ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2013-2014
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7 ĐIỂM)
Câu 1: Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
Chương trình giáo dục phổ thông, Mục tiêu giáo dục tiểu học là:
a) Tất cả trẻ em đều được đi học cấp tiểu học
b) Trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 và trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học
c) Tất cả trẻ em khuyết tật được đi học cấp tiểu học
d) Hình thành những cơ sở ban đầu về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ để tiếp tục
học Trung học cơ sở
Câu 2: Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
Chương trình giáo dục phổ thông, mỗi tuần có ít nhất 2 tiết sinh hoạt tập thể là
để:
a) Chào cờ đầu tuần, nghe kể chuyện cuối tuần
b) Tổ chức các phong trào thi đua học tập
c) Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp
d) Sinh hoạt lớp, Sao nhi đồng, Đội thiếu niên, Sinh hoạt toàn trường
Câu 3: Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
Chương trình giáo dục phổ thông, mỗi tháng có bao nhiêu tiết Giáo dục ngoài giờ
lên lớp?
a) 4 tiết
b) 6 tiết
c) 8 tiết
d) 10 tiết
Câu 4: Về mặt kiến thức, mục tiêu của môn Âm nhạc nhằm giúp học sinh:
a) Học hát, phát triển khả năng âm nhạc, tập đọc nhạc
b) Tập đọc nhạc
c) Phát triển khả năng âm nhạc, làm cơ sở trở thành ca sĩ
d) Học hát, phát triển khả năng âm nhạc
Câu 5: Nội dung dạy học môn Mĩ thuật cấp tiểu học:
a) Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí
b) Vẽ tranh, thường thức mỹ thuật
c) Tập nặn, tạo dáng
d) Cả 3 câu trên
Câu 6: Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học bao gồm các yêu cầu về:
a) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm và tiêu chuẩn
xếp loại giáo viên
c) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm và tiêu chuẩn
xếp loại; quy trình đánh giá giáo viên tiểu học
d) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm và tiêu chuẩn
xếp loại; quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học
Câu 7: Tiêu chí: Hết lòng giảng dạy và giáo dục học sinh bằng tình thương yêu,công
bằng và trách nhiệm của một nhà giáo thuộc yêu cầu nào trong Chuẩn nghề
nghiệp của giáo viên tiểu học?
a) Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo
b) Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động
c) Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo
d) Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân
dân và học sinh
Câu 8: Tiêu chí: “Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt
tập thể thích hợp; phối hợp với Tổng phụ trách, tạo điều kiện để Đội thiếu
niên, Sao nhi đồng thực hiện các hoạt động tự quản” trong Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên tiểu học thuộc yêu cầu nào?
a) Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động
b) Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong
giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục
c) Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
d) Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng
động sáng tạo của học sinh
Câu 9: Tiêu chí: “Họp phụ huynh học sinh đúng quy định, có sổ liên lạc thông báo
kết quả học tập của từng học sinh, tuyệt đối không phê bình học sinh trước
lớp hoặc toàn thể phụ huynh; lắng nghe và cùng phụ huynh điều chỉnh biện
pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ” trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
thuộc yêu cầu nào?
a) Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động
b) Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong
giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục
c) Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
d) Lập được kế hoạch dạy học
Câu 10: Tiêu chí: “Có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất, đạo đức,
trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ; thường xuyên rèn luyện sức
khoẻ” trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học thuộc yêu cầu nào?
a) Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động
b) Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước
c) Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học
d) Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh thần
đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề
nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng
Câu 11: Tiêu chí: “Có hiểu biết về tin học, hoặc ngoại ngữ, hoặc tiếng dân tộc nơi
giáo viên công tác, hoặc có báo cáo chuyên đề nâng cao chất lượng chuyên
môn, nghiệp vụ” trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học thuộc yêu cầu
nào?
a) Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh,
huyện, xã nơi giáo viên công tác
b) Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước
c) Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học
d) Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến
ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc
Câu 12: Một trong những Tiêu chí theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học về Chấp
hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động là:
a) Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước
b) Đảm bảo ngày công; lên lớp đúng giờ, không tuỳ tiện bỏ lớp học, bỏ tiết dạy;
chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân công
c) Chấp hành các quyết định của pháp luật, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
gia đình và khu vực
d) Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương
Câu 13: Một trong những Tiêu chí theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học về đạo
đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo là:
a) Không làm các việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; không
xúc phạm danh dự, nhân phẩm đồng nghiệp, nhân dân và học sinh
b) Tham gia đóng góp xây dựng các hoạt động của xã hội
c) Có tinh thần chia sẻ công việc với đồng nghiệp
d) Cả 2 câu b và c
Câu 14: Một trong những Tiêu chí theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học về Kiến
thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học là:
a) Nắm vững trình tự bài giảng vững vàng
b) Soạn giảng đảm bảo đầy đủ nội dung và kiến thức ở các môn học
c) Thực hiện phương pháp giáo dục học sinh cá biệt có kết quả
d) Lên lớp đúng giờ quy định
Câu 15: Trong Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học, trường hợp nào dưới đây giáo
viên sẽ bị xếp loại kém?
a)
3 tiết dự giờ do nhà trường tổ chức 1 tiết Tiếng Việt, 1 tiết Toán, 1 tiết khác,
trong 3 tiết này có 1 tiết không đạt yêu cầu
b)
3 tiết dự giờ do nhà trường tổ chức 1 tiết Tiếng Việt, 1 tiết Toán, 1 tiết khác,
trong 3 tiết này có 2 tiết không đạt yêu cầu
c)
3 tiết dự giờ do nhà trường tổ chức 1 tiết Tiếng Việt, 1 tiết Toán, 1 tiết khác,
trong 3 tiết này có 2 tiết Toán và Tiếng Việt không đạt yêu cầu
d)
Cả 3 tiết dự giờ do nhà trường tổ chức bao gồm: 1 tiết Tiếng Việt, 1 tiết Toán, 1
tiết chọn trong các môn học còn lại không đạt yêu cầu
Câu 16: Trong Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học, trường hợp nào dưới đây giáo
viên sẽ bị xếp loại kém?
a) Nghiện ma tuý hoặc tham gia đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác
b) 3 tiết dự giờ do nhà trường tổ chức,trong đó có 2 tiết không đạt yêu cầu
c) Nghỉ phép quá 15 ngày trong năm học
d) Dự giờ không không đủ số tiết quy định trong năm học
Câu 17: Mục đích của việc đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư số 32/2009/TT-
BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT là:
a) Khuyến khích học sinh học tập chuyên cần
b) Phát huy tính tích cực, năng động sáng tạo của học sinh
c) Góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức
tổ chức các hoạt động giáo dục tiểu học
d) Tất cả ý trên đều đúng
Câu 18: Nguyên tắc đánh giá và xếp loại học sinh theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT
ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT là:
a) Kết hợp đánh giá định lượng và định tính
b) Đánh giá phải kịp thời để nhằm khuyến khích học sinh học tập tiến bộ hơn
c) Để thông báo kịp thời tình hình học tập của học sinh đến gia đính các em
d) Tất cả ý trên đều đúng
Câu 19: Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, học sinh
khuyết tật không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục
chung được đánh giá như thế nào?
a) Đánh giá dựa trên sự tiến bộ của học sinh
b) Không xếp loại đối tượng này
c) Đánh giá dựa trên sự tiến bộ của học sinh và không xếp loại đối tượng này
d) Đánh giá dựa trên sự tiến bộ của học sinh và xếp loại bình thường đối tượng này
Câu 20: Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, các
môn học đánh giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét là những môn nào?
a) Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học
b) Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc,Tin
học
c) Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc
d) Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Tiếng dân tộc, Tin học
Câu 21: Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, học
sinh được lên lớp thẳng phải đạt:
a) HLM.N các môn Tiếng Việt, Toán phải đạt loại TB trở lên, HLM.N các môn
đánh giá bằng nhận xét đạt Hoàn thành (A) trở lên và hạnh kiểm được xếp loại
Đ
b) HLM.N các môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Ngoại ngữ phải đạt loại TB trở
lên, HLM.N các môn đánh giá bằng nhận xét đạt Hoàn thành (A) trở lên và
hạnh kiểm được xếp loại Đ
c) HLM.N các môn đánh giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét phải đạt loại TB
trở lên, HLM.N các môn đánh giá bằng nhận xét đạt Hoàn thành (A) trở lên và
hạnh kiểm được xếp loại Đ
d) Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 22: Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, học
sinh khuyết tật có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục
chung được đánh giá, xếp loại:
a) Dựa theo tiêu chí của học sinh bình thường nhưng có giảm nhe về yêu cầu
b) Dựa trên sự tiến bộ của học sinh và xếp loại bình thường đối tượng này
c) Đánh giá dựa trên sự tiến bộ của học sinh và không xếp loại đối tượng này
d) Dựa vào kết quả kiểm tra 2 môn Toán, Tiếng Việt
Câu 23: Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, học
sinh có quyền:
a) Yêu cầu giáo viên chấm lại bài KTĐK khi thấy giáo viên chấm chưa chính xác
b) Yêu cầu giáo viên trả bài KTĐK để học sinh lưu giữ
c) Nêu ý kiến và nhận được sự giải thích, hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm lớp,
của Hiệu trưởng về kết quả đánh giá xếp loại
d) Cả a và b đều đúng
Câu 24: Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, Hiệu
trưởng có trách nhiệm trả lời khiếu nại của cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh
về đánh giá, nhận xét, xếp loại theo phạm vi và quyền hạn của mình:
a) Thời gian trả lời khiếu nại chậm nhất 7 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu
nại
b) Thời gian trả lời khiếu nại chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu
nại
c) Thời gian trả lời khiếu nại chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu
nại
d) Thời gian trả lời khiếu nại chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu
nại
Câu 25: Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, đối
với học sinh khuyết tật được đánh giá theo nguyên tắc:
a) Động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học sinh là chính
b) Đảm bảo quyền được chăm sóc và giáo dục của tất cả học sinh
c) Xếp loại dựa theo các tiêu chí của học sinh bình thường
d) Câu a, b đúng
Câu 26: Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, khen
thưởng học sinh có các danh hiệu sau:
a) Học sinh Xuất sắc; Học sinh Tiên tiến
b) Học sinh Giỏi, Học sinh Khá
c) Học sinh Giỏi; Học sinh Tiên tiến
d) Học sinh Xuất sắc; Học sinh Khá
Câu 27: Tại mục b, khỏan 2 Điều 106 của Bộ luật lao động quy định làm thêm giờ đó
là:
a) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc
bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì
tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 8 giờ trong 01
ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01
năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ
không quá 300 giờ trong 01 năm;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc
bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì
tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01
ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01
năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ
không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc
bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì
tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01
ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 150 giờ trong 01
năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ
không quá 300 giờ trong 01 năm;
d) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc
bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì
tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01
ngày; không quá 24 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01
năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ
không quá 300 giờ trong 01 năm;
Câu 28: Tại khoản 1 Điều 116 quy định: Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn
hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
a)
Kết hôn: nghỉ 03 ngày;Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b)
Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c)
Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng
chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
d) Tất cả điều đúng
Câu 29: Tại khoản 4 Điều 21 của Thông Tư 59/2012/TT-BGDĐT, ngày 28/12/2012 của
BGD&ĐT quy định kết quả xếp loại giáo dục của học sinh tại trường tiểu học
đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 2 đó là:
a) Tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục từ trung bình trở lên đạt ít nhất 98%;
b) Tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục khá, giỏi đạt ít nhất 70%, trong đó loại giỏi đạt
ít nhất 25%;
c) Có học sinh tham gia và đạt giải trong các hội thi, giao lưu do cấp tỉnh trở lên
tổ chức.
d) Tất cả điều đúng
Câu 30: Một trong năm giải pháp mà Nghị quyết Hội nghị viên chức năm học 2013-2014
đưa ra đó là:
a) Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự học tự
rèn, hết lòng tận tụy với công việc. Có khả năng tiếp ứng với công nghệ thông
tin, tiếp tục đổi mới công tác dạy học theo hướng tích cực, tích hợp nhằm tạo
cho người học thực sự ham thích tham gia vào tiết học.
b) Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh cần nêu cao tinh thần trách nhiệm,
tự học tự rèn, hết lòng tận tụy với công việc. Có khả năng tiếp ứng với công
nghệ thông tin, tiếp tục đổi mới công tác dạy học theo hướng tích cực, tích hợp
nhằm tạo cho người học thực sự ham thích tham gia vào tiết học. Chú trọng đến
thực hành, rèn kĩ năng sống. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm tạo sân
chơi bổ ích cho học sinh đồng thời qua đó trang bị thêm kiến thức cuộc sống cho
các em.
c) Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự học tự
rèn, hết lòng tận tụy với công việc. Có khả năng tiếp ứng với công nghệ thông
tin, tiếp tục đổi mới công tác dạy học theo hướng tích cực, tích hợp nhằm tạo
cho người học thực sự ham thích tham gia vào tiết học. Chú trọng đến thực hành,
rèn kĩ năng sống. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm tạo sân chơi bổ ích
cho học sinh đồng thời qua đó trang bị thêm kiến thức cuộc sống cho các em.
d) Tất cả điều đúng
Câu 31: Điều lệ Trường tiểu học qui định hệ thống sổ sách phục vụ hoạt động giáo dục
của giáo viên dạy lớp trong trường phổ thông gồm:
a) Giáo án, Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ, Sổ chủ nhiệm, Sổ công tác
Đội
b) Giáo án, Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ, Sổ chủ nhiệm
c) Giáo án, Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ, Sổ chủ nhiệm, Sổ thống kê
d) Giáo án, Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ, Sổ chủ nhiệm, Sổ tự học
Câu 32:
Tại khoản 2, Điều 44, Điều lệ trường Tiểu học quy định: Học sinh vi phạm
khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện thì tuỳ theo mức độ vi phạm
có thể thực hiện các biện pháp sau :
a) Nhắc nhở
b) Phê bình
c) Thông báo với gia đình
d) Nhắc nhở, phê bình hoặc thông báo với gia đình
Câu 33:
Tại mục c khoản 1, Điều 2, Thông tư số 21 /2010/TT-BGDĐT ngày 20 /7 /
2010 của BGD&ĐT nêu mục đích hội thi đó là:
a) Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ giáo
viên, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.
b) Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên,
đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.
c) Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá chất lượng đội ngũ, nhằm xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
d) Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.
Câu 34:
Tại khoản 2, Điều 4, Thông tư số 28 /2009/TT-BGDĐT, ngày 21 tháng 10 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Nhiệm vụ của giáo viên
làm chủ nhiệm lớp đó là:
a)
Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên
bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt
động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;
b) Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức
giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của
cả lớp;
c)
Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học
sinh do nhà trường tổ chức;
d)
Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen
thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách
học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè,
phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;
Câu 35:
Một trong những giải pháp của Nghị quyết chi bộ năm học 2013-2014 đưa ra
đó là:
a) Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 27/CT/TU ngày 01/10/2012 của Tỉnh uỷ bình
Thuận về việc nâng cao trách nhiệm và chấn chỉnh tác phong, giờ giấc làm
việc, ý thức chấp hành của cán bộ công chức của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và có
biện pháp xử lý nghiêm túc những trường hợp vi phạm.
b) Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của đảng viên. Thực hiện nghiêm
túc Chỉ thị 27/CT/TU ngày 01/10/2012 của Tỉnh uỷ bình Thuận về việc nâng
cao trách nhiệm và chấn chỉnh tác phong, giờ giấc làm việc, ý thức chấp hành
của cán bộ công chức của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và có biện pháp xử lý
nghiêm túc những trường hợp vi phạm.
c) Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trong việc thực
hiện nhiệm vụ của mình và có biện pháp xử lý nghiêm túc những trường hợp vi
phạm.
d) Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trong việc thực
hiện nhiệm vụ của mình. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 27/CT/TU ngày
01/10/2012 của Tỉnh uỷ bình Thuận về việc nâng cao trách nhiệm và chấn
chỉnh tác phong, giờ giấc làm việc, ý thức chấp hành của cán bộ công chức của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy và có biện pháp xử lý nghiêm túc những trường hợp vi
phạm.
Câu 36: Theo Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 08/12/2012 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, quy định trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I
phải đạt bao nhiêu tiêu chuẩn?
a) 3 tiêu chuẩn.
b) 4 tiêu chuẩn
c) 5 tiêu chuẩn
Câu 37: Theo Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 08/12/2012 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, quy định trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I
yêu cầu về năng lực của cán bộ quản lý là:
a) Trình độ đào tạo từ cao đẳng sư phạm trở lên.
b) Hiệu trưởng có ít nhất 5 năm dạy học, P. hiệu trưởng có ít hất 3 năm dạy
học( không kể thời gian tập sự).
c) Đành giá Hiệu trưởng, P. hiệu trưởng hằng năm theo quy định chuẩn Hiệu
trưởng trường Tiểu học đạt khá trở lên.
d) Chỉ có a và b.
e) Cả a,b,c.
Câu 38: Theo Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 08/12/2012 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, quy định trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I
quy định về trinh độ đào tạo của giáo viên phải đạt:
a) Có 90 % giáo viên đạt trình độ chuẩn.
b) Có 95% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trong đó có ít nhất 40% giáo viên đạt
trình độ trên chuẩn
c) Có 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trong đó có ít nhất 40% giáo viên đạt
trình độ trên chuẩn.
d) Có 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trong đó có ít nhất 0% giáo viên đạt
trình độ trên chuẩn.
Câu 39: Theo Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 08/12/2012 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, quy định trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I
quy định về kết quả đánh giá xếp loại giáo viên là:
a) Có ít nhất 50%giáo viên đạt loại khá trở lên, trong đó có ít hất 15 % xếp loại
xuất sắc.
b) Có ít nhất 50%giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó
có ít nhất 20% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên.
c) Không có giáo viên yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ.
d) chỉ có a và b.
e) cả a,b,c.
Câu 40: Theo Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 08/12/2012 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, quy định trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I
quy định về thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học là:
a) Dạy đủ các môn học, đúng chương trình, kế hoạch, đảm bảo yêu cầu về chuẩn
kiến thức, kỹ năng;
b) Lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù
hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của từng học
sinh.
c) Có ít nhất 60 % học sinh học 2 buổi/ ngày và có kế hoạch từng năm để tăng số
lượng học sinh học 2 buổi/ ngày.
d) Có ít nhất 50 % học sinh học 2 buổi/ ngày và có kế hoạch từng năm để tăng số
lượng học sinh học 2 buổi/ ngày.
e) cả a,b,c,d
g) Chỉ có a,b,d.
Câu 41: Theo Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 08/12/2012 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, quy định trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I
quy định về công tác Phổ cập là:
a) Nhà trường đạt các tiêu chí chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức
độ I trở lên; không có hiện tượng tái mù chữ ở địa phương.
b) Tổ chức tốt “ Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”.
c) Huy động được 100% trẻ 6 tuổi vào lớp Một, tỷ lệ học đúng độ tuổi đạt từ 90%
trở lên.
d) Huy động được 100% trẻ 6 tuổi vào lớp Một, tỷ lệ học đúng độ tuổi đạt từ 95%
trở lên.
e) chỉ a,b,c.
g) Chỉ có a,b,d.
Câu 42: Theo Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 08/12/2012 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, quy định trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I
quy định về kết quả xếp loại giáo dục của học sinh là:
a) Tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục từ trung bình trở lên đạt ít nhất 96%;
b) Tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục khá, giỏi đạt ít nhất 50% trong đó loại giỏi đạt
ít nhất 15%;
c) Tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục khá, giỏi đạt ít nhất 70% trong đó loại giỏi đạt
ít nhất 25%;
d) Có học sinh tham gia và đạt giải các hội thi, giao lưu do cấp huyện tổ chức trở
lên.
e) chỉ a,b,c.
g) Chỉ có a,b,d.
