Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tài liệu ôn thi môn Tâm lý học lãnh đạo quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.67 KB, 25 trang )

1
Tài liệu ôn thi môn : Tâm lý học lãnh đạo quản lý
Câu 1 : sẽ trích một câu trong Nghị quyết về công tác cán bộ
Bài làm
Cán bộ và công tác cán bộ luôn luôn chiếm vị trí quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến
sự thành bại đối với sự nghiệp cách mạng. Từ Đại hội VI đến nay, cùng với đường lối đổi
mới nói chung, vấn đề cán bộ và công tác cán bộ đã trở thành khâu then chốt của toàn bộ
quá trình đổi mới, trong đó công tác đánh giá, quy hoạch, tuyển chọn, bố trí sử dụng và
đào tạo cán bộ là vấn đề khó khăn, phức tạp, cần nắm vững những kiến thức tâm lý học
lãnh đạo để tiếp cận với những khía cạnh tâm lý của cán bộ và thực hiện tốt nhiệm vụ này
I./ Khái niệm :
Để làm rõ những khía cạnh tâm lý trong công tác cán bộ, trước hết chúng ta phải hiểu
cán bộ là gì ? Cán bộ là những người được Đảng và Nhà nước giao cho những trọng
trách, nhiệm vụ lớn hoặc nhỏ tùy theo cương vị và khả năng của mình để hoàn thành,
thực hiện một hay nhiều nhiệm vụ nào đó trong bộ máy hoạt động của Đảng và Nhà nước
cũng như toàn xã hội. Cán bộ chính là những người tham gia vạch ra đường lối, sách
lược, chiến lược cách mạng chung hay phương hướng thực hiện nhiệm vụ nào đó. Đồng
thời cũng là người thực hiện hoặc lãnh đạo quần chúng thực hiện đường lối đó. Không có
một đội ngũ cán bộ mạnh về phẩm chất chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ,
tâm huyết với sự nghiệp thì không có một đường lối nào dù đúng đắn đến đâu cũng có thể
trở thành hiện thực.
Công tác cán bộ là một nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ một tổ chức nào đồng thời
cũng là một khoa học về con người và mối quan hệ giữa con người với con người, về vai
trò của con người trong quá trình quản lý xã hội. Đó là hoạt động nhằm xây dựng và phát
triển đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và đúng về chất lượng, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi
của từng thời kỳ cách mạng. Công tác cán bộ bao gồm rất nhiều nội dung : đánh giá nhận
xét cán bộ, quy hoạch, tuyển chọn, bồi dưỡng cán bộ, bố trí sử dụng, đề bạt, luân chuyển
cán bộ, thực hiện chính sách cán bộ
II./ Một số vấn đề tâm lý trong công tác cán bộ
1. Công tác nhận xét đánh giá cán bộ :
Nhận xét đánh giá cán bộ là khâu đầu tiên xuyên suốt của công tác cán bộ. Đây là


khâu quan trọng, quyết định đối với việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, đề
bạt bổ nhiệm Nó không những là nhiệm vụ của công tác cán bộ mà còn là yêu cầu
chính đáng của cán bộ đòi hỏi tổ chức và cấp trên đánh giá đúng mình. Nhận xét đánh giá
cán bộ là khả năng biết đánh giá cán bộ, nhân viên thuộc phạm vi mình phụ trách, bởi vì
sự thành công hay không của người là công tác cán bộ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng
hiểu biết con người.
Đánh giá cán bộ trước hết phải dựa vào cơ sở tiêu chuẩn cán bộ quy định cho từng
chức danh, đồng thời phải dựa vào hiệu quả công tác, Đánh giá nhận xét cán bộ phải
khoa học, khách quan, xem xét một cách toàn diện và gắn liền với hoàn cảnh lịch sử cụ
thể, chú ý đánh giá hiện tại và dự đoán sự phát triển trong tượng lai, không xem nặng về
quá khứ, phải đánh giá một cách toàn diện cả mặt ưu và mặt nhược điểm của họ. Không
có cá nhân nào có năng lực bách khoa và cũng không có cá nhân nào hoàn toàn vô dụng.
Phải có phương pháp đánh giá dân chủ, trung thực, phải đặt cán bộ trong mối quan hệ
nhất định. Người đứng ra việc thực đánh giá cán bộ phải là người có thẩm quyền, có uy
tính, có trách nhiệm và có khả năng đánh giá.
Nội dung của việc đánh giá cán bộ tập trung ở 2 mặt đức và tài của người cán bộ. Về
đức, đó là đánh giá về lập trường chính trị, xã hội của cá nhân (xu hướng của cá nhân ấy
đối với những vấn đề chính trị, xã hội), về động cơ cá nhân (cái lôi cuốn, thúc đẩy hoạt
động của cá nhân bao gồm động cơ về nhu cầu hàng ngày và định hướng giá trị chiếm
ưu thế của cá nhân), về tích cách (hệ thống thái độ và phản ứng cá nhân). Về tài, đó là
2
đánh giá về khả năng thực hiện nhiệm vụ, về năng lực của người cán bộ đó có thể hoàn
thành công việc gì ? loại công việc nào, mức độ hoàn thành công việc … Đánh giá về mặt
tài đức của cán bộ chính là đánh giá đặc điểm nhân cách của cán bộ có thể làm được
những gì và làm như thế nào ?
* Thực trạng : Hiện nay trong công tác nhận xét đánh giá cán bộ đã có tiêu chí rõ ràng
hơn trong việc đánh giá cán bộ, có tính dân chủ (cán bộ tự đánh giá, bỏ phiếu tính
nhiệm ). Đã có sự phân công phân cách trong việc nhân xét đánh giá cán bộ (cấp trên
nhận xét đánh giá cấp dưới).
Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng khâu yếu nhất hiện nay trong công tác cán bộ là khâu

đánh giá cán bộ. Đã có nhiều cán bộ, kể cả cán bộ đảng viên do Trung ương quản lý vẫn
dính líu đến các vụ án tham ô, tham nhũng (vụ cấp quota, dầu khí, băng nhóm Năm
Cam ) và sa đọa về mặt đạo đức điều này cho thấy rằng việc đánh giá cán bộ của ta
hiện nay vẫn còn yếu kém. Công tác phê bình và tự phê bình, đánh giá cán bộ hàng năm
tuy có cố gắng, song vẫn còn chậm, phương pháp và cách làm chưa thống nhất. Kết quả
đánh giá cán bộ còn chung chung, thiếu cụ thể, chưa phản ánh đúng kết quả công tác của
cán bộ, cán bộ lãnh đạo ít được nhận xét khách quan, nhất là các khuyết điểm, tình trạng
thiên vị, nể nang trong nhận xét đánh giá còn khá phổ biến. Công tác nhận xét đánh giá
cán bộ một số nơi chưa sâu, nhiều trường hợp thiếu chính xác, thiếu căn cứ khách quan,
có nơi vì tình trạng phe cánh, cục bộ, nể nang, né trách, mà cố tình đánh giá sai lệnh cán
bộ. Không ít cấp uỷ, người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan chưa nhận thức sâu sắc, đầy đủ về
trách nhiệm và tầm quan trọng của việc đáng giá cán bộ hoặc chưa thực sự công tâm
trong việc đánh giá cán bộ. Cũng có nguyên nhân là các tiêu chí đánh giá cán bộ chưa cụ
thể hoá nên khi đánh giá thiếu căn cứ thống nhất; chưa tuân thủ nghiêm túc quy chế quy
trình công tác cán bộ, trong đó có việc đánh giá cán bộ. Chưa quy định rõ ràng, hợp lý chế
độ trách nhiệm và quyền hạn của ngườyi đứng đầu cơ quan, đơn vị công tác cán bộ.
Để khắc phục tình trạng trên, phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định, quy trình đánh
giá cán bộ, lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ của họ theo chức trách được giao và sự tín
nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu để đánh giá, thực hiện đúng các nguyên tắc
tập thể quyết định công tác cán bộ. Tiêu chuẩn đáng giá cán bộ phải được cụ thể hóa
trong mỗi giai đoạn cách mạng, đối với mỗi chức vụ và cương vị công tác. Phải thực hiện
nhiều giải pháp đánh giá mang tính chất tổng hợp và phải công tâm - khách quan. Người
lãnh đạo khi nhận xét đánh giá cán bộ phải có 2 phẩm chất cực kỳ quan trọng: công tâm
và sâu sát. Ngoài ra, cần cụ thể hoá các vấn đề: dân chủ hoá, công khai hoá công tác cán
bộ, tổ chức lấy ý kiến nhân dân và cán bộ cấp dưới, xây dựng cơ chế phát huy trách
nhiệm của người đứng đầu và cơ quan sử dụng cán bộ. Muốn đánh giá cán bộ đúng còn
phải định ra rõ trách nhiệm cá nhân, trước hết là trách nhiệm người đứng đầu. Người
đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về những yếu kém tron g
công tác, về tệ nạn tham nhũng, quan liêu, lãnh phí của địa phương cơ quan đơn vị đó.
Khắc phục tình trạng khi kiểm điểm tập thể thì chỉ ra được khuyết điểm nhưng khi kiểm

điểm cá nhân thì không quy được trách nhiệm cho ai. Việc đánh giá cán bộ không chỉ làm
một lần mà phải làm thường xuyên để đưa vào hồ sơ cán bộ và giúp cho bản thân của
người cán bộ hiểu đúng mình hơn, sửa chữa khuyết điểm để ngày càng hoàn thiện hơn
2. Công tác tuyển chọn cán bộ :
Quá trình lựa chọn cán bộ (cả tuyển chọn cán bộ mới) là một công việc cần thiết,
thường xuyên để đảm bảo tính kế thừa và phát triển của các tổ chức. Việc lựa chọn cán
bộ được tiến hành theo các yêu cầu như: yêu cầu có tính chất tổ chức - hành chính, yêu
cầu về mặt tiêu chuẩn của từng vị trí trong cơ cấu tổ chức, yêu cầu có tính chất nguyên
tắc (như nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc tính đảng, nguyên tắc thống nhất, nguyên tắc
phát triển, nguyên tắc lịch sử cụ thể), yêu cầu lựa chọn cán bộ theo cơ cấu dân số - xã
hội. Việc lựa chọn cán bộ chịu sự chi phối bởi những khía cạnh tâm lý nhất định, bao gồm:
số lượng các đối tượng được đưa vào lựa chọn (ít quá thì cơ hội lựa chọn sẽ nhỏ, nhiều
quá thì dễ bị lầm lẫn nhiễu loạn); cơ sở để lựa chọn (vấn để tuổi tác ), bản thân chủ thể
3
lựa chọn (xu hướng, trình độ, lợi ích, thói quen ), tình huống tiến hành lựa chọn (chu
đáo, đầy đủ thông tin hay ngược lại). Vì vậy, việc lựa chọn cán bộ còn cần phải chú ý cân
nhắc đặc biệt là những yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng đến việc lựa chọn cán bộ.
* Thực trạng: Công tác tuyển chọn cán bộ hiện nay đã có chủ trương chính sách và
tiêu chuẩn cụ thể, năng lực chuyên môn đã được chú trọng nhiều hơn. Tuy nhiên, vấn đề
lựa chọn cán bộ trong thời gian qua của chúng ta còn cục bộ, chưa thật sự dân chủ, còn
nể nang, ám thị. Cơ chế xin việc mà không qua thi tuyển còn phổ biến nên vẫn còn nạn
nhận của đúc lót, tình cảm cá nhân, giao giá khi tuyển chọn tiếp nhận, bố trí, tiến cử, giới
thiệu cán bộ vào các cương vị công tác khác, tính cạnh tranh trong tuyển chọn cán bộ
chưa cao nên chưa thật sự tuyển lựa được người tài đức trong bộ máy nhà nước đồng
thời cũng dẫn đến việc chọn cán bộ không đúng tiêu chuẩn yêu cầu cho một công việc cụ
thể nào đó dẫn đến tình trạng vừa thiếu vừa thừa. Đối với việc tuyển chọn cán bộ thông
qua bầu cử cho thấy rằng việc lấy phiếu tín nhiệm giúp phòng ngừa, ngăn chận những
biểu hiện độc đoán mất dân chủ của thủ trưởng, nhưng có mặt hạn chế là đôi khi chúng ta
không chọn được những người tốt nhất, có triển vọng nhất mà chỉ chọn được những
người được lòng đa số của cấp dưới, đối với những nơi mất đoàn kết nghiêm trọng, bè

phái thì đa số không phải bao giờ cũng đúng. Bên cạnh đó, do vấn đề bằng cấp chuyên
môn được chú trọng nhiều hơn nên tình trạng bằng giả xảy ra khá phổ biến.
Để khắc phục nhược điểm trên, cần đảm bảo nguyên tắc công bằng, khách quan, dân
chủ và xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng trong công tác tuyển chọn cán bộ, trong
đó nội dung tuyển chọn cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu công việc. Ngoài ra, người tuyển
chọn cán bộ còn phải đảm bảo tính công tâm, khi xem xét đánh giá cán bộ cần phải nghe
nhiều người từ nhiều nguồn. Trường hợp các ý kiến đánh giá nhận xét khác nhau, thậm
chí trái ngược nhau thì phải tìm hiểu làm rõ để không dẫn đến việc đánh giá, bố trí cán bộ
nhầm lẫn oan sai.
3. Công tác quy hoạch cán bộ:
Quy hoạch cán bộ là tạo điều kiện để kiện toàn tổ chức và đổi mới cán bộ một cách
thường xuyên, điều quan trọng trong công tác quy hoạch cán bộ là xác định đúng đội
tượng cán bộ phải quy hoạch và thời gian quy hoạch, từ đó xác định rõ mục tiêu trong một
thời gian nhất định những cán bộ cần phải đạt được những yêu cầu cụ thể gì. Khi xác
định mục tiêu quy hoạch cán bộ phải đảm bảo những yêu cầu như: Đáp ứng yêu cầu về
số lượng cán bộ đang thiếu hoặc phải bổ sung, khăc phục việc thiếu cán bộ trong cơ cấu
lãnh đạo, thiếu cán bộ hiểu biết về lĩnh v ực khoa học kỹ thuật, về kinh tế, khắc phục tình
trạng thiếu tính kế thừa.
* Thực trạng : Hiện nay, công tác quy hoạch cán bộ được triển khai rộng rãi với cách
làm dân chủ hơn, đổi mới nội dung và cách làm theo phương châm “động” và “mở, khắc
phục những biểu hiện thiếu tin, ngại khó, làm quy hoạch một cách hình thức, đối phó. Tuy
nhiên vẫn còn một số nơi thực hiện khá lúng túng, hình thức, hiệu quả thấp. Nhiều nơi quy
hoạch xong để đấy, quy hoạch một đường làm một nẻo. Vì vậy việc bố trí sắp xếp cán bộ
còn chấp vá, bị động, tình trạng hụt hẫng cán bộ kế thừa ở các cấp các ngành, địa
phương còn khá phổ biến. Một vấn đề khác cần lưu ý là công tác hậu quy hoạch, tránh
tình trạng đối tượng được quy hoạch ỷ lại, thiếu rèn luyện dẫn đến sa sút phẩm chất;
ngược lại những cán bộ năng nổ nhiệt tình nhưng không được quy hoạch do thiếu một vài
tiêu chuẩn thì lại mất hết nhiệt tình công tác.
Để khắc phục tình trạng trên, cần kiên trì và tích cực triển khai chiến lược cán bộ, coi
trọng công tác quy hoạch cán bộ, chuẩn bị lớp cán bộ kế cận. Thực hiện nghiêm tiêu

chuẩn hóa về chất lượng đạo đức và chuyên môn đối với cán bộ, công chức ở mỗi cương
vị, công tác và căn cứ vào những biểu hiện trong thực tế của cán bộ trên cả ba mặt: lý
tưởng, đạo đức lối sống, trình độ năng lực để xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo và
quản lý, nhất là quy hoạch người đứng đầu. Phải tuân thủ đúng hướng dẫn của TW về
công tác quy hoạch cán bộ, coi trọng khả năng đoàn kết tập thể, đồng chí, đồng nghiệp.
4
Đồng thời phải định kỳ xem xét, đánh giá cán bộ trong diện quy hoạch để có sự bổ sung
điều chỉnh cần thiết.
4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Được thực hiện căn cứ vào quy hoạch cán bộ. Để thực hiện tốt công tác này cần phải
có kế hoạch được lập ra trên cơ sở tiêu chuẩn về mặt kiến thức cần phải bồi dưỡng đào
tạo cho từng loại chức danh cán bộ, từ đó xác định được yêu cầu đối với từng cán bộ cho
phù hợp trong từng giai đoạn nhất định. Cụ thể như: mục tiêu đào tạo cán bộ là gì ? vào
những chức danh cụ thể nào ? những nội dung nào cần phải bồi dưỡng ? Đồng thời cần
phải xem xét phương pháp đào tạo, hình thức đào tạo cho phù hợp với các đối tượng,
nhằm phát huy tính tích cực chủ động của người học.
Thời gian qua, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ đã được quan tâm chỉ đạo chặt
chẽ hơn, hướng dẫn thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo theo từng loại đối
tượng. chúng ta đã khắc phục được một bước tình trạng đào tạo tràn lan, không theo quy
hoạch. Tuy nhiên, nôi dung chương trình và phương pháp đào tạo chậm được đổi mới,
còn chung chung. Để thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ, cần phải có kế hoạch, xác
định mục tiêu đào tạo cán bộ, từ đó phải có nội dung, hình thức đào tạo cho phù hợp với
từng cán bộ. Việc đào tạo cán bộ phải gắn với chính sách cán bộ, tạo mọi điều kiện về
vật chất, tinh thần, thời gian cho cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng
5. Công tác bố trí, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ
Bố trí, bổ nhiệm cán bộ là đặt cán bộ cụ thể vào những vị trí nhất định trong cơ cấu tổ
chức. . Việc bố trí bổ nhiệm luân chuyển cán bộ phải quán triệt nguyên tắc xuất phát từ
nhu cầu nhiệm vụ chính trị của tổ chức và phải phù hợp với khả năng, sở trường để giúp
cán bộ để hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng như tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ phát triển.
Hiện nay, chủ trương luân chuyển cán bộ đã thực hiện thành công ở một số nơi và là

một trong những giải pháp đột phá về công tác cán bộ trong tình hình hiện nay. Cán bộ
được luân chuyển đã thể hiện bản lĩnh và năng lực lãnh đạo trưởng thành nhanh hơn. Tuy
nhiên trong thực tế việc bố trí bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ thường chịu sự tác động
của hàng loạt các yếu tố tâm lý XH khác nhau dẫn đến kết quả xa rời nguyên tắc cơ bản
là xuất phát từ yêu cầu công việc và quy hoạch cán bộ. Không ít trường hợp bố trí luân
chuyển cán bộ không bắt nguồn từ những động cơ trong sáng vừa làm nản lòng cán bộ,
vừa không đáp ứng được mục tiêu và lợi ít của công việc. Ảnh hưởng của những quan
niệm phong kiến của quy luật tình cảm “yêu nên tốt, ghét nên xấu”, của sức ép tâm lý
“phải chờ đến lượt”, “sống lâu lên lão làng” trong việc bổ nhiệm bố trí cán bộ tạo nên một
sức ỳ rất lớn trong công tác cán bộ.
Để khắc phục nhược điểm trên, việc bố trí bổ nhiệm luân chuyển cán bộ phải thực hiện
đúng nguyên tắc: mục tiêu-tổ chức-con người, phải đảm bảo bố trí bổ nhiệm luân chuyển
đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng yêu cầu. Cấp uỷ địa phương đơn vị có cán bộ
được điều động luân chuyển về phải tạo điều kiện cho cán bộ là tốt nhiệm vụ, đồng thời
phải ngăn ngừa việc lợi dụng luân chuyển cán bộ để đẩy những người không “ăn cách” đi
nơi khác.
6. Công tác chính sách cán bộ:
Thực hiện chính sách cán bộ là chú ý thoả mãn một cách hợp lý nhu cầu lợi ích vật
chất và tinh thần của cán bộ, thúc đẩy cán bộ làm việc tốt hơn. Chính sách đãi ngộ cán bộ
hiện nay chậm đổi mới, tiền lượng còn hạn chế, một số chính sách còn chưa thực hiện
thống nhất, vẫn còn tình trạng vừa bình quân, vừa không công bằng, chưa gắn quyền lợi
với trách nhiệm và hiệu quả nghĩa vụ với lợi ích. Để khắc phục tình trạng này Đại hội IX
của Đảng đã xác định “tăng cường đầu tư và phát triển con người thông qua phát triển
giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng và
chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của CNH-HĐH”, “đổi mới chính sách đào tạo,
sử dụng và đãi ngộ trí cthức, tôn trọng và tôn vinh nhân tài”. Chúng ta đang tiến dần đến
việc xây dựng một chế độ tiền lương phải là thu nhập chủ yếu của cán bộ, công chức, từ
5
đó kích thích cán bộ, công chức sáng tạo và tận tụy phục vụ nhân dân, hạn chế và đấu
tranh có hiệu quả với nạn tham nhũng và các tệ nạn khác.

Kết luận Công tác cán bộ bao giờ cũng là công tác quan trọng và khó khăn, phức tạp.
Nó vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Để làm tốt công tác này, người
đứng đầu cơ quan, người làm công tác tổ chức cán bộ phải nắm vững các khía cạnh tâm
lý cán bộ, phải có phẩm chất chính trị đặc biệt là bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức,
nhất là tính nhân văn, trình độ năng lực, nhất là tầm nhìn chiến lược, sự nhạy cảm nghề
nghiệp và ở óc tổ chức, phương pháp làm việc, nhất là tính dân chủ khách quan, vô tư và
trong sáng . Bởi lẽ mọi quyết định của họ có ý nghĩa quyết định không chỉ đến sinh
mệnh của cán bộ mà còn ảnh hưởng đến uy tín và sức mạnh của cơ quan làm công tác tổ
chức cán bộ. Thực hiện tốt chiến lược cán bộ, nhất định chúng ta sẽ xây dựng được đội
ngũ cán bộ đảng viên “vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối
sống, có trí tuệ kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn”./.
VẤN ĐỂ TÂM LÝ TRONG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
(Dưới đây là tòan bộ nội dung bài học và nội dung cơ bản của NQ TW5 - khóa X về công tác tư tưởng,tùy theo nội dung câu hỏi
để các bạn chọn lọc thông tin vào bài làm của mình nhé)
1. Khái niệm công tác tư tưởng: Công tác tư tưởng có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau:
- Theo nghĩa rộng: CTác tư tưởng là toàn bộ hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội nhằm hình thành, củng cố và phát triển
hệ tư tưởng và biến chúng thành sức mạnh tinh thần chi phối mọi hoạt động của xã hội cũng như từng thành viên trong xã hội.
Theo đó, chủ thể của ctác tư tưởng là các tổ chức chính trị -XH của 1 g/c (thống trị hoặc không thống trị); đối tượng của
ctác tư tưởng là tòan bộ đảng viên và quần chúng nói chung sống và hoạt động trong 1 nhóm quốc gia, dân tộc nhất định; nội dung
của ctác ttưởng là toàn bộ những quan điểm, niềm tin của 1 g/c, 1 tập đòan XH nhất định; phương thức tác động bằng cách gián tiếp
thông qua các cơ quan chức năng với các phương pháp và phương tiện đặc biệt như cơ quan thông tin, báo chí, xuất bản,…
- Theo nghĩa hẹp: CTác tư tưởng là quá trình tác động của người lãnh đạo quản lý nhằm biến đổi tư tưởng (nhận thức, tình
cảm, ý chí) của đối tượng lãnh đạo quản lý và cuối cùng là biến đổi hành vi, hành động của họ theo những mục tiêu lãnh đạo quản lý
khác nhau.
Theo nghĩa này, chủ thể của ctác tư tưởng là 1 con người cụ thể làm công tác tư tưởng, người lãnh đạo quản lý; đối tượng là
những con người cụ thể với đầy đủ nhân cách của họ; nội dung của ctác ttưởng là những quan điểm, đường lối, chính sách….phản
ánh nội dung thực hiện theo mđích và nhiệm vụ của công tác tư tưởng; phương thức tác động trực tiếp bằng nhân cách của chính chủ
thể.
Đối với VN, ctác tư tuởng là họat động của Đảng, NN và các tchức CT-XH nhằm khẳng định, phát triển và bảo vệ CNMLN,
TTHCM, những quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của NN, tư tưởng tình cảm, ý chí trở thành sức mạnh tinh thần chủ đạo

tòan XH.
2. Nội dung tâm lý trong công tác tư tưởng
Yếu tố quyết định đến thắng lợi của công tác tư tưởng là biến kiến thức KHọc, qđiểm, đường lối của Đảng thành thế giới quan,
niềm tin và hoạt động của quần chúng; đó là sự tác động vào thế giới nội tâm của con người, cải biến thế giới nội tâm, làm cơ sở chỉ
đạo những hành động CM của QC hay nói 1 cách khác mục đích cuối cùng của ctác ttưởng là biến đổi hành vi, hành động mà muốn
thế người làm ctác ttưởng cần phải tính và nắm được các ytố ảnh hưởng đến nó:
a. Nhu cầu là cơ sở khách quan của tính tích cực hoạt động.
Ncầu là những đòi hỏi tất yếu cần phải được thỏa mãn của con người tồn tại và ptriển. Ncầu của con người được nảy sinh
từ mối qhệ giữa hcảnh bên ngoài (các điều kiện KTXH, địa lý, phong tục tập quán,…) và những đkiện bên trong (yếu tố về tlý – ý
thức của từng con người cụ thể những nhóm nhất định); hai ytố này tđộng bchứng với nhau tạo nên các ncầu rất đa dạng và phong
phú của con người. Có các lọai ncầu: vật chất - tinh thần, chính đáng – ko chính đáng, cần thiết – ko cần thiết,… Nhu cầu mỗi cá
nhân khác nhau là khác nhau. Thang bậc nhu cầu sắp xếp khác nhau ở mỗi người khác nhau. Nhu cầu của con người mang tính chu
kỳ và chu kỳ sau cao hơn chu kỳ trươc và do con người đã nhận thức được ncầu đó nên nó mang tính XH hóa cao.
Việc thỏa mãn ncầu gắn bó mật thiết với việc xác định đối tượng và khả năng hoạt động của con người, nó lquan trực tiếp quy
định tính tích cực họat động của con người. Chính mqhệ giữa ncầu – đtượng – hđộng tao nên 1 cơ chế tlý trong hành vi và hoạt động
của con người, do đó khi gdục con người cần phải chú ý ncầu và đặc điểm của ncầu để ctác tư tưởng đạt hiệu quả. Muốn thúc đẩy
tính tích cực hđộng của con người, của quần chúng nói chung nhất thiết phải nắm vững các mqhệ cơ bản này và chủ động tác động 1
cách tích cực nhất theo các ycầu sau:
- Nắm bắt được các nhu cầu của đối tượng quần chúng: ở con người, từ những ncầu khác nhau dẫn đến những suy nghĩ và
tình cãm khác nhau gắn bó trực tiếp với các mqhệ XH hiện thực của nó, vì vậy tiếp cận đối tượng, tìm hiểu và nắm bắt các ncầu của
qchúng là 1 khâu qtrọng đ/v người làm ctác tư tưởng
- Lấy việc thoả mãn nhu cầu (chính đáng, cần thiết) là điều kiện, động lực trong công tác tư tưởng: mđích cơ bản của ctác tư
tưởng là hình thành qđiêm, tư tưởng và vđộng mọi người tích cực họat động để thỏa mãn ncầu chính đáng của mình , vì vậy, song
song với việc thực hiện nvụ ctác ttưởng phải lấy việc thỏa mãn những ncầu cần thiết đối với dtượng làm điều kiện và động lực để
thực hiện những nvụ cụ thể.
- Giáo dục, định hướng nhu cầu cho các đối tượng: Chính sự phong phú, đa dạng của ncầu kéo theo sự phong phú về các
phương thức thỏa mãn ncầu. Có những ncầu và pthức thỏa mãn là thiết thực, đúng đắn sẽ thúc đẩy sự ptriển của XH và ngược lại có
6
thể làm tha hóa con người, làm băng họai truyền thống VH dtộc, đi ngược lại với mtiêu mà Đảng và ndân ta đã XD. Bên cạnh đó, sự
tồn tại của con người bao giờ cũng đặt trong sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân, tập thể và XH; và hơn nữa gdục đóng 1 vtrò chủ

đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách; do đó ngòai việc lấy thỏa mãn ncầu chính đáng làm đkiện và động lực của ctác tư
tưởng phải thường xuyên chăm lo tới việc gdục định hướng thỏa mãn ncầu chính đáng để con người, đối tượng quản lý có thói quen
tốt, hành động đúng và hình thành nhân cách sống tốt; đây là quá trình khó khăn, bắt đầu từ gia đình, nhà trường và xã hội.
Thực tiễn cho thấy, các nhà lđạo càng hiểu thấu đáo về những ncầu của con người đối với các tầng lớp của XH, từ những
ncầu đơn giản (ăn, mặc,…) đến những ncầu cao hơn như yêu thương, kính trọng, tự tôn, tự do,… thì công tác ttưởng càng mang lại
hiệu quả.
b. Cơ chế thống nhất giữa tư tưởng và hành động:
• Mqhệ giữa tư tưởng và hành động là mối qhệ bchứng giữa tlý, ý thức và họat động;
-Tư tưởng đóng vtrò hạt nhân tâm lý, đinh hướng, chỉ đạo, điều khiển, điều chỉnh hành động của con người, tư tưởng như
thế nào thì hành động của con người như thế, tư tưởng chính là động cơ và mđích của hành động. Công tác chỉ đạo này rất phức tạp
bởi trong tư tưởng gồm nhiều yếu tố hợp thành: nhận thức, tình cảm, ý chí; 03 yếu tố này đúng đắn phù hợp với nhau thì tư tưởng
đúng, hành động đúng.; nếu không phù hợp, sai lệch thì tư tưởng sai, hành vi sai nên muốn điều khiển hành vi tốt trước hết phải XD
tư tưởng tiến bộ của con người (cho VD)
- Hành động là hiện thực hoá của tư tưởng: phương thức tồn tại của tâm lý là họat động, không có hđộng của chủ thể thì sẽ
không có bất kỳ một hiện tượng tlý nào, do đó muốn đánh giá tư tưởng phải qua hành động và kết quả của hành động.
Người làm công tác tư tưởng phải làm cho đối tượng nhận thức, tình cảm, ý chí đúng
• Hạt nhân của tư tưởng chính là thế giới quan và niềm tin; đây là thành phần tlý phức tạp nhất, chi phối tòan bộ họat động
và hành vi của con người.
- Thế giới quan: là hệ thống các quan điểm, qniệm của con người về tự nhiên, XH và tư duy, là cơ sở của mọi hđộng tâm lý
của cá nhân. Ở mỗi người, thế giới quan là phẩm chất tlý phức tạp nhất chi phối mọi động cơ, mđích hành động, có sức tđộng mạnh
mẽ đến hành vi, giữ vtrò chủ đạo trong nhân cách con người. TG quan là nền tảng của tòan bộ đsống tlý của con nguời, chi phối mọi
phẩm chất tlý khác của con người.
TGQ vừa là cơ sở để định hướng thái độ, điều khiển hành vi; vừa là cơ sở để mọi người nhận thức về ncầu của mình, biết
được điều hay, lẻ phải, những điều nên hoặc ko nên trong hđộng để thỏa mãn những ncầu đó -> TGQ trở thành nguyên tắc căn bản để
điều chỉnh hành vi.
TGQ trong quần chúnh ND được hình thành thông qua việc lĩnh hội kiến thức, thông qua gdục, hoạt động và rèn luyện
trong thực tiễn. Ctác ttưởng lấy việc hình thành TGQ MLN và tư tưởng HCM cho các đảng viên và đại bộ phận quần chúng ND là
tạo cơ sở vững chắc để ND xem xét, đánh giá chính xác tình hình và nhiệm vụ của Đảng và NN, góp phần giải quyết đúng đắn mọi
vấn đề về nhận thức, tư tưởng, quan điểm, đường lối CM, hình thành tình cảm với quê hương, đất nước và con người, bồi dưỡng ý
chí CM con người VN -> tạo nên những suy nghĩ và hành động, nói và làm phù hợp với yêu cầu khách quan của nhiệm vụ CM đặt

