Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

phân tích ưu thế của nhà nước so với tổ chức phi nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.57 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
I. Định nghĩa Nhà nước và các tổ chức phi nhà
nước……………… 1
II. Các ưu thế của Nhà nước so với tổ chức phi nhà
nước……………1
1. Ưu thế của Nhà nước tổ chức duy nhất có quyền lực đặc
biệt…….1
2. Ưu thế của nhà nước khi phân chia lãnh thổ thành đơn vị
hành chính và quản lý dân cư theo lãnh
thổ………………………………2
3. Ưu thế của nhà nước khi mang chủ quyền quốc
gia……………….3
4. Ưu thế của nhà nước khi là tổ chức duy nhất có quyền ban
hành pháp luật và đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng
chế……….3
5. Ưu thế của nhà nước khi có quyền phát hành lưu thông tiền tệ;
ấn định và thu những loại thuế dưới những hình thức bắt
buộc…… 4
III. Đánh giá – nhận
xét……………………………………………….5
1
Trong hệ thống xã hội, có rất nhiều các tổ chức khác nhau. Trong
đó, nhà nước là một tổ chức đặc biệt của xã hội, là một bộ phận của xã
hội. Nhà nước ra đời là kết quả tất yếu khi xã hội phát triển đến một giai
đoạn nhất định – xã hội có giai cấp và mâu thuẫn giữa các giai cấp lên
tới mức gay gắt, không thể điều hòa được nữa. Do vậy, từ khi được hình
thành, nhà nước đã mang những đặc trưng ưu việt mà các tổ chức khác
không có. Cụ thể, là các ưu thế của nhà nước so với các tổ chức phi nhà
nước.
I. Định nghĩa nhà nước và tổ chức phi nhà nước.
- Nhà nước là bộ máy quyền lực đặc biệt, được tổ chức chặt chẽ để


thực thi chủ quyền quốc gia, tổ chức và quản lí xã hội bằng pháp luật,
phục vụ lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội và thực thi các cam kết quốc tế.
- Tổ chức phi nhà nước là tổ chức tự nguyện của những người có
cùng mục đích, chính kiến, lý tưởng, nghề nghiệp, độ tuổi, giới
2
tính được thành lập và hoạt động nhằm đại diện và bảo vệ lợi ích cho
các hội viên.
II. Các ưu thế của nhà nước so với tổ chức phi nhà nước.
1. Ưu thế của nhà nước khi là tổ chức duy nhất có quyền lực đặc
biệt.
Nhà nước có bộ máy được tổ chức chặt chẽ và được trao những
quyền năng đặc biệt, là tổ chức duy nhất trong xã hội có bộ máy hùng
mạnh nhất, bao gồm nhiều hệ thống các cơ quan, tổ chức với đội ngũ
công chức đông đảo và nhiều loại, với hệ thống quân đội, nhà tù, tòa
án…hùng mạnh được thiết lập để thể hiện sự thống trị của nhà nước. Bộ
máy nhà nước có chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm rộng lớn nhất, bao
quát tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Vì vậy, nó được tao quyền năng
đặc biệt để tổ chức, quản lí, điều hành và xử lí các vấn đề đối nội và đối
ngoại. Các tổ chức khác, các cá nhân, tập thể thuộc sự quản lí của nhà
nước phải thực thi những yêu cầu, chính sách mà nhà nước đề ra. Nếu
không thực hiện, nhà nước sẽ có ưu thế về quyền lực để xử lí các trường
hợp vi phạm một cách cứng rắn.
Trong khi đó, các tổ chức phi nhà nước lại chỉ được xây dựng với
bộ máy nhỏ lẻ nên quyền lực của các tổ chức đó chỉ là quyền lực xã hội,
tức là quyền lực chỉ áp dụng cho các cá nhân, thành viên trong tổ chức
và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp không cứng rắn.
Cụ thể, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bộ máy
hùng mạnh có khả năng ban hành các đạo luật, các bộ luật và điều luật.
Các luật đó phải được áp dụng cho tất cả những người dân đang sinh
sống và làm việc trên đất nước Việt Nam. Còn đối với Hội sinh viên

