Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Quy định về cơ chế tài chính của hải quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.84 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN KẾ TOÁN CÔNG
Tên đề tài:
QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA
CƠ QUAN HẢI QUAN
GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
Nhóm: Nhóm 6 – CHĐ2 – K23
TP. Hồ Chí Minh – Tháng 01/2015
Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
MỤC LỤC
Nhóm 6
Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
PHẦN 1: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Hải quan Việt Nam là cơ quan có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá,
phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ
chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Kể từ khi gia nhập WTO, việc mở cửa thị trường khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu đã
gia tăng nhanh chóng, đặt ra yêu cầu ngành Hải quan phải thực hiện cải cách, hiện đại hóa.
Theo Tổng cục Thống kê, nếu như năm 2008, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước
đạt 143,3 tỷ USD thì đến năm 2012 đã đạt 228,9 tỷ USD, tăng 85,6 tỷ USD so với năm 2008,
tương đương mức tăng gần 60% trong 5 năm. Trong năm 2014, dự toán thu ngân sách Nhà
Nước là 782.700 tỷ đồng, thực hiện cả năm ước đạt 846.400 tỷ đồng, trong đó tổng thu ngân
sách từ hoạt động xuất nhập khẩu là là 224.000 tỷ đồng, chiếm 26,47% tổng thu ngân sách
Nhà Nước (Theo Đánh giá tình hình thực hiện kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm
2014 của Bộ Tài Chính ngày 08/01/2015), đây là một con số không hề nhỏ có được nhờ tăng


trưởng mạnh mẽ về kim ngạch xuất nhập khẩu, kết hợp với những sửa đổi, bổ sung về cơ
chế, chính sách và làm tốt công tác quản lý thu trong lĩnh vực hải quan.
Chính vì vai trò quan trọng của Hải Quan như vậy, nên nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài
“Những quy định về cơ chế tài chính của cơ quan Hải Quan”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được các quy định của Nhà nước về cơ chế tài chính đối với cơ quan Hải Quan bao
gồm các quy định về khoản thu ngân sách nhà nước (các khoản thu thuế xuất – nhập khẩu),
các nguồn kinh phí hoạt động hàng năm được giao và việc sử dụng các nguồn kinh phí được
Nhóm 6 Trang 3/19
Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
giao này như thế nào, quá trình quản lý và điều hành kinh phí, các quy định về việc lập, phân
bổ, giao dự toán, điều chỉnh dự toán và quyết toán kinh phí tại cơ quan Hải Quan …
- Tìm hiểu tình hình thực hiện quy định về cơ chế tài chính tại các đơn vị thuộc ngành Hải
Quan như thế nào, từ đó đưa ra những điểm còn hạn chế của cơ chế tài chính này, làm cơ sở
cho việc cải thiện các quy đinh của Nhà Nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các đơn vị
thuộc ngành Hải Quan.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các quy định về cơ chế tài chính hải quan tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Các quy định được đề cập đến trong Luật ngân sách nhà nước, các
thông tư, nghị định liên quan đến vấn đề cơ chế tài chính hải quan tại Việt Nam.
1.4 Các văn bản liên quan:
Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ
Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực
thuộc Bộ Tài chính.
Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà Nước.
Thông tư 59/2009/BTC hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối
với ngành Hải Quan năm 2011 đến 2015.
Quyết định số 16/2011/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 03
năm 2011 về việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế và

Tổng cục Hải Quan giai đoạn 2011 đến 2015.
Quyết định số 1441/2011/QĐ-BTC do Bộ Trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 14
tháng 06 năm 2011 về cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế và Tổng
cục Hải Quan giai đoạn 2011 đến 2015.
Nhóm 6 Trang 4/19
Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
Quyết định số 1233/QĐ-TCHQ do Tổng cục trưởng tổng cục hải quan ban hành ngày
30 tháng 06 năm 2011 về quy chế quản lý tài chính đối với các đơn vị thuộc ngành hải quan
giai đoạn 2011 đến 2015.
Nhóm 6 Trang 5/19
Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Khái quát chung về cơ quan Hải quan:
2.1.1 Lịch sử phát triển:
Tổng cục Hải quan được thành lập vào ngày 10 tháng 9 năm 1945, với tên gọi ban đầu là
"Sở thuế quan và thuế gián thu" trực thuộc Bộ Nội vụ với nhiệm vụ ban đầu là thu các
quan thuế nhập cảnh và xuất cảnh, thu thuế gián thu. Sau đó, ngành được giao thêm
nhiệm vụ chống buôn lậu thuốc phiện và có quyền định đoạt, hòa giải đối với các vụ vi
phạm về thuế quan và thuế gián thu. Sau đó, đổi thành Nha thuế quan và thuế gián thu
trực thuộc Bộ Tài Chính.
Năm 1954 thành lập Sở Hải quan thuộc Bộ Công thương. 27/2/1960 Chính phủ đã đã có
Nghị định 03/CP (do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký) ban hành Điều lệ Hải quan đánh
dấu bước phát triển mới của Hải quan Việt nam. Ngày 17/6/1962 Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 490/TNgT/QĐ - TCCB đổi tên Sở Hải quan trung ương thành Cục Hải
quan thuộc Bộ ngoại thương.
Sau khi thống nhất đất nước, ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nước phê chuẩn Nghị quyết
số 547/NQ/HĐNN7 thành lập Tổng cục Hải quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Yêu
cầu đối với Hải quan Việt Nam lúc này là thực hiện quản lý Nhà nước về Hải quan trước
tình hình: Hoạt động giao lưu hợp tác với nước ngoài phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy,
kinh tế thị trường bộc lộ những khuyết tật, hạn chế, khối lượng hàng hóa XNK khá lớn

