất nội hàm của các yếu tố
cấu thành dân tộc. Là vấn đề nổi lên trong thời kỳ Tư bản chủ nghĩa, Đề quốc chủ
nghĩa mà cụ thể là những vấn đề giải phóng dân tộc khỏi ách nô dịch thống trị của
Chủ nghĩa thực dân đế quốc. Và hiện nay, vấn đề dân tộc nổi lên trong việc hội
nhập quốc gia, trong mối quan hệ quốc tế ở mức toàn cầu hóa, những vấn đề dân
tộc được giải quyết nhìn nhận, và quản lý như thế nào?
Đó là những cách hiểu về dân tộc cũng như nhưng điều cơ bản trong vấn đề
dân tộc. Vậy chính sách dân tộc là gì? Vì sao nước ta phải thực hiện chính sách
dân tộc? những đặc điểm cơ bản trong chính sách dân tộc của chúng ta là như thế
nào?
Trong quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước, giai cấp cầm quyền phải thông
qua hệ thống tổ chức bộ máy và hệ thống các chính sách để quản lý đất nước.

Chính sách ở đây được hiểu như những công cụ quản lý đất nước, đó là tập hợp
của các biện pháp khác nhau của nhà nước tác động tới người dân, tới các lĩnh vực
của đất nước nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế nói chung. Chính sách dân
tộc cũng là một trong nhưng chính sách nhằm bình ổn, xây dựng và phát triển đất
nước. Có nhiều quan điểm khác nhau định nghĩa về chính sách dân tộc dựa trên
mỗi cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách chung nhất về chính
sách dân tộc như sau:
4
“Chính sách dân tộc là sách lược và kế hoạch cụ thể của Đảng và Nhà nước ta về
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội văn hóa,… tác động đến các dân tộc và mối
quan hệ giữa các dân tộc, tương ứng với mỗi giai đoạn cách mạng; dựa trên
nguyên tác bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển của chủ
nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đề ra; nhằm rút ngắn khoảng
cách giữa các dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam phat triển, dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.”
( PGS. TS. Lê Ngọc Thắng, Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam,
tr 44)
Chúng ta có thể thấy chính sách dân tộc đó là những sách lược và kế hoạch
cụ thể, tương xứng với từng giai đoạn lịc sử nhất định. Tức là, chính sách dân tộc
không phải là một chủ trương một quan điểm cứng, tồn tại duy nhất theo thời gian
mà chính sách dân tộc chỉ là nhưng đường lối, sách lược trong một giai đoạn nhất
định. Chính sách dân tộc linh hoạt theo thời gian. Tại sao lại nói vậy? Điều này thể
hiện sự đúng đắn, linh hoạt của Đảng và Nhà nước, vì trong thực tế vào mỗi một
giai đoạn nhất định, các yếu tố về kinh tế văn hóa,chính trị xã hội đều có những
biến đổi khác nhau. Và, những vấn đề đặt ra trong các lĩnh vực của đất nước cũng
khác nhau, yêu cầu phải gải quyết những vấn đề đó qua các giai đoạn là khác
nhau, chính sách dân tộc cũng vậy. Chính vì vậy, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác
nhau chính sách dân tộc lại có sự khác nhau. Tuy vậy, nhưng dù về hình thức
chính sách dân tộc được thay đổi nhưng nó vẫn dựa trên nguyên tắc chung đó là:
bình đẳng, đoàn kết và tương trợ. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, mà các nguyên tắc

đó được đưa lên vị trí khác nhau. Như trong thời chiến, nguyên tắc đoàn kết được
đưa lên hàng đầu nhưng trong thời kỳ hiện nay thì nguyên tắc bình đẳng được đưa
lên đầu tiên. Chính sách dân tộc của chúng ta nhằm mục đích tốt đẹp đó là tạo ra
cồn băng xã hội, là rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, xây dựng
một đất nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng.
Trên thế giới, phần lớn các quốc gia đều gồm những dân tộc khác nhau, mỗi quốc
gia đều có những chính sách dân tộc khác nhau. Chính sách dân tộc Việt Nam
5
cũng vậy, nó có sự khác biệt đối với các quốc gia khác và với chính những chính
sách dân tộc trong lịch sử đất nước: chính sách dân tộc của chế độ phong kiến,
thực dân – đế quốc. Đó chính là góc độ chế độ, bản chất Nhà nước “của dân, do
dân và vì dân”, Vì thế, chính sách dân tộc của chúng ta là thực hiện những biện
pháp, kế hoạch mang lại lợi ích cho người dân, phục vụ cuộc sống của người dân,
mà cụ thể là của các dân tộc chung sống trên đất nước Việt Nam.
Xét về bản chất, thực hiên chính sách dân tộc chính là việc thể hiện sự “săn sóc”
của Đảng và Nhà nước tới tất cả đồng bào. Ngay khi chính phủ mới thành lập, một
trong những công việc đầu tiên được Bác Hồ triển khai đó là việc thành lập Nha
dân tộc thiểu số để chăm lo công tác dân tộc cho các đồng bào, Người nói rõ: “
Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong quốc hội có đủ đại
biểu của các dân tộc. Chính phủ thì có “NHA DÂN TỘC THIỂU SỐ” để săn sóc
cho tất cả đồng bào’ (PGS. TS. Lê Ngọc Thắng, Chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước Việt Nam, tr 88). Sự “săn sóc” ở đây, thể hiện rõ nhất bản chất của
chính sách dân tộc của chúng ta, đó không phải là chính sách kiểu “ban ơn”, hay
chính sách “xin cho” mà đó là sự “săn sóc” của Đảng và Nhà nước đối với đồng
bào. Nói cách khác, chính sách dân tộc phải thể hiện sự tận tình, quan tâm toàn
diện của Đảng và Nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực, các vấn đề trong đời sống
của các dân tộc nhằm giúp các dân tộc có sự phát triển, tạo ra cuộc sống ấm no
hạnh phúc cho tất cả đồng bào.
Chính những phân tích trên cho ta thấy một số đặc điểm cơ bản của chính sách dân
tộc. Đó là: Chính sách dân tộc phản anh bản chất của giai cấp cầm quyền và có

tính lịch sử, chính sách dân tộc trả lời câu hỏi chế độ đó là chế độ gì? Nó vì lợi ích
của ai? Và rõ ràng nó thay đổi theo các thời kỳ lịch sử; Chính sách dân tộc là
chính sách có nội dung sâu sắc và toàn diện, nó phải là tổng hợp các biện pháp
khác nhau tác động đến tất cả các mặt trong đời sống của đồng bào, nhằm tạo ra sự
phát triển cho đồng bào; Chính sách dân tộc là chính sách đa nghành, nó không
phải là chính sách đơn tuyến hay đơn thuần chỉ là một lĩnh vực cụ thể mà nó bao
gồm nhiều nội dung khác nhau, đa nghành và liên nghành. Và chính sách dân tộc
6
có mối quan hệ với các chính sách khác, cụ thể là chính sách tôn giáo và chính
sách giai cấp, điều này thể hiện về đặc điểm của các vùng dân tộc với sự đa dạng
và phức tạp về tôn giáo, cũng như mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc thiểu số trong
việc giải quyết các vấn đề giai cấp khác.
Có thể nói, chính sách dân tộc là loại chính sách đặc thù có tính chiến lược trong
mọi giai đoạn cách mạng, quan hệ mật thiết, chi phối và có tác động quan trọng
đến toàn bộ sự phát triển của quốc gia
2,
Trong quá trình lãnh đạo quản lý đất nước, Đảng và nhà nước thực hiện rất
nhiều chính sách khác nhau nhằm tác động vào các đối tượng khác nhau trong xã
hội với các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Mỗi loại chính sách ra đời đều do
nhu cầu khách quan của thực tiễn, và vì thế bên cạnh những điểm giống nhau về
mục tiêu chung thì mỗi loại chính sách lại có sự khác nhau, chính sách dân tộc vời
một số chính sách khác cũng vậy. So sánh chính sách dân tộc với một số chính
sach gần nó để thấy rõ điểm trên và cũng là để hiểu rõ hơn về chính sách dân tộc.
• Chính sách dân tộc và chính sách xã hội:
Cũng như chính sách dân tộc chính sách xã hội có nhiều cách hiểu khác
nhau nhưng xét một cách chung nhất khi nói đến chính sách xã hội tức là nói đến
tất cả các biện pháp khác nhau của Nhà nước nhằm tác động vào các đối tượng
khác nhau trong xã hội nhằm đạt mục tiêu chính trị, xã hội nhất định. Bản chất của
chính sách xã hội đó là dành ưu đãi cho một nhóm đối tượng yếu thể hơn trong xã
hội, giúp ho có cơ hội được hưởng quyền như các nhóm đối tượng khác.Và như

thế, nói một cách nào đó, khi dành ưu đãi cho một nhóm đối tượng này sẽ dẫn tới
tình trạng hạn chế lợi ích của một nhóm đối tượng khác. Chính sách xã hội, được
thể hiện trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Đó là những chính rất
chung theo một nghĩa rộng hay cụ thể nó là những chính sách xã hội dùng để phân
biệt với các chính sách kinh tế, chính trị, như: chính sách xóa đói giảm nghèo,
chính sách người có công, chính sách bảo trợ,…
7
Như vậy, chính sách xã hội có những điểm khác cơ bản so với chính sách dân tộc.
Cụ thể như sau:
- Xét về đối tượng của chính sách:
+ Chính sách xã hội: đối tượng là tất cả thành viên trong xã hôi, không kể là dân
tộc thiểu số hay đa số - những người yếu thế trong xã hội. Và như vậy, dân tộc
hay mối quan hệ dân tộc trong chính sách xã hội được xem xét như một đối tượng
xã hội, nhìn nhận như một cộng đồng kém phát triển cần phải thực hiện sự ưu đãi.
+ Chính sách dân tộc: đối tượng chính là các dân tộc thiểu số, chính sách dân tộc
quan tâm một cách toàn diện đến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, hay
nhưng vấn đề trong mối quan hệ dân tộc. Dân tộc và mối quan hệ dân tộc trở thành
đối tượng chính và duy nhất của chính sách dân tộc.
- Xét về mục tiêu của chính sách:
+ Chính sách xã hội: chủ yếu và chú trọng tới việc thực hiện quyền bình đẳng giữa
các thành viên trong xã hội, thực hiện các quyền cơ bản của con người, trong đó
quyền bình đẳng về kinh tế giữ vai trò quan trọng.
+ Chính sách dân tộc: nhằm tác động đến mọi mặt của đời sống đồng bào thiểu số,
tạo sự phát triển về kinh tế, xã hội cho đồng bào, rút ngắn khoảng cách giữa các
dân tộc.
 Chính sách xã hội và chính sách dân tộc có những điểm khác nhau cơ bản, trên
các phương diện cả về đối tượng tác động cũng như mục tiêu chính sách, điều này
dẫn tới việc các kế hoạch chương trình thực hiện của hai chính sách là khác nhau.
Nếu chính sách dân tộc thể hiện sự “ săn sóc” của Nhà nước tới đồng bảo dân tộc
thiểu số thì chính sách xã hội thể hiện sự “ưu đãi, biệt đãi” của Nhà nước tới các

đối tượng yếu thế hơn trong xã hội.
• Chính sách dân tộc và chính sách dân vận:
Chính sách dân vận có thể hiểu chung nhất là thể hiện nhưng chủ trương,
sách lược, kế hoach tổ chức và vận động quần chúng gồm các giai cấp, tầng lớp
trong xã hội nhằm tuyên truyền vân động họ thực hiện các phong trào thi đua cách
mạng góp phần ổn định xã hội và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống
8
văn hóa, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần góp phần và sự nghiệp
bảo vệ và xây dựng đất nước của toàn dân tộc.
Như vậy xét về bản chất chính sách dân vận và chính sách dân tộc hoàn toàn khac
nhau, tuy rằng chính sách dân vân có đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số
nhưng chính sách dân vận thực chất là chính sách vận động các tầng lớp nhân dân(
trong đó có đồng bào dân tộc) thực hiện đường lối chủ trương của nhà nước theo
nhiệm vụ đặt ra.
Do sự khác nhau trong yêu cầu và nội dung nên chính sách dân tộc nói cách nào
đó toàn diện, sâu sắc trên phương diện đối với dân tộc, mối quan hệ giữ các dân
tộc hơn so với chính sách dân vận.
• Chính sách dân tộc và chính sách miền núi.
Trước đây, có nhiều quan điểm đồng nhất chính sách dân tộc và chính sách
miền núi. Người ta hay nói rằng: chính sách dân tộc miền núi. Các nhìn nhận như
vậy có nhưng điểm chưa chính xác, giữa chính sách dân tộc và chính sách miền
núi về bản chất có nhiều điểm khác biệt.
Chính sách miền núi là thể hiện sự quan tâm đến đặc điểm vùng cư trú, vùng thiên
nhiên đặc thù với các đặc điểm liên quan tơi sự phất triển của con người sinh sống
trên địa bàn đó: miền núi. Ở nước ta, phần lớn các đồng bào dân tộc thiểu số đều
sinh sống ở miền núi – đặc điểm thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử đât nước, gắn
liền với những phong tục tập quan rất riêng. Việc thực hiện chính sách miền núi,
có tác động đến đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy vậy, chúng ta vẫn không thể đồng
nhất hai chính sách này là một được vì những lý do sau;
- Trong những năm gần đây, bên cạnh việc sinh sông của đồng bào dân tộc thiểu

số ở miền núi, thì số lượng người Kinh sinh sống ở đây là rất đông.
- Có rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống không phải ở miền núi.
Mặt khác, xét về bản chất,chính sách miền núi chỉ tác động đến chiến lược phát
triển vùng là chính trong đó có một bộ phận dân tộc thiểu số sinh sống. Chính sách
dân tộc lại quan tâm và tác động đến con người – đồng bào dân tộc, đến các điều
9
kiện đặc thù của các dân tộc trong nhu cầu phát triển quốc gia và của chính dân tộc
đó.
Như vậy, thông qua việc phân tích trên, chúng ta có thể thấy rõ sự khác
nhau cơ bản giữa chính sách dân tộc và một số chính sách liên quan: chính sách xã
hội, chính sách dân vân hay chính sách miền núi. Việc phân định rõ các chính sách
này sẽ tạo điều kiện để chúng ta hoạch định nội dung, tổ chức thực hiện công tác
dân tộc, giải quyết các vấn đề dân tộc một cách có hiệu quả.
10

×