ra.
Đối với ctác ttưởng, việc hình thành TGQ MLN và tư tưởng HCM đối với quần chúng ND là một nhiệm vụ có tính chất
sống còn của nvụ CM. TGQ MLN và TTHCM là hệ thống chứa đựng tinh thần khoa học, tinh thần CM triệt để, tính nhân văn cao cả.
Lsử đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ, chỉ thực sự tin tưởng và thực hiện theo sự dẫn đường của CNMLN và TTHCM thì chúng ta
mới có thể thực hiện được mtiêu gphóng XH, gphóng con người; đạt được những mtiêu định hướng XHCN mà Đảng và nhân dân ta
quyết tâm thực hiện.
- Niềm tin:là phẩm chất tlý cao nhất thúc đẩy con người họat động, có niềm tin thực sự vững chắc và có cơ sở thì người ta
sẽ hành động 1 cách dễ dàng và có kết quả cao.
Niềm tin là phẩm chất của TGQ, là sự hòa quyện của nhận thức, tình cảm và ý chí -> Niềm tin có thể mang nhiều sắc thái
khác nhau. Bản thân niềm tin là sự thừa nhận của con người đối với các đối tượng của hiện thực. Nếu sự thừa nhận đó trên cơ sở 1
hiểu biết đúng đắn, 1 tình cảm mạnh mẽ, 1 kinh nghiệm thực tiễn phong phú thì niềm tin đó bao giờ cũng bền vững và ngược lại.
Đối với sự nghiệp CM của Đảng ta, XD niềm tin cho quần chúng chính là làm cho quần chúng tin tưởng vào sự lđạo của
Đảng CSVN, vào sự nghiệp CM mà toàn Đảng và nhân dân ta đang quyết tâm thực hiện, tin tưởng vào con người và tin tưởng vào
khả năng lao động và sáng tạo của chính bản thân mình.
* Việc hình thành TGQ và niềm tin ở quần chúng diễn ra rất phức tạp, thể hiện thông qua các con đường cơ bản:
hình thành nhận thức, XD tình cảm và bồi dưỡng ý chí.
- Hình thành nhận thức: Mđíchvà nvụ của ctác ttưởng trong việc hình thành nhận thức ở Đảng viên và quần chúng, về
thực chất đó là quá trình tạo nên hoặc cải tiến ở họ để hình thành những hiểu biết đúng đắn và quan điểm, đường lối của Đàng, chính
sách và PL của NN; về tính ưu việt của chế độ mà chúng ta đang XD; và về vtrò, vtrí và bổn phận của chính bản thân các đảng viên
và qchúng đ/với sự nghiệp CM của Đảng , của dtộc nói chung, đ/v chính bản thân mình trong sự nghiệp đó nói riêng. Đây chính là
gđọan tác động vào quá trình nhận thức của đối tượng. Vì vậy, đòi hỏi ctác ttưởng phải tuân theo những quy luật cơ bản của quá trình
nhận thức. Việc hình thành nhận thức phải đi từ dễ đến khó, từ dấu hiệu bên ngòai vào bản chất bên trong, từ cụ thể đến trừu tượng,
từ thấp đến cao. Lnin đã kết luận rằng: từ trực quan sinh động đến tư duy truy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con
đường nhận thức chân lý; nhận thức hiện thực khách quan.
Nhận thức bao giờ cũng có tính chọn lọc và kế thừa. Không phải cái gì cũng được con người nhận thức mà nhận thức luôn
gắn liền với ncầu và nguyện vọng, với tình cảm và ý chí của cá nhân; nhận thức là 1 quá trình đòi hỏi phải trải qua nhiều mức độ
khác nhau mới có thể hiểu được đúng đắn về sự vật và hiện tượng của hiện thực khách quan. Nhận thức của con người gắn liền với
hòan cảnh sống cụ thể của người ấy. Nhận thức của con người nói chung và nhận thức của mỗi cá nhân nói riêng bao giờ cũng chịu
sự quy định của những đkiện XH. XH quy định nhận thức của con người, của cá nhân không chỉ dừng lại ở nội dung, trình độ mà ở
cả phương thức nhận thức. Chúng ta có thể biết được khả năng nhận thức của mỗi người thông qua quá trình hoạt động và sản phẩm

hoạt động của họ.Nhận thức diễn ra không đồng đều và là quá trình khó khăn phức tạp, ở mỗi người khác nhau khả năng nhận thức
khác nhau, trong mỗi người tùy vào khả năng, kinh nghiệm, các lĩnh vực tri thức cũng được nhận thức ở các mức độ khác nhau.
Nhận thức là 1 quá trình tìm hiểu, nắm bắt và tiếp cận chân lý do đó đòi hỏi mỗi cá nhân phải nổ lực ý chí vượt qua các khó khăn, trở
ngại mới có thể thực hiện được mục đích nhận thức đề ra. Như vậy, nhận thức đóng vai trò qtrọng đ/với việc tạo nên và biến đổi
những hành vi và hoạt động ở con người; quá trình hình thành nhận thức cho XH và mỗi cá nhân đòi hỏi phải tuân thủ theo những
quy luật nhất định, nhận thức là cơ sở quan trọng nhất để hình thành nên TG quan đúng đắn làm động cơ thúc đẩy hoạt động.
7
-Hình thành tình cảm :
TG quan và niềm tin ở đảng viên và quần chúng nhân dân gắn liền với tình cảm tốt đẹp của họ - đó là: tình cảm ctri – đạo đức
(tình yêu nước, yêu Đảng, yêu CNXH, yêu con người,…), tình cảm trí tuệ (lòng khát khao hiểu biết, say mê nghiên cứu học hỏi,…),
tình cảm thẩm mỹ (yêu cái đẹp, hướng tới chân, thiện mỹ,…), Các tình cảm này được hình thành và vận động trên các quy luật của
đời sống tình cảm: quy luật về sự tương phản cảm xúc – tình cảm, quy luật lây lan,… do đó, người làm công tác tư tưởng phải hiểu
và vận dụng những quy luật này , song song với quá trình nâng cao nhận thức phải kết hợp sự khơi dậy những yếu tố nhân bản của
con người, khơi dậy được ý thức tự hào dân tộc, lòng tự tôn dtộc, lòng mong muốn phấn đấu vươn lên, ghét cái xấu, cái lạc hậu trì
trệ,….Việc hình thành tình cảm trong TG quan MLN và TTHCM phải gắn liền với việc thỏa mãn những nhu cầu nhận thức đúng
đắn về những quan điểm thông qua đường lối chính sách, PL của NN; gắn liền nhận thức và thực tiễn, thỏa mãn những nhu cầu thiết
thực và tiến bộ về đời sống CTrị XH của nhân dân.
Tình cảm là 1 thuộc tính tlý rất quan trọng đ/v con người, nó có thể lây lan từ người này sang người khác để hình thành nên
tâm trạng chung có ảnh hưởng không nhỏ tới tính tich cực họat động của con người; do đó quá trình làm công tác tư tưởng cần chú ý
đến tính lây lan của nó để chủ động XD những tình cảm tốt đẹp, hạn chế những tình cảm tiêu cực.
- Bồi dưỡng ý chí: Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi
phải nổ lực khắc phục khó khăn. Ý chí thể hiện tính tích cực của ý thức trên cơ sở sự phát triển cao hơn của nhận thức và tình cảm.
Ở mỗi cá nhân, ý chí được thể hiện thông qua các phẩm chất: tính mục đích, tính độc lập, tự chủ, tính quyết đóan, tính sáng tạo, tính
bền bỉ cần cù, tính kỷ luật,…những phẩm chất này có ý nghĩa rất quan trọng đối với hiệu quả họat động, là cơ sở tạo nên tính ổn định
và bền vững của TGQ và niềm tin.
Việc rèn luyện những phẩm chất ý chí đòi hỏi ctác ttưởng chú trọng việc động viên, cổ động các phong trào quần chúng và
đưa quần chúng vào thực hiện những nvụ KT-XH nhất định, gắn liền với những lợi ích thiết thực của họ, qua đó tích lũy và rèn luyện
kinh nghiệm hành động thực tiễn.
Ý chí của cá nhân luôn gắn bó mật thiết và thống nhất với ý chí nhóm, ý chí g/c. Vì vậy, ngòai mặt tích lũy kinh nghiệm
hành động thực tiễn, ctác ttưởng cần phải đảm bảo tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa lời nói và việc làm, tránh tuyên

truyền hình thức, lấy lệ, phải thật sự giải quyết được những đòi hỏi về nhận thức và lợi ích chính đáng của nhân dân, tôn trọng và
phát huy quyền làm chủ nhân dân, Đồng thời, những người làm ctác tư tưởng và các cơ quan của Đảng và NN phải thật sự gương
mẫu về mọi mặt trong việc thực hiện những nvụ hoạt động đã đề ra. Có như vậy mới tạo nên được 1 môi trường XH tốt, là cơ sở để
thống nhất giữa ý chí và hành động, là đkiện qtrọng để bồi dưỡng những phẩm chất ý chí ở quần chúng nhân dân.
3. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác tư tưởng: Hiệu quả của ctác ttưởng chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố tlý – XH,
trong đó có các yếu tố cơ bản sau:
• Đặc điểm của chủ thể làm công tác tư tưởng: đó là: quan điểm, tư tưởng, trình độ, năng lực,… -> nhân cách của người
làm công tác tư tưởng.
Để tác động một cách có hiệu quả đến ttưởng quần chúng thực hiện những mđích và nvụ của ctác ttưởng, nhân cách của
người làm ctác ttưởng có 1 ý nghĩa đbiệt qtrọng. đó chính là nhân tố con người quyết định đến việc thành, bại, hiệu quả hay không
hiệu quả của ctác ttưởng. Khi nói đến nhân cách của người làm ctác ttưởng là nói đến những nét nhân cách phù hợp được xét trên hai
bình diện: dức và tài. Chính những nét nhân cách này nó thể hiện cụ thể, sinh động tấm gương cho quần chúng học tập noi theo, tin
yêu và chịu thuyết phục.
+ Lập trường g/c của người làm ctác ttưởng là yếu tố qtrọng bậc nhất, nó thể hiện bản lĩnh ctrị của người làm ctác
ttưởng. Muốn tác độn tới quần chúng, người làm ctác ttưổng phải quán triệt 1 cách đầy đủ những qđiểm của CNMLN và TTHCM, hệ
thống qđiểm và đường lối của Đảng,…
Lập trường g/c được thể hiện thông qua quá trình sống và họat động của người làm ctác ttưởng; đó là sự thống nhất giữa lời
nói và việc làm, giữa quan hệ và cách cư xử, giữa lời kêu gọi với quan điểm và hành vi của chính mình. Người làm ctác ttưởng phải
biết kết hợp xung quanh mình những cộng sự đắc lực, có trí tuệ, làm việc 1 cách tận tâm, tận lực; phải biết lđạo cả tập thể cùng họat
động chứ không thể họat động đơn lẻ một mình. Trong quá trình làm việc phải hết sức tôn trọng cấp dưới, tôn trọng và gắn bó mật
thiết với quần chúng, phải biết tự kiềm chế, trong bất kỳ hòan cảnh nào cũng không được bức xúc khi tiếp xúc với quần chúng.
Ctác ttưởng là 1 quá trình phức tạp và lâu dài, lập trường g/c đòi hỏi người làm ctác ttưởng phải kiên trì trong công tác,
không dao động, giảm sút ý chí trong nvụ của mình. Thực tiễn luôn sinh động và sáng tạo, vì vậy người làm ctác ttưởng phải thường
xuyên thực hiện ngtắc phê bình và tự phê bình làm cho bản thân minh ngày càng hoàn thiện để thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ
của ctác ttưởng theo ycầu và nhiệm vụ CM.
+ Phẩm chất ctrị - đạo đức: là ytố quan trọng làm cơ sở, nền tảng cho việc thực hiện ctác ttưởng. Muốn tác động làm
thay đổi suy nghĩ và hành động của quần chúng theo yêu cầu của nhiệm vụ CM thì người cán bộ CM phải có đạo đức CM. Người có
đạo đức CM là người được kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của Đảng và Hồ Chủi tịch, biết vận dụng những truyền thống tốt
đẹp đó và trong cuộc sống và họat động của mình, gắn bó và hòa minh vào quần chúng. Phải thực sự là người cần, kiệm, liêm, chính,
chí công, vô tư.

Trong hoạt động với quần chúng, đạo đức của người làm ctác ttưởng được thể hiện thông qua tính cách giản dị, thẳng thắn
và trung thực trong lời nói và việc làm; có thái độ hòa nhã, gần gũi và yêu mến quần chúng, giàu lòng nhân ái, vị tha; cẩn trọng, tỉ mỉ
và công bằng, khách quan trong công việc. Phải biết lấy tấm gương sáng của mình để cảm hóa và thuyết phục quần chúng.
+ Khả năng sử dụng phương pháp và thủ thuật. Công tác ttưởng đòi hỏi 1 trình độ chuyên môn cao, người làm ctác
ttưởng phải nhạy cảm về những vđề chính trị - XH, kịp thời tổng kết 1 cách nhanh nhạy những biểu hiện sinh động của đời sống thực
tiễn, đồng thời phải hết sức khôn khéo trong việc chuyển tải những qđiểm ttưởng của Đảng đến quần chúng.
Sự vững vàng về phương pháp cùng với kinh nghiệm thực tiễn phong phú là cơ sở của việc vận dụng sáng tạo phương pháp
của chủ thể để không ngừng nâng cao hiệu quả của ctác ttưởng.
+ Mức độ vữngvàng về lập trường, quan điểm ở người làm ctác tư tưởng: là ytố qua trọng quyết định việc thành công
hay thất bại trong ctác tư tưởng. Đòi hỏi người làm ctác ttưởng phải có những hiểu biết sâu rộng về CNMLN và TTHCM; về qđiểm
đường lối của Đảng, về hệ thống chính sách và phap luật của NN,về nội dung những vđề ttưởng cần chuyển đến quần chúng, về
những kiến thức văn hóa cơ bản, làm cơ sở cho quá trình thực hiện mục đích và nhiệm vụ của công tác ttưởng.
• Đặc điểm của đối tượng quần chúng quản lý: đối tượng của ctác ttưởng là những con người cụ thể, là quần chúng đông
đảo với những hịat động simh động của họ. Những đtượng này vừa là khách thể chịu sự tđộng của ctác ttưởng, vừa là chủ thể chủ
động , sáng tạo trong quá trình họat động. Muốn định lượng được thời gian, ndung, phương pháp của quá trình thực hiện ctác ttưởng,
8
người làm ctác ttưởng phải xđịnh rõ ràng về trình độ nhận thức, tâm tư, tình cảm, ý chí, tâm thế và truyền thống trên các lvực họat
động của đối tượng quần chúng.
• Một số yếu tố tâm lý XH :
+ Dư luận XH: giúp cho ctác ttửơng những thông tin cần thiết về đối tượng và có vtrò quan trọng trong sự điều chỉnh
hành vi, thái độ của đại bộ phận quần chúng nhân dân. Cần chú ý nắm vững và sử dụng khoa học, hợp lý, thường xuyên các phương
tiện thông tin đại chúng, các loại hình hoat động văn hóa, văn nghệ, ctác báo chí xuất bản,…để điều chỉnh và định hướng dư luận
theo hướng tích cực.
+ Tâm trạng XH: là những rung động biểu thị cảm xúc chung của quàn chúng đ/với những sự kiện và hiện tượng xảy ra
trong đời sống XH có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến lợi ích của các thành viên.
Một nhóm XH có tâm trạng XH tích cực sẽ tạo nên 1 tâm thế ở quần chúng r6át có lợi cho ctác ttưởng. Nó làm cho các
thành viên tin tưởng, gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên sự hăng hái, nhiệt thành và thống nhất trong họat động và ngược lại, tâm trạng
tiêu cực sẽ tạo nên sự nghi ngờ, bi quan, thiếu đkết nhất trí ->giảm hiệu quả.
+ Tâm thế của đối tượng quần chúng: là 1 trạng thai tlý thể hiện sự chờ đợi, mong mỏi của họ đ/với những vấn đề có liên
quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc thỏa mãn những nhu cầu và lợi ích trong 1 thời gian nhất định. Việc nắm bắt được tâm thế của

