Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Phân tích những tác động tích cực và hạn chế của chính sách liên quan đến kiểm soát chất lượng không khí do nguồn thải công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.68 KB, 82 trang )

BỘ
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ





TUYỂN TẬP BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
DỰ ÁN PHỤC VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2007

NHÓM CHUYÊN ĐỀ 4

CHÍNH SÁCH VÀ QUI PHẠM PHÁP LUẬT

Thuộc dự án:
“ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT THỐNG KÊ LƯỢNG THẢI, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG DO KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM
THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
DO KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP”











Hà Nội - 2007


Bộ công thơng
Viện nghiên cứu cơ khí








Báo cáo chuyên đề

Tên chuyên đề:
PHÂN TíCH những tác động tích cực và hạn chế của
chính sách liên quan đến kiểm soát chất lợng
không khí do nguồn thải công nghiệp

Thuộc nhiệm vụ năm 2007: điều tra, khảo sát thống kê lợng
thải, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trờng do khí thải
công nghiệp và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trờng do khí thải công nghiệp
Thuộc dự án: Cải thiện chất luợng không khí các đô thị do
nguồn thải công nghiệp


Chủ trì thực hiện dự án: TS. Dơng Văn Long
Đơn vị thực hiện dự án

: TTTB & CN Môi trờng






H Nội, 2007

2
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 3
I. CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
KHÔNG KHÍ CỦA VIỆT NAM. 5
II. PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ - THỰC TRẠNG
VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ. 7
II.1. Thực trạng pháp luật về quản lý ô nhiễm không khí tại Việt Nam 7
II.2. Pháp luật nước ngoài về kiểm soát ô nhiễm không khí 8
III. NHỮNG THUẬN LỢI TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, BAN HÀNH
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG KHÔNG
KHÍ Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG 11
IV. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC CHỦ YẾU TRONG CÔNG TÁC
XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ MÔI
TRƯỜNG Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG 15
IV.1. Thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể của Trung ương 15
IV.2. Khó khăn trong việc thực hiện công tác rà soát hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường 15
IV.3. Quy định trong các văn bản còn chưa th

ống nhất 15
IV.4. Các khó khăn, vướng mắc khác 16
IV.5. Khó khăn do thiếu công cụ kinh tế hỗ trợ bảo vệ môi trường đối với
khí thải 16
IV.5.1. Về đối tượng chịu phí 18
IV.5.2. Về đối tượng nộp phí 18
IV.5.3. Về cơ chế thu, nộp phí 19
V. HƯỚNG ĐỀ XUẤT CÔNG CỤ KINH TẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI
VỚI KHÍ THẢI. 20
V.1. Hướng đề xuất v
ới cơ chế thu phí khí thải: 20
V.2. Về tổ chức thu phí 23
V.3. Về phân bổ nguồn phí 23
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

3
T VN
Trong giai on cụng nghip húa, hin i húa ca nc ta hin nay, cụng tỏc
bo v mụi trng cú mt vai trũ rt quan trng nhm phỏt trin bn vng, gi
cõn bng gia phỏt trin kinh t xó hi v bo v mụi trng. Núi cỏch khỏc,
phỏt trin kinh t to ra tim lc kinh t bo v mụi trng, cũn bo v mụi
trng to ra cỏc tim nng t nhiờn v xó hi m
i cho cụng cuc phỏt trin kinh
t xó hi trong tng lai. Trong nhng nm trc õy, s l l v bo v mụi
trng ó em li cho Vit Nam nhng hu qu nng n v kinh t cng nh xó
hi. Vi tc phỏt trin kinh t mnh m hin nay, Vit Nam ó v ang c
gng ht sc gim thiu tỡnh tr
ng ụ nhim mụi trng. Vit Nam tuy l mt
nc nghốo nhng ó cú mt s tip cn y trỏch nhim khi coi mụi trng l

mt trong bn nhõn t chớnh ca mt xó hi phỏt trin bn vng Kinh t - Mụi
trng - Xó hi - Vn húa gn vic bo v mụi trng vi cỏc chớnh sỏch phỏt
trin kinh t xó hi. Cùng vi vic tham gia ký kết chơng trình Không khí
sạch, đòi hỏi phải có những chơng trình hành động phù hợp nhằm giảm thiểu
và tiến tới ngăn ngừa sự phát thải các chất ô nhiễm không khí vào môi trờng,
trong đó có các cơ sở công nghiệp, đặc biệt là các cơ sở gây ô nhiễm môi trờng
nghiêm trọng. Thực hiện phòng chống và khắc phục ô nhiễm môi trờng do các
hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra là một trong những vấn đề
u tiên trong
các hoạt động bảo vệ môi trờng. Vi mc tiờu c bn l Ngn nga ụ nhim
mụi trng, phc hi v ci thin mụi trng nhng ni, nhng vựng ó b suy
thoỏi, tng bc nõng cao cht lng mụi trng cỏc khu cụng nghip, ụ th,
v nụng thụn, gúp phn phỏt trin kinh t xó hi bn vng, nõng cao cht lng
i sng ca nhõn dõn, tin hnh thng li s nghip cụng nghip húa, hin
i
húa t nc theo ch th 36CT/TW ca B Chớnh tr, Ban Chp hnh Trung
ng ng Cng Sn Vit Nam, cỏc c quan ban ngnh ó thc hin cỏc chớnh
sỏch, ban hnh cỏc loi vn bn phỏp lut nhm kim soỏt cht ch cht lng
khụng khớ do cỏc ngun thi cụng nghip vi cỏc mc tiờu Hng ti s phỏt