Việt Nam - tổ chức phi nhà nước - các điều lệ, nội quy trong tổ chức này
3
chỉ có hiệu lực đối với các Hội viên. Còn đối với các cá nhân không
thuộc Hội sinh viên thì quyền lực của Hội không có hiệu lực.
2. Ưu thế của nhà nước khi phân chia lãnh thổ thành các đơn vị
hành chính và quản lí dân cư theo lãnh thổ.
Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính từ lớn
đến nhỏ, từ cấp trung ương đến địa phương. Trong đó, có một thủ đô
duy nhất. Đây là nơi có bộ máy chính quyền cao nhất của cả nước, ngoài
ra còn có các tổ chức quan trọng khác tập trung tại thủ đô nhằm tạo ra
một trung tâm chính quyền vững chắc, liên kết và chặt chẽ. Các đơn vị
hành chính cấp thấp hơn cũng đều có một bộ máy quyền lực cai quản,
mỗi cấp lại có quyền lực và phạm vi điều hành khác nhau. Những người
năm giữ quyền lực ở các cấp đơn vị hành chính này đều là những người
phục vụ cho quyền lực của nhà nước. Việc phân chia các cấp đơn vị
hành chính theo lãnh thổ giúp nhà nước thâu tóm quyền lực, quản lí lãnh
thổ một cách có tổ chức, dễ dàng và khoa học. Đồng thời, việc phân chia
lãnh thổ thành các đơn vị hành chính còn giúp nhà nước có thể dễ dàng
quản lí dân cư theo lãnh thổ một cách chặt chẽ và khoa học, góp phần
thuận tiện cho việc xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa xã hội và cung
cấp các dịch vụ xã hội.
Đây là một ưu thế lớn của nhà nước so với các tổ chức phi nhà
nước. Bởi các tổ chức phi nhà nước không có thẩm quyền để phân chia
lãnh thổ quốc gia và quản lí dân cư theo sự phân chia lãnh thổ đó. Nếu
muốn phân chia các thành viên của mình theo từng nhóm, từng khu vực,
các tổ chức phi nhà nước phải dựa theo sự phân chia lãnh thổ của nhà
nước.
Ví dụ: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được tổ chức từ
trung ương tới cơ sở, gồm trung ương Đoàn, Đoàn cơ sở và Chi đoàn cơ
4

sở. Việc phân chia này phải dựa trên sự phân chia về hành chính (huyện,
tỉnh, thành phố…) của nhà nước chứ không được tự ý phân chia.
3.Ưu thế của nhà nước khi mang chủ quyền quốc gia.
Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lí. Nó thể hiện
quyền làm chủ của nhà nước về dân cư, lãnh thổ, kinh tế, chính trị, pháp
luật và quyền độc lập tự quyết của nhà nước về những chính sách đối nội
và đối ngoại mà không bị phụ thuộc vào các yếu tố, thế lực bên ngoài.
Mang chủ quyền quốc gia không chỉ là một ưu thế của nhà nước so với
tổ chức phi nhà nước mà còn là một đặc điểm riêng, là thuộc tính không
thể chia cắt của nhà nước.
Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền và trách nhiệm về tuyên bố, thực
hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Còn các tổ chức phi nhà nước không
được đại diện cho chủ quyền quốc gia, chỉ đại diện cho tổ chức của mình
và chỉ hoạt động trong nội bộ tổ chức trên một số phương diện nhất định.
Ví dụ: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khi có đủ
điều kiện, có thể tham gia vào các tổ chức quốc tế một cách hoàn toàn tự
nguyện và tự quyết. Không có bất kì thế lực hay tổ chức nào khác có
quyền ngăn cấm, can thiệp.
4. Ưu thế của nhà nước khi là tổ chức duy nhất có quyền ban hành
pháp luật và đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế.
Nhà nước vốn là bộ máy quyền lực công, có chức năng và nhiệm
vụ đặc biệt trong việc quản lí xã hội về tất cả các mặt. Để có thể thực thi
được những việc đó, nhà nước đã ban hành một hệ thống pháp luật có
tính bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi cá nhân, tổ chức như: Luật kinh
tế, Luật hình sự, Luật dân sự, Luật hành chính… Song hành với việc ban
hành pháp luật, nhà nước cũng đảm bảo thực hiện pháp luật bằng các
biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, cưỡng chế…đối với các tổ
5
chức, cá nhân, có các chế tài nghiêm khắc để áp dụng đối với từng
trường hợp vi phạm. Nhà nước là tổ chức duy nhất có thể ban hành pháp