đối tượng giúp cho người làm ctác ttưởng thực hiện nvụ đạt hiệu quả cao nhất, việc nắm bắt kịp thời tâm thế của qchúng đôi khi
quyết định đến vấn đề thời cơ trong CM.
+ Ngòai ra, để làm tốt công tác ttưởng, quá trình tìm hiểu đtượng quần chúng cần nắm bắt được truyền thống trên các lĩnh
vực họat động của họ, còn phải sử dụng 1 số cơ chế tâm lý – XH khác nhau: sự lan truyền tlý, giao tiếp trong nhóm và tập thể, định
hướng giá trị trong nhóm và tập thể,….
4. Biện pháp làm công tác tư tưởng
- Giáo dục, dạy học trong ctác ttưởng: nhằm trang bị tri thức, phát triển trí tuệ và hình thành thế giới quan – niềm tin cho
đtượng làm cho đtượng hiểu biết, nhận thức đúng, có tinh cảm đúng và đi đến có hành động đúng. Thường sử dụng 2 phương pháp
cơ bản: thuyết trình và thảo luận chuyên đề. Sử dụng phương pháp này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong ctác tư tưởng vì nó góp
phần vào việc nâng cao nhận thức, XD phương pháp tư duy khoa học, bồi dưỡng ttưởng hình thành TG quan, niềm tin vào đường lối
CM của Đảng và của dtộc, của quần chúng nhân dân.
- Thuyết phục: là phương pháp bằng lời nói và việc làm của người làm ctác tư tưởng tác động vào nhận thức, tình cảm, ý
chí của đtượng, làm cho đtượng hiểu rõ chân lý, tin tưởng và hành động theo chân lý đó. Phương pháp thuyết phục giúp cho ctác
ttưởng biến những hiểu biết, quan điểm, niềm tin thành những hành động tích cực ở đối tượng làm ctác tư tưởng. Thường sử dụng
bằng 2 hình thức cơ bản: thuyết phục bằng lời nói và bằng việc làm sinh động của người làm ctác ttưởng; hiệu quả nhất là sử dụng
phối hợp mềm dẽo cả 2 hình thức.
Hiệu quả thuyết phục cảm hóa đối tượng sẽ không cao, thậm chí không có kết quả khi người thuyết phục không gây được
thiện cảm với quần chúng và lời nói, hành động của người làm ctác ttưởng trái ngược nhau.
- Nêu gương: là dùng những gương điển hình để tác động vào nhận thức, tình cảm, ý chí của đtượng làm nảy sinh nhu cầu
và hành động theo gương tốt, tránh những gương xấu ở quần chúng nhân dân. Phương pháp này dựa trên cơ sở bắt chước XH – yếu
tố qtrọng thể hiện bản chất XH trong hành vi con người – mong muốn vươn tới cái đẹp của con người. Thường sử dụng bằng các
hình thức: nêu gương điển hình tốt để học tập và gương xấu để phê phán, bài trừ. Tuy nhiên, để có tác dụng tốt đòi hỏi các gương nêu
ra phải thực sự là những điển hình, mẫu mực.
Tóm lại, ctác ttưởng là quá trình tác động đến con người về mặt tinh thần – tlý nhằm thống nhất trước cách suy nghĩ và cuối
cùng là cách hành động đối với cá nhân và các bộ phận trong tòan XH. Những lý luận tâm lý học là cơ sở khoa học cho việc thực
hiện ctác ttưởng, người làm ctác ttưởng phải chú trọng nắm bắt và vận dụng 1 cách sáng tạo vào thực tiễn để không ngừng nâng cao
hiệu quả cao của ctác tư tưởng.
* NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG THEO NGHỊ QUYẾT TW 5 – KHÓA X:
Công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Ðảng. Công tác tư tưởng của Ðảng
càng trở nên cấp thiết và quan trọng hơn khi cách mạng bước vào giai đoạn phát triển mới, đặt ra những yêu cầu mới. Trong giai

đoạn hiện nay, đất nước ta đang đứng trước những cơ hội mới do những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 20 năm đổi mới trên
tất cả các lĩnh vực mang lại, đồng thời cũng đứng trước những yêu cầu, thách thức mới trong hoàn cảnh mới. Những yêu cầu mới đòi
hỏi công tác tư tưởng phải có sự bứt phá mạnh mẽ, vươn lên, khắc phục cho được tình trạng lạc hậu trên một số lĩnh vực, phải nâng
cao tầm nhìn, đổi mới sâu sắc nội dung, phương pháp, mở rộng phạm vi và năng lực hoạt động, làm tròn chức năng, vai trò đi trước,
mở đường cho sự phát triển của đất nước trong những năm tới.
1. Thực trạng tình hình tư tưởng và công tác tư tưởng: Đang diễn biến phong phú, đa dạng, nhanh chóng và có phần phức
tạp.
- Về tình hình tư tưởng: Trước những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước qua 20 năm đổi mới, trực tiếp là những
kết quả nổi bật của 5 năm qua, đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, vào công cuộc đổi
mới và triển vọng phát triển tốt đẹp của đất nước Lòng yêu nước, ý thức tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái,
tính năng động, chủ động, sáng tạo của con người Việt Nam được phát huy và nâng cao. Tư tưởng tích cực được mở rộng, là xu
hướng chủ đạo, tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của dân tộc ta trong thời kỳ mới.
Tuy vậy, một số mặt tiêu cực về tư tưởng đang có biểu hiện phức tạp và nghiêm trọng hơn, tiềm ẩn các nguy cơ trực tiếp gây
mất ổn định chính trị. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
và nhân dân chưa được khắc phục có hiệu quả, làm giảm sức chiến đấu của Đảng và lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Trong Đảng đã xuất hiện các ý kiến khác nhau về một số vấn đề cơ bản liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước, ảnh hưởng tới sự thống nhất tư tưởng. Trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, kể cả trong những lực lượng nòng cốt, gắn bó
với Đảng, với chế độ, đã phát sinh một số vấn đề tư tưởng, tâm trạng bức xúc đáng lo ngại, ảnh hưởng tới tính đồng thuận xã hội.
Các phần tử cơ hội chính trị trong nước móc nối với thế lực thù địch, phản động ở nước ngoài xuyên tạc, vu cáo, chống phá quyết liệt
Đảng, Nhà nước ta trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng.
- Về công tác tư tưởng: Thời gian qua, công tác tư tưởng luôn được coi trọng và tăng cường, góp phần xây dựng Đảng vững
mạnh về chính trị, tư tưởng, khẳng định và bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giữ gìn, củng cố sự đoàn kết, thống
nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội; gắn kết chặt chẽ hơn với những nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối
ngoại, việc đấu tranh chống lại các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị vu cáo
9
Đảng, Nhà nước ta bước đầu được đẩy mạnh, có nhiều cố gắng tìm tòi, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Các sinh hoạt
văn hoá, văn học - nghệ thuật phát triển đa dạng.
Tuy nhiên, nhiều yếu kém, khuyết điểm của công tác tư tưởng đã được chỉ ra từ nhiều năm qua nhưng chậm được khắc phục, đó
là: Công tác tư tưởng còn thiếu sắc bén, thiếu sức thuyết phục, tính chiến đấu còn hạn chế, chưa sát thực tiễn và chưa linh hoạt; chưa
làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, những quan điểm mơ hồ, sai trái;

thiếu quan tâm giáo dục lí tưởng, đạo đức, lối sống. Chất lượng sinh hoạt tư tưởng trong tổ chức đảng thấp, thiếu tính chiến đấu.
Phạm vi tác động, ảnh hưởng của công tác tư tưởng có dấu hiệu bị thu hẹp. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch còn bị
động, hiệu quả thấp. Xuất hiện xu hướng hạ thấp chức năng giáo dục, xa rời các chức năng cao quý của văn học, nghệ thuật cách
mạng. Nội dung, phương pháp công tác tư tưởng chậm đổi mới, công tác tư tưởng trở nên lạc hậu so với yêu cầu của thực tiễn trong
tình hình mới.
+ Nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm
- Về khách quan: Những biến đổi mau lẹ, phức tạp của tình hình quốc tế và trong nước, thực trạng đời sống xã hội, cùng với
những yếu kém, những vấn đề chưa giải quyết tốt trong quản lý kinh tế - xã hội có tác động mạnh đến lĩnh vực tư tưởng.
- Về chủ quan, có các nguyên nhân sau:
Một là, tư duy của Đảng trên lĩnh vực tư tưởng còn chậm đổi mới. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác tư
tưởng, lý luận chưa đúng tầm trong điều kiện Đảng cầm quyền.
Hai là, một số cấp ủy chưa thật sự quan tâm và coi trọng công tác tư tưởng; có biểu hiện hữu khuynh, nể nang, né tránh đối với
những quan điểm sai trái có tính nguyên tắc.
Ba là, công tác tư tưởng chưa gắn chặt chẽ với công tác tổ chức, cán bộ và kiểm tra của Đảng; công tác quản lý báo chí còn
buông lỏng, bị động, xử lý sai phạm thiếu kiên quyết, nể nang, né tránh; đội ngũ cán bộ chuyên trách còn nhiều hạn chế.
Bốn là, công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu về tư tưởng, lý luận và báo chí chưa theo kịp sự phát triển của tình hình.
2. Những yêu cầu mới đối với công tác tư tưởng:
Một là, những năm tới, mục tiêu, nhiệm vụ của công tác tư tưởng nặng nề hơn, thể hiện trước hết ở chỗ phải thích ứng và phục
vụ có hiệu quả cao nhất những mục tiêu lớn của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới. Từ nay đến năm 2020, đất nước ta phải hoàn
thành 2 nhiệm vụ có tính lịch sử là: ra khỏi tình trạng kém phát triển trước năm 2010 và đến năm 2020, cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhiệm vụ nặng nề đó đòi hỏi công tác tư tưởng một sự phấn đấu mới, phải nỗ lực tìm tòi, đổi mới
mạnh mẽ hơn về nội dung và phương pháp hoạt động.
Hai là, quá trình hội nhập sâu và trực tiếp vào đời sống kinh tế quốc tế cùng với sự mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đang đặt chúng ta trước những thách thức gay gắt hơn, phức tạp hơn rất nhiều so với trước đây.
Trong điều kiện đó, lĩnh vực tư tưởng phải tiếp cận trực tiếp với các trào lưu, các khuynh hướng tư tưởng bên ngoài xâm nhập vào
nước ta, đang tác động nhanh và mạnh vào tư tưởng, tâm lý, tình cảm, lối sống của con người Việt Nam. Sự chống phá của các thế
lực thù địch trong và ngoài nước sẽ ngày càng điên cuồng, quyết liệt và tinh vi hơn; chúng coi tư tưởng, lý luận và báo chí là khâu
đột phá để tấn công vào Ðảng ta, vào nền tảng tư tưởng của cách mạng nước ta.
Do đó, yêu cầu bảo vệ nền tảng tư tưởng, vững vàng trên trận địa tư tưởng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trước một xu thế
"xâm lăng văn hóa" đặt ra một cách rất trực tiếp. Nó đòi hỏi công tác tư tưởng phải nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục, giúp

cho cán bộ, đảng viên và nhân dân vững vàng, không dao động trước các trào lưu, các khuynh hướng chính trị, tư tưởng, văn hóa từ
bên ngoài vào nước ta.
Ba là, ở trong nước, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
ngày càng trực tiếp vào kinh tế thế giới, bên cạnh những yếu tố tích cực, sẽ xuất hiện xu thế khách quan là sự phân hóa về thu nhập,
sự khác biệt về lợi ích trong các tầng lớp và nhóm xã hội. Sự hình thành các nhóm lợi ích xã hội khác nhau chính là tiền đề để hình
thành các khuynh hướng tư tưởng khác nhau, tác động trực tiếp vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vào sự đồng thuận xã hội. Công
tác tư tưởng phải nhận thức rõ và có trách nhiệm lớn trong việc hóa giải những biểu hiện tiêu cực trong các xu thế này.
Bốn là, tình hình quốc tế đang tiếp tục biến đổi nhanh chóng, phức tạp, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ,
đặt ra những yêu cầu mới về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí. Trên thế giới đã và sẽ xuất hiện những vấn đề mới về lý luận, đòi
hỏi những người làm công tác tư tưởng, công tác lý luận phải đánh giá, định hướng đúng, kịp thời lý giải thỏa đáng trong tuyên
truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Vì vậy, để đáp ứng đòi hỏi mới đó, công tác tư tưởng, lý luận phải có nhiều nỗ lực mới,
phải nghiên cứu một cách nghiêm túc để có câu trả lời thỏa đáng, khoa học, góp phần định hướng chính trị, tư tưởng cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân.
Năm là, công tác tư tưởng là công tác đối với con người, cho nên phải gắn chặt lý chí với tình cảm; gắn sự định hướng với tính
tự nguyện; phải quan tâm đến tính đặc thù, những quy luật đặc thù của công tác tư tưởng để từ đó định ra những yêu cầu có tính
phương pháp luận đúng đắn và phương pháp khoa học, phù hợp hơn; công tác tư tưởng, một mặt, phải đấu tranh để bảo vệ chủ nghĩa
Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; mặt khác cũng đồng thời nhấn mạnh vế thứ hai: "Phát triển" chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ đó yêu cầu công tác tư tưởng, lý luận phải làm rõ những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời phải bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trong điều kiện mới, đáp ứng yêu cầu phát triển và
phù hợp với thực tiễn đất nước, thời đại.
Về phương thức tiến hành, cần phát huy sức mạnh tổng hợp để phát triển công tác tư tưởng; phải đề cao việc phát huy dân chủ,
tự do tư tưởng, khai thác mọi tiềm năng sáng tạo của toàn Ðảng và toàn xã hội, tạo bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên lĩnh vực
này.
3. Mục tiêu và quan điểm của Đảng ta về ctác ttưởng:
a. Mục tiêu
- Công tác tư tưởng phải củng cố, tăng cường sự thống nhất về tư tưởng, chính trị trong Đảng, sự đồng thuận về chính trị và tinh
thần trong nhân dân, giữ vững và mở rộng trận địa tư tưởng của Đảng, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; phát huy sức mạnh của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, của đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao ý chí phấn đấu thực hiện thành
công sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.

- Công tác tư tưởng, lý luận phải góp phần tích cực thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tổ chức đảng ngày càng trong sạch, vững
mạnh, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, khắc phục một bước quan trọng tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng,
đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
10
- Cơng tác tư tưởng, lí luận phải vượt qua tình trạng lạc hậu, yếu kém, cơng tác báo chỉ phải khắc phục được những khuyết
điểm, yếu kém kéo dài; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, góp phần củng cố tư tưởng, phát triển trình độ lí luận
chính trị, tri thức của tồn Đảng và hệ thống chính trị, khẳng định vai trò tiên phong của Đảng.
b. Quan điểm chỉ đạo
- Cơng tác tư tưởng, lí luận là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong tồn bộ hoạt động của Đảng; là lĩnh vực trọng
yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ, tun truyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm
vụ cách mạng, khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của Đảng về chính trị, lí luận, trí tuệ, văn hố và đạo đức; thể hiện vai trò đi
trước, mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Cơng tác tư tưởng, lí luận, báo chí phải đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, làm cho hệ tư tưởng của Đảng, của giai cấp cơng nhân, lí tưởng xã hội chủ
nghĩa, những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hố dân tộc, những tinh hoa văn hố thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống
tinh thần xã hội.
- Cơng tác tư tưởng là nhiệm vụ của tồn Đảng, của tất cả đảng viên, trước hết là cấp uỷ các cấp và đồng chí bí thư cấp uỷ, của
cả hệ thống chính trị với sự tham gia, đóng góp của nhân dân, trong đó lực lượng nòng cốt là đội ngũ chun trách làm cơng tác tư
tưởng, lí luận, báo chí của Đảng; phải phát huy dân chủ, khai thác mọi tiềm năng sáng tạo của tồn Đảng và tồn xã hội để tạo bước
phát triển mạnh mẽ trên lĩnh vực tư tưởng, lí luận, báo chí.
- Cơng tác tư tưởng của Đảng là cơng tác đối với con người, một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải nắm vững những
quy luật riêng của tư tưởng, có thái độ, phương pháp khoa học, kết hợp chặt chẽ giữa u cầu định hướng tư tưởng với sự tự nguyện,
giữa lí trí và tình cảm, giữa lời nói và việc làm, giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” làm chính, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực; phải gắn bó
mật thiết và phục vụ có hiệu quả cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao đời sống và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân.
4. Nhiệm vụ và giải pháp
- Nâng cao nhận thức về vai trò của cơng tác tư tưởng; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với cơng tác tư tưởng. Đổi
mới, nâng cao chất lượng tun truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng cho
cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ; làm cho tồn Đảng, tồn dân nắm vững, nhất trí với mục tiêu, quan điểm,