4
trin bn vng; Kt hp cỏc mc tiờu quc t - quc gia vựng lónh th v cng
ng dõn c trong vic bo v mụi trng; Qun lý cht ch t quan im tip
cn h thng vi vic thc hin bng nhiu bin phỏp v cụng c tng hp a
dng v thớch hp. Cỏc bin phỏp v cụng c trờn bao gm mt h thng vn
bn lu
t phỏp, chin lc, quy hoch, k hoch, chớnh sỏch rt ln v a dng.
Trong khuụn kh d ỏn Cải thiện chất lợng không khí các đô thị do nguồn
thải công nghiệp l dự án thuộc Khung kế hoạch tổng thể thực hiện Chơng
trình cải thiện chất lợng không khí ở các đô thị do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì

thực hiện theo Quyết định số 4121/QĐ-BGTVT ngày 01/11/2005 của Bộ trởng
Bộ Giao thông Vận tải nhằm thực hiện Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày
02/12/2003 của Thủ tớng Chính phủ phê duyệt Chiến lợc bảo vệ môi trờng
quốc gia đến năm 2010 và định hớng đến năm 2020, nhúm thc hin d ỏn ó
tin hnh Phõn tớch nhng tỏc ng tớch cc v hn ch ca cỏc chớnh sỏch
liờn quan n kim soỏt cht lng khụng khớ do ngun thi cụng nghip.














5
I. CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
KHÔNG KHÍ CỦA VIỆT NAM.
Chính sách bảo vệ môi trường trong công nghiệp lấy nguyên tắc chỉ đạo là
phòng ngừa, trong đó doanh nghiệp là mắt xích quan trọng nhất. Tư tưởng chủ
đạo xuyên suốt là phòng ngừa ngay từ sớm, dựa trên các nội dung sau:
- Phòng ngừa từ doanh nghiệp là cấu thành quan trọng nhất của toàn bộ chính
sách. Nội dung cơ bản là xây dựng năng lực tự kiểm soát và chủ độ
ng bảo vệ
môi trường của doanh nghiệp. Bản chất của những vấn đề môi trường trong

doanh nghiệp cũng vẫn là những vấn đề của sản xuất, mà mấu chốt là năng lực
lựa chọn. Những điều chỉnh ngày nay về sản phẩm/công nghệ có xu hướng cùng
lúc đạt cả lợi ích về môi trường và hiệu quả/cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là
nhữ
ng đòi hỏi mới trong xu thế phát triển hội nhập nhiều biến động và trong bối
cảnh khủng hoảng nguyên liệu, năng lượng luôn đe dọa. Bên cạnh đó, yếu tố
quyết định không thể thiếu là những thay đổi trong định chế về tài chính của
doanh nghiệp, làm sao đưa các hạch toán môi trường vào bảng cân đối chung
như là những chi phí hợp pháp trước thuế. Không có những cơ chế tài chính
thích hợ
p, doanh nghiệp cũng không thể giải quyết vấn đề tự đầu tư cho bảo vệ
môi trường tại doanh nghiệp.
- Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp, được đổi mới chuyển sang kiểm soát theo
chuỗi hệ thống và tăng cường sự tham gia của cộng đồng thay thế cho tiếp cận
kiểm soát đầu - cuối như trước đây. Hiện tại, cách thức kiểm soát dựa trên các
cam kết củ
a doanh nghiệp và đánh giá tác động môi trường là chưa đầy đủ. Vấn
đề này sẽ được điều chỉnh, nhấn mạnh nhiều hơn tới chế độ báo cáo và quan trắc
môi trường doanh nghiệp.
- Kiểm soát môi trường tại doanh nghiệp, sẽ bắt đầu từ kiểm soát nguyên liệu
đầu vào, từ nguồn cung cấp (các vùng nuôi trồng, khai thác) đến quá trình sản
xuất và đầu ra của sản phẩm. Các quy định và nội dung kiể
m soát sẽ được lồng

6
ghép trong Báo cáo môi trường bắt buộc của doanh nghiệp. Chế độ báo cáo bắt
buộc sẽ được thể chế hóa thành các quy định/quy chế và chi tiết hóa theo đặc
điểm từng ngành.
- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào việc giám sát các hoạt động công
nghiệp, các quá trình ra quyết định liên quan tới các dự án gây ô nhiễm. Khuyến

khích doanh nghiệp có những cam kết với cộng đồng, tăng cường tiếp xúc và
trao đổi thông tin với cộ
ng đồng về những hoạt động sản xuất của mình.
- Thực hiện sản xuất sạch hơn (SXSH) là nội dung quan trọng trong chiến lược
phòng ngừa bởi cùng lúc đem lại lợi ích kinh tế và môi trường. Nếu như tiếp cận
đầu-cuối làm tăng chi phí giá thành, thì SXSH tự nó có thể tạo ra các lợi ích,
trang trải chi phí. Quan trọng hơn, tiếp cận SXSH phù hợp với triết lý phòng
ngừa là bảo vệ môi trường t
ừ ngay trong quá trình sản xuất, nhấn mạnh đến tiết
kiệm và giảm chi phí, trên cơ sở đó giảm chất thải. Đó còn là một chiến lược liên
tục gắn sản xuất với bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
phù hợp với các loại hình doanh nghiệp. Điểm chốt trong chiến lược SXSH ở
Việt Nam là phải chọn bước đi phù hợp, hướng đế
n diện rộng trước mắt, với các
giải pháp ít tốn kém hơn là tiếp cận sao chép, nhưng khó khả thi.
Có thể nhận thấy mặt tích cực và hạn chế của các chính sách liên quan đến kiểm
soát chất lượng không khí do nguồn thải công nghiệp chính là những mặt tích
cực và hạn chế của pháp luật về quản lý ô nhiễm không khí do nguồn thải công
nghiệp của Việt Nam.






7
II. PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ - THỰC TRẠNG
VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ.
II.1. Thực trạng pháp luật về quản lý ô nhiễm không khí tại Việt Nam
So với các mảng pháp luật quản lý các thành phần môi trường khác như

quản lý đất, quản lý nguồn nước, quản lý các nguồn sinh vật và hệ sinh thái ,
pháp luật về quản lý không khí ở Việt Nam hiện còn rất thiếu, yếu và tản mạn,
gây không ít khó khăn trong việc áp d
ụng. Thực trạng này là một trong những
nguyên nhân khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta càng
trở nên khó kiểm soát, đặc biệt là khi tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá đang
diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Cho đến trước khi Luật Bảo vệ môi trường 2005 được ban hành, không tìm
thấy một văn bản pháp luật nào quy định riêng về quản lý và kiểm soát ô nhiễm
không khí, ngoại trừ Quyết định 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của
B
ộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Môi trường về việc công bố Danh mục
Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường bắt buộc áp dụng trong đó có 12 tiêu chuẩn
về chất lượng không khí.
Các quy định về quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, và quản lý khí thải gây
hiệu ứng nhà kính tại các Điều 83, 84 trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
được xem là bước tiến lớn trong quá trình phát triển của pháp luật môi trường
nói chung, pháp lu
ật về quản lý và kiểm soát chất lượng không khí nói riêng. Với
những quy định bắt buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải có biện
pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt quy chuẩn kĩ thuật trước khi thải ra
môi trường, bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi
trường; các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm
công nghiệp, khu du lịch và khu vui ch
ơi giải trí tập trung bắt buộc phải có hệ
thống xử lý khí thải đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường và được vận hành thường
xuyên; cho thấy các căn cứ pháp lý để kiểm soát ô nhiễm không khí đang được

8
từng bước củng cố. Trước đó, những cố gắng của cơ quan quản lý nhà nước có

thẩm quyền về ban hành các quy chuẩn kĩ thuật cũng đã được thể hiện trong việc
thay thế một số quy chuẩn kĩ thuật đối với chất lượng không khí. Tại Quyết Tại
Quyết định số 1696/QĐ-BKHCN ngày 28/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ, các quy chu
ẩn kĩ thuật về chất lượng không khí gồm TCVN 5937:
1995; TCVN 5938: 1995; TCVN 5939: 1995; TCVN 5940: 1995 đã lần lượt
được thay thế bằng các quy chuẩn kĩ thuật TCVN 5937: 2005; TCVN 5938:
2005; TCVN 5939: 2005; TCVN 5940: 2005. Ưu điểm lớn nhất của các quy
chuẩn kĩ thuật nêu trên là đã xác định các hệ số lưu lượng nguồn thải (Kp), hệ số
vùng (Kv) để tính nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải
công nghiệp. Điều này thể hi
ện Nhà nước đã thực sự coi quy chuẩn kĩ thuật môi
trường không khí là một công cụ hữu hiệu để quản lý và kiểm soát thành phần
môi trường này.

II.2. Pháp luật nước ngoài về kiểm soát ô nhiễm không khí
Trong khi đó tại nhiều nước trên thế giới, Luật Không khí sạch (Clean Air
Act) là một trong những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đầu tiên kể
khi hệ thống pháp luật về môi trường được hình thành. Nội dung c
ủa các đạo luật
về không khí sạch khá đầy đủ và chặt chẽ. Cụ thể:
Luật Không khí sạch của Hoa Kì được ban hành lần đầu tiên vào năm
1963, và đã qua 2 lần sửa đổi vào các năm 1970 và 1990. Hiện tại Luật Không
khí sạch của Hoa Kì có những nội dung chính như sau:
i) Các quy định về ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí, trong đó có
các quy định về chất lượng không khí và giới hạn phát thải; ngăn ng
ừa
sự suy giảm đáng kể về chất lượng không khí; quy hoạch những khu
vực không được ô nhiễm không khí;


9
ii) Các quy định về tiêu chuẩn phát thải đối với nguồn thải động như ô tô,
tàu bay; phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu sạch.
iii) Các quy định chung về trách nhiệm pháp lý; bảo vệ người lao động;
đánh giá tác động kinh tế; quan trắc chất lượng không khí; chi phí kiểm
soát phát thải;
iv) Các quy định về kiểm soát lắng đọng axit;
v) Các quy định về cấp giấy phép;
vi) Bảo vệ t
ầng ôzôn bình lưu
Luật Không khí sạch của Anh được ban hành vào năm 1993, với nhiều nội
dung cụ thể, gồm:
i) Nghiêm cấm phát thải khói mù (dark smoke) từ các ống khói; từ các
ngành công nghiệp và thương mại;
ii) Các quy định liên quan đến thải khói, mạt đá, bụi, hơi, trong đó bao gồm
các quy định về lắp đặt hệ thống lò luyện kim; giới hạn tỉ lệ phát thải từ các lò
luyện; các thiết bị thu gom tạ
i các lò luyện; chiều cao ống khói;
iii) Các quy định về khu vực kiểm soát khói thải, trong đó quy định việc tạo
lập các khu vực kiểm soát khói thải; nghiêm cấm thải khói tại những nơi bị kiểm
soát khói thải ;
iv) Các quy định về kiểm soát các nguồn chắc chắn gây ô nhiễm không khí;
v) Các quy định về thông tin ô nhiễm không khí;
vi) Những trường hợp đặc biệt
Luật Không khí sạch của Philippine được ban hành vào năm 1993, quy
định khá chi tiết v
ề:
i) Hệ thống quản lý chất lượng không khí, đặc biệt là mạng lưới thông tin
và quan trắc chất lượng không khí, kế hoạch hành động về kiểm soát chất lượng
không khí;