luật và đảm bảo thực hiện pháp luật bằng nhiều hình thức.
Còn đối với các tổ chức phi nhà nước, các tổ chức xã hội khác như
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam…
chỉ được đề ra nội dung, quy định, cơ chế và áp dụng trong phạm vi nội
bộ của tổ chức, đảm bảo thực hiện bằng các hình thức kỉ luật của tổ chức
đó.
Ví dụ: Nhà nước ban hành Luật giao thông và áp dụng trong phạm
vi cả nước, có tính bắt buộc đối với toàn thể cộng đồng nhằm đảm bảo
trật tự an toàn giao thông. Mọi cá nhân khi tham gia giao thông đều phải
tuân thủ Luật giao thông, được cảnh sát giao thông và các cơ quan chức
năng đảm bảo thực hiện. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí tùy thuộc vào mức độ
vi phạm như phạt tiền, thu giữ bằng lái, thu giữ phương tiện…
Như vậy, pháp luật là công cụ hữu hiệu để nhà nước thực hiện
quyền lực của mình trong quản lí và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội,
tạo khuôn khổ pháp lí và là cơ sở đảm bảo trật tự xã hội, nâng cao sức
mạnh cưỡng chế và bắt buộc trong xã hội.
5. Ưu thế của nhà nước khi là tổ chức duy nhất có quyền phát hành
và lưu thông tiền tệ; ấn định và thu những loại thuế dưới những
hình thức bắt buộc.
So với các tổ chức xã hội khác, nhà nước là tổ chức duy nhất có
quyền phát hành và lưu thông tiền tệ. Nhà nước phát hành tiền thông qua
bốn kênh chính: kênh thị trường mở, kênh phát hành tiền thông qua ngân
sách nhà nước, kênh ngoại hối, thông qua nghiệp vụ tín dụng giữa Ngân
hàng trung ương với các ngân hàng thương mại. Tùy theo từng điều kiện
6
nhất định mà các kênh cung ứng tiền của mỗi quốc gia được nhà nước
(qua ngân hàng trung ương) sử dụng phạm vi rộng, hẹp khác nhau.
Các tổ chức phi nhà nước chỉ có thể sử dụng những loại tiền do
nhà nước ban hành. Tiền không phải do nhà nước phát hành được coi là
tiền giả, không có giá trị sử dụng, không được phép lưu thông.

Thuế là số tiền thu của các công dân, nhằm huy động cho chính
quyền, nhằm tái phân phối thu nhập hay nhằm điều tiết các hoạt động
kinh tế - xã hội, sử dụng vào những mục đích an sinh xã hội như xây
cầu, đường, trạm xá Nhà nước sẽ dùng quyền lực của mình để tập
trung một phần nguồn tài chính quóc gia, hình thành quỹ ngân sách nhà
nước thông qua thu thuế, nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhà nước. Nộp
thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với các cá nhân, tập thể trong xã hội. Cá
nhân hay tổ chức có hành vi trốn thuế sẽ bị xử lý theo quy định của pháp
luật.
Nhà nước có quyền phát hành tiền, công trái, thu thuế và là chủ sở
hữu lớn nhất trong xã hội, do đó có thể hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức
khác. Các tổ chức chính trị, xã hội khác hoạt động trên cơ sở nguồn kinh
phí do các hội viên đóng góp hoặc từ nguồn tài trợ của nhà nước. Các tổ
chức phi nhà nước chỉ có quyền lực trong tổ chức của mình. Các thành
viên trong tổ chức chỉ phải nộp các loại phí hoạt động, các loại quỹ của
tổ chức. Nếu không chấp hành thì chỉ bị khiển trách, kỷ luật hay khai trừ
khỏi tổ chức chứ không bị xử lí trước pháp luật.
II. Đánh giá, nhận xét.
Qua những ưu thế của nhà nước so với các tổ chức phi nhà nước,
có thể thấy rằng, nhà nước là một tổ chức quyền lực công, có những ưu
việt hơn hẳn so với các tổ chức phi nhà nước. Vì vậy nó có vị trí và vai
trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị, là trung tâm của hệ thống
7
chính trị. Những ưu thế của nhà nước so với các tổ chức phi nhà nước là
công cụ đắc lực để nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước, giữ gìn trật
tự kỉ cương và đảm bảo cho địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà
Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2013.
2. Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà

nước ở một số nước, Nguyễn Thị Hồi, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2005.
3. Trang web:


8
9
10

×