Câu 43: Theo Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 08/12/2012 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, quy định trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II
quy định về Năng lực của cán bộ quản lý là:
a) Trình độ đạo tạo của Hiệu trưởng, P. hiệu trưởng từ Cao đẳng sư phạm trở lên
b) Trình độ đạo tạo của Hiệu trưởng, P. hiệu trưởng từ Đại học sư phạm trở lên
c) Hiệu trưởng có ít nhất 5 năm dạy học, P. hiệu trưởng có ít nhất 3 năm dạy
học( không kể thời gian tập sự).
d) Đánh giá Hiệu trưởng, P. hiệu trưởng hằng năm theo quy định chuẩn Hiệu
trưởng trường Tiểu học đạt mức xuất sắc.
e) cả a,b,c,d
g) Chỉ có b, c, d.
Câu 44: Theo Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 08/12/2012 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, quy định trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II
quy định về trình độ đào tạo của giáo viên là:
a) Có 100% giáo viên đạt chuẩn đào tạo, trong đó có ít nhất 70% giáo viên đạt
trình độ trên chuẩn.
b) Có 100% giáo viên đạt chuẩn đào tạo, trong đó có ít nhất 80% giáo viên đạt
trình độ trên chuẩn.
c) Có 100% giáo viên đạt chuẩn đào tạo, trong đó có ít nhất 90% giáo viên đạt
trình độ trên chuẩn.
d) a đúng.
e) b đúng.
g) c.đúng.
Câu 45: Theo Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 08/12/2012 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, quy định trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II
quy định về kết quả đánh giá xếp loại giáo viên là:
a) Có ít nhất 75% giáo viên đạt loại khá trở lên, trong đó có ít nhất 25% giáo viên
đạt loại xuất sắc theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học
b) Có ít nhất 60% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó
có ít nhất 30% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên; không có
giáo viên yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ.
c) Có ít nhất 90% giáo viên được xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên,
trong đó có ít nhất 30% giáo viên được xếp loại giỏi về bồi dưỡng thường
xuyên, không có giáo viên không hoàn thành kế hoạch.
d) cả a,b
e) cả a,b,c.
Câu 46: Theo Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 08/12/2012 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, quy định trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II
quy định về kết quả đánh giá xếp loại giáo dục của học sinh là:
a) Tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục từ trung bình trở lên đạt ít nhất 98%;
b) Tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục khá, giỏi đạt ít nhất 50% trong đó loại giỏi đạt
ít nhất 25%;
c) Có học sinh tham gia và đạt giải các hội thi, giao lưu do cấp tỉnh tổ chức trở
lên.
d) Có học sinh tham gia và đạt giải các hội thi, giao lưu do cấp huyện tổ chức trở
lên.
e) Chỉ a,b,c.
g) Chỉ có a,b,d.
Câu 47: Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh gồm:
a) 4 chương,15 điều.
b) 4 chương,16 điều.
c) 5 chương,15 điều.
Câu 48: Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh quy định
nhiệm vụ của Ban đại diện phụ huynh lớp gồm:
a) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các
hoạt động giáo dục học sinh;
b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha
mẹ học sinh trong năm học;
c) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha
mẹ học sinh trong năm học;
d) Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh
giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục
học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh
khó khăn khác.
e) Chỉ a,b,
g) cả d,c
Câu 49: Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh quy định
quyền của ban đại diện cha mẹ học sinh lớp gồm:
a) Quyết định triệu tập các cuộc họp cha mẹ học sinh theo quy định tại điều 9
của điều lệ này( trừ cuộc họp đầu năm học cử ban đại diện cha mẹ học sinh
lớp) sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm.
b) Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học
sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện
pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học.
c) Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngài giờ lên lớp, giáo dục truyền
thống, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để thực hiện mục tiêu
giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm.
d) Chỉ có a và c.
e) Chỉ có a và b
g) Cả a,b,c.
Câu 50: Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh, quy định
trách nhiệm của cha mẹ học sinh gồm:
a) Phối hợp với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh và thực hiện các
công việc do Ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra.
b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn của lớp để chăm sóc.
Quản lý, động viên học sinh tích cực, tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, tuân
thủ quy định của điều lệ và nội quy của nhà trường.
c) Chịu trách nhiệm đối với sai phạm, khuyết điểm của con em mình theo quy
định của pháp luật và thực hiện các khuyến nghị của Ban đại diện cha mẹ học
sinh lớp trong việc phối hợp với nhà trường để chăm sóc, quản lý, giáo dục học
sinh.
d) Cả a,b,c
e) Chỉ có a và b
Câu 51: Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh, quy định
quyền của cha mẹ học sinh gồm:
a) Có các quyền được quy định tại Điều 95 của Luật Giáo dục, có quyền kiến
nghị với nhà trường tạo điều kiện cho con em mình học tập, rèn luyện;
b) Ứng cử, đề cử vào ban đại diện cha mẹ học sinh lớp;
c) Từ chối ủng hộ khi được ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, ban đại diện cha
mẹ học sinh trường đề xuất các khoảng ủng hộ, nếu bản thân không tự nguyện;
d) Thực hiện hoặc không thực hiện những nội dung chưa được thống nhất ý kiến
trong cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh hoặc trong cuộc họp Ban đại diện cha
mẹ học sinh.
e) Cả a,b,c.
g) Cả e và d.
Câu 52: Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh, quy định
kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm:
a) Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ
tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồng tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại
diện cha mẹ học sinh lớp.
b) Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh
phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của
cuộc họp toàn thể các trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và
nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
c) Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp và trường là do cha
mẹ học sinh đóng .
d) Chỉ có a và b.
e) Cả a,b,c.
Câu 53: Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh, quy định
Ban Đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc của
gia đình người học:
a) Các khoảng thu không theo nguyên tắc tự nguyện.
b) Các khoảng ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện
cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà
trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp
học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà
trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học
hoặc cho cán bộ quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa,
nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
c) Chi thu theo yêu cầu của nhà trường và hội nghị phụ huynh.
d) Cả a và b.
e) Cả a,b,c.
B. PHẦN II: TỰ LUẬN( 3 ĐIỂM).
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY.( 1 ĐIỂM)
Câu 1: § Đồng chí hãy nêu chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ
của chương trình Tiểu học?
Câu 2: Lớp (môn) đồng chí dạy hiện nay có những tồn tại gì, nguyên nhân
của khó khăn đó và hướng khắc phục của đồng chí trong thời gian tới.
Câu 3: Đ/c hiểu thế nào là dạy học theo chuẩn KTKN?
Câu 4: Đ/c hãy nêu chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ học sinh
cần đạt sau khi học hết cấp tiểu học?
Câu 5: Đ/c hãy nêu một sốchú ý khi giáo dục kĩ năng sống qua các môn học
Câu 6:
Trách nhiệm thực hiện PCGDTH ĐĐT là của ai? Là giáo viên, thầy
(cô) cần làm những gì để góp phần thực hiện công tác PCGDTH ĐĐT có
hiệu quả?
Câu 7:
Thầy (cô) hãy trình bày mục tiêu, nguyên tắc tích hợp nội dung giáo
dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy các môn học. Cho một
ví dụ cụ thể.
Câu 8:
Anh(chị) hãy trình bày nguyên tắc dạy các số : 11,12,13 của môn toán
lớp Một. Cho ví dụ minh hoạ cách dạy một số.
Câu 9: Anh chị hãy nêu cách dạy khái niệm phân số bằng nhau của lớp
Bốn? cho ví dụ minh hoạ về cách dạy đó?
Câu 10: Anh, chị hãy nêu qui trình chung của tiết dạy chính tả cho học sinh
lớp ba? Chọn và cho ví dụ cụ thể cho bước hướng dẫn chính tả?
Câu 11: Anh, chị hãy nêu qui trình chung của tiết dạy học vần lớp Một. Cho
ví dụ minh họa một hoạt động cung cấp một vần?
Câu 12: Anh, chị hãy nêu qui trình chung của tiết dạy Kể chuyện lớp Năm.
Cho ví dụ minh họa một hoạt động?
Câu 13: Hãy trình bày quy tắc phát âm c/k, g/gh, ng/ngh và viết các âm
đầu c/k, g/gh, ng/ngh kết hợp với phần vần. Lập bảng, lấy ví dụ?
DÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY CHUYÊN
Câu 1: Nêu mục tiêu của môn thể dục lớp: 2,3,4,5.
Câu 2: Môn thể dục các lớp 2,3,4,5 gồm có các nội dung nào?
Câu 3:Đổi mới phương pháp dạy thể dục lớp 4, giáo viên cần chú ý những
điểm gì?
Câu 4: Nêu các bước khi dạy 1 động tác mới của bài thể dục phát triển
chung?
Câu 5: Nội dung chính của chương trình Thể dục các lớp: 2, 3,4 ,5 là những
nội dung nào?
Câu 6: Nêu mức độ cần đạt của môn đá cầu, ném bóng lớp 4?
Câu 7:
Trình bày cách tổ chức dạy học môn tin học ở Tiểu học?
Câu :
Nêu cách đánh giá học sinh trong việc tổ chức kiểm tra đánh giá học
sinh tham gia học tập bộ môn tin học?
Câu 9: Nêu những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện giảng dạy môn tin học?
đề xuất cách giải quyết.
Câu 10: Soạn một giáo án thực hiện một tiết dạy tin học.
Câu 11: Nêu những lí do cơ bản cần thiết mà Bộ Giáo Dục &ĐT triển khai
chương trình Anh văn 4 tiết/ tuần ở lớp Ba?
Câu 25: Nêu mục tiêu của môn Tiếng Anh lớp Ba, Bốn, Năm. (4tiết/tuần).
Câu 26:Nêu các cấp độ cần đạt của học sinh lớp ba sau khi học xong chương
trình Anh Văn 4 tiết/ tuần?
Câu 27: Nêu cấu trúc chương trình sách Tiếng Anh tập 1 và 2 viết theo
chương trình Tiếng Anh mới( 4 tiết/tuần).
Câu 28: Nêu khung giáo án giờ lên lớp trong tiết dạy học đọc( Tiếng Anh)?
Câu 30: Nêu mục tiêu của môn Âm Nhạc lớp 1,2,3,4,5?
Câu 31. Nêu nội dung và mức độ cần đạt môn Âm nhạc lớp 2,3,4,5.
Câu 32. Nêu các bước dạy hát, dạy kể chuyện âm nhạc, Dạy nghe nhạc?
II. GIẢI VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI TOÁN( 1 ĐIỂM)
Bài 1
Hiện nay tổng số tuổi của hai mẹ con là 42 tuổi. Biết sau 4 năm nữa tuổi mẹ
gấp 4 lần tuổi con. Tính tuổi của mẹ, của con hiện nay?
Bài 2:
Hiện nay tổng số tuổi của hai bố con là 68 tuổi. Biết 4 năm trước đây tuổi bố
gấp 3 lần tuổi con. Tính tuổi của bố, của con hiện nay?
Bài 3: Hiện nay tổng số tuổi của hai bố con là 60 tuổi. Biết sau 15 năm nữa
tuổi bố gấp 2 lần tuổi con. Tính tuổi của bố, của con hiện nay?
Bài 4:
Hai kho thóc chứa tất cả 145 tấn thóc, biết nếu chuyển 12 tấn từ kho A sang
kho B thì lúc này số thóc kho A bằng 2/3 số thóc ở kho B. Hỏi lúc đầu mỗi
kho chứa bao nhiêu tấn thóc?
Bài 5:
Tan học Lan đi bộ về nhà, đi được 15 phút với vận tốc 4 km /giờ, thì được
bố đón bằng xe máy với vận tốc 40 km / giờ . Hỏi quãng đường từ nhà Lan
đến trường là bao nhiêu km? biết thời gian bố chở Lan bằng xe máy là 6
phút ?
Bài 6:
Lúc 7 giờ một người xuất phát đi từ A đến B với vận tốc 40km/giờ. Cùng
lúc đó một người đi từ B về A với vận tốc 50km/giờ. Biết rằng sau khi đi
được 45 phút họ gặp nhau. Tính đoạn đường AB.
Bài 7:
Một người trong 45 phút thì đi được 33,75 km. Hỏi nếu đi với vận tốc đó thì
trong 2 giờ 15 phút thì đi được bao nhiêu km ?
Bài 8:
Lúc 7 giờ một người đi từ A về B với vận tốc 40 km/ giờ, đến 7 giờ 45 phút
một người khác đi từ B về A, đến 9 giờ thì 2 người gặp nhau. Hỏi người đi
từ B về A, đi với vận tốc bao nhiêu km / giờ ?
Bài 9:
Một ô tô và một xe máy cùng xuất phát đi từ A để đến B . Biết quãng đường
AB dài 150 km ,vận tốc của ô tô là 50 km , vận tốc của xe máy là là 40 km.
Hỏi khi ô tô đến B thì xe máy cách B bao nhiêu km?
Bài 10
Lúc 7 giờ một ô tô xuất phát từ A về B với vận tốc 40 km/giờ. Sau đó 30
phút một ô tô khác đi từ B về A với vận tốc 60 km / giờ. Biết 2 ô tô gặp nhau
lúc 8 giờ 15 phút . Tính độ dài quãng đường AB ?
Bài 11:
Một thuyền máy đi ngược dòng từ bến A đến bến B mất 2 giờ 30 phút. Biết
vận tốc của thuyền máy khi nước lặng là 25,5 km/ giờ và vận tốc dòng nước
là 4,5 km / giờ. Tính độ dài quãng sông AB.
Bài 12
Lúc 7 giờ một người đi từ A đến B với vận tốc 40km/ giờ, đến 7 giờ 30 phút
một người khác đi cùng đường từ A đến B đuổi theo với vận tốc 55km/ giờ.
Hỏi đến mấy giờ thì người đó đuổi kịp ?
Bài 13: Tìm một phân số biết mẫu số hơn tử số 45 đơn vị và biết phân số đó
có giá trị bằng 2/5 ?
Bài 14: Tìm một phân số biết tổng của tử số và mẫu số của phân số đó bằng
215 và biết phân số đó có giá trị bằng 2/3
Bài 15: Biết trung bình cộng của hai số bằng 185 và biết số lớn hơn số bé 24
đơn vị. Tìm hai số đó.
Bài 16: Cho một hình chữ nhật có chu vi bằng 120 cm. Biết chiều dài hơn
chiều rộng 8cm. Tính diện tích của hình chữ nhật đó.
Bài 17: Tìm một phân số biết rằng tổng của tử số và mẫu số bằng 210 và biết
nếu chuyển từ mẫu số lên tử số 12 đơn vị thì ta được một phân số mới trị giá
bằng 1.
Bài 18:
Một hình chữ nhật có có chu vi bằng 99,4 dm, biết nếu tăng chiều rộng thêm
8,5 dm và giảm chiều dài đi 4,2 dm thì nó trở thành hình vuông. Tính diện
tích hình chữ nhật đã cho.
Bài 19:
Một cửa hàng định giá bán một chiếc cặp là 65000 đồng. Nhân dịp khai
giảng năm học mới, cửa hàng hạ giá 12%. Hỏi sau khi giảm giá 12%, giá
của chiếc cặp là bao nhiêu tiền?
Bài 20:
Một ô tô đi từ tỉnh A lúc 6 giờ và đến tỉnh B lúc 10 giờ 45 phút. Ô tô đi với
vận tốc 48km/giờ và nghỉ dọc đường mất 15 phút. Tính độ dài quãng đường
từ tỉnh A đến tỉnh B?
Bài 21:
Tỉnh A và tỉnh B cách nhau 180 km. Cùng một lúc có hai ô tô xuất phát từ
hai tỉnh và đi ngược chiều nhau, sau 2 giờ chúng gặp nhau.
A. Hỏi một giờ cả hai ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
B. Tính vận tốc của mỗi ô tô, biết vận tốc ô tô đi từ A bằng 2/3 vận
tốc ô tô đi từ B.
Bài 22:
Một đơn vị bộ đội chuẩn bị một số lương thực đủ cho 100 người ăn trong 30
ngày. Hỏi số lương thực đó đủ cho 60 người ăn trong bao nhiêu ngày? ( Tiêu
chuẩn ăn của mỗi người không thay đổi )
Bài 23:
Hiện nay tổng số tuổi của hai ông cháu là 78 tuổi. Biết tuổi cháu có bao
nhiêu tháng thì tuổi ông có bấy nhiêu năm.
Tính tuổi hai ông cháu hiện nay.
Bài 24:
Tìm hai số biết tổng của chúng bằng 340 và biết số lớn chia cho số bé được
thương bằng 3 và không có số dư.
Bài 25: Tìm hai số tự nhiên biết số lớn chia cho số bé được thương là 4 dư
19 và hiệu hai số đó bằng 133.
Bài 26:
Trong một phép chia hai số tự nhiên biết thương bằng 4 số dư bằng 25 và
biết tổng số bị chia, số chia và số dư bằng 515. Tìm số chia và số bị chia của
phép chia đó.
Bài 27:
Một người đi trên đoạn đường dài 112 km, trong 2 giờ đầu người đó đi bằng
ô tô với vận tốc 35 km/ giờ. Sau đó phải đi trong 1,5 giờ nữa bằng xe gắn
máy mới hết đoạn đường. Hỏi:
a/ Đoạn đường đi bằng xe gắn máy dài bao nhiêu km?
b/ Vận tốc của xe gắn máy? (tính bằng km/ giờ.)
Bài 28:
Quãng đường AB dài 162km. Cùng một lúc một ô tô chạy từ A đén B và
một xe đạp chạy từ B đến A. Sau 2 giờ 15 phút hai xe gặp nhau. Tính vận
tốc của mỗi xe, biết rằng vận tốc của xe đạp bằng 2/7 vận tốc của xe ô tô.
Bài 29:
Hiện nay mẹ 32 tuổi, gấp 4 lần tuổi con. Hỏi trước đây mấy năm tuổi mẹ
gấp 5 lần tuổi con?
III. Môn Tiếng Việt. Giải, nêu, trình bày một số bài tập :
Chuyên Đề: Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học
(Sách-thư viện thiết bị giáo dục tập 2-2013)
1. Bằng cách nào để hướng dẫn học sinh Tiểu học nhận ra một
từ có nhiều nghĩa?
Có thể hướng dẫn hs Tiểu học nhận biết một từ nhiều nghĩa
theo cách sau:
+ Trước hết, tìm từ có 1 nghĩa: Từ nào là Tiếng của 1 sự vật, hiện
tượng thì từ ấy chỉ có 1 nghĩa. VD: Xe đạo: Chỉ một loại xe người
đi, có 2 hoặc 3 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh.
Đ1o là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy có thể nói, từ xe
đạp là từ chỉ có 1 nghĩa.
+ trên cơ sở đó, tìm từ nhiều nghĩa: Một từ( Một hình thức ngữ
âm- chữ viết) nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu
đạt nhiều khái niệm trong thực tế khách qua thì được gọi là từ
nhiều nghĩa. VD từ Chạy( động từ) có thể có các nghĩa sau:
1.( Người, động vật) di chuyển thân thể bằng những bước nhanh(
Vận động viên thi chạy 100m; Ngựa chạy nhanh như gió…)
2. (Người) di chuyển nhanh đến nơi khác, không kể bằng cách gì.(
Bọn địch thua chạy dài; đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy
lại- Tục ngữ).
3. (Vật) di chuyển nhanh đến nơi khác trên một bề mặt( Tàu chạy
trên đường sắt; ca nô chạy trên sông).
4. ( Máy móc) hoạt động, làm việc( Máy chạy suốt cả ngày. Đồng
hồ chạy chậm).
5. Nhanh chóng tránh trước đi điều gì khôn hay(Chạy giặc. Chạy
thóc vào kho…).
6. Tìm kiếm cái đang cần( Chạy thầy chạy thuốc; Chạy ăn từng
bữa).
7. Nằm trải ra thành dải dài và hẹp( Con đường chạy qua làng;
dãy núi chạy từ đông sang tây).
8.Làm nổi lên thành đường dài để trang trí( chạy một đường viền
quanh cổ áo).
Như vậy hình thức ngữ âm “ chạy” từ “ chạy” có khả năng
gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, biểu đạt
được nhiều khái niệm khác nhau.Từ đó, ta có thể nói “Chạy” là
một từ có nhiều nghĩa.
