ĐẢNG BỘ HUYỆN CHÂU THÀNH
CHI BỘ TRƯỜNG THPT HÒA LỢI
*
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BÀI THU HOẠCH
Qua học tập, quán triệt các Nghị quyết, Kết luận Trung ương 7 khóa XI
Họ và tên :
Chức vụ trong Đảng : Đảng viên Chính quyền : Tổ trưởng
Đơn vị công tác : Trường THPT Hòa Lợi
Qua học tập, quán triệt các Nghị quyết, Kết luận Trung ương 7 khóa XI do Huyện ủy
và chi bộ tổ chức, bản thân tôi có những nhận thức một số vấn đề sau:
- Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về tăng cường và đổi mới sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.
- Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến
đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Kết luận của Ban chấp hành Trung ương khóa XI và tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ
thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
- Kết luận báo cáo của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về việc tiếp thu ý kiến
nhân dân góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
- Kết luận của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề cải cách tiền
lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020.
- Chuyên đề sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI và
công tác quy hoạch Ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư và các chức danh
lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước
Thông qua nội dung của các chuyên đề trên, Chúng ta mới thấy hết sự quan tâm của
Đảng đối với sự trường tồn và phồn thịnh của một quốc gia, mối quan tâm đặc biệt đến An
sinh xã hội. Cụ thể là Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển
kinh tế, xóa đói giảm nghèo; nâng cao đời sống vật chất tinh thần; phát huy quyền làm chủ
của nhân dân. Thật vậy, với trình độ dân trí, nền kinh tế phát triển như hiện nay,Người Việt
Nam chúng ta có quyền tự hào sánh vai với bè bạn quốc tế. Tuy nhiên, để cho cuộc ngày
càng tốt đẹp hơn, chất lượng hơn cần phải bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường.
Vì vậy,chuyên đề mà tôi chú ý là Chuyên đề 2: Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương
khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường
Ngày 3/6/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 24-
NQ/TW: "Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường" đã được Hội nghị Trung Ương lần thứ 7 (khóa XI) thông qua. Nội dung
chính của nghị quyết bao gồm năm phần: Tình hình và nguyên nhân, Quan điểm và mục
tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu, và tổ chức thực hiện. Nghị quyết đã nêu rõ
quan điểm chủ động ứng phó đối với các vấn đề về Biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên môi
trường, xem các vấn đề trên là vấn đề của toàn cầu, là thách thức của toàn nhân loại. Đặc
biệt, nghị quyết đã nêu rõ tài nguyên là tài sản quốc gia để phát triển đất nước, do đó cần
phải có đánh giá đầy đủ.
1
Đối với các vấn đề về biến đổi khí hậu, và quản lý tài nguyên rừng, nghị quyết nêu rõ mục
tiêu là chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nên
kinh tế xanh. Các mục tiêu cụ thể trong những năm tiếp theo là nâng cao năng lực, chủ động
phòng chống thiên tai, ứng phó với Biến đổi khí hậu. Đánh giá được tiềm năng, giá trị của
tài nguyên, từ đó quy hoạch quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả. Sớm chấm dứt khai thác
rừng tự nhiên, nâng diện tích các khu bảo tồn lên 3 triệu ha, nâng độ che phủ của rừng lên
45%.
Nghị quyết đồng thời cũng nêu rõ được những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm trong các vấn
đề về biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các giải pháp chủ yếu đã
được nghị quyết thông qua như: Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng
cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm
tài nguyên và bảo vệ môi trường; Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công
nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Tăng
cường quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường; coi trọng họp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường.
Tóm lại việc ứng phó với biến đổi khí hậu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là
việc làm không của riêng ai. Chúng ta hãy chung tay làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn, chất
lượng hơn. Là một giáo viên, trước tiên bản thân cần trao đổi, học hỏi để nâng cao kiến
thức. Từ đó có có thái độ đúng đắn hơn trong việc trao đổi, tuyên truyền người thân và
những người chung quanh. Trong dạy học cần lòng ghép các vấn đề ứng phó với biến đổi
khí hậu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nói chung, tài nguyên và môi trường biển
nói riêng vào bài giảng. sự lòng ghép nhẹ nhàng, tinh tế kích thích được ý thức bảo vệ môi
trường, đặc biệt là tài nguyên và môi trường biển đảo cho các em học sinh vì các em là chủ
nhân tương lai của đất nước.
Hòa Lợi, ngày 17 tháng 10. năm 2013
Ký tên
2