Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

báo cáo khoa học cuối khóa lớp quản lý giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.97 KB, 29 trang )

0I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài :
1.1. Lý luận đã khẳng định và thực tế đã chứng minh : Giáo dục – Đào tạo
(GD-ĐT) có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển xã hội nói chung, của
một đất nước nói riêng:GD-ĐT là đòn bẩy, là động lực, là mục tiêu của mọi sự
phát triển.
Đối với một nước đang trên con đường phát triển, đang tiến hành công
cuộc công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nhằm thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh như Việt Nam
chúng ta thì vai trò của GD-ĐT càng to lớn, nó là “… một trong những động
lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện phát huy nguôn
lực con người - Yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh
và bền vững” [TL.11, Tr.108-109].
1.2. Chất lượng và hiệu quả của một nền giáo dục nói chung, của một trường
học nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố cơ bản:
- Người học (lực lượng học sinh, sinh viên).
- Người dạy (đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục)
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học.
Trong ba yếu tố cơ bản trên đây, yếu tố thứ hai (đội ngũ giáo viên và cán
bộ quản lý giáo dục, dưới đây xin gọi chung là đội ngũ giáo viên) là yếu tố
quan trọng nhất, có tính quyết định. Vì thế ông cha ta từ ngàn xưa đã nêu:
“Không thầy đố mày làm nên” hay :
Muốn sang phải bắc cầu Kiều,
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy.
(Ca dao)
1.3. Hơn 50 năm qua ngành GD-ĐT nước ta có những bước phát triển đáng kể,
đạt nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều mặt: mở rộng qui mô, nâng cao chất
lượng, phát huy hiệu quả đào tạo, góp phần đắc lực vào việc nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH)
Tuy nhiên, bên cạnh đó ngành GD-ĐT nói chung, giáo dục cao đẳng
(GDCĐ) nói riêng vẫn còn nhiều yếu kém, khiếm khuyết, “Chưa đáp ứng kịp


1
những đòi hỏi to lớn và ngày càng cao nhân lực của công cuộc đổi mới KT-
XH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện CNH, HĐH theo định hướng xã
hội chủ nghĩa” [TL.10, Tr.5].
Có nhiều nguyên nhân đưa đến những yếu kém đó: định hướng phát
triển GD-ĐT chưa phù hợp, mạng lưới các trường cao đẳng (CĐ) và đại học
(ĐH) phân bố bất hợp lý, công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, cơ chế
và phương thức quản lý không thống nhất, không nhất quán,… Đặc biệt, có
một nguyên nhân quan trọng, cần được chú ý đúng mức, đó là đội ngũ giáo
viên vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu.
Có thể khẳng định rằng, một trong những vấn đề bức xúc của nền giáo
dục của nước ta hiện nay là vấn đề đội ngũ giáo viên. Tình trạng đội ngũ giáo
viên vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu không chỉ ở bậc giáo dục phổ thông, mà còn
ở bậc GDĐH-CĐ.
Ở bậc GDĐH, tình trạng đội ngũ giáo viên như vừa nêu thể hiện rõ nhất
ở các trường CĐ, ĐH dân lập, bán công. Với một trường cao đẳng đang chuẩn
bị thành lập trường Đại học Bình Dương, vấn đề đội ngũ giáo viên càng trở
nên nan giải.
Công cuộc CNH, HĐH đất nước đang đòi hỏi nền giáo dục quốc dân
(GDQD) nói chung, GDĐH nói riêng phải nhanh chóng khắc phục những mặt
còn yếu kém, khiếm khuyết, phải “thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hoá và xã hội
hóa giáo dục” [TL.11, Tr.109], nhanh chóng củng cố, “phát triển đội ngũ giáo
viên, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm” [TL.11, Tr.109].
Trên tinh thần ấy, để góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình đưa
trường CĐSP Bình Dương thành trường ĐH Tổng hợp Bình Dương trong
tương lai, xứng đáng với niềm tin cậy của nhân dân Bình Dương - Ở đề tài
này, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu “Một số giải pháp xây dựng và nâng cao
chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương”.
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ của một trường CĐ, ĐH luôn
là một vấn đề phức tạp, đặc biệt đối với các trường CĐ địa phương, bởi vấn đề

này liên quan đến một số vấn đề khác:
- Nội dung chương trình, hệ, bậc, cấp đào tạo mà trường đảm nhiệm.
2
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực tài chính nói chung luôn là
tiềm lực vật chấtt của trường.
- “Đầu vào” của đội ngũ giảng viên.
Do khuôn khổ của một báo cáo khoa học và với thời gian hạn chế,
chúng tôi không có điều kiện và cũng không có tham vọng giải quyết mọi khía
cạnh liên quan đến đề tài. Chúng tôi chỉ tập trung vào một số vấn đề sau:
- Xây dựng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Bình dương
theo hướng nào? cơ cấu nhân lực đội ngũ giảng viên theo các loại hình, các
bậc, các khoa như thế nào cho hợp lý? Làm gì để tạo nguồn đội ngũ Giảng viên
cho trường Đại học Tổng hợp Bình Dương trong tương lai?
- Để có một đội ngũ giảng viên có chất lượng cao cần tiến hành đào tạo,
bồi dưỡng như thế nào? Theo phương thức nào? Cần trang bị những loại kiến
thức gì? Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên theo hệ tiêu chí gì?
- Quản lý đội ngũ giảng viên theo phương thức nào? cơ chế phối hợp
điều hành hoạt động và quản lý giữa các cấp, giữa các tổ chức đoàn thể xã hội,
giữa nhà trường với các tổ chức, đơn vị xã hội ra sao?
2 Vị trí, tầm quan trọng của đề tài:
2.1 Vị trí của đề tài :
Bài báo cáo khoa học này chủ yếu nằm ở hướng tiếp cận nội dung do đề
tài đặt ra. Để giải quyết những nội dung do đề tài đặt ra, chúng tôi tiếp cận theo
một số hướng sau đây :
- Bám sát vào chức năng, nhiệm vụ và phương hướng hoạt động của
trường mà phân tích, đánh giá thực trạng một cách chi tiết và đưa ra những giải
pháp có tính khả thi, sát với thực tiễn.
- Những nội dung do đề tài đặt ra đều được xem xét trong tính hệ thống
và dựa trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nuớc , UBND Tỉnh
Bình Dương về phát triển sự nghiệp giáo dục và chiến lược phát triển của

