TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA HOÀ
Họ tên
Lớp 2
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
Năm học 2012 - 2013
(Thời gian 60 phút, không thời gian giao đề và kiểm tra đọc thành tiếng)
ĐIỂM
Đọc :
Viết :
TB :
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
………………………………………………………… ………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
A - KIỂM TRA ĐỌC
I - Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Bài đọc:
Ngày xưa, có một người nhà giàu, sanh được năm người con. Vì giàu
có nên những người con của ông có một đời sống sung sướng thừa
thãi về vật chất. Nhưng chuyện đời thường vốn vô cùng. Vì thế, có
một, các con ông muốn có hai và cứ thế tánh đua đòi lâu dần thành
thói quen, đến lúc không tự chủ được thì đã trở thành lòng tham
vọng. Càng ngày, lòng tham vọng của con người càng nhiều và lan ra
trên mọi bình diện. Do đó, họ không biết thế nào là đủ nên lúc nào
cũng khổ tâm vì luôn nghĩ đến sự hơn thua và ganh tị lẫn nhaụ Đến
khi khôn lớn, cả năm người con nhờ tiền của cha mẹ nên đều giàu có.
Tuy mỗi người một cơ ngơi, nhưng vẫn giữ thói ganh ghét tị hiềm cãi
cọ nhau về những của cải mà họ có. Nhìn cảnh các con không hòa
thuận, người cha buồn lắm. Ông cố gắng khuyên bảo nhưng dù ông
có cố gắng thế nào, các con ông cũng không bỏ được lòng hiềm kỵ lẫn
nhau làm ông rất đau lòng.
Sau một thời gian ngã bịnh, ông biết rằng mình không còn sống
được bao lâu nữa. Ông cho gọi các con đến bên giường và bảo gia
nhân đem đến cho ông hai bó đũa. Các con ông còn đang nhìn nhau
ngơ ngác không hiểu người cha có ý định gì thì ông lấy một bó đũa,
đưa cho mỗi người một chiếc và bảo :
- Các con mỗi đứa lần lượt bẻ chiếc đũa này và cho cha biết kinh
nghiệm về việc các con làm dễ hay là khó.
Ông vừa dứt lời, trong chớp mắt, năm người con bẻ năm chiếc đũa
thật dễ dàng.
Nhìn những chiếc đũa gãy đôi, gãy ba, ông im lặng và các con ông
cũng yên lặng đợi chờ. Một lát sau, ông đưa nguyên bó đũa cho người
con cả và dịu dàng nói:
- Tốt. Các con đã thành công trong việc bẻ một chiếc đũa. Bây giờ,
các con lại thay phiên nhau bẻ nguyên cả bó đũa này cho cha xem.
Người con trưởng cầm bó đũa ra sức bẻ. Anh vận dụng sức mạnh đến
nỗi mặt mũi đỏ gay nhưng không làm cho bó đũa gẫy được dễ dàng.
Chờ đến lúc anh chịu thua, người cha bảo người con thứ hai tiếp tục.
Cũng như người con lớn, người con thứ hai không bẻ được và chịu
thua. Ông kiên nhẫn chờ đến khi người con thứ năm bỏ cuộc mới ôn
tồn nói:
- Đó, các con xem, thế nào là sức mạnh của sự đoàn kết. Nếu các con
cứ tiếp tục hiềm tị chia rẽ nhau thì các con cũng lẻ loi và yếu đuối
không khác gì một chiếc đũa và các con sẽ bị kẻ thù bẻ gãy dễ dàng.
Nhưng nếu các con biết thương yêu đoàn kết lại với nhau như bó đũa
thì không một sức mạnh nào bẻ gãy được các con.
Năm người con ông hiểu ý cha và bài học ông vừa dạy. Cảm động và
hối hận vì ăn ở với nhau không phải rồi còn làm cha buồn, các con
ông ôm lấy ông vừa khóc, vừa hứa là từ nay về sau sẽ bỏ thói tị hiềm
ích kỷ để yêu thương đoàn kết với nhau.
