Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

nghiên cứu gây trồng một số loài cây bản địa phòng chống sạt lở ven sông rạch ở huyện nhà bè tp.hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 58 trang )

1



ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ










BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)


TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY BẢN ĐỊA PHÕNG
CHỐNG SẠT LỞ VEN SÔNG RẠCH Ở HUYỆN NHÀ BỀ - TP HỒ CHÍ MINH



CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ThS. KIỀU TUẤN ĐẠT








CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ
(Ký tên/đóng dấu xác nhận) (Ký tên/đóng dấu xác nhận)










THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 01/ 2014

2

MỤC LỤC
TÓM TẮT 3
ABSTRACT 4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 6
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ 6
ĐẶT VẤN ĐỀ 7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8
1.1. Những nghiên cứu ngoài nước: 8
1.2. Những nghiên cứu trong nước: 10

1.3 . Tổng quan điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 14
CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Mục tiêu của đề tài 16
2.2. Nội dung nghiên cứu 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu. 17
2.3.1. Cách tiếp cận 17
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 17
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22
3.1. Kết quả điều tra khảo sát 22
3.1.1. Thực trạng phân bố hệ thực vật ven sông rạch ở huyện Nhà Bè 22
3.1.2. Đánh giá loài và đề xuất các loài đưa vào gây trồng 24
3.1.3. Đánh giá các điểm sạt lở và nguyên nhân gây sạt lở 29
3.2. Các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình và đánh giá các mô hình thí nghiệm 31
3.2.1. Địa điểm xây dựng mô hình thí nghiệm 31
3.2.2. Đặc điểm đất đai, nước và thủy triều của khu vực thí nghiệm 32
3.2.3. Đánh giá về các giải pháp chắn sóng bảo vệ cây mới trồng. 35
3.2.4. Đánh giá về các chỉ tiêu sinh trưởng của mô hình 37
3.3. Đánh giá hiệu quả chống sạt lở và gây bồi của mô hình tại xã Hiệp Phước 45
3.4. Đề xuất hướng dẫn kỹ thuật trồng cây phòng chống sạt lở 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC 52


3


TÓM TẮT
Tình trạng sạt lở bờ sông, kênh rạch ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả
nước nói chung, diễn ra ngày càng phổ biến và mức độ ngày càng rất nghiêm trọng ảnh

hưởng đến đời sống người dân và sản xuất nông nghiệp. Chi phí đầu tư các giải pháp
công trình bảo vệ phòng chống sạt lở rất lớn mà hiệu quả mang lại còn rất khiêm tốn và
thiếu tính bền vững. Do vậy, việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật trồng cây phòng
chống sạt lở nếu thực hiện đồng bộ từ khâu chọn loài, chọn lập địa trồng và giải pháp
bảo vệ cây trồng thích hợp thì khả năng thành công rất cao và chi phí đầu tư thấp hơn
rất nhiều so với các giải pháp công trình, tạo được cảnh quan xanh ven sông rạch, tăng
giá trị về môi trường và mang tính bền vững. Kết quả sau 3 năm nghiên cứu của đề tài
“Nghiên cứu gây trồng một số loài cây bản địa phòng chống sạt lở ven sông rạch ở
huyện Nhà Bè - TP. Hồ Chí Minh” đã chỉ ra rằng: (i) Hệ thực vật ven sông rạch tại Nhà
Bè khá đa dạng và phong phú có 19 loài chủ yếu thuộc 18 họ, bao gồm thực vật nước
ngọt, thực vật nước lợ và kể cả những loài ngập mặn thực sự; (ii) Điều kiện đất đai ở
khu vực nghiên cứu là loại đất ngập lợ với độ mặn thấp, thành phần dinh dưỡng nghèo
và chịu tác động của biên độ ngập triều rất lớn, dòng chảy mạnh và sóng động lực sông
đã tác động rất mạnh mẽ đến mô hình thí nghiệm; (iii) hiệu quả của đai cản sóng không
phát huy tác dụng, nhưng hệ thống cọc đỡ bằng cừ tràm có tác dụng rất tốt để bảo vệ
cây mới trồng; (iv) sau 2 năm mô hình thí nghiệm ở xã Hiệp Phước đã tạo thành đai
rừng đa tầng tán phát triển tốt và có tác dụng lớn trong việc tạo bồi lắng và hạn chế
được sạt lở; (v) mô hình đề xuất trồng cây phòng chống sạt lở ven sông rạch có thể
nhân rộng là Mù u + Dái ngựa nước ở đai trên bờ và Dừa nước + Bần chua + Mái dầm
ở đai dưới nước với độ rộng mỗi đai tối thiểu gồm 4 hàng cây và phải có giải pháp kỹ
thuật hỗ trợ cây trồng bằng đai cản sóng và cọc cừ tràm làm giá đỡ cho cây mới trồng.
Từ khóa:
Cây bản địa, sạt lở ven sông rạch, giải pháp kỹ thuật
4

ABSTRACT

Soil erosion along rivers and canals is taking place popularly and seriouslyin Ho
Chi Minh city in particular and the whole country in general, influencing the lives of
communities and agricultural production. The investment costs for researching

protection solution is costly but it lacks efficiency and unsustainably. Therefore, if
studying of tree planting solutions are carried out carefully, from selecting species and
site to appropriated-tree-protection solution, theywill be tremendously successfull with
lower investment costs compared to that of construction solutions, creating green
landscape along the rivers, increasing environmental value and sustainability.
Results after 3 years of the study titled "Study of planting some native species to
prevent erosion along rivers in Nha Be district - Ho Chi Minh City" show that: (i) The
flora along the rivers in Nha Be is very diverse and rich. There are 19 species of 18
families, including freshwater flora, brackish water flora and mangrove flora; (ii) soil
type of the study site is brackish wetlands with low salinity, poor nutrition and
ingredients, affected by high flooding tidal, strong currents and wave dynamics. These
factors hasstrongly impacted experimental models; (iii) wave dike doesnot work
efficicently, but the melaleuca-poles-supporting systems play significant role in
protecting new-planted trees; (iv) After 2 years, the experimental models in Hiep Phuoc
commune has tranformed to multi-level forest belt which has great contribution to
sedimentation and limiting soil erosion; (v) the proposed tree models based on the
results are: Calophyllum inophyllum + Amoora cucullata on up-land-embankemnt and
Nypa fruticans + Sonneratia caseolaris+ Cryptocoryne ciliata in under water with a
minimum width of each belt including 4 rows and must have technical solutions for
supporting new-planted trees by melaleuca poles.

Key words: native species, soil erosion, rivers, canals, technical solutions.

5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BM
Bần, Mắm
D

oo

Đường kính gốc thân cây
H
vn

Chiều cao vút ngọn
MD
Mái dầm
NC
ĐBSCL
Nghiên cứu
Đồng bằng sông Cửu Long
KHCN
Khoa học công nghệ
TN
Thí nghiệm
RNM
Rừng ngập mặn
6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 01. Tổng hợp chỉ tiêu chất lượng cây giống trồng thí nghiệm 21
Bảng 02. Thành phần loài thực vật khu vực khảo sát 22
Bảng 03. Tổng hợp kết quả điều tra 17 điểm có nguy cơ sạt lở ở huyện Nhà Bè. 30
Bảng 04. Đặc điểm lý, hóa tính của đất ở khu vực thí nghiệm 33
Bảng 05. Tính chất của nước ở 2 khu vực thí nghiệm 34
Bảng 06. Kết quả theo dõi giải pháp chắn sóng bằng cừ tràm và phên tre. 35
Bảng 07. Chỉ tiêu tỷ lệ sống của các loài ở đai trên bờ tại Hiệp Phước 37

