Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
ĐOÀN VĂN HỔ
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ TRA
TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Phát triển nông thôn
Cần Thơ - 2009
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
ĐOÀN VĂN HỔ
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ TRA
TỈNH AN GIANG
Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Mã số: 60 62 25
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGs.Ts. NGUYỄN TRI KHIÊM
Cần Thơ – 2009
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn này là trung thực.
Tác giả luận văn
Đoàn Văn Hổ
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
iii
Đề tài: “PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ TRA TỈNH AN GIANG”
Luận văn Thạc sĩ Phát triển Nông thôn do ĐOÀN VĂN HỔ thực hiện và đề nạp.
Ý kiến của người hướng dẫn khoa học
Đồng ý bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ khoa học
PGs.Ts. NGUYỄN TRI KHIÊM
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
iv
Luận văn đính kèm theo đây, với tựa là “PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ TRA
TỈNH AN GIANG”
do ĐOÀN VĂN HỔ
thực hiện và báo cáo,
đã được hội đồng chấm luận văn thông qua.
Ủy viên thư ký Ủy viên
(Ký tên) (Ký tên)
Ts. Lê Cảnh Dũng PGs.Ts. Nguyễn Tri Khiêm
Phản biện 1 Phản biện 2
(Ký tên) (Ký tên)
Ts. Trần Thanh Sơn Ts. Võ Thị Thanh Lộc
Cần Thơ, ngày 23 tháng 10 năm 2009
Chủ tịch hội đồng
(Ký tên)
Ts. Nguyễn Ngọc Đệ
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
v
BẢNG TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC VÀ
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC KỸ THUẬT
Họ tên: Đoàn Văn Hổ. Lớp: Cao học Phát triển nông thôn. Khóa: 2006 - 2009
Ngày sinh: 30/06/57. Nơi sinh: P. Mỹ Long, TP Long Xuyên, An Giang
Cơ quan công tác: TT nghiên cứu Phát triển nông thôn - Trường Đại học An Giang
Tốt nghiệp Đại học: Ngành Trồng trọt, năm 1981, Trường: Đại học Cần Thơ
Thời gian và nơi công tác từ ngày ra trường đến nay:
04/1981-06/1983: Phân viện quy hoạch và thiết kế NN - Bộ Nông nghiệp
07/1983-04/1988: Ban quản lý ruộng đất tỉnh An Giang
05/1988-07/1996: UBND, Đảng ủy xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, An Giang
08/1996-06/2003: UBND huyện Châu Thành, An Giang
07/2003-05/2007: Sở Lao động Thương binh & Xã hội An Giang
06/2007-08/2009: Trường Cao đẳng nghề An Giang
09/2009 đến nay: TT nghiên cứu Phát triển nông thôn - Đại học An Giang
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Bồi dưỡng kiến thức trong và ngoài nước (từ sau ngày tốt nghiệp Đại học)
- Cử nhân Xây dựng Đảng & Chính quyền Nhà nước Năm 1994 đến 1996
- Lớp tập huấn dự án phát triển nông thôn tại Thái Lan từ 02/06 đến 16/06/1996
- Lớp Quản lý hành chính Cao Trung cấp Học viện HCQG 01/07/98 đến 09/09/98
- Lớp kiến thức Quốc phòng 04/06 đến 03/07/2002
2. Các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
3. Luận văn cao học
Tên đề tài: Phân tích chuỗi giá trị cá tra tỉnh An Giang
Người hướng dẫn : PGs. Ts. Nguyễn Tri Khiêm
Cần Thơ, ngày 10 tháng 10 năm 2009
Người khai
Đoàn Văn Hổ
Ý kiến nhận xét của đơn vị quản lý
Tổng số môn đã học : ........ môn
Tổng số đơn vị học trình đã học : ........ đơn vị học trình
Điểm trung bình chung học tập : ........ /10 điểm
Đã hoàn thành chương trình học tập
Phòng Đào tạo
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vi
LỜI CẢM ƠN
Trước hết xin trân trọng cảm ơn PGs.Ts.Nguyễn Tri Khiêm đã tận tình hướng
dẫn tôi thực hiện đề tài này.
Chân thành cảm ơn: Ts.Trần Thanh Bé, Ts.Nguyễn Văn Sánh, Ts.Nguyễn Duy
Cần, Ts.Nguyễn Ngọc Đệ, Ts.Võ Thị Thanh Lộc, Ts.Dương Ngọc Thành, Ts. Trần
Hữu Quang, Ts.Dương Văn Ni, Ts.Mai Văn Nam, Ts.Võ Thành Danh, Ts.Lê Khương
Ninh, Ts.Võ Quang Minh, Ths.Phan Huy Hùng, Ths.Nguyễn Văn Linh đã trang bị
cho tôi những kiến thức nền tảng để vận dụng tổng hợp góp phần quan trọng hoàn
thành tập luận văn này
Xin cảm ơn toàn thể quý Thầy, Cô, CB-CNV Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng
bằng sông Cửu Long - Trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đở và rất có trách
nhiệm đối với các sinh hoạt, học tập của lớp, cám ơn các bạn lớp Cao học Phát triển
Nông thôn K13 đã cùng chia sẻ những khó khăn cũng như những vui buồn cùng tôi.
Cuối cùng, một lần nữa tôi xin trân trọng cám ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong
suốt khóa học
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vii
Đoàn Văn Hổ, 2009 “PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ TRA TỈNH AN GIANG”.
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn, 77 trang
Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ
Người hướng dẫn khoa học: PGs.Ts. Nguyễn Tri Khiêm
_________________________________________________________________________________________
TÓM LƯỢC
Cá tra là một trong những loài cá nuôi quan trọng ở An Giang được sản xuất, tiêu
dùng nội địa và chế biến xuất khẩu. Thời gian qua phát triển nhanh nhưng đang vấp
phải những khó khăn, thách thức việc phát triển ngành hàng này có dấu hiệu thiếu bền
vững. Đề tài nghiên cứu nhằm: Phân tích xác định lợi ích các tác nhân tham gia thị
trường và đề xuất những giải pháp, chiến lược nâng cấp chuỗi để phát triển bền vững
ngành hàng cá tra tỉnh An Giang. Địa bàn nghiên cứu ở huyện Châu Phú và Châu
Thành tỉnh An Giang với số mẫu phỏng vấn trực tiếp 130 đáp viên các tác nhân trong
chuỗi bao gồm trại cá giống 10, nông dân nuôi cá 30, thương lái 9, công ty chế biến 2,
người tiêu dùng 71 và nhà hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi 8.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
1 Hiên tại trong toàn chuỗi thì người sản xuất cá giống và người nuôi cá còn đối
mặt với rất nhiều rủi ro, thua lỗ.
2 Lợi nhuận và thu nhập chuỗi phân bố chưa hợp lý giữa các tác nhân trong
chuỗi, chủ yếu tập trung cho các công ty chế biến.
3 An Giang có được lợi thế về tài nguyên thiên nhiên (sông ngòi, đồng bằng...),
về con người, chi phí sản xuất thấp nhất ĐBSCL, tiềm năng phát triển ngành
hàng cá tra còn rất lớn. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường, sự cạnh
tranh quyết liệt về thương hiệu, thị trường tiêu thụ và luật lệ buôn bán của các
nước vẫn còn phức tạp, đó là những thách thức không nhỏ.
4 Để phát triển bền vững và tăng lợi nhuận chuỗi cũng như tăng sức cạnh tranh
sản phẩm cá tra trên thị trường, cần có chiến lược nâng cấp chuỗi “Chiến lược
giảm chi phí và cải tiến chất lượng”.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
viii
Doan Van Ho, 2009 “Pangasius value chain analysis in An Giang province”
Master thesis in Rural Development, 77 pages
Mekong Delta Development Research Institute, Cantho University
Supervisor: Associate Prof. Dr. Nguyen Tri Khiem
_____________________________________________________________________
ABSTRACT
Pangasius is one of key fish species cultured in An Giang for both domestic and
export markets. In the recent years, pangasius areas and production have increased
rapidly leading to risks and unsustainability. This research on “Pangasius value chain
analysis in An Giang province” aims to analyse cost and benefit of each chain actor as
well as to recommend upgrading strategy of pangasius product toward sustainable
development in An Giang province. Research sites are Chau Phu and Chau Thanh
districts of An Giang with sample size 130 including 10 hatchery and nursery farms,
30 grow out farms, 9 collectors, 2 processing companies, 8 facilitators and 71
consumers.
Research results show that:
1 Fingerling providers and grow out farmers facing the most risks and are the
most vulnerable actors in the chain
2 Profit and income are unreasonably distributed among actors of the chain and
are concentrated on processing company
3 An Giang has advantages in terms of natural conditions for pangasius
aquaculture, human resource, and lower production cost as well as pangasius
development potential. The challenges, however, in terms of environmental
pollution, internal competition, market requirements for product quality,
technical barriers are still potential problems
4 It is recommended that an upgrading strategy of “cost reduction and quality
improvement” of pangasius product for increasing chain added value,
competitive advantage and sustainable development are necessary.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ix
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa………………………………………………………………… i
Lời cam đoan………………………………………………………………… ii
Bảng tóm tăt quá trình học tập công tác và hoạt động Khoa học Kỹ thuật…. v
Lời cảm ơn……………………………………………………………………. vi
Tóm lược……………………………………………………………………… vii
Abstract………………………………………………………………………… viii
Mục lục………………………………………………………………………… ix
Danh sách bảng………………………………………………………………… xii
Danh sách sơ đồ………………………………………………………………... xiii
Những từ viết tắt………………………………………………………………. xiv
Chương 1 MỞ ĐẦU…………………………………………………………… 1
1.1. Đặt vấn đề…………………………………………………………………. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………. 1
1.2.1. Mục tiêu chung……………………………………………………... 1
1.2.2. Các mục tiêu cụ thể ………………………………………………...
1
1.3. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu………………………………………. 2
1.4. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………… 2
1.4.1. Xác định thực trạng hoạt động sản xuất, mua bán và tiêu dùng của
các tác nhân chính trong chuỗi ngành hàng cá tra ở tỉnh An Giang...
2
1.4.2. Phân tích chuỗi giá trị……………………………………………… 3
1.4.3 Phân tích SWOT…………………………………………………… 3
1.4.4 Đề xuất giải pháp nâng cấp chuỗi………………………………….. 3
1.5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu…………………………………………... 3
1.6. Kết quả mong đợi…………………………………………………………. 3
1.7. Đối tượng thụ hưởng ……………………………………………………... 4
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU …………………………………………. 5
2.1.Tổng quan về sản xuất, chế biến, tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam…………... 5
2.2.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu – Thực trạng Sản xuất, Chế biến, Tiêu
thụ thủy sản tỉnh An Giang..........................................................................
9
2.2.1. Đặc điểm Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội tỉnh An Giang..................... 9
2.2.2. Thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ thủy sản ở tỉnh An Giang.. 10
2.2.3. Vai trò của ngành thuỷ sản đối với phát triển ĐBSCL và tỉnh An
Giang nói riêng...............................................................................
20
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1. Phương pháp luận về Phân tích Chuỗi giá trị trong tiếp cận nghiên cứu 22
3.1.1. Khái niệm về chuỗi giá trị…………………………………………. 22
3.1.2. Phân tích chuỗi giá trị……………………………………………… 25
3.1.3. Chiến lược nâng cấp chuỗi………………………………………… 26
3.2. Tiến trình nghiên cứu……………………………………………………... 27
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
x
3.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………. 27
3.3.1. Địa bàn nghiên cứu………………………………………………… 27
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………. 27
3.3.3. Phương pháp phân tích…………………………………………….. 28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……………………………………. 29
4.1 Hoạt động Sản xuất, Mua bán và Tiêu dùng của các tác nhân chính trong
chuỗi cá tra ở An Giang…………………………………………………...
29
4.1.1 Trại cá giống ……………………………………………………….. 29
4.1.1.1 Lao động………………………………………………………. 29
4.1.1.2 Hoạt động mua cá bột…………………………………………. 30
4.1.1.3 Hoạt động bán cá giống……………………………………….. 31
4.1.1.4 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp của trại giống cá…………… 32
4.1.1.5 Tiên đoán/mong đợi sự phát triển ngành cá và mở rộng hoạt
động kinh doanh trong tương lai………………………………
33
4.1.2 Nông dân nuôi cá tra........................................................................ 33
4.1.2.1 Lao động tham gia nuôi cá.......................................................... 34
4.1.2.2 Họat động nuôi cá năm 2007....................................................... 35
4.1.2.3 Hoạt động bán của nông dân....................................................... 37
4.1.2.4 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong khâu nuôi cá…………. 39
4.1.2.5 Tiên đoán/mong đợi về sự phát triển ngành hàng cá trong
tương lai ......................................................................................
40
4.1.3 Thương lái …………………………………………………………. 40
4.1.3.1 Lao động tham gia hoạt động mua bán………………………... 41
4.1.3.2 Hoạt động mua………………………………………………… 41
4.1.3.3 Hoạt động bán cá………………………………………………. 43
4.1.3.4 Những thuận lợi, khó khăn , biện pháp giải quyết trong hoạt
động mua bán cá………………………………………………..
43
4.1.3.5 Định hướng kinh doanh và tiên đoán sự phát triển ngành hàng
cá tra …………………………………………………………...
44
4.1.4 Công ty chế biến…………………………………………………… 44
4.1.4.1 Tình hình lao động trong công ty chế biến…………………….. 44
4.1.4.2 Hoạt động mua bán……………………………………………. 45
4.1.4.3 Mở rộng thị trường……………………………………………. 45
4.1.5 Người tiêu dùng…………………………………………………….. 45
4.1.5.1 Chi tiêu của gia đình.................................................................... 46
4.1.5.2 Mức tiêu thụ cá của người tiêu dùng…………………………... 46
4.1.5.3 Những nhân tố ảnh hưởng khi lựa chọn cá ……………………. 47
4.1.5.4 Nhu cầu, mong đợi và đề xuất của người tiêu dùng về thị
trường cá ………………………………………………………
49
4.1.6 Người hỗ trợ/thúc đẩy chuỗi………………………………………. 50
4.1.6.1 Hỗ trợ/thúc đẩy trong khâu nuôi cá……………………………. 50
4.1.6.2 Các chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi cá 51
4.1.6.3 Đánh giá xu hướng thị trường cá……………………………… 52
4.1.6.4 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp của việc hỗ trợ người nuôi cá 52
4.1.6.5 Tiên đoán về sự phát triển kinh doanh cá tra ở địa phương…. 52
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
xi
4.2. Phân tích chuỗi giá trị cá tra………………………………………………. 53
4.2.1 Bản đồ chuỗi giá trị cá hiện tại........................................................... 53
4.2.2 Mô tả chuỗi………………………………………………………… 53
4.2.3 Kênh thị trường chuỗi……………………………………………… 55
4.2.4 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị cá tra……………………………….. 56
4.2.4.1 Giá trị gia tăng………………………………………………… 56
4.2.4.2 Giá trị gia tăng thuần của chuỗi……………………………….. 59
4.3 Phân tích SWOT…………………………………………………………… 62
4.3.1 Điểm mạnh…………………………………………………………. 63
4.3.2 Cơ hội………………………………………………………………. 63
4.3.3 Những điểm yếu …………………………………………………… 64
4.3.4 Những thách thức………………………………………………….. 65
4.4 Chiến lược nâng cấp chuỗi ………………………………………………... 69
4.4.1 Xác định tầm nhìn .............................................................................. 69
4.4.2 Chọn chiến lược nâng cấp.................................................................. 69
4.4.3 Các giải pháp hành động thực hiện nâng cấp chuỗi........................... 70
4.4.3.1 Khâu sản xuất giống…………………………………………… 70
4.4.3.2 Qui hoạch vùng nuôi an toàn………………………………….. 71
4.4.3.3 Nhà máy chế biến cá xuất khẩu………………………………... 72
4.4.3.4 Tổ chức các Liên hiệp sản xuất cá sạch, ATVSTP……………. 72
4.4.3.5 Tổ chức nhóm liên kết trong cộng đồng các DNCB cá XK…… 74
4.4.3.6 Tài chính………………………………………………………. 74
4.4.3.7 Thị trường……………………………………………………… 74
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ……………………………………….. 75
5.1 Kết luận …………………………………………………………………… 75
5.2 Đề nghị.......................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 78
PHỤ LỤC........................................................................................................... 79
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
xii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Hiện trạng thủy sản tỉnh An Giang từ năm 1995 đến 2006.................. 12
Bảng 2.2: Số lượng lồng bè, diện tích và sản lượng 2007…...………….…....…. 15
Bảng 2.3: Số lượng lồng bè, diện tích và sản lượng 2008………… ..…….……. 16
Bảng 2.4: Sử dụng thức ăn của hộ nuôi cá thịt, An Giang, 2008.......................... 17
Bảng 3.0: Mẫu quan sát và phương pháp phỏng vấn…………...… .….……… 28
Bảng 4.1: Thông tin về lao động thường xuyên và lao động công nhật…….…... 29
Bảng 4.2: Chi phí giá bán và lợi nhuận của việc mua cá bột năm 2007………… 30
Bảng 4.3: Sản lượng, giá bán, doanh thu trại cá giống năm 2007…………......... 32
Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu về lao động nuôi cá……………….………………….. 34
Bảng 4.5: Diện tích và sản lượng nuôi trong 3 năm……………….………….… 36
Bảng 4.6: Thời gian nuôi, chi phí và sản lượng trong vụ nuôi………………...... .37
Bảng 4.7: Thị trường đầu ra của nông dân………………………………….…… 38
Bảng 4.8: Giá mua, giá bán và lợi nhuận của nông dân…………….…………… 39
Bảng 4.9: Chi phí thuê lao động của người thương lái…………………………. 41
Bảng 4.10: Đầu vào thu mua cá của người thương lái ………………………….. 42
Bảng 4.11: Tiêu chuẩn chất lượng thương lái đặt ra khi mua cá………………... 42
Bảng 4.12:Chi phí, giá bán và lợi nhuận cá tra của người thương lái………….. 43
Bảng 4.13: Số lượng cá được tiêu dùng phân theo loại cá……………………… 46
Bảng 4.14: Giá các loại cá thường được tiêu dùng……………………………… 47
Bảng 4.15: Những nhân tố ảnh hưởng đến việc mua cá………………………… 47
Bảng 4.16: Nguyên nhân sẽ tiêu dùng và không tiêu dùng cá nhiều hơn……...... 48
Bảng 4.17: Mong đợi, đề xuất của người tiêu dùng về giá và chất lượng cá ..…. 50
Bảng 4.18: Công việc và nội dung hỗ trợ của cán bộ địa phương………………. 51
Bảng 4.19:Giá bán, mua và giá trị gt của các tác nhân theo kênh phân phối 1….. 57
Bảng 4.20:Giá bán, mua và giá trị gt của các tác nhân theo kênh phân phối 2….. 57
Bảng 4.21:Giá bán, chi phí, gtgt của các tác nhân theo kênh phân phối 3 …….. 58
Bảng 4.22: Chi phí tăng thêm và Giá trị gia tăng thuần của chuỗi…………….... 59
Bảng 4.23:Phân tích LĐ tham gia chuỗi giá trị cá trong năm 2007 các tác nhân.. 61
Bảng 4.24: Kết quả SXKD và lao động trong toàn chuỗi giá trị cá…………...... 62
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
xiii
DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ chuỗi giá trị cá tra tỉnh An Giang………………….…. ……........53
Sơ đồ 4.2: Chiến lược giảm chi phí chuỗi và nâng cao chất lượng…… …………..70
Sơ đồ 4.3: Mô hình Liên hợp sản xuất cá sạch AGIFISH An Giang……………….73
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
xiv
NHỮNG CHỮ VIẾT TĂT
AFIEX: Công ty XNK Nông sản thực phẩm An Giang
AGIFISH: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
APPU: Liên hợp sản xuất cá sạch
ATVSTP: An toàn vệ sinh thực phẩm
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
EU: Liên minh Châu Âu (European Union)
GaqP: Thực hành nuôi thủy sản (Good aquaculture Practics)
HACCP: Phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn – Tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng
an toàn thực phẩm (Hazard Analysis and Critical Control Points)
ISO: Tiêu chuẩn quốc tế (International Organisation for Standardization)
KHKT: Khoa học kỹ thuật
KIP: Phương pháp phỏng vấn chuyên gia lãnh đạo (Key Informant Panel)
NAFIQAVED: Cục Chất lượng an toàn vệ sinh thú y thuỷ sản (National Fisheries
Quality Assurance and Veterinary Dierctorate)
NAVICO: Công ty Nam Việt
NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
PRA: Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Participatory Rural Appraisal)
SQF: Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm (Safe Quality Food)
SWOT: Strength, Weakness, Opportunity, Threat
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
VASEP: Hiệp hội thủy sản Việt Nam (Vietnam Association of Seafood Exporters and
Producers)
VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
XNK: xuất nhập khẩu
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá tra là một trong những loài cá nuôi truyền thống của người dân An Giang. Từ năm
1997 khi thị trường xuất khẩu được mở ra, ngành nuôi cá da trơn (cá tra, cá ba sa) hầu
như đã được thay đổi hoàn toàn hướng đến mục tiêu chính là xuất khẩu. Trong sản
xuất, hành vi sản xuất của người nông dân đã chuyển hướng đến việc sản xuất cá
nguyên liệu với chất lượng cao, cách thức nuôi cũng như kỹ thuật nuôi đã được cải
thiện để giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng suất nuôi. Ngư dân đã bắt đầu áp
dụng qui trình nuôi cá sạch theo những tiêu chuẩn chất lượng được các doanh nghiệp
chế biến và xuất khẩu đưa ra, sản lượng nguyên liệu cá tra cũng được sản xuất nhiều
hơn so với cá ba sa. Cấu trúc và hoạt động thị trường cá tra đã thay đổi theo hướng
làm dịch vụ, môi giới hơn là thương mại. Trong thị trường nội địa đã xuất hiện một số
nhà hàng, đại lý chuyên phân phối các mặt hàng giá trị gia tăng từ cá tra. Cùng với sự
phát triển nhanh ngành thủy sản nói chung và cá tra nói riêng trong thời gian qua
đang vấp phải những khó khăn và thách thức lớn làm ảnh hưởng đến giá trị gia tăng
của ngành hàng này ở An Giang, nhất là phân phối lợi ích và chi phí giữa các tác nhân
tham gia chuỗi.
Để đánh giá, phân tích xác định lợi ích các tác nhân tham gia thị trường và đề xuất
những giải pháp cho việc phát triển bền vững của môi trường sinh thái, nguồn lợi tự
nhiên, sự ổn định của các vấn đề kinh tế - xã hội và cạnh tranh gay gắt trên thị trường
xuất khẩu thủy sản ở tỉnh An Giang, việc nghiên cứu “Phân tích chuỗi giá trị cá tra
ở tỉnh An Giang” hiện nay là rất cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích xác định lợi ích các tác nhân tham gia thị trường và đề xuất những giải pháp,
chiến lược nâng cấp chuỗi để phát triển bền vững ngành hàng cá tra tỉnh An Giang.
1.2.2. Các mục tiêu cụ thể
(1) Xác định thực trạng hoạt động sản xuất, mua bán và tiêu dùng của các tác nhân
chính trong chuỗi ngành hàng cá tra ở tỉnh An Giang.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2
(2) Phân tích chuỗi giá trị cá tra An Giang: Lập sơ đồ chuỗi giá trị, phân tích kinh tế
xác định lợi ích các tác nhân tham gia chuỗi theo kênh thị trường tiêu dùng nội địa
và xuất khẩu.
(3) Xác định những lợi thế và cơ hội; những cản trở và nguy cơ thách thức của các
khâu trong chuỗi.