tạo nguồn thu thuế XNK hàng năm chiếm tỷ lệ từ 20 - 25% GDP, tình trạng buôn lậu gia
tăng, nhập lậu tài liệu phản động, ấn phẩm đồi truỵ, chất nổ, ma tuý khá nhiều. Ngày 29-
06-2001, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ký quyết định số 29/2001/QH10 ban hành
Luật Hải quan, có hiệu lực từ 01-01-2002. Ngày 4 tháng 9 năm 2002, Thủ tướng Chính
phủ Phan Văn Khải ký Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg chuyển Tổng cục Hải quan vào
Bộ Tài chính. Ngày 14 tháng 6 năm 2005, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã ký
quyết định số 42/2005/QH11 ban hành "Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải
quan". Luật này có hiệu lực từ ngày 01-01-2006. Ngày 23/6/2014, Quốc hội đã thông qua
Nhóm 6 Trang 6/19
Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
Luật Hải quan số 54/2014/QH13, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Luật Hải quan số
54/2014/QH13 là văn bản pháp quy quan trọng của Tổng cục Hải quan, nhằm thực hiện
chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài, nâng
cao sức cạnh tranh trong nước và quốc tế của các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh
tế; nâng cao thẩm quyền, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hải quan; tăng cường
công tác bảo vệ an ninh quốc gia và an ninh kinh tế, phòng chống buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hoá qua biên giới, gian lận thương mại.
2.1.2 Khái niệm:
Theo quy định tại điều 1 Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ
Tướng Chính Phủ, tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức
năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức
thực thi pháp luật về hải quan. Tổng cục Hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu hình
Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức:
Theo quy định tại điều 3 Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg, Tổng cục Hải quan ở Trung
ương gồm:
 Tổ chức hành chính: Giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà
nước, bao gồm:
- Các vụ (Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài vụ - Quản trị);
- Văn phòng (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh);

- Thanh tra;
- Các cục (Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục Điều tra
chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê
hải quan);
 Và tổ chức sự nghiệp:
- Trung tâm Phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu (có Chi nhánh ở một số khu
vực);
- Viện Nghiên cứu Hải quan;
- Trường Hải quan Việt Nam;
- Báo Hải quan.
Nhóm 6 Trang 7/19
Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
Cơ quan hải quan ở địa phương gồm các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương thuộc Tổng cục Hải quan và các Chi cục Hải quan (Đội Kiểm soát Hải
quan và đơn vị tương đương thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương).
2.2 Quy định về cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan:
2.2.1 Nguồn kinh phí hoạt động:
Theo quy định tại điều 3, điều 4 thông tư 59/2011/TT-BTC ngày 12 tháng 05 năm 2011,
kinh phí hoạt động của Tổng cục Hải quan được phân bổ hàng năm theo mức ổn định là
1,9% trên dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm do Quốc hội quyết định, Thủ tướng
Chính phủ giao Tổng cục Hải quan thực hiện và được tổng hợp trong dự toán thu - chi
ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Tài chính trình Chính phủ, trình Quốc hội quyết
định.
Dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm làm cơ sở để xác định kinh phí hoạt động của
Tổng cục Hải quan gồm các khoản thuế và các khoản thu khác (theo phụ lục xác định dự
toán thu). Theo quy định tại Quyết định 1233/QĐ-TCHQ của Bộ Tài Chính ban hành ngày
30 tháng 06 năm 2011 còn bao gồm cac nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của
pháp luật:
- Kinh phí vay nợ, viện trợ;

- Kinh phí thu được từ việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu,
gian lận thương mại, hàng giả;
- Kinh phí do địa phương hỗ trợ;
- Kinh phí hợp pháp khác.
Tổng cục Hải quan tự trang trải các khoản chi tăng thêm theo chính sách, chế độ mới do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo chủ trương và yêu cầu thay đổi chính sách
hiện hành. Trường hợp do các yếu tố khách quan mà mức kinh phí được giao của Tổng
cục Hải quan không đủ để bảo đảm mức chi tối thiểu để duy trì hoạt động của bộ máy thì
Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.
Kinh phí ngân sách nhà nước giao:
Nhóm 6 Trang 8/19
Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ;
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo chương trình của Nhà nước;
- Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác
của Chính phủ ngoài nhiệm vụ thường xuyên;
- Thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định.
Phí và lệ phí được phép để lại theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, nguồn kinh phí
hợp pháp khác được sử dụng theo quy định của pháp luật.
2.2.2 Sử dụng kinh phí:
• Kinh phí hoạt động:
Theo quy định tại điều 5 thông tư 59/2011/TT-BTC ngày 12 tháng 05 năm 2011, nội
dung sử dụng kinh phí hoạt động bao gồm:
 Chi đầu tư xây dựng: Tối thiểu 10% trên tổng dự toán chi được giao.
- Thực hiện các dự án đầu tư, công trình của Tổng cục Hải quan theo kế hoạch đã
được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tài chính được điều chuyển vốn đầu tư
đã bố trí của dự án, công trình thuộc Tổng cục Hải quan để tập trung vốn thực hiện
dự án, công trình đang triển khai nhưng chưa bố trí được vốn đảm bảo đẩy nhanh
tiến độ sớm đưa vào khai thác, sử dụng.

Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng thực hiện theo các quy định của pháp luật về
đầu tư và xây dựng.
 Chi mua sắm, hiện đại hóa trang thiết bị: Tối thiểu 25% trên tổng dự toán chi được
giao.
- Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp
vụ;
- Chi ứng dụng công nghệ thông tin theo chương trình kế hoạch được cấp có thẩm
quyền phê duyệt;
- Thực hiện các chương trình, dự án theo nhiệm vụ chung của ngành Tài chính có
phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của Tổng cục Hải quan như: Dự án hạ tầng truyền
thông, dự án cơ sở dữ liệu, dự án trung tâm đào tạo công nghệ thông tin và dự
Nhóm 6 Trang 9/19
Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
phòng thảm họa và các chương trình, dự án khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ
Tài chính.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc điều hành dự toán kinh phí, quản lý, mua sắm tài
sản hiện đại hóa trang thiết bị nêu trên đảm bảo đáp ứng mục tiêu, yêu cầu hiện đại hoá
của Tổng cục Hải quan và hệ thống Tài chính theo đúng quy định.
 Chi thường xuyên: Tối đa 65% trên tổng dự toán chi được giao. Kinh phí chi thường
xuyên của Tổng cục Hải quan gồm các nội dung sau:
- Chi thanh toán cá nhân (bao gồm cả chi tiền lương tăng thêm; chi khen thưởng và
phúc lợi tập thể theo chế độ nhà nước quy định; chi thuê khoán công việc và hợp
đồng lao động thuê ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này).
- Chi quản lý hành chính và chi bảo đảm nghiệp vụ chuyên môn, gồm:
+ Chi các khoản dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin truyền thông, liên lạc,
hội nghị, chi công tác phí, thuê mướn và một số khoản chi khác theo quy định;
+ Chi tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
thuế, hải quan; hỗ trợ người nộp thuế;
+ Chi các nghiệp vụ đặc thù về chống buôn lậu, kiểm tra, kiểm soát, tình báo hải quan
nhằm ngăn chặn các hành vi trốn lậu thuế và vi phạm pháp luật thuế, hải quan;

+ Chi mua vật tư, ấn chỉ, chi ủy nhiệm thu thuế, trang phục, huấn luyện và nuôi chó
nghiệp vụ, quản lý rủi ro và các khoản chi nghiệp vụ đặc thù khác;
+ Chi phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ;
+ Chi bồi thường thiệt hại cho tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật trong
hoạt động nghiệp vụ;
+ Chi nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho
cán bộ, công chức theo chương trình, kế hoạch của hệ thống;
+ Chi sửa chữa tài sản, trang thiết bị, cơ sở vật chất, trụ sở làm việc phục vụ công tác
chuyên môn, nghiệp vụ;
Nhóm 6 Trang 10/19
Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
+ Chi đoàn đi công tác nước ngoài; chi đón, tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại
Việt Nam, chi tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam, chi đóng góp niên liễm
với các tổ chức quốc tế theo quy định;
+ Chi hỗ trợ công tác điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức trong Tổng
cục Hải quan;
+ Chi bảo đảm hoạt động của tổ chức đảng theo Quyết định của Ban Bí thư Trung
ương Đảng; chi bảo đảm hoạt động của các đoàn thể theo quy định của pháp luật hiện
hành.
+ Các khoản chi thường xuyên khác.
Kinh phí hoạt động của Tổng cục Hải quan cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển
sang năm sau tiếp tục sử dụng (trừ vốn đầu tư xây dựng cơ bản).
Nội dung các khoản chi này được quy định chi tiết tại Quyết định 1233/QĐ-TCHQ
của Bộ Tài Chính ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2011.
• Kinh phí tiết kiệm:
Theo quy định tại điều 7 thông tư 59/2011/TT-BTC ngày 12 tháng 05 năm 2011, hàng
năm, số kinh phí tiết kiệm từ chi thường xuyên (sau khi đã bảo đảm bố trí đủ kinh phí để
thực hiện các nhiệm vụ đã hoàn thành và các nhiệm vụ chưa hoàn thành phải chuyển
sang năm sau thực hiện), Tổng cục Hải quan được sử dụng cho các nội dung sau:
- Sử dụng để bố trí cho các công trình đầu tư xây dựng đã đủ thủ tục, cần đẩy nhanh

tiến độ nhưng vốn đầu tư xây dựng chưa đáp ứng được; mua sắm tài sản hiện đại hóa
trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá.
Tổng cục trưởng Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài
chính phê duyệt kế hoạch, danh mục, dự toán theo quy định.
- Trợ cấp thêm ngoài chính sách chung cho những người tự nguyện về nghỉ chế độ
trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại lao động; hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức gặp
Nhóm 6 Trang 11/19
Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo hoặc những trường hợp đặc biệt
khác; hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục; hỗ trợ các hoạt động tổ chức
Đảng, đoàn thể của Tổng cục Hải quan.
- Bổ sung thêm thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bình
quân toàn hệ thống Hải quan tối đa 0,2 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên
chức do Nhà nước quy định (lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp, trừ phụ
cấp làm đêm, làm thêm giờ).
Mức chi bổ sung thu nhập cho từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
do Thủ trưởng đơn vị quyết định trên nguyên tắc gắn với hiệu quả công việc, công
bằng, hợp lý, đồng thời phải thống nhất với tổ chức công đoàn đơn vị và được công
khai trong toàn đơn vị.
- Chi khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài hệ thống có thành tích đóng
góp hỗ trợ cho hoạt động quản lý thuế, hải quan; chi phúc lợi tập thể.
Tổng mức chi khen thưởng, phúc lợi trong hệ thống hàng năm tối đa không quá 3
tháng tiền lương, tiền công và thu nhập thực tế thực hiện trong năm.
- Số kinh phí còn lại sau khi đã sử dụng cho các nội dung trên đây được chuyển sang
năm sau tiếp tục sử dụng.
• Kinh phí bảo đảm hoạt động đối với các đơn vị sự nghiệp:
Các đơn vị sự nghiệp được bảo đảm kinh phí hoạt động từ nguồn kinh phí nhà nước giao
và thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006, Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05

tháng 9 năm 2005, Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 9 năm 2010 của Chính
phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, đơn vị sự nghiệp lập phương án tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về tài chính gửi Tổng cục Hải quan để tổng hợp gửi Bộ Tài chính (cấp I)
xem xét thẩm tra dự toán thu, chi; xác định phân loại đơn vị sự nghiệp; mức kinh phí
Nhóm 6 Trang 12/19
Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
ngân sách nhà nước bảo đảm thường xuyên (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí
hoạt động, đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động). Kinh phí
ngân sách nhà nước giao cho đơn vị sự nghiệp được phân bổ và giao trong dự toán chi
hàng năm của Tổng cục Hải quan theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2.2.3 Xử lý số dư kinh phí, các Quỹ từ năm 2010 trở về trước:
Theo Quyết định 1233/QĐ-TCHQ của Bộ Tài Chính ban hành ngày 30 tháng 06 năm
2011, kinh phí hoạt động của Tổng cục Hải quan, các đơn vị dự toán thuộc Tổng cục Hải
quan từ năm 2010 trở về trước còn dư chưa sử dụng, thanh toán được tiếp tục sử dụng,
thanh toán cho các nội dung, nhiệm vụ được giao đã, đang tổ chức thực hiện. Trường
hợp, sau khi đã thực hiện các nội dung nêu trên còn dư kinh phí: Thủ trưởng các đơn vị
dự toán lập kế hoạch, danh mục, dự toán để thực hiện chi đối với các nội dung chi về sử
dụng kinh phí hoạt động, báo cáo đơn vị dự toán cấp trên để xem xét giải quyết theo thẩm
quyền.
Đối với số dư các Quỹ của đơn vị dự toán thuộc Tổng cục Hải quan từ năm 2010 trở về
trước chưa sử dụng, thanh toán: Thủ trưởng đơn vị dự toán thuộc Tổng cục Hải quan lập
dự toán báo cáo Tổng cục Hải quan phê duyệt nội dung sử dụng đảm bảo thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn, hỗ trợ đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản hiện đại hóa trang thiết
bị của các đơn vị trong toàn ngành theo phân cấp của Bộ Tài chính.
2.3 Thực trạng áp dụng các quy định về cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan:
2.3.1 Tình hình áp dụng quy định về cơ chế tài chính của Cục Hải quan Thừa
Thiên Huế:
Năm 2014 hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp nhiều
khó khăn, song Cục Hải quan Thừa Thiên Huế vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh

nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh, qua đó thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước
và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tính đến giữa tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thông quan tại Cục đạt trên 900 triệu
USD, bằng 109% so với cùng kỳ 2013, trong đó kim ngạch xuất khẩu hơn 500 triệu USD,
Nhóm 6 Trang 13/19
Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
nhập khẩu gần 400 triệu USD. Năm 2014, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế được Bộ Tài chính
giao chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước là 520 tỷ đồng, sau đó căn cứ số thu nộp ngân sách nhà
nước thực tế tại Cục trong 6 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu tại địa phương và dự
đoán tình hình thu ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 2014, Tổng cục Hải quan đã
điều chỉnh chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thừa Thiên Huế năm 2014 là 360 tỷ
đồng. Đến giữa tháng 11/2014, số thu ngân sách nhà nước đạt 310 tỷ đồng, bằng 86% dự
toán, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo đánh giá của đơn vị thì nguyên nhân ảnh hưởng đến số thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn tỉnh bên cạnh việc hạn chế xuất khẩu các mặt hàng khoáng sản thô theo Chỉ thị 02/CT-
TTg của Thủ tướng Chính phủ và quy định tại Thông tư 41/2012/TT-BTC ngày 21/12/2012
của Bộ Công thương, giá xuất khẩu các mặt hàng khoáng sản trong thời gian qua giảm, đặc
biệt là các thị trường truyền thống như Trung quốc, Nhật Bản nên hoạt động sản xuất và xuất
khẩu giảm nhiều so với các năm trước.
Mặt khác, thực hiện quyết định của Bộ Tài chính tại Công văn số 11613/BTC-TCT ngày
18/9/2014 hướng dẫn việc thực hiện chính sách thuế GTGT đối với mặt hàng bông sơ chế là
0%, cũng ảnh hưởng đến số thu ngân sách nhà nước tại đơn vị, bởi đây là mặt hàng nhập
khẩu truyền thống và tăng đều qua các năm của thị trường Thừa Thiên Huế.
Các dự án đầu tư lớn trên địa bàn như xi măng Đồng Lâm, Laguana đã hoàn thành xong giai
đoạn đầu tư. Công ty Bia Huế đã nhập xong 1 phần lớn dây chuyền công nghệ sản xuất nên
số thu từ nguồn nhập đầu tư tạo tài sản cố định giảm đáng kể.
Theo Nghị quyết 02/NĐ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ về một số giải pháp thảo gỡ khó
khăn cho doanh nghiệp, không thu thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập sản xuất
xuất khẩu. Vì vậy, thu thuế bảo vệ môi trường trên địa bàn (chủ yếu các mặt hàng bao bì gia
công, bao bì sản xuất xuất khẩu) giảm.

Xác định được những khó khăn trên, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế đã triển khai thực hiện
quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ nhằm phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà
nước được giao. Để đạt mục tiêu đó, Đảng ủy, Lãnh đạo Cục đã chỉ đạo các đơn vị tập trung
Nhóm 6 Trang 14/19
Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
cao độ, quyết liệt công tác thu ngân sách nhà nước, quản lý chặt chẽ các nguồn thu, chống
thất thu thuế. Giao nhiệm vụ cho 01 đồng chí Phó Cục trưởng trực tiếp chủ trì, chỉ đạo các
Chi cục Hải quan trực thuộc, Phòng Nghiệp vụ huy động mọi nguồn lực, thảo luận đề ra các
giải pháp để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước. Theo đó, các chi cục
Hải quan trực thuộc rà soát lại nguồn thu theo quản lý của đơn vị. Thực hiện tận thu và đôn
đốc doanh nghiệp liên quan trong việc hoàn thành các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước ; đồng
thời báo cáo kịp thời Lãnh đạo Cục về các Doanh nghiệp mới để vận động doanh nghiệp về
làm thủ tục thông quan tại đơn vị nhằm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó,
tiếp tục thực hiện công tác cải cách hành chính, nhất là vận hành thông suốt hệ thống
VNACCS/VCIS, kịp thời giải quyết các vướng mắc cho doanh nghiệp. Sử dụng đồng bộ
nhiều biện pháp đấu tranh, phòng chống buôn lậu gian lận thương mại, quản lý rủi ro, kiểm
tra sau thông quan, quản lý thuế … nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư
trên địa bàn tỉnh.
Quán triệt khẩu hiệu thi đua "Kỷ cương - Cải cách - Phát triển", trên cơ sở chương trình công
tác trọng tâm của ngành Hải quan và định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương,
Cục Hải quan tỉnh đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2014 với nhiều biện pháp,
giải pháp tích cực; tập trung sắp xếp, bố trí hợp lý cán bộ, tăng cường cải cách thủ tục hành
chính, nâng cao năng lực quản lý điều hành, đẩy mạnh chương trình cải cách hiện đại hoá,
đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan trong tình hình mới và đã đạt được một số kết
quả đáng khích lệ.
Cụ thể, trong năm qua, tổng số thu nộp ngân sách của toàn cục đạt trên 362,2 tỷ đồng, đạt
100,6% chỉ tiêu phấn đấu giao năm 2014. Tổng số vụ vi phạm hành chính đã phát hiện và xử
lý 125 vụ với 417,5 triệu đồng; tăng 54% số vụ và giảm 57% số tiền phạt so với năm 2013.
Cũng trong năm qua, đã tiến hành kiểm tra 11 doanh nghiệp, chiếm 100% số cuộc kiểm tra;
thu ngân sách từ hoạt động kiểm tra sau thông quan đến ngày 20/10/2014 đạt hơn 1,2 tỷ

đồng, đạt 50% kế hoạch
2.3.2 Tình hình áp dụng quy định về cơ chế tài chính của Tổng Cục Hải quan:
Nhóm 6 Trang 15/19
Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ công
tác năm 2015 sáng ngày 25/12/2014, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan Nguyễn Ngọc
Túc khái quát các kết quả nổi bật của toàn ngành Hải quan năm 2014. Tổng cục trưởng nhấn
mạnh, năm 2014 là năm Tổng cục Hải đạt được thành tích vượt bậc sau 70 năm hoạt động.
Cụ thể:
Về kết quả thu ngân sách, ngay từ đầu năm 2014, Tổng cục Hải quan được Quốc hội, Chính
phủ và Bộ Tài chính giao dự toán thu NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC là 224.000 tỷ đồng. Và
tính đến ngày (20/12/2014), Tổng cục Hải quan đã thu NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC đạt
243.809,7 tỷ đồng bằng 108,4% so với dự toán thu NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC năm 2014.
Về kết quả thu hồi đọng thuế, tổng số nợ thuế chuyên thu quá hạn tính đến ngày 20/12/2014
ước khoảng 5.328 tỷ đồng, giảm so với thời điểm 31/12/2013 là 1.083 tỷ đồng. Tỷ trọng nợ
thuế chuyên thu quá hạn đến ngày 20/12/2014 so với số Dự toán thu thực hiện năm 2014 là
2,37%. Và cũng tính đến ngày 20/12/2014 đã thu hồi và xử lý nợ thuế của các tờ khai quá
hạn phát sinh từ năm 2013 trở về trước là 1.864 tỷ đồng….
Nhóm 6 Trang 16/19
Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
PHẦN III: HẠN CHẾ
3.1 Về thu ngân sách:
- Nhiều doanh nghiệp còn chai lì, gây khó khăn trong công tác thu hồi nợ. Đến thời
điểm 2-12-2014, số nợ thuế chuyên thu quá hạn của ngành Hải quan là 5.261 tỷ đồng,
tuy đã giảm được 1.150 tỷ đồng so với thời điểm 31-12-2013 (6.411 tỷ đồng)…
nhưng đây vẫn là một con số quá cao.
- Cắt giảm thuế quan theo cam kết khi gia nhập WTO đối với một số nhóm mặt hàng là
một trong những yếu tố tác động tới thu ngân sách do Cơ quan Hải quan thực hiện.
Cụ thể: thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng xe ô tô dưới 9 chỗ nhập khẩu sẽ giảm từ 3-
5% tùy chủng loại; kể từ ngày 01/01/2015 các mặt hàng phân bón, máy móc thiết bị

chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho
vật nuôi khác không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT từ khâu nhập khẩu đến khâu
sản xuất, thương mại…
- Công tác dịch vụ cảng tại nhiều địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn trong
chu trình thu ngân của Hải quan. Ví dụ như ở Cái Lân - Quảng Ninh, cầu cảng đã có
hiện tượng quá tải tàu phải chờ đợi, việc giảm tải làm hàng tại cảng nổi thiếu và nhỏ
chưa đáp ứng được bốc hàng giảm tải tại cảng nổi. Lưu lượng hàng đóng container
xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh còn
ít và hàng vận chuyển lẻ, ít con trên rùng chuyển xuất, nhập đi các thị trường khác
nhau, chưa đủ sản lượng để các hãng tàu nhận xếp hàng lên tàu tại cảng Cái Lân.
- Công tác quản lý ngân sách nhà nước còn yếu kém.
3.2 Về chi ngân sách:
- Công tác quản lý ngân sách còn nhiều lỗ hổng, các văn bản quy phạm pháp luật còn
rườm rà, phức tạp.
- Dự toán xét duyệt chi còn qua nhiều cấp, nhiều khoản chi chưa rõ ràng.
- Hiện tượng tham nhũng, biển thủ tài sản vẫn còn rải rác ở một số đơn vị.
Nhóm 6 Trang 17/19
Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
PHẦN IV: GIẢI PHÁP
4.1 Về thu ngân sách:
Phòng thuế xuất nhập khẩu cần tiếp tục tham mưu để phát hiện sớm những cơ chế chính sách
liên quan đến thuế bất hợp lý, đề xuất tháo gỡ kịp thời, phối hợp chặt chẽ với các cục, chi
cục, phòng chức năng để tham mưu giải quyết các vấn đề cơ bản nhất về thu; nghiên cứu
phân cấp để vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa đảm bảo thu thuế và quản lý hải quan;
Tăng cường kiểm tra trị giá tính thuế; Nghiên cứu cơ chế thực hiện chính sách (cấp mục,
nghiên cứu các giải pháp chống thất thu, thu hồi nợ tồn đọng…)
Để hoạt động thu ngân sách nhà nước đạt kết quả cao nhất, lực lượng kiểm tra sau thông
quan cần tiếp tục mở rộng đối tượng, loại hình kiểm tra; tham mưu kiểm tra sau thông quan
với các chi cục, tránh kiểm tra trùng lắp. Lực lượng quản lý rủi ro cần được thực hiện
nghiêm túc, đầy đủ theo chỉ đạo của Tọng hải quan về quản lý rủi ro, phân tích, đánh giá rủi

ro và cảnh báo rủi ro.
Công tác thanh tra tập trung kiểm tra nội bộ nhưng cũng đồng thời chú trọng thanh tra doanh
nghiệp. Công tác tổ chức cán bộ cần linh hoạt trong điều chỉnh lực lượng để để thực hiện
thu, chống thất thu đạt hiệu quả và khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích.
Đối với các lực lượng chủ chốt trong thực hiện công tác thu ngân sách, cần phát huy thế
mạnh để thu hút nhiều hơn các doanh nghiệp làm thủ tục qua địa bàn; duy trì các tổ giải
quyết vướng mắc, đổi mới hoạt động đối thoại với doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách nhà nước:
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách Nhà nước, tuân thủ pháp luật về thuế
và các khoản thu ngân sách nhà nước, Cục Hải quan nên ký kết thoả thuận phối hợp thu giữa
Kho bạc Nhà nước tỉnh - Cục Hải quan tỉnh với các ngân hàng. Ngân hàng thực hiện thu tại
Chi cục biên giới và chi nhánh Chi cục Hải quan cửa khẩu.
Nhóm 6 Trang 18/19
Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
Ngay sau khi Doanh nghiệp nộp thuế xuất nhập khẩu tại Ngân hàng, thông tin nộp thuế sẽ
truyền sang Kho bạc Nhà nước để hạch toán thuế, đồng thời truyền sang cơ quan Hải quan
để thông quan hàng hóa, như vậy doanh nghiệp không những giảm bớt thời gian, công sức
cho việc nộp thuế mà còn giảm thời gian lưu kho bãi, giải phóng hàng hóa nhanh chóng,
giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh ngoài ý muốn.
Chống thất thu thuế:
Đẩy mạnh công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu qua công tác tham
vấn giá, xác định trị giá, xác định mã số tính thuế; Kiểm tra sau thông quan, tăng cường cơ
chế phối hợp liên ngành để ngăn ngừa, kiểm tra, phát hiện các hành vi gian lận thương mại
qua xuất xứ hàng hóa, xác định trọng tâm, trọng điểm các mặt hàng có dấu hiệu kim ngạch
bất thường, thuế suất cao.
Tổng cục Hải quan chú trọng, tích cực triển khai các biện pháp thu đòi nợ thuế, bằng việc
ban hành các văn bản chỉ đạo một cách quyết liệt công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng và không
để phát sinh nợ mới.
Các Chi cục trực thuộc nên áp dụng quy trình và thực hiện các biện pháp thu hồi nợ tương
đối đầy đủ theo quy định như duy trì Tổ đôn đốc thu hồi nợ thuế, lập kế hoạch kiểm tra, rà

soát và thực hiện đôn đốc thu hồi các khoản nợ thuế.
Các Cục Hải quan địa phương nên phối hợp với Công an tỉnh mời các DN có nợ thuế chây ỳ
đến làm việc và cam kết thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước, đồng thời Công an
tỉnh đã chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với các Chi cục Hải
quan trong công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế. Đồng thời, lập danh sách các DN nợ tiền
thuế, tiền phạt chậm nộp thuế quá hạn, chây ỳ, đăng tải trên Website của Cục và các phương
tiện thông tin đại chúng.
Trong công tác chống buôn lậu, ngành Hải quan nên triển khai đồng loạt tại các tỉnh, thành
trên cả nước phát hiện và xử lý chiếm đoạt tiền thuế bằng thủ đoạn lợi dụng chính sách hoàn
thuế GTGT đối với hàng XK, hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan, ngăn chặn
hành vi vi phạm thông qua việc lợi dụng hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS
Nhóm 6 Trang 19/19
Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
Kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn đối với:
xe ngoại giao; hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất; hàng gửi kho ngoại quan, khu kinh tế cửa
khẩu; hàng hóa trao đổi cư dân biên giới; chế độ hóa đơn chứng từ đối với hàng nhập khẩu;
quản lý, cấp phép đối với thiết bị y tế, thuốc tân dược, thực phẩm chức năng
4.2 Về chi ngân sách:
Thực hiện chi NSNN hiệu quả, tiết kiệm: Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Rà
soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN, bảo đảm đúng dự toán được duyệt; Triệt để tiết
kiệm chi cho bộ máy quản lý nhà nước, sự nghiệp công; Cắt giảm tối đa kinh phí tổ chức hội
nghị, hội thảo, công tác nước ngoài, lễ hội, lễ kỷ niệm, tổng kết và các khoản chi chưa cần
thiết…
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật
về thu NSNN; Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng; Tăng cường công tác chống buôn lậu;
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động buôn bán qua biên giới, kinh doanh TNTX, hàng hóa NK
vào khu phi thuế quan.
Nhóm 6 Trang 20/19
Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thủ tướng chính phủ, 15/01/2010. Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg, Quy định chức
năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ
Tài chính.
2. Bộ tài chính, 12/05/2011. Thông tư 59/2011/TT-BTC, Hướng dẫn thực hiện cơ chế
quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan giai đoạn
2011 – 2015.
3. Thủ tướng chính phủ, 10/03/2011. Quyết định 16/2011/QĐ-TTg, Về việc thực hiện cơ
chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan giai
đoạn 2011-2015.
4. Bộ tài chính, Tổng cục Hải quan, 30/06/2011. Quyết định 1233/QĐ-TCHQ, Về việc
ban hành quy chế quản lý tài chính đối với các đơn vị thuộc ngành hải quan giai
đoạn 2011-2015.
5. Hải quan Việt Nam, lịch sử phát triển
www.customs.gov.vn/Lists/HaiQuanVietNam/Details.aspx?ID=5
6. Bộ tài chính, 25/12/2014. 5 nhiệm vụ trọng tâm của ngành Hải quan năm 2015
/>pers_id=2177092&item_id=155731188&p_details=1
7. Cục Hải quan Thừa Thiên Huế, 09/12/2014. Cục Hải quan Thừa Thiên Huế phấn đấu
hoàn thành dự toán thu ngân sách năm 2014
/>2c6bd07bb713&mid=ea60c2d2-3426-4531-bb20-
ab03a17f5135&itemid=6051&page=detailHQ
8. Cục Hải quan Thừa Thiên Huế, 08/01/2015. Cục Hải quan Thừa Thiên Huế tổng kết
công tác năm 2014 />9309-47ba-917a-2c6bd07bb713&mid=ea60c2d2-3426-4531-bb20-
ab03a17f5135&itemid=6063&page=DetailHQ
Nhóm 6 Trang 21/19

×