Trở lại vấn đề mà câu hỏi đề cập tới, muốn hướng dẫn hs
Tiểu học(L5) nhận biết một từ có nhiều nghĩa, GV có thể đạt một
số câu hỏi gợi ý. VD:
- Từ chạy có thể xuất iện trong các cụm từ, câu nói nào?
- Trong từng cụm từ, câu nói ấy, từ chạy có ý nghĩa gì?
(Hoặc biểu thị hoạt động gì?)
2. Đại từ trong tiếng Việt gồm những tiểu loại nào?
- Trước hết cần nhắc lại khái niệm đại từ: Đại từ là từ dùng
để xưng hô hoặc để thay thế (Thay thế DT,ĐT,TT,ST hoặc cụm
DT,cụm D(t, cụm TT) nhằm tránh lặp lại các từ ngữ ấy. Khi thay
thế cho từ thuộc từ loại nào thì đại từ mang đặc điểm ngữ pháp của
từ loại ấy.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng, có thể phân đại từ tiếng Việt
thành các loại nhỏ sau:
+ Đại từ xưng hô: là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay
chỉ nguời khác khi giao tiếp. VD: Tôi; chúng tôi; mày; chúng mày,
nó, chúng nó…
+ Đại từ thay thế: Dùng để thay thế cho D(T,TT(Cụm ĐT, cụm
TT) nhằm tránh lặp lại từ ngữ.VD:
- Tôi rất thích thơ. Em gái tôi cũng vậy.
- Ba nó rất mê bóng đá. Nó cũng thế.
Vậy, thế là các đại từ thay thế.
+ Đại từ chỉ định: Dùng để chỉ người , sự vật trong không gian,
thời gian. VD: đây, đấy,đó, kia, này, nọ, ấy, nay,nãy,nấy,bay, bấy,
bây giờ, bấy giờ…
Các từ này thường đứng sau danh từ. VD: Ngôi nhà này,
ngày ấy, tối nay….
+ Đại từ nghi vấn: Dùng để hỏi về người, sự vật,về đặc điểm, tính
chấ; về không gian, thời gian; về số lượng…
VD: ai?( hỏi về người); gì, cái gì?( hỏi về sự vật); đâu?( hỏi về nơi
chốn); bao, bao nhiêu, mấy?( hỏi về số lượng); sao, nào, thế nào?
( hỏi về đặc điểm, tính chất).
+ Đại từ phiếm chỉ: Phiếm chỉ có nghĩa là chỉ chung, không cụ thể,
xác định. Đại từ phiếm chỉ dùng để chỉ chung mọi người, mọi vật,
nơi chốn, thời gian, đặc điểm, tính chất, số lượng,… mà không
nhằm đích chỉ một đối tượng cụ thể nào. VD:
- Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai.( Ca dao)
- Ở đâu lũy tre cung xanh tươi.
- Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành.
- Gặp ai tôi cũng chào, việc gì tôi cũng làm, đi đâu tôi cũng
đi, bao giờ tôi cũng sẵn sàng.
Giữa đại từ nghi vấn( dùng để hỏi) và đại từ phiếm chỉ( dùng
để chỉ chung một đối tượng) tuy khác nhau về mục đích sử
dụng nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hai
loại đại từ này cùng chung vật liệu, ngữ liệu( cùng dùng các
từ như ai, gì, đâu, nào, bao giờ ). Vì cùng chung chất liệu
nên có người gộp đại từ nghi vấn và đại từ phiếm chỉ làm
một loại( Một loại đại từ có 2 công dụng: dùng để hỏi và
dùng với nghĩa phiếm chỉ).
3. Đại từ xưng hô trong tiếng Việt. Những trường hợp như:
anh ấy, cô ấy, ông ta, bà ta… có phải là đại từ xưng hô không?
SGK TV5, tập 1 có bài dạy riêng về ĐT xưng hô. Vì vậy để
giúp GV dạy tốt bài này, dưới đây xin cung cấp thêm một số tư
liệu về ĐT xưng hô trong TV.
- ĐT xưng hô là ĐT mà người nói tự xưng( ngôi thứ nhất), người
noí nói với người đối thoại( ngôi thứ hai) hoặc nói về người khác
hay sự vật khác( ngôi thứ ba). ĐT xưng hô gồm có số ít và số
nhiều. Dưới đây là bảng phân loại đại từ xưng hô:
Số ít Nhiều
Ngôi
1 Tôi,tớ, mình, tao… Chúng tôi, chúng tao
2 Mày, mi… Chúng mày, bọn mi
3 Nó, hắn, y, thị… Chúng nó, họ….
-Một số từ chỉ quan hệ thân thuộc như ông, bà, cha, mẹ, anh,
chị em. Chú. Bác…. Cũng dùng để xưng hô như đại từ. Lúc này, có
giá trị lâm thời làm đại từ xưng hô. Điều cần lưu ý ở đây là giá trị
lâm thời làm ĐT xưng hô của các danh từ này phải gắn với một
tình huống giao tiếp cụ thể, gắn với một văn cảnh, giá trị lâm thời
làm đại từ xưng hô của các danh từ không còn nữa. VD:
+ Nếu nói: “ nhà tôi có 6 người, gồm ông, bà, bố, mẹ, chị,
em” thì các từ ông, bà, bố, mẹ, chị, em là danh từ. Nhưng nếu nói:
“ Anh bảo mà em chẳng nghe” ; “Ông dạy cháu học đàn nhé” thì
các từ: Anh, em, ông, cháu được coi lài ĐT xưng hô.
+ Các từ chú, bác… là danh từ nhưng nếu nói: “ Bác đi đâu
đấy?, Chú làm gì vậy?… thì các từ Chú, bác là Đại từ xưng hô.
- ĐT xung hô trong tiếng Việt ngoài việc chỉ ngôi còn thể hiện mối
quan hệ giữa người nói với người nghe và được nhắc tới; thể hiện
thái độ, cảm xúc của người nói. VD:
+Các ĐT xưng hô trong đoạn thơ của Tố Hữa dưới đây thể
hiện sự phẫn nộ, lòng căm thù bọn giặc xâm lược của bà má Hậu
Giang: Má thét lớn: Tụi bay đồ chó!
Cướp nước tao, cắt cổ dân tao
Tao già không sức cầm dao
Giết bay có các con tao trăm vùng.
+ Cách xưng hô của nhân vật chị Dậu trong câu nói sau cũng
thể hiện thái độ phẫn nộ của chị: “ Mày trói chồng bà đi, bà cho
mày xem”.
-Trở lại với bảng phân loại ĐT xưng hô, ta thấy, ở các ô
trong bảng này, có thể bổ sung các danh từ lâm thời làm ĐT xưng
hô. Do đó, các tổ hợp như: anh ấy, cô ấy, ông ta, bà ta,… có thể bổ
sung vào ô ngôi thứ ba, số ít( như các đại từ: nó, hắn, y, thị…).
