Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

bai 1 công dân lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.53 KB, 9 trang )

Ngày soạn: Ngày dạy:
Người soạn: Nguyễn Thị Cúc Lớp dạy:
PHẦN 1: CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN,
PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC
BÀI 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
BIỆN CHỨNG
TIẾT 1
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Nhận biết được chức năng thế giới quan, phương pháp luận triết học.
- Nhận biết được nội dung co bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm, phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình
- Nêu được chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa
thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
2. Về kĩ năng
- Biết đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá được một số biểu hiện của quan
điểm duy vật hoặc duy tâm, phương pháp luận biện chứng hoặc phương
pháp luận siêu hình trong cuộc sống hằng ngày phù hợp với lứa tuổi
3. Về thái độ
- Thấy được tầm quan trọng của thế giới quan, phương pháp luận duy
vật biện chứng, có ý thức vận dụng thế giới quan duy vật, phương pháp
luận duy vật biện chứng
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
Giáo viên giúp học sinh hiểu được một số nội dung sau:
Nội dung cơ bản của thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện
chứng → đây là cơ sở để xem xét các vấn đề ở các bài tiếp theo
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học sau:
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp đàm thoại


- Phương pháp giảng giải
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, các tài liệu khác có liên quan
- Que chỉ bảng, thước kẻ, tranh ảnh
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết, thước kẻ
V. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ ( không có )
3. Giảng bài mới
* Giới thiệu bài
Chương trình giáo dục công dân ở cấp 2 đã giúp các em hiểu được mối
quan hệ giữa :

Để giải quyết những mối quan hệ này chúng ta cần phải giải quyết hai
vấn để;
Thế giới quan: quan niệm của chúng ta về các sự việc
Phương pháp luận: cách giải quyết của chúng ta về các mối quan hệ
Vậy thế giới quan là gì, phương pháp luận là gì, vai trò của nó như thế
nào. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những vấn đề đó
* Giảng các đơn vị kiến thức

Hoạt động của giáo viên Nội dung
Hoạt động 1: tìm hiểu vai trò thế
giới quan, phương pháp luận của
triết học
GV: nêu vấn đề, trong hành trình
chinh phục và cải tạo thế giới, để có

một cuộc sống tốt đẹp hơn, loài
người đã và đang không nghừng
xây dựng nên nhiều môn khoa học
khác nhau. Mỗi môn khoa học chỉ
tập chung vào nghiên cứu một lĩnh
vực cụ thể của thế giới
VD: + vật lí nghiên cứu các hạt cơ
bản, các quá trình nhiệt, điện, ánh
sáng, sự vận động của phân tử
+ hóa học nghiên cứu quá trình hóa
hợp và phân giải của các chất
+ sinh học nghiên cứu quá trình
tiến hóa, sinh trưởng và phát triển
của các giống loài, sự trao đổi chất
1. Thế giới quan và phương pháp
luận của Triết học
a. Vai trò thế giới quan, phương
pháp luận của Triết học
Chính
mình
với
chính
mình
Môi
trường
sống
Dân
tộc
quốc
gia

Nhà
nước
Nhân
loại
Người
khác
Công
việc
giữa cơ thể sống với môi trường
Tuy nhiên có một môn khoa học
xuất hiện rất sớm trong lịch sử nhân
loại, nhưng nó không đi sâu nghiên
cứu một bộ phận hoặc một lĩnh vực
riêng biệt nào đó của thế giới, mà
chỉ nghiên cứu một vấn đề chung
nhất, phổ biến nhất của thế giới.
Theo các em đó là môn khoa học
nào
HS: trả lời
GV: nêu vấn đề, nếu mỗi môn khoa
học cụ thể đem lại cho con người
những quan niệm riêng lẻ về một
mặt nhất định nào đó của thế giới,
thì triết học trên cơ sở khái quát
những quan niệm riêng lẻ của các
khoa học cụ thể, đã đem lại cho con
người những quan niệm chung
nhất, phổ biến nhất về thế giới. Vậy
triết học là gì?Triết học có giúp ích
gì cho xã hội không?

