Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN day cau bi dong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.93 KB, 24 trang )

CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
I/ Đặt vấn đề:
Dạng bài tập chuyển câu chủ động sang câu bị động là dạng bài tập tương
đối khó đối với học sinh. Là dạng bài tập quan trọng trong chương trình Tiếng
Anh lớp 8 và lớp 9. Học sinh cần nắm cách làm dạng bài tập này ngay từ
chương trình Tiếng anh lớp 8: “ Chuyển câu chủ động sang câu bị động.”
Trong các đề thi lớp 8, lớp 9, thi vào THPT, thậm chí các đề thi vào các
trường Cao Đẳng và Đại Học, ta thường gặp các dạng bài tập kiểu này, rất dễ
ghi điểm vì thang điểm cho bài tập dạng này thông thường cao. Nếu học sinh
thông thạo cách chuyển câu chủ động sang câu bị động thì dạng bài tập kiểu
này vô cùng đơn giản và khá dễ.
Qua nghiên cứu tìm hiểu thực trạng của giáo viên dạy Tiếng Anh và nhất là
trong học sinh, đa số thấy lúng túng và thấy khó khăn khi gặp các dạng bài
tập kiểu này.
Do yêu cầu của chương trình, phần dạy câu chủ động - câu bị động đưa ra
còn rất hạn chế, đan xen cùng nhiều các dạng ngữ pháp khác cùng trong một
tiết học. Dạy cách chuyển câu chủ động sang câu bị động là cả một vấn đề,
trong khi đó lý thuyết và bài tập ứng dụng của phần này chỉ dạy trong một tiết
học thôi cũng là rất khó cho các em học sinh nắm bắt được rõ mà vận dụng
vào làm bài tập dạng này thành thạo ngay được, chưa nói gì đến đối tượng là
học sinh ở vùng nông thôn - nơi mà cơ sở vật chất còn thiếu thốn, dụng cụ
giảng dạy chưa đáp ứng, cập nhật được với việc giảng dạy theo phương pháp
tích cực; đặc biệt là đối tượng học sinh yếu, kém, do đó cũng hạn chế rất
nhiều trong việc giảng dạy của thầy và nhất là sự tiếp thu của trò đối với bài
giảng.
Trong khuôn khổ phong trào thi đua dạy tốt học tốt, hưởng ứng cuộc thi
“GVG” của trường và của ngành phát động. Trong phong trào tự bồi dưỡng
thường xuyên của các thầy cô giáo trong Tỉnh, trong Thành Phố, bản thân
thấy thấm thía lời nói: “vì tương lai đất nước mai sau”, qua những năm được
đứng trên bục giảng, với chút kinh nghiệm nhỏ bé của mình tôi quyết định
chọn đề tài: “Cách chuyển câu chủ động sang câu bị động.” nhằm mục đích


cung cấp một tư liệu về phương pháp chuyển câu chủ động sang câu bị động
có tính hệ thống cho các bạn say mê với môn ngoại ngữ cùng tham khảo.
Hy vọng cung cấp được một phương pháp về dạy cách chuyển câu chủ động
sang câu bị động trong Tiếng Anh một cách hiệu quả, hữu ích, một tư liệu tốt
trong việc tự học, tự bồi dưỡng của thầy và trò.
II/ Giải quyết vấn đề:
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
- Củng cố kiến thức Anh văn của giáo viên, là một trong những mục tiêu
của sự nghiệp giáo dục thường xuyên.
- Cung cấp phương pháp chuyển câu chủ động sang câu bị động: các bước
chuyển sang dạng câu bị động ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm, cách thực hiện các
bước…; các dạng chuyển sang câu bị động đặc biệt dành cho học sinh Khá,
Giỏi, cùng một bộ phận học sinh Trung Bình.
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng
1
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
- Nghiên cứu lý thuyết cơ bản câu chủ động - bị động, hệ thống cấu trúc
các thì trong Tiếng Anh, các cấu trúc câu trong Tiếng Anh. Một số khái niệm
cơ bản về cách chuyển câu chủ động sang câu bị động trong Tiếng Anh. Các
dạng bài tập thường gặp về chuyển câu chủ động sang bị động trong các đề
thi các cấp học.
- Sưu tầm, chọn lọc các tư liệu, bài tập có liên quan.
2. Thực trạng của vấn đề:
Trong các dạng bài tập về chuyển câu chủ động sang câu bị động của
chương trình Tiếng Anh 8, 9 đòi hỏi học sinh cần nắm rõ các công thức thì
trong Tiếng Anh, vốn từ vựng rộng, xác định đúng và chính xác các thành
phần trong câu chủ động…Đây là một trong những dạng bài tập khó đối với
các em học sinh vì nó đòi hỏi các em phải nắm rõ tất cả các công thức thì
trong Tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu các em được trang bị kiến thức đầy đủ, vốn
từ vựng phong phú, nắm chắc các thì Tiếng Anh, các cấu trúc câu Tiếng Anh

