Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

báo cáo thực tập tại phòng truyền dẫn thuộc Trung tâm Điện lực miền Nam EVNTelecom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 43 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CƠ SỞ TẠI TP HỒ CHÍ MINH
  
Chuyên Ngành Điện Tử Viễn Thông
GVHD: Lê Nguyễn Nam Trân
NHD:
SVTH: Nguyễn Hoàng Long
MSSV: 307160031
Lớp: C07VTA1
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn
Hoàng Long
1. Sinh viên thực tập:
• Họ và tên : Nguyễn Hoàng Long
• Mã số sinh viên : 307160031
• Lớp : C07VTA1
• Ngành : Điện tử Viễn thông
• Khóa học : 2007-2010
2. Đơn vị thực tập:
• Tên đơn vị :
• Địa chỉ :
• Người hướng dẫn :
3. Nội dung thực tập:
- Tìm hiểu cấu trúc mạng viễn thông tại địa phương.
- Tìm hiểu loại tổng đài, dung lượng khai thác hiện tại, phân bố thuê bao,
vị trí lắp đặt tại địa phương.
- Nghiên cứu tổng thể mạng truyền dẫn quang:
• Cấu hình mạng truyền dẫn quang thực tế tại địa phương.
• Giới thiệu các thiết bị truyền dẫn quang đang được khai thác: cấu
hình thiết bị, đặc tính kĩ thuật, cấu hình khai thác.
Trang 2
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn


Hoàng Long
Lời cám ơn
Qua thời gian thực tập 1 tháng tại Phòng Truyền dẫn thuộc Công ty EVNTelecom, em đã rút
ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết.
Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết em xin chân thành cảm ơn
các thầy cô giáo trong khoa Điện Tử Viễn Thông, đã giảng dạy và trang bị cho em những
kiến thức cơ bản, đồng thời tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Bên cạnh đó, em
xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, các cô, chú, các anh, chị ở Phòng Truyền
dẫn thuộc Công ty EVNTelecom đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn
thành tốt quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập tại phòng truyền dẫn thuộc Trung tâm Điện lực miền Nam
EVNTelecom, với sự giúp đỡ của quý công ty đã tạo điều kiện cho chúng em học hỏi, tiếp
cận với những trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt, với sự chỉ bảo nhiệt tình của anh Ngô Hoàng
Ấn là người hướng dẫn trong quá trình thức tập đã giúp chúng em hiểu hơn về mạng truyền
dẫn, thiết bị truyền dẫn nói chung và cách thức làm việc trong EVN nói riêng. Tuy nhiên do
còn thiếu kinh nghiệm và thời gian nên báo cáo này khó tránh khỏi sai sót, rất mong nhận
được sự góp ý và nhận xét của các quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn
Hoàng Long
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
















Người hướng dẫn
Ks.
Xác nhận của đơn vị thực tập
(ký tên, đóng dấu)
Trang 4
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn
Hoàng Long
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA BỘ MÔN ĐTVT















Xác nhận của bộ môn

(ký tên)
Trang 5
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn
Hoàng Long
Mục lục
Chương 1. Giới thiệu về EVNTelecom 6
Chương 2. Kết cấu tổ chức của EVNTelecom 7
1. Các đơn vị trực thuộc
2. Các đơn vị tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông
Chương 3. Mạng truyền dẫn của EVNTelecom 8
Chương 4. Tổng đài và phân bố thuê bao 13
Chương 5. Công nghệ truyền dẫn SDH 16
1. Giới thiệu SDH 16
2. Cấu trúc khung SDH 16
a) Cấu trúc khung STM-N 16
b) Cấu trúc ghép kênh SDH 18
3. Kết luận 19
Chương 6. Thiết bị truyền dẫn SDH S385 21
1. Những chức năng hệ thống 21
2. Cấu trúc phần cứng của hệ thống 29
3. Card và slot 34
4. Ứng dụng của các dịcu vụ cơ bản 39
5. Bảo vệ ở cấp Hardware 39
6. Bảo vệ ở cấp độ mạng 41
7. Thời gian chuyển mạch bảo vệ 41
Trang 6
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn
Hoàng Long
Từ viết tắt 43
Chương 1. Giới thiệu về EVNTelecom:

- EVNTelecom là một doanh nghiệp trực thuộc Tập đòan
điện lực Việt Nam, được thành lập ngày 8/7/1995 và công ty được phép cung cấp
đầy đủ các dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.
- Với cơ sở hạ tầng vững mạnh, công nghệ tiên tiến, kênh
phân phối rộng khắp, đội ngũ nhân viên năng động và chuyên nghiệp, EVN đang
không ngừng cung cấp cho khách hang những dịch vụ tiện ích với chất lượng ổn
định và giá cả cạnh tranh.
- Với phương châm “Gần gũi với khách hàng”, mục tiêu của
EVNTelecom là đạt 20% thị phần vào năm 2010.
 Ban Giám đốc công ty:
1. Ông Phạm Dương Minh - Giám đốc Công ty
 Các Phó giám đốc:
2. Ông Phan Sỹ Nghĩa – phó GĐ phụ trách Công nghệ thông tin
3. Ông Võ Quang Lâm – phó GĐ phụ trách Kinh doanh
4. Ông Đỗ Quý Châu – phó GĐ phụ trách Kỹ thuật
Chương 2. Kết cấu tổ chức của EVNTelecom:
Trang 7
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn
Hoàng Long
1. Các đơn vị trực thuộc:
• Trung tâm Viễn thông Di động Điện lực
• Trung tâm Truyền dẫn Điện lực
• Trung tâm internet Điện lực
• Trung tâm tư vấn thiết kế
• Trung tâm Viễn thông Điện lực miền Bắc
• Trung tâm Viễn thông Điện lực miền Trung
• Trung tâm Viễn thông Điện lực miền Tây Nguyên
• Trung tâm Viễn thông Điện lực miền Nam
• Ban quản lý các dự án Viễn thông Điện lực
2. Các đơn vị tham gia kinh doanh dịch vụ Viễn thông:

Với sự tham gia của các đơn vị điện lực trải rộng trên khắp 64 tỉnh
- Công ty Điện lực 1, Điện lực 2, Điện lực 3, ĐL Tp.Hồ
Chí Minh, ĐL Đồng Nai
- Công ty TNHHMTV ĐL Ninh Bình, ĐL Hải Phòng,
ĐL Hải Dương, ĐL Đà Nẵng
- Công ty CP ĐL Khánh Hoà
- Các trung tâm viễn thông trực thuộc điện lực tỉnh,
thành phố tại 64 tỉnh
Chương 3. Mạng Truyền Dẫn Của EVNTelecom
Trang 8
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn
Hoàng Long
EVNTelecom có mạng truyền dẫn trong khu vực và quốc tế lớn, được phân cấp
thành các tuyến đường trục quốc gia, các tuyến liên tỉnh, nội hạt và kết nối Việt
Nam với các nước trên thế giới qua 3 cổng truyền dẫn quốc tế:
- Cổng quốc tế Móng Cái, dung lượng 12,5 Gbps
- Cổng quốc tế Lạng Sơn, dung lượng 10 Gbps
- Cổng quốc tế Mộc Bài, dung lượng 2,5 Gbps
 Mạng truyền dẫn dung lượng lớn với hai mạch đường trục Bắc Nam 40Gbps
sử dụng công nghệ DWDM.
 Mạng truyền dẫn liên tỉnh được tổ chức theo các vòng Ring dung lượng
10G/2,5G.
 Mạng truyền dẫn nội hạt bao phủ 64 tỉnh thành sử dụng 100% cáp quang dung
lượng 2,5G/622M/155M.
Hình mạng đường trục EVNTelecom
Trang 9
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn
Hoàng Long
Ngoài ra EVNTelecom còn có:
 Hệ thống cáp biển liên Á (IA) cập bờ tại Vũng Tàu kết nối Hồng Kông,

Singapore, Nhật Bản, Phillipin, Mỹ và các nước Châu Âu với tổng dung lượng
là 3,84 Tbps (4x96x10), trong đó EVNTelecom sở hữu 50Gbps (trong tương
lai có thể nâng cấp lên 450 Gbps). Với hệ thống cáp trên biển, EVNTelecom
sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho sự bùng nổ băng thông rộng chất lượng cao, các
dịch cụ viễn thông khác trong năm tới và đảm bảo an toàn dự phòng cho mạng
lưới viễn thông quốc gia.
Hệ thống cáp biển nối Việt Nam với các nước
 Hệ thống mạng Metro Ethernet cung cấp các dịch vụ truyền thống và dịch vụ mới
trên nền IP.
Công nghệ truyền dẫn được sử dụng là DWDM (Dense Wavelength Division
Multiplexing) ghép kênh phân chia theo bước song và SDH (synchronous Digital
Hierarchy) phân cấp số đồng bộ.
Hiện nay, EVNTelecom có trên 40000km cáp quang trải dài trên khắp 64 tỉnh
thành. EVNTelecom đang sử dụng hệ thống đường trục Bắc-Nam chạy song song
Trang 10
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn
Hoàng Long
trên tuyến dây tải điện, với hệ thống cáp OPGW trên lưới điện cao thế 500kV,
220kV, 110kV và hệ thống cáp treo ADSS trên lưới điện 110kV, 35kV, 0.4kV.
 Mạng router của EVN:
Mạng router của EVN
- Mạng lõi có 4 core router M20 (tốc độ xử lý >20Gbps)
đặt tại Hà Nội,Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đóng vai trò trục chính và kết nối
quốc tế.
- 4 thiết bị Edge router M10 (tốc độ xử lý >10Gbps) tập
trung lưu lượng từ các tỉnh trước khi đưa lên đường trục.
- Khỏang 50 Access router (tốc độ xử lý >5Gbps) ở các
PoP có nhiệm vụ chuyển lưu lượng từ mỗi tỉnh về trung tâm.
 Mạng truyền tải IP:
- Mạng truyền tải IP được thiết lập bởi các router (bộ

định tuyến)
Trang 11
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn
Hoàng Long
- Router có nhiều hướng kết nối. Khi một gói tin đến từ
một hướng nào đó, căn cứ vào bảng định tuyến, địa chỉ nơi gửi và nhận,
router sẽ gửi gói tin theo hướng kết nối tối ưu.
- Các router thường xuyên trao đổi thông tin với nhau để
thiết lập bảng định tuyến.
Sơ đồ mạng VoIP của EVN
Với công nghệ VoIP là:
- Các Media gateway chuyển tín hiệu thoại sang thành
các gói tin TCP/IP.
- Các gói tin TCP được chuyển tải trong mạng IP nhờ
các router.
- Khi đến nơi, các gói tin TCP/IP được biến đổi ngược
lại thành tín hiệu thoại.
- Softswitch điều khiển Media gateway trong suốt quá
trình thông qua kêng điều khiển.
Trang 12
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn
Hoàng Long
Chương 4: Tổng Đài Và Phân Bố Thuê Bao
- Là một trong ba mạng có hệ thống truyền dẫn mạnh nhất cả nước, với
4.000 cửa hàng và 15.000 đại lý trải khắp 63 tỉnh, thành phố trong cả nước trực
tiếp tham gia phát triển thuê bao và chăm sóc khách hàng, Công ty Thông tin viễn
thông điện lực (EVNTelecom) luôn nỗ lực cung cấp những dịch vụ tiện ích, chất
lượng ổn định, giá cả cạnh tranh nhằm đem đến cho người dùng mạng viễn thông
điện lực những lựa chọn phong phú, đa dạng.
- EVNTelecom đã khẳng định thương hiệu của đơn vị bằng việc cung cấp

dịch vụ cố định không dây và mạng di động toàn quốc (096) phủ sóng trên 63 tỉnh,
thành phố. Không những thế, năm 2007, EVNTelecom tiếp tục đẩy mạnh kinh
doanh với nhiều dự án đầu tư mở rộng mạng, cung cấp dung lượng mạng lưới với
khả năng cung cấp thuê bao không hạn chế. Ðể đón đầu xu thế hội nhập WTO,
EVNTelecom đã mở rộng sự hiện diện các POP của mạng lưới viễn thông ngành
điện tới Hồng Công, Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới. Tính đến nay,
EVNTelecom đã có hơn 4 triệu thuê bao, đặc biệt khách hàng thuê bao điện thoại
cố định không dây chiếm 65%, thuê bao trả sau chiếm 70%.
Trang 13
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn
Hoàng Long
Hình: Tổng đài Siemens
- Hệ thống chuyển mạch phát triển. Các tổng đài tự động, điện tử, số hiện
đại, mềm dẻo trong khai thác và quản lý được đưa vào thay thế cho các tổng đài
cơ khí ở các trung tâm điều độ và các nhà máy điện, trang bị lắp mới cho một số
điện lực địa phương và các cơ quan quản lý trong ngành điện. Mạng quay số tự
động được kết nối phục vụ có hiệu quả công tác điều hành, kinh doanh và phân
phối điện.
 Dung lượng:
- Cổng : cực đại 3.400 thuê bao, 492 trung kế, 16 nhóm PCM 30 theo G.703.
- Định tuyến: 128 tuyến ( ví dụ 64 tuyến gọi vào và 64 tuyến gọi ra ). Có khả
năng lựa chọn 2 tuyến cho mỗi tuyễn chính ( chia tải ).
- Tại thời điểm này, EVNTelecom có thể cung cấp các dịch vụ viễn thông
công cộng như: Di động toàn quốc; di động nội vùng và đặc biệt là điện thoại cố
Trang 14
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn
Hoàng Long
định không dây Công nghệ đa truy nhập theo mã CDM: Code Division Multilpe
Access của EVNTelecom làm việc ở tần số 450 MHz có bán kính phủ sóng của 1
cell lên đến hàng chục km, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa và miền núi. Đây là

một ưu thế của nhà khai thác khác bởi công nghệ vượt trội. Với ưu thế đó, việc
cung cấp các dịch vụ điện thoại cố định, Internet tốc độ cao và các dịch vụ viễn
thông khác cho vùng sâu, vùng xa và miền núi hết sức dễ dàng với mức đầu tư
không quá lớn.
 Các thiết bị truyền dẫn trên mạng:
EVN sử dụng các thiết bị truyền dẫn của các hang: Siemens, Huawei, ZTE.
1. Thiết bị của Siemens:
o SMA – 16  STM – 16
o HiT7070  STM 16/64
o HiT7050  STM – 4
2. Thiết bị của Huawei:
o OSN7500  STM – 1/4/16/64
o OSN3500  STM – 64
o OSN2500  STM – 64
o OSN1500  STM – 64
o Metro 1050  STM – 4
3. Thiết bị của ZTE:
o S385  STM – 16/64
o S360  STM – 16
o S330  STM – 16
o S325  STM – 4
o S320  STM – 4
Trang 15
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn
Hoàng Long
Chương 5: Công nghệ truyền dẫn SDH
1. Giới thiệu SDH:
Tiền thân của SDH là PDH, một công nghệ phân cấp cận đồng bộ. PDH có
những khuyết điểm nên SDH ra đời với những ưu điểm hơn PDH.
 Nhược điểm của PDH:

- Việc tách/xen các luồng 2Mbps phức tạp làm giảm độ
tin cậy cũng như chất lượng của hệ thống.
- Khả năng giám sát và quản lý mạng kém. Do trong các
khung tín hiệu PDH không có đủ các byte nghiệp vụ để cung cấp thông tin
cho điều khiển, quản lý, giám sát và bảo dưỡng hệ thống.
- Thiết bị PDH cồng kềnh, các thiết bị ghép kênh và
thiết bị đầu cuối thường độc lập với nhau.
- Thiếu chuẩn chung cho hệ thống đường truyền tốc độ
cao.
 Ưu điểm của SDH:
• Giao diện:
Giao diện điện: có các cấp tốc độ chuẩn
Mức cấu trúc truyền dẫn tín hiệu cơ sở là STM-1 (155Mbps)
Giao diện quang: giao diện quang được thông qua chuẩn chung toàn
cầu.
• Phương pháp ghép kênh: xen byte, đồng bộ
• Tính tương thích: mạng SDH va PDH có thể kết nối với nhau.
2. Cấu trúc khung SDH:
a) Cấu trúc khung STM-N:
Trang 16
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn
Hoàng Long
STM-1 là cấu trúc cơ sở của SDH, có kích thước 270 cột, 9 hàng và được
truyền theo thứ tự từng hàng từ trái sang phải, từ trên xuống, việc truyền mỗi
byte được bắt đầu bằng bit có ý nghĩa nhất.
Một khung STM-1 truyền hết trong 125µs ứng với tốc độ của khung STM-1
là :
8000khung/s x 9hàng/khung x 270byte/hàng x 8bit/byte = 155,52 Mbps.
Để có được luồng tín hiệu tốc độ cao hơn, người ta tiến hành ghép các luồng
STM tốc độ thấp hơn lại thành luồng STM cao hơn, quá trình ghép được thực

hiện theo nguyên tắc xen byte.
RSOH (Regenerator Section Overhead) : quản lý tòan bộ khung STM-N, được
xác định vị trí : dòng 1 ÷ 3. cột 1 ÷ 9.
MSOH (Multiplex Section Overhead) : quản lý từng khung STM-1 trong
khung STM-N, được xác định vị trí : từ dòng 5 ÷ 9, cột 1 ÷ 9.
Trang 17
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn
Hoàng Long
AU-PTR : xác định vị trí của tín hiệu tốc độ thấp trong trường payload của
khung STM, được xác định vị trí dòng 4, cột 1 ÷ 9.
PAYLOAD : trường chứa những tín hiệu tốc độ thấp và POH (Path Overhead),
xác định vị trí dòng 1 ÷ 9, cột 10 ÷ 270. Những bytes POH được thêm vào để
giám sát và điều khiển.
b) Cấu trúc ghép kênh SDH :
Trong đó :
Container C : là phần tử cơ bản chứa các byte tải trọng thuộc một trong các
luồng số cận đồng bộ PDH.
Container ảo VC
n
: bao gồm các container được bổ sung thêm phần mão
đầu POH. Các byte mão đầu đường dẫn POH chứa các thông tin điều khiển giám
sát tuyến nối giữa các VC.
Đơn vị luồng nhánh TU
n
: chứa các VC tương ứng.
Đơn vị nhóm các khối nhánh TUG : có nhiệm vụ sắp xếp các khối nhánh
thành luồng số có tốc độ cao hơn và chuyể đến các VC bậc cao.
Trang 18
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn
Hoàng Long

Đơn vị quản lý AU
n
: được tạo thành bằng cách thêm con trỏ vào các VC
bậc cao và nó có vị trí cố định trong STM-1, đồng thời thể hiện mối quan hệ về
pha giữa VC bậc cao với khung STM-1.
Đơn vị quản lý nhóm AUG : nhiều AU có thể được ghép xen byte tạo thành
một nhóm AUG và có cấu trúc gần giống STM-1.
 Mặc dù có nhiều cách ghép nhưng người ta thường sử dụng những luồng
ghép cơ bản :
“mapping”: thủ tục những luồng tín hiệu phụ, tốc độ thấp được điều chỉnh cho thích
nghi với cấu trúc tín hiệu chuẩn tại biên của mạng SDH, ví dụ E1 vào VC-12.
“alignment”: thủ tục để thêm TU-PRT hoặc Au-PTR vào VC-12, VC-3 hoặc VC-4.
Giá trị con trỏ xác định một cách không đổi vị điểm bắt đầu của VC. Vì vậy mà đầu
cuối thu có thể tách một cách chính xác VC tương ứng.
“multiplexing”: thủ tục mà theo đó những TU được tổ chúc vào VC cao hơn hoặc
vào khung STM-N bằng cách xen byte.
3. Kết luận :
SDH mang lại nhiều lợi ích cho nhà cung cấp :
- Tốc độ truyền dẫn cao : tốc độ truyền dẫn có thể đạt
tới 10Gbps, do đó phù hợp với các mạng đường trục, mạng lõi.
Trang 19
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn
Hoàng Long
- Chức năng xen/rớt đơn giản, dễ dàng chèn những
luồng tốc độ thấp vào luồng tốc độ cao, cũng như lấy các luồng tốc độ thấp
ra khỏi các luồng tốc độ cao.
- Độ tin cậy cao : mạng SDH hiện đại có cơ chế bảo vệ
và dự phòng khác nhau. Một phần tử trong mạng xảy ra sự cố thì không thể
làm toàn bộ hệ thống ngừng hoạt động.
- Làm nền tảng cho nhiều dịch vụ khác trong tương lai.

- Kết nối dễ dàng với các hệ thống khác : giao diện SDH
được tiêu chuẩn hóa toàn cầu, có thể kết hợp nhiều phần tử khác trong cùng
một mạng và tương tác với các mạng khác dễ dàng.
Trang 20
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn
Hoàng Long
Chương 6: Thiết bị truyền dẫn SDH S385
S385 là thiết bị truyền dẫn SDH được triển khai trên mạng lưới để thay thế cho
các thiết bị đường trục dung lượng STM-16. Nó có cấu tạo và chức năng tương tự
như các thiết bị truyền dẫn SDH khác trên mạng. Tuy nhiên nó có kh3 năng hỗ trợ
nhiều chức năng hơn các thiết bị truyền dẫn cũ.
1. Những chức năng hệ thống:
a) Giới thiệu hệ thống:
- S385 ZXMP là thiết bị truyền dẫn quang thông minh
mới được hãng ZTE thiết kế. S385 ZXMP có thể được lắp đặt làm mạch
đường trục và lớp vật lý với dung lựơng lớn của mạng ,và có thể đáp ứng được
nhu cầu hiện tại và tương lai của mạng truyền dẫn Việt Nam. Đó là một hệ
thống truyền dẫn lý tưởng trong những mạng truyền tải băng rộng.
- ZXMP S385 cung cấp những chức năng truy nhập đa
dịch vụ và cơ chế bảo vệ đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho những ứng dụng
rộng của nó.
- ZXMP S385 được thiết kế dưới dạng môđun, tổ chức
thích hợp với các dạng SDH, Ethernet, ATM, PDH và công nghệ khác. Nó có
thể truyền thoại và những dịch vụ dữ liệu hiệu quả trên nền tảng đó.
- Thiết bị này có 3 phiên bảng: V1.10, V2.00 và V2.10.
V1.10 là thiết bị 2.5G MSTP và V2.00/V2.10 là thiết bị 10G/2.5G MSTP.
- Thiết bị sắp triển khai này là ZXMP S385 V2.10.Sau
đây là các chức năng và cấu trúc của thiết bị.
Trang 21
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn

Hoàng Long
b) Chức năng Cross-connect và mở rộng:
- Card cross-lock (CSE/CSA) của ZXMP S385 cung cấp
chức năng cross-conect (kết nối chéo),truyền qua thẳng, xen rẽ, và các dịch vụ
cross-connect.
- Card CSE thực hiện chức năng cross-switching ở mức
thấp và mức cao.
- CSE có các chuyển mạch không gian dung lượng 1152
× 1152 VC4. Trong khi, 64×64 VC4s/128×128 VC4s/256×256 VC4s đựơc chỉ
định tới các dịch vụ cross-connect phân chia theo thới gian. những họat động
khác cấp phát tới bộ phận cross-connect không gian của hệ thống.
- Card CSA thực hiện chức năng cross-switching ở mức
thấp và mức cao. CSA có các chuyển mạch không gian dung lượng 256 × 256
VC4. trong khi, 32×32 VC4s đựơc chỉ định tới các dịch vụ cross-connect phân
chia theo thới gian…Những họat động khác cấp phát tới bộ phận cross-connect
không gian của hệ thống.
- Thiết bị có thể hỗ trợ 14 khe dịch vụ và truy nhập như
PDH, SDH và các dịch vụ dữ liệu.
- Nó có thể xử lý 112-đường ECC (Embedded Control
Channel), và sự hỗ trợ những tôpô mạng như tuyến tính, vòng, chuổi, khớp
nối, cross ring ở cấp STM-N và các mạng ở dạng phức hợp.
c) Khả năng truy nhập dịch vụ:
- ZXMP S385 chấp nhận cấu trúc mô đun, với các card
kết nối phần cứng bao gồm: cross-connect card, clock card, control card,
service card and service interface card .Khả năng truy nhập các dịch vụ được
đưa vào bảng sau đây.
- Trên một sub-rack đơn của S385 ZXMP có 14 slots
cho card dịch vụ và 15 slots cho những card giao diện. Thiết bị có thể truy
nhập cùng lúc một số lượng lớn loại giao tiếp như PDH, SDH và dữ liệu tại
một thời điểm.

 Giao diện quang:
Trang 22
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn
Hoàng Long
ZXMP S385 cung cấp 4 kiểu giao diện quang: STM-1, STM-4, STM-16 và
STM-64, như bảng sau:
Kiểu card Tốc độ ( Mbit/ S) (kênh/ card) Số lượng kênh cực
đại
STM-64 9953.280 1 14
STM-16 2488.320 1 14
STM-4 622.080 1/ 2/4 56
STM-1 155.520 2/ 4/8 112
Bảng : Giao diện quang
- ZXMP S385 cũng cung cấp STM-64/STM-16 theo
tiêu chuẩn ITU- T G.692 và ITU- T G.695, mà có thể kết nối được trực tiếp tới
DWDM/ CWDM mà không cần card OTU.
 Giao diện điện:
ZXMP S385 cung cấp giao diện điện STM-1 và những giao diện điện PDH,
như được liệt kê trong bảng sau:
Lọai card Tốc độ (Mbit/ S) (Kênh/Card) Số lượng card
Cực đại
STM-1 155.520 4/ 8 64
E3 34.368 6 48
T3 44.736 6 48
E1 2.048 63 630
T1 1.544 63 630
Bảng: Giao diện điện
 Giao diện dữ liệu:
- Có vài card dữ liệu ở ZXMP S385 V2. 00-SEC,
TGE2B, RSEB, MSE và AP1x8.

Trang 23
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn
Hoàng Long
- Card SECx24 và SECx48 cung cấp 8x10M / 100
M+GE. Dịch vụ Ethernet mà hổ trợ chức năng chuyển mạch L2 ghép tầng
ảo VC-12.
- Card TGE2B cung cấp dịch vụ 2xGE Ethernet .
- Card RSEB cung cấp giao diện 8x10M/100M+2xGE
mà sử dụng dải thông của SDH/ MSTP trong mạng ring để cung cấp các
topo vòng kép .
- Card MSE thực hiện 8x10M /100 M+2xGE dịch vụ
truy nhập Ethernet, Dữ liệu L2 đẩy tới, MPLS lý thông báo. Nó cung cấp
chức năng cầu ảo mạng L2 và bảo đảm chất lượng thực tế cho các dịch vụ
end-to-end.
- Những giao diện Ethernet FE của mỗi card Ethernet có
thể là quang hay điện . Nó cung cấp giao điện quang FE lấn lượt qua
ESFEx8 và OIS1x8. Giao diện quang hay điện 10M/100M có thể qua các
card tương tự.
- Card AP1x8 chủ yếu được dùng để hội tụ hay tập hợp
lại các dịch vụ ATM tới mạng truyền dẫn SDH. Nó cung cấp giao điện
quang 8x155 Mbit/S bên giao tiếp ATM và 1x622 Mbit/S dữ liệu không
liên kết tại giao tiếp trên hệ thống.
Tên card Kiểu giao diện (Kênh/ Card) Số kênh cực đại
SECx24 8 x10M /100 M+GE 8+1 64+8
SECx48 8x10M /100 M+GE 8+1 64+8
TGE2B 2 xGE 2 28
RSEB 8x10M/100M+2xGE 8+2 64+16
MSE 8x10M/100M+2xGE 8+2 64 +16
AP1x8 8 xMbit/ S155 14 112
Bảng : Giao diện dữ liệu

d) Khả năng bảo vệ thiết bị:
Trang 24
Báo cáo thực tập SVTH: Nguyễn
Hoàng Long
ZXMP S385 cung cấp chức năng bảo vệ ở cấp độ thiết bị như bảng sau:
Những thiết bị được bảo vệ Hình thức bảo vệ
Card xử lý E1/T1
1: N (N≤9)đảo mạch bảo vệ phân bố(TPS)
Card xử lý E3/ T3
1: N (N≤4) TPS
Card xử lý STM-1
1: N (N≤4) TPS
Card FE
1: N (N≤4) TPS
CSE/CSA(chuyển mạch chéo và
card đồng bộ xung đồng hồ)
Dự phòng nóng 1+1
Card NCP Dự phòng nóng 1+1
Card giao tiếp nguồn -48V Dự phòng nóng 1+1
Bảng: Khả năng bảo vệ
e) Bảo vệ mạng:
- Dưới sự bảo vệ ở cấp mạng, ZXMP S385 hỗ trợ vòng
bảo vệ song công(MSB ring), tuyến tính (liner MSP), vòng chuyển mạch đơn
hướng (UPSR) và bảo vệ kết nối mạng (SNCP), vân vân.
- ZXMP S385 có thể thực hiện tất cả nối mạng theo
khuyến cáo ITU- T. Nó hỗ trợ sự định tuyến lại kết nối Ethernet và IP, và
IEEE802. 3 E.
f)Xử lý đồng bộ thời gian thực:
Đồng hồ đơn vị tính toán thời gian và đồng bộ được bao gồm card Cross
Clock (CSE/CSA) và card SCI. Đơn vị này thực hiện định thời hệ thống và đồng

bộ mạng. Nó thực hiện những chức năng sau đây:
• Cung cấp tín hiệu xung đồng hồ và header hệ thống cho các thiết bị
SDH.
• Cung cấp overhead bus clock và frame header.
• Cung cấp một giao diện tương ứng cho việc kiểm soát ở cấp thấp để
cấu hình và quản lý xung đồng hồ.
Trang 25

×