nhiệm vụ trong cơng cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kiên trì đấu tranh bảo vệ lí tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, thường xun gắn kết chặt chẽ cơng tác tư tưởng với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối
ngoại. Tăng cường tun truyền, cổ vũ, động viên các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trên mọi lĩnh vực,
phát huy chủ nghĩa u nước, năng lực thực thi dân chủ, tinh thần sáng tạo, tự lực, tự cường, tạo ra phong trào hành động cách mạng
của tồn dân thực hiện thắng lợi cơng cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
Đề cao trách nhiệm của tồn Đảng đối với cơng tác tư tưởng. Xây dựng và thực hiện quy chế, quy định tồn Đảng, từ Trung
ương đến cơ sở và mọi đảng viên có trách nhiệm trực tiếp làm cơng tác tư tưởng, tham gia tổng kết thực tiễn. Bí thư cấp uỷ, thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị hàng năm phải lập kế hoạch chỉ đạo cơng tác tư tưởng, chủ động nắm bắt, đánh giá, dự báo diễn biến tư
tưởng của đơn vị mình, có biện pháp giải quyết kịp thời. Thường xun nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt
đảng, khắc phục tình trạng mơ hồ về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên. Xây dựng cơ chế các cấp uỷ đảng tiếp xúc, đối thoại trực tiếp
với nhân dân, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lí nhà nước từ Trung ương đến cơ sở với cơ quan làm cơng tác tư tưởng trong
việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân. Cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động của các loại hình tun truyền, đặc biệt chú trọng cơng tác tun truyền miệng phù hợp với trình độ, nhu cầu của từng
đối tượng.
- Triển khai sâu rộng nhiệm vụ xây dựng đạo đức đối với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ. Xây
dựng và thực hiện các chuẩn mực đạo đức phù hợp với từng đối tượng, xây dựng cơ chế giám sát về đạo đức, lối sống của cán bộ,
đảng viên. Tổ chức thực hiện rộng khắp, có chiều sâu, thiết thực và hiệu quả Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”, gắn với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, chống suy
thối về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Nghiên cứu, xây dựng, tổng kết và truyền bá rộng rãi những giá
trị mới của con người Việt Nam trong thời kì cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đồng thời bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc, đấu tranh
chống lai căng, bắt chước, lệ thuộc nước ngồi.
- Xây dựng và thực hiện chiến lược, các kế hoạch cụ thể về phát triển văn học - nghệ thuật, tạo ra những tác phẩm văn học, nghệ
thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, có tác dụng giáo dục sâu sắc. Đưa cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời
sống văn hố” đi vào chiều sâu, nâng cao hiệu quả chính trị - kinh tế - xã hội của cuộc vận động.
- Triển khai đồng bộ, chủ động cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, phản bác các luận điệu tun truyền xun tạc, vu cáo,
chống phá Đảng, Nhà nước ta, làm thất bại âm mưu “diễn biến hồ bình”, thực hiện đa ngun chính trị, hình thành lực lượng đối
lập, gây bạo loạn, lật đổ của các thể lực thù địch; thường xun cảnh giác, chủ động phòng, chống nguy cơ tự diễn biến ở cả Trung
ương và các ngành, các cấp.
- Củng cố tổ chức, tăng cường cán bộ và phương tiện để mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả cơng tác thơng tin đối ngoại,
giúp cho cộng đồng quốc tế, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi có nhận thức và thái độ đúng đắn về đất nước ta, tranh thủ sự

đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
- Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ chun trách, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật cho cơng tác tư tưởng theo
hướng hiện đại, đáp ứng u cầu của hoạt động tư tưởng trước những đòi hỏi mới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Khẩn
trương xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ làm cơng tác tư tưởng đến năm 2020 từ Trung ương đến cơ sở, cả cán bộ cấp chiến lược,
các chun gia đầu ngành, đội ngũ kế cận và cán bộ trẻ. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, có chế độ, chính sách đãi ngộ thoả
đáng đối với đội ngũ này. Chú trọng cơng tác nghiên cứu, điều tra xã hội học, nắm bắt đư luận xã hội phục vụ cơng tác tư tưởng. Xây
dựng chiến lược cơng tác tư tưởng trong tình hình mới./.
Câu 7 : Hãy phân tích những cơ sở tâm lý của hoạt động lãnh đạo quản lý.
Từ đó vận dụng nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
Bài làm
11
Lãnh đạo, quản lý là sự tác động vào con người với tư cách là những cá
nhân hoặc những tập hợp người nhất đònh, nhằm thiết lập cũng cố, duy trì và phát
triển các quan hệ và thể chế bảo đảm cho các cá nhân và các tập hợp người ấy
hoạt động có hiệu quả nhất theo những mục tiêu xác đònh. Với ý nghóa đó hoạt
động lãnh đạo quản lý có vai trò quan trọng dối với chủ thể lãnh đạo, cũng như
những ảnh hưởng của nó đến sự thành công hay thất bại của sự lãnh đạo. Đó là
vần đề có ý nghóa to lớn về mat lý luận lẫn thực tiễn giúp nâng cao hiệu quả trong
công tác lãnh đạo của các nhà lãnh đạo quản lý hiện nay.
Hoạt động lãnh đạo quản lý theo nghóa rộng đó làsự tác động của chủ thể
lãnh đạo quản lý đến các đối tượng của nó bao gồm những nội dung rấr đa dạng từ
việc hình thành các quan niệm về con người nói chung đến việc thực hiện các biện
pháp thúc đẩy hành động đối với một cá nhân, một tập thể cụ thể. Tuy nhiên sự
tác động lãnh đạo quản lý thường được hiểu theo nghóa hẹp hơn đó là sự làm biến
đổi trực tiếp các đối tượng của sự lãnh đạo theo 1 mục tiêu nào đó. Khái niệm hoạt
động lãnh đạo quản lý được dùng để chỉ sự tác động lãnh đạo theo nghóa này.
Thực ra hoạt động là thuật ngữ tương đối phức tạp. Về mặt triết học, hoạt
động được coi là phương thức tồn tại của con người. con người tồn tại bằng cách và
thông qua hoạt động. Trong tâm lý học hoạt động được hiểu là 1 sự tiêu tốn năng
lượng nhất đònh để làm biến đổi 1 đối tượng nhất đònh. Xét về mặt phát triển cá

thể, tâm lý học phân biệt hoạt động thành 3 hình thái cơ bản là hoạt động chơi, hoạt
động học, hoạt động lao động.
Nhưng về mặt phân công xã hội thì hoạt động lao động được thực hiện dưới
những dạng khác nhau như lao động sản xuất của cải vật chất,lao động của cải tinh
thần, lao động sản xuất đời sồng xã hội. Những dạng hoạt động này đến 1 mức độ
phát triển nhất đònh sẽ đòi hỏi sự lãnh đạo quản lý. Nói cách khác, phân công lao
động xã hội phát triển đến 1 mức độ nhất đònh sẽ làm xuất hiện những cá nhân
đóng vai trò chỉ huy điều hành các hoạt động lao động khác của xã hội. Hoạt động
có tính chất chuyên biệt của những cá nhân đóng vai trò điều hành ấy chính là hoạt
động lãnh đạo quản lý. Như vậy, lao dộng quản lý là 1 dạng hoạt động lao động
đặc thù của 1 nhóm người đóng vai trò chỉ huy, điều hành mọi hoạt động khác của
xã hội.
Mỗi hoạt động khác nhau đều hướng tới 1 đối tượng tương ứng nhầt đònh. Đối
tượong của hoạt động lãnh đạo quản lý là những con người đang hoạt động, thực
hiện những nhiệm vụ xã hội cụ thể khác nhau. Lãnh đạo là tác động đến con người
đang hoạt động là sự hướng tới con người nhằm làm biến đổi các hoạt động khác
nhau của họ để đạt được hiệu quả tối ưu. Trong thực tế, có thể nó đến sự lãnh đạo
đối với các quá trình kinh tế, úav trình kỹ thuật… Nhưng các quá trình ấy cũng chỉ
là có thể diễn ra thông qua hoạt động của con người. cho nên suy đến cùng thì mọi
hoạt động lãnh đạo quản lý đều gắng với đối tượng là con người, hoặc tác động
trực tiềp đến con người, hoặc tác động thông qua con người.
Để đạt được mục đích của hoạt động lãnh đạo, một loạt những nhiệm vụ cụ
thể được đạt ra và giải quyết. Nhiệm vụ của lãnh đạo quản lý chính là những giai
đoạn trên con đường đi tới mục tiêu của hoạt động này, tức là hiệu qủ tối ưu của
những hoạt động mà nó quản lý. Nòi 1 cách khác nhiệm vụ của hoạt động lãnh
đạo quản lý bao gồm việc lựa chọn, xác đònh các mục tiêu việc tạo ra các tổ chức
và con người nhất đònh, cùng với nhữhng điều kiện phương tiện cần thiết cho những
con người và tổ chức ấy hoạt động có hiệu quả đạt được mục tiêu đã chọn 1 cách
tối ưu.
Tương ứng với các nhiệm vụ cụ thể là các hành động cụ thể của hoạt động

lao động. Hành động cụ thể là những thành tố hiện thực ơ bản nhất tạo nên bản
thân hoạt động lao động. Có 3 hành động cơ bản hay còn gọi là 3 yếu tố, 3 “khâu”
của quá trình lãnh đạo quản lý. Đó là : thu nhập thông tin, xử lý thông tin, ra quyết
12
đònh và tổ chức thực hiện quyết đònh. Trong đó ra quyết đònh là hoạt động cơ bản
nhất, đóng vai trò quyết đònh, là khâu bắt đầu màu cũng là khâu kết thúc của quá
trình quản lý. Quản lý là ra quyết đònh và sản phẩm của hoạt động quản lý cũng
chình là các quyết đònh.
Hoạt động lãnh đạo quản lý được xem là một trong những hoạt động mang tính
sáng tạo, tức là hoạt động tạo ra cái mới. Không phải ngẩu nhiên mà người ta
thường nói đến hoạt động lãnh đạo như 1 nghệ thuật: nghệ thuật lãnh đạo.
Trong thực tế, hoạt động lãnh đạo quản lý là 1 hoạt động mang tính khoa học.
Đó là tổng hợp các hoạt động được thực hiện bởi các thao tác tuân theo những
chuẩn mực nhất đònh có tính phổ quát và có thể lónh hội, thực hiện chúng như là
những kỷ năng nhất đònh.
Hoạt động lãnh đạo quản lý có thể diễn ra ở mọi nơi và mọi lúc : chúng
không vồ đònh về mặt không gian và thời gian. Chẳng hạn việc thu thập thông tin của
người lãnh đạo có thể được tiến hành vào bất cư ùlúc nào và bất cứ ở đâu. Việc
hình thành các quyết đònh ở người lãnh đạo có thể xảy ra ở các cuộc họp trong giờ
làm việc, ở các phương tiện giao thông khi di chuyển, thậm chí ở phòng riêng những
lúc nghó ngơi…Đều đó nói lên tính chất không cố đònh về mật không gian và thời
gian của hoạt động lãnh đạo quản lý.
Người ta lại thấy rằng người lãnh đạo dường như làm mọi thứ nhưng lại dường
như không làm gì cả. Người lãnh đạo viết lách ra chỉ thò, hội họp nhưng thực ra thì đó
chỉ là những đơn vò kinh nghiệm của hoạt động tức là những hành động và thao tác
ở bên ngoài chứ chưa phải là các thành phần tất yếu của hoạt động lao động.
Những thành pghần này thực sự lại diễn ra ở đằng sau, ở bên trong các hành động
trông thấy được nó trên. Đều này cho phép khẳng đònh một tính chất đặc thù của
hoạt động lãnh đạo quản lý : đó là hoạt động tinh thần trừu tượng hơn là mọi hoạt
động mang tính chất cụ thể cảm tính.

Một tính chất đặc thù khác của hoạt động lãnh đạo quản lý là tính gián tiếp.
Hoạt động lãnh đạo quản lý là 1 hoạt động gián tiếp, bỡi vì nó không trực tiếp
làm biến đổi đối tượng của mình. Moiï tác động quản lý cuối cùng là để làm thay
đổi ở con người những thái độ hành vi, hoạt động theo những mục tiêu xác đònh,
nhưng mọi sự thay đổi ở con người bao giời cũng chỉ là quá trình tự thay đổi dưới sự
tác động của nhiều nhâ tố khác nhau.
Từ những nội dung và tính chất của hoạt động lãnh đạo quản lý, chúng ta
thấy rằng hoạt động lãnh đạo quản lý có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng
cao hiệu quả lãnh đạo quản lý của người cán bộ lãnh đạo trong giai đoạn xây dựng
và phát triển kinh tế của nước ta hiện nay.
Hoạt động lãnh đạo quản lý có đối tượng là con người, là những tập thể
vời những đặc điểm hết sức phong phú và đa dạng. Chình sự khác biệt về tâm lý
trong các đối tượng ảnh hưỡng đến toàn bộ hoạt động quản lý và đến hiệu quả
của các hoạt động này. Những kiến thức về tâm lý học LĐQL có ý nghóa thực
hiện và lý luận rất lớn trong công tác LĐQL xã hội cũng như lãnh đạo các tổ
chức, các tập thể lao động khác nhau:
- HĐLĐQL giúp cho người lãnh đạo đònh hướng, điều khiển, điều chỉnh cho toàn bộ
hoạt động của mình.
- HĐLĐQL nhằm phát huy nguồn lực con người, góp phần thực hiện chiến lược cán
bộ của Đảng ta trong tình hình mới.
- HĐLĐQL nhằm tìm ra mô hình nhân cách cho người lãnh đạo quản lý, từ đóđònh ra
con đường hoàn thiện nhân cách cho người lãnh đạo quản lý. Đó là người có lập
trường kiên đònh, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, có hệ thống các khả
năng tiếp thu lý luận, hành động thực tiễn …
13
- HĐLĐQL nhằm phát huy những mặt mạnh trong tập thể, trong cộng đồng, trong
nhóm thuộc khách thể quản lý và hạn chế tối đa những nhược điểm của nó, để
nâng cao hiệu quả của hoạt động LĐQL.
- Tìm ra những khía cạnh tâm lý đang diễn ra của hoạt động LĐQL, góp phần nâng
cao hiệu quả của HĐLĐQL.

- Những kiến thức tâm lý học giúp cho người lãnh đạo một mặt nhằm ứng dụng
những tri thức tâm lý LĐQL vào hoạt động thực tiễn, mặt khác nhằm bổ sung lý
luận về khoa học tâm lý LĐQL còn rất mới mẻ.
Tóm lại : Tâm lý học LĐQL cung cấp những tri thức về các đặc điểm, các quy
luật chung về tâm lý con người, đặc biệt trong hệ thống lãnh đạo quản lý, giúp cho
các chủ thể của những quá trình này những cơ sở nhận thức cần thiết để tiến hành
công việc một cách có hiệu quả, tránh được những sai lầm không đáng có.
Sự am hiểu tâm lý học LĐQL là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả
quản lý xã hội, quản lý kinh tế và quản lý nhà nước trong tình hình hiện nay. Một
đòi hỏi ngày càng cao đối với người lãnh đạo quản lý trong thời kỳ đổi mới. Đất
nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Nhiệm vu
chính trò mới rất nặng nề, khó khăn phức tạp, đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được
một đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược : Xây
dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng
dân chủ văn minh./.
MẤY VẤN ĐỀ VỀ CƠNG TÁC ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG
CÁN BỘ HIỆN NAY
▀ ThS. NGUYỄN NĂNG NAM
Học viện Khoa học Qn sự, Bộ Quốc phòng
rong cơng tác cán bộ, việc đánh giá và sử dụng cán bộ, cơng chức, viên chức (cán bộ) là
quan trọng. Đánh giá chính xác cán bộ là cơ sở cho việc quyết định bố trí, sử dụng hợp lý,
tạo động lực mạnh mẽ, động viên cán bộ cống hiến sức lực, tài trí, hồn thành tốt nhiệm vụ
được giao. Đánh giá cán bộ khơng đúng, khơng chính xác có thể dẫn đến sử dụng cán bộ một cách
tùy tiện, làm mất đi động lực phấn đấu của từng cá nhân, thậm chí có khi làm xáo trộn tâm lý của cả
một tập thể, gây nên sự trầm lắng, trì trệ trong cơng việc. Bởi vậy, đánh giá và sử dụng cán bộ phải
được xem xét, thực hiện thống nhất trên nền tảng những quan điểm và phương pháp đúng đắn, khoa
học.
T
Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta bao giờ cũng coi trọng cơng tác cán bộ. Vì vậy, Đảng xây
dựng được các thế hệ cán bộ hùng hậu qua từng chặng đường cách mạng. Nhìn chung, đội ngũ cán

bộ được tơi luyện, trưởng thành, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu xã hội chủ
nghĩa, hết lòng phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Một trong những thành cơng trong cơng tác cán bộ của Đảng là đã hình thành những quan
điểm khoa học, rõ ràng, nhất qn và phương pháp sáng tạo, cụ thể trong đánh giá và sử dụng cán
bộ.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ ở nhiều nơi có lúc còn chủ
quan, chưa cơng tâm, chưa hợp lý, thiếu dân chủ, hoặc dân chủ hình thức, chưa lấy hiệu quả cơng
việc làm thước đo. Cách đánh giá chưa thật sự đổi mới, chưa thật quan tâm đến những ý kiến khác
với ý kiến tập thể, thường là thống nhất với đánh giá của người đứng đầu. Bố trí cán bộ trong nhiều
trường hợp còn nặng về cơ cấu; lúng túng, bị động khi bố trí cán bộ chủ chốt ở một số ngành và địa
phương; chưa mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Còn có tình trạng bố trí những người thân
trong gia đình vào các vị trí quan trọng trong bộ máy quản lý, điều hành, nhất là những vị trí gắn
14
liền với kinh tế, tài chính, dẫn đến tình trạng vi phạm chính sách của Đảng và Nhà nước, làm tha
hoá, hư hỏng cán bộ, làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Trước yêu cầu
ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước, việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững
mạnh, có đủ đức, tài là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công tác xây dựng Đảng. Hiện nay,
khi toàn Đảng đang tiến hành đại hội các cấp, tiến đến Đại hội lần thứ XI của Đảng, việc đánh giá,
sử dụng cán bộ càng có tầm quan trọng đặc biệt.
Công tác cán bộ nói chung và việc đánh giá, sử dụng cán bộ nói riêng phải luôn luôn dựa
trên những quan điểm cơ bản nhất của Đảng ta về công tác cán bộ. Đó là: phải thường xuyên chăm
lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng. Phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, từ yêu cầu nhiệm
vụ của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, truyền thống
yêu nước, đại đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhân dân. Phải gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với
xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách, với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh. Phải thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân, nâng cao
trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi
dưỡng cán bộ. Phải dựa vào dân để phát hiện, kiểm tra và giám sát cán bộ