thì dạng bài tập kiểu này không mấy khó khăn nữa.
“Cách chuyển câu chủ động sang câu bị động” là cơ sở để làm các dạng bài
tập kiểu này. Chẳng hạn với bài tập: Em hãy chuyển câu sau đây sang bị động
/ Viết lại câu với từ được gợi ý… ví dụ như: “ He is writing a letter.” → A
letter …………………………………
Để làm được những bài tập dạng này, học sinh cần nắm vững các bước
chuyển từ câu chủ động sang câu bị động, nắm chắc các công thức thì trong
Tiếng Anh… Phần đa học sinh nắm được cách chuyển cơ bản. Khi luyện tập
dạng bài tập này, hầu hết học sinh đều mắc lỗi ở chỗ chia không đúng động từ
“tobe”. Là vì học sinh không biết cách chia động từ “tobe” theo thì của câu
chủ động như thế nào, không hiểu rõ thế nào là chia “tobe” theo thì của câu
chủ động.
Sau 15 năm giảng dạy học sinh, tôi cũng ít nhiều trăn trở về vấn đề này. Tôi
mạnh rạn bày tỏ kinh nghiệm của mình với các anh chị em giáo viên cùng
ngành và các em học sinh. Với trình độ có hạn, thời gian dành cho SKKN
chưa nhiều. Tôi rất mong nhận được những ý kiến, nhận xét, đóng góp của
các bạn đồng nghiệp, của các em học sinh để SKKN của tôi đạt hiệu quả cao
hơn.
3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
Dưới đây là khái niệm câu chủ động - bị động, một số cấu trúc cơ bản về các
thì trong Tiếng Anh, các bước thực hiện chuyển từ câu chủ động sang bị động
cần nắm ngay từ đầu để có thể chuyển đổi đúng, chính xác dạng câu này. Tuy
nhiên, chúng ta không phải dạy học sinh tất cả các cấu trúc này ngay mà sẽ
vận dụng dần dần vào các đơn vị bài học.
2.1. Khái niệm câu chủ động - câu bị động: ( Để học tốt TA 8 - NXB
Thanh Niên)
a. Câu chủ động: ( Active voice): chủ từ của câu là người / vật thực hiện
hành động.
VD: Workers are repairing the street. ( Các công nhân đang sửa đường phố.)
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng

2
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
→ Cấu tạo câu:
b. Câu bị động: ( Pasive voice): chủ từ của câu là người / vật nhận hành động
được thực hiện do người khác.
Ví dụ: The streets are being repaired by workers
( Đường phố đang được sửa bởi các công nhân )
→ Cấu tạo câu:
2.2. Các công thức thì trong Tiếng Anh:
a. Thì hiện tại đơn:
* Của động từ “TOBE”:
(+)
( - )
(?)
* Của động từ thường: learn, work…
(+)
( - )
(?)
b. Thì hiện tại tiếp diễn:
(+)
( - )
(?)
c. Thì hiện tại hoàn thành:
(+)
( - )
(?)
d. Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn:
(+)
( - )
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng

S + V + O + M / A
S + tobe + PII + M / A + by + O
S + am / is / are + …
S + am / is / are + not …
Am / Is / Are + S + … ?
S + V / V-s/es + O
S + do / does + not + V + O
Do / Does + S + V + O ?
S + am / is / are + V-ing
S + am / is / are + not + V-ing
Am / Is / Are + S + V-ing?
S + have / has + PII
S + have / has + not + PII
Have / Has + S + PII…?
S + have / has + been + V-ing
S + have / has + not + been + V-ing
3
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
(?)
e. Quá khứ đơn:
* Của động từ “TOBE”:
(+)
( - )
(?)
* Của động từ thường: learn, work…
(+)
( - )
(?)
f. Thì quá khứ tiếp diễn:
(+)

( - )
(?)
g. Thì tương lai đơn:
(+)
( - )
(?)
h. Thì quá khứ hoàn thành:
(+)
( - )
(?)
i. Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn:
(+)
( - )
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng
Have / Has + S + been + V-ing…?
S + was / were + …
S + was / were + not …
Was / Were + S + … ?
S + V-ed / V2 + O
S + did + not + V + O
Did + S + V + O ?
S + was / were + V-ing
S + was / were + not + V-ing
Was / Were + S + V-ing?
S + shall / will + V
S + shall / will + not + V
Shall / Will + S + V ?
S + had + PII
S + had + not + PII
Had + S + PII?

S + had + been + V-ing
S + had + not + been + V-ing
4
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
(?)
j. Thì tương lai tiếp diễn:
(+)
( - )
(?)
l. Thì tương lai hoàn thành:
(+)
( - )
(?)
m. Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn:
(+)
( - )
(?)
2.3. Các bước chuyển câu chủ động sang câu bị động:
B1:
B2:
B3:
B4:
B5:
2.4. Cách thực hiện 5 bước chuyển trên:
* B1: Là bước quan trọng để thực hiện chuyển câu bị động đúng. Học sinh
cần xác định chính xác 3 thành phần trong câu chủ động: S, Vm và O. Đa
số học sinh hiểu nghĩa của câu chủ động thì dễ dàng xác định được chính
xác.
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng
Had + S + been + V-ing?

S + shall / will + be + V-ing
S + shall / will + not + be + V-ing
Shall / Will + S + be + V-ing ?
S + shall / will + have + PII
S + shall / will + not + have + PII
Shall / Will + S + have + PII ?
S + shall / will + have + been + V-ing
S + shall / will + not + have + been + V-ing
Shall / Will + S + have + been + V-ing ?
S + Vm + O
S + PII + O
tobe by
Chia theo thì của câu chủ động
Hoàn chỉnh câu
5
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
Nhưng trong trường hợp bất đắc dĩ không dịch được, học sinh cũng
có thể xác định được tương đối chính xác 3 thành phần này qua đoán biết
1 số từ trong câu như sau:
- S: Là chủ ngữ của câu chủ động.
Thông thường là toàn bộ phần đứng trước động từ
VD: Her parents have given her some presents on her birthday.
S V Vm
(2 động từ)
- Vm: Là động từ chính của câu chủ động.
Thông thường là động từ xác định nghĩa của câu, làm câu có nghĩa.
VD: Her parents have given her some presents on her birthday.
V Vm
( Nếu bỏ động từ “given” đi thì câu vô nghĩa)
- O: Là tân ngữ của câu chủ động.

Thông thường là phần đứng ngay sau động từ chính (Vm).
(Cũng có trường hợp câu có 2 tân ngữ: tân ngữ trực tiếp / tân ngữ gián
tiếp)
VD: Her parents have given her some presents on her birthday.
V Vm O O
Tuy nhiên, học sinh cũng cần biết 1 số từ để xác định chính xác hơn phần
này, chẳng hạn như tân ngữ chỉ là từ “her” hoặc “ some presents” mà không
phải là “her some presents” hay “her some presents on her birthday.” Ít ra
học sinh cũng phải biết tự trả lời câu hỏi đặt ra cho chính động từ “give” của
câu này là “ cho gì?” hoặc “ cho ai?”. Nếu học sinh có thể trả lời được 2 câu
hỏi này, thì sẽ xác định được tân ngữ một cách chính xác nhất.
* B2: Thực hiện chuyển 3 thành phần ở B1 theo sơ đồ:
B1:
B2:
- S của B1 → O của B2
- O của B1 → S của B2
- Vm của B1 → PII của B2
Cần nhấn mạnh cho học sinh lưu ý: PII: V-ed ( nếu có qui tắc)
V3: cột 3 ( nếu BQT)
Cần nắm được đại từ nhân xưng làm S và O trong câu:
S O
I → me
You → you
He → him
She → her
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng
S + Vm + O
S + PII + O
6
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG

It → it
We → us
You → you
They → them
* B3: Liên kết 3 thành phần ở B2 bằng động từ “ tobe” và “by” ta được:
B2:
B3:
* B4: Chia động từ “tobe” ở B3 theo thì của câu chủ động:
Đa số học sinh đều mắc lỗi ở chỗ chia không đúng động từ “tobe”. Là vì học
sinh không biết cách chia động từ “tobe” theo thì của câu chủ động như thế
nào, không hiểu rõ thế nào là chia “tobe” theo thì của câu chủ động. Cần làm
rõ cho học sinh biết cách chia như thế nào.
Ví dụ: Chuyển câu chủ động sau sang câu bị động
Mrs Green is cooking the food in the kitchen.
Học sinh tiến hành thực hiện lần lượt theo từng bước như sau:
Câu chủ động: Mrs Green is cooking the food in the kitchen.
B1: S Vm O
B2: The food + cooked + Mrs Green
B3: tobe by
B4: is being
Câu bị động: B5: The food is being cooked in the kitchen by Mr
Green
* Cách chia động từ “tobe” theo thì của câu chủ động:
- Xác định đúng thì của câu chủ động:
Theo ví dụ trên, ta có công thức thì hiện tại tiếp diễn. ( Trong trường
hợp không nhớ rõ, học sinh có thể nhìn vào câu chủ động cần chuyển
để viết ra công thức của thì này):

(+)
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng

S + PII + O
tobe by
S + am / is / are + V-ing
7
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
Bình thường học sinh chia các động từ “ cook / learrn / work …” theo công
thức này thì như sau:
am / is / are cooking
am / is / are learning
am / is / are workking
…………
Do đó, khi chia động từ “be” theo công thức này thì sẽ là:
am / is / are being
Tóm lại, coi động từ “be” như các động từ thường “ cook / learn / work…” để
chia.
• Phần này cần giảng cho học sinh hiểu rõ mới có thể áp dụng làm tương
tự được.
• Nên cho học sinh so sánh với thì của câu chủ động sau khi chia xong
động từ “be”. Chẳng hạn như ví dụ trên:
Câu chủ động: is cooking → dễ dàng nhìn thấy giống nhau về
Câu bị động: is being công thức thì.
→ Đó chính là cách chia động từ “be” theo thì của câu chủ động.
B5: Hoàn chỉnh câu bị động.
Viết câu bị động hoàn chỉnh. Thực hiện bước này, học sinh cần lưu ý:
Chủ ngữ câu chủ động / by + O ( câu bị động)
- ( Me, You, Him, Her, Us, Them, People, Someone,…) nên bỏ khỏi câu
bị động nếu không muốn nêu rõ tác nhân.
- Nếu câu chủ động có các phó từ chỉ nơi chốn thì được đặt trước “by +
O” bị động.
Ví dụ: The police found him in the forest.

→ He was found in the forest by the police.
- Nếu câu chủ động có các phó từ chỉ thời gian thì đặt chúng sau “by +
O” bị động.
Ví dụ: My parents are going to buy a car tomorrow.
→ A car is going to be bought by my parents tomorrow.
- Nếu động từ chủ động có 2 tân ngữ, một trong 2 tân ngữ có thể làm chủ
ngữ trong câu bị động.
Ví dụ: I’m writing her a letter.
O O
→ She is being written a letter (by me).
→ A letter is being written (to) her (by me).
2.5 Ứng dụng:
Như đã trình bày ở trên, chúng ta không phải dạy học sinh tất cả các cấu trúc
này ngay mà sẽ vận dụng dần dần vào các đơn vị bài học. Dạy học sinh biết
cách thực hiện 5 bước chuyển thành thục sang câu bị động.
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng
8
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
a. Trường hợp 1: Chuyển câu chủ động (CĐ) sau sang câu bị động(BĐ):
CĐ: The movie has disappointed us very much.
B1: S Vm O
B2: We + disappointed + the movie

B3: tobe by

B4: have been
BĐ: B5: We have been disappointed very much by the
movie.
* So sánh động từ “be” đã được chia:
Câu chủ động: has disappointed → giải thích sự khác nhau “ has /

Câu bị động: have been have” ( chia theo công thức
của thì hiện tạu hoàn thành.)
b. Trường hợp 2: Chuyển câu chủ động (CĐ) sau sang câu bị động(BĐ):
CĐ: They will ask you several questions.
B1: S Vm O

B2: You + asked + them

B3: tobe by

B4: will be
BĐ: B5: You will be asked several questions.
* So sánh động từ “be” đã được chia:
Câu chủ động: will asked → theo công thức thì tương lai đơn.
Câu bị động: will be
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng
9
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
c. Trường hợp 3: Chuyển câu chủ động (CĐ) sau sang câu bị động(BĐ):
CĐ: The teacher explains the lesson.
B1: S Vm O

B2: The lesson + explained + the teacher

B3: tobe by

B4: is
BĐ: B5: The lesson is explained by the teacher.
* So sánh động từ “be” đã được chia:
Câu chủ động: explains → theo công thức thì hiện tại đơn.

Câu bị động: is ( động từ “be” / động từ thường)
d. Trường hợp 4: Chuyển câu chủ động (CĐ) sau sang câu bị động(BĐ):
CĐ: These boys made that noise.
B1: S Vm O

B2: That noise + made + these boys.

B3: tobe by

B4: was
BĐ: B5: That noise was made by these boys.
* So sánh động từ “be” đã được chia:
Câu chủ động: made → theo công thức thì quá khứ đơn.
Câu bị động: was ( động từ “be” / động từ thường)
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng
10
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
e. Trường hợp 5: Chuyển câu chủ động (CĐ) sau sang câu bị động(BĐ):
CĐ: I can’t do these exercises quickly.
B1: S Vm O

B2: These exercises + done + me


B3: tobe by

B4: can’t be

BĐ: B5: These exercises can’t be done quickly.
* So sánh động từ “be” đã được chia:

Câu chủ động: can’t do → Công thức: S + can’t + V
Câu bị động: can’t be
f. Trường hợp 6: Chuyển câu chủ động (CĐ) sau sang câu bị động(BĐ):
CĐ: They have to pay the bill before the first of the month
B1: S Vm O
B2: The bill + paid + them

B3: tobe by

B4: has to be

BĐ: B5: The bill has to be paid before the first of the month.
* So sánh động từ “be” đã được chia:
Câu chủ động: have to pay → Công thức: S + have to / has to + V
Câu bị động: has to be
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng
11
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
g. Trường hợp 7: Chuyển câu chủ động (CĐ) sau sang câu bị động(BĐ):
CĐ: He shouldn’t do that silly thing.
B1: S Vm O

B2: That silly thing + done + him

B3: tobe by

B4: shouldn’t be
BĐ: B5: That silly thing shouldn’t be done.
* So sánh động từ “be” đã được chia:
Câu chủ động: shouldn’t do → Công thức: S + shouldn’t + V

Câu bị động: shouldn’t be

h. Trường hợp 8: Chuyển câu chủ động (CĐ) sau sang câu bị động(BĐ):
CĐ: People must hand in their weapons.
B1: S Vm O

B2: Their weapons + handed in + people

B3: tobe by

B4: must be

BĐ: B5: Their weapons must be handed in.
* So sánh động từ “be” đã được chia:
Câu chủ động: must hand in → Công thức: S + must + V
Câu bị động: must be
2.6. Ứng dụng vào các đơn vị bài học:
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng
12
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
Với khoảng thời gian cho phép trong mỗi tiết học, chúng ta có thể vận dụng
một cách linh hoạt dần dần vào mỗi bài giảng. Làm quen từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp.
2.6.1 Áp dụng vào bài giảng Tiếng Anh 8: Tiết 100: Unit 16: Language
Focus
Bài tập 1( SGK trang 154): Change the sentences from the active into the
pasive.
a. CĐ: Mrs.Quyên typed the document.
B1: S Vm O


B2: The document + typed + Mrs.Quyên

B3: tobe by

B4: was
BĐ: B5: The document was typed by Mrs.Quyên
* So sánh động từ “be” đã được chia:
Câu chủ động: typed → theo công thức thì quá khứ đơn.
Câu bị động: was ( động từ “be” / động từ thường)
b. CĐ: Mr.Nhân repaired the computer.
B1: S Vm O

B2: The computer + repaired + Mr.Nhân

B3: tobe by

B4: was
BĐ: B5: The computer was repaired by Mr.Nhân.
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng
13
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
* So sánh động từ “be” đã được chia:
Câu chủ động: repaired → theo công thức thì quá khứ đơn.
Câu bị động: was ( động từ “be” / động từ thường)
c. CĐ: Ba drew the picture.
B1: S Vm O

B2: The picture + drawn + Ba

B3: tobe by


B4: was
BĐ: B5: The picture was drawn by Ba
* So sánh động từ “be” đã được chia:
Câu chủ động: drawn → theo công thức thì quá khứ đơn.
Câu bị động: was ( động từ “be” / động từ thường)
d. CĐ: Hoa turned off the lights.
B1: S Vm O

B2: The lights + turned off + Hoa

B3: tobe by

B4: were
BĐ: B5: The lights were turned off by Hoa.
* So sánh động từ “be” đã được chia:
Câu chủ động: turned off → theo công thức thì quá khứ đơn.
Câu bị động: were ( động từ “be” / động từ thường)
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng
14
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
e. CĐ: Lan baked the cake.
B1: S Vm O

B2: The cake + baked + Lan

B3: tobe by

B4: was
BĐ: B5: The cake was baked by Lan.

* So sánh động từ “be” đã được chia:
Câu chủ động: baked → theo công thức thì quá khứ đơn.
Câu bị động: was ( động từ “be” / động từ thường)
2.6.2. Áp dụng vào bài giảng Tiếng Anh 9: Tiết 12: Unit 2: Language
Focus
1. Bài tập 4( SGK trang 21): Read the first sentence and then complete the
second sentence ưith the same meaning. Use the passive form.
a) They made jean cloth completely from cotton in the 18
th
century.
B1: S Vm O

B2: Jean cloth + made + them

B3: tobe by

B4: was
B5: Jean cloth was made completely from cotton in the 18
th
century.
* So sánh động từ “be” đã được chia:
Câu chủ động: made → theo công thức thì quá khứ đơn.
Câu bị động: was ( động từ “be” / động từ thường).
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng
15
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
b) CĐ: They grow rice in tropical countries.
B1: S Vm O

B2: Rice + grown + them


B3: tobe by

B4: is
BĐ: B5: The computer was repaired by Mr.Nhân.
* So sánh động từ “be” đã được chia:
Câu chủ động: grow → theo công thức thì hiện tại đơn.
Câu bị động: is ( động từ “be” / động từ thường)

c) They will produce five million bottles of champange in France next year.
B1: S Vm O

B2: Five million bottles of champange + produced + them

B3: tobe by

B4: will be
B5: Five million bottles of champange will be produced in France next year.
(by them)

* So sánh động từ “be” đã được chia:
Câu chủ động: will produce → theo công thức thì tương lai đơn đơn.
Câu bị động: will be
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng
16
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
d) CĐ: They have just introduced a new style of jeans in the USA.
B1: S Vm O

B2: A new style of jeans + introduced + them


B3: tobe by

B4: has just been
BĐ:B5: A new style of jeans have just been introduced in the USA
* So sánh động từ “be” đã được chia:
Câu chủ động: have just introduced → theo công thức thì hiện tại
Câu bị động: has just been hoàn thành.

e) CĐ: They have built two department stores this year.
B1: S Vm O

B2: Two department stores + built + them

B3: tobe by

B4: have been
BĐ: B5: The cake was baked by Lan.
* So sánh động từ “be” đã được chia:
Câu chủ động: have built → theo công thức thì hiện tại
Câu bị động: have been hoàn thành.

* Bài tập 5( SGK trang 21): Change the sentences from the active into the
pasive.
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng
17
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
a) CĐ: We can solve the problem.
B1: S Vm O


B2: The problem + solved + us

B3: tobe by

B4: can be
BĐ: B5: The problem can be solved.(by us)
* So sánh động từ “be” đã được chia:
Câu chủ động: can solve → theo công thức: S + can + V
Câu bị động: can be
b) CĐ: People should stop experiments on animals.
B1: S Vm O

B2: Experiments on animals + stopped + people

B3: tobe by

B4: should be
BĐ: B5: Experiments should be stopped.
* So sánh động từ “be” đã được chia:
Câu chủ động: should stop → theo công thức: S + should + V
Câu bị động: should be
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng
18
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
c) CĐ: We might find life on another planet.
B1: S Vm O

B2: Life + found + us

B3: tobe by


B4: might be
BĐ: B5: Life might be found on another planet.
* So sánh động từ “be” đã được chia:
Câu chủ động: might find → theo công thức: S + might + V
Câu bị động: might be
d) CĐ: We have to improve all the schools in the city.
B1: S Vm O

B2: All the schools in the city + improved + us

B3: tobe by

B4: have to be
BĐ: B5: All the schools in the city have to be improved. (by us)
* So sánh động từ “be” đã được chia:
Câu chủ động: might find → theo công thức: S + have to + V
Câu bị động: might be S + has to + V

GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng
19
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
e) CĐ: They are going to build a new bridge in the area.
B1: S Vm O

B2: A new bridge + built + them

B3: tobe by

B4: is going to be

BĐ: B5: A new bridge is going to be built in the area. (by them)
* So sánh động từ “be” đã được chia:
Câu chủ động: are going to build → theo công thức:
Câu bị động: is going to be S + am/is/are + going to + V…
2.7. Một số các dạng bị động khác:
Phần này cần dạy cho học sinh biết áp dụng công thức vào làm bài tập.
2.7.1. Dạng nguyên nhân ( causative form):
a. “Have”:
CĐ:
BĐ: →
Ví dụ: I had him repair my bicycle yesterday.
→ I had my bicycle repaired yesterday.
b. “Get”:
CĐ:
BĐ: →
Ví dụ: I get her to make some coffee.
→ I get some coffee made.
2.7.2. Các động từ nhận thức ( verbs of perception): See, Watch, Hear, …
CĐ:
BĐ: →
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng
S + have + O1 + bare infinitive + O2
S + have + O2 + PII
S + get + O1 + to- infinitive + O2
S + get + O2 + PII
S + see + O + bare infinitive / V-ing + …
S + be + seen + to - infinitive / V-ing + …
20
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
Ví dụ: I saw her come in.

→ She was seen to come in.
2.7.3. Các động từ chỉ quan điểm ( verbs of opinion): Say, Think, Believe,
Report,…
CĐ:
BĐ: →

Ví dụ: People said that he had gone abroad.
→ It was said that he had gone abroad.
→ He was said to have gone abroad.
2.7.4. Câu mệnh lệnh ( imperative sentence):
a)
CĐ:
BĐ: →
Ví dụ: Write your name here.
→ Let your name be written here.
b)
Ví dụ: He let me go out.
→ I was let go out.
→ I was allowed to go out.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
4.1 Nghiên cứu thực trạng của giáo viên và học sinh trong Thành Phố và
Huyện ngoài đối với mảng kiến thức trên.
Tìm hiểu đối tượng học sinh qua các lớp 8C, 8D ( Trường THCS Tiên
Phong - Đoan Hùng - niên khóa 1998 - 1999); 9C, 9E ( Trường THCS Tiên
Phong - Đoan Hùng - niên khóa 2000 - 2001); học sinh trường THCS Sông
Lô - Việt Trì - niên khóa 2002 - 2003; học sinh các Khối 8, 9 trường THCS
Lý Tự Trọng - Việt Trì từ năm 2003 đến nay.
4.2 Thực hiện trên các nhóm học sinh các lớp.
- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức Tiếng Anh 8, 9 trường THCS Tiên Phong
- Đoan Hùng - Phú Thọ.

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức Tiếng Anh 8 trường THCS Sông Lô -
Việt Trì - Phú Thọ.
- Bồi dưỡng đội tuyển Tiếng Anh 8, 9 trường THCS Lý Tự Trọng - Việt
Trì - Phú Thọ.
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng
S + say + (that) + Clause ( S2 + V2 + O2…)
It + be + said + (that) + Clause
S2 + be + said + to-infinitive / to have + PII
V + O + A
Let + O + be + PII + A
( S ) + let + sb + do + sth
21
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
- Dạy thực nghiệm trong chương trình chính khóa Tiếng Anh cho các khối
8, 9 tại THCS Sông Lô - Việt Trì - Phú Thọ năm 2002 - 2003, tại THCS Lý
Tự Trọng - Việt Trì - Phú Thọ từ năm 2003 đến nay.
4.3 Hiệu quả đạt được:
- Đối với đối tượng học sinh Khá, Giỏi của cả 2 trường THCS Sông Lô
và THCS Lý Tự Trọng: 100% các em đều nắm vững và áp dụng được
phần kiến thức mà giáo viên truyền thụ.
- Đối với diện đại trà: học sinh Trung Bình, học sinh Yếu, Kém phải có
thời gian luyện tập nhiều hơn mới nhận thức được và áp dụng làm khá
thành thạo, gây hưngd thú cao trong học tập bộ môn Tiếng Anh. Tỷ lệ
đạt được trên 80%.
- Giúp học sinh ghi nhớ khắc sâu những kiến thức được học, bắt tay vào
làm các bài tập, bài thực hành dạng này một cách dễ dàng. Phát huy có
hiệu quả kỹ năng chuyển câu chủ động sang câu bị động.
- Ngoài ra, học sinh có thể chuyển một số câu dù cho thì của câu đó chưa
được học mà vẫn đúng và chính xác.
- Đối với giáo viên khi giảng dạy thực nghiệm luôn có cảm giác thoải

mái, nhẹ nhàng, không vội vàng, không lo lắng học sinh vẫn chưa nắm
bắt được đầy đủ và không áp dụng làm bài tập được. Dễ dàng, thuận
lợi, không tốn nhiều công sức, thời gian khi dạy, đặc biệt trong những
đơn vị bài học tiếp theo có liên quan đến dạng câu này và thấy được
tầm quan trọng của phần kiến thức được trình bày trong SKKN.
4.4 Kết quả khảo sát các năm:
Năm Lớp Số bài
KSCL
Số
bài
Kém
Số
bài
Yếu
Số
bài
TB
Số
bài
Khá
Số
bài
Giỏi
% đạt Phương
pháp
1999
2000
8B
9D
30

28
5
7
11
7
11
10
2
3
1
1
47 %
50 %

2001-
2002
8A
9A
23
22
3
2
6
6
9
7
4
6
1
1

61 %
64 %

2007
-2008
9A
9B
9C
32
35
27
1
0
0
4
2
1
11
7
10
9
15
7
7
11
9
84 %
91 %
96%
Mới

theo
SKKN
2009-
2010
8G
9D
9E
22
24
29
1
0
0
2
1
3
5
6
9
5
7
9
9
10
8
86 %
96 %
90 %
Mới
theo

SKKN
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng
22
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
III. Kết luận và kiến nghị:
1. Kết luận:
- Tập tư liệu tự học, tự bồi dưỡng cho các bạn học sinh say mê môn học này
tham khảo, có các ví dụ minh họa và các dạng bài tập vận dụng kèm theo.
- Giúp giáo viên Tiếng Anh và học sinh tự bồi dưỡng, nâng cao và mở rộng
vốn kiến thức Tiếng Anh; giúp cho phong trào tự học, tự bồi dưỡng thường
xuyên của giáo viên và học sinh trong Tỉnh nói chung và của trường THCS
Lý Tự Trọng nói riêng.
- Học sinh yêu thích bộ môn Tiếng Anh có nhu cầu cần thiết có cuốn tư liệu
trong tay để tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức.
- Bài học kinh nghiệm qua việc áp dụng phương pháp dạy học mới:
• Giáo viên phải chuẩn bị vững kiến thức.
• Giáo viên phải chủ động tạo ra nhiều tình huống giúp học sinh có nhiều
cơ hội được vận dụng kiến thức học.
• Giáo viên phải biết thay đổi kết hợp áp dụng phương pháp một cách
linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng học sinh, giúp học sinh hiểu bài
sâu và say mê môn học.
• Chuẩn bị bài soạn chu đáo, có đồ dùng cần thiết và thiết thực với mỗi
tiết dạy để minh họa
• Yêu nghề, tâm huyết với từng bài giảng.
2. Kiến nghị:
- Tạo điều kiện để giáo viên dạy ngoại ngữ có cơ hội tiếp xúc với giáo viên có
trình độ chuyên môn cao hoặc trực tiếp giao lưu, trao đổi với người nước
ngoài.
- Cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy và học môn
ngoại ngữ.

- Thường xuyên bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học của cán bộ
giáo viên, giúp anh chị em giáo viên nâng cao trình độ.
Tài liệu tham khảo.

- SGK Tiếng Anh 8, 9.
- Để học tốt Tiếng Anh 8, 9.
- Bài tập Tiếng Anh 9 - NXB Trẻ.
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng
23
CÁC THỦ THUẬT CHUYỂN SANG CÂU BỊ ĐỘNG
Mục lục
Mục Trang
I. Đặt vấn đề 1
II. Giải quyết vấn đề 1
1. Cơ sở lý luận 1
2. Thực trạng của vấn đề 2
3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề 2
4. Hiệu quả của SKKN 21
III. Kết luận và kiến nghị 23
1. Kết luận 23
2. Kiến nghị 23
Tài liệu tham khảo 23
GV: Nguyễn Thị Thái Hà Trường THCS Lý Tự Trọng
24

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×