HS: ghi khái niệm triết học
GV: tiếp tục giảng giải, mặc dù
không đi sâu nghiên cứu từng lĩnh
vực cụ thể của thế giới, song với
quan niệm chung nhất, phổ biến
nhất, triết học giúp con người có
được những hiểu biết về thế giới
xung quanh một cách có hệ thống,
từ đó định hướng cho con người
trong việc tiếp cận và xử lí những
vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực khác
của đời sống tự nhiên, xã hội và tư
duy.
GV: Từ sự phân tích trên, em hãy
cho biết triết học có vai trò như thế
nào đối với con người?
HS: suy nghĩ trả lời
GV: kết luận
HS: ghi ý chính vào vở
GV: chuyển sang ý tiếp theo, thế
nào là thế giới quan, thế nào là
- Khái niệm: Triết học là hệ thống
các quan niệm lí luận chung nhất về
thế giới và vị trí con người trong
thế giới đó
- Vai trò thế giới quan, phương
pháp luận của triết học
Là thế giới quan, phương pháp
luận chung cho mọi hoạt động thực
tiễn và hoạt động nhận thức của con

người
phương pháp luận, thế giới quan và
phương pháp luận nào là đúng đắn
và khoa học khoa học?
Hoạt động 2: tìm hiểu thế giới
quan duy vật và thế giới quan duy
tâm
* Thế giới quan
GV: Theo cách hiểu thông thường “
thế giới quan” là quan niệm của con
người về thế giới. Tuy nhiên, để
nắm được khái niệm thế giới quan
một cách sâu sắc chúng ta cần làm
rõ hơn khái niệm này
GV: Nêu câu hỏi dẫn dắt, khi tìm
hiểu, quan sát thế giới xung quanh (
các sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên, xã hội) chúng ta muốn đạt
được điều gì?
VD: Mùa đông, tại sao lá trên cây
lại rụng vv
HS: suy nghĩ, trả lời; muốn biết,
muốn hiểu
GV: Như vậy, trước những sự vật,
hiện tượng trong tự nhiên, trong xã
hội con người biết được, hiểu
được sẽ giúp chúng ta xác định
được tình cảm, thái độ của mình đối
với sự vật, hiện tượng đó.
Sự hiểu biết và niềm tin của một

con người về một cái gì đó sẽ tác
động đến hoạt động của con người.
HS: ghi khái niệm vào vở
GV: đặt câu hỏi, theo em những
quan điểm và niềm tin của con
người có thay đổi không? Vì sao?
HS: suy nghĩ, trả lời
GV: Thế giới quan là toàn bộ
những quan điểm và niềm tin định
hướng hoạt động của con người
trong cuộc sống.
Thế giới luôn luôn biến đổi và sự
hiểu biết của con người cũng thay
đổi. Do đó thế giới quan của mỗi
b. Thế giới quan duy vật và thế giới
quan duy tâm
* Thế giới quan
- Là toàn bộ những quan điểm và
niềm tin định hướng hoạt động của
con người trong cuộc sống
người cũng như của nhân loại cũng
thay đổi theo hướng sâu sắc hơn,
đầy đủ hơn về thế giới xung quanh.
GV: Để lựa chọn cho mình một thế
giới quan khoa học, đúng đắn trước
hết đòi hỏi mỗi người phải phân
biệt được thế giới quan duy vật và
thế giới quan duy tâm. Cơ sở để
phân biệt chính là vấn đề cơ bản
của triết học. Vậy vấn đề cơ bản

của triết học là gì?
Mỗi chúng ta đã từng có lúc đặt
câu hỏi: Thế giới của chúng ta, vạn
vật xung quanh chúng ta, con người
và xã hội loài người do đâu mà có?
Con người có thể nhận biết được
thế giới xung quanh hay không?
Còn những bí ẩn nào của thế giới
mà con người chưa biết? Đó là
những câu hỏi mang ý nghĩa triết
học, câu hỏi của triết học. Trả lời
câu hỏi đó tức là giải quyết vấn đề
cơ bản của triết học.
Vấn đề cơ bản của triết học gồm
hai mặt:
+ Giữa vật chất và ý thức cái nào
có trước, cái nào có sau, cái nào
quyết định cái nào?
+ Con người có thể nhận thức
được thế giới hay không?
→ Những người cho rằng vật chất
có trước ý thức và quyết định ý
thức là những người thuộc trường
phái duy vật, có thế giới quan duy
vật
Những người cho rằng ý thức có
trước vật chất, quyết định vật chất
là những người thuộc trường phái
duy tâm, có thế giới quan duy tâm
GV: Qua sự phân tích trên, căn cứ

vào đâu để xác định thế giới quan
duy vật và thế giới quan duy tâm?
HS: trả lời
GV: kết luận, dựa vào mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức( VC và YT
cái nào có trước, cái nào có sau, cái
nào quyết định cái nào) để xác định
TGQ duy vật và TGQ duy tâm.
HS: ghi bài vào vở
GV: yêu cầu học sinh trình bày nội
dung TGQ duy vật và TGQ duy
tâm , xác định TGQ duy vật và
TGQ duy tâm trong truyện thần trụ
trời ( tr 11 sgk)
HS: trình bày
GV: TGQ duy vật cho rằng vật
chất là cái có trước, quyết định ý
thức, ý thức tác động trở lại vật
chất. Thế giới vật chất tồn tại khách
quan, độc lập với ý thức của con
người , không do ai sáng tạo ra và
không ai có thể tiêu diệt được. TGQ
duy tâm cho rằng ý thức là cái có
trước, là cái quyết định vật chất và
sản sinh ra mọi vật
Trong truyện thần trụ trời: yếu tố
duy vật được xác định khi cho rằng
vũ trụ là thế giới có thực, tự có,
không do ai sáng tạo ra, thế giới đó
được tạo nên từ những vật liệu có

sẵn trong tự nhiên như đất, đá( vật
chất)
Còn yếu tố duy tâm thể hiện ở việc
thừa nhận sự tồn tại của “ thần “, sự
hình thành trời, đất, núi, đồi, sông,
đầm, hồ, biển mang yếu tố duy tâm
do thần tạo ra.
GV: Theo các em, giữa TGQ duy
vật và TGQ duy tâm thế giới quan
nào là đúng dắn, khoa học hơn? Ví
sao?
HS: suy nghĩ, trả lời
GV: kết luận, đó là TGQ duy vật.
vì TGQ duy vật gắn liền với khoa
học và có vai trò tích cực trong việc
phát triển khoa học, TGQ duy vật
- TGQ duy vật cho rằng, giữa vật
chất và ý thức thì vật chất là cái có
trước, cái quyết định ý thức. Thế
giới vật chất tồn tại khách quan,
độc lập với ý thức con người,
không do ai sáng tạo ra và không có
thể tiêu diệt được
- TGQ duy tâm cho rằng, ý thức là
cái có trước và là cái sản sinh ra
giới tự nhiên
là cơ sở giúp con người nhận thức
và hành động đúng đắn.
Còn TGQ duy tâm phản ánh không
đúng đắn thế giới khách quan, là

chỗ dựa cho các lực lượng xã hội
lỗi thời kìm hãm sự phát triển xã
hội.
HS: ghi bài

- TGQ duy vật đúng đắn vì gắn liền
với khoa học và có vai trò tích cực
trong việc phát triển khoa học,
TGQ duy vật là cơ sở giúp con
người nhận thức và hành động
đúng.

3. Củng cố và luyện tập
Câu hỏi: Lựa chọn nội dung thích hợp đánh dấu (x) vào ô tương ứng:
Nội dung TGQ duy vật TGQ duy tâm
a. Vật chất có trước, ý thức có
sau
X
b. Sống chết có mệnh, giàu sang
do trời
X
c. Thời tiết có bốn mùa: xuân, hạ,
thu, đông
X
d. Tồn tại là cái được cảm giác X
e. Có số làm quan X
f. Một năm khởi đầu từ mùa xuân X
g. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn X
h. Thượng đế tạo ra vạn vật X

4. Dặn dò học sinh
- Đọc lại bài
- Đọc trước phần còn lại của bài, chuẩn bị cho giờ sau

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×