Bảng 08. Các chỉ tiêu sinh trưởng đai trên bờ tại Hiệp Phước 38
Bảng 09. Chỉ tiêu tỷ lệ sống của các loài ở đai dưới nước tại Hiệp Phước 39
Bảng 10. Kết quả theo dõi sinh trưởng của Bần chua tại Hiệp Phước 41
Bảng 11. Tổng hợp chỉ tiêu tỷ lệ sống của các loài tại KP5 – TT Nhà Bè 42
Bảng 12. Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng cuả mô hình tại thị trấn Nhà Bè 44
Bảng 13. Kết quả theo dõi về bồi lắng và sạt lở tại xã Hiệp Phước 45
Bảng 14. Bảng tổng hợp chi phí đầu tư cho 1km trồng cây chống sạt lở 48

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1, 2. Quần xã Dừa nước- Bần chua Quần xã Dừa nước – Ô rô 23
Hình 3, 4. Quần xã Dừa nước- Bần-Mắm Quần xã Dừa nước-Bần-Mái dầm 24
Hình 5, 6. Vị trí chọn xây dựng mô hình tại KP5 – TT Nhà Bè 31
Hình 7, 8. Vị trí chọn xây dựng mô hình tại Ấp 3 – xã Hiệp Phước 31
Hình 9. Vị trí mô hình trồng thí nghiệm bảo vệ bờ kè tại KP5, TT Nhà Bè 32
Hình 10. Vị trí mô hình trồng thí nghiệm chống sạt lở tại Ấp 3, xã Hiệp Phước. 32
Hình 11, 12. Đánh giá sự bền vững của hệ thống đai cản sóng theo thời gian 35
Hình 13, 14. Làm vành đai cản sóng bằng cừ tràm và phên tre 36
Hình 15, 16. Làm giá đỡ cho cây mới trồng bằng cừ tràm 36
Hình 17, 18. Cây trồng đai trên bờ tại xã Hiệp Phước sau 6 và 12 tháng 39
Hình 19, 20. Cây trồng đai trên bờ tại xã Hiệp Phước sau 18 và 24 tháng 39
Hình 21, 22. Cây trồng đai dưới nước tại xã Hiệp Phước sau 12 tháng 42
Hình 23, 24. Cây trồng đai dưới nước tại xã Hiệp Phước sau 24 tháng 42
Hình 25, 26, 27. Cây Bần chua trồng bảo vệ bờ kè ở TT Nhà Bè sau 12 tháng 44

7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta có hệ thống sông kênh rất lớn bao gồm 2.360 con sông, kênh lớn nhỏ,
với chiều dài tổng số khoảng 198.000 km (Cục đường thủy nội địa Việt Nam, 2012).

Trong đó, tập trung chủ yếu ở hai vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ.
Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi và kênh rạch dày đặc với tổng
chiều dài 975 km, trong đó 693,2 km sông, kênh các loại. Hệ thống sông, kênh, rạch có
vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên địa
bàn thành phố như thoát nước trong mùa mưa lũ, cấp nước ngọt cho sinh hoạt và công
nghiệp, phát triển giao thông thủy, du lịch sông nước, nuôi trồng thủy sản, v.v. Nhưng
hiện nay, việc khai thác hệ thống sông, kênh rạch, nhất là hành lang ven sông kênh rạch
còn nhiều vấn đề bất cập, chưa thống nhất do chưa có những quy hoạch cụ thể. Theo Sở
Giao thông vận tải năm 2010 thì toàn thành phố có 114 vị trí có nguy cơ sạt lở cao.
Tình trạng sạt lở bờ sông diễn ra ngày càng nhiều, quy mô sạt lở ngày càng lớn và
nghiêm trọng dẫn đến việc vỡ đê gây ngập lụt làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
và đời sống của hàng nghìn hộ dân.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Thành phố, năm 2009, trên địa
bàn thành phố đã xảy ra 14 vụ sạt lở. Trong đó, nhiều nhất là ở huyện Nhà Bè (7 vụ);
quận Bình Thạnh (4 vụ); quận Thủ Đức và 2 huyện Bình Chánh, Củ Chi mỗi nơi xảy ra
1 vụ. Hiện Thành phố có 42 vị trí có nguy cơ sạt lở cao (trong đó sạt lở bờ sông có 40
điểm và sạt lở bờ biển có 2 điểm). Các điểm nguy cơ sạt lở chủ yếu tập trung tại huyện
Nhà Bè (17 điểm với tổng chiều dài hơn 9.000 m), huyện Cần Giờ (9 điểm), quận Bình
Thạnh (8 điểm) và một số quận như: quận Thủ Đức (4 điểm), quận 2 (2 điểm), quận 4
(1 điểm) và quận 9 (1 điểm).
Hàng năm Thành phố đã chi hàng trăm tỷ đồng để gia cố, sửa chữa, đắp lại những
chỗ bị triều cường phá hủy và những tuyến đê nhằm hạn chế tình trạng sạt lở. Tuy
nhiên, kết quả đạt được còn rất khiêm tốn mà chi phí rất cao và không bền vững. Do
vậy, việc nghiên cứu trồng cây xanh để bảo vệ phòng chống sạt lở ven sông rạch là
hướng đi mới mang lại hiệu quả cao, ngoài tác dụng bảo vệ chống sạt lở ven sông rạch
còn tạo được vành đai xanh làm cảnh quan và chi phí đầu tư thấp hơn rất nhiều so với
giải pháp công trình. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, năm 2010 Sở Khoa học và
Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã đồng ý cho Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam
8


Bộ triển khai đề tài “Nghiên cứu gây trồng một số loài cây bản địa phòng chống sạt
lở ven sông rạch ở huyện Nhà Bè - TP. Hồ Chí Minh”. Kết quả mong đợi của đề tài
là, lựa chọn được một số loài cây bản địa với giải pháp kỹ thuật trồng phù hợp sẽ góp
phần hạn chế được tình trạng sạt lở ven sông rạch hiện nay làm cơ sở để nhân rộng gây
trồng ở những nơi khác có điều kiện tương tự.

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu ngoài nƣớc:
a) Vài nét về môi trƣờng nƣớc lợ, thực vật ngập lợ và vấn đề xói lở sông rạch
- Môi trường nước lợ ven sông rạch
Nƣớc lợ là loại nước có độ mặn cao hơn độ mặn của nước ngọt, nhưng không cao
bằng nước mặn. Nó có thể là kết quả của sự pha trộn giữa nước biển với nước ngọt,
chẳng hạn như tại các khu vực cửa sông hoặc nó có thể xuất hiện trong các tầng ngậm
nước hóa thạch lợ. Một số hoạt động nhất định của con người cũng có thể tạo ra nước
lợ, cụ thể là trong một số dự án kỹ thuật xây dựng dân sự như các dạng đê điều ven biển
hay việc làm ngập lụt các vùng đất lầy lội ven biển để tạo ra các ao hồ nước lợ để nuôi
tôm nước lợ. Nước lợ cũng có thể là chất thải chủ yếu của công nghệ năng lượng
gradient độ mặn. Do nước lợ là không thích hợp với sự phát triển của phần lớn các loài
thực vật trên đất liền, cho nên nếu không có sự quản lý và kiểm soát thích hợp thì nó có
thể gây ra các tổn hại cho môi trường. Khái niệm nước lợ cũng thay đổi tùy theo các
quan điểm nhìn nhận. Về mặt kỹ thuật, người Anh-Mỹ cho rằng nước lợ chứa từ 0,5
hoặc 1 tới 17 hoặc 30gam muối hòa tan trong mỗi lít nước, thông thường được biểu
diễn dưới dạng 0,5/1 tới 17/30 phần nghìn (ppt hay ‰), vì thế nước lợ bao phủ một
khoảng chế độ mặn và nó không thể coi là một điều kiện có thể định nghĩa chính xác.
Một đặc trưng của nhiều bề mặt nước lợ là độ mặn của chúng có thể dao động mạnh
theo thời gian và/hoặc không gian.
Nước lợ có thể coi là hỗn hợp của nước biển và nước ngọt pha trộn với nhau,
thường xuất hiện ở các khu vực cửa sông. Các môi trường sống nước lợ rộng lớn nhất
trên thế giới vì thế chính là các khu vực cửa sông, nơi các con sông tiếp giáp với biển.
Kiểu kế tiếp sinh thái này từ các dạng của hệ sinh thái nước ngọt sang nước mặn là