Sau đó người cha mất đi. Năm người con vâng lời cha dạỵ. Họ rất
đoàn kết và thương mến lẫn nhau. Đời sống gia đình họ rất hoà thuận
và không một ai có thể cạnh tranh được với sự giàu mạnh trong việc
làm ăn buôn bán của gia đình họ.
II - Kiểm tra đọc hiểu: ( 5 điểm) ( 20 phút)
1/ Đọc thầm bài: “ Câu chuyện bó đũa” (Trang 112 - TV2/tập 1)
2/ Làm bài tập:
Bài 1: Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
1/ Lúc nhỏ, những người con sống như thế nào?
A. Hay gây gổ.
B. Hay va chạm.
C. Sống rất hòa thuận.
2/ Người cha gọi bốn người con lại để làm gì ?
A. Cho tiền .
B. Cho mỗi người con một bó đũa.
C. Ai bẻ được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
3/ Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào ?
A. Cởi bó đũa ra bẻ gãy từng chiếc .
B. Cầm cả bó đũa bẻ gãy .
C. Dùng dao chặt gãy bó đũa .
4/ Câu : “Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa” thuộc kiểu câu gì ?
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
Bài 2 : Gạch chân các từ chỉ hoạt động có trong câu văn sau:
Chú gà trống vươn mình, dang đôi cánh to, khoẻ như hai cái quạt, vỗ
phành phạch, rồi gáy vang : "Ò ó o o!"
Bài 3: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
a) Cò ngoan ngoãn chăm chỉ học tập.
b) Quanh ta, mọi vật mọi người đều làm việc.
B- KIỂM TRA VIẾT ( HS làm vào giấy ô li)
I - Chính tả : (15 phút)
Nghe- viết: Con chó nhà hàng xóm (Tiếng Việt lớp 2 - Tập 1- trang 131 )
II - Tập làm văn: (25 phút)
Viết một đoạn văn ngắn ( từ 4 - 5 câu ) kể về gia đình em.
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Họ và tên GV coi, chấm Chữ kí của phụ huynh học sinh
TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA HOÀ
Họ tên
Lớp 2
BÀI KIỂM ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1
MÔN TOÁN LỚP 2
Năm học 2012 - 2013
(Thời gian làm bài : 35 phút)
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
………………………………………………………… ………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Bài 1 : Khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:
a) Tìm x , biết 9 + x = 16
A. x = 9 B. x = 8 C. x = 7
b) Phép tính nào dưới dưới đây có kết quả là 100?
A. 55 + 35 B. 23 + 77 C. 69 + 30
c) Kết quả tính 12 - 2 - 6 bằng kết quả phép trừ nào dưới đây?
A. 12 - 8 B. 12 - 7 C. 12 - 6
d) Điền dấu >, < = ?
7 + 6 + 3 7 + 9 + 0 15 - 8 - 5 13 - 8 - 2
đ) Đúng ghi đ, sai ghi s
Tháng 12 có 30 ngày Từ 7 giờ đến 8 giờ là 60 phút
e) Hình sau có
PHẦN TỰ LUẬN
Bài 2: Đặt tính rồi tính
50 - 32 46 + 39 83 + 17 93 - 9 100 - 68
Bài 3 : Tính
36 + 18 - 45 = 76 - 29 + 8 =
Bài 4 : Tìm X :
42 - X = 24 X - 24 = 56
A. 3 tứ giác
B. 4 tứ giác
C. 5 tứ giác
Bài 5 : Năm nay bà 62 tuổi, mẹ kém bà 28 tuổi. Hỏi năm nay mẹ bao nhiêu tuổi?
Bài giải
Bài 6: Tính hiệu, biết số bị trừ là số lớn nhất có hai chữ số và số trừ là 90.
Bài giải
Biểu điểm:
Bài 1 : 3 điểm (mỗi câu đúng được 0,5 đ).
Bài 2 : 2,5điểm (mỗi phần đúng được 0,5 điểm).
Bài 3, bài 4: mỗi bài đúng được 1 điểm ((mỗi phần đúng được 0,5đ).
Bài 5: 2 điểm . Bài 6: 0,5điểm.
( Tổ chuyên môn thống nhất biểu điểm chi tiết )
Họ và tên GV coi, chấm
Phụ huynh học sinh kí: