Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

nghiên cứu thực trạng kỹ thuật tấn công của vận động viên judo và nâng cao hiệu quả huấn luyện thông qua kỹ thuật số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 145 trang )



II




ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ







BÁO CÁO NGHIỆM THU



ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KỸ THUẬT TẤN CÔNG
CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN JUDO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HUẤN LUYỆN THÔNG QUA VIDEO KỸ THUẬT SỐ




CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI









CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ













THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 9/ 2013



III




TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu chuyển động học một cách tỉ mỉ đặc thù khác nhau các nhóm
động tác và khả năng hoàn thiện chúng và từ đó đưa ra có phương pháp cơ bản của
việc hoàn thiện kỹ thuật của VĐV và phương pháp nâng cao kỹ thuật điêu luyện
thể thao. Trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu kỹ chiến thuật Judo đã được
công bố. Tuy nhiên trong nước, lĩnh vực này vẫn ít được các nhà khoa học quan
tâm, đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu sinh cơ học môn Judo nào được
nghiên cứu và công bố trong nước.
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu khảo sát thực trạng sử dụng kỹ chiến thuật
tấn công trong các giải thi đấu Judo quốc gia giai đoạn 2010 - 2011 để xác định
đặc điểm kỹ chiến thuật của vận động viên Judo Việt Nam, tiến hành phân tích
chuyển động học (kinematics) một số kỹ thuật tấn công đặc trưng của vận động
viên Judo Việt Nam so sánh với kỹ thuật của các vận động viên quốc tế. Từ đó đề
xuất và ứng dụng thực nghiệm một số biện pháp nâng cao hiệu quả huấn luyện kỹ
chiến thuật cho vận động viên trẻ thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu gồm: phương pháp nhân trắc đo đạc hình thái,
phương pháp kiểm tra sư phạm (test uchikomi 10s, test randori 30s, lực lưng và 1-
RM), phương pháp phân tích chuyển động học (Dartfish Pro), phương pháp thực
nghiệm sư phạm (so sánh trình tự) và phương pháp toán thống kê.
Kết quả nghiên cứu:
1. Đặc điểm kỹ thuật của VĐV Judo Việt Nam chủ yếu sử dụng đòn tay và
hông làm kỹ thuật sở trường, các đòn chân chủ yếu sử dụng để làm kỹ thuật liên
đòn, hỗ trợ. VĐV hạng nhẹ đạt hiệu quả kỹ thuật với đòn tay cao hơn các VĐV
hạng nặng. Ngược lại ở nhóm kỹ thuật hông, các nam VĐV hạng nặng đạt hiệu
quả kỹ thuật cao hơn. Chiến thuật liên đòn của VĐV Judo Việt Nam ít đa dạng,
chủ yếu tập trung ở nhóm kỹ thuật liên đòn đơn giản, chiến thuật phản đòn cũng ít
đa dạng, chủ yếu tập trung ở nhóm kỹ thuật phản đòn đứng, Bên cạnh đó xu hướng
cố tình tạo lỗi phạt nhằm tạo chiến thuật kéo dài thời gian thi đấu đến hết giờ.
2. Đề tài cũng đã phân tích chuyển động học kỹ thuật sở trường Seoi Nage
và Uchi Mata của VĐV tuyển quốc gia ở các chỉ tiêu như: pha Kuzushi, pha

Tsukuri, pha Kake, vận tốc góc, vận tốc dài, gia tốc hướng tâm, lực kéo trong pha
Kuzushi và pha Tsukuri. Nhìn chung, VĐV cấp cao (kiện tướng, cấp 1) của Việt
Nam có trình độ kỹ thuật vẫn còn thấp so với trình độ chung Judo thế giới.
3. Sau 8 tuần thực nghiệm, các chỉ số hình thái (chỉ số rộng chậu/rộng vai
x100%, chỉ số đường kính ngực x rộng vai/100, hiệu suất vòng tay co – duỗi), thể
lực (test uchikomi 10s, test randori 30s, lực kéo lưng và test 1-RM) và các thông
số kỹ thuật Seoi Nage và Uchi Mata của vận động viên trẻ TP. HCM đều tăng
trưởng tốt mang ý nghĩa thống kê.



IV

SUMMARY OF RESEARCH CONTENT

Sports kinematical analysis will supports to improve sports skills for
athletes. There are many researches on this fields in the world. However in
Vietnam, there was few researches on this field.
Research purposes are to observe the judo events from 2010 – 2011 in
Vietnam to find out the competitive strategy and techniques characteristics of
Vietnam Judokas. Kinematical analysis some techniques of Vietnam Judokas
comparing to international Judokas, and applying some methods to improve
technical skills of youth Judokas in Ho Chi Minh city.
Methodology: anthropometry; 10s-ichikomi test, 30s-randori test, back
force, 1-RM test, kinematical analysis by Dartfish Pro software with cameras; 8-
week experimental study and statistics by SPSS.
Results:
1. Vietnam Judokas ussually attack by te waza and koshi waza and they use
ashi waza as strategy techniques. Light-weight Judokas are majority in te waza,
when heacy-weight Judokas are majority in koshi waza. There are few continous

techniques in Vietnam Judokas and also few keashi waza. Vietnam Judokas tend
to stuck in penalty as strategy to take more time to finish contest.
2. This study are to kinematical analysis Seoi Nage and Uchi Mata of
national team as follow: time for kuzushi, time for tsukkuri, time for kake, angular
speed, linear speed, force in kuzushi and force in tsukuri. The results show that
technique skills of Vietnam Judokas are lower the international Judokas.
3. After 8-week training, anthropometry indexes, 10s-uchikomi test, 30s-
randori test, back force, 1-RM and kinematical analysis indexes in Seoi Nage and
Uchi Mata of youth Judokas in Ho Chi Minh city improve with statistical
meanings (p<0.05).


V

MỤC LỤC
Trang

Tóm tắt đề tài (gồm tiếng Việt và tiếng Anh)
III

Mục lục
V

Danh sách các chữ viết tắt
VIII

Danh sách bảng
IX

Danh sách biểu đồ

XI

Danh sách hình
XII

Phần mở đầu
01

Chương 1. Cơ sở lý luận
04

1.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
04

1.1.1. Sinh cơ học
04

1.1.2. Chuyển động học
06

1.1.3. Các chỉ số nghiên cứu trong sinh cơ học môn Judo
08

1.2. Hệ thống kỹ thuật môn Judo
13

1.2.1. Các pha chuyển động trong kỹ thuật tấn công môn
Judo
13


1.2.2. Hệ thống kỹ thuật môn Judo
15

1.2.3. Khái quát luật thi đấu Judo
19

1.2.4. Chiến thuật thi đấu trong Judo
22

1.3. Các nhóm cơ tham gia trong kỹ thuật Judo
27

1.3.1. Các nhóm cơ tham gia trong thao tác kỹ thuật Judo
27

1.3.2. Các bài tập phát triển nhóm cơ, tố chất thể lực và
các chỉ số đánh giá
35

1.4. Giới thiệu về phần mềm phân tích chuyển động thể
thao chuyên nghiệp Dartfish Pro
40


VI


1.5. Các công trình nghiên cứu có liên quan
42


Chương 2. Phương pháp và khách thể nghiên cứu
47

2.1. Mô tả cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
47

2.2. Phương pháp nghiên cứu
47

2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu có
liên quan
47

2.2.2. Phương pháp phân tích chuyển động học
(kinematics).
48

2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm.
51

2.2.4. Phương pháp nhân trắc học
51

2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm
52

2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
53

2.2.7. Phương pháp toán thống kê

54

2.3. Khách thể nghiên cứu
54

Chương 3. Kết quả nghiên cứu và luận bàn
55

3.1. Nội dung 1. Thực trạng sử dụng kỹ chiến thuật của
VĐV Judo giai đoạn 2010-2011
55

3.1.1. Thực trạng sử dụng kỹ thuật của VĐV tại các giải
Judo quốc gia và quốc tế giai đoạn 2010-2011
55

3.1.2. Thực trạng sử dụng chiến thuật của VĐV tại các giải
Judo quốc gia và quốc tế giai đoạn 2010-2011
61

3.2. Nội dung 2. Phân tích chuyển động học (kinematics)
kỹ thuật tấn công Seoi Nage và Uchi Mata của VĐV
Judo Việt Nam so sánh với các VĐV quốc tế.
85

3.2.1. Phân tích chuyển động học (kinematics) kỹ thuật tấn
công Seoi Nage và Uchi Mata
85

3.2.2. So sánh kỹ thuật tấn công Seoi Nage và Uchi Mata

của VĐV Judo Việt Nam với các VĐV quốc tế
97

3.3. Nội dung 3. Ứng dụng nâng cao hiệu quả huấn
104


VII

luyện kỹ thuật cho VĐV Judo trẻ tại TP.HCM

3.3.1. Giới thiệu tài liệu về quan điểm huấn luyện kỹ chiến
thuật ở giai đoạn chuyên môn hóa.
104

3.3.2. Quy trình ứng dụng nâng cao hiệu quả huấn luyện
kỹ thuật cho VĐV Judo trẻ tại TP.HCM
104

3.3.3. Đánh giá hiệu quả huấn luyện kỹ thuật sau quá trình
thực nghiệm
105

3.3.4. Bảng tính nhanh hỗ trợ huấn luyện viên cơ sở
128

Chương 4. Kết luận và khuyến nghị
130

TÀI LIỆU THAM KHẢO

132

Phụ lục 1. Chương trình thực nghiệm 8 tuần
135

Phụ lục 2. Kiểm định phân phối chuẩn của dãy số liệu thu
thập
141

Phụ lục 3. Chuyên đề 1 – Cơ sở lý luận về sinh cơ học,
chuyển động học TDTT và trong môn Judo
148

Phụ lục 4. Chuyên đề 2 – Judo và hệ thống kỹ chiến thuật
157

Phụ lục 5. Chuyên đề 3 – Cơ sở thực tiễn trong việc ứng
dụng sinh cơ học vào công tác huấn luyện VĐV Judo trẻ
TP.HCM.
171

Phụ lục 6. Sản phẩm nghiên cứu 1 – Báo cáo khoa học về
thực trạng và đặc điểm kỹ chiến thuật của vận động viên
trong thi đấu
186

Phụ lục 7. Sản phẩm nghiên cứu 2 – Đặc điểm chuyển
động học trong kỹ thuật tấn công Seoi Nage và Uchi Mata
của VĐV Judo cấp cao Việt Nam
204


Phụ lục 8. Bài báo khoa học đăng tại Tạp chí Hội nghị
khoa học thể thao quốc tế “Phát triển thể thao – Tầm nhìn
Olympic” – tháng 11/2012
208





VIII

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT
THUẬT NGỮ TIẾNG VIẾT
ĐNA
Đông Nam Á
HLV
huấn luyện viên
IJF
International Judo Federation
(Liên đoàn Judo thế giới)
QG
quốc gia
TDTT
thể dục thể thao
TP.HCM
thành phố Hồ Chí Minh


vô địch
VĐV
vận động viên


















IX

DANH SÁCH BẢNG
SỐ
TÊN BẢNG SỐ LIỆU
TRANG
1.1.
Hệ thống kỹ thuật Judo của học viện Kodokan, Nhật
Bản

17
1.2.
Các nhóm cơ bắp tham gia các pha kỹ thuật tấn công
Judo
27
1.3.
Các bài tập bổ trợ nhóm cơ của Ray Takahashi
35
1.4.
Chương trình huấn luyện 12 tuần các bài tập bổ trợ với
bóng
36
1.5.
Giáo án huấn luyện trở kháng 5 tuần (mẫu)
37
1.6.
Các chỉ số hình thể đánh giá sự phát triển nhóm cơ trong
kỹ thuật Judo
39
1.7.
Các chỉ số chuyển động học để đánh giá kỹ năng thực
hiện kỹ thuật ném
40
3.1.
Tổng hợp khảo sát kỹ thuật các giải thi đấu giai đoạn
2010-2011
57
3.2.
Tổng hợp khảo sát kỹ thuật theo hạng cân thi đấu
59

3.3.
So sánh xu thế sử dụng tấn công chiến thuật trước và sau
khi ghi điểm trong trận đấu
62
3.4.
Bảng tổng hợp chiến thuật liên đòn được sử dụng trong
thi đấu
73
3.5.
Bảng tổng hợp chiến thuật phản đòn được sử dụng trong
thi đấu
77
3.6.
Bảng tổng hợp chiến thuật phạm lỗi trong thi đấu
81
3.7.
Kết quả phân tích chuyển động học kỹ thuật Seoi Nage ở
nhóm khách thể nam
86
3.8.
Kết quả phân tích chuyển động học kỹ thuật Seoi Nage ở
nhóm khách thể nữ
88
3.9.
Kết quả phân tích chuyển động học kỹ thuật Uchi Mata
91


X


ở nhóm khách thể nam
3.10
Kết quả phân tích chuyển động học kỹ thuật Uchi Mata
ở nhóm khách thể nữ
93
3.11.
So sánh tốc độ kỹ thuật của VĐV Judo Việt Nam so với
các VĐV quốc tế
98
3.12
Mô hình hiện trạng đặc điểm kỹ chiến thuật của VĐV
Judo Việt Nam
103
3.13.
Tổng hợp số liệu hình thái của khách thể trước và sau
thực nghiệm
107
3.14.
So sánh t-test các chỉ tiêu hình thái khách thể trước và
sau thực nghiệm
108
3.15.
So sánh một số chỉ tiêu hình thái của VĐV trẻ TP.HCM
với trẻ nhóm tuổi 15 của Trung Quốc
109
3.16.
Tổng hợp một số tố chất thể lực của khách thể trước và
sau thực nghiệm
112
3.17.

So sánh t-test các thông số thể lực của khách thể trước
và sau thực nghiệm
113
3.18.
Tổng hợp thông số kỹ thuật Seoi Nage của khách thể
trước và sau thực nghiệm
115
3.19.
So sánh t-test thông số kỹ thuật Seoi Nage của khách thể
trước và sau thực nghiệm
118
3.20.
So sánh tốc độ kỹ thuật Seoi Nage của VĐV trẻ
TP.HCM với tuyển quốc gia và VĐV quốc tế
119
3.21.
Tổng hợp thông số kỹ thuật Uchi Mata của khách thể
trước và sau thực nghiệm
123
3.22.
So sánh t-test thông số kỹ thuật Uchi Mata của khách thể
trước và sau thực nghiệm
124
3.23.
So sánh tốc độ kỹ thuật Uchi Mata của VĐV trẻ
TP.HCM với tuyển quốc gia và VĐV quốc tế
126








XI

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
SỐ
TÊN BIỂU ĐỒ
TRANG
3.1.
Số lượng VĐV và số trận thi đấu khảo sát
55
3.2.
Tần suất ra đòn tấn công (lần) của VĐV trong trận đấu
56
3.3.
Tỷ lệ (%) hiệu quả kỹ thuật của VĐV VN trong trận đấu
56
3.4.
Tỷ lệ (%) hiệu quả kỹ thuật của VĐV nam các hạng cân
58
3.5.
Tỷ lệ (%) hiệu quả kỹ thuật của VĐV nữ các hạng cân
71
3.6.
Tỷ lệ (%) hiệu quả của các nhóm kỹ thuật tấn công
72
3.7.
Diễn biến thời gian các pha kỹ thuật Seoi Nage và Uchi

Mata của nhóm khách thể nam và nữ
95
3.8.
So sánh thời gian ném, vận tốc góc, vận tốc dài và gia
tốc hướng tâm của 4 nhóm khách thể nghiên cứu
96
3.9.
So sánh lực kéo trong pha Kuzushi và lực trong pha
Tsukuri của 4 nhóm khánh thể nghiên cứu
96
3.10.
So sánh tốc độ kỹ thuật Seoi Nage của VĐV nữ Việt
Nam và Asami Haruna (Nhật Bản)
99
3.11.
So sánh tốc độ kỹ thuật Seoi Nage của VĐV nam Việt
Nam và Leandro Guilhero (Brazil)
100
3.12.
So sánh tốc độ kỹ thuật Uchi Mata của VĐV nữ Việt
Nam và Anett Meszaros (Hungary)
101
3.13.
So sánh tốc độ kỹ thuật Uchi Mata của VĐV nam Việt
Nam và Alarza David (Tây Ban Nha)
102
3.14.
So sánh thông số kỹ thuật Seoi Nage của VĐV Trẻ
TP.HCM với tuyển quốc gia và VĐV quốc tế
120

3.15.
So sánh thông số kỹ thuật Uchi Mata của VĐV Trẻ
TP.HCM với tuyển quốc gia và VĐV quốc tế
127





XII

DANH SÁCH HÌNH

SỐ
TÊN HÌNH ẢNH
TRANG
1.1.
Các hướng mất thăng bằng trong kỹ thuật tấn công Judo
14
1.2.
Giao diện phần mềm Dartfish Pro
41; 50
2.1.
Kỹ thuật Seoi Nage
49
2.2.
Kỹ thuật Uchi Mata
49
2.3.
Test Uchikomi 10s

52
2.4.
Test Randori 30s
52
3.1.
Bảng tính nhanh phân tích kỹ thuật Judo
129








1

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây Judo Việt Nam đã từng bước khẳng định vị thế
của mình tại đấu trường khu vực và quốc tế. Ở các kỳ SEA Games 22 – 2003 Việt
Nam, SEA Games 23 – 2005 Philippines, SEA Games 24 – 2007 Thailand, SEA
Games 25 – 2009 Lào, SEA Games 26 – 2011 Indonesia, thành tích Judo Việt
Nam luôn vị trí top 3 khu vực Đông Nam Á. Thành phố Hồ Chí Minh từng đào
tạo nhiều vận động viên nổi tiếng cho Judo Việt Nam như vận động viên Cao
Ngọc Phương Trinh – ba lần đoạt huy chương vàng SEA Games, Trần Vũ Thị
Hiếu Hạnh, Nguyễn Quốc Trung Vô địch SEA Games Nhưng từ năm 2001 đến
trước thềm SEA Games 26 – 2011, trong vòng 10 năm Judo thành phố Hồ Chí
Minh gần như trắng tay tại các kỳ SEA Games mặc dù vẫn giữ vị trí một trong ba
hạng đầu tại các giải quốc gia. Nhiều chuyên gia, nhà chuyên môn phân tích rằng

có nhiều nguyên nhân để Judo thành phố chưa hòa nhập được khu vực châu lục và
thế giới như chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện, hồi phục… nhưng quan trọng
nhất chính là trình độ kỹ chiến thuật của vận động viên Judo Thành phố nói chung
còn hạn chế, thiếu tính chính xác, thiếu đa dạng linh hoạt. Gần đây, tại SEA
Games 26 – 2011 Indonesia, vận động viên Đặng Hào đã mang về cho Judo thành
phố Hồ Chí Minh tấm huy chương vàng hạng 100kg nam sau 10 năm chờ đợi.
Việc làm cấp thiết hiện nay của thành phố Hồ Chí Minh là tập trung đào tạo vận
động viên Judo trẻ nhằm chuẩn bị lực lượng tranh chấp với vận động viên các tỉnh,
thành ở những hạng cân trọng điểm thế mạnh của Việt Nam tại các kỳ thi khu vực,
châu lục và quốc tế.
Nghiên cứu sinh cơ học thể thao là quá trình nghiên cứu kỹ thuật động tác
thể thao nhằm hoàn thiện lý luận các môn học thể thao phục vụ trực tiếp cho thực
tiễn hoạt động thi đấu thể thao. Đối tượng nghiên cứu sinh cơ học thể thao là sự
chuyển động cơ học của cơ thể vận động viên. Một cách cụ thể hơn, đối tượng
nghiên cứu chủ yếu của sinh cơ học là cấu tạo động tác. Do vậy, khi nghiên cứu


2

cấu tạo động tác cần phải liên hệ đến chức năng và cấu trúc của các cơ quan vận
động và cần suy xét đến các điều kiện bên ngoài khi hoàn thành các động tác đó.
Nhiệm vụ của môn sinh cơ học thể thao là nghiên cứu sự chuyển động cơ
thể, đánh giá hiệu quả việc sử dụng lực hoàn thiện để đạt mục đích đặt ra, nhằm
tìm ra các phương thức hoàn thiện các hành vi vận động và sử dụng chúng tốt
nhất. Nghiên cứu tính đặc thù của sự chuyển động vận động viên phải tiến hành
tìm hiểu cấu trúc cơ quan vận động, tính chất và chức năng của chúng về giới tính,
lứa tuổi, ảnh hưởng của công tác huấn luyện. Để biểu hiện hiệu quả trong thi đấu,
vận động viên cần có những kỹ thuật hợp lý nhất. Cho nên trong sinh cơ học thể
thao cần nghiên cứu một cách tỉ mỉ đặc thù khác nhau các nhóm động tác và khả
năng hoàn thiện chúng và từ các tài liệu đó cho phép đưa ra có phương pháp cơ

bản của việc hoàn thiện kỹ thuật của vận động viên và xác định phương pháp huấn
luyện thích hợp và phương pháp nâng cao kỹ thuật điêu luyện thể thao [8]. Các
công trình nghiên cứu sinh cơ học trong kỹ chiến thuật Judo đã được nhiều nhà
khoa học quốc tế nghiên cứu và công bố (Attilio Sacripanti, 1987; Naotoshi
Minamitani, 1988; Ray Takahashi, 1992; Roger Bartlett, 1997; Anthony
Blazevich, 1997; RobertoVillanim và Vittotina Di Vincenzo, 2002; Rodney T.
Imamura, 2003; Heinz Nowoisky, 2005; Rodney T. Imamura, 2007; Attilio
Sacripanti 2010) [10], [11], [12], [13], [15], [17], [18], [19], [20], [21]. Tuy nhiên
trong nước, lĩnh vực sinh cơ học trong môn Judo vẫn ít được các nhà khoa học
quan tâm, đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu sinh cơ học môn Judo nào được
nghiên cứu và công bố trong nước.
Từ thực trạng đó, trên cơ sở nghiên cứu khảo sát thực trạng sử dụng kỹ
chiến thuật tấn công trong các giải thi đấu Judo quốc gia giai đoạn 2010 - 2011 để
xác định đặc điểm kỹ chiến thuật của vận động viên Judo Việt Nam, đề tài tiến
hành phân tích chuyển động học (kinematics) một số kỹ thuật tấn công đặc trưng
của vận động viên Judo Việt Nam so sánh với kỹ thuật của các vận động viên quốc
tế. Từ đó đề xuất và ứng dụng thực nghiệm một số biện pháp nâng cao hiệu quả
huấn luyện kỹ chiến thuật cho vận động viên trẻ thành phố Hồ Chí Minh.


3

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi triển khai các nội dung nghiên
cứu sau :
1. Khảo sát thực trạng sử dụng kỹ chiến thuật của vận động viên Judo giai
đoạn 2010-2011 nhằm tìm ra đặc điểm kỹ chiến thuật của vận động viên Judo tại
Việt Nam.
2. Phân tích chuyển động học (kinematics) một số kỹ thuật tấn công đặc
trưng của vận động viên Judo Việt Nam so sánh với các vận động viên quốc tế.
3. Ứng dụng nâng cao hiệu quả huấn luyện kỹ chiến thuật cho vận động

viên Judo trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh.

























4

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Sinh cơ học :
Sinh cơ học (Biomechanics, εμβιομηχανική) là môn khoa học áp dụng các
nguyên tắc cơ khí trong nghiên cứu sinh vật sống. Theo ngôn ngữ Hy Lạp cổ βίος
có nghĩa là cuộc sống và μηχανική là cơ học. Năm 1974, Herbert Hatze đưa ra
định nghĩa về sinh cơ học được nhiều nhà chuyên môn, nhà khoa học đồng thuận:
“Sinh cơ học là khoa học nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của hệ thống sinh
vật bằng các phương pháp cơ học”.
Sinh cơ học thể thao là khoa học nghiên cứu những quy luật cơ học được
ứng dụng nhằm nâng cao năng lực vận động của vận động viên và giảm chấn
thương thể thao. Các thành tố liên quan gồm kỹ thuật cơ học, kỹ thuật điện, khoa
học máy tính, phân tích dáng đi, thần kinh – sinh lý lâm sàng là những phương
pháp phổ biến được dùng trong nghiên cứu sinh cơ học thể thao [22].
Về khái niệm sinh cơ học, các nhà khoa học trong nước như Trịnh Hùng
Thanh, Lê Nguyệt Nga, Trịnh Trung Hiếu (1988) đưa ra định nghĩa: “Sinh cơ học
là môn khoa học nghiên cứu về quy luật chuyển động cơ học trong hệ thống sinh
vật. Bộ môn sinh cơ học nghiên cứu đặc điểm di động cơ thể trong không gian,
thời gian và những nguyên nhân gây nên sự chuyển động đó”.
Sinh cơ học liên quan đến rất nhiều các môn khoa học khác, nó tổng hợp các
tri thức về chuyển động cơ học, giải phẩu học, sinh lý học Sinh cơ học là phân
nhánh của bộ môn sinh vật lý (biophysics), chúng sử dụng các kiến thức cơ bản
toán lý, điều khiển học, tâm lý học [8] .
Ở góc độ y học, BS. Nguyễn Văn Quang (1999) cho rằng sinh cơ học giúp
cho sự hiểu biết các cơ chế chuyển động của cơ thể được tường tận, có hệ thống.
Môn giải phẩu học có tính phân tích tĩnh từng thành phần riêng lẻ của cơ thể, tuy


5

có vẻ rõ ràng nhưng không cho thấy được sự quan hệ hỗ tương khi các bộ phận cơ

thể cùng chuyển động. Tứ chi và cột sống con người có chức năng chống đỡ và di
chuyển nên vai trò chủ yếu có tính cơ học. Vì vậy nghiên cứu các thành phần cơ
thể (chi, cột sống…) khi cùng chuyển động được gọi là sinh cơ học [5].
Sinh cơ học thể thao là phân nhánh bộ môn sinh cơ học chung, song chúng
cũng là bộ môn khoa học độc lập, nghiên cứu kỹ thuật động tác thể thao nhằm
hoàn thiện lý luận các môn học thể thao phục vụ trực tiếp cho thực tiễn hoạt động
thi đấu thể thao.
Đối tượng nghiên cứu sinh cơ học thể thao là sự chuyển động cơ học của cơ
thể vận động viên. Một cách cụ thể hơn, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của sinh cơ
học là cấu tạo động tác. Do vậy, khi nghiên cứu cấu tạo động tác cần phải liên hệ
đến chức năng và cấu trúc của các cơ quan vận động và cần suy xét đến các điều
kiện bên ngoài khi hoàn thành các động tác đó.
Nhiệm vụ của môn sinh cơ học thể thao là nghiên cứu sự chuyển động cơ
thể, đánh giá hiệu quả việc sử dụng lực hoàn thiện để đạt mục đích đặt ra, nhằm
tìm ra các phương thức hoàn thiện các hành vi vận động và sử dụng chúng tốt
nhất. Nhiệm vụ cụ thể của bộ môn sinh cơ học thể thao nghiên cứu các vấn đề cơ
bản sau đây:
- Cấu trúc, tính chất và chức năng của cơ thể vận động viên.
- Kỹ thuật thể thao thích hợp.
- Sự hoàn thiện kỹ thuật thể thao của vận động viên.
Nghiên cứu tính đặc thù của sự chuyển động vận động viên phải tiến hành
tìm hiểu cấu trúc cơ quan vận động, tính chất và chức năng của chúng về giới tính,
lứa tuổi, ảnh hưởng của công tác huấn luyện.
Để biểu hiện hiệu quả trong thi đấu, vận động viên cần có những kỹ thuật
hợp lý nhất. Cho nên trong sinh cơ học thể thao cần nghiên cứu một cách tỉ mỉ đặc
thù khác nhau các nhóm động tác và khả năng hoàn thiện chúng và từ các tài liệu


6


đó cho phép đưa ra có phương pháp cơ bản của việc hoàn thiện kỹ thuật của vận
động viên và xác định phương pháp huấn luyện thích hợp và phương pháp nâng
cao kỹ thuật điêu luyện thể thao [8].
1.1.2. Chuyển động học:
Chuyển động học (kinematics) là một chuyên ngành hẹp của cơ học cổ
điển, có mục đích mô tả chuyển động của các vật thể trong khi bỏ qua nguyên
nhân dẫn đến các chuyển động đó. Chuyển động học giữ một vai trò quan trọng
nhất định trong nghiên cứu sinh cơ học [22].
Trong quá trình nghiên cứu, tránh nhầm lẫn chuyển động học với động lực
học trong cơ học cổ điển (nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển động của các vật
thể và nguyên nhân gây ra các chuyển động đó), vốn đôi khi được chia ra làm
động học (nghiên cứu mối quan hệ giữa ngoại lực và chuyển động), và tĩnh học
(nghiên cứu các tương quan trong một hệ thống ở mức cân bằng). Chuyển động
học cũng khác với động lực học trong vật lý hiện đại, vốn được dùng để mô tả thay
đổi của một hệ thống theo thời gian. Chuyển động học giữ vai trò nhất định trong
vật lý học. Chuyển động học cũng được dùng trong sinh cơ học và sinh động học.
Ứng dụng đơn giản nhất của chuyển động học là chuyển động tịnh tiến hoặc
chuyển động tròn của chất điểm. Phức tạp hơn là chuyển động của các vật thể, tập
hợp các chất điểm mà khoảng cách giữa chúng là không đổi theo thời gian. Phức
tạp hơn nữa là chuyển động của một nhóm các vật thể, có thể được liên kết bởi các
mối nối cơ học.
Đi sâu nghiên cứu về tính chất của chuyển động, ta thấy chuyển động là sự
di chuyển vị trí của một vật từ nơi này đến nơi khác do có một lực tác động. Khi
có một vật di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác qua một quãng đường dài trong
một chu kì thời gian do có một lực tác động, ta có thể có được một số chỉ số sau:
- Vận tốc di chuyển của vật là tỷ lệ giữa quãng đường và thời gian:
s
v
t




7

. v: vận tốc (m/s)
. s: quãng đường (m)
. t: thời gian (s)
- Gia tốc di chuyển của vật là tỷ lệ giữa vận tốc và thời gian:
v
a
t

. a: gia tốc (m/s
2
)
. v: vận tốc (m/s)
. t: thời gian (s)
- Quãng đường di chuyển của vật được suy ra 2 công thức trên:
s = vt = at
2
- Lực tác động làm vật di chuyển:
mv p
F ma
tt

. F: lực (N)
. m: khối lượng (kg)
. a: gia tốc (m/s
2
)

. v: vận tốc (m/s)
. p: động lượng (kg.m/s)
. t: thời gian (s)
Mọi chuyển động đều nằm trong 03 thể loại chuyển động: chuyển động đều,
chuyển động không đều và chuyển động tuần hoàn.


×