thông thường và điển hình cho các cửa sông. Các cửa sông tạo thành các điểm quan
trọng trong sự di cư của các dạng cá ngược dòng vào sông hay xuôi dòng ra biển để đẻ
9

trứng. Bên cạnh các loài di cư xuôi hay ngược thông qua vùng cửa sông, tại đây còn
nhiều loài cá khác sử dụng môi trường cửa sông này như là "vườn ươm" để đẻ trứng
hay để cá bột có thể nuôi dưỡng và phát triển trước khi chúng đủ cứng cáp để bơi vào
các vùng nước khác. Môi trường nước lợ cũng rất đa dạng về thành phần thực vật góp
phần vào cải thiện môi trường sinh thái và bảo vệ hệ thống sông rạch khỏi bị sạt lở.
b) Các nghiên cứu về thành phần thực vật nƣớc lợ
- Về thành phần loài
Theo nghiên cứu của Mayer (1935), giới hạn của các quần xã thực vật liên quan
với các mực nước triều khác nhau. Càng lên dần phía trên thì tác dụng của triều càng
giảm, có nghĩa là vùng triều càng hẹp hơn, các loài thực vật thích nghi với độ mặn thấp
và trung bình như: Sú (Aegiceras), Cui biển (Heritiera), Tra (Hibiscus) và Ráng
(Acrostichum) tăng lên, thay thế hoàn toàn cây chịu mặn.
Bunt (1982) cho rằng Cui biển (Heritia ittoralis), Giá (Excoecaria agallocha),
Ráng (Acrostichum sp), phân bố chủ yếu phía trên nơi có độ mặn thấp.
- Chọn, nhân giống và trồng rừng
Siddiqi & et al(1993), Ravishankar and R. Ramasubramanian (2004) đã giới thiệu kỹ
thuật thu hái và gieo ươm cho một số loài cây RNM ở Banglades và Ấn Độ trong đó có
các loài Bần chua (B. caseolaris), Giá (Excoecaria agallocha), Chà là (Phoenix
paludosa), Dừa nước (Nypa fruitcans) là những loài có khả năng trồng rừng trong vùng
ngập lợ.
c) Một số kinh nghiệm trồng rừng trên thế giới ở các dạng lập địa khó khăn
Ở Thái Lan đã sử dụng giải pháp đắp đập bằng đá tạo bồi lắng phù xa và cản
sóng để trồng rừng ngập mặn ở Vịnh Bedada năm 2009 do chính phủ Thái Lan và dự án
SEAFDEC tài trợ kết quả mô hình khá thành công.
Ở Malaysia, đã có một số mô hình trồng rừng ngập mặn chống sạt lở bờ biển khá
thành công ở Pulau Kelumpang – Mangtang từ giai đoạn 1950 đến năm 2000 đã tạo

được vành đai rừng ngập mặn rộng 2,8km nâng diện tích RNM từ 240 ha đến 1.600 ha
sau 50 năm. Với hệ rễ của rừng Bần và Mắm đã góp phần vào hạn chế sạt lở và tăng
lượng bồi lắng phù sa (H.T. Chan, 2003)
Ở Nhật Bản, tại Okinawa đã có một số nghiên cứu về các giải pháp trồng rừng
ngập ngặp trên các đảo bán ngập, trên nền đá san hô, trên mái taluy của bờ kè ven biển,
… Với giải pháp kỹ thuật áp dụng là tạo cây giống rừng ngập mặm trong bầu bằng bê
10

tông có nhiều dạng kích thước khác nhau cho từng dạng lập địa. Giải pháp trồng cây
thành từng cụm từ 4 – 8m
2
và và cây mới trồng được bảo vệ bằng cách tạo vành đai
với vật liệu bằng đá hộc xung quanh có tác dụng cản sóng đã giúp trồng rừng ngập mặn
trên đảo chìm và bờ kè mái taluy khá thành công (Nishimura, 2012)
Do yêu cầu về những biện pháp bảo vệ bờ biển có hiệu quả kinh tế, linh hoạt và
thân thiện với môi trường, một dự án mới do The Reef Ball Mangrove Division tiến
hành tại Cayman Islands đã được phát triển. Ngoài những hệ thống dựa vào vải địa kỹ
thuật, các rạn san hô nhân tạo hoặc các kết cấu ngập nước khác được ứng dụng. “Quả
bóng ngầm san hô” là một giải pháp bảo vệ bờ có tính cách mạng và mới. Chúng là
những kết cấu ngập tạm thời, có tác dụng phân tán năng lượng sóng và cung cấp môi
trường sống cho động vật và thực vật. Trong một số ứng dụng, chúng được dùng để
trồng cây ngập mặn trong những vùng được che chở hoặc ở những khu vực xói lở ít
nghiệm trọng. Việc xây dựng các kết cấu ngập nước bằng quả bóng ngầm san hô rất tốn
thời gian và kinh phí rất cao (Reef ball foundation, 2008)
1.2. Những nghiên cứu trong nƣớc:
a) Về môi trƣờng nƣớc lợ
Theo Bách khoa Toàn thư Việt Nam, coi nước lợ là nước có độ mặn từ 1 – 10
0
/
00


hay 1 tới 10 ppt. Một đặc trưng của bề mặt nước lợ là độ mặn của chúng có thể dao
động mạnh theo thời gian và không gian. Phân loại theo độ mặn nước sông, thì các
đoạn sông được gọi là nước lợ sẽ được giới hạn trong phạm vị từ 10 đến 50 km tính từ
cửa biển trở vào tùy theo từng con sông và theo mùa. Mùa khô các con sông bị xâm
nhập mặn sâu vào nội địa có khi lên tới cả trăm km. Trong khi mùa mưa thì độ mặn
nước sông giảm xuống nhanh chóng và theo hướng tiến dần ra biển. Theo nghiên cứu
của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam (2009) thì ở đồng bằng sông Cửu Long nước
sông có độ mặn 1 - 10 ‰ dao động từ 10 đến 50 km tính từ cửa sông.
Theo quy hoạch hành lang bảo vệ bờ sông, kênh rạch của Ủy ban Nhân dân TP.
Hồ Chí Minh ban hành năm 2004, thì chiều rộng phạm vi hành lang bảo vệ sông rạch
được tính theo cấp kỹ thuật của sông rạch như sau:
+ Cấp I – II: Chiều rộng phạm vi hành lang mỗi bên 50m
+ Cấp III – IV: Chiều rộng phạm vi hành lang mỗi bên 30m
+ Cấp V – VI: Chiều rộng phạm vi hành lang mỗi bên 20m
+ Kênh rạch chưa phân cấp kỹ thuật: Chiều rộng hành lang mỗi bên 10m
11

Việc sử dụng hàng lang bảo vệ sông, rạch bao gồm trồng cây và bảo vệ cây chắn
sóng, xây dựng công trình chống sạt lở bờ sông, xây dựng công trình thủy lợi và các
công trình khác, xây dựng công trình phục vụ lợi ích công cộng, công viên, cây xanh
nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị thành phố.
Về lập địa, đất ven sông, kênh rạch vùng nước lợ có các dạng chính sau:
- Đất bùn ven sông với thành phần chủ yếu là đất phù sa ven sông, hàm lượng mùn
cao, ngập triều thấp.
- Đất bùn sét tự nhiên 2 bên bờ sông, đất có tỷ lệ sét cao, ngập nước không thường
xuyên.
- Đất được bồi đắp thành các bờ nhân tạo từ bùn đất ven sông rạch hoặc bờ đất cao
tự nhiên với thành phần chủ yếu là sét cứng, nghèo dinh dưỡng và chỉ ngập triều
khi triều bất thường.

Các loại đất này chỉ thích hợp với một số loài cây sinh sống và phát triển như Dừa
nước, Quao nước, Chà là, Xăng máu, Gáo, Dái ngựa nước, Mù u, Gừa, Tràm, Trâm,
Trứng cá, Lộc vừng, Bình bát, …
b) Nghiên cứu về thực vật ngập lợ
- Về thành phần
Viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ năm 2005 đã điều tra, nghiên cứu ở vùng U
Minh Thượng, Kiên Giang cho thấy các loài thực vật thân gỗ sinh sống trong môi
trường nước lợ gồm các loài như: Mốp (Alstonia spathulata), Bùi (Ilec cymosa), Trâm
(Syzygium cumini), Trâm sắn (Syzygium polyanthum), Dầu ba lá (Euodia lepta), Tràm
(Melaleuca cajuputi), Bí bái (Acronichya pedunculata) và Côm (Eulaeocarpus
hygrophylus), trong đó chủ yếu là cây tràm mọc thành quần thụ với diện tích lớn.
Theo Phan Nguyên Hồng (1993), Đỗ Đình Sâm & ctv (2005) một số loài cây gia
nhập tập đoàn cây ngập mặn, cũng có thể sinh sống trong vùng nước ngọt và nước lợ
như bình Bát (Annona glabra), Trâm bầu (Combretum quadrangulare), Mù u
(Calophyllum inophylum), Lộc vừng (Baringtonia acutangula), Gõ biển (Instsia
bijuga), Tra nhớt (Hibiscus tiliaceus), Tra biển (Thespesi populnea),…
Ngoài ra, một số loài cây rừng ngập mặn cũng có thể mọc ở vùng nước lợ như: Mắm
đen (Avicennia officinalis), Vẹt đen (Bruguiera sexangula), Dà vôi (Ceriops tagal), Cóc
đỏ (Lumnitzera littorea), Bần chua (Sonneratia caseolaris), Xu ổi (Xylocarpus
granatum),… thường gặp ở những nơi có độ mặn thấp.
12

Hệ sinh thái thực vật vùng nứớc lợ ở Đồng Tháp Mười bao gồm các loài Cỏ năng
(Eleocharis dulcis), Cỏ mồm (Isechaemum aristatum), Cỏ bàng (Leppironia
articulata), Sậy (Pharagmites kahka) và Đế (Scccharum spontacum). Trong khi đó thực
vật thân gỗ chỉ có một loại cây đó là Tràm (M.cajuputi). Ở vùng tứ giác Long Xuyên có
các loài thực vật như Tràm, Sậy phát triển mạnh; trong khi vùng ven biển có các loài
cây chịu ngập lợ phát triển như Chà là, Dừa nước, Cỏ nước mặn,… (Lê Huy Bá, 2003)
- Chọn, nhân giống và gây trồng
Trong số những loài cây ngập lợ, cây tràm đã được nghiên cứu khá kỹ về kỹ thuật

chọn giống, gieo ươm và gây trồng rừng. Từ năm 1997 đến 2002 Phân viện NC KHLN
Nam Bộ đã có dự án hợp tác với Cục hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA triển khai dự án
Phát triển kỹ thuật trồng rừng trên đất phèn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả
dự án đã được đánh giá rất thành công, đã xây dựng được bộ sách hướng dẫn kỹ thuật
trồng rừng Tràm, Bạch đàn cho vùng ĐBSCL. Cây tràm có khả năng chịu phèn tốt và
còn được trồng để bảo vệ chống sạt lở.
Ngoài ra, cây ngập mặn có khả năng sinh sống trong vùng ngập lợ cũng được một
số tác giả nghiên cứu như Phạm Trọng Thịnh- Hoàng Văn Thơi (2008) đã xây dựng
biện pháp kỹ thuật gieo ươm cây trong bầu, cây rễ trần và kỹ thuật trồng rừng Bần chua
(Sonneratia caseolaris), Cóc trắng (Luminitzera racemosa), Đước đôi (Rhizophora
apiculatta), Dà vôi (Ceriops tagal), … phục vụ trồng rừng ngập mặn nơi có điều kiện
khó khăn tại Sóc Trăng đã rất thành công và được ứng dụng ra thực tiễn sản xuất.
Sở Nông nghiệp Tp Hồ Chí Minh (1993) đã có hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm và
trồng rừng một số loài chịu được nước ngập lợ như Chà là (Phoenix paludosa), Dừa
nước (Nypa fruitcans), Bần chua (Sonneratia caseolaris).
Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống sông rạch chằng chịt gần như trãi rộng khắp
thành phố, góp phần rất lớn trong việc điều hoà khí hậu, là nơi phân phối nước khi triều
lên và thoát nước trong mùa mưa. Thảm thực vật đa dạng và đặt trưng vùng ngập nước
có các loài như Vẹt, Bần chua, Trang, Dừa nước, Nhạc ngựa nước, Xăng máu, Xăng
trắng, Chiếc bàn (Lộc vừng), Tràm chua, Gõ nước, Theo đó, năm 2007 tác giả
Nguyễn Sơn Thụy đã nghiên cứu và tuyển chọn được 10 loài cây lâm nghiệp bản địa
hiện hữu tại thành phố Hồ Chí Minh, vừa có giá trị kinh tế vừa chống sạt lở ven sông
rạch bao gồm các loài: Bần chua (Sonneria caseolaris (L.) Engl.), Dừa nước (Nypa
fruticans), Gõ nước (Intsia bijuga), Gáo vàng (Nauclea orientalis L.), Nhạc ngựa nước
13

(Amoora cucullata), Tràm chua (Melaleuca cajuputi), Trâm (Syzygium cumini (L.)
Skeels), Vẹt đen (Bruguiera sexangula Lour.), Xăng máu (Horsfielddia irya Warbg.) và
Xăng trắng (Elaeocarpus littoralis Teijm.).
c) Nghiên cứu về giải pháp trồng ở điều kiện lập địa khó khăn

Dự án Woldbank về Bảo vệ và phát triển những vùng đất ngập nước ven biển
phiá Nam Việt Nam (2000 – 2005) đã có một số mô hình trồng rừng ngập mặn vùng sạt
lở khá thành công ở tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng
Dự án GIZ về bảo tồn và phát triển khu dự trữ sinh quyển tỉnh Kiên Giang đã
khá thành công với mô hình dài khoảng 3km về tạo hàng rào giữ bùn (lắng đọng phù
sa) bằng cừ tràm để nâng cao khảo năng tái sinh rừng và mô hình tạo đai để chuyển
hướng dòng chảy giảm thiểu tình trạng sạt lở bờ biển. Bên cạnh đó, dự án GIZ ở Sóc
Trăng cũng khá thành công về giải pháp trồng rừng ngập mặn vùng xói lở với tạo đai
chắn để chuyển hướng dòng chảy và tạo lắng đọng phù sa để trồng rừng.
Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng ngập mặn trên các điều kiện
lập địa khó khăn góp phần chắn sóng vùng ven biển các tỉnh miền Bắc, Việt Nam” thực
hiện từ năm 2006 đến 2010 của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã có các mô
hình trồng rừng ngập mặn trên dạng lập địa khó khăn khá thành công ở Hải Phòng,
Thái Bình, Nam Định (Đoàn Đình Tam, 2010).
Từ năm 2009 – 2013, Hoàng Văn Thơi và các ctv của Phân viện Khoa học Lâm
nghiệp Nam Bộ đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu trồng rừng thử nghiệm một số loài
cây RNM trên nền san hô ngập nước ven biển miền Trung làm cơ sở áp dụng cho các
quấn đảo phía Nam”. Mục tiêu của đề tài nhằm tìm ra các giải pháp kỹ thuật trồng rừng
trên nền lập địa khó khăn tại các đảo ven bờ để đáp ứng với biến đổi khí hậu và an ninh
quốc phòng. Sau hơn 3 năm thực hiện đề tài đã có mô hình có triển vọng tốt ở Côn Đảo.
Đề tài “Nghiên cứu chọn loài cây và kỹ thuật trồng rừng chống xói lở ở ven
sông và kênh rạch vùng nước lợ” do trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp với Viện
Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ từ 2009 đến nay. Sau 3 năm thực hiện đề tài đã xây
dựng được mô hình trồng cây chống sạt lở ven sông rạch khá thành công tại Trà Vinh
với 2 loài Bần chua và Dừa nước.
Nhận xét chung: Các nghiên cứu đề cập ở trên mới chỉ đi sâu vào đánh giá sự đa
dạng về thành phần loài ở vùng ngập lợ và đã có một số tác giả đi sâu vào xây dựng
hướng dẫn kỹ thuật tạo giống một số loài cây rừng ngập mặn.
14


Một số nghiên cứu về các giải pháp kỹ thuật gây trồng chủ yếu tập trung vào trồng
rừng ngập mặn ven biển mà ít có nghiên cứu kỹ thuật trồng cây bảo vệ ven sông rạch để
phòng chống sạt lở, nếu có thì mới chỉ tập trung các loài thân thảo, thân cau dừa mà các
loài cây bản địa thân gỗ ngập lợ khác có khả năng trồng rừng phòng chống sạt lở ít
được nghiên cứu một cách toàn diện.
Từ tổng hợp các kết quả nghiên cứu và đánh giá ở phần trên, đề tài đã kết thừa
những thành công của các nghiên cứu trước đây và phát triển thêm các giải pháp kỹ
thuật mới để bảo vệ cây trồng làm tăng hiệu quả phòng hộ. Hơn nữa, đề tài tiếp cận từ
đánh giá chọn loài, đa dạng hóa cây trồng bản địa ở cả 2 đai trên bờ và dưới nước đến
việc phát triển kỹ thuật trồng với hy vọng mô hình thí nghiệm sẽ thành công nhằm bảo
vệ phòng chống sạt lở ven sông rạch.
1.3 . Tổng quan điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
a) Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
- Huyện Nhà Bè nằm ở phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh được giới hạn từ 10
o

34’27” - 10
o
44’10” vĩ độ Bắc đến 106
o
40’48” - 106
o
46’10”
- Huyện Nhà Bè có tổng diện tích đất tự nhiên là: 100,41 km
2
. Huyện Nhà Bè có 01
Thị trấn Nhà Bè và 6 xã là: Phước Kiển, Phước Lộc, Nhơn Đức, Phú Xuân, Long
Thới, Hiệp Phước.
- Nhà Bè là huyện ngoại thành nằm về phía Đông Nam của thành phố Hồ Chí Minh.

Phía Bắc giáp quận 7. Phía Nam giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Phía Đông
giáp sông Nhà Bè – Soài Rạp, ngăn cách với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai;
sông Soài Rạp, ngăn cách với huyện Cần Giờ. Phía Tây giáp huyện Bình Chánh.
Địa hình
Huyện Nhà Bè địa hình thấp trũng, độ cao địa hình từ 0 – 1,3 m, hướng dốc địa
hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và từ sông vào nội đồng.
Điều kiện khí hậu
Khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng do gần biển (50
km) nên khí hậu thành phố mang tính chất hải dương, điều hoà hơn các tỉnh lân cận, có
2 mùa rõ rệt: Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau.
15

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là: 27
0
C, số giờ nắng trung bình từ 6 - 8
giờ/ngày nên nhận được một nhiệt năng cao trung bình 3685 calo/cm
2
ngày đủ cho
cây trồng phát triển quanh năm.
- Độ ẩm trung bình hàng năm là 79,5%.
- Lượng mưa: trung bình hàng năm là 2.100 mm, nhưng phân bố không, hơn 90%
lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa, cao nhất tháng 6,9 (khoảng 320 mm),
thấp nhất tháng 2 (45 mm). Số ngày mưa trung bình trong năm là 159 ngày.
- Chế độ gió: Thành Phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi 2 hướng gió: gió mùa Tây
- Tây Nam (thổi trong mùa mưa (tháng 6 - 10), sức gió trung bình 3,6 m/s.
và Đông - Đông Bắc (thổi trong các tháng 11 - 02, sức gió trung bình 2,4 m/s.
Ngoài ra có gió Tín Phong Nam - Đông Nam thổi từ tháng 3 - 5, sức gió 2,4 m/s.
Thành Phố Hồ Chí Minh thuộc vùng ít bị ảnh hưởng của gió bão, nhưng năm 1997
cơn bão số 5 phá huỷ nhẹ một phần huyện Cần Giờ.

Thủy văn
- Nhà Bè có hệ thống sông ngòi thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới giao thông
đường thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nước sâu đủ sức tiếp nhận
các tàu có trọng tải lớn cập cảng. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn nhân
lực dồi dào, Nhà Bè đóng một vai trò quan trọng về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà
Bè còn được xem là một vị trí có ý nghĩa đặc biệt về mặt chiến lược bởi Nhà Bè
nằm án ngữ trên đoạn đường thủy huyết mạch từ biển Đông vào Sài Gòn, tiếp giáp
với khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Ở phía Tây Nhà Bè, con kênh Cây Khô trên
tuyến đường thuỷ từ đồng bằng sông Cửu Long về Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chế độ thủy văn của chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp
nên cả khu vực có chế độ bán ngập triều.
b) Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
- Dân số: Theo số liệu điều tra năm 2006, Nhà Bè có dân số 74.945 người, đến nay
đã tăng lên hơn 100.000 người.
- Hệ thống giao thông: Giao thông đi lại thuận lợi kể cả đường bộ và đường sông.
Bên cạnh những thuận lợi về giao thông thủy những năm gần đây, hiện tượng sạt lở
đất đai xảy ra thường xuyên ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân.
Điều kiện kinh tế: Là một huyện ngoại thành, người dân sống chủ yếu bằng nghề
16

Nông nghiệp trồng lúa, rau màu và mía. Những năm gần đây nghề nuôi trồng và
đánh bắt thủy, hải sản phát triển mạnh. Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên
địa bàn phát triển chậm, cả huyện chỉ có 1 khu công nghiệp Hiệp Phước. Thương
mại dịch vụ chưa phát triển và đóng góp vào thu nhập rất thấp. Mặc dù được xác
định phát triển theo hướng Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại - Dịch
vụ và Nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm đầu thế kỷ 21 nông nghiệp vẫn
đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện.
- Những khó khăn chính: Do ở gần cửa sông, tiếp giáp với biển, nên nguồn nước
ngọt dành cho sinh hoạt và sản xuất của huyện rất khó khăn, vào mùa khô thường
xuyên thiếu nước. Chế độ mưa và thủy triều làm độ mặn trên sông rạch tăng gây

khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu của đề tài
- Chọn được từ 3 - 4 loài cây bản địa để gây trồng đáp ứng mục tiêu phòng, chống sạt
lở ven sông rạch.
- Đề xuất được kỹ thuật gây trồng phù hợp đảm bảo yêu cầu phòng hộ chống sạt lở,
ven sông rạch tại huyện Nhà Bè - TP. Hồ Chí Minh
2.2. Nội dung nghiên cứu
Điều tra đánh giá loài và chọn lập địa gây trồng.
- Điều tra khảo sát dọc theo một số tuyến sông rạch chính trên địa bàn huyện Nhà
Bè để xác định sự phân bố và thành phần loài thực vật ven sông rạch làm cơ sở
đánh giá về mức độ phù hợp để chọn ra được một số loài có khả năng đáp ứng
được yêu cầu phòng hộ đưa vào nghiên cứu gây trồng.
- Điều tra khảo sát 17 điểm có nguy cơ sạt lở và đang sạt lở trên địa bàn huyện
Nhà Bè để chọn địa điểm gây trồng cho phù hợp.
Đánh giá về điều kiện lập địa và thể nền trên những điểm dự kiến gây trồng
- Điều tra đất và phân tích tính chất cơ lý hóa của đất trước khi bố trí thí nghiệm.
- Điều tra phân tích tính chất của nước, độ ngập triều và tần xuất ngập làm cơ sở
lựa chọn loài và tiêu chuẩn cây giống.
Thí nghiệm một số giải pháp kỹ thuật gây trồng.
- Thí nghiệm về loài cây trồng:
17

+ Trồng tại điểm đang có nguy cơ sạt lở cao với 8 loài cây trồng gồm 4 loài ở đai
trên bờ là Tràm ta (Melaleuca cajuputi); Dái ngựa nước (Amoora cucullata Roxb);
Mù u (Calophyllum inophyllum) và Gáo trắng (Neolamarckia cadamba Roxb.) và 4
loài ở đai dưới nước là Bần chua (Sonneratia caseolaris); Mắm trắng (Avicennia
alba Blume); Mái Dầm (Cryptocoryne ciliata Wydl) và Dừa nước (Nypa fruitcans),
+ Thí nghiệm trồng cây bảo vệ công trình bờ kè và tạo cảnh quan xanh ven sông

rạch bao gồm 3 loài trồng ở đai dưới nước là: Bần chua (Sonneratia caseolaris);
Mắm trắng (Avicennia alba Blume); Mái Dầm (Cryptocoryne ciliata Wydl)
- Thí nghiệm về phương thức trồng: Thuần loài trên hàng và trồng hỗn giao xen
cây trên hàng.
- Thí nghiệm giải pháp chắn sóng cơ học trên toàn tuyến để bảo vệ cây mới trồng:
Làm hàng rào chắn sóng bằng cừ tràm, phên tre và cọc chống làm giá đỡ cho cây
trồng ở đai dưới nước.
Bƣớc đầu đánh giá hiệu quả của mô hình và đề xuất kỹ thuật gây trồng
- Đánh giá mức độ thích nghi của các loài gây trồng qua tỉ lệ sống và tình hình
sinh trưởng phát triển của cây trồng ở các nghiệm thức trồng khác nhau.
- Đánh giá mức bồi bồi lắng và sạt lở của mô hình thí nghiệm ở xã Hiệp Phước.
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật gây trồng một số loài phù hợp.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.
2.3.1. Cách tiếp cận
Đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận sinh thái thực nghiệm dựa trên đặc tính sinh
thái của loài và điều kiện lập địa tại nơi bố trí thí nghiệm.
Đề tài tiếp cận từ khâu khảo sát chọn loài, chọn lập địa, đánh giá mức độ phù hợp
của loài và sự phối hợp giữa loài cây dưới nước và trên bờ sao cho phù hợp với lập địa
với hy vọng sẽ mang lại thành công cao trong phòng chống sạt lở.
Địa điểm trồng thí nghiệm được chọn là những điểm đang sạt lở hoặc có nguy cơ sạt
lở cao và điểm trồng cây để bảo vệ hệ thống bờ kè.
Phương pháp triển khai thí nghiệm mang tính khoa học và đảm bảo về mặt thống kê
toán học.
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
a) Phƣơng pháp thu thập thông tin tài liệu và điều tra thực địa
Thu thập tài liệu
18

+ Thu thập tài liệu và bản đồ các loại.
+ Cập nhật và thu thập các thông tin về hệ thống sông rạch và các điểm sạt lở trên địa

bàn huyện trong những năm qua.
+ Kế thừa các tài liệu và các nghiên cứu có liên quan.
Điều tra đánh giá loài và chọn lập địa để gây trồng thí nghiệm
- Phương pháp điều tra đánh giá:
+ Điều tra dọc theo 5 tuyến sông, rạch lớn trên địa bàn huyện Nhà Bè để đánh giá về hệ
thực vật ven sông rạch. Độ rộng của tuyến 10m (tính từ mép kênh vào phía bờ), trên
tuyến tiến hành lập các ô điển hình diện tích 100m
2
(10m x 10m) để điều tra đánh giá
đa dạng loài theo tuần xuất xuất hiện.
Dựa trên sự phân bố, đặc điểm sinh thái loài và khả năng thích nghi của chúng
để lựa chọn loài đưa vào nghiên cứu gây trồng. Các loài được chọn đáp ứng được các
tiêu chí phòng hộ như : Là cây bản địa sinh trưởng nhanh; hệ rễ phát triển mạnh có khả
năng giữ đất tốt; ít bị nghiêng ngả đổ gãy khi gặp gió bão; cây có khả năng chịu ngập,
phù hợp với môi trường nước lợ, có trái và dễ tạo giống.
+ Khảo sát 17 điểm có nguy cơ sạt lở trên địa bàn 5 xã/thị trấn thuộc huyện Nhà Bè
nhằm xác định mức độ sạt lở, xác định các nguyên nhân sạt lở để chọn đối tượng triển
khai trồng thí nghiệm cho phù hợp.
+ Ngoài các phương pháp điều tra thực địa đề tài sẽ sử dụng phương pháp chuyên gia
để phỏng vấn, kiểm chứng các thông tin làm cơ sở lựa chọn loài và địa điểm gây trồng.
Điều tra lấy mẫu đất và nƣớc
- Thu thập mẫu đất:
+ Mẫu đất được lấy ở 2 điểm bố trí thí nghiệm và mỗi điểm lấy ở 3 vị trí khác nhau ở 2
tầng từ 0 – 20cm và từ 20 – 50cm.
+ Các chỉ tiêu đánh giá gồm: Kết cấu đất, thành phần cơ, lý hóa của đất để xác định loài
cây đưa vào trồng thí nghiệm cho phù hợp.
+ Các chỉ tiêu phân tích gồm 9 chỉ tiêu chủ yếu là: Thành phần cơ giới, pH, N, P, K,
Mùn, Ca, Mg, độ mặn đất
- Phương pháp phân tích:
Những mẫu có cùng tầng đất tại 3 vị trí được trộn đều với nhau và được phơi khô

ở điều kiện không khí bình thường, sau đó được chia làm 2 phần bằng nhau có trọng
lượng khoảng 1kg, một nửa được cất trữ lâu dài, nửa kia dùng để phân tích. Áp dụng
19

phương pháp phân tích đất (Van Reeuwijk, 1995):
- Chất hữu cơ: Phương pháp Walkley-Black
- N tổng số: Phương pháp Kieldahl
- P tổng số: Phương pháp so mầu
- K tổng số: Phương pháp quang kế ngọn lửa
- N dễ tiêu: Phương pháp Kjeldahl
- P dễ tiêu: Phương pháp so màu
- K trao đổi: Dùng NH4Oac 1M và phương pháp quang kế ngọn lửa
- Ca, Mg trao đổi: Dùng NH4Oac 1 M và phương pháp hấp thụ nguyên tử
- pH: trong dung dịch tỷ lệ 1 : 2.5
- Thu thập và phân tích tính chất của nước:
+ Mẫu nước được lấy ở 2 điểm bố trí thí nghiệm.
+ Thời gian đo: 2 lần vào mùa khô và mùa mưa.
+ Các chỉ tiêu đo gồm: Độ mặn và pH.
+ Dụng cụ đo: Dùng máy đo pH và máy đo độ mặn trực tiếp tại hiện trường.
b) Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm tại KP5, thị trấn Nhà Bè:
Do thí nghiệm trồng cây đai dưới nước để bảo vệ bờ kè và tạo cảnh quan xanh nên
thí nghiệm được bố trí trồng 3 loài là: Bần chua, Mắm trắng và Mái dầm. Tổng số ô thí
nghiệm 12 ô chiều dài 30m/ô gồm 4 công thức thí nghiệm và 3 lần lặp lại và 1 ô đối
chứng không trồng để so sánh:
Fo: Đối chứng không trồng
F1: 2 hàng Mắm + 2 hàng Bần – Không trồng Mái dầm
F2: 2 hàng Mắm + 2 hàng Bần + Mái dầm trồng dưới tán
F3: Bần và Mắm trồng xen cây trên 4 hàng – Không trồng Mái dầm
F4: Bần và Mắm trồng xen cây trên 4 hàng + Mái dầm trồng dưới tán

Mật độ trồng Bần và Mắm là 1m x 1m. Mái dầm trồng với khoảng cách 50 x 50cm
Giải pháp chắn sóng cơ học để bảo vệ cây mới trồng, sử dụng cừ tràm và phên tre làm
đai cản sóng trên toàn tuyến cách vị trí trồng cây 1m. Tạo giá đỡ cây trồng dùng cọc cừ
tràm dài 3 m cắm sâu xuống 1,5m và để chừa lại 1,5m để cột cây mới trồng để tăng khả
năng chống chịu với sóng, gió và triều cường.
20