Như ta đã biết, các tổ hớp này, vốn không phải là đại từ xưng hô,
nhưng có thể lâm thời làm ĐT xưng hô.
Chuyên Đề: Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học
(Sách-thư viện thiết bị giáo dục tập 3-2013)
4. Hỏi: Về công dụng ,dấu chấm phẩy giống và khác dấu phẩy chỗ nào?
Trả lời:
a. Dấu chấm phẩy(; ) là loại dấu dung để:
Ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập, VD: “ Dưới ánh trăng
này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng,
cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn”.
Tách các ý lớn trong một câu, VD: “ Nó lấy đầu nén đất của tổ nhiều
lần cho chắc rồi san bằng; không thể nhận ra tổ dế ở chỗ nào nữa”.
Phân cách cá ý lớn có quan hệ liệt kê, VD: “ Những cảnh tuyệt đẹp của
đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng
sông với những đoàn thuyền ngược xuôi”.
Chú ý: Khi đọc, sau dấu chấm phẩy phải nghỉ hơi một quãng bằng nửa
quãng nghỉ sau dấu chấm. Khi viết, chữ cái đầu tiên sau dấu chấm phẩy
không được viết hoa.
b. Như vậy, dấu chấm phẩy giống và khác dấu phẩy ở chỗ:
+ Giống nhau:
• là loại dấu dùng ở bên trong câu.
• Dấu chấm phẩy và dấu phẩy đều được dùng để ngăn cách các
vế câu trong câu ghép đẳng lập.
• Khi đọc, quãng nghỉ hơi đều bằng nhau.
• Khi viết, chữ ca1`i đầu tiên sau cả hai dấu đề không viết hoa.
+ Khácnhau:
• Dấu chấm phẩy có một số công dụng khác mà dấu phẩy không
có( như tách các nhóm ý hoặc các ý lớn, phân cách các bộ phận
của câu khi các bộ phận này về mặt ngữ pháp có thể tồn tại độc
lập như một câu ). Ngược lại, dấu phẩy có một số tác dụng
khác mà dấu chấm phẩy không có( như ngăn cách trạng ngữ, hô
ngữ với nồng cốt câu, ngăn cách bộ phận chú thích trong câu,
các bộ phận song song ).
5. Hỏi: Khi nhắc tới một truyền thuyết dân gian quen thuộc, đồng thời là
một thành ngữ nói về nguồn gốc giống nòi của người Việt, trong một cuốn
sách, tác giả viết: Con rồng, cháu Tiên. Theo tôi, ở giữa thành ngữ này
không có dấu phẩy, đặt dấu phẩy là sai. Vậy xin hỏi, cách hiểu và cách viết
nào là đúng?
Trả lởi:
Trước hết cần khẳng định cụm từ Con rồng cháu Tiên là một thành
ngữ trong kho tàng thành ngữ Việt Nam. Qua tra cứu, tôi nhận thấy thành
ngữ này được nhắc tới trong hầu hết các từ điển thành ngữ tiếng Việt. Về
khái niệm “ thành ngữ”, những đặc trưng cơ bản của thành ngữ về cấu tạo và
ngữ nghĩa. Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học( Nguyễn Như Ý chủ
biên) chỉ rõ: “ Thành ngữ là cụm từ có tính nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo
thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác với tổng số ý nghĩa
của các yếu tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa đen và hoạt động như
một từ riêng biệt ở trong câu”. Có thể diễn giải ý kiến trên theo một cách
khác như sau: Thành ngữ là một tổ hợp từ có kết cấu chặt chẽ, bền vững và
có ý nghĩa ổn định, hoàn chỉnh. Nghĩa đen, nghĩa vốn có của các từ( yếu tố)
tạo nên thành ngữ bị mờ đi. Nghĩa của cả thành ngữ có tính chất mới, tính
hình tượng, tính biểu trưng và không phải là tổng số ý nghĩa của các yếu tố
tạo thành.
Đối chiếu với thành ngữ Con rồng cháu Tiên, ta nhận thấy nếu đặt
dấu phẩy vào giữa thành ngữ này sẽ phá vỡ tính hoàn chỉnh, tính nguyên
khối cả về cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ, sẽ làm mất đi tính hình
tượng, tính biểu trưng trong nghĩa của thành ngữ. Cụ thể, trong thành ngữ
Con rồng cháu Tiên, Rồng Lạc Long Quân, Tiên chỉ Âu Cơ; nghĩa của cả
thành ngữ Con rồng cháu Tiên là: Dòng giống cao sang, nguồn gốc đáng tự
hào của dân tộc Việt nam( gần nghĩa với con Hồng cháu Lạc). Nếu ở giữa có
dấu phẩy(Con rồng, cháu Tiên), người đọc có thể hiểu cụm từ này theo
nghĩa đen: Con của Rồng, cháu của Tiên. Như vậy hoàn toàn sai, bởi lẽ
trong thành ngữ này, các từ con, cháu được hiểu là thế hệ sau, hậu sinh; hiểu
rộng ra là dòng giống, nòi giống. Còn Rồng, Tiên được hiểu là tổ tiên, dòng
dõi cao sang. Trong khi đó, như đã nói ở trên, thành ngữ cần được hiểu theo
nghĩa bóng, không được và không nên hiểu theo nghĩa đen có phần thô thiển
và sai lệch.
Để cho dễ hiểu, tao có thể khảo sát thêm hai thành ngữ khác, có đặc
trưng về cấu tạo va ngữ nghĩa tương tự thành ngữ Con rồng cháu Tiên, đó
là con ông cháu cha và mẹ tròn con vuông. Nghĩa của con ông cháu cha
là chỉ chung con cháu nhà có quyền thế, địa vị cao sang trong xã hội. Do đó,
nếu đặt dấu phẩy ở giữa cụm từ con ông cháu cha sẽ phá vỡ tính nguyên
khối, tính biểu trưng và ý nghĩa của thành ngữ này. Cũng tương tự như mẹ
tròn con vuông, chỉ sinh đẻ thuận lợi, dễ dàng. Theo quan niệm của người
xưa, tron, vuông là hai khái niệm nói về sự hoàn chỉnh. Nếu đạt dấu phẩy ở
giữa thành ngữ mẹ tròn, con vuông thì thật vô lí( có thể hiểu một cách máy
móc và thô thiển:( Mẹ thì tròn, con thì vuông), nghĩa và cấu tạo của thành
ngữ sẽ bị phá vỡ.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng, nếu viết Con rồng ,cháu Tiên(có
dấu phẩy ở giữa) là sai mà phải viết: Con rồng cháu Tiên.
Câu 6: Cho đoạn văn sau:
“ Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm
và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng
một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản.