Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

SKKN “Xây dựng hệ thống học tập ELEARNING dựa trên nền tảng mã nguòn mở MOODLE ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.12 MB, 39 trang )

SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle


I. MỞ ĐẦU

I. 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đổi mới phương pháp dạy – học là một trong những mục tiêu lớn ngành Giáo dục
& Đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay cụ thể: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo
dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo
của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá
trình dạy và học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh,
 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
1
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle


nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và
rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”.

(
1
)
Từ năm học 2008 - 2009 “Năm học Công nghệ thông tin” của ngành giáo dục, Bộ
GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã yêu cầu các đơn vị, cơ sở giáo dục cần triển khai ngay các
phần mềm mã nguồn mở trong công tác dạy học chính thức trong trường phổ thông và
trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, việc khai thác và sử dụng phần mềm mã nguồn mở
trong các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước là một chủ trương lớn của Nhà nước.
Những phần mềm mã nguồn mở có thể ứng dụng trong trường phổ thông hiện nay
có thể kể đến các phần mềm như hệ điều hành Linux Ubuntu; bộ phần mềm văn phòng
OpenOffice; bộ gõ chữ Việt Unikey; Hệ quản trị CSDL MySQL, phpMyAdmin; Hệ
thống quản lý học tập trực tuyến eFront, Sakai Project, … và đặc biệt là hệ thông quản


lý học tập trực tuyến Moodle.
Như chúng ta đều biết, việc đổi mới phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả
dạy - học bất kỳ giai đoạn nào cũng đều cần sử dụng tới công nghệ. Hiện nay, sản phẩm
CNTT phục vụ công tác giảng dạy và học tập ngày càng đa dạng, đa năng với sự tích
hợp nhiều tính năng thông minh (Multimedia) vì vậy đòi hỏi người dạy, người học cũng
cần có kỹ năng nhất định để vận hành các phần mềm, thiết bị nhằm phục vụ hiệu quả
cho việc dạy và học.
Trong những năm học gần đây nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của
đội ngũ giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp
dạy học, đánh giá phong trào ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy, tạo hứng thú,
phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, xây dựng thư viện giáo án
điện tử của ngành. Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT liên tục phát động cuộc thi “Thiết kế hồ
sơ bài giảng E-Learning" cho giáo viên. Khuyến khích các cơ sở giáo dục sử dụng các
hệ thống quản lý học tập nguồn mở, giáo viên sử dụng các phần mềm nguồn mở để thiết
kế hồ sơ bài giảng E-Learning.
E-Learning là một trong những ứng dụng điển hình dựa trên Web và Internet. Hệ
thống E-Learning khi thiết kế điều đầu tiên là hướng đến học sinh, giáo viên, dựa trên
tính sư phạm cao, không phải công nghệ là yếu tố quyết định tất cả. Để đáp ứng các nhu
cầu thiết kế nêu trên, đòi hỏi phải đưa ra một hệ thống cho phù hợp, có cơ hội phát triển
tiếp theo cho việc xây dựng ứng dụng học tập trực tuyến (online).
Ứng dụng E-Learning trong trường phổ thông là một vấn đề lớn, cần được nghiên
cứu, triển khai và đúc kết kinh nghiệm qua nhiều năm trải nghiệm thực tiễn. Vì vậy
trong giới hạn của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin phép chỉ đề cập tới việc
nghiên cứu triển khai ứng dụng E-Learning bằng hệ thống quản lý học tập trực tuyến
nguồn mở – Moodle, một trong những phần mềm mã nguồn mở vừa kể trên. Đó là
những vấn đề sẽ được đề cập trong đề tài này: “Xây dựng hệ thống học tập
E-LEARNING dựa trên nền tảng mã nguòn mở MOODLE ”.
1
Nghị quyết TW2 – Khóa VIII.
 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:

2
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle



Xây dựng hệ thống dạy học E - learning và quản lý học tập trong phòng máy tính
Mạng Lan; trên Internet dựa trên mã nguồn mở MOODLE

I.2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
I.2.1. Mục tiêu của đề tài:
Tìm hiểu phương pháp dạy – học E-learning, sử dụng mã nguồn mở Moodle để xây
dựng hệ thống quản lý học tập trong mạng LAN của trường phổ thông và quản lý học
tập trực tuyến (online) thông qua Internet. Cùng nhau chia sẽ những kinh nghiệm quý
báu đã tích luỹ được trong quá trình xây dựng, quản lí, trải nghiệm hệ thống học tập trực
tuyến tại các trường THPT, đặc biệt là tại trường của tôi.
I.2.2. Nhiệm vụ của đề tài:
Tìm tòi và khám phá để đưa ra những giải pháp dạy – học E-learning, xây dựng hệ
thống quản lý học tập trong phòng máy - Mạng LAN của trường phổ thông và quản lý
học tập trực tuyến (online ) từ thực tế sử dụng, trải nghiệm, từ đồng nghiệp hoặc từ các
nguồn tài liệu mở khác trên Internet.
Qua đề tài này tôi mong muốn mọi trường phổ thông, mọi giáo viên có thể xây
dựng được một hệ thống quản lý học tập trong mạng LAN và rộng hơn là quản lý học
tập trực tuyến (online) một cách dễ dàng, thuận tiện và hiệu quả.
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Đối tượng chủ yếu là nghiên cứu, xây dựng, thiết kế một hệ thống quản lý học tập
E-learning trong phòng máy vi tính - Mạng LAN và hệ thống quản lý học tập trực tuyến,
cài đặt và sử dụng hệ thống mã nguồn mở Moodle trên Localhost trong phòng máy
mạng LAN và Upload lên Hosting Server để quản lý học tập trực tuyến online trên
mạng Internet.
I.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

I.4.1. Về nội dung:
Thiết kế, cài đặt và sử dụng hệ thống mã nguồn mở Moodle trên Localhost trong
phòng máy mạng LAN và Upload lên Hosting Server để quản lý học tập trực tuyến
online trên mạng Internet.
I.4.2. Về thời gian:
Từ năm 2006 đến nay, đây là số năm mà tôi về công tác tại trường THPT Nguyễn
Công Trứ và được giao nhiệu vụ quản lí phòng máy cho trường, giảng dạy bộ môn Tin
học. Năm 2012 tôi có xây dựng hệ thống quản lý học tập trong phòng máy vi
tính - mạng LAN trên nền tảng mã nguồn mở Moodle, năm 2013 tôi đã phát triển hệ
thống trên mạng Internet, từ đó đã rút ra được một số kinh nghiệm quý trong việc xây
 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
3
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle


dựng hệ thống quản lý học tập trong mạng LAN của nhà trường và trên Internet xin chia
sẻ với đồng nghiệp.
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Từ trải nghiệm thực tế mà tôi đã thực hiện và nguồn tài liệu phong phú từ Internet,
kinh nghiệm của mọi người được chia sẻ trên các diễn đàn (Forum) công nghệ thông tin,
diễn đàn giáo dục trên mạng Internet. Phương pháp hiệu quả nhất để tìm hiểu một vấn
đề gì đó về công nghệ thông tin là tự thực hành và trải nghiệm thực tế. Bạn hãy thực
hành và tự mày mò để trải nghiệm. Đó chính là một phương pháp hiệu quả nhất để
nghiên cứu nội dung của đề tài này.

Hệ thống quản lý học tập trực tuyến trong phòng máy mạng nội bộ - mạng LAN và
Internet trên nền tảng mã nguồn mở Moodle của trường THPT Nguyễn Công Trứ

II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Trong những năm gần đây, E-learning thu hút được sự quan tâm ngày càng nhiều
của các tổ chức giáo dục đào tạo, các đơn vị nghiên cứu triển khai công nghệ thông
tin, đặc biệt là sự quan tâm của các trường đại học và các viện nghiên cứu. Nhiều nhà
chuyên môn cho rằng E-learning được đánh giá là cuộc cách mạng trong giáo dục thế kỷ
21. Vậy E-learning là gì? Xây dựng hệ thống E-learning cho trường phổ thông như thế
nào? Tôi sẽ cùng các bạn trả lời những câu hỏi vừa nêu trên.
Đào tạo trực tuyến hay còn gọi là E-learning (Electronic Learning). Có thể xem
E-learning như một phương thức dạy học mới, bổ sung và hỗ trợ cho các phương thức
 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
4
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle


đào tạo truyền thống, tạo ra thêm cơ hội được học cho đông đảo tầng lớp xã hội và đặc
biệt góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
E-Learning là hình thức đào tạo có ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Cụ thể hơn, E-Learning là hình thức đào tạo sử dụng các phương tiện như máy
tính, mạng Internet, mạng vệ tinh ; Nội dung đào tạo được phân phối qua Website, đĩa
CD, băng Audio/Video. Với hình thức đào tạo này, học viên có thể tương tác với nhau
và với giáo viên qua mạng máy tính (Mạng nội bộ - LAN hoặc mạng Internet), mạng vệ
tinh dưới các hình thức như e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội
thảo trực tuyến (Audio/Video conferencing),Vv…
Xét về cấu trúc nền, nhìn chung, hệ
thống E-Learning bao gồm các phần (
2
):
1) Hệ thống quản lý học tập (LMS
- Learning Management System) giúp
xây dựng các lớp học trực tuyến hiệu
quả.

2) Hệ thống quản lí nội dung học tập
(LCMS - Learning Content
Management System) cho phép tạo và
quản lý nội dung học tập.
3) Các công cụ làm bài giảng
(Authoring tools) một cách sinh động,
dễ dùng, và cho phép chèn nhiều đối
tượng khác nhau như hình ảnh, âm thanh, phim (Multimedia),….
4) Điều quan trọng hơn là E-Learning đã được thế giới chuẩn hoá nên các bài giảng có
thể trao đổi với nhau trên toàn thế giới cũng như giữa các trường học ở Việt Nam.
Để đáp ứng được các yêu cầu nói trên chúng ta phải lựa chọn phần mềm. Hiện nay
có nhiều phần mềm có thể đáp ứng các yêu cầu nói trên của một hệ thống E - Learning.
Trong số đó có thể kể đến các sản phẩm thương mại như BlackBoard, WebCT,
Docent…, hay các sản phẩm mã nguồn mở như Moodle, Sakai, LRN, ILIAS, Atutor…
Việc đầu tiên để xây dựng hệ thông E-Learning trong trường THPT là lựa
chọn một phần mềm thích hợp, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cần phải có của
một hệ thống quản lý học tập E-learning, kinh phí là nhỏ nhất hoặc miễn phí (Free)
và đặc biệt phải là mã nguồn mở để tiện cho việc phát triển, nâng cấp về sau. Sau
một thời gian tìm hiểu và tham khảo trên các website, Forum giáo dục tôi quyết
định chọn Moodle để nghiên cứu và triển khai.
II.2. THỰC TRẠNG:
II.2.1. Thuận lợi:
 Với phương pháp học tập E-learning, học sinh chỉ cần ngồi trước máy tính tự thao
tác học tập, thực hành và làm bài tập theo ý muốn của mình. Chủ động hơn trong thời
gian học tập, có thể tham gia lớp học mà mình yêu thích và có thể đóng góp ý kiến, cùng
xây dựng bài với giáo viên, trao đổi thông tin giữa các học sinh với nhau để bài học
thêm sinh động hơn.
 Với các tính năng ưu việt, E-learning ngày càng được biết đến và được sử dụng như
một công cụ trợ giảng đắc lực nhất.
 Mặt khác trong những năm gần đây Bộ GD & ĐT đã yêu cầu các đơn vị, cơ sở giáo

dục cần triển khai ngay các phần mềm mã nguồn mở trong công tác dạy học chính thức
trong trường phổ thông và trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, việc khai thác và sử
2
Theo Cục Công nghệ thông tin - Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
5
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle


dụng phần mềm mã nguồn mở trong các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước là một chủ
trương lớn của Nhà nước. Với phần mềm mã nguồn mở Moodle mà tôi đã lựa chọn để
triển khai xây dựng hệ thống quản lý học tập có nhiều ưu điểm:
 Moodle là phần mềm mã nguồn mở sẽ tiện cho việc nâng cấp, phát triển về sau,
được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng cư dân mạng.
 Moodle có thể đáp ứng từ một lớp học nhỏ đến các trường đại học lớn. Là một hệ
thống quản lý học tập LMS (Learning Management System) phù hợp với nhiều cấp học
và hình thức đào tạo: phổ thông, cao đẳng, đại học, không chính quy, trong các tổ chức,
công ty…
 Moodle là hệ thông quản lý học tập có đầy đủ các thành phần theo yêu cầu của một
cấu trúc hệ thống E-learning.
 Moodle viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP, được tích hợp đầy đủ các thành phần
theo cấu trúc nền của E-Learning và tương thích với hầu hết các hệ quản trị cơ sở dữ
liệu như MySQL, PostgreSQL, Oracle, Microsoft SQL,…
 Đặc biệt Moodle được cấp miến phí (Free) giúp tiết kiệm được kinh phí ngân sách
cho các cơ sở giáo dục mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các tính năng theo yêu cầu.
II.2.2. Khó khăn:
 Chúng ta đều biết, việc đổi mới phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc
dạy - học bất kỳ giai đoạn nào cũng đều cần sử dụng tới công nghệ, đặc biệt là việc
“Ứng dụng E-learning trong trường phổ thông” để quản lý học tập, đổi mới phương
pháp dạy – học. Hiện nay, các sản phẩm Công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ công tác

giảng dạy và học tập ngày càng đa dạng, đa năng với sự tích hợp nhiều tính năng thông
minh (đôi khi khá phức tạp) vì vậy đòi hỏi người dạy, người học cần phải có kỹ năng
nhất định về CNTT để vận hành các phần mềm, thiết bị nhằm phục vụ hiệu quả cho việc
dạy và học.
 Đào tạo trực tuyến E-learning là một hình thức đào tạo mới, có sự hỗ trợ tích cực
của CNTT. Khi tiếp cận với hình thức đào tạo này cả người dạy và người học còn nhiều
bỡ ngỡ ( đặc biết khó khăn cho những người có kiến thức về CNTT và kĩ năng xử dụng
máy tính hạn chế ). Mặt khác từ trước tới nay cả người dạy và người học đã quá quen
với hình thức đào tạo dạy – học theo phương pháp truyền thống, nên việc tiếp cận với
phương pháp đào tạo mới này sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác với phương pháp đào
tạo này đòi hỏi phải có kết nối mạng Internet, có các phương tiện hỗ trợ, điều này không
phải học sinh nào cũng có điều kiện để đáp ứng.
 Phần mềm xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến Moodle là phần mềm mã nguồn
mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP, vì vậy đòi hỏi người xây dựng (Designer) và
quản trị (Adminstrator) hệ thống phải có kiến thức về lập trình PHP, HTML,…và kiến
thức, kĩ năng về mạng, Internet, Website, an ninh mạng, cần có cán bộ chuyên trách
phục vụ cho sự hoạt động của hệ thống E-learning. Tuy nhiên, theo quy định hiện tại
chưa có biên chế cho hoạt động này ở các trường phổ thông. Để giảm bớt những khó
khăn nêu trên và giúp các bạn đồng nghiệp có thể xây dựng một hệ thống quản lý học
tập E-learning dễ dàng hơn, hiệu quả hơn? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm giải pháp?
 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
6
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle


II.3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:
II.3.1. Mục tiêu của giải pháp:
“Xây dựng hệ thống học tập E-LEARNING dựa trên nền tảng phần mềm mã
nguòn mở MOODLE ” xác định mục tiêu là mang đến cho mọi người, đặc biệt là giáo
viên, học sinh một phương thức đào tạo mới, học bất cứ khi nào, ở bất cứ đâu, chọn nội

dung học phù hợp,…Các trường phổ thông có thể xây dựng một hệ thống đào tạo trực
tuyến dễ dàng, thuận tiện, hiệu quả, tiết kiệm kinh phí, thậm chí miễn phí.
Giải pháp này có sử dụng phần mềm mã nguồn mở Moodle 2.5.2 (Moodle dạng
website – phiên bản mới nhất tại thời điểm tôi viết đề tài này) để xây dựng hệ thống
quản lý học tập E-learning. Hệ thống mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế và xã hội, đối
với Học sinh phần mềm Moodle 2.5.2 giúp học sinh làm quen với hình thức học tập mới
trên máy tính: có thể học bất cứ lúc nào, tại bất kỳ nơi đâu, chủ động về mặt thời gian,
có thể quyết định việc học của mình, chọn nội dung học tập, có thể xem lại nội dung
kiến thức khi cần,… Đối với Giáo viên, Moodle 2.5.2 giúp tiết kiệm thời gian trong việc
phát triển các thành phần của bài học, khóa học bằng việc tái sử dụng nguồn tài nguyên
sẵn có, không phải tạo lại những nguồn tài nguyên sẵn có, tạo bài giảng có tính linh
động, có thể thay đổi nội dung một cách tùy thích phù hợp với nhu cầu giảng dạy,…Với
nhà trường, Moodle 2.5.2 giúp tạo nguồn tài nguyên học liệu mở phong phú, đa dạng
cho học sinh và giáo viên, giảm chi phí đào tạo,

Phương thức đào tạo học tập truyền thống


 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
7
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle



Phương thức đào tạo học tập trực tuyến – Elearning


Hệ
thống
học tập

trực
tuyến
Moodle –
Elearning
của
trường
THPT
Nguyễn
Công Trứ

II.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI GỒM CÓ 2 PHẦN:
Phần I:
Cài đặt Moodle trên máy chủ Localhost trong phòng máy mạng nội
bộ (Mạng Lan) của trường THPT.
A.Giới thiệu Moodle:
Moodle (Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment): Moodle -
mã nguồn mở quản lý học tập và đào tạo trực tuyến.
Moodle là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS
hoặc người ta còn gọi là Course Management System hoặc VLE - Virtual Learning
Environment) mã nguồn mở, do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn, cho
phép tạo các khóa học trên mạng nội bộ (LAN), Internet hay website học tập trực tuyến.
Moodle được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành
và phát triển chính của dự án. Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại
WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống
LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Moodle nổi bật là thiết kế
hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục.
Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời gian ngắn
để làm quen và có thể sử dụng thành thạo, có thể tự cài và nâng cấp Moodle.
Do thiết kế dựa trên mô đun nên Moodle cho phép bạn chỉnh sửa giao diện bằng

cách dùng các “theme” có trước hoặc tạo thêm một “theme” mới cho riêng mình. Tài
liệu hỗ trợ của Moodle rất đồ sộ và chi tiết, khác hẳn với nhiều dự án mã nguồn mở
khác.
Moodle rất đáng tin cậy, có trên 10.000 Website trên thế giới đã dùng Moodle tại
160 quốc gia và đã được dịch ra 75 ngôn ngữ khác nhau (thống kê tại moodle.org). Có
 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
8
Hoàn Toàn FREE – Miễn
Phí
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle


trên 100 nghìn người đã đăng kí tham gia cộng đồng Moodle (moodle.org) và sẵn sàng
giúp bạn giải quyết khó khăn.
Moodle phát triển dựa trên PHP (Ngôn ngữ được dùng bởi các công ty Web lớn
như Yahoo, CNET,…) có thể mở rộng từ một lớp học nhỏ đến các trường đại học lớn
trên 50.000 sinh viên (theo moodle.org). Bạn có thể dùng Moodle với các database mã
nguồn mở như MySQL hoặc PostgreSQL. Một câu hỏi đặt ra là Moodle trị giá bao
nhiêu? Một thống kê thú vị tại kết luận Moodle đáng giá 20 triệu
USD nếu bạn phải xây dựng một hệ thống tương tự như thế từ đầu. Vậy Moodle thì
sao?

Cài đặt hệ thống phần mềm Moodle trên máy chủ Localhost trong phòng máy
mạng LAN

B. Cài đặt Moodle trên Localhost (Chuẩn bị trước khi cài đặt ):
1. Yêu cầu hệ thống:
• Web Server (hỗ trợ PHP): thường sử dụng Xampp; Apache hoặc IIS (có trên
Windows XP Professional, Windows 2003, Windows 2000 server, Windows 2000
advanced server) – trong đề tài này tôi sử dụng XAMPP Version: 1.8.1 hỗ trợ PHP.

• PHP phiên bản Version 4.0 hay cao hơn. Hiện nay phiên bản mới nhất của PHP là
Version 5.5.3
• Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: MySQL, PostgreSQL, MSSQL 2005, Oracle. Các hệ quản trị
cơ sở dữ liệu khác sẽ được hỗ trợ trong các phiên bản tiếp theo.
2. Chuẩn bị:
 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
9
Cửa vào
Bảng đen
Server
Switch
H4
H3
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle


• Tải về Xampp version 1.8.1 hoặc mới hơn tại địa chỉ website dưới đây:
hoặc bất cứ
website nào trên mạng mà bạn tìm được phần mềm giả lập Host server Xampp.
• Tải về Moodle phiên bản mới nhất dành cho Windows, Moodle version 2.5.2 trên
trang web:
• Giải nén gói Moodle vào thư mục của phân vùng ổ đĩa nào: C, D, E,…. là tùy ý bạn.
• Đổi tên thư mục giải nén thành "moodle" để tiện sử dụng khi cài đặt hệ thống.
3. Cài đặt hệ thống Moodle:
• Cài đặt Web server ( Xampp version 1.8.1):
Click chuột phải vào file “xampp-win32-1.8.1-VC9” đã Dowload về máy
 chọn “Run as Adminstrator” như hình (H1):
+ Bắt đầu tiến trình cài đặt Xampp 1.8.1: Chọn “Next” như hình (H2)
+ Đánh dấu kiểm (Check) vào XAMPP;
Server; Program languages; Tools 

chọn “Next” như hình ( H3):
+ Chọn đường dẫn để cài đặt Xampp (mặc
định là Partition C của máy tính; Nếu muốn
cài vào Partition khác thì bạn chọn Browse)
 Chọn “Install” như hình (H4):
+ Click nút lệnh “Finish” để hoàn thành quá
trình cài đặt Xampp 1.8.1. (H5)

 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
10
H5
H2
H1
H1
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle


Khởi động các dịch vụ Web server của Xampp version 1.8.1:
+ Click đúp chuột biểu tượng “Xampp Control Panel” trên Desktop Xuất hiện cửa
sổ Xampp Control Panel Khởi động dịch vụ “Webserver (Apache, MySQL)” như
hình (H6):

• Chú ý: Nếu xuất hiện bảng Windows Security Alert thì chọn Allow access.
Mở trình duyệt Web của bạn (Firefox, Opera, Goole Chrome, Internet
Explorer,…), đăng nhập theo địa chỉ: http://localhost/xampp/ hoặc: http://127.0.0.1/xampp/ như hình
(H7)  Chọn phpMyAdmin.
+ Chọn “Databases”  Đặt tên CSDL cho hệ thống E-learning (VD: moodle,…) trong
mục Create databases, chọn utf8_general_ci  “Create” như hình (H8).
 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
11

H6
H8
H7
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle


• Như vậy là chúng ta đã hoàn thành quá trình cài đặt, cấu hình Web server cho máy
chủ (Server) trong phòng máy tính mạng Lan và tạo cơ sở dữ liệu (CSDL) cho hệ thống
E-learning xây dựng trên nền tảng mã nguồn mở Moodle.
• Cài đặt hệ thống mã nguồn mở Moodle ( Moodle version 2.5.2 ):
Chép thư mục “moodle” đã tải về và giải nén ở bước chuẩn bị vào thư
mục cài đặt Xampp theo đường dẫn: C:\xampp\htdocs

(
3)
(ở đây tôi cài
Xampp vào ổ đĩa – Partition C ) như hình (H9).
Mở trình duyệt web máy chủ giả lập (Server) trong phòng máy mạng Lan của
bạn  Nhập địa chỉ: http://localhost/moodle/install.php vào thanh địa chỉ để bắt đầu cài đặt
Moodle như hình (H10).

+ Chọn ngôn ngữ “Vietnamese” ( mặc đinh English )  Click nút “Tiếp theo”.
+ Click nút lệnh “Tiếp theo” liên tục cho tới khi xuất hiện bảng như hình bên dưới. Bạn
hãy chọn loại cơ sở dữ liệu (CSDL) mà bạn dùng trong mục Type.
3
Tất cả các Website hoặc thư mục chứa Website đều phải đặt vào thư mục Web Root ( htdocs ) thì mới hoạt động được.
 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
12
H9
Size: >100MB

Tên truy cập của quản trị viên
Mật khẩu của quản trị viên ( 8 kí tự trở lên)
Họ và Đệm của quản trị viên
Tên của quản trị viên
Email của quản trị viên
Tỉnh / Thành phố
Chọn quốc gia (Viet Nam)
H12
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle


+ Click nút lệnh “Next” xuất hiện bảng đòi hỏi khai báo thông tin truy cập cơ sở dữ liệu
như hình (H11) – Việc này rất quan trọng  Nhấn nút lệnh “Next”.
+ Click nút lệnh “Continue” và đợi trong ít phút để hệ thống cài đặt Moodle, cho tới
khi xuất hiện bảng như hình  Nhấn “Skip to main content”.
Nhập địa chỉ:http://localhost/moodle/ vào trình duyệt web của bạn để chuyển đến
trang khai báo các thông tin tài khoản của Quản trị viên (Administrator) .
• Chú ý: Các mục có gắn dấu (*) là những thông tin yêu cầu buộc phải có; Các mục
khác có thể khai báo hoặc không tùy ý bạn – nên để mặc định (H12).





 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
13
Chọn
Improved
MySQL
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle



 Lưu ý: Mật khẩu (New password) phải: ít nhất 8 kí tự, ít nhất 1 kí tự thường, ít nhất
1 kí tự in hoa, ít nhất 1 kí tự không phải là số.
+ Sau khi đã khai báo đầy đủ các thông tin tài khoản (hồ sơ của quản trị viên)  Click
nút lệnh Update profile để cập nhật hồ sơ và chuyển đến bước tiếp theo
 Điền thông tin của hệ thống theo ý bạn như hình (H13).
+ Sau khi bạn đã thiết lập xong thông tin cho trang chủ của Website  Click nút lệnh
Save changes để lưu lại các thông tin vừa thiết lập  Kết quả là chúng
ta thu được hệ thống quản lý học tập (Website) như hình (H14).

Hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở Moodle trên máy chủ Localhost

 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
14
Nhập tên của hệ thống website
Nhập tên tắt của hệ thống website
Mô tả trang chủ
của hệ thống
H13
H14
Tên của hệ thống đã khai báo
H15
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle


Như vậy là bạn đã xây dựng, cài đặt được một hệ thống quản lý học tập E-learning
dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle trong phòng máy - Mạng LAN rồi đó. Vậy làm
thế nào để có thể tổ chức, khai thác các tính năng của hệ thống? Để trả lời cho câu hỏi
này tôi và các bạn cùng chuyển sang phần thứ II của đề tài.


Phần II:
Quản trị và khai thác ứng dụng các tính năng của Moodle.
A. Đăng nhập hệ thống Moodle với quyền Quản trị viên (Administrator) và
quản lý các Menu chức năng của hệ thống:
- Mở trình duyệt web gõ địa chỉ:
http://localhost/moodle hoặc
http://127.0.0.1/moodle  xuất hiện cửa sổ
đăng nhập  điền thông tin tài khoản
Quản trị viên để đăng nhập (H15):
+ Ký danh quản trị viên ( Username)

+ Mật khẩu quản trị viên (Password)
• Cài đặt ngôn ngữ tiếng việt (Vietnamese) cho hệ thống Moodle của bạn:
- Click chọn menu “Site administration”  Language  Language packs.
- Chọn ngôn ngữ Vietnamese (vi) trong khung Available lenguage packs.
- Chọn nút lệnh  (H16).
• Lưu ý: + Để tạo cho hệ thống của bạn đa ngôn ngữ thì bạn chọn thêm các ngôn
ngữ khác trong khung Available lenguage packs.
+ Để thiết lập tiếng việt làm mặc định: Click chọn menu Site administration 
Language  Language settings  chọn Vietnamese (vi) trong Default language 
Click  Kết quả thu được giao diện trang quản trị như hình (H17).
 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
15
Lời chào đón
của Quản trị
viên
Lịch
Menu chọn ngôn ngữ
Quản lý viên hoặc người tạo

khóa học có thể thêm khóa học
Menu cá nhân
Menu tùy chỉnh (tùy thuộc vào tài khoản)
Menu điều chỉnh của Quản lý
viên (Administrator)
Click “Login”
H16
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle


• Khối quản trị hệ thống Moodle (Site Administrator) của Quản trị viên:
- Khi đăng nhập vào hệ thống với quyền admin để làm
các thao tác liên quan đến công việc quản trị, người dùng
sẽ làm việc trực tiếp trên khối quản trị hệ thống (Site
Administrator). Tại khối này, quản lý viên có thể thực
hiện việc thêm bớt người dùng, chỉnh sửa các tham số và
cấu hình cũng như cài đặt hệ thống. Chức năng cụ thể của
từng menu:
 Thông báo: sẽ có những thông báo cập nhật các phiên
bản mới của phần mềm Moodle hoặc những thông báo
khác trên hệ thống.
 Đăng ký (Registration): đăng ký trang web của chúng
ta với cộng đồng người dùng Moodle.
 Tính năng nâng cao: để tùy chỉnh và chọn những tính
năng nâng cao cho hệ thống, phần này cấu hình cũng đơn
giản, chỉ cần chọn vào những phần mà chúng ta muốn kích
hoạt cho hệ thống. Sau khi xong chỉ cần kích chuột vào nút
“Lưu những thay đổi” để lưu lại những phần đã điều
chỉnh.
 Menu thành viên: Khi kích chuột vào menu Thành viên, chúng ta sẽ thấy Tài