trường CĐSP Bình Dương.
2.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn giáo dục :
Qua báo cáo khoa học này, chúng tôi có hai đóng góp cho nhà trường về
mặt ý nghĩa khoa học và thực tiễn giáo dục như sau:
3
Một là : Nêu lên một cách khách quan thực trạng đội ngũ giảng viên của
trường CĐSP Bình Dương , qua đó cho chúng ta nhận thức một cách chính xác
những đóng góp cũng như những tồn tại của đội ngũ giảng viên nói riêng, của
trường CĐSP Bình Dương nói chung, từ đó cung cấp cho nhà trường những cơ
sở khách quan khi xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường trong giai
đoạn sắp tới.
Hai là : Đưa ra một số biện pháp có tính khả thi góp phần xây dựng và
nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của trường CĐSP Bình Dương trong
thời gian sắp tới.
II NỘI DUNG BÁO CÁO:
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
2.1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM KHOA HỌC CƠ BẢN LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI :
2.1.1.1. Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng :
Giáo dục :
Thuật ngữ “giáo dục” được hiểu theo hai mức độ rộng, hẹp khác nhau và
tuỳ nhận thức của mỗi lĩnh vực khoa học.
Theo nghĩ chung nhất, rộng nhất, “giáo dục “ là dạy dỗ, bảo ban, nuôi
nấng, chăm sóc con người để con người khôn lớn, trưởng thành. Theo nghĩa
này, giáo dục diễn ra trong suốt đời người và diễn ra ở nhiều môi trường khác
nhau : gia đình, nhà trường, xã hội.
Cũng theo nghĩa rộng, trong khi xã hội coi giáo dục là quá trình truyền
thụ kinh nghiệm lịch sử, xã hội cho các thế hệ mới nhằm chuẩn bị cho họ bước
vào cuộc sống xã hội, lao động sản xuất, thì giáo dục học lại coi giáo dục là
quá trình hình thành con người dưới ảnh hưởng của những tác động bởi nhà

giáo dục trong hệ thống các cơ quan giáo dục chuyên biệt nhằm hình thành con
người phát triển toàn diện (có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp…)
Theo nghĩa hẹp, giáo dục học quan niệm, giáo dục là hoạt động chuyên
biệt của nhà giáo dục nhằm bồi dưỡng cho người được giáo dục (học sinh ,
sinh viên, học viên) những quan niệm, phẩm chất, tri thức, hiểu biết về thế giới
tự nhiên và xã hội loài người.
4
Dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa, thì giáo dục là một quá trình trang
bị và nâng cao hiểu biết, tri thức cho người học về thế giới khách quan, khoa
học kỹ thuật, về xã hội loài người và về kỹ năng trong hoạt động lao động, sản
xuất. Giáo dục là một quá trình diễn ra liên tục trong đời sống con người, trong
mọi môi trường hoạt động, trong đó môi trường học đường đóng vai trò quyết
định.
Trong mối quan hệ với đào tạo, theo nghĩa rộng, giáo dục bao gồm giáo
dục phổ thông và đào tạo chuyên môn sau phổ thông (tức đào tạo nghề, trung
học chuyên nghiệp, đào tạo cao đẳng, đại học, trên đại học); theo nghĩa hẹp,
giáo dục chỉ bó hẹp ở giáo dục phổ thông.
Đào tạo :
Đào tạo là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng kỹ xảo để hình thành
chuyên môn, nghề nghiệp cho người lao động. Đào tạo có nhiều mức độ, nhiều
cấp khác nhau tuỳ theo trình độ tri thức được trang bị cho ngừơi học: đào tạo
công nhân kỹ thuật (CNKT), đào tạo trung học chuyên nghiệp (THCN), đào
tạo cao đẳng, đại học (CĐ, ĐH), đào tạo trên đại học.
Bồi dưỡng :
Gắn liền với giáo dục, đào tạo là bồi dưỡng. Bồi dưỡng là quá trình cung
cấp kiến thức bổ sung trên cơ sở của nền tảng kiến thức đã có. Khi hoàn tất quá
trình đào tạo, người học đưỡc cấp bằng tốt nghiệp, còn hoàn tất quá trình bồi
dưỡng, người học được cấp giấy chứng nhận (chứng chỉ) về phần kiến thức bổ
sung.
Việc bồi dưỡng không mang tính đồng loạt mà chỉ giới hạn ở một số đối

tượng nào đó.
Hệ thống giáo dục quốc dân :
Khái niệm :
Hệ thống giáo dục quốc dân (GDQD) là một dạng cấu trúc vĩ mô bao
gồm một loạt các thành tố của quá trình giáo dục tổng thể, là nền tảng và điều
kiện về mặt tổ chức của quá trình giáo dục tổng thể.
5
Hệ thống GDQD của mỗi nước có khác nhau. Thông qua hệ thống
GDQD có thể thấy được quan điểm giáo dục của mỗi quốc gia và sự phát triển
của nền giáo dục quốc gia ấy.
Hệ thống giáo dục quốc dân Viêt Nam :
Theo Luật Giáo dục năm 1998 [TL. 18], hệ thống GDQD Việt Nam
được tổ chức theo bốn bậc, mỗi bậc bao gồm một số cấp như sau:
1. Bậc giáo dục mầm non: có hai cấp: nhà trẻ và mẫu giáo.
2. Bậc giáo dục phổ thộng: có ba cấp và qua 12 năm học: cấp tiểu
học (5năm). cấp trung học cơ sở (4 năm) và cấp trung học phổ
thông (3 năm).
3. Bậc giáo dục chuyên nghiệp: có hai cấp: công nhân kỹ thuật và
trung học chuyên nghiệp.
4. Bậc giáo dục đại học và sau đại học với hai trình độ: cao đẳng (3
năm), đại học (4 – 6 năm) và bậc sau đại học với hai trình độ: cao
học, cấp bằng thạc sỹ (2 năm) và nghiên cứu sinh, cấp bằng tiến
sỹ ( 4 năm).
Có thể hình dung hệ thống GDQD Việt Nam qua bảng tổng hợp sau (xin
xem bảng ở phụ lục ) :
Giáo dục cao đẳng , đại học:
Xét về cấu trúc, giáo dục cao đẳng, đại học là một bậc, một bộ phận của
hệ thống GDQD.
Xét về thời gian, giáo dục cao đẳng, đại học (GDCĐ,ĐH) là loại giáo
dục sau phổ thông, là mức tiếp theo cao hơn của giáo dục phổ thông.

Xét về tính chất, GDCĐ,ĐH là loại hình giáo dục chuyên sâu, bậc cao.
Do đó, không phải mọi học sinh phổ thông đều vào được cao đẳng, đại học.
GDCĐ,ĐH chỉ tuyển chọn với một tỉ lệ nhất định (do Nhà nước quy định)
trong số học sinh tốt nghiệp phổ thông và qua một kỳ thi cử. Theo đó, đội ngũ
giảng viên của hệ thống GDCĐ,ĐH là những người có trình độ và chuyên sâu.
GDCĐ,ĐH có vai trò đặc biệt quan trọng: đào tạo nguồn nhân lực có
trình độ chuyên môn cao phục vụ cho nhu cầu của các lĩnh vực KT-XH và bồi
dưỡng nhân tài. Nhìn vào hệ thống GDQD, người ta có thể nhận thấy được
6
một phần chất lượng của nguồn nhân lực và trình độ phát triển KT-XH của
một quốc gia.
Nhiệm vụ của trường Cao đẳng : Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính
trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng
với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã
hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp tác
bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Giáo viên, giảng viên:
Giáo viên, giảng viên là những người đã qua một quá trình đào tạo và
bồi dưỡng nhất định, đủ điều kiện (tiêu chuẩn) và được giao nhiệm vụ giảng
dạy một lĩnh vực khoa học nào tương ứng với trình độ được đào tạo. Những
người giảng dạy ở bậc giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông thường được
gọi là giáo viên. Những người giảng dạy ở các bậc giáo dục còn lại thường
được gọi là giảng viên.
Do chức năng và nhiệm vụ của GDĐH (xem điều 9 - Điều lệ trường cao
đẳng) tiêu chuẩn của đội ngũ GV của các trường CĐ phải rất cao: phải tốt
nghiệp đại học loại khá giỏi trở lên và phải qua quá trình đào tạo ở bậc cao hơn
(cao học, nghiên cứu sinh), có năng lực giảng dạy và phải có phẩm chất đạo
đức tốt.
Đội ngũ giảng viên có vai trò cực kỳ to lớn đối với sự sống còn của một

trường CĐ hay ĐH. Một trường CĐ, ĐH chỉ thực hiện được nhiệm vụ chính trị
của mình là đào tạo một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, phục vụ kịp
thời cho nhu cầu của các lĩnh vục KT-XH khi nào có một đội ngũ giảng viên
đủ về số lượng, cao về chất lượng. Theo đó, GDĐH chỉ làm tròn sứ mệnh của
mình khi nào có được một đội ngũ giảng viên đạt được những phẩm chất như
đã nêu trên.
2.1.2 CÁC QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC :
2.1.2.1.VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA XÃ HỘI VÀ ĐẤT NƯỚC :
7
Nhận thức vai trò quan trọng của giáo dục trong sự nghiệp phát triển
kinh tế – xã hội, Nghị quyết 4, BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam ( khoá VII)
đã chỉ rõ : “ Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đó
là một động lực thúc đẩy và điều kiện cơ bản bảo đảm thực hiện những mục
tiêu kinh tế – xã hội”. Chủ trương của Đảng “Phát triển giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn
lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng.”
1
2.1.2.2.QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN:
Khi đưa ra những quan điểm chỉ đạo phát triển sự nghiệp GD-ĐT, Đảng
ta đã dành một phần đề cập đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên
và cán bộ quản lý giáo dục. Quan điểm của Đảng ta đối với đội ngũ giáo viên
gồm:
Một là : Đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định đối với việc phát triển
sự nghiệp GD-ĐT:
Đi đôi với sự nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của GD-ĐT đối với công
cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong thời kỳ CNH, HĐH
đất nước, Đảng ta luôn luôn đề cao vai trò của đội ngũ giáo viên, coi giáo viên

là những kỹ sư tâm hồn, là những người trực tiếp góp phần vào sự nghiệp
“trồng người”, vào việc đào tạo một thế hệ người Việt Nam mới tha thiết gắn
bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH . Trong bài phát biểu tại Bộ Giáo
dục và Đào tạo (ngày 26/4/2002). Tổng Bí thư Nông Đức mạnh đã khẳng định:
“Nói đến chất lượng giáo dục trước hết phải nói đến vai trò rất quan trọng, rất
quyết định của các thầy giáo, cô giáo”
2
Hai là : Để đội ngũ giáo viên làm tròn sứ mệnh thiêng liêng và cao cả
của mình, Đảng và nhà nước phải “xây dựng và triển khai chương trình xây
dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện” [TL.13]
1
Chỉ thị số 40 -CT/TW Ngày 15 tháng 6 năm 2004, Ban Chấp hành Trung ương ban hành về việc xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
2
Bộ Giáo dục và Đào tạo – Ngành Giáo dục – Đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002, tr.8.
8
Trước mắt thực hiện chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001 của
Thủ tướng chính phủ về đảm bảo biên chế đội ngũ cho giáo viên các địa
phương. Các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương, phải quan tâm chỉ
đạo thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ QLGD về
mọi mặt, coi đây là một phần của công tác cán bộ, đặc biệt chú trọng nâng cao
bản lĩnh chính trị, phẩm chất và lối sống của nhà giáo.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
và cán bộ QLGD, đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu cân đối, đẩy mạnh công tác
chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. các trường cao đẳng và đại học chủ động xây
dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ GV, sớm giải quyết tình trạng hụt hẫng
GV đầu ngành. Trong “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/12/2001, có hẵn một phần đề cập đến
các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ nhà giáo cho

mỗi bậc đào tạo nói riêng.
Ba là : Bổ sung, hoàn thiện các chính sách đối với đội ngũ giáo viên và
cán bộ QLGD. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với đội ngũ này, trong
một bài phát biểu gần đây, Thủ tướng Phan Văn Khải đã chỉ thị: “Có thể nói
rằng nhà giáo là ngừơi quyết định sự thành bại của giáo dục, vì vậy chúng ta
phải chăm lo đào tạo thầy giáo, cô giáo […]. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng
Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ và chính quyền các địa phương cần triển
khai thực hiện tốt chỉ thị số 18 ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ”.
1
Bốn là : Có chính sách thu hút cán bộ khoa học có trình độ cao của các
viên nghiên cứu trong nước và các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, các
nhà khoa học quốc tế tham gia giảng dạy ở các trường cao đẳng, đại học
[TL.13]
2.1.3. Lý thuyết khoa học liên quan đến đề tài :
Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp trồng người : Con người là chủ nhân
của xã hội. Thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên là chủ nhân tương lai của đất
nước. Để gánh vác được trách nhiệm là những chủ nhân của đất nước trong
tương lai thi ngay từ hôm nay họ phải được trang bị đấy đủ mọi mặt cho hành
9
trang vào đời trong tương lai: phải được đào tạo toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ,
dục; phải nhận thức sâu sắc trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của
mình. Tất cả những nội dung ấy chỉ có được nhờ có giáo dục đào tạo. Nói khác
đi, một cách chung nhất, GD-ĐT là sự nghiệp “trồng người”. Con người ngày
mai, con người tương lai có nên người hay không, có phẩm chất cao hay
không, có đủ điều kiện để gánh vác sứ mệnh cao cả hay không đều tuỳ thuộc
vào GD-ĐT hôm nay “trồng” như thế nào?.
Giáo dục – đào tạo là động lực, là mục tiêu của sự phát triển: Xã hội
ngày càng phát triển, đất nước ngày càng thịnh vượng. Sự phát triển của xã
hội, sự thịnh vượng của đất nước chịu sự chi phối của nhiều yếu tố mà người ta
thường gọi là nguồn lực. Có ba nguồn lực cơ bản tác động đến sự phát triển

của xã hội, của đất nước, đó là : tài lực, vật lực và nhân lực. Trong ba nguồn
lực cơ bản này, nhân lực là nguồn lực có vai trò quyết định.
Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển là to lớn, song như thế
không có nghĩa là chỉ cần có nhiều người, có nguồn nhân lực đông đảo là có
thể phát triển xã hội. Nhân lực đông đảo là cần thiết, là quan trọng, nhưng chưa
đủ. Quan trọng hơn, có tính chất quyết định hơn đấy chính là chất lượng của
nguôn nhân lực. Thực tiễn của nhiều nược như Thụy Sỹ, Singapore, Nhật Bản,
Hàn Quốc … cho thấy chỉ khi nào nguồn nhân lực có chất lượng cao thì mới
có điều kiện phát triển xã hội, đất nước bền vững.
Chất lượng cao của nguồn nhân lực được đánh giá qua bốn phẩm chất
như Nghị quyết 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã nêu : phát
triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tâm hồn và trong sáng
về đạo đức [TL.18]
Có nhiều lĩnh vực như văn hóa, y tế … góp phần tạo nên bốn phẩm chất
ấy, nhưng lĩnh vực đóng vai trò chủ đạo là GD-ĐT.
Trên tinh thần ấy, có thể khẳng định rằng, GD-ĐT trực tiếp đào tạo nên
nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho việc phát triển KT-XH của đất
nước.
Giáo dục – Đào tạo là thước đo sự phát triển của một đất nước, một địa
phương : Ngoài những điểm đã nêu trên, đối với công cuộc CNH, HĐH đất
10
nước hiện nay, vai trò của GD-ĐT, có thể nói còn lớn hơn nhiều bởi bối cảnh
lịch sử và xã hội Việt Nam hiện nay có những khía cạnh riêng. Trong bối cảnh
đó, Việt Nam cần có những buớc đột phá, tạo ra sự chuyển biến , phát triển
mạnh mẽ. Những buớc đột phá này có được dựa trên cơ sở:
Một là : Bên cạnh việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ, tài trợ của các
nước, các tổ chức xã hội trên thế giới, cần phải phát huy cao độ mọi nội lực
của Việt nam, trước hết là nội lực con người.
Hai là : Phải bắt đầu từ việc đầu tư, phát triển mạnh mẽ GD-ĐT và
KHKT, công nghệ; phải tạo ra sự chuyển biến một cách căn bản chất lượng

của giáo dục, làm cho GD-ĐT đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi của các lĩnh vực
KT-XH cũng như tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao. Văn kiện Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định điều này: “ muốn tiến CNH, HĐH
thắng lợi phải phát triển GD-ĐT, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản
phát triển nhanh và bền vững” [TL.9, Tr.19]. Hiến pháp 1992, văn kiện Đại hội
Đảng lần thứ VII, VIII, IX, Nghị quyết 4, BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam (
khoá VII) nghị quyết 2 Ban chấp hành Trung Ương Đảng Khóa VIII và nhiều
văn kiện khác khẳng định : “ Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục là quốc
sách hàng đầu. Đó là một động lực thúc đẩy và điều kiện cơ bản bảo đảm thực
hiện những mục tiêu kinh tế – xã hội”.
VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN :
Giáo dục – Đào tạo và giáo viên trong nhận thức của xã hội :
Dù lịch sử có thăng trầm, thế sự có đổi thay, từ xưa đến nay trong nhận
thức của xã hội :GD-ĐT có sứ mệnh cao cả, thiếng liêng : Trồng Người. Sứ
mệnh cao cả thiêng liêng của sự nghiệp “trồng người” là ở chỗ đào tạo nên
những con người, chủ nhân tương lai của đất nước, của dân tộc vừa có đạo đức
trong sáng vừa có trình độ văn hóa, KHKT cao để phụng sự cho công cuộc bảo
vệ Tổ Quốc, xây dựng đất nước.
Khác với sự nghiệp “trồng cây”, sự nghiệp “trồng người” không chỉ đáp
ứng lợi ích trước mắt mà còn đáp ứng lợi ích lâu dài, do đó không thể tiến
11
hành trong ngày một ngày hai, mà phải tiến hành liên tục trong một thời gian
dài. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời đã khẳng định:
Vì lợi ích muời năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
Chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp “trồng người” phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, nhiều tác nhân. Có một yếu tố luôn được đặt lên hàng đầu, đóng vai trò
quyết định sự thành bại của sự nghiệp “trồng người”: đó chính là người thầy
(giáo viên).
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng, đề cao và đặt niềm tin vào đội

ngũ các nhà giáo; bằng nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp tìm mọi
cách nâng cao mọi mặt về đời sống tinh thần, vật chất cho người giáo viên; và
đưa giáo dục cũng như giáo viên về đúng vai trò và vị trí vốn có trong truyền
thống dân tộc xã hội tôn vinh và đề cao người thầy.
Vai trò của người giáo viên:
Phương châm giáo dục:
Trong chế độ phong kiến, phương châm giáo dục là “tiên học lễ, hậu học
văn” phương châm này được duy trì và phát triển cho đến ngày nay. Tuy
nhiên, xuất phát từ tình hình mới, để GD-ĐT có thể đào tạo được một nguồn
nhân lực có chất lượng cao đáp ứng kịp thời, đầy đủ những đòi hỏi của các lĩnh
vực KT-XH trong công cuộc CNH, HĐH đất nước, Đảng và nhà nước ta đưa
ra phương châm mới trên cơ sở mở rộng phương châm vốn có: “Dạy người,
dạy chữ và dạy nghề”.
Qua phương châm này có thể nhận thức rõ ràng:
- Nội dung, nhiệm vụ của GD-ĐT
- Trình tự và tầm quan trọng của mỗi nhiệm vụ.
- Nhiệm vụ và vai trò của người thầy.
Vai trò của người giáo viên nói chung:
- Giáo viên là người góp phần tích cực, trực tiếp vào việc hình thành và
phát triển nhân cách cho học sinh sinh viên.
- Giáo viên là người trực tiếp trang bị tri thức KHKT cho HS, SV, từ đó
góp phần đào tạo nguôn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
12
Vai trò của người giáo viên nói chung :
- Giáo viên là người góp phần tích cực, trực tiếp vào việc hình thành và
phát triển nhân cách của học sinh, sinh viên.
- Giáo viên là người trực tiếp trang bị tri thức KHKT cho HS,SV từ đó
góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Ngày 15 tháng 6 năm 2004, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành
Chỉ thị số 40 -CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo

và cán bộ quản lý giáo dục. Trong đó vấn đề xây dựng đội ngũ đối với trường
Sư phạm là : “Các trường sư phạm và trường cán bộ quản lý giáo dục có vai
trò quan trọng trong đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà
giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Bộ Giáo dục và đào tạo cùng các cơ quan có
liên quan xây dựng kế hoạch củng cố, nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng
của hệ thống các trường sư phạm, khoa sư phạm trong các trường đại học, cao
đẳng và trường cán bộ quản lý giáo dục, đẩy nhanh hơn việc xây dựng hai
trường Đại học Sư phạm trọng điểm ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để
vừa đào tạo giáo viên có chất lượng cao, vừa nghiên cứu khoa học cơ bản và
khoa học giáo dục đạt trình độ tiên tiến. Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới
cần tập trung vào đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy; các
trường sư phạm phải tích cực, chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ này, đồng thời
tham gia vào việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp
giảng dạy trong hệ thống giáo dục; xây dựng chương trình, quy hoạch, kế
hoạch đào tạo đội ngũ nhà giáo cho các trường ngoài khối sư phạm, đặc biệt là
đội ngũ giảng viên các trường đại học, giáo viên dạy nghề, chú ý giáo viên các
môn học còn thiếu. Cần ưu tiên thích đáng cho cán bộ giảng dạy của các
trường sư phạm được đi đào tạo theo các dự án đào tạo sau đại học ở nước
ngoài.”
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
2.2.1 Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học :
Theo quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Cao đẳng
Sư phạm Bình Dương được ban hành theo quyết định số 69/2005/QĐ-UB ngày
13/5/2005 của UBND Tỉnh Bình Dương thì trường CĐSP Bình Dương có chức
13
năng là đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên THCS (THCS), giáo
viên Tiểu học, giáo viên Mầm non cho ngành Giáo Dục của tỉnh; Đào tạo
nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức phục vụ ngoài ngành Giáo dục-
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường THCS, Tiểu học, Mầm non.
Trường có quan hệ đào tạo liên kết với các trươờg Đại học Sư phạm và các

trường Đại học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm chuẩn hoá đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, đáp ứng một phần nhu cầu
nâng cao trình độ cho đội ngũ CBCC trong tỉnh.
Thuận lợi:
- Đã có Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường theo Quyết định số
69/2005/QĐ-UB ngày 13/5/2005 của UBND tỉnh Bình Dương và Quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm các đơn vị trực thuộc trường
do Hiệu trưởng ban hành theo Quyết định số 172/QĐ-CĐSP ngày 25/7/2005;
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục có chủ trương phát triển các ngành ngoài
Sư phạm; Mở rộng liên kết đào tạo Đại học; Giao cho Trường nhiệm vụ bồi
dưỡng ngoại ngữ cho CBCC trong tỉnh; Đầu tư xây dựng đội ngũ CBGD và
CSVC, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo và phấn đấu phát triển thành
trường Đại học Bình Dương;
- Khu Thực hành – Thư viện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc giảng dạy, học tập của giảng viên và HSSV nhà trường;
- Đội ngũ giảng viên có trình độ Thạc sĩ được nâng dần; chất lượng
tuyển sinh ngày càng được nâng cao; Việc đổi mới phương pháp dạy học trong
trường đã được đội ngũ Nhà giáo và HSSV quan tâm.
Khó khăn:
- Những điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo vẫn còn hạn chế, nhất là
về đội ngũ CBGD và CSVC: Tỷ lệ Thạc sỹ còn thấp, còn 22 giảng viên chưa
đủ chuẩn, giảng đường và các trang thiết bị khác chưa đạt chuẩn .
2.2.2. Thực trạng đội ngũ :
Cơ cấu tổ chức và biên chế :
14
15
TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ :
Tổng số CBVC của Trường : 161 ( nam :50, nữ: 111); Trong đó:
+ Lãnh đạo Trường : 04 ( nữ 02) Trong đó có trình độ Thạc sỹ : 03 ( nữ 02);
+ Cán bộ trực tiếp giảng dạy : 82 ( nữ 56);

+ Tổng số CB có học vị: 29(15 nữ), trong đó Thạc sỹ :28, Tiến sỹ: 01;
+ Cán bộ giảng dạy có trình độ Thạc sĩ: 21/82 ( 25,6%). Còn thấp so với
yêu cầu là 40% Thạc sĩ và 25% Tiến sĩ
+ Ngoài ra còn hợp đồng 17 (10 nữ) để giảng dạy và làm công việc khác.
SỐ LIỆU THỐNG KÊ CÁN BỘ GIÁO VIÊN
TÍNH ĐẾN THỜI ĐIỂM 01/4/2006

Tổng
số
Trong tổng số Trình độ chuyên môn
Nữ
Đảng
viên
Nữ
Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng
Trình độ
khác
Tổng
số
Tr đó
Nữ
Tổng
số
Tr đó
Nữ
Tổng
số
Tr đó
Nữ
Tổng

số
Tr đó
Nữ
Tổng
số
Tr đó
Nữ
Cán bộ quản lý,giảng viên và
nhân viên (Tổng số : I+II)
161 111 75 45 1 0 29 15 89 63 6 3 36 30
I- Cán bộ hành chính nghiệp
vụ và phục vụ đào tạo(Tổng số)
79 55 36 23 1 0 7 3 29 19 6 3 36 30
1.1 Ban Giám hiệu
4 2 4 2 0 0 3 2 1 0 0 0 0 0
1.2 Trưởng/ Phó phòng ban tổ
trực thuộc trường
17 9 15 7 1 0 3 0 11 7 0 0 2 2
1.3 Cán bộ hành chính ,nghiệp vụ
và phục vụ
58 44 17 14 0 0 1 1 17 12 6 3 34 28


II- Cán bộ- giảng viên trực tiếp
giảng dạy (Tổng số)
82 56 39 22 0 0 22 12 60 44 0 0 0 0
2.1 Trưởng/phó Khoa,Tổ Bộ môn
15 9 11 7 0 0 11 5 4 4 0 0 0 0
2.2 Giảng viên
67 47 28 15 0 0 11 7 56 40 0 0 0 0

2.2.3. Thực tế giáo dục :
Nhiệm vụ trọng tâm:
- Quản lý có hiệu quả các nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ,
chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục phổ thông.
Nhiệm vụ cụ thể:
16
* KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG TRONG NĂM HỌC
2006 – 2007 :
1 Quy mô HSSV :
* Năm học 2006 – 2007 : 3.678 sinh viên trong đó :
Cao đẳng : 601 + 810 – 160 = 1251
- Chính quy : 494 + 510 – 160 = 484
Tuyển mới : 510
Tốt nghiệp : 160
- Giáo dục thường xuyên : 107 + 300 = 407
Tuyển mới : 300
Trung học chuyên nghiệp : 349 + 100 – 143 = 306
- Chính quy : 253 + 100 – 47 + 149 = 306
Tuyển mới : 100
Tốt nghiệp : 47
- Giáo dục thường xuyên : 96 – 96 = 00
Đào tạo Đại học : 999 chuyên tu + 203 tại chức = 1.202
Hệ bồi dưỡng : 1000
2 Đội ngũ :
Thực hiện quyết định số 09/QĐ – CP ngày 11 tháng 01 năm 2005 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng – nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010”.
* Về số lượng : Căn cứ vào quy mô đào tạo của trường từ năm 2006 –
2007 là: (1251 + 0,25*1000 + 0,5*306 = 1654). Căn cứ Quyết định số

07/UB/LĐTL ngày 23 tháng 01 năm 1975 của Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch
Nhà nước về việc ban hành Tập tiêu chuẩn tính toán kế hoạch lao động tiền
lương, theo đó đối với khối Sư phạm thì giảng viên là 01/08, nhân viên phục
vụ giảng dạy là 1/35 sinh viên, cán bộ quản lý hành chính là 1/25 sinh viên,
cán bộ y tế 1/50 sinh viên, đội ngũ của trường năm học 2006 – 2007: 265 trong
đó CBGD : 207, NVPV : 47, CBQLHC : 66, CBYT: 11.
Theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng
đào tạo dùng cho các trường Đại học Việt Nam thì giảng viên là 01/16 sinh
17
viên, nhân viên phục vụ giảng dạy là 1/35 sinh viên, cán bộ quản lý hành chính
là 65% CBGD/TCCB, cán bộ y tế 1/50 sinh viên.Thì tổng số biên chế phải là :
216, trong CBGD là 103, NVPV : 47, CBQLHC : 55, CBYT :11.
Nếu theo hướng dẫn của Sở Nội vụ Tỉnh thì Tổng biên chế chỉ là : 207,
trong đó CBGD ; 109, CBHC, NVPV : 98, NVYT : 04.
* Về chất lượng: Để đạt được 40 % Thạc sỹ và 25 % Tiến sĩ thì năm học
2006 – 2007 trường phải có 41/103 Thạc sỹ và 26/103 Tiến sỹ.
3 Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ :
Hiện tại trường có 82 CBGD nhưng chỉ có 21 thạc sỹ (02 NCS) và 01
Tiến sĩ. Số đang theo học cao học là 09.
* Nếu biên chế CBGD năm học 2006 – 2007 là 103 thì phải thêm 21
CBGD. Cần 20 Thạc sỹ và 25 Tiến sĩ.
* Biện pháp :
- Nguồn tại chỗ : Tiếp tục đầu tư kinh phí đào tạo cho 09 CBGD
đang học cao học, cử 09 ôn thi cao học và 05 ôn th NCS. Vậy nguồn tại chỗ sẽ
có là 18 học cao học và 06 NCS.
- Tuyển mới : 21 CBGD phải là 02 Thạc sỹ và 19 Tiến sỹ.
4 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển Trường giai đoạn 2006-
2010 trình UBND Tỉnh duyệt.
Kế hoạch tuyển sinh từ 2006-2010. Theo đó, quy mô từng năm như sau:
Năm CĐ THCN LKĐTĐH BD TỔNG

2006 CQ: 950, KCQ :410 200 2271 3100 6931
2007 2306 200 3611 3100 9217
2008 3161 200 4520 3100 12.981
2009 4076 100 5492 3100 12.755
2010 4536 100 6338 3100 14.074
Kế hoạch xây dựng đội ngũ Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục:
Theo quy định trên và căn cứ vào quy mô đào tạo của trường từ năm
2006 – 2010 đội ngũ của trường phát triển như sau :
Năm Quy mô Biên chế CBGD CBQLHC PV CBYT
2006 2235 257 89 64 89 15
2007 3.181 366 127 91 127 21
2008 4.036 465 161 115 161 27
18
2009 4.901 565 196 140 196 33
2010 5.361 618 214 153 214 36

2.2.4. THỰC TẾ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG :
2.2.4.1.Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán
bộ quản lý của Trường theo hướng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
đạo đức, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu
trình độ, cơ cấu về tuổi và giới.
- Thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý đúng theo quy
định và đáp ứng được nhu cầu của trường: từ đầu năm học 2005-2006 đến nay
đã bổ nhiệm lại 11 đ/c và bổ nhiệm mới 18 đ/c trưởng phó các đơn vị, nâng
tổng số cán bộ Quản lý của Trường là 36 ( 20 nữ) ;
- Cử 05 CBVC ôn Anh văn chuẩn bị thi SĐH; Thỏa thuận với Sở Nội
vụ cử 13 CBVC thi SĐH năm 2006 ;Cử CBGV tham dự các lớp chuyên đề,
chuyên môn theo giấy triệu tập;
- Đã giải quyết chế độ cho 06 CBVC nghỉ hưu , 02 CBVC nghỉ việc
( trong đó có 01 được nghỉ theo NĐ16 và Nghị định 09 của Chính phủ);

2.2.4.2. Nâng cao năng lực quản lý hoạt động đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản
lý theo hướng tự chủ tự chịu trách nhiệm:
Năm học 2005-2006, các văn bản quản lý trong nhà trường đã được
xây dựng hoàn chỉnh, CBVC và các đơn vị thực hiện nghiêm túc, nên các hoạt
động trong nhà trường đều được tổ chức tốt , đạt yêu cầu theo kế hoạch:
- Các cấp quản lý luôn tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng, đã phát huy
được vai trò trách nhiệm của thủ trưởng, tự chủ tự chịu trách nhiệm trước lãnh
đạo cấp trên, luôn phối hợp nhịp nhàng với các đoàn thể, phát huy dân chủ
đúng pháp luật; Thực hiện tốt cuộc vận động “ Dân chủ - Kỷ cương- Tình
thương- Trách nhiệm”.
-Thực hiện việc phân cấp quản lý đến các đơn vị trực thuộc theo đúng
chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Quy chế tổ chức hoạt động của
trường CĐSP Bình Dương và các quy định khác hiện hành;
19
-m bo t chc h thng thụng tin hai chiu: Nghiờm tỳc thc hin
thụng tin bỏo cỏo nh k v t xut kp thi, chớnh xỏc vi cỏc c quan qun
lý cp trờn;
-m bo cỏc sinh hot nh k v phỏt huy tớnh t giỏc, tp trung dõn
ch trong cỏc cuc hp, cht lng cỏc bui sinh hot, hi hp c nõng
lờn;
-Tng lnh vc hot ng, tng n v trc thuc ó c th hoỏ k hoch
ca nh trng bng nhng k hoch c th t chc thc hin ti cỏc n
v;
- Cỏc trng khoa ó ch ng trong vic thc hin chc nng nhim
v ca n v khoa, nờn cỏc hot ng dy v hc trong nh trng c thc
hin ỳng biờn ch nm hc.
2.2.4.3 Xaõy dửùng boọ maựy Thanh tra:
Hot ng Thanh tra: T Thanh tra mi c thnh lp vo u nm hc
2005-2006, nờn tp trung vo vic tỡm v nghiờn cu ti liu, xõy dng k
hoch thc hin. Trong Hc k I, ó kim tra hot ng chuyờn mụn ca 01

n v (khoa Tiu hc- Mm non) v thng xuyờn theo dừi, nm tỡnh hỡnh
dy-hc, cụng tỏc HSSV cỏc n v ;
2.3. xut ý tng, bin phỏp:
Nhn xột chung v i ng ging viờn :
T nhng s liu trờn, cú th nờu lờn mt nhn xột chung v i ng
ging viờn tham gia ging dy trng cao ng s phm Bỡnh Dng nh
sau : Nhng iu kin m bo cht lng o to vn cũn hn ch, nht l v
i ng CBGD : T l Thc s , Tin s cũn thp. i ng ging viờn tui i
khỏ cao, mng v trỡnh , cũn mt s cha t chun ging viờn. Tỡnh hỡnh
ny tt nhiờn hn ch l ch yu.
Mt s vn t ra xung quanh vic xõy dng v phỏt trin i ng
ging viờn :
T tỡnh hỡnh ó nờu, xung quanh vic xõy dng v nõng cao cht lng
i ng ging viờn ca Trng Cao ng S Phm Bỡnh Dng cú khụng ớt
20
vấn đề được đặt ra. Song theo chúng tôi có hai vấn đề mang tính bức thiết gắn
liền với quá trình hoạt động và phát triển của trường:
Một là : Phải xây dựng một đội ngũ giảng viên sao cho đạt chuẩn của
một trường Đại học trong tương lai, đồng thời tạo điều kiện phát huy tiềm năng
của đội ngũ GV trẻ của trường.
Hai là : Tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ GV trẻ như thế nào để
có thể chủ công đảm nhiệm được nhiệm vụ chủ công trong công tác đào tạo.
Nếu như đội ngũ GV là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả đào
tạo của một trường CĐ, ĐH, thì việc giải quyết hai vấn đề trên đây như thế nào
sẽ tác động trực tiếp sự tồn tại và phát triển của trường Cao đẳng sư phạm Bình
Dương trong thời gian tới.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÌNH
DƯƠNG:
1 Những cơ sở để xây dựng các giải pháp:

Khi đề xuất các giải pháp dưới đây để xây dựng và nâng cao chất lượng
đội ngũ giảng viên (GV) trường CĐSP Bình Dương đến năm 2010, chúng tôi
xuất phát từ những cơ sở sau đây:
Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên bao gồm:
Một là : vai trò của giáo dục – đào tạo nói chung, của đội ngũ GV nói
riêng đối với quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là đối với
công cuộc CNH, HĐH đất nước, cũng như vai trò của đội ngũ GV đối với
công cuộc phát triển sự nghiệp GD-ĐT.
Hai là : Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta đối với công cuộc phát triển
giáo dục – đào tạo nói chung, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo nói
riêng.
Cơ sở pháp lý : Thuộc cơ sở này gồm có:
21
Một là: Các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước từ Trung
ương đến địa phương đề cập đến đội ngũ GV. Có thể kể đến một số văn bản
quan trọng, chủ yếu sau:
- Luật Giáo dục nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc
hội khóa X kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày 02/12/1998.
Trong văn bản này, chương IV, từ điều 61 đến điều 71 đã đề cập đến
tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền của nhà giáo, chuẩn đào tạo của nhà giáo, đào tạo
nhà giáo cho trường cao đẳng, trường đại học, chính sách đối với nhà giáo(vấn
đề bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ, tiền lương).
- Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường cao đẳng, đại học giai đoạn 2001 –
2010.
- Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27/08/2001 của Thủ tướng Chính phủ
về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục
quốc dân.

- Thơng tư số 18/1998/TT-BGD&ĐT ngày 17/04/1998 của Bộ giáo dục
và đào tạo về việc hướng dẫn cơng tác quy hoạch cán bộ.
- Quyết định số 44/1999/QĐ-BGD&ĐT 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định nội dung và hình thức thi nâng
ngạch GV lên GV chính trong các trường đại học và cao đẳng.
Hai là: Dựa vào các nhiệm vụ quy đònh chương trình hành động của
trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương từ đó làm phương hướng phát triển
của trường CĐSP Bình Dương đến năm 2010
2.4. Thử nghiệm ý tưởng, biện pháp :
2.4.1 Thực nghiệm sư phạm :
Dựa vào tình hình đội ngũ GV của trường CĐSP Bình Dương hiện nay,
để tiếp tục phát triển cần thực hiện các vấn đề như sau:
- Đẩy mạnh đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy
theo hướng phát huy tính tích cực của sinh viên, Đẩy mạnh chất lượng dạy
và học,viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức hội thảo chun đề cấp khoa, cấp trường;
22
- Có kế họach chiến lược cơng tác tuyển sinh giai đoạn 2004-2007
- Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý hàng năm,
nhất là vào các dịp hè. tổ chức học tập dưới nhiều hình thức.
- Đẩy mạnh xã hội hố giáo dục, huy động mọi nguồn lực, khơi dậy mọi
tiềm năng để phát triển giáo dục. Sử dụng nguồn kinh phí phúc lợi để chi trả
cho tài liệu , trang thiết bị , cơng tác bồi dưỡng, khen thưởng các hoạt động
phong trào.
-Đổi mới phương pháp quản lý giáo dục, tăng cường nề nếp , kỷ cương ,
kiện tồn bộ máy và cơ chế quản lý xây dựng mơi trường giáo dục lành mạnh.
- Có kế hoạch xây dựng thêm dãy phòng học mới bảo đảm đủ nhu cầu
học tập.
- Xây dựng nhà thí nghiệm, thực hành, thư viện
- Xây dựng 01 xưởng trường phục vụ các ngành kỹ thuật cơ khí, kỹ

thuật điện – điện tử.
- Thiết kế xây dựng 01 hội trường chun dùng có sức chứa 700 chổ.
- Hồn thành dự án nâng cấp thành trường Đại học Bình Dương
2.4.2.Thử nghiệm biện pháp quản lý : Mn có biện pháp quản lý tốt, trước
hết chúng ta cần phải tìm hiểu những mặt mạnh , yếu , thời cơ và thách thức
đang đặt ra cho nhà trường hiện nay :
Những mặt mạnh :
- Ban giám hiệu có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo, năng động
- Có Nhà giáo ưu tú.
-
Có giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh nhiều năm liền.
- Số giảng viên đạt chuẩn 86.%
-
Có nhiều giáo viên trẻ ln có tinh thần cầu tiến.
-
Tổ chức cơng đồn, đồn thanh niên vững mạnh.
-
Các tổ chức chun mơn hoạt động có kinh nghiệm
.
- Cơ sở vật chất được lầu hố , trang thiết bị đầy đủ phục vụ tốt cho việc
giảng dạy và học tập.
Những mặt yếu của trường còn tồn tại :
23
-

Trình độ thạc sĩ và tiến sĩ còn thấp so với tổng số giáo viên.
- Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về cơ cấu, còn 22 giảng viên chưa đạt
chuẩn.
- Còn thiếu giáo viên ở một số chun ngành.( Đòa, Tin học, Kỹ thuật
Công nghiệp, Điện tử, Kỹ thuật phục vụ, Kinh tế gia đình)

- Chưa đáp nhu cầu giáo viên của địa phương,có ngành học thừa như
Anh Văn, Tin Học, Hố, Văn, Sử, có mơn thiếu như Địa,Nhạc, Họa, Mầm
Non.
Những vận hội thời cơ của nhà trường:
- Có quyết định số 56/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/12/2003 ban hành kèm
theo điều lệ trường Cao đẳng theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các trường Cao đẳng.
-Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh ,Sở Giáo Dục về
phát triển giáo dục và đào tạo, chủ trương phát triển các ngành ngồi sư phạm,
tăng cường liên kết đào tạo Đại học, bồi dưỡng chuẩn hố giáo viên.
- Có thơng báo số 134/TB-UB ngày 21/7/2004 cấp 2 ha đất để xây
dựng xưởng trường và Ký túc xá trường.
- Có chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6 /2004 của Ban bí thư về việc xây dựng
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục .
Những nguy cơ thách thức đối với nhà trường:
- Phải đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục tồn
diện, đẩy mạnh nền kinh tế tri thức trong nhà trường để đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế của tỉnh nhà.
- Đòi hỏi tất cả giáo viên phải đủ chuẩn, nếu khơng đủ chuẩn sẽ chuyển
cơng tác .

Số giáo viên đào tạo cho ngành gần như bảo hòa, đòi hỏi phải đào tạo
nguồn nhân lực đa ngành theo u cầu của địa phương.
- Nếu khơng có sự phối hợp nắm bắt nhu cầu đào tạo giáo viên của
từng ngành học, cấp học trên địa bàn tỉnh, sẽ dẫn đến tình trạng thừa, thiếu
giáo viên giảng dạy ở một số bộ mơn .
24
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, NÂNG CAO CHẤT LƯNG
ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC:
Để xây dựng đội ngũ giảng viên cho trường CĐSP Bình Dương tương

lai là trường ĐH Bình Dương, theo chúng tơi có hai vấn đề cần giải quyết :
Một là: Cần phải dự báo được đội ngũ giảng viên mỗi năm là bao nhiêu?
để từ đó dự báo về đội ngũ giảng viên tồn trường đến năm 2010 ( đã có thống
kê số liệu ở phần trên).
Hai là: Cần có những biện pháp gì để xây dựng đội ngũ giảng viên - lực
lượng nòng cốt đảm nhiệm nội dung và chương trình đào tạo của trường trong
thời gian tới.
Dựa vào hai vấn đề trên tơi xin đề xuất một số giải pháp sau:
1 Giải pháp về họat động giáo dục và đào tạo:
-Phân cơng chun mơn đúng chun ngành đào tạo, theo đúng thơng tư
37/TT ngày 14/11/1980 của Bộ giáo dục Quy định chế độ làm việc của cán bộ
giảng dạy Đại học sư phạm và Cao đẳng sư phạm, những qui định trong quy
chế chi tiêu nội bộ của trường. Thực hịên mạnh mẽ phân cấp quản lý đến
phòng ban, khoa, tổ và bộ mơn trực thuộc theo đúng chức năng, nhịêm vụ
được quy định trong quy chế tổ chức họat động của trường Cao đẳng sư phạm
Bình Dương và các quy định khác hịên hành.
Hồn thịên tiêu chí xếp lọai thi đua cán bộ viên chức, học sinh sinh
viên: theo hướng lấy năng suất, chất lượng, hịêu quả cơng việc và đóng góp
vào nguồn thu hay tiết kiệm chi làm tiêu chí.
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất
lượng đào tạo dùng cho trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương. Phân cơng
cán bộ phụ trách cơng khác khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo để
nghiên cứu, tham mưu với lãnh đạo trường trong cơng tác phân tích kết quả
học tập và các lọai hình thi, để cải tiến, nâng cao các lọai hình và dạng thức thi
phù hợp, đánh giá đúng mức, cơng bằng, đạt độ tin cậy cao.
- Xây dựng và thực hịên kế hoạch chun mơn để triển khai thực hịên
chương trình CĐSP năm thứ nhất theo Quyết định số 15/2004/QĐ – BGD&ĐT
ngày 10/06/2004 của Bộ GD&ĐT: Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo,
giáo trình chun ngành tương đối hòan chỉnh; có phương pháp làm việc khoa
học; có năng lực vận dụng lý thuyết vào cơng tác chun mơn, phù hợp với

chương trình khung được Bộ GD&ĐT đã ban hành để đẩy mạnh việc đổi mới
nội dung, phương pháp đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hịên đại hóa, liên thơng
phù hợp với thực tiễn của đất nước và hội nhập quốc tế, coi trọng việc bồi
25

×