Bố trí thí nghiệm tại Ấp 3, xã Hiệp Phước:
- Đai trên bờ:
Loài cây: Tràm ta + Dái ngựa nước + Mù u + Gáo trắng
Đai trên bờ rộng 4m, trồng 4 hàng cây trên chiều dài 180m với tổng số 6 ô thí nghiệm,
chiều dài mỗi ô 30m gồm 2 công thức thí nghiệm với 3 lần lặp lại. Nghiệm thức đối
chứng chừa lại 30m không trồng, chi tiết thí nghiệm như sau:
Ho: Không trồng
H1: Trồng theo hàng thứ tự là Mù U + Dái ngựa nước + Gáo trắng + Tràm ta
H2: Trồng xen cây trên cùng hàng gồm Tràm + Dái ngựa nước + Mù u + Gáo trắng
- Đai dưới nước:
Loài cây: Dừa nước, Bần chua, Mắm trắng và Mái dầm
Tổng số ô thí nghiệm 12 ô, chiều dài 15m/ô gồm 4 công thức thí nghiệm với 3 lần lặp
lại và 1 công thức đối chứng không trồng dài 30m, chi tiết thí nghiệm như sau:
Fo: Không trồng
F1: Dừa nước + 2 hàng Mắm + 2 hàng Bần – Không trồng mái dầm
F2: Dừa nước + 2 hàng Mắm + 2 hàng Bần + Mái dầm trồng dưới tán
F3: Dừa nước + Bần, Mắm trồng xen cây trên 4 hàng – Không trồng mái dầm
F4: Dừa nước + Bần, Mắm trồng xen cây trên 4 hàng + Mái dầm trồng dưới tán
Bố trí trồng 4 hàng cây với khoảng cách 1m x 1m. Riêng Mái dầm trồng ở tầng dưới có
khoảng cách 50 x 50cm.
Giải pháp chắn sóng cơ học để bảo vệ cây mới trồng, sử dụng cừ tràm và phên tre làm
đai cản sóng trên toàn tuyến cách vị trí trồng cây 1m. Tạo giá đỡ cây trồng dùng cọc cừ
tràm dài 3 m cắm sâu xuống 1,5m và để chừa lại 1,5m để cột cây mới trồng để tăng khả

năng chống chịu với sóng, gió và triều cường.
- Thí nghiệm theo dõi đánh giá hiệu quả chống sạt lở tại xã Hiệp Phước:
+ Đo mức độ bồi lắng phù sa hoặc sạt lở bằng cách cắm ống nhựa PVC tại trung tâm
của 4 ô thí nghiệm và ô đối chứng không trồng. Mỗi ô thí nghiệm gồm 2 điểm theo dõi
được được gắn thước đo đến centimet để theo dõi mức độ bồi lắng hoặc mất đất trong
các ô thí nghiệm. Thời gian đo 6 tháng/lần.
Tiêu chuẩn cây giống đưa vào trồng thí nghiệm
Đề tài sử dụng cây giống gieo ươm từ hạt trong túi bầu cho tất cả các loài cây, riêng
loài mái dầm sử dụng cây giống bứng từ tự nhiên. Các chỉ tiêu đầu vào của cây giống
21

trồng thí nghiệm được tổng hợp ở bảng dưới đây:
Bảng 01. Tổng hợp chỉ tiêu chất lượng cây giống trồng thí nghiệm
TT
Loài cây
Doo
(cm)
Hvn
(m)
Kích thước
túi bầu (cm)
Tháng
tuổi
Ghi chú
1
Mù u
0,5
0,6
10 x 20
6

Cây từ hạt
2
Dái ngựa nước
0,7
0,8
10 x 20
6
Cây từ hạt
3
Gáo trắng
0,5
0,6
10 x 20
6
Cây từ hạt
4
Tràm ta
0,7
0,8
8 x 15
6
Cây từ hạt
5
Bần chua
1,2
1,0
20 x 25
9
Cây từ hạt
6

Mắm trắng
0,5
0,6
10 x 20
9
Cây từ hạt
7
Dừa nước

1,0
10 x 20
9
Cây từ trái
8
Mái dầm

0,5


Bứng từ tự nhiên
c) Thu thập số liệu
Số liệu được thu thập, đo đếm cho thí nghiệm
+ Đánh giá mức độ thích nghi thông qua tỷ lệ sống của các loài theo thời gian
+ Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng gồm: đường kính cổ rễ, chiều cao toàn thân
+ Các chỉ tiêu đánh giá chống sạt lở gồm: mức độ bồi lắng hay sạt lở mất đất
+ Thời gian theo dõi 6 tháng/lần.
d) Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học. Sử dụng phần
mềm Statgraphic version 7.5 và Excel 7.0 để tính toán và xử lý số liệu.


22

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả điều tra khảo sát
3.1.1. Thực trạng phân bố hệ thực vật ven sông rạch ở huyện Nhà Bè
Để có cơ sở cho việc lựa chọn loài cây trồng và kỹ thuật gây trồng rừng ven sông
rạch đề tài đã thực hiện điều tra, khảo sát về thành phần loài thực vật phân bố ven sông,
kênh rạch để biết được các mối liên hệ giữa sự phân bố thực vật với điều kiện đất đai,
chế độ ngập triều, các đặc trưng về sinh lý, sinh thái, vật hậu, cấu trúc của các quần xã
thực vật. Kết quả bước đầu đề tài đã xác định về sự xuất hiện của các loài thông qua tần
xuất xuất hiện của các loài và ghi nhận các quần xã tiêu biểu dọc theo 5 tuyến kênh với
độ rộng 10m tính từ mép nước trở vào và điều tra các ô điển hình trên tuyến. Thành
phần thực vật ven sông rạch được tổng hợp qua bảng dưới đây:
Bảng 02. Thành phần loài thực vật khu vực khảo sát
TT
Địa điểm /Loài
cây
Tên Khoa học
Họ
Rạch
Mương
chuối
Rạch
Đình
Rạch
Tôm
Sông
Rạch
Giồng

Sông
Phước
Kiển
1
Bần chua
Sonneratia caseolalis (L.)
Họ Bần
+++
++
+
+++
+++
2
Mắm trắng
Avicennia alba
Họ Mắm
+
+
+
+
++
3
Đước đôi
Rhizophora apiculata
Họ Đước
-
+
-
0
+

4
Phi lao
Casuarina equisetifolia
Họ Phi lao
0
-
0
-
+
5
Mù u
Calophyllum inophyllum
Họ Cồng
0
0
0
0
-
6
Săng máu
Horsfieldia amygdalina
Họ Máu chó
0
-
0
0
-
7
Mướp xác
Cerbera manghas L

Họ Trúc đào
0
0
-
0
-
8
Bình bát
Annona glabra L.
Họ Na
++
+
++
+++
++
9
Tra nhớt
Hibicus tiliaceus L.
Họ Bông
0
0
0
-
-
10
Dừa nước
Nipa fruticans Wurmb
Họ Cau dừa
+++
+++

+++
+++
+++
11
Dứa dại
Pandanus tectorius
Họ Dứa dại
+
+
++
+
++
12
Lộc vừng
Barringtonia asiatica (L)
Họ Lộc vừng
+
+
-
+
+
13
Quao nước
Dolichandrone spathacea
Họ Đinh
0
0
-
0
-

14
Dái ngựa nước
Amoora cucullata Roxb
Họ Xoan
-
0
0
0
-
15
Tràm ta
Melaleuca cajuputi
Họ Sim
0
+
-
-
+
16
Cóc kèn
Derris trifolia Lour
Họ Đậu
+
+
+
+
++
17
Ô rô
Acanthus ilicifolius L

Họ Ô rô
+++
+++
++
++
+++
18
Mái dầm
Cryptocoryne ciliata
Wydler
Họ Ráy
+++
+++
+++
+++
+++
19
Trang
Kandel candel
Họ Đước
0
0
-
0
-
Ghi chú: (+++) Rất nhiều (++) Phổ biến (+) Ít (-) Hiếm gặp 0: Không có
23

Căn cứ đánh giá thông qua tần xuất, xuất hiện của loài trên các ô điều tra điển hình
+ Mức độ rất nhiều: Tần xuất, xuất hiện từ 75 - 100% trong tổng số ô điều tra

+ Mức độ phổ biến: Tần xuất, xuất hiện từ 50 - 75% trong tổng số ô điều tra
+ Mức độ ít gặp: Tần xuất, xuất hiện từ 25 - 50% trong tổng số ô điều tra
+ Mức độ hiếm gặp: Tần xuất, xuất hiện < 25% trong tổng số ô điều tra
Kết quả điều tra đã xác định được thành phần loài thực vật tự nhiên hiện có gồm 19
loài, thuộc 18 họ thực vật khác nhau phân bố trong khu vực khảo sát. Ngoài ra còn có
các loài thực vật nhập cư đã được gây trồng trong khu vực để lấy gỗ, cây tạo bóng mát,
cây ăn trái, cây lương thực, Nhìn chung tập đoàn cây ven sông rạch khá phong phú
đang dạng về loài và cả về dạng sống. Thành phần thực vật bao gồm cả cây chịu mặn,
cây tham gia vào rừng ngập mặn, cây chịu phèn và cây vùng nước ngọt. Cấu trúc thực
vật ở đây được chia làm một số quần xã chủ yếu sau:
Quần xã Bần chua (Sonneratia caseolalis)
Quần xã này với thành phần chính là Bần chua chiếm ưu thế 60%, Dừa nước (30%),
các loài cây khác có số lượng ít như Bình bát, Mắm, Mái dầm, Ô rô, chiếm 10%.
Quần xã Dừa nước (Nipa fruticans)
Quần xã này chủ yếu là Dừa nước với số cây chiếm hơn 90%, quần xã này phân bố dọc
theo các kênh, rạch thành từng trảng lớn và cây sinh trưởng tốt, ngoài ra các loài phân
bố cùng với chúng bao gồm Bần chua, Mắm trắng, Mái dầm, Ô rô.

Hình 1, 2. Quần xã Dừa nước- Bần chua Quần xã Dừa nước – Ô rô
Quần xã Dừa nước- Bần chua – Mắm trắng
Quần xã Dừa nước- Bần chua – Mái dầm
24


Hình 3, 4. Quần xã Dừa nước- Bần-Mắm Quần xã Dừa nước-Bần-Mái dầm
Hai quần xã này chủ yếu ở Sông Phước Kiển, Rạch Giồng, Rạch Tôm và sông Mương
Chuối, với các loài cây chủ yếu là Dừa nước chiếm ưu thế sau đó đến, Bần chua, Mái
dầm, Ô rô, Mắm trắng, Tình hình cây sinh trưởng các loài khá tốt, các loài cây thân
gỗ có hệ rỗ phát triển như Bần chua và Mắm trắng đã có tác dụng trong việc chống sạt
lở ven sông rạch.

Kết quả khảo sát cho thấy số lượng cây gỗ ít, cây bụi tái sinh không nhiều và mọc thành
từng cụm rải rác. Thảm thực vật có cấu trúc khá đơn giản bao gồm các tầng cây gỗ phía
trên, tiếp đến tầng cây gỗ nhỏ, cây dừa nước và tầng cây bụi thảm tươi chủ yếu là Ô rô,
Mái dầm và Cóc kèn. Thành phần dừa nước chiếm ưu thế và có độ che phủ cao từ 25 –
90%, do vậy nó góp phần hạn chế sạt lở ven sông rạch. Chính từ kết quả khào sát này
cũng là cơ sở quan trọng để lựa chọn và bố trí các loài cây thích hợp cho việc trồng đai
xanh phòng hộ ven sông rạch chống xói lở.
3.1.2. Đánh giá loài và đề xuất các loài đƣa vào gây trồng
a) Các tiêu chí lựa chọn loài
Từ kết quả điều tra hệ thực vật ven sông rạch tại huyện Nhà Bè, chúng tôi đã quyết
định lựa chọn một số loài cây bản địa có triển vọng để đưa vào gây trồng dựa trên các
tiêu chí sau:
 Là cây bản địa sinh trưởng nhanh và có phân bố ở trong khu vực nghiên cứu hoặc
đã được nghiên cứu trước đây.
 Loài cây có hệ rễ phát triển mạnh có khả năng giữ đất tốt và ít bị nghiêng ngả khi
gặp gió bão.
 Loài cây có khả năng chịu ngập và chịu phèn mặn được trong điểu kiện nhất định.
 Là cây thường xanh, tán lá rộng và có khả năng tái sinh chồi mạnh.
25

 Loài cây có trái và dễ tạo giống
Trong phạm vi của đề tài này đã sử dụng kết quả điều tra và kế thừa một số kết quả
nghiên cứu trước đây, chúng tôi đã lựa chọn 8 loài có triển vọng để nghiên cứu gây
trồng phòng chống sạt lở ven sông rạch gồm: Bần chua, Mắm trắng, Mái dầm, Dừa
nước, Tràm ta, Dái ngựa nước, Gáo trắng và Mù u. Trong 8 loài được chọn các loài
trồng ở đai trên bờ có phân bố ở khu vực rất ít nhưng là những loài có triển vọng đã
được khẳng định từ những nghiên cứu trước đây nên đề tài cũng đưa vào thử nghiệm lại
như Dái ngựa nước, Gáo trắng và Mù u.
b) Một số đặc điểm hình thái, sinh thái và công dụng của các loài đã đƣợc chọn
Bần chua

- Tên khoa học: Sonneratia caseolaris (L.) Engl. Thuộc họ Bần: Sonneratiaceae
- Hình thái: Cây thân gỗ thường xanh, cao khoảng 20m, nhiều cành nhánh, tán lá tròn,
rộng. Thân thẳng, vỏ màu xám hơi nâu đỏ, lá đơn, mọc đối, hình elip, dài 5 - 6cm;
rộng 2 - 5cm, màu xanh lục sáng khi non, màu xanh đậm khi già, gốc cuống lá màu
đỏ. Hoa lưỡng tính mọc ở đầu cành, 4 - 6 cánh hoa màu đỏ; 4 - 6 đài màu xanh; vô
số nhị; gốc nhị màu đỏ; ngoài màu trắng, ra hoa vào tháng 2 - 3 chín 4 - 6. Trái tròn
màu xanh có vị chua hơi ngọt khi chín. Phát tán nhờ nước, chim, thú nhỏ. Rễ thở
mọc nhiều quanh gốc dạng búp măng hoặc gần giống như cây bút chì.
- Sinh thái: Phân bố tương đối rộng trên các sông rạch, cửa sông và rừng ngập mặn ở
các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Công dụng: Gỗ làm chất đốt, nhất là làm tăng màu sắc của các sản phẩm đất sét
nung. Trái có thể ăn được, rễ làm phao lưới đánh cá, làm nút chai rượu. Giá trị môi
trường của Bần chua dựa vào hệ rễ, với khả năng chịu ngập và tái sinh chồi mạnh
của nên người ta đã trồng tlàm cây chắn sóng, bảo vệ đất vùng ven biển và chống
sạt lở dọc theo các sông, rạch.
Mắm trắng
- Tên khoa học: Avicennia alba Blume Thuộc họ Mắm Avicenniaceae
- Hình thái: Là loại cây bụi, rậm rạp, thấp thường mọc nhánh ở gần gốc. Cây bụi
không cao hơn 20 m. Lá có màu lục sẫm, dài 15 cm, rộng 5 cm, có màu bạc bên
dưới phiến lá. Hoa màu vàng cam, mọc thành cụm có đường kính 3 đến 4 mm khi
nở. Vỏ cây mịn, nâu đen, có nhiều vết nứt nhỏ. Quả có màu lục xám và hình nón dài
đến 4 cm.

×