PGS.TS. Đặng Duy Lợi
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỷ 21 cả nhân loại đang đứng trước một thách thức
lớn, đó là sự biến đổi khí hậu (BĐKH) tồn cầu.
Vấn đề BĐKH cũng được Nhà nước và nhân dân ta đặc
biệt quan tâm.
Việc giáo dục về BĐKH là hết sức quan trọng trong hệ
thống giáo dục quốc gia, trong đó cấp trung học được
xem như có ý nghĩa thiết thực và thích hợp nhất.
2. NỘI DUNG
2.1. NHữNG NộI DUNG CHủ YếU VÀ QUAN TRọNG
NHấT TRONG GIÁO DụC Về Sự BĐKH ĐốI VớI CấP
TRUNG HọC
2.1.1. Nhận thức đầy đủ những biểu hiện, đặc điểm và ngun nhân chính
của sự BĐKH tồn cầu
a) Khái niệm về BĐKH
- BĐKH là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra
những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoăc
sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động
của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con
người.
- BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao
động của khí hậu duy trì trong một thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc
dài hơn
b) Những biểu hiệu của sự BĐKH
- Nhiệt độ không khí của Trái Đất đang có xu hướng
nóng dần lên.
- Có sự dâng cao của mực nước biển.
- Có sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển.
- Có sự xuất hiện của nhiều thiên tai.
c) Đặc điểm của BĐKH toàn cầu
- Diễn ra chậm, từ từ, khó phát hiện, khó đảo ngược;
- Diễn ra trên phạm vi tồn cầu, có ảnh hưởng tới tất cả
các lĩnh vực có liên quan đến sự sống và hoạt động
của con người;
- Cường độ ngày một tăng và hậu quả khó lường trước;
- Là nguy cơ lớn nhất của con người phải đối mặt với tự
nhiên trong lịch sử phát triển của mình.
d) Nguyên nhân của BĐKH
- Nguyên nhân tự nhiên
- Nguyên nhân do hoạt động của con người:
Hoạt động công nghiệp
Đô thị phát triển
Gia tăng các hoạt động giao thông
Phá rừng và cháy rừng
Hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây
ra những BĐKH hiện nay trên Trái Đất
2.1.2. Nhận thức đầy đủ và đúng đắn những tác
động của sự BĐKH đối với tự nhiên và mọi mặt
hoạt động của con người
a. Tác động của sự nóng lên của Trái Đất
Nhiệt độ tăng có ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái tự
nhiên.
Sự thay đổi và chuyển dịch của các đới khí hậu, đới thảm thực
vật tự nhiên.
Nhiệt độ tăng dần đến sự thay đổi các yếu tố thời tiết khác phá
hoại mùa màng, có ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành năng
lượng, xây dựng, giao thông vận tải, công nghiệp, du lịch...
Con người có thể tận dụng những hệ quả của sự nóng lên của
Trái Đất
b. Tác động của nước biển dâng
Làm tăng diện tích ngập lụt có ảnh hưởng trực tiếp tới
sản xuất nơng nghiệp, các đơ thị, các cơng trình xây
dựng giao thông vận tải cũng như nơi cư trú của con
người; đặc biệt ở các vùng đồng bằng ven biển.
Làm tăng độ nhiễm mặn nguồn nước, làm thay đổi
các hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp.
Relative vulnerability of coastal deltas as shown by the indicative population potentially
displaced by current sea-level trends to 2050 (Extreme = > 1 million; High = 1 million to
50,000; Medium = 50,000 to 5,000 (following Ericson et al.,2006).
Source Nicholls, R.J., P.P. Wong, V.R. Burkett, J.O. Codignotto, J.E. Hay, R.F. McLean, S.
Ragoonaden and C.D. Woodroffe, 2007
c. Làm tăng cường các thiên tai
Bão, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán xảy ra bất thường và có
sức tàn phá lớn.
Xuất hiện các đợt nóng, lạnh quá mức, bất thường
gây tổn hại đến sức khỏe con người, gia súc và mùa
màng.
Tình trạng hoang mạc hóa có xu hướng gia tăng.
2.1.3. Giáo dục, tuyên truyền phổ biến rộng
rãi các giải pháp làm giảm thiểu những
thiệt hại và thích ứng với những hậu quả
do BĐKH gây ra tại các địa phương
Có hai nhóm giải pháp quan trọng nhất để đối phó với những
thách thức do sự BĐKH gây ra
- Các giải pháp giảm thiểu các thiệt hại
- Các giải pháp thích ứng
Các giải pháp này rất đa dạng, phong phú song phải phù hợp
với tình hình cụ thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và
dân cư của từng địa phương
Tuyên truyền phổ biến sâu rộng các kiến thức, kinh nghiệm cụ
thể của các địa phương có hồn cảnh tương tự.
Tích cực, chủ động đối phó theo phương châm tại chỗ, dựa
vào sức mình là chính.
2.2. Tổ CHứC THựC HIệN VIệC GIÁO
DụC Về Sự BĐKH ĐốI VớI CấP TRUNG
HọC
Chính phủ Việt Nam đã cơng bố Định hướng chiến lược phát triển
bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010.
Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó
với BĐKH.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố kịch bản BĐKH, nước biển
dâng ở Việt Nam trong thế kỷ 21 theo các kịch bản phát thải.
Cần áp dụng phương pháp tiếp cận tích hợp, lồng ghép trong tổng
thể kiến thức chung cần trang bị cho học sinh trung học.
2.2.1. Thiết kế, biên soạn các
chuyên đề giáo dục về sự BĐKH
Cần thiết kế, biên soạn các chuyên đề riêng cho cấp THCS và
THPT gồm:
Tài liệu chuyên đề về BĐKH.
Băng hình về BĐKH.
Tranh ảnh về BĐKH.
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy về BĐKH cho giáo viên.
2.2.2. Tích hợp và lồng ghép các kiến
thức về BĐKH (chủ yếu theo nội dung
các chuyên đề trên) vào chương trình
chính khóa
Rà sốt chương trình, SGK và các tài liệu có liên quan cấp
THCS và THPT về các mơn Địa lý, Sinh vật, Vật lý, Hóa học...
để có thể tích hợp các kiến thức BĐKH vào các mơn học đó
hoặc lồng ghép vào các hoạt động giảng dạy ngoài giờ lên
lớp.
2.2.3. Gắn nội dung về BĐKH trong
các chương trình ngoại khóa
Xây dựng các mơđun ngoại khóa với các nội dung BĐKH phù
hợp với học sinh tại các vùng miền của đất nước (miền núi, đô
thị, đồng bằng, vùng ven biển - đảo).
Tổ chức các buổi ngoại khóa (xem phim, nghe báo cáo, tham
quan thực tế...), lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động
ứng phó với sự BĐKH cùng chung với cộng đồng, các đoàn
thể và tổ chức xã hội.
Lồng ghép các nội dung BĐKH trong các sinh hoạt tập thể,
văn hóa văn nghệ của học sinh và giao lưu với địa phương.
2.2.4. Bồi dưỡng, tập huấn cho
giáo viên về BĐKH và cách tổ chức
thực hiện các hoạt động giáo dục
về BĐKH.
Bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung các chuyên đề về BĐKH.
Bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên về cách tổ chức các hoạt
động giáo dục về BĐKH.