Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Giải pháp tăng cường khả năng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.91 KB, 14 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi chuyển đổi thành công từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế
thị trường mở cửa, đất nước ta đã và đang gặt hái được nhiều thành tựu. Trong
đó không thể không kể đến sự đóng góp lớn lao của ngành dệt may, một ngành
mũi nhọn trong quá trình tăng trưởng kinh tế về hướng xuất khẩu của nước ta.
Ngành dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ có vị trí quan trọng trong
cơ cấu sản xuất của nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành công nghiệp
nhẹ nói riêng. Thông qua hoạt động xuất khẩu, ngành đã tạo nguồn thu ngoại
tệ đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Ngoài ra ngành dệt may còn đảm bảo
hàng hoá tiêu dùng trong nước, thu hút nhiều lao động đòi hỏi vốn đầu tư ban
đầu không lớn, ít rủi ro, phát huy hiệu quả nhanh, tạo điều kiện cho hoạt động
mở rộng thương mại quốc tế nên phù hợp với bước đi ban đầu của các nước
đang phát triển như nước ta hiện nay.
Với mục đích tìm hiểu sâu hơn về thị trường hàng dệt may xuất khẩu
của nước ta cùng những thuận lợi, khó khăn thách thức để đưa ra những giải
pháp khắc phục em đã lựa chọn đề tài “Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của
Việt Nam sang thị trường Mỹ” làm bài tiểu luận của mình.
Bài tiểu luận của em được trình bày theo một dàn ý chính như sau :
1. Vai trò của ngành dệt may và chính sách xuất khẩu hàng dệt may của Việt
Nam.
2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ.
3. Giải pháp tăng cường khả năng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
Chắc chắn trong bài tiểu luận của em sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong các Thầy Cô trong Khoa góp ý để những bài tiểu luận sau của
em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
1 1
1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH DỆT MAY VÀ CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT
MAY CỦA VIỆT NAM.
1.1. Vai trò của ngành dệt may trong nền kinh tế.
Dệt may vốn là một ngành sản xuất thiết yếu đã xuất hiện từ lâu đời,


được hình thành và phát triển đầu tiên ở các nước Châu Âu. Cùng với tiến
trình các cuộc cách mạng khoa học công nghệ, việc áp dụng các thành tựu kỹ
thuật khiến cho ngành dệt may Châu Âu đạt tới những bước nhảy vọt cả về
chất và số lượng, đem lại thu nhập cao cho người dân và cho nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, chi phí để trả lương cho các công nhân cao dần đã thúc đẩy ngành
dệt may chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển là
những nước có nguồn lao động dồi dào với mức giá thuê nhân công rẻ. Và đây
là một lợi thế lớn cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Việt Nam là một nước đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, thu
nhập quốc dân tính theo đầu người thấp, để thúc đẩy nền kinh tế như vậy phát
triển, nước ta cần thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong giai đoạn đầu của cuộc cải cách, nước ta đã lâý công nghiệp hoá làm
mục tiêu. Và chúng ta đã thành công nhờ vào việc phát triển mạnh các ngành
có khả năng tận dụng những lợi thế có sẵn như nguồn nhân lực dồi dào với giá
thuê rẻ, ngành dệt may là một ngành như vậy. Ngành dệt may đã góp phần tích
cực giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động, có vai trò quan
trọng trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội. Như vậy đồng nghĩa với
việc tạo thu nhập và ổn định đời sống người lao động. Ngoài ra hàng năm còn
đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia, bổ sung ngân sách Nhà nước,
giúp Nhà nước bù đắp được phần nào bội chi ngân sách.
1.2. Chính sách xuất khẩu hàng dệt may của nước ta.
a. Thủ tục hải quan – xuất khẩu
Hàng xuất khẩu phải làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu theo quy định
chính thức về xuất khẩu hàng hoá và khi thep yêu cầu của nước nhập khẩu.
2 2
Việc làm thủ tục xuất khẩu cho hàng hoá liên quan đến các biện pháp quản lý
như:
- Hạn chế số lượng (giấy phép xuất khẩu) nước ta vẫn chưa thực hiện
mạnh mẽ chính sách xuất khẩu hàng dệt may do đó về số lượng vẫn còn bị hạn
chế.

- Hạn chế ngoại tệ (giám sát ngoại hối).
- Hạn chế tài chính (kiểm tra hải quan, thuế quan).
- Nhu cầu thống kê thương mại (báo cáo thống kê).
- Kiểm tra số lượng, chất lượng, kiểm tra vệ sinh, y tế, hàng nguy
hiểm,hàng cấm.
- Kiểm tra áp dụng các biện pháp ưu đãi thuế quan (giấy chứng nhận
xuất xứ).
Các chứng từ phục vụ cho việc kiểm tra hải quan xuất khẩu hàng hóa
bao gồm:
+ Giấy phép xuất khẩu.
+ Bản khai hàng xuất khẩu.
+ Bản trích sao hợp đồng bán hàng.
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu hợp đồng mua bán yêu cầu).
+ Giấy chứng nhận kiểm định (theo hợp đồng mua bán).
+ Các giấy tờ khác theo quy định của hải quan như phiếu đóng gói
(packing list), giấy chứng nhận số lượng, khối lượng, hợp đồng thuê tàu.
Ngoài ra khi làm thủ tục hải quan, thông thường phải kiểm tra tư cách
pháp nhân của người xuất khẩu cũng như kiểm tra các chứng từ có hợp pháp
và đúng quy định không.
Chỉ sau khi được cấp giấy chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan và
lệnh giao hàng thì người xuất khẩu mới được gửi hàng xuất đi.
b. Phân bổ hạn ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
3 3
Khi ra quyết định phân bổ hạn ngạch và thủ tục cấp thị thực, Bộ thương
mại đã có văn bản hướng dẫn xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ. Từ
đó hạn ngạch xuất khẩu được phân bổ như sau:
Trước hết, phân bổ tập trung vào mặt hàng. Doanh nghiệp(DN) có dưới
250 máy may thì chỉ phân bổ theo một mặt hàng. Mặt hàng ở đây cần hiểu là
chủng loại sản phẩm. Tức là, DN nào chuyên may quần thì chỉ được phân bổ
hạn ngạch theo sản phẩm quần, bất kể là quần ngắn hay quần dài. Còn DN

chuyên may áo thì sản phẩm có thể là áo dài tay, ngắn tay, cotton hay bất kỳ
chất kiệu nào cũng được miễn là chỉ may áo. Việc phân bổ dựa theo cấp số
nhân: nếu DN có 250-500 máy sẽ được phân tối đa hai mặt hàng, 500-1000
máy ba mặt hàng, trên 1000 máy có tối đa bốn mặt hàng.
Thứ hai là phân bổ theo trọng tâm thị trường. Trước đây thị trường
chính của ngành dệt may là EU và các nước không áp dụng hạn ngạch ở Châu
á. Nay thị trường Mỹ đang tâm điểm của mọi đơn đặt hàng. Những DN có số
máy may ít dưới 250 máy chỉ chọn một thị trường để hoạt động xuât khẩu có
hiệu quả.
Thứ ba là số lần phân bổ hạn ngạch trong năm. Nước ta chỉ phân bổ 2
lần trong một năm. Nguyên nhân là đơn hàng của Mỹ và cả Châu Âu đều theo
mùa. Mùa đông nhà nhập khẩu dặt hàng vào tháng 2, mùa hè vào tháng 7.
Phân bổ trong khoảng tháng giêng và tháng 6 cho hai mùa.
Thứ tư, trong quá trình phân bổ hạn ngạch, nhất thiết sẽ xem xét các yếu
tố liên quan giá trị gia tăng của mặt hàng xuất, nhãn hiệu hàng xuất và các ảnh
hưởng khác có liên quan đến giá trị xuất khẩu. Ưu tiên cho những DN có năng
lực cung ứng hàng cho các nhà phân phối thương hiệu tên tuổi, có giá trị xuất
khẩu cao, những DN nhận hợp đồng theo giá FOB.
2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ.
4 4
2.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.
* Kim ngạch xuất khẩu:
Mỹ là một thị trường rộng lớn giàu tiềm năng mạnh và cạnh tranh ác
liệt. Từ khi Mỹ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, quan hệ buôn bán giữa
hai nước đã phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Hàng dệt may Việt Nam xuất
khẩu vào Mỹ bao gồm các chủng loại như sơmi nam, quần âu, găng tay, áo
jacket... Trong các năm trước đây, từ năm 1994-1999, kim ngạch xuất khẩu dệt
may tăng với tốc độ cao.
Bảng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.

Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Trị giá
(triệu USD)
2,44 15,1 20,02 23,1 26,4 48 60

Cho tới năm 2003, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam ước đạt 3,6
tỷ USD, tăng trên 30% so với năm 2002. Trong đó, riêng thị trường Hoa kỳ
chiếm 54% với 1,95 tỷ USD. Đến nay, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và
Mỹ đã đạt hơn 2 tỷ USD một năm (2005). Đây là một sự nỗ lực không ngừng
của ngành dệt may nước ta.
* Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:
Sản phẩm dệt may của nước ta đã không ngừng tăng lên về chất lượng
cũng như mẫu mã. Ngoài những mặt hàng truyền thống như quần áo bảo hộ
lao động, sợi, vải lụa, vải bạt, jacket... đã có thêm hơn 10 chủng loại đáp ứng
được yêu cầu của thị trường khó tính Mỹ như comple, veston...
Đặc biệt là sản phẩm dệt kim từ chỗ vài loại sản phẩm đơn giản thì nay
đã có nhiều chủng loại với màu sắc phong phú dùng cho mặc lót trong, mặc
ngoài như của các doanh nghiệp áo Pull Thành Công, áo polo shirt Hà Nội, dệt
kim Đông Xuân, các loại tất dệt Xuân Đình, dệt Nha Trang...
2.2 Thuận lợi và thách thức đối với hàng dệt may vào thị trường Mỹ.
2.2.1. Thuận lợi.
5 5

×