10
ii) Xử lý ô nhiễm không khí và giấp phép đối với nguồn thải tĩnh, nguồn
thải động và các nguồn khác;
iii) Các quy định về nhiên liệu, chất phụ gia, hợp chất và các chất gây ô
nhiễm khác;
iv) Các quy định về xử phạt hành chính và chế tài hình sự đối với các hành
vi vi phạm pháp luật về không khí sạch
Luật Không khí sạch của Canada vừa được ban hành năm 2006 bao gồm
các quy định về giảm thiểu khói thải và mưa axit t
ừ các phương tiện giao thông
cơ giới, các ngành cơ khí và nhiên liệu sử dụng trong giao thông đường bộ,
đường sắt và đường biển; các quy định liên quan đến các ngành công nghiệp
điện sử dụng nhiên liệu hoá dầu; sản xuất sắt, thép, xi măng, hoá chất Bên cạnh
đó còn có các quy định về một số ngành sản xuất mà hậu quả có thể làm suy
giảm chất lượng không khí trong nhà Luật Không khí sạch Canada sẽ giúp
giảm thiểu phát thải c
ủa cả hai loại chất thải: chất gây ô nhiễm và khí nhà gây
hiệu ứng nhà và bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường. Chính phủ Canada
cũng chia sẻ sự quan tâm đến chất lượng không khí, bao gồm cả không khí trong
nhà và sự thay đổi khí hậu. Luật Không khí sạch được ban hành lần này sẽ cho
phép Chính phủ chuyển dịch các ngành công nghiệp từ phục tùng tự nguyện đến
cưỡng chế thi hành; thay thế các hệ thống tiêu chuẩn môi trường r
ời rạc, chắp vá
hiện hành bằng những tiêu chuẩn rõ ràng, phù hợp và hoàn chỉnh; hình thành
một cách tiếp cận hệ thống về quản lý chất lượng không khí, nghĩa là không xử
lý những vấn đề liên quan đến phát thải chất gây ô nhiễm và khí nhà kính một
cách cục bộ, đơn lẻ như trước.






11
III. NHỮNG THUẬN LỢI TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, BAN HÀNH
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG
KHÍ Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Tổng hợp báo cáo của 21 Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả rà soát,
kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường do các địa phương
ban hành cho thấy công tác này đã được tiến hành trong điều kiện rất thuận lợi là
lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thu
ộc trung ương nhận thức được tầm quan
trọng của việc quản lý môi trường bằng pháp luật nên đã chỉ đạo rất sâu sát việc
soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này. Các văn
bản quy phạm pháp luật do các địa phương ban hành đã góp phần đưa công tác
quản lý nhà nước về môi trường đi vào nề nếp phục vụ trực tiếp việc thự
c hiện
các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Xét dưới góc độ cụ thể,
công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về môi trường ở các
địa phương trong thời gian qua có những thuận lợi cơ bản thể hiện ở các nhóm
lĩnh vực sau đây:
- Về trình tự, thủ tục soạn thảo, lấy ý kiến đóng góp, thẩm định và ban
hành văn bản quy phạ
m pháp luật:
Công tác xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp
luật đã được các địa phương chú trọng, từng bước hoàn thiện và đi vào nền nếp
để phục vụ cho công tác quản lý. Hàng năm, các địa phương đều ban hành
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên cơ ở đề xuất của các
Sở, ban, ngành chuyên môn. Căn cứ vào Chương trình đã ban và sự chỉ đạo của
UBND cấp tỉnh, cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng văn bản có trách

nhiệm nghiên cứu xây dựng dự thảo văn bản; tổ chức lấy ý kiến của các sở,
ngành liên quan; trình Sở Tư pháp thẩm định; sau đó trình UBND cấp tỉnh ban
hành. Sau khi văn bản được ban hành, cơ quan, đơn vị chủ trì sẽ tiến hành triển
khai tập huấn, tuyên truyền, phổ biến đến các đối tượng liên quan.

12
- Các địa phương đã xây dựng và ban hành quy trình soạn thảo, ban hành
văn bản quy phạm pháp luật:
Để có cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
pháp luật, nhiều tỉnh đã ban hành Quy trình về soạn thảo, xây dựng, lấy kiến
đóng góp, thẩm định và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; Công tác này
được tiến hành trong điều kiện rất thuận lợi với việc Quốc hội đã ban hành Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND các cấp. Đây là cơ
sở pháp lý rất quan trọng để tạo căn cứ cho các địa phương xây dựng và ban
hành quy trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung và
văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường nói riêng; Chính vì vậy
mà các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường được ban hành
trong thời gian qua đã tuân thủ đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tụ
c và thể thức
ban hành do pháp luật quy định.
- Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên
và môi trường đã tạo cơ sở pháp lý giúp chính quyền các địa phương thực hiện
tốt chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường:
Việc kịp thời tham mưu cho HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường là căn cứ pháp lý để các
cấp, các ngành thực hiện công tác quả
n lý ngày càng chặt chẽ, đảm bảo được
tính thống nhất, đồng bộ khi thực hiện các văn bản pháp luật, là điều kiện thuận
lợi để tổ chức, cá nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khi tham gia các hoạt động
có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường, góp phần nâng cao hiệu lực

quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở các địa phương.
- Các văn bản quy phạm pháp luật về
tài nguyên và môi trường do các địa
phương ban hành đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và được xã hội chấp
thuận, tuân thủ:
Các văn bản được quy định cụ thể, rõ ràng đã tạo điều kiện thuận lợi cho