khoản và Các quyền (Permissions) – (H18).
 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
16
H17
H18
Quản lý danh sách thành
viên của hệ thống
Tạo nhóm
thành viên
Thêm thành viên mới
Tạo danh sách thành viên hàng loạt ( Import danh sách
thành viên có sẵn)
Upload ảnh (Avatar) cho thành viên
Tạo các trường thông tin
trong giao diện trang của
thành viên ( nhóm thành
viên )
Quy định quyền cho các
thành viên và khách ( Guest)
Quy định nhóm quản trị viên
Phân quyền; Gán nhóm; Kiểm tra quyền của các thành viên
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle


+Tài khoản: Cho phép xem danh sách và chỉnh sửa các tài khoản thành viên, thêm
thành viên mới, upload ảnh đại diện của thành viên…
+Permissions: Phân quyền cho các thành viên trên hệ thống. Để tạo một thành viên
mới kích chuột lên Thành viên  Tài khoản  Thêm thành viên mới. Điền những
thông tin yêu cầu có chữ màu đỏ và hình “ * ” sau khi xong xuống cuối trang kích vào
nút Create user .

 Menu khóa học: Cho phép thêm / sửa các khóa học và
cài đặt mặc định của khóa học. Cho phép thiết lập những
mặc định về khóa học. Có thể thiết lập các khóa học được
hiển thị trên trang chủ theo tuần, thiết lập số lượng khóa học
được hiển thị trong một tuần, chế độ học liên hoàn, dung
lượng tối đa được tải lên… Sao lưu và cài đặt sao lưu tự
động.
 Chức năng Điểm số: Cho phép chúng ta có thể chỉnh
sửa và cài đặt các công cụ quản lý điểm và các phần báo cáo về điểm. Chỉnh sửa và thiết
lập các phần điểm số và báo cáo điểm của học sinh và người dùng.
+ Cài đặt chung: Cài đặt phần chấm điểm cho các đối tượng.
+ Grade category settings: Điều chỉnh cách chấm điểm.
+ Grade item setting: Chọn cách chấm điểm theo từng phần
và các phần báo cáo về điểm số của học sinh và người dùng.
Các bạn sẽ hiểu biết chi tiết của từng phần trong lúc thực
hành, trải nghiệm.
 Chức năng định vị: Cho phép thiết lập cài đặt múi giờ
mặc định cho hệ thống Moodle và danh sách múi giờ.
 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
17
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle


 Chức năng quản lý Module: Quản lý viên có thể kích hoạt hoặc loại bỏ các mô-đun
đã được cài đặt sẵn trên hệ thống Moodle e-larning, chỉnh sửa và cấu hình các mô-đun,
một số mô-đun đã được cài đặt sẵn trên hệ thống:
+Tài nguyên: Đưa các tệp tin của khóa học lên website như
word, excel, PowerPoint, mutimedia,…
+ Bài tập: Cho phép giáo viên chấm điểm tài liệu đã nộp của
học sinh.

+ Chat: Mô-đun Chat cho phép người tham gia có thể thảo
luận.
+ Diễn đàn: Để thực hiện các cuộc thảo luận giữa các giáo
viên và học sinh.
+ Database: Truy cập trực tiếp cơ sở dữ liệu…
+ Đề thi: Cho phép quản lý viên có thể tạo các đề thi cho
học sinh.
+ Bài học: Cho phép quản lý viên có thể tạo các bài học trực
tuyến với nội dung phong phú, đa phương tiện.
+ Gói SCORM: Cho phép quản lý viên đưa các bài giảng điện tử
E-learning được tạo sẵn từ các phần mềm soạn bài giảng
điện tử theo chuẩn SCORM lên website.
+ Phòng họp trực tuyến: Cho phép mở các phòng họp trực
tuyến trên website.
 Chức năng Bảo mật: Chỉnh sửa và cấu hình phần bảo
mật cho hệ thống, có thể chặn những dãy địa chỉ IP, điều
chỉnh chính sách của hệ thống, bảo mật HTML và chống
virut, Sparm cho hệ thống.
 Hình thức trình bày: Trong phần này dùng để chỉnh sửa
giao diện, kiểu dáng blog cũng như HTML, tích gộp các tệp
tin media cũng như tài liệu và khóa học.
 Trang chủ: Thiết lập và
cấu hình các phần được đặt
trên trang chủ website
E-learning của chúng ta.
 Máy chủ: Chỉnh sửa và cấu
hình cho hệ thống, theo mặc
định thì những phần này đã được cài đặt sẵn ngay sau khi hệ thống được cài đặt, nên
chúng ta không cần phải chỉnh sửa trừ khi muốn thay đổi hoặc cấu hình thêm.
 Báo cáo: Chúng ta nên lưu ý phần này, vì đây là phần báo cáo của hệ thống, như bình

luận, sao lưu và những thay đổi khác trên hệ thống và bảo mật cũng như dọn dẹp spam.
 Phát triển: Dùng để thử hệ thống, gỡ rối những sự cố, dọn dẹp cache trên hệ thống.
B. Tạo khóa học trên hệ thống học tập trực tuyến Moodle –E-learning:
1. Tạo và chỉnh sửa các khóa học trên hệ thống Moodle – E-learning:
• Trước tiên bạn cần phải đăng nhập (Login) vào hệ thống Moodle với tài khoản Quản
trị viện (Administrator) hoặc người tạo khóa học (Course Greator). Vào phần Khóa học
 Thêm / sửa các khóa học  Thêm mục mới để tạo danh mục các khóa học.
Điền đầy đủ thông tin của danh mục khóa học (H19)  Click nút lệnh 
 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
18
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle


• Tiếp theo Click chuột vào nút lệnh “Thêm khóa học mới” để thêm khóa học mới
cho danh mục khóa học (Tin Học) chúng ta vừa tạo  Điền thông tin cho khóa học
(Các mục có dấu * bắt buộc phải nhập) Click nút lệnh “Lưu những thay đổi”.
- Mã số ID khóa học (tự đặt sao cho
phù hợp)
- Xác lập thời gian bắt đầu khóa học.
- Xác lập khóa học là liên tục hay không
liên tục….
- Thiết lập về ghi danh (đăng kí học)
- Cách ghi danh (mặc định của hệ
thống là Internet Enrollment)
- Khóa học cho phép tự ghi danh
(Có, không, hoặc ghi danh có thời hạn).
- Tạo nhóm tham gia học.
- Một số thiết lập khác …
2. Tạo nội dung cho khóa học trên hệ thống Moodle – E-learning:
• Chọn một khóa học cần tạo nội dung trên giao diện trang chủ quản trị của hệ thống

 Click nút lệnh  Chọn lệnh
• Có rất nhiều hình thức để thể hiện nội dung cho khóa học như hình bên dưới:
(Trong phạm vi một đề tài SKKN tôi xin phép chỉ đề cập đến một số hình thức thể
hiện nội dung quan trọng nhất, cần thiết nhất, thứ yếu nhất để có thể xây dựng
được một hệ thống Moodle – Elearning hiệu quả).
 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
19
H19
Danh sách các khóa học có
trên hệ thống sau khi việc
tạo các khóa học hoàn tất.
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle



Các hoạt động và tài nguyên trên hệ thống Moodle

2.1. Đưa bài giảng được thiết kế theo chuẩn Scorm lên hệ thống Moodle:
Một gói SCORM là một bộ sưu tập các tập tin được đóng gói theo một tiêu chuẩn
thống nhất cho các đối tượng học tập. Các mô-đun hoạt động SCORM cho phép gói
SCORM được tải lên như là một tập tin zip và thêm vào một khóa học. Để tạo gói
SCORM chúng ta có thể sử dụng các phần mềm tạo bài giảng mã nguồn mở có hỗ trợ
xuất bài giảng theo chuẩn SCORM như: Lecture MAKER; Violet; Adobe Presenter,
exe, Reload, Hot Potatoes, LAMS…
 Tải gói SCORM lên hệ thống moodle:
• Chọn hình thức thể hiện nội dung cho khóa
học là “Gói SCORM” như hình.
• Thiết lập thông tin cho gói SCORM (quan trọng):
• Một số thiết lập khác cho gói SCORM:
• Thiết lập xong các thông tin chọn “Lưu và trở về khóa học” hoặc “Lưu và cho

xem” để hoàn thành việc đưa gói SCORM lên hệ thống Moodle.
 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
20
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle


 Lưu ý: Gói SCORM của bạn phải nhỏ < 2MB thì mới có thể Upload lên hệ thống;
Để có thể Upload lên hệ thống gói SCORM có dung lượng
lớn hơn bạn hãy mở và sửa nội dung file PHP.INI của
Hosted Server như hình – Thay giá trị mà bạn muốn:
2.2.Tạo đề thị để kiểm tra trình độ của Học sinh trên hệ thống Moodle:
Mô-đun Đề thi dùng để đánh giá trình độ của học sinh thông qua các dạng đánh giá
quen thuộc bao gồm đúng/sai, đa lựa chọn, câu trả lời ngắn, câu hỏi phù hợp, câu hỏi
ngẫu nhiên, câu hỏi số, các câu trả lời đúng với đồ họa và văn bản mô tả.
 Tạo một đề thi trên hệ thống Moodle (chức năng này được tạo bởi người
quản trị hệ thống; Giáo viên của khóa học):
• Chọn hình thức thể hiện nội dung cho khóa học
là “Đề thi” như hình:
• Thiết lập các thông tin cho đề thi:
• Thiết lập một số thông tin cấu hình cho đề thi:
 Số câu hỏi mỗi trang: Quy định cách thức trình bày trang câu hỏi.
 Thay đổi vị trí các câu hỏi: Cho phép thay đổi thứ tự câu hỏi trong đề thi, để tránh
trùng lặp hoàn toàn giữa các lần làm đề thi của học sinh.
 Tráo đổi vị trí câu trả lời: Mục đính tránh trùng lặp, thay đổi thứ tự câu trả lời
trong mỗi câu hỏi.
 Số lần làm đề thi: Cho phép học sinh làm bài một số lần nhất định sau đó có thể
tính điểm dựa vào các bài làm này.
 Thử nghiệm dựa trên bài trước đó (có, không): Cho phép thử nhiều lần, học sinh
có thể xem kết quả các lần thử trước đó và các thông tin phản hồi tùy thuộc vào thuộc
tính này để chọn các phương án trả lời.

 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
21
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle


 Cách tính điểm: Quy định lấy điểm cao nhất, điểm trung bình, điểm lần thử nghiệm
đầu tiên. Điểm lần thử nghiệm cuối cùng.
 Trừ điểm nếu làm sai (kiểu loại trừ): Áp dụng với đề thi làm nhiều lần, đối với
mỗi câu hỏi nếu mỗi lần chọn một đáp án sai thì sẽ bị trừ một số điểm.
 Điểm lấy sau dấu phẩy: Quy định độ chính xác của kết quả thi.
 Học sinh có thể xem đề thi trong một cửa sổ an toàn: Cho phép xem đề thi trong
một cửa sổ khác.
 Yêu cầu mật khẩu: Chỉ các học sinh có mật khẩu được quyền tham gia.
 Một số thiết lập khác vv…
• Soạn câu hỏi cho đề thi vừa tạo: Để tạo câu hỏi mới ta chọn chức năng “Tạo câu
hỏi mới” và chọn loại câu hỏi cần tạo. Dưới đây là các loại câu hỏi kiểm tra mà hệ
thống Moodle hỗ trợ:
 Câu hỏi đa lựa chọn: Lựa chọn 1 phương án
đúng trong nhiều phương án chọn lựa.
 Câu hỏi đúng/sai: Loại câu hỏi chỉ có 2 phương án
trả lời đúng hoặc sai.
 Câu hỏi có câu trả lời ngắn: Câu trả lời dạng văn
bản ngắn.
 Câu hỏi số: Câu hỏi với câu trả lời có dạng số.
 Câu hỏi tính toán: Câu trả lời là một công thức,
kết quả của biểu thức.
 Câu hỏi so khớp: Dạng câu hỏi trong đó chọn
tương ứng các phương án và các câu trả lời trước.
 Câu hỏi mô tả: Loại câu hỏi này tương tự như một
bài luận, học sinh không chọn những đáp án có sẵn mà

tự mình đưa ra các đáp án.
 Câu hỏi nhiều câu trả lời: Một loại câu hỏi tổng
hợp trong nó bao gồm nhiều câu hỏi nhỏ như câu hỏi
trả lời ngắn, câu hỏi đa lựa chọn và câu hỏi số v.v…

Các dạng câu hỏi được Moodle hỗ trợ

• Soạn câu hỏi cho đề thi:
- Chọn “Chỉnh sửa đề thi” trong Menu “Cài đặt”  Add a question… chọn loại
câu hỏi cần tạo để thêm câu hỏi cho bài kiểm tra ( Câu hỏi cần tạo là một trong các loại
câu hỏi đã nói ở trên ).
 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
22
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle


- Đưa đề kiểm tra đã soạn sẵn bằng các phần mềm hỗ trợ soạn bài kiểm tra trắc
nghiệm lên hệ thống Moodle (Có nhiều phần mềm hỗ trợ soạn đề kiểm tra trắc nghiệm
được hệ thống Moodle hỗ trợ để đưa
lên hệ thống như: HotPotatoes;
Aiken format; Blackboard;
Examview; Gift format; WebCT
format; Missing word format;
Moodle XML format):
• Để Upload file đề kiểm tra có sẵn
lên hệ thống bạn chọn “Question
bank”  “Nhập”  Chọn phần
mềm Moodle hỗ trợ bạn dùng để
soạn đề kiểm tra trong phần “File
Format”  Chọn file đề cần tải lên

hệ thống trong mục “Import
questions from file”  Nhấn nút
lệnh “Nhập dữ liệu”.

Kết quả sau khi đã tạo xong đề thi trên hệ thống học tập Moodle

 Sử dụng phần mềm Moodle XML format (moodle_quiz_v09) để soạn đề
kiểm tra - Xem Phụ lục của đề tài này.
2.3.Tạo nội dung bài tập cho khóa học:
Một bài tập có thể thiết lập các nhiệm vụ, hạn cuối nộp bài và một giá trị điểm tối
đa. Học sinh sẽ có thể tải lên một hay nhiều files với phần được yêu cầu. Ngày và thời
gian tải lên các files của học sinh được ghi lại, giáo viên có thể xem nội dung từng file
và cả thời gian nộp bài, giáo viên chấm điểm và nhận xét bài làm của học sinh. Khi
chấm điểm xong bài của học sinh, hệ thống sẽ tự động gửi email thông báo cho học sinh
về kết quả bài tập. Hoạt động bài tập lớn có các dạng thức sau: Tải nhiều files (nâng
cao); Bài viết trực tuyến; Tải một file; Hoạt động ngoại tuyến (ofline).
 Các bước tạo bài tập ( Assignment ) để giao nhiệm vụ cho học sinh:
• Chọn hình thức thể hiện nội dung cho khóa học là
 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
23
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle


“Assignment” như hình  Click nút lệnh “Thêm”.
• Thiết lập một số thông tin cho bài tập trong cửa
sổ “Thêm một Assignment mới”:

Giao diện thêm một bài tập mới trên hệ thống học tập Moodle

• Một số thiết lập khác cho bài tập (Assignment) mới:

+ Online text: Thiết lập học sinh làm bài tập
bằng văn bản trực tuyến.
+ File submissions: Thiết lập học sinh nộp
bài bằng tập tin (file) tải lên.
+ Maximum number of uploaded files:
Thiết lập số lượng tập tin (file) tối đa mà mỗi
học sinh có thể tải lên.
+ Maximum submission size: Kích thước tối
đa của tập tin (file) tải lên.
+ Submission comments: Cho phép học sinh
viết ý kiến nhận xét khi nộp bài tập.
+ Điểm (Grade): Quy định thang điểm mà
giáo viên muốn sử dụng cho bài tập.
+ Grading method: Quy định cách thức
tính điểm.
+ Group mode: Thiết lập chế độ phân
nhóm hay không phân nhóm.
+ Mở (Visible): Tùy chọn này quyết định
học viên có thể nhìn thấy được hoạt động
này hay không.
 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
24
SKKN: Xây dựng hệ thống học tập E-Laerning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle


• Thiết lập xong các thông tin cho bài tập, chọn “Lưu và trở về khóa học” hoặc
“Lưu và cho xem” để hoàn thành việc giao bài tập cho học sinh trên hệ thống Moodle.

Giao diện trang nộp bài tập của học sinh trên hệ thống Moodle E-Learning


 Quan lý các bài tập (Assignment) của khóa học mà học sinh đã nộp:
Để xem bài nộp của học viên, chọn tên của bài tập trên trang chính của khóa học.
Giáo viên sẽ nhìn thấy tên của bài tập, các thông tin chi tiết và liên kết xem số lượng bài
tập đã nộp (View/grade all submissions). Chọn liên kết này, giáo viên sẽ biết có bao
nhiêu bài tập đã được nộp và chi tiết cho từng bài nộp.
+ Participants: Số học sinh tham gia.
+ Drafts: Số lần làm thử (nháp).
+ Submitted: Số lượng bài tập đã nộp.
+ Hạn chót: Hạn cuối nộp bài tập.
+ Time remaining: Thời gian còn lại để
hoàn thành bài tập.
 GV: Vũ Văn Trọng  Trường THPT Nguyễn Công Trứ Trang:
25

×