(4) Xác định và đề xuất các giải pháp hành động để thực hiện chiến lược nâng cấp
chuỗi
1.3. CÁC CÂU HỎI ĐẶT RA TRONG NGHIÊN CỨU
- Hiên trạng các hoạt động sản xuất, mua bán và tiêu dùng cá tra ở tỉnh An Giang như
thế nào?
- Sơ đồ chuỗi giá trị cá tra tỉnh An Giang? Các tác nhân trong chuỗi là ai? Lợi ích của
các tác nhân theo từng kênh thị trường trong chuỗi ra sao?
- Những cản trở phải đối mặt cũng như những cơ hội có thể để phát triển ngành hàng
của các tác nhân tham gia là gì?
- Những đề xuất, những giải pháp chiến lược nào nâng cấp chuỗi để phát triển bền
vững ngành hàng cá tra tỉnh An Giang?
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.4.1 Xác định thực trạng hoạt động sản xuất, mua bán và tiêu dùng của các tác
nhân chính trong chuỗi ngành hàng cá tra ở tỉnh An Giang.
- Thực trạng
+ Qui mô sản xuất, lao động tham gia
+ Cơ sở hạ tầng
+ Sản lượng
+ Hoạt động mua, bán. Giá cả, chi phí, lợi nhuận
+ Liên kết sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm
+ Thể chế chính sách
+ Dịch vụ hỗ trợ: Kỹ thuật thông tin, tổ chức quản lý, đào tạo…
- Thuận lợi, khó khăn
- Dự đoán tiềm năng tương lai
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3
1.4.2 Phân tích chuỗi giá trị
- Lập sơ đồ chuỗi giá trị
+ Những người tham gia chính trong chuỗi giá trị
+ Khối lượng sản phẩm
+ Các mối liên hệ và liên kết giữa những người tham gia
+ Các dịch vụ kinh doanh cung cấp cho chuỗi giá trị
- Phân tích xác định sự phân phối lợi ích của những người tham gia chuỗi
+ Giá trị gia tăng các tác nhân và trong toàn chuỗi
+ Lợi nhuận các tác nhân tham gia trong chuỗi
1.4.3 Phân tích SWOT
- Phân tích đánh giá những lợi thế và trở ngại, yếu kém và cơ hội của các mối liên kết
đã được xác định qua sơ đồ chuỗi được thiết lập
1.4.4 Đề xuất giải pháp nâng cấp chuỗi
- Giải pháp nâng cao năng lực các tác nhân tham gia chuỗi
- Hệ thống hỗ trợ chuỗi: gồm thể chế, chính sách, kỹ thuật thông tin, tổ chức quản lý
đào tạo…
1.5. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Các hoạt động sản xuất, mua bán, tiêu dùng, kênh thị trường và hiệu quả tài chính trên
các đối tượng nghiên cứu: Đầu vào là trại sản xuất cung cấp cá giống (không nghiên
cứu thuốc TYTS, TĂ); Người nuôi cá; Thương lái; Công ty chế biến và Người tiêu
dùng
.
.
Các số liệu thu thập từ nghiên cứu chủ yếu là số liệu liên quan đến các hoạt
động thuộc chuỗi ngành hàng. Một số thông tin mới cập nhật sẽ được sử dụng trong
phân tích bổ sung để tìm kiếm những giải pháp và hướng đi trong tình hình mới. Việc
đánh giá sẽ không phân tích sâu về khía cạnh kỹ thuật ở các đối tượng sản xuất.
1.6. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
- Biết được hiện trạng và thị trường cá tra tỉnh An Giang.
- Xác định được những lợi ích các tác nhân tham gia chuỗi theo kênh thị trường tiêu
dùng nội địa và xuất khẩu.
- Tìm ra những cản trở và cơ hội chính cho sự phát triển ngành hàng.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4
- Những đề xuất cho định hướng phát triển ngành hàng cá tra của tỉnh An Giang.
1.7. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
- Đối tượng thụ hưởng là các tác nhân trong chuỗi ngành hàng, sâu xa hơn nữa là sự
phát triển của cả một ngành xuất khẩu thủy sản nói chung và ngành hàng cá tra nói
riêng.
- Các nhà chính sách và các ban ngành thủy sản liên quan.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
5
Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ THỦY SẢN Ở VIỆT
NAM
Trước đây đã có một số công trình nghiên cứu về sản xuất, thị trường, kênh phân
phối… trên đối tượng cá nước ngọt, cá da trơn ở địa bàn Tiền Giang, Việt Nam và
phần nhiều là ở cấp độ vùng ĐBSCL. Với đặc thù địa phương An Giang cá tra là một
trong những loài cá nuôi truyền thống, có chi phí sản xuất thấp nhất ĐBSCL (Tổng
điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006) và chưa có nghiên cứu nào đi
sâu “Phân tích chuỗi giá trị cá tra ở An Giang”. Trong thời gian vừa qua có một số
nghiên cứu có liên quan đến đề tài được tóm tắt như sau:
Sinh và ctv (1997) trong nghiên cứu về “Thị trường cá thương phẩm nước ngọt ở
ĐBSCL”, cho thấy thị trường cá nước ngọt là thị trường phân tán, tự phát, chưa được
tổ chức (chỉ có những loài cá có giá trị kinh tế cao mới dễ tiêu thụ) và tính mâu thuẫn
trong thị hiếu của người tiêu dùng và xu hướng của người nuôi. Tính mâu thuẫn này
thể hiện là người nuôi thì lựa chọn đối tượng dễ sản xuất giống, dễ nuôi, tăng trưởng
nhanh (thường là cá trắng) trong khi người tiêu dùng lại thích ăn các loài cá tự nhiên
như cá lóc, cá rô đồng, cá trê vàng… (cá đen).
Trong nghiên cứu thị trường cá ở Tiền Giang, Leung (1999) cho rằng hệ thống kênh
thị trường hiện tại thì hoàn toàn hiệu quả và phù hợp với việc phân phối số lượng lớn
thuỷ sản cho thành phố Hồ Chí Minh. Để phát triển thị trường trong tương lai, các
chính sách cần chú trọng giải quyết khó khăn của thương lái về các mặt: hàng thuỷ sản
tươi sống trong vận chuyển, nguồn cung không ổn định, thiếu vốn và lợi nhuận thấp.
Đại và ctv ( 2005) nghiên cứu về cấu trúc thị trường và phân tích kênh phân phối cá da
trơn ở ĐBSCL đã mô tả cấu trúc thị trường nội địa của cá da trơn ở ĐBSCL, phân tích
kênh phân phối từ người nuôi cá cho đến người tiêu thụ liên quan đến cấu trúc phân
phối và các hoạt động giữa các tác nhân tham gia trong kênh thị trường, đánh giá hiệu
quả kênh phân phối.
Về những thành phần chính tham gia vào thị trường thuỷ sản được nhiều nghiên
cứu mô tả bao gồm:
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
6
Nguồn cung cấp cá giống
Trước năm 1997, nguồn cung giống cá tra/ba sa chủ yếu dựa vào nguồn giống tự
nhiên. Từ năm 1997, việc thành công của thụ tinh nhân tạo cá tra/ba sa đã tạo nên điều
kiện cần thiết cho việc phát triển của loại hình nuôi cá tra/basa xuất khẩu. Trên 3 tỉ
con cá giống cá da trơn được sản xuất trong năm 2005. Từ cuối năm 2003 đến đầu
năm 2005, giá cá giống tăng gấp hai lần. Giá cá giống thay đổi hàng năm nhưng theo
chiều hướng tăng dần kết quả của việc tăng số ngư dân nuôi cá Tra (Sinh và ctv,
2005).Ở thời điểm cuối năm 2005 trên địa bàn khu vực ĐBSCL, chủ yếu tập trung tại
hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang, có trên 100 cơ sở sản xuất và ương giống (Sở
NN&PTNT An Giang). Việc lai tạo cá giống từ cá bố mẹ ở các trại nuôi cá giống tư
nhân dẫn đến việc làm giảm chất lượng cá giống, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng
cá tra/ba sa thương phẩm. Một điều có thể thấy rõ trong chuỗi các yếu tố cấu thành
sản phẩm thì con giống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ
trong chuỗi giá trị sản xuất (khoảng 10% cơ cấu trong giá thành) nhưng nó có ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng nuôi. Chọn con giống tốt là biện pháp loại từ
đầu một trong những rủi ro trong quá trình nuôi, là điều kiện bắt buộc để đảm bảo hiệu
quả sản xuất (Hà, 2007).
Nguồn cung cấp thức ăn cho cá
Có hai loại thức ăn cho cá tra được ngư dân sử dụng phổ biến hiện nay là thức ăn công
nghiệp và thức ăn người nuôi tự phối chế. Trong năm 2005, có khoảng 18 công ty sản
xuất thức ăn công nghiệp cho cá tra/ba sa ở ĐBSCL với tổng sản lượng khoảng
100.000 tấn, trong khi tổng nhu cầu thức ăn cho cá tra/ba sa toàn vùng khoảng
400.000 tấn (Sở NN&PTNT An Giang, 2005), cho nên 300.000 tấn còn lại là từ thức
ăn tự chế.
Nguồn cung cấp và quản lý thuốc thú y thuỷ sản cho cá tra/ba sa
Cá tra nuôi cũng thường mắc các dịch bệnh và tỷ lệ hao hụt của cá trong quá trình
nuôi cũng tăng dần từ 2-3% năm 1998 đến khoảng 15-20% năm 2005 (Sinh và ctv,
2005). Có 18 công ty cung cấp thuốc thú y thuỷ sản ở An Giang với 145 loại thuốc
dùng cho ngăn ngừa và trị bệnh cho cá (Sở NN&PTNT An Giang, 2005).
Người sản xuất thuỷ sản
Người sản xuất thuỷ sản gồm ngư dân chuyên nghiệp khai thác hải sản và khai thác
thuỷ sản nước ngọt, người nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, nuôi trồng thuỷ sản đang
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
7
phát triển mạnh mẽ và cung cấp nhiều sản phẩm quan trọng cho cả thị trường trong
nước và xuất khẩu. Theo điều tra, có 49% số người nuôi trồng thuỷ sản có nguồn thu
nhập chính từ nuôi trồng thuỷ sản, chiếm 75% tổng thu nhập. Hầu hết người nuôi
trồng thuỷ sản (93,6%) đang hoạt động theo quy mô gia đình và 5,1% người nuôi với
hình thức từ 2 - 10 người chung vốn (Hội thảo về kết quả dự án "Nghiên cứu thị
trường và tín dụng trong nghề cá Việt Nam" năm 2002 tại Hà Nội). Với lợi thế so sánh
về tiềm năng, người nông dân sản xuất cá vùng ĐBSCL thời gian qua tham gia và mở
rộng sản xuất cá tra và ba sa một cách ào ạt, làm kéo theo nhiều vấn đề nảy sinh: tạo
áp lực bất ổn định trong thị trường giá cả đầu vào như giống, thức ăn và thuốc thuỷ
sản; hệ thống sinh thái và môi trường bị xâm phạm; chất lượng sản phẩm không đáp
ứng tiêu chuẩn quốc tế; lượng cung cá nguyên liệu vượt mức công suất và năng lực
chế biến của các doanh nghiệp trong vùng, đưa đến sản lượng đầu ra của nông dân bị
dư thừa, giảm lợi nhuận đối với những nông dân tham gia nuôi. Đối với người nuôi có
qui mô lớn sẽ có lợi thế kinh tế và mức độ thu hồi đầu tư cao hơn người nuôi qui mô
nhỏ. Bởi vì trong trường hợp này người nuôi qui mô lớn có thể kiểm soát được giá cả
và hiệu chỉnh được trong quá trình sản xuất nếu cần thiết (Bộ NN&PTNT, 2008).