13
địa phương trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi
trường; đặc biệt trong những năm gần đây, hệ thống văn bản pháp quy về tài
nguyên và môi trường được ban hành tương đối đầy đủ, sát với thực tế cuộc
sống, quy định rõ ràng, cụ thể nên khi triển khai thực hiện được đa số người dân
đồng tình ủng hộ.
- Bên cạnh việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạ
m pháp luật mới,
công tác rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi
trường hiện hành ngày càng được các địa phương coi trọng, tiến hành thường
xuyên góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực này:
Công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc chuyên ngành quản lý
ngày càng được chính quyền các địa phương chú trọng chỉ đạo thực hiện một
cách thường xuyên; trên cơ sở đó đề xuất bãi b
ỏ, sửa đổi, bổ sung, thay thế hay
ban hành văn bản mới. Đây là điều kiện thuận lợi để kịp thời điều chỉnh các quy
định không còn phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý.
- Một số địa phương đã thành lập bộ phận chuyên trách trong công tác rà
soát, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường:
Một số Sở Tài nguyên và Môi trường như Hậu Giang, Đ
à Nẵng v.v đã
thành lập Ban chỉ đạo soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổ pháp chế có
chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện việc rà soát, soạn thảo và thẩm định các

vản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường để có đề xuất,
điều chỉnh, bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình hiện tại ở địa phương;
Cụ thể nh
ư việc thực hiện "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng" đến năm 2007, các địa phương đã xử lý triệt để 439 cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gồm 4 điểm hậu quả chiến tranh, 15 kho
thuốc bảo vệ thực vật, 52 bãi rác, 84 bệnh viện và 284 cơ sở sản xuất, kinh
doanh, theo các hình thức như buộc phải chuyể
n địa điểm, đóng cửa, đình chỉ
sản xuất hoặc phải đầu tư đổi mới công nghệ thân thiện môi trường hay đầu tư

14
xây dựng hệ thống xử lý chất thải. 5 năm tiếp theo (2008 -2012), trên cơ sở rút
kinh nghiệm, tiếp tục xử lý triệt để 3.856 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng còn lại và các cơ sở mới phát sinh. Trong tổng số 439 cơ sở phải xử lý ô
nhiễm triệt để trong giai đoạn 1 của Quyết định ( năm 2003- 2007) có 108 cơ sở
không còn gây ô nhiễm, 261 cơ sở đang xử lý và còn 70 cơ s
ở chưa có biện pháp
xử lý ô nhiễm. Tuy nhiên, trong tổng số 108 cơ sở không còn gây ô nhiễm, chỉ
có 26 cơ sở được Bộ TN-MT quyết định chứng nhận.






















15
IV. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC CHỦ YẾU TRONG CÔNG TÁC
XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ MÔI
TRƯỜNG Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Trong quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về tài nguyên và môi trường, các địa phương còn gặp các khó khăn chủ
yếu sau:
IV.1. Thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể của Trung ương
Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ở các địa phương
nhằm tổ chức triển khai thực hiện các đạo luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định,
thông tư của các cơ quan hữu quan ở cấp trung ương. Mặc dù thời gian vừa
qua các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường được các cơ
quan trung ương ban hành đề cập tương đối toàn diện song công tác ban hành
văn bản và tổ chức thực hiện các quy định của pháp lu
ật về tài nguyên và môi
trường ở các địa phương vẫn gặp phải khó khăn do thiếu một số văn bản hướng
dẫn cụ thể của trung ương; các địa phương gặp lúng túng khi xử lý một số tình
huống phát sinh trong thực tiễn.

IV.2. Khó khăn trong việc thực hiện công tác rà soát hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường
Hệ thống cơ sở dữ li
ệu về văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài
nguyên và môi trường chưa được tập trung nên việc thu thập và đối chiếu, rà soát
gặp nhiều khó khăn, phải thu thập từ nhiều nguồn khác nhau mất rất nhiều thời
gian để thực hiện.
IV.3. Quy định trong các văn bản còn chưa thống nhất
Chưa có quy định thống nhất về đối tượng phải thực hiện đăng ký cam k
ết bảo
vệ môi trường giữa Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường,
Thông tư số 08/2006/TT-BTN ngày 8/9/2006 hướng dẫn về đánh giá tác động

16
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
và Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
IV.4. Các khó khăn, vướng mắc khác
- Khi các văn bản luật được công bố, có hiệu lực thi hành, nhưng các Nghị định,
thông tư hướng dẫn thi hành luật ban hành không kịp thời, có những mục quy
định chưa rõ ràng, không thống nh
ất, thường xuyên thay đổi đã ảnh hưởng đến
việc tham mưu và quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường;
- Công tác cải cách hành chính còn chậm, thời gian giải quyết các hồ sơ rút ngắn
chưa nhiều; việc xây dựng quy định chung về trình tự, thủ tục giải quyết, mức
thu phí thực hiện còn chậm;
- Việc tham mưu cho UBND cấp tỉnh xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật
nhằm cụ thể
hoá các Nghị định của Chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi

trường chưa kịp thời;
- Việc phân cấp một số lĩnh vực quản lý của ngành còn chậm được nghiên cứu
đề xuất;
- Tại Việt Nam, tương ứng với sự thiếu vắng các quy định của pháp luật về quản
lý và kiểm soát môi trường không khí là sự thiếu vắng các công cụ kinh tế hỗ trợ
cho hoạt động này, trong đ
ó nổi bật là hệ thống phí bảo vệ môi trường nói chung,
phí bảo vệ môi trường đối với khí thải nói riêng (sau đây gọi chung là phí khí
thải).
IV.5. Khó khăn do thiếu công cụ kinh tế hỗ trợ bảo vệ môi trường đối với
khí thải.
Các quy định về phí bảo vệ môi trường được đề cập lần đầu tiên tại Nghị định
175/1994/NĐ-CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật B
ảo vệ
môi trường 1993. Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh
vực khai thác dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản khác; sân bay, bến cảng, bến xe, nhà ga;

17
phương tiện giao thông cơ giới; và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác gây ô
nhiễm môi trường có trách nhiệm nộp phí bảo vệ môi trường (Điều 34).
Đến năm 2002 Chính phủ căn cứ vào Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001 để
xác định Danh mục chi tiết phí và lệ phí, trong đó phí bảo vệ môi trường gồm 6
loại (Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), gồm:
i) Phí bảo vệ môi trường đối v
ới nước thải;
ii) Phí bảo vệ môi trường đối với sân bay, nhà ga, bến cảng;
iii) Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
iv) Phí bảo vệ môi trường về tiếng ồn;
v) Phí bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, khí thải từ việc sử dụng than
đá và các loại nhiên liệu đốt khác;

vi) Phí bảo vệ môi trường
đối với khai thác dầu mỏ, khí đốt và khoáng
sản khác.
Do việc xác định danh mục phí nêu trên vừa căn cứ vào lĩnh vực hoạt động,
vừa căn cứ vào loại hình chất thải nên không tránh khỏi sự trùng lặp về đối
tượng nộp phí, đối tượng chịu phí. Khắc phục hạn chế này, Chính phủ đã ban
hành Nghị định 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 57. Theo đó phí bảo vệ môi trường còn 4 loại:
i) Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
ii) Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải;
iii) Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
iv) Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
Hiện tại, Chính phủ đã quy định phí bảo vệ môi trườ
ng đối với nước thải
(Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003) và phí bảo vệ môi trường đối với
khai thác khoáng sản (Nghị định 137/2005/NĐ-CP ngày 09/11/2005). Phí bảo vệ
môi trường đối với chất thải rắn cũng đang trong giai đoạn soạn thảo. Một số nội
dung liên quan đến đối tượng chịu phí, đối tượng nộp phí và cơ chế thu, nộp phí bảo

18
vệ môi trường đối với khí thải có thể được tham khảo từ 2 loại phí trên. Cụ thể:
IV.5.1. Về đối tượng chịu phí
- Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là nước thải công
nghiệp và nước thải sinh hoạt. Không thu phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải trong các trường hợp: i) Nước xả ra từ các nhà máy thuỷ điện, nước tu
ần
hoàn trong các nhà máy điện; ii) Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra; iii)
Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế
độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế- xã hội; iv) Nước thải sinh
hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn và những nơi chưa có hệ

thống cấp nước sạch.
-
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được dự kiến là
chất thải rắn được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc các hoạt động khác.
Câu hỏi đặt ra là đối tượng chịu phí khí thải là gì? Xung quanh nội dung
này, hiện vẫn còn 2 luồng quan điểm khác nhau:
Một là, đối tượng chịu phí khí thải là chất thải khí được th
ải ra từ các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là nguồn thải tĩnh) và từ các phương
tiện giao thông cơ giới (gọi chung là nguồn thải động).
Hai là, đối tượng chịu phí khí thải là chất thải khí phát sinh từ 2 nguồn thải
nói trên, trừ khí CO
2
. Theo quan điểm này, CO
2
không phải là chất gây ô nhiễm
và có thể dùng cơ chế chi trả cho các dịch vụ môi trường hấp thụ carbon để giảm
thiểu loại khí này mà không cần sử dụng đến công cụ phí khí thải.
IV.5.2. Về đối tượng nộp phí
- Đối tượng nộp phí nước thải là những tổ chức, cá nhân có thải nước thải
công nghiệp và nước thải sinh hoạt ra môi trường, trừ những trường hợp được
mi
ễn nộp phí theo quy định của pháp luật.
- Đối tượng nộp phí chất thải rắn được dự kiến là các tổ chức, hộ gia đình,

19
cá nhân có thải chất thải rắn ra môi trường.
Trả lời câu hỏi đối tượng nộp phí khí thải là ai, hiện vẫn còn 2 loại ý kiến
khác nhau:

Một là, chỉ thu phí khí thải đối với những đối tượng có tổng lượng khí phát
thải lớn hoặc hàm lượng chất gây ô nhiễm cao. Mức phí phải quy định ở mức
tương đối cao khiến các đối tượng phải cân nhắc giữa việc nộp phí v
ới việc đầu
tư để triệt tiêu hoặc giảm thiểu nguồn thải. Tuy nhiên, cần lưu ý để tránh gây
nhầm lẫn giữa trách nhiệm nộp phí khí thải với trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do gây ô nhiễm môi trường không khí.
Hai là, phí khí thải áp dụng đối với tất cả các đối tượng có hoạt động phát
thải, không phụ thuộc vào các yếu tố thải lượng, chất gây ô nhiễm. Quan đ
iểm
này hướng tới việc hình thành thói quen trong dân chúng là phải đóng góp nghĩa
vụ tài chính với Nhà nước để xử lý các vấn đề về môi trường.
IV.5.3. Về cơ chế thu, nộp phí
- Đối với phí nước thải sinh hoạt, hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch có
nghĩa vụ nộp số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước, sau khi đã trừ đi một
phần số phí cho cơ quan, đơn vị trự
c tiếp thu phí để trang trải chi phí cho việc
thu phí; trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải đối với nước thải
công nghiệp phục vụ cho việc thu phí hoặc điều chỉnh định mức phát thải của
chất gây ô nhiễm.
Đối với nước thải công nghiệp, đối tượng nộp phí có nghĩa vụ kê khai số phí
phải nộp hàng quý. Nộp phí vào tài khoản phí bảo vệ môi trường đối với n
ước thải
tại Kho bạc Nhà nước địa phương; quyết toán tiền phí phải nộp hàng năm với Sở
Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ thẩm định
tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ra thông báo số phí
phải nộp, tổ chức việc thu, nộp số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước và
quyết toán số tiền phí bảo vệ môi trường đối v
ới nước thải công nghiệp của đối


20
tượng nộp phí.
- Phí chất thải rắn được dự kiến thu trên một tỉ lệ % của phí vệ sinh. Đây là
khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, để chi dùng cho các nội dung
như: Chi phí cho việc thu phí; chi phí cho việc phân loại chất thải rắn, bao gồm
cả hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc
phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn; chi phí cho việc tiêu huỷ chất thả
i rắn
đảm bảo tiêu chuẩn môi trường như: đốt, chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, đảm
bảo có sự kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình tiêu
huỷ chất thải; chi hỗ trợ đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp, công trình xử lý chất
thải rắn, sử dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý và tiêu huỷ chất thải.
Cơ chế thu phí khí thải cần lo
ại trừ nguy cơ trùng lặp giữa việc thu phí phí
khí thải qua giá bán xăng dầu là nhiên liệu của các phương tiện giao thông cơ
giới với việc thu phí khí thải đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng sử
dụng nhiêu liệu là xăng dầu.

V. HƯỚNG ĐỀ XUẤT CÔNG CỤ KINH TẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI
VỚI KHÍ THẢI.
V.1. Hướng đề xuất với cơ chế thu phí khí th
ải:
- Phí đối với các nguồn thải cố định: Có nhiều cách tính phí cho các nguồn
thải cố định như sau:
+ Tính phí vào lượng nguyên/nhiên liệu sử dụng: Tính phí theo lượng
nguyên/nhiên liệu sử dụng là phương pháp tương đối đơn giản về mặt kỹ thuật,
song cũng dễ xuất phát những mâu thuẫn giữa các cơ sở công nghiệp trong các
ngành khác nhau. Nhất thiết cần phải tính đến các hệ số
hoặc các mức phí khác
nhau cho từng ngành khác nhau. Khi đánh phí vào các loại nguyên liệu loại này

sẽ cho chi phí sản xuất tăng lên và như vậy sẽ khuyến khích giảm tiêu thụ chúng,
kết quả cuối cùng là giảm được khối lượng chất thải gây ô nhiễm. Đây cũng là

21
phương pháp mà nhiều nước đã áp dụng.
+ Tính theo thải lượng phát thải là phương pháp chính xác và công bằng nhất,
song việc xác định mức phát thải của từng cơ sở công nghiệp lại không hề đơn giản.
Cách tối ưu ở đây là thải lượng các chất gây ô nhiễm được xác định thông qua việc
quan trắc, đo thực tế cho từng cơ sở công nghiệp. Tuy nhiên điều này không dễ thực
hiệ
n và yêu cầu có sự đầu tư lớn về kinh phí cũng như thời gian.
+ Tính phí ngay vào giá thành nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào: Đây là một
cách tính phí tương đối đơn giản. Tuy nhiên, xác định mức phí chiếm bao nhiêu
% của giá thị trường cho mỗi loại nguyên, nhiên vật liệu đầu vào không phải dễ
dàng. Khi giá nguyên nhiên vật liệu tăng thì giá thành sản phẩm và giá tiêu thụ
cũng tăng, nhất là trong điều kiện không có sự cạnh tranh cao trên thị trường. Do
đó mức tăng về giá sẽ phần nào ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của các xí nghiệp,
nên mức phí cần được tính toán hợp lý. Ở Hungary, phí ô nhiễm đánh vào sản
phẩm đầu tư được tính bằng 0,7% giá thị trường đối với nhiên liệu chạy máy có
động cơ.
+ Tính phí dựa vào lợi nhuận: Theo kinh nghiệm của một số nước, phí môi
trường có thể được coi như một khoản thuế, do đ
ó người ta có thể đánh phí trực
tiếp bằng cách chiết khấu đi một phần tỷ lệ trong lợi nhuận trước thuế của doanh
nghiệp. Phương pháp tính phí dựa vào lợi nhuận trước thuế được coi là phương
pháp cuối cùng khi không còn các giải pháp khác do thiếu hoặc không có thông
tin và không cập nhật được thông tin mới. Phương pháp này có nhược điểm là
không công bằng giữa doanh nghiệp làm ăn có lãi và doanh nghiệp làm ăn thua
lỗ nếu các doanh nghi
ệp cùng áp dụng công nghệ sản xuất và cùng gây ô nhiễm

môi trường ở mức độ như nhau. Kết quả là không khuyến khích các doanh
nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất mới và đầu tư cho giảm thải ô nhiễm. Việc
sử dụng phương pháp tính này sẽ có lợi cho các nhà máy, xí nghiệp làm ăn thua
lỗ mặc dù các nhà máy này vẫn thải ra môi trường một lượng chất thải gây ô

22
nhiễm đồng thời Nhà nước không những thất thu mà còn phải gánh chịu thêm
chi phí cho môi trường. Điều này cần xem xét vì khu vực doanh nghiệp Nhà
nước ở Việt Nam rất lớn nhưng máy móc thiết bị và công nghệ còn lạc hậu.
Tuy nhiên, cách xác định phí dựa trên lợi nhuận có ưu điểm là phản ánh
được một cách trực tiếp chi phí cho môi trường mà xí nghiệp gây ra phải trả.
- Tính phí dựa vào sản phẩm: Việc tính phí theo phương pháp này nhìn
chung là đơ
n giản và cơ quan quản lý về môi truờng dễ dàng có thông tin một
cách liên tục về các số liệu liên quan đến sản xuất của doanh nghiệp như chi phí
đầu vào, đầu ra, chi phí sản xuất, chi phí xử lý ô nhiễm. Tuy nhiên, nhược điểm
của phương pháp này là khó xác định tỉ lệ hợp lý và đảm bảo tính công bằng
giữa các ngành công nghiệp khác nhau và như vậy có thể bất lợi cho các ngành
công nghiệp áp dụng công nghệ mới và các xí nghiệp đã áp d
ụng các biện pháp
xử lý ô nhiễm.
- Phí cố định và phí biến đổi. Đây là phương pháp tính phí kết hợp của hai
mục tiêu: thứ nhất là nhằm duy trì nguồn thu cho vấn đề xử lý môi trường (thể
hiện ở phí cố định) và thứ 2 là nhằm mục tiêu khuyến khích giảm thải gây ô
nhiễm. Theo cách này phí mà doanh nghiệp phải trả bằng tổng của phí cố định và
phí biến đổi:
Tổng phí = phí cố định + phí bi
ến đổi
Phí cố định được xác định hàng năm của Nhà nước đối với các doanh
nghiệp có trong danh sách phải nộp phí. Như vậy, doanh nghiệp sẽ không phải

nộp phí khi không có trong danh sách phải nộp phí.
Phí biến đổi giảm dần theo các năm khi khối lượng thải của doanh nghiệp
giảm đi nhờ áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. Do đó, phí biến đổi có
tác dụng bổ sung nguồn thu phí (các xuất phí khác nhau, đ
ánh lũy tiến theo các
quy định về khối lượng thải chuẩn) và phụ thuộc vào một số tham số khác về các
điều kiện môi trường.

23
V.2. Về tổ chức thu phí
Việc thu phí từ các nguồn thải lưu động có thể do đơn vị phân phối nhiên
liệu (các Công ty phân phối xăng dầu) trực tiếp thu từ giá bán các loại nhiên liệu
xăng, dầu. Sau đó số phí thu được sẽ được tách riêng và chuyển về Quý Bảo vệ
môi trường. Đối với phí xe cộ có thể do các đơn vị đăng kiểm trên cả nước thực
hiện khi kiểm đị
nh phương tiện giao thông, sau đó được nộp vào tài khoản của
Quỹ bảo vệ môi trường.
Phí từ các nguồn thải cố định, các nhà máy xí nghiệp có thể do các Sở Tài
nguyên và Môi trường thu theo tờ khai của các doanh nghiệp, tương tự như đang
thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
V.3. Về phân bổ nguồn phí
Ở các nước phí bảo vệ môi trường thường được chi tiêu trở lạ
i cho môi trường.
Ở Trung Quốc số phí thu được được hoàn trả lại cho các doanh nghiệp để đầu tư
cho việc xây dựng các hệ thống xử lý chất thải. Phí bảo vệ môi trường đối với
khí thải ở nước ta, cũng giống như phí nước thải theo Nghị định 67 cần phải
được để lại một phần lớn (60%) cho địa phương để trang trải cho công tác thu
phí, đồng thời thự
c hiện các dự án đầu tư xây dựng hệ thông xử lý khí thải cho
các doanh nghiệp trên địa bàn. Phần còn lại được chuyển về Quỹ bảo vệ môi

trường Việt Nam để phục vụ các dự án bảo vệ môi trường cấp quốc gia.









24

KẾT LUẬN
Chính sách bảo vệ môi trường trong công nghiệp lấy nguyên tắc chỉ đạo là
phòng ngừa, trong đó doanh nghiệp là mắt xích quan trọng nhất. Tư tưởng chủ
đạo xuyên suốt là phòng ngừa ngay từ sớm. Mặt tích cực và hạn chế của các
chính sách liên quan đến kiểm soát chất lượng không khí do nguồn thải công
nghiệp chính là những mặt tích cực và hạn chế của pháp luật về quản lý ô nhiễm
không khí do nguồn th
ải công nghiệp của Việt Nam. So với các mảng pháp luật
quản lý các thành phần môi trường khác như quản lý đất, quản lý nguồn nước,
quản lý các nguồn sinh vật và hệ sinh thái , pháp luật về quản lý không khí ở
Việt Nam hiện còn rất thiếu, yếu và tản mạn, gây không ít khó khăn trong việc
áp dụng. Thực trạng này là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng ô
nhiễm môi trường không khí ở nước ta càng trở nên khó kiểm soát, đặc biệt là
khi tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Tương
ứng với sự thiếu vắng các quy định của pháp luật về quản lý và kiểm soát môi
trường không khí là sự thiếu vắng các công cụ kinh tế hỗ trợ cho hoạt động này,
trong đó nổi bật là hệ thống phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Trong giai
đoạn kinh tế phát triển, yêu cầu cấp bách được

đặt ra là Chính phủ và các cơ
quan ban ngành cần chỉ đạo, ban hành, hướng dẫn kịp thời các văn bản và chính
sách theo diễn biến của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm
đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững đất nước.






×