Công tác đánh giá và sử dụng cán bộ cần tập trung thực hiện tốt các vấn đề sau:
Đối với công tác đánh giá cán bộ, đây là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ, trong
việc bố trí, sử dụng cán bộ. Đánh giá để có những nhìn nhận đúng về phẩm chất, tài năng, chiều
hướng phát triển trong tương lai để bố trí cán bộ vào những cương vị thích hợp với tư tưởng “dụng
nhân như dụng mộc”. Đánh giá không đúng sẽ bố trí không đúng, dẫn đến tình trạng không phát
huy được khả năng của cán bộ, hiệu quả công việc thấp, thậm chí dẫn đến những sai phạm do vô ý
hoặc cố ý làm trái chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, gây ra những tiêu cực trong xã hội.
Đánh giá đúng sẽ bố trí đúng, điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của cách
mạng và sự phát triển của đội ngũ cán bộ.
Việc đánh giá cán bộ phải công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện và công tâm, lấy
hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ. Đồng thời, cần
phải “khắc phục những biểu hiện cá nhân, cục bộ, không công tâm, nể nang, tuỳ tiện trong công tác
cán bộ”
(1)
. Đánh giá cán bộ lãnh đạo phải xuất phát từ yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ, từ lợi ích của
Đảng, cách mạng, của tổ chức; phải căn cứ vào hiệu quả công tác, khả năng đoàn kết, quy tụ, phát
huy sức mạnh của tập thể, tạo ra sự tiến bộ và kết quả cụ thể trong ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn
vị phụ trách; không tham nhũng, lãng phí, quan liêu và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí,
quan liêu
Đánh giá cán bộ không chỉ căn cứ vào việc hoàn thành nhiệm vụ công tác mà phải xem xét
tổng thể các mối quan hệ xã hội và gia đình. Đánh giá cán bộ là trách nhiệm của tập thể ban thường
vụ, cấp uỷ. Muốn đánh giá cán bộ đúng, phải có quan điểm và phương pháp thực sự khoa học,
khách quan, công tâm, theo một quy trình dân chủ. Việc đánh giá cán bộ phải dựa trên các căn cứ:
có lập trường chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; quyết
tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới; có đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư, trung thực, kiên quyết đấu tranh bảo vệ các quan điểm, đường lối của Đảng; có năng lực và
kiến thức tham gia các quyết định của tập thể và khả năng tổ chức thực tiễn, làm việc có hiệu quả;
có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất; gắn bó với quần chúng, được quần chúng
tín nhiệm. Đồng thời, phải căn cứ vào những việc làm cụ thể của mỗi người, cả ưu điểm và khuyết
điểm trong từng thời gian nhất định. Những nhận xét, kết luận về cán bộ, mọi công việc về nhân sự

nhất thiết phải do tập thể có thẩm quyền quyết định, khắc phục cách làm đơn giản, thành kiến, thiếu
công tâm, dân chủ, mang tính hình thức. Trong điều kiện hiện nay, cần đặc biệt quan tâm đến vấn
đề phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng.
Phải nhận xét, đánh giá cán bộ hàng tháng, hàng quý, hàng năm; đặc biệt là các mốc lớn như
kết thúc nhiệm kỳ, thuyên chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm và nghỉ hưu. Cách nhận xét, đánh
giá làm sao để người được đánh giá phấn khởi, tự tin và nhận rõ được mình là ai và đang phát triển
theo chiều hướng nào. Đánh giá cán bộ phải theo từng bước. Cán bộ tự đánh giá, xác định nhiệm vụ
15
nào mình sẽ làm được, làm tốt. Cấp ủy phải tìm hiểu kỹ cán bộ, xem xét tất cả các mối quan hệ, quá
trình phấn đấu của cán bộ, tập hợp các thông tin khác nhau về cán bộ, trên cơ sở đó trao đổi trong
tập thể lãnh đạo, trao đổi với người được đánh giá một cách công khai, khách quan, dân chủ. Mỗi
khi nhận xét, đánh giá cán bộ cần ghi chép bằng văn bản và lưu giữ vào hồ sơ cán bộ, làm căn cứ
cho quá trình phấn đấu của cán bộ.
Phải lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất và năng lực cán
bộ. Đặt cán bộ trong môi trường và điều kiện cụ thể, trong mối quan hệ biện chứng với đường lối,
chính sách, tổ chức và cơ chế quản lý để xem xét toàn diện các mặt khách quan, chủ quan, trong cả
quá trình phát triển của cán bộ. Bảo đảm chế độ tập thể, dân chủ trong việc đánh giá cán bộ. Những
nhận xét, kết luận về cán bộ nhất thiết phải do tập thể có thẩm quyền quyết định. Cấp quản lý cán
bộ phải tiếp cận với cán bộ, trực tiếp nghe cán bộ tự đánh giá về mình, đồng thời phải có cơ chế lấy
ý kiến nhận xét của tổ chức đảng và quần chúng ở cơ sở nơi cán bộ đó công tác và cư trú.
Dân chủ có ý nghĩa then chốt trong việc đổi mới cơ chế quản lý cán bộ và là điều kiện cần
thiết để bảo đảm cho công tác cán bộ đạt hiệu quả. Tình trạng thiếu dân chủ, không kết hợp đúng
đắn giữa tập trung và dân chủ hoặc dân chủ hình thức, làm cho việc đánh giá, sử dụng cán bộ thiếu
chính xác, công bằng. Muốn thực hiện tốt vấn đề này, phải cụ thể hoá, thể chế hoá thành các quy
chế, quy định cụ thể.
Dùng người là một khoa học và nghệ thuật, do đó, nếu bố trí đúng sẽ phát huy mặt mạnh của
cán bộ, thúc đẩy được phong trào và hạn chế được mặt yếu của họ. Việc sử dụng cán bộ phải bảo
đảm đúng tiêu chuẩn, bố trí đúng người, đúng việc, đúng sở trường; thực hiện trẻ hoá đội ngũ cán
bộ, bảo đảm tính liên tục và phát triển. Đề bạt, bổ nhiệm cán bộ cần đúng lúc, giao việc đúng tầm,
khuyến khích cán bộ vươn lên đảm nhiệm công việc cao hơn, bảo đảm khối đoàn kết thống nhất của

cơ quan, đơn vị. Sử dụng cán bộ phải gắn với quản lý cán bộ và trong đó luôn luôn đặt ra yêu cầu
cao. Sử dụng cán bộ mà không quản lý tốt cán bộ thì công tác cán bộ sẽ nẩy sinh nhiều vấn đề phức
tạp nội bộ. Sử dụng cán bộ phải gắn với bồi dưỡng toàn diện cán bộ và bảo vệ cán bộ.
Để sử dụng hợp lý cán bộ, cần thực hiện tốt công tác thi tuyển và thử việc. Đây là một trong
những yêu cầu quan trọng được nhiều cơ sở áp dụng và tỏ ra có hiệu quả trong thời gian qua. Việc
thi tuyển bảo đảm đúng mục tiêu, quan điểm, tiêu chuẩn công khai, dân chủ, bình đẳng.
Thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ như là một trong những khâu đột phá của công tác
cán bộ, một mặt, thúc đẩy công tác đánh giá, xây dựng quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, mặt
khác, hạn chế và từng bước khắc phục tư tưởng cục bộ địa phương, tình trạng khép kín trong công
tác cán bộ, sự trì trệ, gia trưởng, chủ quan, trù úm; tạo nên động lực và nguồn sáng tạo mới trong
đội ngũ cán bộ, góp phần chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho lâu dài. Cần đề cao ý thức trách nhiệm và kỷ
luật trong việc luân chuyển cán bộ. Xây dựng ở từng địa phương, đơn vị cán bộ có trình độ lý luận,
giàu kinh nghiệm thực tiễn, cán bộ tuổi cao, kết hợp với cán bộ trẻ. Mạnh dạn thực hiện việc miễn
nhiệm cán bộ không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; xây dựng tư tưởng “vào, ra, lên, xuống” là chuyện
bình thường của công tác cán bộ.
Thực hiện việc giao khoán công việc, dự án, đề tài cho cán bộ, yêu cầu thường xuyên tổng
kết, báo cáo kinh nghiệm trước lãnh đạo và tập thể, các hội đồng chuyên môn, hội đồng khoa học.
Thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình, giúp cán bộ có điều kiện thấy rõ quá trình phấn đấu,
rèn luyện của mình. Giám sát, kiểm tra thường xuyên cán bộ theo các nội dung như: tư tưởng, công
tác, quan hệ và sinh hoạt. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn ngay từ khi cán bộ có dấu hiệu sai lầm.
Làm tốt việc bảo vệ và thực hiện tốt các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ.
Kiên quyết khắc phục tư tưởng chủ quan, gia trưởng, hẹp hòi, định kiến, áp đặt; bệnh hình
thức, nặng về cơ cấu; thái độ nôn nóng, xuê xoa, cốt làm cho xong việc. Có quan điểm đánh giá, sử
dụng cán bộ rõ ràng, thống nhất, ổn định; có các biện pháp đánh giá và sử dụng đúng
Ghi chú:
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG,
H, 2006, tr.137.
16



 !"#$"%&'()*%)!%+,%%*' /+0"%1"2"3% !"#$")456728%&'()*%
)!%+,%%*' 9:2;' 8<6=')>?'(+:'( @6A)"B/ C9: !"#$"%*%+9:#DC
)4567 E'(9F"/+0"%C%*%+9:# E'(#$" " B'GB)<60#1'(#6H'D
+"86'(+I<67B)%J=0'( K%+L>='+M'((NG+&'(%O'/+P+Q/'+M'((N
='(%0')>R G+S%/+T%'+U# 4=2"3% !"#$"%&'()*%)!%+,%%*' 9V'
'(='()@#'+"3#2T#$"D>1'(%*%2W'G"3' C0'( K 4=>=#.)XH<6='
"#'(67V')S%  I'++4$'(%+12"3% !"#$"%&'()*%)!%+,%%*' 
'+4Y0'()+H'('+;)9K'+ F1%&'()*%%*' 2:<60'9Z ."'([%*' Y
Y)\/)>6'(5]'%+J2:)\/)+<67B) I'+2;' 8%*' YAY9;7+"36<60)+^%
+"3''+"3#2T%+_'+)>I9:#)+4$% 1/+`#%+;)2:'W'(9^%%*' YAa9;7'+6
%@6'+"3#2T9:#%W'%, -H)>_%*' YAa5]'%+J+C=%&'(G+="+C=%&'(
)*%%*' )>4$%+B)9:5]'%+J+C=%&'(G+="+C=2"3% *'+("*'+\'bc)
%*' DDDYD
>1'(%&'()*%%*' 0'( d%-"3)%+EZ2\'5T'(<6=' "# e'( 
+3)+H'(D0'(%+1>U'( !"#$"%&'()*%%*' -=1(e#'+"86#d)f*%
I'+)"V6%+6`' *'+("*<67+1F%+ :1)F1Xg5T'(<60'9Z%+_'+X*%+
%*' DDDA)>1'(Xg5T'(%*' %+EZ)_'+ e'( )h-H)>_XS/bB/ 8-F)
B'96]'%+67'%*' A)>1'(<60'9Z%*' %+EZ%0)+i15j"G"#)>=
G+i')+4R'(Gk96\)9l'("0"<67B)GI/)+m"'+M'(2;' 8 d)>= H"2$"%*'
A)>1'( :1)F1%*' %C :1)F1#$" :1)F19F"-e"54n'()+V#A%+EZ
!"#$"'."56'(/+4o'(/+*/']'(%=1%+;)94Q'( :1)F1A)>1'(<67+1F%+
%*'  K%+EZ%0XH94Q'(%+;)94Q'( H"2$")h'(91F")h'(%;/%*' 
<67+1F%+)+i17V6%@6)>4$%#S)2:9]65:"'+"86'(4m"5^-I%+1#.)%+,%
5='+'+"86%+,%5='+%+1#.)'(4m"5^-IDDD
>1'(G+"%+EZ)_'+'+"86#d)'+42\7)h)+^%)"p'%&'()*%)!%+,%%*'
<6=(@'qr'W# !"#$"9F")+;7>j%@'/+0"'+\')+,% 4Q% E'(2I)>_%J=
)h'(G+]6%&'()*%%*'  *'+("*%*' 9:)"8' 8A<67+1F%+9:%oXRA :1
)F19:'+"3#2T%+"B'94Q%%o-0')+4m'(b67V'9]65:"A96]'%+67'9:G+]6
.)/+*A%+_'+X*%+%*'  E'( S'9:%&'(%T<6=')>?'(A<60'9Z%*'
#.)%*%+G+1=+?%9:'+"3#2T)+4o'(b67V'AXg5T'(/+*)+67%*' 9:

17
#T%)"V6b67V'X6H)D>1'(+32;' 8 K 4Q% !"#$")>1'(%&'()*%%*'
%@'946Z)+V#q2;' 8
5]'%+J+1*%&'()*%%*' DY0'()+H'('+;)9K'+ F1%&'()*%
%*' 2:<60'9Z ."'([%*' Ys ]79:2;' 8%C)_'+'(67V')S%Dt1'(
2"3%)+^%+"3''(67V')S% C9F" O"+u"/+0"5]'%+J+C=%&'()*%%*' D"M=
-01 0#2=")>O9K'+ F1%J=0'(2:5]'%+J+1*)>V'9v'+2^%%&'()*%%*'
G+&'(#]6)+6l''+=6D0'(9K'+ F1 5]'%+J 4Q%/+*)+67 E'(
+4$'(Dw]'%+J+1*%&'()*%%*' b67V'X6H));)%0%*%G+]6%*%#H"<6='
+3'+4'(<6=')>?'('+;)9:-@6%g2:-!'+"3#%*' DK*/5T'(7V6%@6
XH54)>1'(+@6+B)%*%%6.%-@6%g%*%%+,%5='+D>1'(-!'+"3# K("0"
<67B))4o'( H")H)#H"<6='+3("M=2=")>O<67B) I'+)\/)+%;/J72$"2="
)>O%J='(4m" E'( @6%o<6=' o'2IA%1")>?'(<678'%J=)+J)>4R'()>1'(
<67B) I'+%*' 54$"<678'D
 K'+\'5"3''(:7%:'(>j+o'X^X67)+1*"-"B'%+;))>1'(0'(
 I'++4$'(%&'()*%)!%+,%%*' 2:12"3%G+S%/+T%%+E'(xyzD>V'
9v'+2^%)4)4R'(%+_'+)>I2: F1 ,%9H"XH'(X67)+1*"-"6+"3'R/+="'+F)
9Z)4R'(A5=1 .'('"8#)"'2:1'8')0'()4)4R'(2:1%+J'(+v=bK+."2:X^
9K'+5F1%J=0'(A#o+e)>4$%]##465"p'-"B'+1:-N'+Y%J=%+J'(+v= B
<6H%A)+=#'+['(9K'(/+_<6='9"V6A%o+.")+^%5T'(A%+F7)+i1%+,%s
<678's5='+s9Q"A-{%*'+-=1%+i%+1'+=6G{'%^= I=2I(]7#;) 1:'
GB)'." A5H")>*A'C"G+&'( " &"2$"9:#A F1 ,%("0XH'(-6&'()+0X=
1F)>679F%D*-"3)X67)+1*"-"B'%+;)28)4)4R'(%+_'+)>I#.)XH_)'(4m"
Kb"'>=G+u"0'(+1d%%+H'(9F"0'(D
st67)+1*"-"B'%+;)5"p'>='(:7%:'(/+!-"B'2:'(+"V#)>?'(+o'D|"
9@'G"# "#X=69F")+;7)N'+)>F'(X67)+1*"-"B'%+;)X12$"9@')>4$%)W'(
)+V#28XH94Q'('(+"V#)>?'(+o'28)_'+%+;)/+!-"B'R#?"'(:'+#?"
%;/A9$'+o'2894Q'()"8'%J='4$%%J=5]'-I)+;))+1*)2N)+=#'+['(+H"
9.D
st67)+1*"-"B'%+;)G+&'(%+L5"p'>=%C)_'+%+;)>"V'(9}R'+M'(%*'

 0'(2"V'>"V'(9}#: K)>R)+:'+%C)_'+%+;))\/)+)+\#%+_R%0#.)
)!%+,%0'(#.)%;/6k0'()+:'+'+M'( 4m'(5]7("M= /+\'':72$"
/+\'G+*%("M=-V'54$"2$"-V')>V'%P'(W'%*'+2$"'+=6 )+=#&
9K'(/+_ %+"=%+*% 5;6)."%+F7)."2D2DD
st67)+1*"-"B'%+;)5"p'>=%CG+">;))>S'()>Q'%CG+">;))"'+2"'+4'(
'C"%+6'('(:7%:'()"'+2"+o'D
18
>1'(G+"G+~'( I'+-4$%)"B'<6=')>?'('V6)>V'28'+\')+,%%&'()*%
)!%+,%%*' %J=0'(%['()+;7>U'()>V''+M'(2;' 8':7+"3''=72l'
%O''+"862;' 8%+4=)+\)>jD+~'(+F'2;' 8Y'+;)'(67V'%+B•%+,%-_
)+42:%+J)I%+'V'*/5T'( B' ]69:)H)2;' )+`#<678'2:#H"<6='
+3("M=-='%*'X^ 0'(2: 0'(6k 0'( 1:'#.)XH91F"+N'+)!%+,%'+:
'4$%%*%%;/A2;' 8 F"+."-@66k-='G"#)>=)>^%)"B/-@6-_)+4%;/6kA
2"3%)+H'('+;))+='+)>='+:'4$%2:%o<6=')+='+)>= 0'(%P'(%;/A2;'
8<678'%J=)+J)>4R'()>1'(2"3%-!'+"3#%;/("E/2"3%2:%;/54$")>^%
)"B/A9:#)+B':1 +F'%+B)"B')$"b1*-u)N'+)>F'(%+F7%+,%%+F7<678'
%+F7-U'(%;/%+F7)6!"%+F7+6]'%+4o'(DDD
 D
K)"B/)T%+1:')+"3'-!X6'(%T)++C=%*%'(67V')S%)!%+,%+1F)
.'(%J=0'()>1'( C'(67V')S%)\/)>6'(5]'%+J9:'(67V')S%)!%+,%
%o-0'Ab]75^'(+3)+H'(<67%+B+1F) .'(%J=)!%+,% 0'(%*%%;/DK
)_%+%^%b]75^'(+3)+H'()!%+,%%J=0'()h)>6'(4o'( B'%oXR)+i1 o'
2I+:'+%+_'+ o'2IX0'b6;)+1d%%&'()*%W'G+$/2$"+3)+H'()!%+,%%*%
%;/%J=+:'4$%D
K)\/)>6'(b]75T'(2:%J'(%H)!%+,%%oXR 0'('+m2\7 =XH)!
%+,%%oXR 0'(b,'( *'(2=")>O'8')0'(%J=0'(+F)'+]'%+_'+)>IR%o
XRDK)h'(-4$% =5F'(+1*+N'+)+,%)!%+,%%oXR 0'(/+P+Q/2$"<6*
)>N'+/+*))>"''8'G"'+)B)+I)>4m'( I'++4$'(bK+."%+J'(+v=2$"X^ =
5F'(+1*9v'+2^%2:+N'+)+,%+1F) .'(D*%)!%+,%%oXR 0'( K'+\'
)+,%2:)+^%+"3' @7 J9:#%+,%'W'(+F)'+]'9K'+ F1%+_'+)>I H"2$"

%+_'+<678' 1:')+%*%)!%+,%G"'+)BX^'(+"3/%*%#d)%&'()*%2:%*%
)@'(9$/'+]'5]'R%oXRAG+S%/+T%5@'-"6+"3'k9F")+"B6%+J .'(
-6&'(9u'(2=")>O9K'+ F1D
P'(2$"2"3%b]75^'(%*%%o<6='9K'+ F1 K+B)X,%<6=')]#G"3'
)1:' !"#$")!%+E%2:+1F) .'(%J=%o<6='G"#)>=%*%%o<6=')+=#
#46%J=%*%%;/J7GB)+Q/%+d)%+€2$"2"3%Xg5T'()H)%+,%'W'()+=#
#46%J= #*7'+:'4$%2:%*%)!%+,%%+_'+)>IsbK+."ADDD
+"86%;/J72"V'2:%*'  0'(2"V' K 4Q%>{'9673')+g)+*%+
)>4R'()+:'+<6=)+^%)"p'%&'()*%G"V' I'+#T%)"V6bK+."%+J'(+v=A)>6'(
)+:'+2$"%+J'(+v=*%s•V'"')4)4R'(e+_"'+2: 4m'(9H" !"#$"
%J=0'(A(4o'(#l6)+^%+"3'<6=' "# 4m'(9H"%J=0'(%+_'+X*%+
/+*/96\)%J=+:'4$%+1:')+:'+'+"3#2T 4Q%("=1D
19
K(S' !"#$"%&'()*%)!%+,%%*' 2$" !"#$"G"'+)BsbK+."+3
)+H'(%+_'+)>IA ;6)>='+%+H'(X67)+1*"-"B'%+;)%+H'(%*%)3'F')+=#
'+['(9K'(/+_<6='9"V6D
V'%F'+'+M'()+:'+)^6)>V' ]7%&'()*%)!%+,%%*' %J=0'(
)>1'()+^%)"p'%['(%O''+M'(7B6Gc#'+;) I'+D
+"8691F"+N'+)!%+,%%oXR 0'(%O'9E'()E'()>1'(+1F) .'(D‚+&'(_)
%oXR 0'(X"'++1F) 0'(2:<60'9Z 0'(2"V'9u'(9}1'."56'(X"'++1F)
'(+{1':')^/+V-N'+2:/+V-N'+7B6b6Vb1=5v+1:2"<6Z)+\#%+_)V
9"3)#;)X,%%+"B' ;6D
+M'(G+67B) "#7B6Gc#)>1'(%&'()*%%*'  K)e')F")h9]6%+\#
4Q%G+S%/+T%'+;)9:2"3%("*15T%>{'9673'%*' 28)4)4R'( F1 ,%
)+^%+:'+5]'%+J2:%+B .)>*%+'+"3#)>1'(%&'()*%D4)4R'(%*'+]'
%T% ''='('c)>*'+)>1'(%&'()*%%*' %O''d'(RG+&'(_)%;/6kA
%+\#G+S%/+T%'+M'(-"6+"3'#;)5]'%+J .% 1*'%o+."+l'(+T)%*'
R'+"869v'+2^% I=-:'2I)>_)>?'(7B6D
N'+)>F'(X67)+1*"-"B'%+;)R#.) /+\'%*'  0'(2"V' K0'+
+4R'(9$' B'67)_')+='+5='+%J=0'(D]7)+^%X^9:'(67%oa)^5"p'

-"B'YG+&'()+%1")+4m'(D
II- Yêu cầu tiếp tục đổi mới, kiện toàn công tác tổ chức, cán bộ của
Đảng trong giai đoạn hiện nay
!"#$%&'(()*+,(%&-*
# ./$(*0
"m ]7%&'()*%)!%+,%%*' %J=0'()= 4Q% d)>=)>1'(-H"%0'+
/+*))>"''8'G"'+)B)+I)>4m'( I'++4$'(bK+."%+J'(+v=Ab]75^'(+:
'4$%/+*/<678'bK+."%+J'(+v=%J=5]'515]'2N5]'54$"X^9K'+ F1
%J=0'(A'8'5]'%+JbK+."%+J'(+v='(:7%:'(#R>.'(A)>N'+ .5]')>_
0'()>_'(:7%:'( 4Q%']'(%=1AX^+."'+\/<6H%)B'(:7%:'(X]62:)1:'
5"3'+o'A%*%+#F'(G+1=+?%s%&'('(+3+"3' F" ='(5"p'>=2$"'+M'(
-4$%)"B''+42[-K1)>V')+B("$"A-V'%F'+'+M'()+m"%o9$'%+E'()=%['(
='( ,'()>4$%'+"86)+*%+)+,%%=#(1D+"3#2T%+_'+)>I)>?'( F"9E%':7
9:/+0")"B/)T%']'(%=1'W'(9^%9K'+ F12:X,%%+"B' ;6%J=0'(/+*)
+67X,%#F'+ F" 1:'GB))1:'5]').% `7#F'+)1:'5"3'%&'(%6.% !"
#$")F1'8')0'(  B''W#qƒqƒ'4$%)=%o-0')>R)+:'+'4$%%&'(
'(+"3/)+i1+4$'(+"3' F"A B'("M=)+BGkff)>R)+:'+'4$%%&'('(+"3/
+"3' F")+i1 I'++4$'(bK+."%+J'(+v=D+M'( "86G"3'#$"2:'+"3#2T
20
%+_'+)>I+"3''=7 d)>='+M'(7V6%@6#$")>1'(%&'()*%)!%+,%%*' %J=
0'(
s*%)!%+,% 0'(2:%*'  0'(2"V'/+0"G+&'('(h'(']'(%=1)@#)>_
)632:/+`#%+;)A)h C']'(%=1'W'(9^%9K'+ F1'W'(9^%%@#<678'
'W'(9^%24Q)<6=)+*%+)+,% `79P"'(67%oG+=")+*%%C+"36<60%*%'+]'
)H9:)+m"%o%+1X^/+*))>"'%J= ;)'4$%D
s&")>4m'(G"'+)B)+I)>4m'(2:+."'+\/<6H%)B O"+u"%*'  0'(
2"V'2:%*%)!%+,% 0'(X^G"V' I'+X^'W'( .'('+F7-c' e'()+m"%C
X,% 8G+*'(%=1)>4$%'+M'()*% .'()"V6%^%%J=%+E'(D
s0'(/+0"%+"B')+S'()>1'(%6.% ;6)>='+%+H'(X67)+1*")>1'(0'(
9:#%+10'()=)+^%X^9:);#(4o'(28 F1 ,%2W'#"'+'+4+J)I%+e

+_"'+ K5F7D
s*%)!%+,% 0'(/+0")+^%+:'+5]'%+J 1:'GB)>.'(>K")>1'(X"'+
+1F)0'(9:#%+10'()>R)+:'+);#(4o'(285]'%+J 1:'GB))>1'(bK
+."D
123+,(%&-*4 ./$
(*0
+0"5e'X,%)\/)>6'(%+L F1 !"#$"#F'+#€%&'()*%b]75^'()!
%+,%)h>6'(4o'()$"%oXR)>1'( C9;7%+67'-"B')h%oXR9:#'8')0'(
9:##T%)"V62:)+4$% 1GB)<60)!'(+Q/%J=%&'()*%b]75^'(0'(A
%+67'-"B')h>6'(4o'(9:G+]6<67B) I'+D
+^%)"p' m"XH'(%+_'+)>I%+1)+;7)>1'(%;6)>E%%J=+3)+H'(<678'
9^%'(4m"2:)!%+,%%+_'+)>I%:'(%=1)*% .'()_%+%^%+1d%)"V6%^%%J='C
)$"%*%-\%)+;/+o'%:'(#F'+#€)*% .'(9=')10%J='C%:'(>.'(9$'D
.)-_)+4%;/6k+1d%#.)%;/6k%oXRX="9@#)*% .'(%J=X="9@# C%+L
)>1'(/+F#2"%oXR'+u+„/D.)-_)+4+1d%#.))\/)+%;/6k%;/%=1#:
7B6Gc#X="9@##,% .)*% .'(X€+B)X,%)>@#)>?'()>1'(#.)/+F#2"
>.'(DR"2NX^ E'( S'+=7X="9@#%J=%;/':7#='()@#%+"B'94Q% 4m'(
9H"<6=' "#%+L F1)>V'/+F#2">.'()+\#%+_)>V'/+F#2"%0'4$%Dw1
2\7)>1'(G+"bi#%;/%oXR9:'8')0'(%@')+;72=")>O<67B) I'+%J=%;/
%=1D&'()*%)!%+,%%*' %J=0'(%@' 4Q%-S) @6)h CDY@6%Cb6&"
6&"#$"9?)YD
s&'()*%%*' )>1'(("=" 1F'+"3''=7/+0"(C//+@'b]75T'(%+1
4Q% ."'([%*' %C-0'9v'+%+_'+)>I2M'(2:'(%C/+`#%+;) F1 ,%9H"
XH'(9:'+#F'+AG"V'<67B) ;6)>='+%+H'(<6='9"V6)+=#'+['(9K'(/+_A
21
%C)4567 !"#$"X*'()F1%CG"B')+,%%+67V'#&''(+"3/2T */,'(7V6
%@6%J=)+m"G… `7#F'+%&'('(+"3/+1*+"3' F"+1*/+*))>"'G"'+)B)>"
)+,%2:+."'+\/<6H%)B%C)"'+)+@' 1:'GB)+Q/)*%2:/+1'(%*%+9:#
2"3%G+1=+?%D
+"3#2T<6=')>?'('+;)9:b]75^'( ."'([%*' 9K'+ F1)>4$%+B)9:

9K'+ F1%;/%+"B'94Q%2:'(4m" ,'( @6)!%+,%%*%%;/%*%'(:'+%J=+3
)+H'(%+_'+)>ID]79:'+"3#2T%J=)1:'0'()1:'5]')>4$%+B)9:%J=='
+;/+:'+>6'(4o'(.+_'+)>ID
56#$++7'89 ./$
(*0)"B/)T%b]75^'(2:+1:')+"3'+3)+H'(<67
%+B+1F) .'(2:X"'++1F)%J=)!%+,%)h>6'(4o'( B'%oXRD
>1'('+M'('W#(@' ]7%+E'()=b]75^'(2:)h'(-4$%+1:')+"3'†67
%+B9:#2"3%%J=F"+."0'(%J=='+;/+:'+>6'(4o'(%J=.+_'+
)>I='_)+4A'+"86%;/6k%;/54$"%['( Kb]75^'(%*%<67%+B)4o'()^D
@')h)+^%)"p'2\'+:'+%*%<67%+B C )!'(GB)>E)G"'+'(+"3#)"B/
)T%+1:')+"3' %*%<67%+B':7'(:7%:'( */,'()H)+o''+6%@6+1F)
.'(%J=0'()>1'( "86G"3'#$"+"3''=7D
f]75^'(2:)+^%+"3'†67%+BD5]'%+J)>1'(0'( !"#$"X"'++1F)%;/
J7 F"+."0'(%*%%;/%['(9:#.) O"+u"-,%bE% ']'(%=15]'%+J
)>1'(0'(D
)+^%+"3')H)'(67V')S%5^=2:1'+]'5]'  `7#F'+%&'()*%)!
%+,%%*' %J=0'(D6H'2\7%@''+='+%+C'()>"'G+="<67B) I'+%J=
F"+."f282"3%b]75^'(<67%+B/+*)+672=")>O("*#X*)/+0'-"3'%J=
d))>\'!<6H%%*%)!%+,%%+_'+)>IsbK+."2:'+]'5]' H"2$"%&'()*%
b]75^'(0'(G%0%&'()*%)!%+,%2:%*' xqzD
")+^%+"3'%*%-"3'/+*/ e'( %J'(%H)!%+,%%oXR 0'(%+E
)>?'('+M'( I=-:'b6'(7B62P'(X]62P'(b=%*% 0'( %+" 7B6
Gc#A']'(%=1)_'+%+"B' ;6)_'+("*15T% 8%=1)^/+V-N'+2:/+V-N'+
)>1'(X"'++1F)%+" AG"3')1:' ."'([%;/6k-_)+4%+" A-e"54n'()F1
'(6e')+^%+"3'%+_'+X*%+)h'(-4$%)"V6%+6`'+1* ."'([%*' %&'(
%+,%%oXRA)W'(%4m'(%&'()*%G"#)>=("*#X*) " &"2$"2"3% 8%=1)>*%+
'+"3#<60'9Z 0'(2"V'%J=%+" 7V6%@6 0'(2"V'%C%4o'(2I%:'(%=1
%:'(/+0"(4o'(#l6%+;/+:'+X^<60'9Z%J=%+" D
J'(%H)!%+,% 0'(R);)%0%*%%;/)>?'()]#+"3''=79:%;/%oXRD
0#-01X^9K'+ F1%J=0'()>1'();)%0%*%91F"+N'+%oXRA/+0"/+*))>"'

22
)!%+,% 0'(R I=-:'+"3''=7%O')>H'('+;)9:R2P'(X]62P'(b=%*%
51='+'(+"3/'(1:"<6H%51='+%*%)!%+,%'(+8'(+"3/DDDS'b]75^'()!
%+,%%oXR 0'(2$"b]75^'(+3)+H'(%+_'+)>I2$"/+1'()>:1<6@'%+E'(2:
)+^%+"3'†67%+B5]'%+JR%oXR+*))>"' 0'(2"V'#$")>1'(%&'('&'(
)>_)+,%DDD%*%G+62^%XR+M6G%0)>1'(("$"%+J51='+'(+"3/)4'+]'D
"#)"B/)T% !"#$"'+\')+,%282=")>O%J=5]')>1'(%&'()*%)!%+,%
%*'
&'()*%)!%+,%%*' %J=0'(G+&'(%C#T%)"V6)^)+]'#:'+U#
9:#%+10'(+1:')+:'+)H)9:#%+,%)>*%+ 4Q%'+]'5]'("=1/+C)+^%
+"3')H)+}#<678'9^%51'+]'5]'J7<678'D
•]6'=7%+E'()=#$"%+L'C")$"'+]'5]'6k<678'%+1+:'4$%)+^%+"3'
#.)XH<678'%J=#N'+#:)h'('(4m"5]'%+4=)>^%)"B/)+^%+"3' 4Q%Df6;)
/+*))h'+\')+,%#$"282=")>O%J=5]' H"2$"0'( K B'9E%/+0"G+~'(
I'+>U'()^'C0'(G+&'(%C<678'#?"<678'9^%#:0'(%C 4Q%9:51
'+]'5]'6k<678'%+10'(DC9:<678'9K'+ F1+:'4$%9K'+ F1'+]'
5]')"B'+:'+'+M'(%0"-"B'%W'-0')>1'( m"XH'(bK+."'+U#-01 0#
<678'9:#%+J%J='+]'5]'D0'()+^%+"3'<678'9K'+ F1519]'6k<678'
%+10'(>U'(2"3%0'()+=7#d)5]' 4=>=4o'(9v'+ 4m'(9H"DDD%+1X^
/+*))>"' ;)'4$%A9K'+ F1+:'4$%)+%+B+1*%*%2;' 8 C)+:'+"B'
/+*//+*/96\)GB+1F%+DDD2:9K'+ F1+:'4$%9K'+ F1'+]'5]')+^%
+"3'%*%<67B) I'+ C%60+:'4$%D%+1X^6k<678' CG+&'(5l')$"
5]'#;)<678'5]'/+0"%C<678'G"#)>=("*#X*)2"3%0'()+^%+"3'
<678'%J=5]'D"3%)>"'G+="b]75^'(2:)+^%+"3'<67%+B("*#X*)/+0'
-"3'bK+."%J=d))>\'!<6H%"3)=#%*%)!%+,%%+_'+)>IsbK+."2:
'+]'5]' H"2$"%&'()*%b]75^'(0'(G%0%&'()*%)!%+,%%*' '+4
F"+."f'V6>=%+_'+9:/+4o'()+,% 5]'G"#)>=+1F) .'(%J=0'(
-01 0#0'(G+&'()+1*'<678'%J=5]'%*' )+^%X^9: @7)$%J=5]'D
:% `7#F'+5]'%+J+1*%&'(G+="+1*)>1'(%&'()*%%*' D"3%
5]'%+J+1*%&'(G+="+1*':7/+0" 4Q%)++"3'R);)%0%*%G+]6%J=%&'(

)*%%*' )h)67'%+?' *'+("*<67+1F%+ :1)F1-e"54n'(96]'
%+67'-H)>_Xg5T'(b]75^'(2:)+^%+"3'%+_'+X*%+%*'  B'("*#X*)
%*' X=6-@6%g-!'+"3#D†67 I'+>j<678'+F')>*%+'+"3#%J='(4m"
,'( @62:%*%)+:'+2"V')>1'()\/)+9K'+ F1%o<6='Xg5T'(%*' 2:
%o<6=')+=##46)>1'(%&'()*%%*' D
23
;G"V'<67B)G+S%/+T%)N'+)>F'(%+F7%+,%%+F7<678'%+F7%+|
%+F7)6!"%+F7-U'(%;/%+F7+6]'%+4o'(Y
w^)+01*1%*1%+_'+)>I)>N'+F"+."f'+;'#F'+X^%@')+"B)/+0"a%C
%+B):"bg9Z'(+"V#'+M'()>4m'(+Q/%+F7%+,%%+F7<678'%+F7%+|%+F7
)6!"%+F7-U'(%;/%+F7+6]'%+4o'(•x‡zDB6 4Q%F"+."f%+;/'+\'
)+N ]79:9@' @6)"V'R)@#W'G"3'F"+." F"-"6)1:'<6H%%J=0'(
0'()= K)+~'()+S'%+L>='+M'(%W'-3'+%C)*% .'(+B)X,%)>@#)>?'(
'd'('8)$"'W'(9^%9K'+ F12:'W'(9^%%+"B' ;6%J=0'(%C)*% .'(2&
%P'()"V6%^%)$"2"3%%J'(%H'"8#)"'%J='+]'5]'2:1 .")"V'/+1'(%*%+
#F'('B6G+&'(G+S%/+T%%C)+ 4=X^'(+"3/)$")"V621'(D
6H'G+S%/+T%%W'-3'+)>V'%@')"B/)T% !"#$"'+\')+,%28+3)"V6
%+_ *'+("*%*' 9K'+ F1<60'9Z)>1'(+3)+H'(%+_'+)>IR'4$%)=)+i1
'(67V')S% *'+("*2:Xg5T'(%*' /+0"%W'%,2:1'W'(9^%+1:')+:'+
'+"3#2T 4Q%("=1A !"#$"+3)+H'(%+_'+X*%+%*' )+i1+4$'(("0"<67B)
+:"+1:#H"<6='+3("M=%+_'+X*%+ H"2$"%*' 9K'+ F1<60'9Z2:%+_'+
X*%+ H"2$"'+M'('(4m"%C%+67V'#&''(+"3/2T("u")4o'(54o'(Ab1*-u
)N'+)>F'(Y)"B')+]'-U'(9K'+ F1<60'9ZY9:%1' 4m'( .% F1 H"2$" F"
=XH%*' A !"#$"/+4o'()+,%9K'+ F1/+1'(%*%+%&'()*%)+i1+4$'(
)!'(GB)+Q/+:"+1:("M=5]'%+J2:<67B) 1*'xˆz)h C+1:')+"3')+V#
#.)-4$%%o%+B9^=%+?'+"8'):")>1'(9K'+ F1<60'9ZA']'(%=12W'+1*
9K'+ F1 +F'%+B)N'+)>F'(%+F7%+,%%+F7<678'%+F7-U'(%;/DDD
III- Một số kiến nghị rút ra từ thực trạng và yêu cầu công tác tổ
chức, cán bộ trong giai đoạn hiện nay
!<6=7%(4%4>*(%&

(#&0>='+./$8&
•]6'=7%+E'()=5:'+%+EZ d%-"3)%+1%;/%oXR%028)!%+,% 0'(9l'
%*' D"86 CG+&'(X="DR"9€ ]79:'o")>^%)"B/'+;))>1'(2"3%)!%+,%
)+^%+"3' 4m'(9H"%J=0'(%+J)>4o'(%+_'+X*%+/+*/96\)%J=+:'4$%A
67)_'%J=0'( 4Q%'+]'5]')+;7>j<6=2=")>O)>^%)"B/%J=)!%+,%%oXR
0'(%J= 0'(2"V'R%oXRDt1'('+4)>V' ]7 K)>N'+-:7%*' %;/%=1
%;/6kR%;/%=1%C2=")>O%^%G…<6=')>?'(28'."56'(9K'+ F1%J=0'(
28)*% .'(9=')1028/+F#2"-=1<6*)%J=X^9K'+5F1 CDt^ E'(X="%J=
%;/':7%028)4)4R'(%+_'+)>I F1 ,%9H"XH'(9l''W'(9^%9K'+ F10'+
+4R'(+B)X,%9$')$")1:' X^'(+"3/D(:7'=7/+4o'()"3')+&'()"' F"
%+E'(+"3' F"%+1/+c/'(4m"5]''S#-S)'+='+'+F7#?"+:'+2"%J=%;/
24
%=1'V'0'++4R'(%J=%;/':7%:'(>.'(2:'+='+Dw]')>_'(:7#.)/+*)
)>"'+? J)>N'+ ./+]'-"3)X^ E'(X="%J=%;/%oXR2:X^ E'(X="%J=
%;/)>V'%oXR-"B) 4Q%R%;/':19:<6=')>?'('+;)D
h%*%+ d)2;' 8'+42\7)>1'(G+"G+~'( I'+)@#<6=')>?'(%J=2"3%
)"B/)T%b]75^'()h'(-4$%+1:')+"3'2:)+^%+"3'†67%+B5]'%+JR%oXR
%['(%@''+;'#F'+X^-,%bE%%J=2"3%b]75^'(†67%+B5]'%+J)>1'(
0'(†67%+B5]'%+J)>1'(+1F) .'(%J=%*%%o<6='%;/%=1%J=0'(2:
+:'4$%D>1'(%&'()*%%*' )>1'(G+"%@''+;'#F'+2=")>O'8')0'(
%J=%*' %oXR%['(%@'G+~'( I'+2=")>O<67B) I'+%J=2"3%b]75^'(
."'([%*' %+"B'94Q%%;/%=1%J=0'(2:+:'4$%D
?$=0#>%#=*@A(B+C7+,
7'89>=%%8 
>1'(%o%+BG"'+)BR)+m"G…)>4$% !"#$"51)673) H"+1*XR+M6%+6'(
K5l')$")N'+)>F'(a%+=%+6'(G+&'(="G+C%YA)>1'(%&'()*%%*' %0
)>4$% ]72:+"3''=7%+E'()=2l'G+~'( I'+2=")>O<67B) I'+%J=)\/)+
%;/6k5l')$")N'+)>F'('B6 8-F)X="-!'+"3#X=")+NG+&'(%C%*'+]'
':1%+I6)>*%+'+"3#%T)+D>V'2;' 8':7%@''V6%=1+o''M=)>*%+
'+"3#%J='+M'('(4m"("$")+"36'(4m" 8%g %;/6kbi#bc)D>*%+

'+"3#':7Gc15:")>1'(X6H))+m"("='%*'  4Q%("$")+"362: 4Q%%;/6k
%+;/'+\' 8'(+I 8-F)-!'+"3#)+^%+"3''+"3#2T 4Q%("=1R9@'-!
'+"3# 8-F) CDB6%CX="/+F##:'(67V''+]'9:51("$")+"36'+@#%*'
("$")+"36/+0"%+I6)>*%+'+"3#D8%;/("E/2"3%)+J)>4R'(2:%;/54$"
'V' )+J)>4R'(9^=%+?'%;/6k%+1ZG"B'D+4)+B'(4m"("E/2"3%)+J
)>4R'(x%;//+Cz2:%;/54$"X€)>^%)"B/%+I6)>*%+'+"3#)>4$%%;/)>4R'(
)>4$%%;/)>V'AX^ 1:'GB)%.'( e'()>*%+'+"3#)>V'%oXR'+"3#2T 4Q%
/+]'%&'(("M=%;/)>4R'(2:%;//+CX€)H)+o'D‚"3')1:'2:']'(%=1%+;)
94Q'(%*%%o<6=')+=##46("E/%;/J7%C%oXR 4=>=<67B) I'+ E'( S'
28)!%+,%%*' D
52*2D(E89()8(ED. 
(C'F( G8&H'I->.J
K2 L'+IIIM d%-"3)%+E)>?'('W'(9^%)^24o'
9V'<6=)+^%)"p'%J=%*' 2:5^-*1X^/+*))>"'+o''M=%J=+?  8-F)
-!'+"3#D
NO70P*:QDBRS4TG%(U
*'0 K8V.%D($%.8V
25
%K9D#.W=#7P7IW#y‰rŠ0'(b"'9|"'+]'
5]'2NX="9@#)>1'(%0"%*%+>6.'( ;)2:#.)%*' %;/%=1%J=0'( K
'+\'#.)%4o'(2IG+*%)+;/+o'DW#y‰‹Š0'( K)+~'()+S')+h='+\'
7B6Gc#X="9@#%J=#N'+)>1'(b]75^'(G"'+)B("0"<67B)%*%2;' 8bK
+.")>1'()+m"G…b]75^'(%+J'(+v=bK+."R#"8'S%%['('+4)>V'/+F#2"
%0'4$%)>4$% CD+M'(2"3%9:# C%:'(%J'(%H'"8#)"'%J='+]'5]'2:1
0'()='C"9V')"'+)+@')>*%+'+"3#>;)%=1%J=0'()>4$%'+]'5]')>4$%
5]').%'+m2\70'(#F'+9V'D
XW/OY--C%(C%**=0(E./O
2PVD('(T70P=0%6+$
*TA.)BW=#Z*%DETA
7P7(#&(./$-C$ I•:

0'(%@#<678'%C-H'2"3%<6=')>?'('+;)#:0'()=/+0"9:#.)9:
+1F%+ I'+%+1 4Q%#.) 4m'(9H" E'( S'A+="9:b]75^'(2:/+*)+67
%+1 4Q%#.)'+:'4$%)+^%X^%J=5]'515]'2N5]'A-=9:)F19\/ 4Q%
#.) ."'([%*' %@#<678'#F'+28%0/+`#%+;)9l''W'(9^%A-H'9:
/+*)+67%+1 4Q%X,%#F'+%J=)1:'5]').% +"3')+^%+1*%*%<67B) I'+
E'( S'%J=0'(+:'4$%D&'()*%)!%+,%%*' 9"V'<6=')$"%0-H'
'+"3#2T<6=')>?'( CD+1'V' ]79:2;' 8%J=#?"2;' 8"3%("0"
<67B)%C+"36<602;' 8':7)>R)+:'+)>6'( "#%J'(%H2I)>_%@#<678'
%J=0'(Dt1'( ]7%['(9:2;' 8G+CD.)XH "86'V6>=)>V' ]7%+L9:
'+M'(X67'(+v-=' @6)>V'%oXRGB)+h=2:/+*))>"''+M'()+:'+<60 K
%C)>1'('+"86%&'()>N'+G+1=+?%G+*% -F' ?%)+=#G+01DO'/+0")"B/
)T% :1X]6#$"+72?'(#='(9F"+M6_%+':1 C%+10'(2:'+]'5]')=
)>1'(("=" 1F'+"3''=7D
[!\]:(04-S-=$2.?;IW;
0WE<
[\/^;ZZ:-*/( C=#3OT ^W_?I
``aI!5XI
[5\/^;Z<$:-*K/OY./$[W*6b
P,//$'+0*'+Q8>(8>IN`!`I
!!
[N\*0c3'+4' (.7%
3%(C=0((4(FMKPPd%B+Ce=I

×