Người kinh doanh thuỷ sản
Người bán buôn nói riêng và người trung gian nói chung đóng vai trò quan trọng trong
khâu trung chuyển các sản phẩm thuỷ sản. Họ đưa thuỷ sản từ người sản xuất hay
nhập khẩu tới chặng cuối cùng trong chu trình tiếp cận thị trường. Hoạt động của họ
không chỉ giúp đưa thuỷ sản từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ, mà còn giúp cân bằng
giữa cung và cầu các sản phẩm thuỷ sản giữa các vùng khác nhau cả về khối lượng và
giá cả. Người bán buôn trung gian là người bán buôn thuần tuý, các bạn hàng của họ
là các người bán buôn khác hay các cơ sở chế biến. Người bán buôn chặng cuối cung
cấp hàng cho người bán lẻ. Ngoài chức năng tiếp cận thị trường bán buôn thuỷ sản,
người bán buôn còn làm nhiệm vụ hỗ trợ kinh doanh hoặc giúp ổn định thu nhập trong
gia đình họ, cung cấp vật tư và các dịch vụ thuỷ sản khác
Người bán buôn góp phần quan trọng cho việc ổn định nguồn cung cấp cho thị trường.
Do sản xuất thuỷ sản mang tính mùa vụ cao nên vai trò người bán buôn chủ yếu tạo
điều kiện cho sự lưu thông sản phẩm từ người sản xuất tới người tiêu dùng..
Người bán lẻ hoạt động ở chặng cuối của kênh đưa hàng thuỷ sản tới người tiêu dùng.
Hoạt động của họ có vai trò quan trọng trong khâu thoả mãn nhu cầu của người tiêu
dùng. Mạng lưới người bán lẻ thuỷ sản phân bố rộng rãi khắp các thành phố, khu đông
dân, nông thôn giúp tạo ra thu nhập cho đông đảo người lao động, cung cấp đủ loại
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
8
sản phẩm cho người tiêu dùng và giúp ổn định thị trường. Theo điều tra có 62,4%
người bán lẻ thuỷ sản đang hoạt động tại các chợ ở các địa phương và làm nhiệm vụ
cung cấp chủ yếu hàng thuỷ sản cho người tiêu dùng. Có 89,1% số người bán lẻ có
chỗ bán ổn định như quầy hàng, cửa hàng, mẹt hàng, siêu thị số còn lại là người bán
rong và bộ phận này hoạt động rất linh hoạt, họ len lỏi vào khắp các ngõ ngách, đến
từng các nhà, từng thôn xóm. Số người bán lẻ các sản phẩm đông lạnh, đồ hộp còn ít.
Các quầy hàng bán lẻ đa dạng hơn về các mặt sản phẩm (hàng tươi, sống, hàng đông,
hàng khô, hộp thuỷ sản), còn người bán rong chủ yếu tập trung vào các mặt hàng tươi.
(Hội thảo về kết quả dự án "Nghiên cứu thị trường và tín dụng trong nghề cá Việt
Nam" năm 2002 tại Hà Nội )
Chế biến thuỷ sản
Các cơ sở chế biến thuỷ sản rất đa dạng về tổ chức, hoạt động và đóng vai trò rất quan
trọng trong khâu thu hút các nguồn nguyên liệu của người sản xuất, làm ra nhiều sản
phẩm có giá trị cao phục vụ cho xuất khẩu và cho cả nhu cầu trong nước. Hình thức tổ
chức rất đa dạng từ sản xuất quy mô gia đình tới các hợp tác xã và các doanh nghiệp.
Phần lớn các cơ sở chế biến lấy mục tiêu chính là xuất khẩu. Có tới 80,9% cơ sở xuất
khẩu cho biết hơn 3/4 tổng số thu nhập của họ là từ hoạt động xuất khẩu. Tuy vậy, chỉ
có 43,5% cơ sở chế biến là trực tiếp xuất khẩu sản phẩm của mình. Còn lại 56,5% cơ
sở chế biến không xuất khẩu trực tiếp (Hội thảo về kết quả dự án "Nghiên cứu thị
trường và tín dụng trong nghề cá Việt Nam" năm 2002 tại Hà Nội ). Bên cạnh sản
phẩm cá phi lê xuất khẩu truyền thống, các công ty đã phát triển thêm sản phẩm mới
những sản phẩm giá trị gia tăng cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Lượng cá phi
lê xuất khẩu tăng nhanh từ 27 ngàn tấn năm 2002 lên đến 116 ngàn tấn năm 2005.
Phần lớn người nuôi (83%) bán cá nguyên liệu trực tiếp cho các công ty chế biến xuất
khẩu để đáp ứng cho thị trường xuất khẩu và điều này đã làm thay đổi chức năng thị
trường của tác nhân thương lái từ thương mại sang dịch vụ, mức lợi nhuận trên một
tấn cá nguyên liệu người nuôi đạt được đã giảm từ 2,886 triệu năm 2002 còn 1,033
triệu đồng năm 2005. Các công ty chế biến xuất khẩu chiếm tỷ trọng thu nhập phân
phối cao nhất 81,9%. Về sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) có 93% được tiêu thụ nội
địa, còn lại 7% cho thị trường xuất khẩu, để sản phẩm GTGT đến tay người tiêu dùng
cuối cùng, công ty phân phối theo hai con đường: hệ thống siêu thị chiếm 55,8% và hệ
thống các đại lý chiếm 27,2%. Tỷ trọng giá trị của những sản phẩm này trong tổng
doanh thu của các công ty vẫn còn rất thấp do chúng đang ở trong giai đoạn giới thiệu
sản phẩm (Hà, 2007).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
9
Hộ tiêu dùng
Hiện nay, tổng dân số cả nước trên 80 triệu người và ước khoảng 17 triệu hộ gia đình;
77% dân số sống ở nông thôn. Rõ ràng người tiêu dùng thuỷ sản hiện nay phần lớn
sống ở nông thôn, ngành nghề chủ yếu của họ là nghề nông, phần nhỏ (5,6%) có tiến
hành nuôi trồng thuỷ sản hoặc khai thác thuỷ sản. Trong khi đó theo điều tra ở khu
vực thành thị thì có 90,8% số hộ sống chủ yếu bằng tiền công, kinh doanh và dịch vụ
cũng như tiền lương của Chính phủ. Các sản phẩm thuỷ sản nằm trong các khả năng
lựa chọn cho tiêu dùng của những người này. Ngoài các lợi ích như dễ tiêu hoá, lượng
đạm cao, ngon miệng, có lợi cho sức khoẻ của các sản phẩm thuỷ sản được người tiêu
dùng quan tâm, vấn đề giá rẻ và an toàn cũng được đề cập tới khi lựa chọn. Giá thuỷ
sản rẻ được coi là yếu tố hấp dẫn nhất đối với người tiêu dùng sống ở nông thôn. Tuy
các sản phẩm thuỷ sản có nhiều ưu điểm nổi trội hơn các sản phẩm thịt khác như đã
nêu, nhưng chúng còn nhược điểm quan trọng là rất dễ bị ươn, thối, hư hỏng. Tìm
kiếm và tăng cường các biện pháp bảo quản sản phẩm thuỷ sản phải được coi là nhiệm
vụ quan trọng trong việc mở rộng thị trường. (Hội thảo về kết quả dự án "Nghiên cứu
thị trường và tín dụng trong nghề cá Việt Nam" năm 2002 tại Hà Nội ).
2.2. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU - THỰC TRẠNG SẢN XUẤT,
CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ THỦY SẢN TỈNH AN GIANG
2.2.1. Đặc điểm Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội tỉnh An Giang
An Giang nằm ở vùng hạ lưu sông Mê Kông, là tỉnh đầu nguồn của vùng đồng bằng
sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và có hai con sông chính
là sông Tiền dài 80 km, sông Hậu dài 100 km, cùng với nhánh sông Châu Đốc (28
km) và sông Vàm Nao (7 km). Tất cả tạo nên cảnh quan đặc thù của vùng sông nước
An Giang, hết sức thuận lợi cho nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển, hằng
năm phải chịu nhiều ảnh hưởng của lũ lụt. Diện tích tự nhiên 3.406 km2; phía Bắc
giáp với Vương quốc Cam puchia (biên giới 96,6 km), phía Nam- Tây Nam giáp tỉnh
Kiên Giang, phía Đông – Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp và phía Đông Nam giáp
thành phố Cần Thơ, Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Long
Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện: Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, An Phú, Châu
Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tri Tôn và Tịnh Biên
Về Kinh tế năm 2008 tăng trưởng GDP đạt 14,2% khu vực nông nghiệp tăng 8,14%,
khu vực công nghiệp xây dựng tăng 15,57%, khu vực dịch vụ tăng 17,20%. GDP bình
quân đầu người năm 2008 đạt 14,336 triệu đồng ( tương đương 874 USD). Cơ cấu
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
10
kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ (tỷ trọng TM-DV chiếm 53,27%; CN-XD
chiếm 11,70%; NN-TS chiếm 35,03%)
An Giang là tỉnh có dân số khá đông, theo số liệu thống kê năm 2008 dân số cả tỉnh
trên 2,2 triệu người, mật độ dân số trung bình là 644 người/ km2 (đứng thứ 3 ĐBSCL
sau TP Cần Thơ và Tiền Giang), phần đông dân cư sống dọc theo đường giao thông
thủy, bộ, kênh rạch; Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ 94% dân số, Khmer chiếm 4 %, Hoa
chiếm 1,3%, Chăm chiếm 0,7%. Là tỉnh đa tôn giáo, trong đó tôn giáo bản địa là Phật
giáo Hòa Hảo chiếm 42,7% dân số, Phật giáo chiếm 44,7%, còn lại là Công giáo, Cao
đài, Hồi giáo, Tin lành, Tứ ân hiếu nghĩa… Số người trong độ tuổi lao động trên 1,4
triệu người chiếm tỷ lệ trên 62% dân số toàn tỉnh, hàng năm có trên 30.000 người
bước vào tuổi lao động, từ đó cho thấy nguồn lực lao động của tỉnh rất dồi dào; đã
hoàn thành phổ cập PTCS (cuối năm 2007). Tuy nhiên, chất lượng lao động còn nhiều
hạn chế: ngoại ngữ, tay nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, cơ cấu lao động nông
nghiệp chuyển dịch chậm so với cơ cấu kinh tế (cơ cấu lao động NN-TS chiếm
68,84%, CN-XD chiếm 8,68%, TM-DV chiếm 22,48%). Đây là những bất cập thách
thức gay gắt về nguồn nhân lực của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
2.2.2. Thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ thủy sản ở tỉnh An Giang
Ðối tượng nuôi
Từ năm 1996 - 1998 đối tượng nuôi chính là: cá basa, cá tra, cá lóc bông, cá hú, cá he,
ngoài ra còn có các đối tượng nuôi phụ là cá lóc, cá rô đồng, cá rô phi, cá bống tượng,
cá sặc rằn, cá trê phi, cá trê lai, cá chép, cá hường. Trong giai đoạn này đối tượng nuôi
xuất khẩu chủ lực là cá basa, cá tra, cá lóc bông, cá he được nuôi bằng lồng bè. Các
đối tượng còn lại được nuôi bằng ao và được tiêu thụ nội địa.
Từ năm 1999 - 2003 đối tượng nuôi chính là cá tra, cá lóc bông, cá basa, cá hú, cá he,
tôm càng xanh, cá rô phi, ngoài ra còn có các đối tượng nuôi phụ là cá lóc, cá rô đồng, cá
thát lát, cá trê phi, cá trê lai, cá mè vinh, cá chép, cá chim trắng, cá mè, cá hường. Trong
giai đoạn này đối tượng nuôi xuất khẩu chủ lực là cá tra, cá basa, cá lóc bông, cá he,
cá rô phi các đối tượng nuôi này được nuôi bằng lồng bè. Xu hướng nuôi cá ba sa xuất
khẩu trong giai đoạn này giảm rất mạnh do thời gian nuôi lâu, giá bán chênh lệch so
với cá tra không nhiều đôi khi bằng hoặc thấp hơn. Các loại còn lại được nuôi bằng
ao, chân ruộng, đăng ven và được tiêu thụ nội địa.
Cá tra ngày càng trở thành đối tượng nuôi chiếm ưu thế vượt trội và là mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của tỉnh An Giang, do thời gian nuôi ngắn, giá bán cao, vòng quay vốn